Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát QLHC về trật tự xã hội

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

Chương I: Nhận thức cơ bản về đăng ký, quản lý hộ nhân khẩu thực tế nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu 5

1.1. Nhận thức chung về quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 5

1.1.1. Khái niệm, vai trò của quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 5

1.1.2. Phạm vi đối tượng, nội dung phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 8

1.1.2.1. Phạm vi đối tượng điều chỉnh 8

1.1.2.2. Nội dung công tác đăng ký quản lý hộ khẩu 10

1.1.2.3. Phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 12

1.2. Chủ thể, phân công, phân cấp và công tác chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 13

1.2.1. Các chủ thể tiến hành quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 13

1.2.2. Sự phân công, phân cấp và công tác chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH 14

1.2.2.1. Về việc phân cấp trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 14

1.2.2.2. Về công tác chỉ huy, chỉ đạo thực hiện quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 16

1.3 Cơ sở pháp lý để giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đủ điều kiện để đăng ký hộ khẩu 17

1.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 17

1.3.2 Giải quyết đối với người đang cư trú nhưng chưa đủ điều kiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú 18

Chương 2: Thực trạng nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu và các biện pháp giải quyết của lực lượng CSQLHC về TTXH trên địa bàn huyện Từ liêm 22

2.1 Tình hình đặc điểm có liên quan 22

2.1.1 Tình hình địa lý, dân cư, kinh tế xã hội 22

2.2. Thực trạng tình hình nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH 25

2.2.1 Thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu 25

2.2.2. Tình hình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương của nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu tại địa bàn Huyện Từ Liêm 37

2.3. Các biện pháp quản lý nhân khẩu thực tế cư trú chưa được đăng ký hộ khẩu của CSQLHC về TTXH 39

2.3.1. Chỉ đạo chung 39

2.3.2. Một số biện pháp 40

2.3.2.1 Điều tra cơ bản, thống kê lập danh sách, nắm tình hình thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú chưa đăng ký hộ khẩu trong địa bàn phụ trách 40

2.3.2.2 Cảnh sát khu vực phân loại về nhân khẩu và phân loại theo dạng cư trú đối với nhân khẩu cư trú chưa hợp pháp tại địa bàn 43

2.3.2.3. Tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm điều lệ đăng ký quản lý nhân khẩu hộ khẩu 45

2.4. Nhận xét, đánh giá 46

2.4.1. Ưu điểm 46

2.4.2 Hạn chế 48

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại 49

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH 50

3.1. Dự báo tình hình 50

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 50

3.2.1 Bổ sung hoàn thiện những quy định của pháp luật về tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH 50

3.2.2. Lựa chọn đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hộ khẩu nhân khẩu thực hiện có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức uy tính đáp ứng yêu cầu ở địa bàn; Tăng cường dầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện hồ sơ biểu mẫu phục vụ công tác quản lý hộ khẩu nhân khẩu. 52

3.2.3. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an Huyện Từ Liêm cần tăng cường các biện pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu trong những năm tiếp theo; đa dạng hoá các hình thức kiểm tra giáo dục; xử lý vi phạm trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 55

3.2.4. Phối kế hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng nòng cốt để nắm tình hình các loại nhân khẩu trong việc thực hiện chính sách pháp luật phục vụ cho công tác quản lý 58

3.2.5. Tăng cường các biện pháp kiểm tra tạm trú, tạm vắng trong các thời gian địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự 59

Kết luận 62

Danh mục tài liệu tham khảo 63

 

 

