Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .4

CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẢNG BIỂN 6

1.1. Khái niệm về cảng biển.6

1.1.1. Định nghĩa về cảng biển 6

1.1.2. Phân định chức năng của ESCAP 6

1.1.3 Tổng hợp chức năng và định nghĩa về cảng biển 7

 1.1.3.1 Cảng là đầu mối giao thông thủy bộ 7

 1.1.3.2. Cảng phải bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn và ra vào an toàn 8

 1.1.3.3 Trong cảng phải thực hiện nhiệm vụ xếp và dỡ hàng hoá 9

 1.1.3.4. Trong cảng còn làm nhiệm vụ lưu giữ, phân chia, đóng gói hàng hoá 9

 1.1.3.5 Các dịch vụ hàng hải cho tàu thuyền 9

 1.1.3.6 Các công việc mang tính nghiệp vụ Nhà nước 10

 1.1.3.7 Yêu cầu trú đậu 10

1.1.4. Phân loại cảng biển 10

1.2. Vai trò của cảng biển 11

1.2.1. Vai trò thụ động 11

1.2.2. Vai trò động lực 11

 1.2.2.1. Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển 12

 1.2.2.2. Thúc đẩy sự phát triển của thành phố Cảng. 12

 1.2.2.3. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấp dẫn 15

1.2.3. Đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài về vai trò động lực của cảng biển. 15

1.3. Vải nét về cảng biển Việt Nam và cảng biển các nước láng giềng. 17

1.3.1. Hệ thống cảng biển Việt Nam 17

1.3.2. Cảng biển các nước láng giềng 19

 1.3.2.1. Trung Quốc 19

 1.3.2.2. Cảng biển các nước ASEAN 20

1.4. Đặc điểm hoạt động đầu tư vào cảng biển. 21

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CẢNG BIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 23

2.1. Vài nét về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2. Các chức năng nhiệm vụ chính của TCT 26

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của TCT 28

2.2. Vài nét về hệ thống cảng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 30

2.2.1. Đặc điểm hệ thống cảng biển của Tổng công ty 30

2.2.2. Hệ thống cảng biển của Tổng công ty. 31

2.3. Thực trạng đầu tư vào hệ thống cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 34

2.3.1. Vốn đầu tư vào cảng biển của Tổng công ty 34

2.3.2. Nguồn vốn đầu tư cảng biển 37

2.3.3. Nội dung đầu tư .37

 2.3.3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển 38

 2.3.3.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị 41

2.3.4. Đầu tư vào các cảng chính của Tổng công ty 42

2.3.5. Đầu tư vào cảng biển xét theo chu kỳ dự án 48

 2.3.5.1. Phân cấp quản lý công tác kế hoạch và đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT 48

 2.3.5.2. Quy trình chuẩn bị đầu tư .53

 2.3.5.3. Quy trình thực hiện đầu tư dự án xây dựng CSHT cảng biển. 58

 2.3.5.4. Đấu thầu 60

2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 61

2.4.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển 61

2.4.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển 64

2.4.3. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư vào cảng biển 66

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG & CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CẢNG BIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 68

