Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 4

1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ XNK. 5

1.2.1. Đối với nền kinh tế. 6

1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại. 6

1.2.3. Đối với các doanh nghiệp. 7

1.3. Các hình thức tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. 8

1.3.1. Tín dụng tài trợ nhập khẩu. 8

a. Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. 8

b. Cho vay thanh toán hàng nhập hoặc thanh toán bộ chứng từ giao hàng. 10

c. Nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. 10

1.3.2. Tín dụng tài trợ xuất khẩu. 11

a. Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hoặc hợp đồng ngoại thương đã ký kết, hoặc đơn đặt hàng. 11

b. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu 12

1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK. 14

1.4.1. Các nhân tố bên trong. 15

a. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp. 15

b. Các nhân tố thuộc về ngân hàng. 15

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài. 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ NỘI. 18

2.1. Một số nét khái quát về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. 18

2.1.1. Lịch sử hình thành và Phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Hà Nội. 18

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Thành phố Hà Nội. 20

2.1.3. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội: 22

a. Hoạt động huy động vốn. 23

a. Hoạt động tín dụng. 25

c. Hoạt động dịch vụ 26

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội 28

2.2.1. Quy trình và điều kiện cho vay đối với các hình thức tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội. 28

a. Điều kiện vay: 28

b. Nghiệp vụ. 28

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 30

a. Hoạt động mở L/C và cho vay ký quỹ mở L/C. 31

b. Hoạt động bảo lãnh. 32

c. Hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập. 33

2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tài trợ XNK của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 34

a. Những kết quả đạt được. 34

b. Những tồn tại và hạn chế. 35

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐT & PT CHI NHÁNH HÀ NỘI. 37

3.1. Những cơ hội và thách thức với việc tài trợ XNK, định hướng hoạt động 2006-2010 của Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội. 37

3.1.1. Cơ hội. 37

3.1.2. Thách thức. 38

3.1.3. Định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010. 39

3.2. Một số các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội. 40

3.2.1 Tăng cường nguồn vốn của Chi nhánh. 40

3.2.2. Hoàn thiện và đa dạng hóa các hình thức tín dụng tài trợ XNK. 41

a.Tài trợ xuất khẩu: 42

b. Tài trợ nhập khẩu. 42

3.2.3. Đa dạng hóa khách hàng: 43

3.2.4. Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động XNK. 44

3.3.5. Đẩy mạnh các hình thức phân phối, quảng bá hình ảnh ngân hàng. 45

3.3.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trong mô hình ngân hàng hiện đại. 45

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 46

3.3.1. Đối với Nhà nước. 46

3.3.2. Đối với Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. 48

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 49

KẾT LUẬN 51

 

 

