Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án ở Trung Ương Đoàn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TWĐ: 3

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TWĐ: 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của TW Đoàn: 3

2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của TW Đoàn: 6

2.1. Nguyên tắc và chức năng hoạt động: 6

2.2. Nhiệm vụ của cơ quan TW Đoàn: 6

2.3.Tổ chức bộ máy của cơ quan TW Đoàn gồm có: 7

3. Đặc điểm đặc trưng của TWĐ: 7

II.TÌNH HÌNH THAM GIA VÀO DỰ ÁN CỦA TWĐ: 7

1. Xu hướng đầu tư của TWĐ (quy mô và số lượng dự án tham gia): 7

1.1.Chương trình mục tiêu, chương trình đầu mối: 8

1.1.1. Khái niệm: 8

1.1.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa chương trình và dự án: 8

1.2. Hình thức đầu tư: 10

2. Vốn và nguồn vốn đầu tư của TWĐ: 12

3. Phương pháp lập dự án tại TWĐ: 19

4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư của TWĐ: 21

5. Công tác thẩm định dự án ở TWĐ: 23

5.1. Nội dung thẩm định của dự án: 23

5.2. Phương pháp thẩm định: 24

5.3. Tổ chức thực hiện: 25

6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án của TWĐ: 25

6.1. Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư: 25

6.2. Các mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá: 26

6.2.1. Mục tiêu: 26

6.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá: 27

6.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô: 28

6.3.1. Giá trị gia tăng thuần túy kí hiệu là NVA (Net value added). 28

6.3.2. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư: 29

6.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án của TWĐ đạt được: 32

6.4.1. Ban Thanh niên xung phong: 32

6.4.2. Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên: 37

6.4.3. Ban thanh niên nông thôn: 42

7.Vấn đề chuyển giao công nghệ: 47

8. Phân tích rủi ro: 47

9. Công tác đấu thầu: 48

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO THANH NIÊN: 50

I. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN: 50

1. Thuận lợi: 50

2. Khó khăn: 51

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TWĐ GIAI ĐOẠN 2007-2010

III. GIẢI PHÁP: 54

1.Giải pháp về chính sách vĩ mô: 54

2. Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia dự án: 55

3. Chính sách về tiền tệ, vốn và nguồn vốn: 56

4. Giải pháp cụ thể của TWĐ: 57

KẾT LUẬN

 

 