3.1. Định hướng đầu tư, phát triển của Tổng công ty 68

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển của Tổng công ty. 69

3.2.1. Giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước 69

3.2.2. Giải pháp từ phía Tổng công ty 71

3.3. Kiến nghị chính sách về phía Nhà nước 78

3.3.1. Các chính sách hỗ trợ hoạt động cho các cảng biển. 78

3.3.2. Nhóm kiến nghị đối với các dự án đầu tư phát triển cảng biển. 80

3.3.3. Kiến nghị về đổi mới mô hình tổ chức 82

KẾT LUẬN 84

BẢNG BIỂU 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g những năm qua đã tiến hành tập trung xây dựng và nâng cấp các cụm cảng tổng hợp nước sâu để có thể tiếp nhận tàu container có trong tải lên tới 50000 tấn, tàu hàng rời 80000 DWT, tầu dầu đến 200000 DWT. Hiện nay, các cảng biển nước sâu do Tổng công ty triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt như sau: Bảng 2.8 : Đầu tư xây dựng một số cảng tổng hợp nước sâu Cảng Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Độ sâu ( m nước) Cỡ tàu vào cảng thiết kế (nghìn DWT) Cái Lân 1.409 13 50 Tiên Sa - Đà Nẵng 2.000 13 – 14 50 Lạch Huyện - HP 21.866 13 - 17 50 - 80 Cái Mép - Thị Vải 11.473 15 80 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Với những tiến bộ vượt bậc của KHCN và xu hướng toàn cầu hóa, cách mạng hóa, cơ cấu, hình thức vận tải biển đã có những thay đổi đáng kể, đã xuất hiện những con tàu khổng lồ với trọng tải hàng trăm ngàn tấn và các cảng trung chuyển quốc tế có chức năng thu gom hàng hóa trong khu vực và phân loại, chuyển sang các loại tàu chuyên tuyến với mục đích hàng hóa được vận chuyển tới mọi nơi trong thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt yêu cầu đó, Ngành hàng hải nói chung và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng đã tiến hành nghiên cứu, đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam trên khu vực vịnh Vân Phong – Khách Hòa với quy mô cho tàu trọng tải 50000 – 100000 DWT, khả năng hàng hóa thông qua 2,5 – 3 triệu TEU vào 2010 và 4 – 4,5 triệu TEU vào 2020. + Song song với việc đầu tư xây dựng cảng, đầu tư cho xây dựng các kiến thiết cơ bản khác cũng rất quan trọng. Bao gồm kho, bãi để hàng, các trung tâm quản lý giám sát cảng, văn phòng ban quản lý cảng, trụ sở hành cảng vụ … + Bên cạnh đó cũng phải nói đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hậu phương phục vụ cảng. Đó là các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không nối với các cảng. Thời gian qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhất là những tuyến đường nối với cảng đều được Tổng công ty chú trọng đầu tư. - Cụm cảng Cái Lân – Hải Phòng: đã được đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường quốc lộ quan trọng nối cảng với các thành phố lớn và vùng phụ cận như quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 với quy mô 2 – 4 làn xe; tuyến vận tải đường sông quốc gia nối liền với các cảng như tuyến Hải Phòng – Hà Nội, Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì, đây là những tuyến vận tải sông chính của đồng bằng Bắc bộ chiếm hầu hết khối lượng vận tải sông phía bắc; đường sắt có tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy và đang có kế hoạch xây dựng tuyến nối Yên Viên – Phả Lại đi tiếp cảng Cái Lân; về hàng không có sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay nội địa Cát Bi. - Cụm cảng Tp. HCM: là cụm cảng nằm sâu trong nội địa gắn liền với khu công nghiệp và khu chế xuất của Tp HCM, vì nằm trong khu vực thành phố nên các tuyến đường bộ nối vào cảng (nằm ngoài phạm vi thành phố) khá thuận lợi do bản thân Tp HCM là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng. Các tuyến đường đều được xây dựng nâng cấp cải tạo từ 4 đến 6 làn xe như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, quốc lộ 20, quốc lộ 51, ngoài ra còn có đướng Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam… Có thể nói, Bên cạnh chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và thiết bị của cảng biển là yếu tố mang tính quyết định tới khả năng hấp dẫn cảu cảng và tính cạnh tranh của cảng để nhằm thu hút tàu biển và các chủ hàng cũng như hiệu quả của chúng. Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư phát triển cảng, đặc biệt là chi cho thiết kế và thi công xây dựng cầu cảng. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: Bảng 2.9 : Tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiên vào cảng biển giai đoạn 2004 – 2008 Tổng mức đầu tư( Tr đồng) Tỷ lệ Đầu tư cơ sở hạ tầng 2.062.003 81,65% Đầu tư thiết bị 463.475 18,35% Tổng 2.525.478 100% Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 2.3.3.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị Nhận thức được vai trò quan trọng của áp dụng khoa học công nghệ cho khai thác và quản lý cảng, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư thiết lập một hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ bốc xếp hàng hóa, thiết bị bảo quản và đóng gói hàng hóa, hệ thống thông tin phục vụ cảng… Một số cảng lớn của Tổng công ty như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Cái Lân đã có những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa. Có nhiều loại máy móc thiết bị mới, năng suất cao được đưa vào sử dụng để có thể xếp dỡ các loại hàng bách hóa, hàng container, hàng rời, ôtô …Số lượng các loại xe cẩu, xe nâng, tàu lai, xe xúc … và thiết bị đóng gói hàng tự động ngày một tăng lên do các cảng chú trọng đầu tư nhằm nâng cao năng lực phục vụ. Tuy nhiên, phải nói rằng hệ thống thiết bị của đa số các của Tổng công ty còn cũ kỹ lạc hậu, thời gian sử dụng đã lâu và không được đầu tư đổi mới. Công nghệ bôc dỡ còn bị lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới. Vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị phục vụ cảng còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số vốn đầu tư phát triển cảng. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng cùng thành tựu to lớn cảu cánh mạng khoa học, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật tin học, công nghệ điện tử … đã và đang là những yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khi nói chung, công nghiệp sản xuất trang thiết bị xếp dỡ nói riêng phát triển rất nhanh. Áp dụng công nghệ thông tin vào khai thác và quản lý cảng đang là một yêu cầu quan trọng đối với cảng biển của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng trong giai đoạn hiện nay.Cần thiết phải xây dựng hoàn thiện hệ thống số liệu thống kê ( cơ sở dự liệu) của cảng; hệ thống kiểm soát và thông tin quản lý bằng áp dụng Hệ thống thông tin quản lý cảng. Vi tính hóa thật sự là một công việc cần thiết không chỉ với các bến cầu cảng lớn,nơi cần có những quyết định nhanh chóng và cả việc thu nhập, xử lý truyền tải thông tin đa dang về việc vận chuyển hàng ngàn container mà thậm chí cho cả việc bốc xếp hàng rời, hàng bách hóa. Cảng biển Tổng công ty đang ngày một hiện đại trong việc áp dụng công nghệ thông tin cho khai thác và quản lý cảng, một số cảng như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn … đã, đang xây dựng và hiện đại hóa hệ thống mạng nối giữa các lực lượng quản lý tại cảng. 2.3.4. Đầu tư vào các cảng chính của Tổng công ty - Cảng Sài Gòn Là một trong những cảng biển lớn của Việt Nam, cảng Sài Gòn luôn nhận thức vai trò của mình đối với ngành Hàng hải và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cảng tiếp nhận và luân chuyển hơn 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa thông qua khu vực. Trong 8 năm (1997 – 2004), được Nhà nước quan tâm đầu tư và sự tài trợ quốc tế, một dự án đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hầu hết cơ sở hạ tầng và phương tiện làm hàng tiên tiến cho hai khu cảng trực thuộc là Nhà Rồng và Khánh Hội với số vốn 40 triệu USD đã được triển khai từ năm 1997 và hoàn thành vào năm 2000. Cùng thời gian này, Cảng còn sử dụng hơn 300 tỷ đồng từ nguồn vốn tự bổ sung và vốn ngân sách, xây dựng hoàn chỉnh 400m cầu cảng container cho khu Tân Thuận 1, khu cảng hàng rời Tân Thuận 2 và một cảng tổng hợp tại Cần Thơ. Với các dự án đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, năng lực bốc xếp của CSG được nâng lên 16 triệu tấn/năm. Trong kế hoạch 2001-2006, Cảng đã khai thác được mỗi năm trên dưới 12 triệu tấn hàng, đến năm 2007 lập kỷ lục mới 13,6 triệu tấn. Theo chuyên đề về đầu tư, phát triển của Cảng Sài Gòn giai đoạn 2010, Cảng sẽ tiến hành chương trình di dời và phát triển cảng ra khu vực Hiệp Phước (Tp. Hồ Chí Minh) và Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu). Đồng thời thực hiện việc chuyển đổi công