docx69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát QLHC về trật tự xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Mỏ - Địa chất, Học viện Tài Chính kế toán, Đại học Ngoại Ngữ, Học việc Kỹ thuật quân sự, Học viện Cảnh sát và trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội). Trong những năm qua, ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, hệ thống trường, lớp luôn được nâng cấp để đạt mục tiêu xóa toàn bộ phòng học cấp 4 trong Huyện. Công tác y tế, dân số - KHHGĐ luôn được coi trọng và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Phong trào TDTT được phát triển sôi nổi khắp nơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền luôn được đẩy mạnh, phục vụ tích cực cho thông tin các ngày lễ lớn, các đợt vận động chính trị và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. 2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU THỰC TẾ CƯ TRÚ NHƯNG CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU THEO CHỨC NĂNG CỦA CSQLHC VỀ TTXH 2.2.1 Thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu * Tình hình đặc điểm chung Tình nhân khẩu thực tế nơi cư trú tại Huyện Từ Liêm từ 2004-2006 có sự biến động lớn và có xu hướng tăng. Năm 2004 toàn Huyện có 39.386 hộ và 188.370 nhân khẩu KT1: 5.256 hộ và 19.922 nhân khẩu KT2 đến ; 3.340 hộ và 13.033 nhân khẩu KT3; 278 hộ và 14.352 nhân khẩu KT4. Tổng cộng có 49.129 hộ và 260.489 nhân khẩu Năm 2005 toàn Huyện có 41.648 hộ và 194.492 nhân khẩu KT1; 5678 hộ và 21.893 nhân khẩu KT2 đến; 3.486 hộ và 13.812 nhân khẩu KT3; 797 hộ và 17.404 nhân khẩu KT4. Tổng cộng có 51.637 hộ và 272.393 nhân khẩu tăng 2.508 hộ và 11.904 nhân khẩu so với năm 2004 Năm 2006 toàn Huyện có 43.679 hộ và 202.080 nhân khẩu KT1; 6.139 hộ và 22.952 nhân khẩu KT2 đến; 4.141 hộ và 15.488 nhân khẩu KT3; 1.175 hộ và 18.535 nhân khẩu KT4. Tổng công có 55.538 hộ và 306.941 nhân khẩu tăng 3.901 hộ và 34.548 nhân khẩu so với năm 2005. Như vậy từ năm 2004 đến 2006 toàn Huyện tăng 6.404 hộ và 46.452 nhân khẩu bằng 17,8%. * Tình hình nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu - Về nghề nghiệp : Số nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu có nghề nghiệp ở 6 dạng: làm việc trong các DNNN, DNTN và Liên doanh nước ngoài; dạng nghề tự do, nhà hàng dịch vụ, dạng không nghề và khác. Số nhân khẩu này ơ dạng KT3 là chủ yếu. Năm Tổng số Nghề nghiệp Chưa có VL HĐ trong DNNN HĐ trong DNTN HĐ trong LDNN LĐ tự do Nhà hàng, dịch vụ Khác 2004 7442 1279 2838 284 766 2275 2005 7977 401 2776 1660 151 2374 3633 2006 8667 515 3430 2282 191 1815 460 Trong đó : Năm 2004 tổng số nhân khẩu ở trong độ tuổi lao động là 7.442 nhân khẩu: có 1279 chưa có việc làm chiếm 17,18%, làm việc trong các doanh nghiệp là 2838 nhân khẩu chiếm 38,13%, trong Liên doanh nước ngoài là 284 nhân khẩu chiếm 3,81% ; nhà hàng dịch vụ là 766 nhân khẩu, một số nghề khác có 2275 nhân khẩu chiếm 30,56% Năm 2005 tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 7977: có 401 chưa có việc làm chiếm 5,03%, số làm việc trong DNNN là 2776 chiếm 34,8% ; trong DNTN là 1660 nhân khẩu chiếm 20,80%, trong LDNN là 151 nhân khẩu ; lao động tự do là 3633 nhân khẩu chiếm 45,54% tổng số nhân khẩu. Năm 2006 tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 8667 nhân khẩu: có 515 nhân khẩu chưa có việc làm; 3430 nhân khẩu trong DNN chiếm 39,58%; 2282 nhân khẩu trong DNTN chiếm 26,33% ; 191 nhân khẩu trong LDNN, 1815 nhân khẩu lao động tự do và số khác co 460 nhân khẩu. * Về lứa tuổi và giới tính Năm Tổng số NK từ 15 tuổi trở lên NK Nữ Tổng số Nữ 2004 46349 21963 37019 18699 2005 52755 24380 42563 19502 2006 56615 27274 45793 21672 Qua khảo sát các nhân khẩu dạng