docx81 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án ở Trung Ương Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở vùng di dân mới. 3. Phương pháp lập dự án tại TWĐ: Để hình thành một dự án đầu tư cho mỗi công cuộc đầu tư cụ thể người ta cần phải bắt đầu tư những bước đi đầu tiên đó là đưa ra các ý tưởng đầu tư. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập số liệu, xử lý thông tin. Qua quá trình phân tích thông tin chọn được ý tưởng mà khi ý tưởng đó được thực hiện sẽ phải chi phí it và đem lại nguồn lợi là lớn nhất. Với ý tưởng đã được lựa chọn người lập tiến hành các công việc cụ thể về nghiên cứu, phân tích số liệu về thị trường, điều kiện hoàn cảnh xung quanh, điều kiện pháp lý,... để có thể phác thảo nên các công việc cùng nguốn lực để thực hiện ý tưởng cần đầu tư đã được chọn. Với mỗi công việc sẽ có một tiến độ thực hiên cụ thể. Và tổng hợp lại chúng ta sẽ có một kế hoạch thực hiện công việc. Vậy lập dự án là tập hợp các bước, các công việc xác định cùng với chi phí cần thiết để tiến hành thu thập, nghiên cứu, xử lý thông tin về các nguồn lực, thị trường, điều kiện pháp lý... nhằm hình thành nên tập hồ sơ tài liệu trong đó trình bày chi tiết các công việc một cách khoa học, hệ thống, được gọi là Dự án đầu tư. Vì TW Đoàn là cơ quan quản lý vốn cho các dự án nhưng lại không là cơ quan chuyên trách về lĩnh vực lập dự án. Nên các ban đứng ra thuê tổ chức, công ty tư vấn lập dự án trên cơ sở ý tưởng của ban. Phương thức lựa chọn tổ chức tư vấn là phương thức chỉ định thầu, TWĐ chỉ định một số nhà thầu là các công ty tổ chức tư vấn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư của dự án (TWĐ dựa vào báo cáo năng lực của công ty tổ chức tư vấn gồm: báo cáo năng lực tài chính và báo cáo năng lực kỹ thuật để lựa chọn). TWĐ đưa ra ý tưởng của một dự án cụ thể: tổng vốn đầu tư, dự định phương pháp thực hiện dự án, các điều kiện của dự án, mục tiêu của dự án, các kết quả kỳ vọng dự án đem lại… Tổ chức tư vấn dựa trên các thông tin ý tưởng của TWĐ sẽ tiến hành lập dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, và đáp ứng được yêu cầu của TWĐ, gồm có các phần nội dụng chính như sau: +Sự cần thiết xây dựng các dự án (những khó khăn tồn tại và thay đổi tích cực khi dự án được thực hiện), các căn cứ pháp lý (căn cứ vào các quy địng quyết địng của các cấp có thẩm quyền), mục tiêu của dự án (mục tiêu kinh tế - xã hội). + Đặc điểm tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội của vùng dự án. + Hình thức đầu tư, chủ đầu tư và chủ thể sở hữu sản xuất, vốn. + Địa điểm đầu tư, mặt bằng dự án. + Quy trình công nghệ, kỹ thuật thực hiện dự án. + Các nhu cầu thiết yếu. + Phương án, quy mô mặt bằng xây dựng. + Tổ chức thực hiện dự án + Nghiên cứu phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới dự án. + Hiệu quả của dự án. + Các kiến nghị và kết luận về dự án. Ở giai đoạn lập dự án, TWĐ là tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm thuê lập dự án, tổng hợp ý kiến nhận xét của các cơ quan ban ngành có liên quan, ý kiến của các địa phương để từ đó ra quyết định có nên đầu tư hay không. Đồng thời kiểm tra xem hồ sơ lập dự án có đạt yêu cầu không, chịu trách nhiệm với cơ quan chức năng. 4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư của TWĐ: Ban Bí thư TW Đoàn giao cho các ban - TW làm cơ quan thường trực phối hợp với bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan và các ban quản lý dự án quản lý, chỉ đạo dự án từ các khâu: Hướng dẫn, tiếp nhận sử lý hồ sơ, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời quan hệ với các vụ chức năng của Bộ, nngành có liên quan để xây dựng kế hoạch đầu tư cho các dự án. TW Đoàn được phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc nhóm B,C. TW Đoàn giao Tỉnh Đoàn làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý các dự án tại địa bàn tỉnh, và chịu trách nhiệm lựa chon đề nghị TW Đoàn bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán dự án; đồng thời Tỉnh Đoàn bổ nhiệm các thành viên khác của ban quản lý dự án, thông qua quy chế hoạt động của ban quản lý dự án, trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc dự án; liên hệ chính quyền và các ban, ngành địa phương hỗ trợ giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương; trực tiếp chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên ở vùng dự án. Tỉnh Đoàn có thể thành lập các ban quản lý dự án. Đa số các ban quản lý dự án hiện có do TW Đoàn thành lập