năng khu Nhà Rồng – Khánh Hội thành bến tàu khách, Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn … Đến trung tuần tháng 8/2008 vừ qua dự án đầu tư xây dựng cảng Thị Vải và cảng Cái Mép đã chính thức được khởi động. Đây là một dự án lớn và đặc biệt quan trọng với việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh phía Nam. Tổng mức đầu tư dự án lên tới 11.473 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Theo đó, cảng Cái Mép được thiết kế để tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 80.000 DWT với công suất thông qua đạt 600.000- 700.000 TEU mỗi năm. Chiều dài bến 600m với tổng diện tích lên tới 48ha. Còn cảng Thị Vải cũng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có tải trọng lên đến 75.000 DWT. Công suất thông qua cảng đạt 1,6- 2 triệu tấn/năm. Tổng diện tích của cảng là 27ha. Hai bến cảng này của dự án sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác sẽ nâng cao lượng hàng thông qua tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước. Đặc biệt, dự án có thể góp phần thúc đẩy phát triển các khu kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, đóng góp một phần quan trọng vào chiến lược phát triển cảng biển trong những năm tới. Với các dự án đầu tư phát triển, từ hôm nay có thể hình dung được diện mạo mới của CSG đến năm 2015, sau khi hoàn tất các chương trình xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, tổng năng lực thông qua của CSG sẽ đạt khoảng 55 triệu tấn/năm, trong đó có hơn 4 triệu TEU, tăng gấp 4 lần khả năng khai thác hiện nay về tổng lượng hàng, thật sự là hệ thống cảng văn minh, hiện đại, sầm uất… sánh vai với các thương cảng lớn trong khu vực Đông Nam Á. Cảng Sài Gòn đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho tương lai chuyển mạnh lên cảng chính quốc gia. Bên cạnh những nỗ lực tự thân, cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp sức từ nhiều phía để CSG vượt khó, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, cạnh tranh được với khu vực và quốc tế, làm rạng danh truyền thống bến cảng lịch sử-Anh hùng. - Cảng Hải Phòng Theo yêu cầu của ngành và tiềm năng phát triển của địa phương, tại khu vực thành phố Hải Phòng, hệ thống cảng được đầu tư xây dựng rất đồng bộ. Trong những năm qua để đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của Thành phố Cảng nói riêng và của cả nước nói chung, Cảng Hải Phòng đã tiến hành rất nhiều các dự án đầu tư quan trọng nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận hàng hóa qua cảng và một loạt các dịch vụ kèm theo xứng đáng là Cảng số 1 ở phía Đông Bắc Việt Nam. Dự án cải tạo Cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp năm 1996 – 2001 là một dự án đạt hiệu quả cao và kịp thời đáp ứng nhu cầu tưng lưu lượng hàng hóa qua cảng. Mấy năm tiếp theo hệ thống cảng biển Hải Phòng không ngừng được đầu tư chiều sâu cải tạo, mở rộng và phát triển nhanh theo hướng “nối dài” ra biển. Việc này đã tạo bước đột phá về năng lực cạnh tranh bốc xếp và tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Thực hiện Quyết định của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc, cảng Hải Phòng tiếp tục được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ODA (Nhật Bản) kết hợp với vốn đối ứng trong nước kể từ năm 2004, đến nay cơ bản hoàn thành. Qua đó, cảng container Chùa Vẽ và các xí nghiệp xếp dỡ thuộc cảng Hải Phòng đã được đầu tư, bổ sung nhiều thiết bị xếp dỡ chuyên dùng hiện đại, nâng công suất giải phóng tàu hàng container tăng gấp hơn 2 lần trước đó Cùng với việc triển khai dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng tiến hành thực hiện đâu tư vào dự án vào cảng Đình Vũ – Hải Phòng ( dự án được tiến hành thực hiện qua 2 giai đoan), dự kiến đến năm 2010 có thêm 4 bến mới dài 785 m nối với Chùa Vẽ cùng hệ thống các công trình kho, bãi chứa hàng sau bến hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho tàu 20.000 DWT vào cập cảng làm hàng với công suất thông qua từ 4 đến 6 triệu tấn/năm, góp phần đưa sản lượng hàng qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt khoảng từ 28 đến 30 triệu tấn vào năm 2010. Đặc biệt, tuyến luồng mới vào cảng Lạch Huyện với độ sâu – 7,2 m đang được khởi công xây dựng, dự kiến khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế Hải Phòng nói riêng và của cả nước nói chung. Theo kết quả dự báo, lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Đông Bắc vào năm 2010 là từ 56 – 58 triệu tấn và đạt từ 110 – 130 triệu tấn vào năm 2020. Ngoài ra, xu thế phát triển đội tàu, đặc biệt là xu thế tăng trọng tải tàu chở container cho thấy khu vực phía Bắc đang thiếu một cảng đủ năng lực tiếp nhận được những tàu container cỡ lớn. Do vậy, việc đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) là nhu cầu tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lượng hàng sau năm 2010. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng theo quy hoạch chức năng là cảng cửa ngõ của khu vực phía Bắc, tiếp nhận tàu container trọng tải lên đến 4.000 TEU, tàu hàng rời trọng tải 50.000 DWT. Sau khi hoàn thành xây dựng, Cảng sẽ trở thành một trung tâm tiếp nhận hàng hóa từ các cảng khác của khu vực phía Bắc để vận chuyển đi các tuyến xa như Bắc Mỹ. Điều này sẽ giúp giảm các chi phí vận chuyển cũng như thời gian cho các chủ hàng Việt Nam do không phải tiếp chuyển hàng hóa sang các cảng của Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng. Mặt khác do Cảng có thể tiếp nhận tàu cỡ lớn, nên hàng rời không phải chuyển tải ngoài khơi, sẽ giảm được chi phí vận chuyển và gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường. Giữa năm 2008 Tổng công ty đã khởi công dự án xây dựng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), với quy mô giai đoạn 1 gồm 2 bến container, tổng chiều dài 600 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT Ngoài ra, hàng loạt các dự án khác, như: hệ thống đường bộ, đường sắt; hệ thống cấp điện 110 KV, 220 KV, cấp nước,... cũng đang được triển khai, làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào kinh doanh tại khu kinh tế tổng hợp Đình Vũ- Cát Hải. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng vừa khởi công thực hiện dự án xây dựng cảng tổng hợp và cụm công nghiệp VINASHIN - Đình Vũ ngay sát cảng Hải Phòng với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng trên diện tích 260,3ha. Dự kiến đến năm 2010, toàn bộ dự án sẽ cơ bản được hoàn tất và đưa vào hoạt động, có khả năng tiếp nhận, khai thác các loại tàu container, tàu hàng tổng hợp trọng tải 20.000-25.000 DTW đầy tải và 45.000 DTW giảm tải với công suất hàng hóa thông qua đạt khoảng 7 triệu tấn/năm...   - Cảng Đà Nẵng Cảng Đà Nẵng có vị trí quan trọng ở vùng trọng điểm kinh tế miền trung và cả khu vực Tây Nguyên và Nam Lào. Nhằm phục vụ với chất lượng ngày càng hoàn thiện, Cảng đưa ra nục tiêu trung và dài hạn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị, thị trường và nguồn nhân lực của Cảng nhằm thực hiện tốt sứ mệnh mà Cảng đã cam kết với khách hàng và các bên hữu quan vì sự phát triển chung Kế hoạch đầu tư phát triển nâng lực khai thác của Cảng Đà Nẵng giai đọan 2006-2010 với mục tiêu luôn là cảng biển hiện đại và quy mô nhất tại miền Trung Việt Nam, với các hạn mục chính  như sau: + Về đầu tư cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị Đầu tư  02 cẩu bờ cố định tại bến 4 Tiên sa với sức nâng 40 tấn, thời gian lắp đặt dự kiến năm 2008 Xúc tiến việc đầu tư khu cảng mới Thọ Quang – Quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng Xây dựng mới 2 cầu liền bờ dài 500 mét với độ sâu 13-14 mét trên diện tích kho bãi gần 140.000 m2 tại Xí nghiệp Cảng Tiên sa cùng với thiết bị khai thác chuyên dụng, đáp ứng tàu 50.000DW, tàu container 3.000 teu. Thành lập kho, bãi  trung chuyển tại cửa khẩu Lao Bảo và khu công nghiệp Dung Quất Tổng giá trị đầu tư ước thực hiện 60 triệu USD + Về phát triển thị trường Ngoài thị trường hiện có, Cảng Đà Nẵng tập trung phát triển thị trường Tây Nguyên theo đường 14B và qua cửa khẩu bờ Y, đường 18 qua cửa khẩu Dak Tà Ooc (tiếp giáp huyện Dak Trưng – tỉnh Sekong) để phục vụ cho nước bạn Lào. Cảng Đà Nẵng sẽ có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng của thị trường này khi đưa hàng hóa qua Cảng. Khai thác thị trường một số tỉnh Nam Lào và đông bắc Thái Lan theo tuyến hành lang kinh tế Đông Tây với vai trò là cửa ngõ chính ra biển Đông của Tuyến - Cảng Quảng Ninh Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Cảng Cái Lân được đầu tư xây dựng thành cảng biển nước sâu. Hiện nay, cảng Cái Lân đang được Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng, đã hoàn thành bến 5,6,7 cho tàu 40.000 DWT cập bến, và hiện đang triển khai dự án xây dựng các bến số 2,3,4. Khi các dự án được hoàn thành sẽ góp phần quan trọng nâng cao năng lực hoạt động cho cảng Quảng Ninh đồng thời đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế chung của Tỉnh. - Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong – Khánh Hòa Các quốc gia mạnh về kinh tế biển đều có những cảng trung chuyển có tầm cỡ quốc tế đáp ứng lâu dài xu thế tăng trọng tải của đội tàu thế giới, là trung tâm của hệ thống cảng biển quốc gia. Vì vậy, trọng tâm trong chiến lược phát triển cảng biển của Tổng công ty đến năm 2010 và những năm tiếp theo là đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong nhằm tham gia thị trường chuyển tải container trong khu vực với các cảng Hồng Kông, Singapore…, phục vụ có hiệu quả nhu cầu vận chuyển hàng hóa của đất nước, giúp giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa XNK Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước + Quy mô cảng trung chuyển quốc tế theo Quy hoạch được duyệt bao gồm: - Giai đoạn khởi động – Bắt đầu khởi công từ 25/01/2008 đến năm 2010: xây dựng 2 bến tổng chiều dài 690 m cho tàu container 6.000TEU diện tích chiếm đất khoảng 50 ha, khả năng thông qua 0,5 ¸ 0,65 triệu TEU. - Giai đoạn 1 - từ 2013 tới 2015: xây dựng thêm 7 bến, tổng chiều dài 1490 m (chưa kể 690 m đã hoàn thành ở giai đoạn khởi động) diện tích toàn cảng khoảng 120 ha, tiếp nhận tàu container đến 10.000TEU khả năng thông qua khoảng 1,0 triệu TEU. - Giai đoạn 2 - đến 2020: xây dựng thêm 7 bến tổng chiều dài 2.020 m (chưa kể 2.180 m đã hoàn thành ở giai đoạn khởi động và giai đoạn 1) diện tích toàn cảng 405 ha, tiếp nhận được tàu container sức chở đến 12.000TEU, khả năng thông qua 4,0 đến 4,5 triệu TEU. - Giai đoạn tiềm năng - sau năm 2020: diện tích toàn cảng khoảng 750 ha, chiều dài tuyến bến 11.880m đến 12.590m, tiếp nhận được tàu container sức chở đến 15.000TEU, năng lực thông qua 14,5 đến 17 triệu TEU. 2.3.5. Đầu tư vào cảng biển xét theo chu kỳ dự án 2.3.5.1. Phân cấp quản lý công tác kế hoạch và đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty. * Công tác kế hoạch – thống kê + Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng công ty - Quyết định chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thực thuộc Tổng công ty ( sau đây gọi tắt là đơn vị), phê duyệt kế hoạch dài hạn của Đơn vị. - Giao kế hoạch kinh doanh tập trung dài hạn của Tổng công ty bao gồm kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh, kế hoạch khai thác và phát triển thị trường, các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. - Giao kế hoạch hàng năm về các mặt sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư phát triển cho Đơn vị. - Kiểm tra kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung dài hạn và kế hoạch hàng năm mà Tổng công ty đã giao cho Đơn vị, quyết định bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết. + Quyền hạn trách nhiệm của Đơn vị - Thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung của Tổng công ty về đầu tư phát triển, phối hợp kinh doanh, phát triển thị trường và các kế hoạch đột xuất theo yêu cầu của Tổng công ty. - Căn cứ các định hướng phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch dài hạn và chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Tổng công ty. Đơn vị có trách nhiệm xây dựng, trình duyệt và triển khai các kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển dài hạn và hàng năm của Đơn vị. - Căn cứ kế hoạch và phương án phối hợp kinh doanh chung của Tổng công ty, Đơn vị chủ động xây dựng và thực hiện trong nội bộ đơn vị các kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. - Tổ chức thống kê, thực hiện chế độ báo cáo đinh kỳ và báo cáo bất thường theo quy định hiện hành của Nhà nước và yêu cầu của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu, tài liệu trong báo cáo. - Chịu sự giám sát, kiểm tra cảu Tổng công ty trong công tác kế hoạch – thống kê. * Công tác quản lý đầu tư - Nguyên tắc chung . Người có thẩm quyền quyết định đầu từ chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án đầu tư. . Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư. Chủ đầu tư do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và các quy định khác của pháp luật liên quan. + Quyền hạn, trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư có tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng - Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng công ty . Hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị trong việc nghiên cứu, lập dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Trong nội dung quyết định đầu tư, tùy theo quy mô và tính chất của từng dự án, Tổng công ty trực tiếp làm chủ đầu tư hoặc giao cho Đơn vị làm chủ đầu tư. . Đối với dự án đầu tư do Tổng công ty làm chủ đầu tư, Tổng công ty tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm các bước: xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; xin cấp giấp phép xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; tổ chức lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; nghiệm thu, bàn giao, đưa dự án vào sử dụng, khai thác; quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. . Đối với dự án đầu tư Tổng công ty giao cho Đơn vị làm chủ đầu tư, Tổng công ty chịu trách nhiệm: thẩm định, phê duyệt kỹ thuật và tổng dự toán; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. . Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Nhà nước về giám sát, đánh giá đầu tư. . Thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty, Điều lệ đơn vị. - Quyền hạn trách nhiệm của Đơn vị . Nghiên cứu, lập, trình duyệt dự án đâu tư của Đơn vị theo kế hoạch đầu tư được Tổng công ty phê duyệt . Đối với dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư, Đơn vị tham gia các công việc thực hiện dự án đầu tư theo phân công của Tổng công ty. Sau khi nhận bàn giao dự án hoàn thành, Đơn vị có trách nhiệm quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng công trình nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được đề ra trong dự án. . Đối với dự án đầu tư Tổng công ty giao cho Đơn vị làm chủ đầu tư, Đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm các bước: xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; xin giấy phép xây dựng; thiết kế xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trình Tổng công ty phê duyệt; tồ chức lựa chọn nhà thầu, trình Tổng công ty phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; nghiệm thu, bàn giao, đưa dự án vào sử dụng, khai thác; lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình Tổng công ty phê duyệt. . Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ các dự án do Đơn vị quyết định đầu tư hoặc thuộc thẩm quyền quản lý của Đơn vị. . Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước và yêu cầu củ Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác cảu báo cáo. . Chịu sự thanh tra, kiểm tra cảu Tổng công ty về tình hình quản lý, khai thác dự án đầu tư tại Đơn vị. + Quyền hạn, trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống. - Quyền hạn, trách nhiệm của Tổng công ty . Phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng . Hội đồng quản trị giao Tổng giám đốc chỉ đạo Đơn vị thực hiện dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm dự án đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả. . Theo dõi, hướng dẫn Đơn vị trong quá trình thực hiện đầu tư . Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Nhà nước về giám sát, đánh giá đầu tư . Thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư theo quy định của Pháp luật và điều lệ Tổng công ty, Điều lệ Đơn vị. - Quyền hạn trách nhiệm của Đơn vị . Căn cứ nhu cầu thực tế, Đơn vị chủ động lập, thẩm định và quyết định các dự án đầu tư có mức vốn dưới 1 tỷ đồng . Xây dựng kế hoạch đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 1 đến 3 tỷ đồng trình Tổng công ty phê duyệt, lập dự án đầu tư, tự tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư . Tổ chức thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; xin giấy phép xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán; tổ chức lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; nghiệm thu, bàn giao, đưa dự án vào sử dụng, khai thác; lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; báo cáo kết quả đầu tư về Tổng công ty. . Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21690.doc
Tài liệu liên quan