KT2, KT3, KT4 ta thấy số nhân khẩu về giới tính và độ tuổi: Năm 2004 có 21936 nhân khẩu nữ chiếm 47,32% tổng số nhân khẩu, năm 2005, có 24380 nhân khẩu nữ chiếm 46,21% tổng số nhân khẩu ; năm 2006 có 27274 nhân khẩu nữ chiếm 48,17% tổng số nhân khẩu Năm 2004, trên 15 tuổi có 37019 nhân khẩu chiếm 79,87% tổng số nhân khẩu trong đó nữ là 18699 nhân khẩu ; năm 2005 trên 15 tuổi có 42563 nhân khẩu chiếm 80,68% trong đó nữ có 19502 nhân khẩu ; năm 2006 nhân khẩu trên 15 tuổi có 45793 nhân khẩu chiếm 80,88% tổng số nhân khẩu trong đó nữ có 21672 nhân khẩu. Nghiên cứu các dạng cư trú chưa đăng ký hộ khẩu * Số nhân khẩu đăng ký trong nội thành đến cư trú tại địa bàn Huyện (KT2) Năm Tổng số Tình trạng nhà Nhà hợp pháp đủ đk nhập khẩu Vướng mắc Mua bán chưa có xác nhận Trong vùng quy hoạch đã có thông báo di dời Tranh chấp, mâu thuẫn Vướng mắc khác 2004 4668 3364 625 269 21 389 2005 6605 4165 1439 509 23 469 2006 6681 4601 1391 493 98 298 Số hộ KT2 có 2 loại: Dạng 1: Số hộ đến cư trú ở địa bàn Huyện có đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu nhưng vì lý do nào đó mà số nhân khẩu này không chuyển đến Số hộ trên năm 2004 có 3364 hộ chiếm 72,07% tổng số hộ, năm 2005 là 4165 hộ chiếm 89,22%, năm 2006 có 4601 hộ chiếm 68,87%. Qua khảo sát cho thấy có mấy lý do chính các nhân khẩu không chịu nhập khẩu vào nơi ở mới có đó là - Một số nhân khẩu để hộ khẩu nơi ở cũ để giữ nhà được phân phối, một số chờ chia tài sản, hoặc đảm bảo các quyền lợi cá nhân khác - Nhân khẩu do ly hôn – kết hôn ở với gia đình bố mẹ đẻ không làm thủ tục chuyển đến - Ngại làm thủ tục chuyển đến vì họ coi hộ khẩu không liên quan đến bản thân, hoặc lý do khác. Qua phân tích trên cho thấy số hộ KT2 có đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu nhưng không làm thủ tục đăng ký hộ khẩu chiếm đa số so với số không đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu. Do vậy việc quản lý nhân khẩu dạng này hết sức khó khăn, phức tạp ảnh hưởng nhiều đến công tác địa phương. Dạng 2: Nhân khẩu KT2 đến cư trú tại địa bàn nhưng không đủ tiểu chuẩn để đăng ký hộ khẩu Năm 2004 số này có 1304 hộ chiếm 27,93% tổng số hộ. Trong đó mua bán chưa có xác nhận là 625 hộ chiếm 13,39%, trong vùng quy hoạch đã có thông báo di dời 269 hộ chiếm 5,76%, tranh chấp mâu thuẫn có 21 hộ chiếm 0,4%, vướng mắc khác 389 hộ chiếm 8,33%. Năm 2005 số này có 2440 hộ chiếm 36,94% tổng số hộ. Trong đó mua bán chưa có xác nhân là 1439 hộ chiếm 21,87%, trong vùng quy hoạch đã có thông báo di dời là 509 hộ chiếm 7,7%, tranh chấp mâu thuẫn 23 hộ, vướng mắc khác 469 hộ chiếm 7,1%. Năm 2006 số này có 2080 hộ chiếm 31,13% tổng số hộ. Trong đó mua bán chưa có xác nhận là 1391 hộ chiếm 20,82%, trong vùng quy hoạch đã có thông báo di dời 493 hộ chiếm 7,38%, tranh chấp mâu thuẫn có 98 hộ chiếm 1,47%, vướng mắc khác 298 hộ chiếm 4,46%. Sở dĩ nhân khẩu xây nhà trái phép và nhà đang tranh chấp có nhiều bởi họ thường mua của chủ cũ với giá rẻ hoặc không có giấy tờ mà họ có điều kiện khả năng chạy giấy tờ. * Số nhân khẩu là người ở tỉnh, thành phố khác đến cư trú tại địa bàn nhưng chưa đăng ký hộ khẩu (KT3) Năm Tổng số Tình trạng hợp pháp của nhà, đất Nhà có nguồn gốc hợp pháp Nhà trong khu quy hoạch Nhà có vướng mắc tranh chấp Nhà lấn chiếm đất công Nhà trên đất nông nghiệp Khác Tổng số Trong đó có xác nhận của CQQL 2004 2127 1309 119 699 2005 6120 3139 1294 301 36 11 2633 2006 3136 2697 49 15 156 219 - Nhân khẩu KT3 có nhà ở có nguồn gốc hợp pháp năm 2004 là 1309 nhân khẩu chiếm 61,54%, số có nhà ở trong diện quy hoạch là 119 nhân khẩu chiếm 5,6%, nhà có vướng mắc tranh chấp là 699 chiếm 32,86% - Năm 2005 số nhân khẩu KT3 có nhà ở hợp pháp là 3139 nhân khẩu