theo đề nghị của tỉnh đoàn để tổ chức thực hiện các dự án thí điểm do Chính phủ giao TW Đoàn thực hiện. Ban quản lý dự án có nhiệm vụ giúp chủ đầu tư (Tỉnh Đoàn) tiếp nhận vốn, lao động, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dự án đã được phê duyệt. Ban quản lý dự án là đơn vị hành chính có bộ máy gọn nhẹ, Ban quản lý dự án thành lập các đội sản xuất, phòng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ. Ban quản lý dự án có đủ tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc, có chức năng làm chủ đầu tư quản lý các dự án bằng ngân sách Nhà nước giao như Ban quản lý dự án 661, 327, 773, xoá cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng đảo thanh niên, làng thanh niên lập nghiệp, khu kinh tế thanh niên… Ban quản lý dự án ra đời và tồn tại trong thời gian triển khai dự án. Nhà nước đã có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ tài chính cho các ban quản lý dự án hoạt động. Ban quản lý dự án của TNXP có sự khác biệt cơ bản với các ban quản lý dự án của các thành phần kinh tế khác ở chỗ không chỉ là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước mà còn đảm nhận luôn chức năng quản lý xã hội đối với toàn bộ vùng dự án (huy động sử dụng lao động, tổ chức sản xuất và đời sống của cộng đồng, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, xây dựng tổ chức đoàn thể…). Điểm hạn chế của mô hình này là năng lực quản lý và tổ chức thực hiện dự án của ban quản lý dự án còn yếu, địa bàn khó khăn, đối tượng quản lý phức tạp, chính sách khuyến khích cán bộ chưa hấp dẫn…nên nhiều cán bộ ban quản lý chưa yên tam công tác.Năng lực lồng gép các dự án của ban quản lý dự án cũng còn nhiều hạn chế. TW Đoàn và ban quản lý dự án quản lý dự án theo kế hoạch vốn Ngân sách Nhà nước thông báo hàng năm. Dựa vào kế hoạch vốn hàng năm, TW Đoàn và ban quản lý dự án có thể kiểm soát được tình hình sử dụng vốn cùng như hiệu quả của nguồn vốn đầu tư để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư sau này một cách có hiệu quả. 5. Công tác thẩm định dự án ở TWĐ: Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả tính khả thi của dự án và ra quyết định dự án có được thực hiện hay không phải có một quá trình xem xét kiểm tra, đánh giá một cách độc lập và tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó gọi là thẩm định dự án. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tuỳ theo tính chất của công cuộc đầu tư và chủ thể có thẩm quyền thẩm định, song đứng trên góc độ tổng quát có thể định nghĩa như sau: 5.1. Nội dung thẩm định của dự án: - Thẩm định thiết kế bản vẽ kỹ thuật có tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với luật pháp quy định hay không. - Thẩm định tính pháp lý của các bên tham gia đầu tư. - Thẩm định giải pháp khắc phục sự cố (nếu có) Đặc biệt là do dự án của TWĐ chủ yếu mang tính chất chính trị xã hội nên khi tiến hành thẩm định dự án thì không chú trọng đến hiệu quả kinh tế của các dự án mà chủ yếu quan tâm tới hiệu quả mục tiêu xã hội. Vì mục tiêu đầu tư của các dự án đầu tư cho thanh niên của TWĐ chủ yếu là mục tiêu chính trị xã hội, không phải là mục tiêu kinh tế lợi nhuận. Hay nói cách khác các dự án đầu tư của TWĐ là các dự án đầu tư phi lợi nhuận. Mặt khác, hiệu quả chính trị xã hội thì không thể lượng hoá chính xác và cụ thể được nên công tác thẩm định cũng gạp nhiều khó khăn. 5.2. Phương pháp thẩm định: Thuê các tổ chức tư vấn thẩm định các chỉ tiêu thông số của dự án, và tự thẩm định lại bằng cách tổ chức các buổi thảo luận tham khảo ý kiến của các cơ quan ban ngành và địa phương có liên quan tới dự án, lấy ý kiến bằng văn bản. Tiêu chuẩn để lựa chọn tổ chức tư vấn thực hiện thẩm định dự án dựa vào bản báo cáo năng lực tài chính và năng lực kỹ thuật của các tổ chức thẩm định để lựa chọn tổ chức thẩm định dự án. Chủ yếu là thuê các Sở chuyên ngành tại địa phương nơi có dự án thực hiện. Phải có sự ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của đơn vị thẩm định dự án. 5.3. Tổ chức thực hiện: Thẩm định kiểm tra theo ngành và theo địa phương. Tức là cơ quan chuyên ngành thẩm định theo chuyên môn về mặt kỹ thuật, cơ quan chính quyền địa phương thì thẩm định cho ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung xã hội tại địa phương. 6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án của TWĐ: 6.1. Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét từ hai góc độ, người đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều, nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Khẳ năng sinh lợi của các dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế - xã hôi của đầu tư, xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai tròquyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư . Lợi ích (hiệu quả) kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế - xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế - xã hội đã phải bỏ bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh ..., hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật Chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa. 6.2. Các mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá: 6.2.1. Mục tiêu: Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng kế hoạch phát triển của mình, tuy mức độ và cách thức can thiệp của nhà nước vào quá trình lập và thực hiện kế hoạch có khác nhau. Ở một số nước, Nhà nước chỉ xây dựng các kế hoạch định hướng. Ở một số nước khác, Nhà nước trực tiếp ấn định các chỉ tiêu kế hoạch. Dù là trong điều kiện kế hoạch định hướng hay kế hoạch mệnh lệnh, khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác phải xem xét việc thực hiện dự án có đóng góp gì cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân (dự án có sản xuấtloại sản phẩm thuộc diện ưu tiên của kế hoạch hay không? dự án có phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thuộc diện ưu tiên hay không?). Tiếp đến là xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua một hệ thống chỉ tiêu định lượng như: mức đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án… 6.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá: Đối với mọi quốc gia mục tiêu chủ yếu của mọi nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thực hiện qua các chính sách và kế hoạch phát triển kinh t ế - xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau: - Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội. - Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao động thiếu việc làm. - Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu , hạn chế nhâph khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này. - Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là: Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện; Nâng cáo năng suất người lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế; Phát triển các ngành công nghệ chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúcđẩy phát triển các ngành nghề khác; Phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyênđể phát triển kinh tế. 6.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô: 6.3.1. Giá trị gia tăng thuần túy kí hiệu là NVA (Net value added). Phương pháp xác định: Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. NVA là mưc chênh lệch giữa giá trị đầu ravà giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau: NVA = O – (MI + Iv) Trong đó : NVA – Giá trị gia tăng thuần tuý do đầu tư đem lại O (Output) – Giá trị đầu ra của dự án IM (Material input) – Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng…). Iv - Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị… Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án. Để tính cho từng năm công thức tính như sau: NVA = O – (MI + Iv) Trong đó: NVAi - Giá trị gia tăng thuần tuý năm i của dự án Oi - Giá trị đầu ra của dự án Di - Khấu hao năm i Tính cho cả đời dự án theo công thức sau: = - Iv0 Trong đó: Iv0: giá trị vốn đầu tư đã quy chuyển về đầu thời kỳ phan tích. Nếu tính NVA bình quân năm ho cả một thời kỳ: = :n 6.3.2. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư: Số lao động có việc làm: Ở đây bao gồm cả số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem xét. Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau: + Xác định số lao động cần thiết cho dự ánđang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dự án. + Xác định số lao động cần thiết ho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làmgián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét. + Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án. Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong đự án, có thể có một số là người nước ngoài. Do dó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm lao động trực tiếp và lao đọng gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao độngbị mất việc ở các cơ sở có lien quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án. Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư: Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp cảu dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau đây. + Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp (Id) Id = Trong đó: LT – Toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp IVT - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới. LT = Ld + Lind IVT = Ivd + Iind Lind - Số lao động có việc làm gián tiếp Ivind - Số vốn đầu tư gián tiếp 6.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án của TWĐ đạt được: Phương pháp đánh giá kết quả của dự án chủ yếu là thông qua các buổi sơ kết tổng kết, thông qua các bản báo cáo của cơ quan trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Và trong thời gian thực hiện dự án sẽ có các buổi đi kiểm tra thực tế tại nơi dự án được thực hiện. Cuối mỗi kỳ đều có các buổi họp tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra, kiểm tra tính trung thực, chính xác của các bản báo cáo. Để đánh giá được hiệu quả xã hội của các dự án đầu tư cho thanh niên là rất khó. Vì hiệu quả kinh tế xã hội là chỉ số khó thống kê được và khi đã thống kê thì cũng không chính xác như thống kê chỉ tiêu tài chính. Do đó, thống kê chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội chỉ mang tính chất tương đối. Ta đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư của TWĐ theo từng ban của TWĐ quản lý: 6.4.1. Ban Thanh niên xung phong: a. Dự án thí diểm xây dựng 4 làng thanh niên lập nghiệp và các khu kinh tế thanh niên, dự án nuôi trồng phát triển thuỷ sản Hiệu quả về kinh tế: Cụ thể như sau: Về đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất: Trong 5 năm, 4 làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh đã thực hiện tổng vốn đầu tư là 97 triệuđồng/1 hộ (đạt 67% dự toán được phê duyệt); trong đó vốn NSTW 50.271 triệu đồng = 94.4%, vốn địa phương 2.900 triệu đồng = 5,6%, ngoài ra vốn tự có và vốn vay của hộ gia đình là 18.122 triệu đồng, bình quân mỗi hộ gia đình đầu tư từ 30 – 40 triệu đồng, đặc biệt có hộ đã đầu tư 150 triệu đồng; xây dựng được 28.2 km đường giao thông, 49,4 km đường dây cao hạ thế, 6 trạm biến áp, 8 đập, 7 cầu tràn, 248 giếng nước sạch, 4 sân vận động, 4 vườn ươm giống cây, 362 ngôi nhà mái ngói, khai hoang 550ha. Nhìn chung, các công trình có quy mô nhỏ nhưng thiết thực, được xây dựng đảm bảo chất lượng, không vượt tổng dự toán, sớm đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của các hộ gia đình trẻ, tạo được diện mạo mới và thể hiện được đường lối CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Bảng 5: bảng hiệu quả kinh tế của dự án làng TNLN biên giới Ia Amơr - huyện Chư Prông - tỉnh Gia Lai. STT loại SP ĐV KLSP Đơn giá Thành tiền (1.000đ) tỷ trọng (%) I Nông nghiệp 7.146.300 92,24 1 trồng trọt 5.032.500 64,96 2 chăn nuôi 2.113.800 24,73 II Lâm nghiệp Ha 1.950 50 97.050 1,25 III Tiểu thủ công nghiệp người 30 9.600 288.000 3,72 IV Dịch vụ người 18 12.000 216.000 2,79 tổng giá trị SP 7.747.350 100 (Nguồn : dự án làng TNLN biên giới Ia Mơr huyện Chư Prông – Gia Lai) Nhìn vào bảng trên ta thấy: hiệu quả kinh tế của dự án chỉ gần 7 tỷ đồng, trong khi tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 28 tỷ đồng. Theo chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) của toàn bộ dự án, ta tính được chỉ tiêu NVA của dự án làng TNLN biên giới Ia Mơr huyện Chư Prông – Gia Lai như sau: NVA = O – (MI + Iv) Trong đó: O = 7 tỷ VNĐ MI + Iv = 28 tỷ VNĐ Ta có: NVA = 7 – 28 hay NVA = -21 tỷ VNĐ Tổng vốn đầu tư: 53.171 triệu đồng Giá trị đầu ra của dự án hay tổng thu nhập của dự án: đạt gần 34260 triệu đồng. NVA của toàn bộ các dự án làng TNLN thực hiện là: NVA = 34260 – 53171 = -18911 Rõ ràng nếu xét về chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA) do dự án đem lại thì chủ đầu tư (tỉnh đoàn) sẽ không thực hiện đầu tư. Vậy lí do đầu tư của dự án là gì, có phải là hiệu quả xã hội mà dự án mang lại? Về Mô hình kinh tế: Mỗi làng thanh niên lập nghiệp là một mô hình kinh tế Nông – Lâm kết hợp, phát triển theo hướng sản xuất nông lâm nghiệp chuyên canh có giá trị kinh tế cao. Trong đó kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản; Ban quản lý dự án là tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu tư và dịch vụ định hướng quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, hướng dẫn KH – KT, tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình. Đối với kinh tế hộ gia đình đã thực hiện giải pháp lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày, nhận trồng chăm