chiếm 51,29%, trong diện quy hoạch là 301 nhân khẩu chiếm 4,9%, có vướng mắc tranh chấp là 36 nhân khẩu chiếm 0,59%, nhà lấn chiếm đất công là 11 và trường hợp khác là 2633 nhân khẩu chiếm 43,02% - Năm 2006 nhân khẩu KT3 có nhà ở hợp pháp là 2697 chiếm 86, trong diện quy hoạch có 49 nhân khẩu, vướng mắc tranh chấp có 15 nhân khẩu, lấn chiếm đất công 156 nhân khẩu và trường hợp khác 219 nhân khẩu * Lý do tạm trú Năm Tổng số Lý do tạm trú Mua nhà đến ở (hộ) Con đã có gia đình đến ở với bố mẹ Bố mẹ trong độ tuổi lao động đến ở với con Vợ chồng về ở với nhau Anh chị em ruột đến ở cùng Các trường hợp khác 2004 13033 8777 1369 656 1969 262 2005 16967 3155 697 675 796 11644 2006 6238 4102 447 355 628 266 440 Tình hình nhân khẩu KT3 lý do đến tạm trú chủ yếu là mua nhà đến ở năm 2004 có 8777 hộ, năm 2005 có 3155 hộ và năm 2006 có 4102 hộ Lý do con đã có gia đình đến ở với bố mẹ năm 2004 là 1369, năm 2005 là 697 và năm 2006 là 447 nhân khẩu Lý do Bố mẹ trong độ tuổi lao động đến ở với con năm 2004 là 656 nhân khẩu, 2005 là 675 nhân khẩu, năm 2006 là 355 nhân khẩu. Vợ chồng về ở với nhau năm 2004 có1969 trường hợp, năm 2005 không có trường hợp nào, năm 2006 có 628 nhân khẩu. * Nhân khẩu cư trú dạng KT4 Năm Tổng số Tình trạng cư trú Trong các DNNN, LD, TN Lao động tự do Phục vụ tại các nhà hàng Làm việc tại các cơ sở sx khác Xe ôm Giúp việc gia đình Khác 2004 13017 3356 3684 332 2227 66 198 3154 2005 17106 3765 6544 228 615 3268 2182 504 2006 17883 5856 6899 347 2572 133 191 1885 - Năm 2004 số nhân khẩu KT4 làm việc trong các DNN, tư nhân, LD là 3356 chiếm 25,78%, số lao động tự do là 3684 nhân khẩu chiếm 28,30%, số số làm việc trong các nhà hàng là 332 nhân khẩu chiếm 2,55%, lao động trong các cơ sở sản xuát là 2227 chiếm 17,11%, số làm việc khác là 3154 chiếm 24,23% - Năm 2005 số nhân khẩu KT4 làm việc trong các DNN, tư nhân, LD là 3765 chiếm 22%, số lao động tự do là 6544 nhân khẩu chiếm 38,26%, số làm việc trong nhà hàng là 228 nhân khẩu chiếm 1,33%, số làm việc trong các cơ sở sản xuất là 615 chiếm 3,59%, số làm xe ôm là 3268 chiếm 19,75% - Năm 2005 số nhân khẩu KT4 làm việc trong các DNN, tư nhân, LD là 5856 chiếm 32,75%, số lao động tự do là 6899 nhân khẩu chiếm 38,58%, số làm việc trong nhà hàng là 347 nhân khẩu chiếm 1,94%, số làm việc trong các cơ sở sản xuất là 2572 chiếm 14,38%, số làm xe ôm là 133 chiếm 1,07%. Số làm giúp việc là 1885 chiếm 10,54% * Tình hình nhân khẩu là đối tượng Công tác quản lý đối tượng là cốt lõi của công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. Đây là biện pháp nghiệp vụ mang tính công khai, điều kiện thuận lợi có tính pháp lý để quản lý giáo dục phát hiện các loại đối tượng trong địa bàn. Thông qua công tác ĐKQLHK lực lượng cảnh sát QLHK về TTXD công an Huyện Từ Liêm đã phối kết hợp với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan tổ chức tiến hành thống kê, rà soát, phân loại đối tượng cần phải quản lý ở từng địa bàn, tổ dân phố, cụm dân cư. Thống kê tình hình đối tượng quản lý tại địa bàn như sau: - Đối tượng quản lý KT2 Năm Tổng sô Đối tượng quản lý Sưu tra Quản lý theo nghiệp vụ Đi tù, CSGD, trường GD, án treo, đến tạm trú Mại dâm Nghiện hút Cờ bạc Quản lý theo NĐ 136/CP Hình sự Kinh tế Ma tuý 2004 106 37 1 1 49 1 5 4 8 2005 83 20 5 23 4 12 11 8 2006 98 14 9 2 45 20 1 3 - Đối tượng quản lý KT3 Năm Tổng số Đối tượng quản lý Sưu tra Quản lý theo nghiệp vụ Đi tù, CSGD, trường GD, án treo, đến tạm trú Mại dâm Nghiện hút Cờ bạc Quản lý theo NĐ 136/CP Hình sự Kinh tế Ma tuý 2004 36 14 16 6 2005 51 14 5 19 3 3 7 2006 38 6 4 3 20 6 2 Qua bảng thống kê cho thấy đối tượng quản lý KT2 năm 2004 là 106 đối tượng trong đó sưu tra là 38 (37 hình sự và 1 ma tuý), năm 2005 là 83 đối tượng trong đó sưu tra là 25 (20 hình sự và 5 ma tuý), năm 2006 là 98 đối tượng trong đó sưu tra là 23 (14 hình sự và 9 mà tuý). Còn lại là các đối tượng đi tù, CSGD, án treo, mại dâm nghiện hút cờ bạc ....Lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH đã phối kết hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan thông qua quản lý hộ khẩu về cơ bản đã thường xuyên trao đổi thông tin nắm được số đối tượng và di biến động của các đối tượng, nắm được 4 yêu cầu về một số đối tượng. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý hộ khẩu nhất là lực lượng Công an xã còn yếu do địa bàn quản lý rộng nên dẫn đến một số hạn chế như: Còn bỏ sót đối tượng, việc thống kê số đối tượng sưu tra theo định kỳ còn thiếu.... đã làm giảm hiệu quả quản lý đối tượng sưu tra của lực lượng Cảnh sát QLHC trên địa bàn Huyện Từ Liêm và đây cũng là một điều kiện để các đối tượng hoạt động phạm pháp gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT trên địa bàn Nhìn bảng thống kê ta thấy biến động của đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật. Lý do tăng giảm chủ yếu là một số đối tượng cải tạo tốt, một số đối tượng chuyển cư trú ra khỏi địa phương * Nhân khẩu là học sinh, sinh viên các tỉnh tạm trú trên địa bàn Năm Tổng số Học sinh, sinh viên trong KTX H/s SV tạm trú trong khu vực dân cư Tổng số Nữ Đang là h/s của trường Đã cấp chứng nhận tạm trú Tổng số Nữ Tình trạng nhà ở Đã có hồ sơ quản lý Thuê trọ Mua nhà ở nhờ 2005 37496 6696 3340 6696 6696 29695 13508 28238 714 634 15118 2006 47391 7191 5076 7006 6087 40600 10792 37906 53 459 12027 Cùng với sự tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã họi và giáo dục Việt Nam, khám phá tri thức và bước chân vào các giảng đường Đại học đã trở thành khao khát và ước mơ ấp ủ của hầu hết các học sinh cuối phổ thông trung học. Tỷ lệ học sinh đỗ Đại học ngày càng nhiều, Từ Liêm là huyện tập trung tương đối nhiều trường Đại học như học viện Tài Chính, Mỏ địa chất.... đồng thời lại giáp với các trường Đại học, Cao đẳng thuộc khu vực giáp danh, vì thế tỷ lệ sinh viên tạm trú qua các năm trên địa bàn không ngừng gia tăng Tình hình sinh viên tạm trú trên địa bàn Huyện ngày một đông, Năm 2004 toàn huyện có 27.237 sinh viên tạm trú, năm 2005 có 37.496 sinh viên tạm trú: trong đó tạm trú trong KTX là 6.696 sinh viên, tạm trú trong khu vực dân cư là 29695 sinh viên; năm 2006 có 47.391 sinh viên tam trú, trong đó tạm trú trong KTX là 7191 và trong dân cư là 40.600 sinh viên. Như vậy là số lượng sinh viên tăng lên qua các năm rất nhanh, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 sinh viên đây là một khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu. Tại khu vực dân cư, nhiều hộ gia đình cho sinh viên thuê phòng không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, học tập, Tình trạng nhà trọ thiếu các tiều chuẩn về ánh sáng, điện nước, vệ sinh môi trường vần tồn tại. Thậm chí có những hộ có nhà cho thuê còn không đảm bảo ANTT dẫn đến sinh viên bị đe doạ về tài sản, tính mạng. Một vài phòng trọ xây tách biệt với khu gia đình của chủ nhà, tạo điều kiện cho sinh viên sống buông thả, tự do. Đã có hiện tượng thuê nhà ở chung kiểu “vợ chồng sinh viên” gây ra những dư luận và ảnh hưởng không tốt trong giới học đường. Điều này cho thấy sự xuống cấp về đạo đức và lối sống của một bộ phận sinh viên đang cư trú trên địa bàn. Từ thực tiễn kiểm tra, tổng hợp, phân tích tình hình sinh viên tạm trú trên địa bàn cho thấy số lượng sinh viên nữ chiếm gần 50% số lượng sinh viên. Việc sinh viên nữ chiếm số lượng lớn trên địa bàn, xét một khía cạnh nào đó có thuận lợi trong công tác quản lý sinh viên, song đây cũng là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn về quan hệ bạn bè, giới tính... ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT. Về điều kiện sống của sinh viên tạm trú: Mỗi sinh viên có hoàn cảnh sống riêng của mình. Một thực tế là không phải sinh viên nào cũng được gia đình trang bị, chu cấp đẩy đủ, mà còn rất nhiều sinh viên gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Họ đã vừa học vừa phải tìm việc để làm thêm. Trong quá trình làm việc, do nhu cầu vật chất lôi kéo, một bộ phận sinh viên yếu kém bản lĩnh, không chịu phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện đã có hành vi phạm pháp luật và hoạt động tệ nạn xã hội Về cơ cấu sinh viên: Trên địa bàn huyện Từ Liêm, sinh viên có đủ các thành phần, thông thường là sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ năm của hệ đào tạo chính quy. Ngoài ra còn có sinh viên thuộc các hệ tại chức, cử tuyển, cao học... Nghiên cứu đặc điểm này có thể thấy, sinh viên năm thứ nhất thường là những học sinh phổ thông trung học vừa rời ghế nhà trường có lưa tuổi từ 18-20, lần đầu sống xa nhà, xa quê, trong một môi trường hoàn toàn khác lạ. Trong cuộc sống và giao tiếp, họ còn gặp phải nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Sinh viên năm thứ nhất thường dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, rủ rê, lôi kéo, họ cũng là những người mà ý thức pháp luật còn chưa cao. Chính vì vậy, cần chú trọng các biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật và kiến thức xã hội cho những sinh viên này. Sinh viên từ năm thứ hai trở lên là những người ít nhiều có kinh nghiệm hơn trong cảnh sống xã nhà. Họ được giác ngộ về chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nhiều hơn những sinh viên đến trường sau họ. Song, trên thực tế, những năm qua, số sinh viên này vi phạm pháp luật lại phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn những sinh viên năm nhất. Do đó cần có những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nhằm quản lý chặt chẽ, không để cho họ có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời cũng cần tranh thủ họ để làm công tác quản lý sinh viên tạm trú được tốt hơn. - Tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên Là những người có trình độ văn hoá cao, song sinh viên nói chung và sinh viên tạm trú trên địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng đều ít kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, bị kích động. Thoát ly khỏi sự quản lý của bố mẹ, lại bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội nên một số sinh viên đã không làm chủ được bản thân mình, dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Theo thống kê của Công An huyện Từ Liêm tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên như sau: Năm 2004 có 22 trường hợp vi phạm pháp luật trong đó có 7 trường hợp phạm tội cướp, 1 trường hợp chống người thi hành công vụ, 6 trường hợp cố ý gây thương tích và 8 trường hợp phạm tội khác. Năm 2005 có 18 trường hợp vi phạm pháp luật ít hơn 4 trường hợp so với năm 2004 trong đó có 1 trường hợp giết người, 2 trường hợp cố ý gây thương tích và 14 trường hợp phạm tội khác. Năm 2006 có 26 trường hợp vi phạm pháp luật nhiều hơn 8 trường hợp so với năm 2005, trong đó có 1 trường hợp cướp, 3 trường hợp cưỡng đoạt, 2 trường hợp chống người thi hành công vụ, 3 trường hợp cố ý gây thương tích nghiêm trọng và 17 trường hợp phạm tội khác. Sinh viên tạm trú trên địa bàn vi phạm phát luật ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp với mức độ nghiêm trọng cũng tăng. - Tình hình vi phạm hành chính của sinh viên tạm trú trên địa bàn Tình hình sinh viên vi phạm những quy tắc, thể lệ hành chính trên đại bàn Huyện vẫn còn tồn tại đáng kể. Từ số sinh viên trong KTX cho đến những sinh viên thuê trọ tại các địa bàn dân cư, trình trạng vi phạm hành chính vẫn thường xuyên diễn ra và tương đối phức tạp. Những sinh viên này do không chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên thường phóng túng, tự dom, dễ dàng dẫn đến các hành vi vi phạm. Sinh viên tạm trú vi phạm các quy định về đăng ký tạm trú diễn ra thông thường ở 2 trường hợp sau: Sinh viên đến thuê nhà nhưng không làm các thủ tục đăng ký tạm trú với Công an cơ sở: Theo Nghị định 108/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/8/2005 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/CP ngày 10/5/1997, mọi công dân khi chuyển đến cư trú tại nơi ở mới phải thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký hộ khẩu theo quy đinh; những người ở nơi khác đến học tập đều phải đăng ký tạm trú có thời hạn với cơ quan Công an. Như vậy, khi sinh viên đến thuê nhà, chủ hộ hoặc sinh viên phải mang các loại giấy tờ đến làm thủ tục đăng ký tạm trú với Công An phường. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường hợp cả chủ hộ và sinh viên đều không chấp hành các quy định trên. Khi cảnh sát khu vực đến kiểm tra nhắc nhở thì chủ hộ đổ lỗi cho sinh viên, sinh viên đổ lội cho chủ nhà. Sinh viên đến chơi với bạn bè rồi ngủ lại qua đêm mà không khai báo tạm trú: Sinh viên thường có quan hệ bạn bè và quan hệ giao tiếp tương đối phong phú, phức tạp. Những ngày thứ bảy, chủ nhật, họ thường đến các nhà trọ của nhau rồi nghỉ ngơi và chơi ở đó vài ngày. Thông thường, họ chỉ trình báo với chủ nhà cho thuê (nếu như chủ nhà ở cùng khu nhà trọ cho thuê), mà không trình báo với trạm khai báo tạm trú, tạm vắng. Thậm chí, có những trường hợp sinh viên nữ dẫn bạn trai hoặc sinh viên nam dẫn bạn gái về phòng trọ ngủ qua đêm. Không chỉ vi phạm trong đăng ký, quản lý hộ khẩu, sinh viên tạm trú trên địa bàn Huyện còn vi phạm các quy định, thể lệ hành chính khác. Chẳng hạn như gây ồn ào trong đêm khuya ảnh hưởng tới các phòng bên (đối với sinh viên trong KTX) và làm mất đi sự yên tĩnh của khu phố (đối với sinh viên tạm trú ngoài khu vực nhà dân). Cá biệt có những sinh viên nam rũ nhau di nhậu, khi về say xỉn, quậy phá, gây rối ảnh hưởng đến tình hình ANTT chung. Qua đây có thể thấy rằng công tác quản lý nhân khẩu của lực lượng Công an Huyện Từ Liêm cơ bản theo đúng quy định, nắm được di biến động của đối tượng, 4 yêu cầu về một đối tượng từ đó đã tiến hành rà soát phân loại số đối tượng này đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Thông qua quản lý hộ khẩu đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý các loại đối tượng, ổn định tình hình ANTT trên địa bàn. Nhìn chung, công tác quản lý nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu trên địa bàn Huyện có nhiều chuyển biến tích cực góp phần giữ vững trật tự ANXH và đáp ứng các yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, lực lượng làm công tác quản lý còn mỏng, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế đòi hỏi lực lượng công an Huyện ngoài việc vận dụng các quy định pháp luật chính xác, đúng đắn cần hải có sự linh hoạt, phù hợp với đặc điểm địa phương, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo ngày càng nhiều đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý sao cho đáp ứng với yêu cầu thực tế đòi hỏi vừa làm tốt công tác chuyên môn được giao. Đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức đặc biệt là lực lượng Công an cơ sở phải có biện pháp phù hợp đảm bảo được trật tự, làm tốt công tác ĐKQLHK góp phần thực hiện tốt chiến lược về con người và Đảng và Nhà nước. 