sóc và bảo vệ rừng để có thu nhập trước mắt, sớm ổn định đời sống tạo tiền đề cho phát triển cây con có giá trị kinh tế cao. Đến nay, bốn làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh đã trồng, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ 8.352ha rừng (Trồng mới 2.141ha, khoanh nuôi 1.240ha, chăm sóc 2.141ha và bảo vệ 4.971ha) đạt tỷ lệ che phủ rừng từ 35 – 45 %; trồng 520ha cây ăn quả đặc sản, 639 ha cây công nghiệp có giá trị kinh tế, sản xuất được 3,5 triệu giống cây lâm nghiệp và 20 vạn giống cây ăn quả; chăn nuôi 1.464 trâu bò, 2.256 con lợn dê, 10.590 gia cầm, 16,5ha nuôi trồng thuỷ sản; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 2.400 lượt người. Tổng thu nhập của 4 làng TNLN đến nay đạt khoảng 8,7 tỷ đồng/năm, bình quân thu nhập 1 hộ đạt 15,7 triệu đồng/năm; trong tổng số 545 hộ gia đình nghèo có 60% hộ trung bình, 40% họ khá và giàu, không có hộ nghèo, thu nhập bình quân 1 lao động từ 700.000 – 1.100.000 đồng/tháng, hộ thu nhập cao nhất 200 – 250 triệu đồng/năm. Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất của toàn bộ các dự án làng TNLN do ban TNXP thực hiện dự án Chăn nuôi (con) thuỷ sản (ha) trồng trọt (ha) dịch vụ (hộ) Thu nhập bình quân (tr. đ/lđ/năm) Nhà ngói (cái) Xe máy (cái) Tivi (cái) Trâu bò lợn dê Gia cầm Cây ăn quả Cây công nghiệp Lâm nghiệp Làng sông Rộ, Nghệ An Làng 400 300 4000 7 140 245 361 3 18 97 130 25 Làng Phúc trạch, Hà Tĩnh 400 850 2150 4 150 107 282 7 15 157 45 85 Làng An Mã, Quảng Bình 363 436 2780 5 180 57 1200 10 14,5 68 48 80 Làng A Sờ, Quảng Nam 301 670 1660 0,5 50 230 44,5 8 15 40 70 45 cộng 1464 2256 10590 16,5 520 639 1887,5 28 15,62 362 293 235 Bảng 7: Tổng hợp kết quả thu hút lao động và giải quyết việc làm: Dự án Lao động thường xuyên số hộ số nhân khẩu Dân tộc đảng viên Đoàn viên Thanh niên bộ đội xuất ngũ trẻ em dưới 15 tuổi Trình độ văn hoá chuyên môn PT TC ĐH Làng sông Rộ, Nghệ An Làng 260 150 470 0 16 180 23 20 210 210 8 7 Làng Phúc trạch, Hà Tĩnh 260 157 340 0 25 236 4 30 104 80 2 5 Làng An Mã, Quảng Bình 240 120 298 0 7 95 17 58 48 4 4 Làng A Sờ, Quảng Nam 300 118 357 49 2 14 17 5 62 12 8 0 cộng 1060 545 1465 49 50 525 44 72 434 350 22 16 Hiệu quả về xã hội: (Bảng 7) Từ chỗ ban đầu là vùng hoang hoá, không có cơ sở hạ tầng, dân cư, nay đã có điện, đường, trường, trạm, hồ đập thuỷ lợi, giếng nước sạch, nhà văn hoá, sân thể thao. Đời sống vật chất và tinh thần của các hộ gia đình trẻ ngày càng ổn định và phát triển, có 60% hộ trung bình, 40% hộ khá và giàu, không có hộ nghèo, thu nhập bình quân 1 lao động từ: 0,7–1,1 triệu đồng/tháng, hộ có thu nhập cao nhất 200-250 triệu đồng/năm; không có hộ gia đình bỏ về quê cũ, không có hộ sinh con thứ 3, không có người mắc tệ nạn xã hội; các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội cũng được củng cố xây dựng. Các mô hình Làng TNLN, khu kinh tế TNXP, Khu nuôi trồng thuỷ sản TNXP… ngày càng khẳng định vai trò xung kích của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Trong dịp tổng kết 7 năm thực hiện dự án nuôi trồng 5 triệu ha rừng, TWĐ đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tặng bằng khen. Sau khi đi kiểm tra các làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh, Hội đồng dân tộc của Quốc hội đã có báo cáo Chính phủ đánh giá cao tính hiệu quả và ý nghĩa của mô hình lang TNLn. Từ những thành công trên, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép TW Đoàn lập “Đề án xây dựng các làng TNLN dọc đường Hồ Chí Minh và biên giới giai đoạn 2006-2010. Công tác xây dựng tổ chức chính trị cơ sở được chú trọng, hầu hết các làng TNLN đã trở thành đơn vị hành chính cấp thôn – làng, thành lập tổ chức cơ sở Đảng với 50 đảng viên, chi đoàn và chi hội thanh niên với 525 đoàn viên. Hầu hết các làng TNLN đã tổ chức tốt và phát huy được vai trò nòng cốt trong các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị - trật tự xã hội, văn hoá, thể thao, xã hội và công tác Đoàn, phong trào thanh niên của địa phương. Dự án làng TNLN đã tạo công ăn việc làm cho ngườidân, tầng lớp thanh niên vung đồng bào khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Từ đó tạo thêm thu nhập cho thanh niên, hộ gia đình trẻ, giúp họ có việc làm thu nhập ổn định, ổn định đời sống. Nhìn vào bảng trên ta thấy: với tổng vốn đầu tư của tất cả các dự án làng TNLN đường Hồ Chí Minh là gần 53 tỷ VNĐ, tạo thêm thu nhập cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án ở Trung ương Đoàn.docx
Tài liệu liên quan