2.2.2. Tình hình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương của nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu tại địa bàn Huyện Từ Liêm a. Tình hình vi phạm thể lệ hành chính của nhà nước và các quy định của địa phương * Vi phạm về đăng ký quản lý hộ khẩu KT2 Năm Tổng số Vi phạm về đăng ký quản lý hộ khẩu Phân tích các vi phạm Xử lý vi phạm Vi phạm khác Mới sinh chưa đăng ký Chưa xoá tên trong HK (NK) Đi bộ đội không điều chỉnh HK (NK) Đi NN trên 12 tháng không điều chỉnh (NK Đi tù, CSGD, TGD không điều chỉnh sổ HK (NK) Không khai báô TT, tạm vắng (t.hợp) Tổng số Phạt tiền Trường hợp Thành tiền 2004 447 18 5 2 1 4 417 3 3 150.000 2005 626 3 10 3 8 599 3 3 60.000 2006 147 8 2 1 1 4 131 27 10 460.000 * Vi phạm về đăng ký quản lý HK (KT3) Năm Vi phạm về đăng ký quản lý hộ khẩu Tổng số Tẩy xoá, khai man (T.hợp) Không khai báo TT, tạm vắng (t.hợp) Vi phạm khác (t.hợp) Xử lý vi phạm Tổng số Phạt tiền Trường hợp Thành tiền 2004 279 480 4 25 25 1.670.000 2005 578 2 549 7 21 21 780.000 2006 87 2 178 17 35 11 1.090.000 Việc chấp hành các quy định về đăng ký quản lý hộ khẩu của nhân dân Huyện Từ Liêm đang là một vấn đề phức tạp. Các vi phạm về ĐKQLHK trong đó chủ yếu là không khai báo tạm trú tạm vắng theo quy định. Để tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm quy định ĐKQLHK qua thống kê của Công an Huyện Từ Liêm có thể thấy: - Đối tượng KT2 vi phạm về đăng ký quản lý nhân khẩu năm 2004 là 447 trường hợp trong đó phạt tiền 3 trường hợp thu 150.000 đồng, năm 2005 có 626 trường hợp vi phạm, năm 2006 có 147 trường hợp trong đó phạt tiền 10 trường hợp thu 460.000 đồng. - Đối tượng KT3 vi phạm về đăng ký quản lý nhân khẩu năm 2004 là 279 trường hợp trong đó phạt tiền 25 trường hợp thu 1.670.000 đồng, năm 2005 có 578 trường hợp vi phạm phạt tiền 21 trường hợp thu 780.000 đồng, năm 2006 có 87 trường hợp vi phạm trong đó phạt tiền 11 trường hợp thu 1.090.000 đồng. Nguyên nhân là do ý thức của người dân đã tăng lên. Tuy con số gia tăng về tình trạng vi phạm pháp luật không lớn song con số đây chỉ là con số thống kê được không phải là con số thực tế. Hơn nữa với số lượng vi phạm mỗi năm như vậy là tương đối lớn; đây là một con số đáng lưu tâm xem xét. Hình thức xử lý các vi phạm trên ở Công an Huyện Từ Liêm chủ yếu là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền ở mức thấp. Quá trình xử lý vi phạm hành chính cần phải kiên quyết, triệt để hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu trên địa bàn. b. Tình hình vi phạm pháp luật hình sự của số nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu Năm 2004 tổng số người phạm pháp của đối tượng KT3 là 12 nhân khẩu, trong đó tái phạm 1, cưỡng đoạt 1. Xử lý hành chính 1 và truy tố 5 đối tượng. Có 5 đối tượng KT4 phạm pháp. Năm 2005 đối tượng phạm pháp là KT3 có 23 đối tượng trong đó 4 tái phạm, 1 chống người thi hành công vụ, 22 hành vi khác. Đối tượng phạm pháp là KT4 có 9, trong đó 1 tái phạm, 2 đối tượng cướp, 2 đối tượng hiếp dâm, hành vi khác có 6. Năm 2006 đối tượng phạm pháp là KT3 có 3, trong đó 1 đối tượng phạm tội chống người thi hành công vụ, 2 có hành vi khác. Đối tượng có phạm pháp là KT4 có 17 đối tượng đều phạm tội lần đầu trong đó có 6 đối tượng phạm tội chống người thi hành công vụ và 11 có hành vi khác. c. Nguyên nhân của tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú chưa được đăng ký hộ khẩu vi phạm pháp luật - Việc kiểm tra nhân khẩu trên địa bàn còn một số hạn chế như khi kiểm tra còn bỏ sót nhân khẩu. Công tác này vẫn chưa được kiểm tra thường xuyên, thiếu sự vận dụng linh hoạt giữa kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát QLHC v.docx
Tài liệu liên quan