docx54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, Ngân hàng ĐT & XD Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội. Từ ngày thành lập tới cho tới năm 1995, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội đã trải qua 3 giai đoạn phát triển cơ bản như sau: -Giai đoạn 1957-1960: Phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. -Giai đoạn từ năm 1965- 1975: Phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. -Giai đoạn từ năm 1975- 1995: Phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế trong cả nước. Ngày 01/01/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi ngân hàng ĐT & PT Việt Nam tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính. Trước 1995 Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam không hẳn là 1 ngân hàng thương mại, Ngân hàng hoạt động như một ngân hàng Quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân hàng chính sách nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong các lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản. Từ năm 1995, Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam nói chung, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng Thương mại. Chi nhánh Hà Nội có nhiệm vụ huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ, USD để tiến hành các hoạt động cho vay tương ứng đối với các tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư có nhu cầu về vốn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng ĐT & PT Thành phố Hà Nội. Trải qua quá trình phát triển Ngân hàng không ngừng lớn mạnh và cải thiện hơn bộ máy tổ chức không chỉ tại Chi nhánh Hà Nội mà còn tại nhiều Phòng Giao dich trên khắp các địa bàn Hà Nội. Tính cho đến năm 2007, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội có tổng số 350 nhân viên làm việc tại 23 đầu mối. Ngoài Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội, thì các phòng, ban, điểm giao dịch có thể kể đến như: Phòng tín dụng số 1,2,3,4; Phòng Tài chính-kế toán; Phòng DVKH cá nhân; Phòng DVKH doanh nghiệp; Tổ chức cán bộ; Phòng kế hoạch nguồn vốn; Phòng Thanh toán quốc tế; Phòng tiền tệ và kho quỹ; phòng điện toán; Văn phòng; Phòng TĐ & QLTD; các phòng giao dịch bao gồm: 1,2,6, 10, 11, 12, 17 ,18 và điểm giao dịch1, 3. Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nên bản thân ngân hàng luôn tạo cho mình một bộ máy tổ chức đơn giản và hoạt động hiệu quả. Các phòng giao dịch luôn có sự hoạt động độc lập dưới sự kiểm soát của Ngân hàng ĐT & PT Chi nhánh Hà Nội. GIÁM ĐỐC *Sơ đồ tổ chức. PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. TĐ & QLTD P. ĐIỆN TOÁN P. TIỀN TỆ KHO QUỸ P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. THANH TOÁN QUỐC TẾ P. KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN P. DVKH DOANH NGHIỆP P. DVKH CÁ NHÂN ĐIỂM GIAO DỊCH P. GIAO DỊCH P. TÍN DỤNG DIỂM GIAO DỊCH 1 P. GIAO DỊCH 11 P. GIAO DỊCH 1 P. TÍN DUNG 3 P. GIAO DỊCH 12 P. GIAO DỊCH 2 P. TÍN DỤNG 1 DIỂM GIAO DỊCH 1 P.TÍN DỤNG 4 P. TÍN DỤNG 2 P. GIAO DỊCH 17 P. GIAO DỊCH 6 P. GIAO DỊCH 18 P. GIAO DỊCH 10 2.1.3. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội: Qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển, chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã không ngừng lớn mạnh. Với những bước thăng trầm của nền kinh tế Việt nam, ngân hàng đã phải trải qua không ít những thời kì khó khăn. Năm 1995, việc chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp về Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính, theo thống kê khoảng 900 tỷ, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cùng lúc đó, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động. Tuy nhiên, với sự thay đổi phương thức hoạt động cùng sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn trước mắt. Thời điểm này có thể được coi là một mốc đánh dấu sự chuyển mình không chỉ của chi nhánh mà còn của toàn hệ thống NHĐT&PT Việt Nam. Với sự thay đổi phương thức hoạt động, từ việc hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh doanh đa năng tổng hợp, ngân hàng đã thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều này khẳng định qua tình hình lợi nhuận mà chi nhánh thu đựơc qua các năm, được thể hiện cụ thể qua bảng lợi nhuận 3 năm gần nhất dưới đây: Bảng 2.1: Tổng lợi nhuận của chi nhánh ( Đơn vị: Tỷ VND) Năm Lợi Nhuận Mức độ tăng 2005 89,864 46,95 2006 101,749 11.885 2007 128,895 27.146 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng: Lợi nhuận qua các năm của Chi nhánh Hà Nội có sự gia tăng về con số: - Năm 2005: Đánh dấu 1 năm hoạt động nỗ lực của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Lợi nhuận năm 2005 tăng 6.713 triệu VNĐ so với năm 2004 tức lợi nhuận đã tăng 110% . Có được kết quả này là do ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng đã quyết tâm mở rộng tín dụng, tăng doanh thu, quản lý chặt chẽ nguồn vốn và luôn thực hiện chương trình tiết kiệm chống lãng phí. - Năm 2006 Lợi nhuận chỉ đạt 101.749 triệu VNĐ và tăng 11.885 triệu VNĐ so với cùng kì năm trước lợi nhuận ước tính tăng 13,22%. Mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể, doanh thu không tăng gấp đôi so với năm 2005. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã trích lợi nhuận đạt được để sử dụng cho việc dự phòng rủi ro và đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ban của Chi Nhánh. - Với sự hoạt động nỗ lực của toàn thể các cán bộ, nhân viên thì năm 2007 con số lợi nhuận thu được là: 128.895 triệu VNĐ và tăng 27.146 triệu VNĐ (26,67%). Nhìn vào bảng số liệu thì mức tăng lên trong năm 2007 gấp đôi so với năm 2006 (chỉ đạt 11.885 triệu VNĐ). Đây là 1 tín hiệu đáng mừng vì trong các năm gần đây với việc các ngân hàng Thương mại cổ phần mở ra rất nhiều nhưng hoạt động tài chính của Ngân hàng vẫn duy trì ổn định và hiệu quả. Sau đây là một số hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh: a. Hoạt động huy động vốn. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế. Trong năm 2007, thị trường vốn trong nước rất sôi động. Trên địa bàn Hà Nội các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất và các hình thức huy động vốn hết sức hấp dẫn. Hòa chung trong không khí đó NH ĐT&PT Hà nội cũng nỗ lực không ngừng, ngân hàng đã sử dụng rất nhiều các hình thức huy động vốn hấp dẫn như: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động, thực hiện tốt công tác khách hàng…do đó trong năm 2007 công tác huy động vốn tại ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bảng 2.2: Tổng hợp huy động vốn (Đơn vị:Triệu VND) Các chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 VNĐ Ngoại tệ quy đổi VNĐ Ngoại tệ quy đổi VNĐ Ngoại tệ quy đổi Tiền Gửi TC 2.628.466 268.372 3.756.038 139.941 4.787.266 315.571 Tiền gửi Tiết kiệm 752.316 531.729 954.058 592.222 1.067.217 702.898 Kỳ phiếu, Trái phiếu 232.894 146.209 107.435 333.027 1.497 174.475 Tổng số 3.613.677 946.311 4.817.531 1.065.190 5.855.980 1.192.944 Nguồn vốn huy động 4.559.988 5.882.721 7.048.924 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là từ các hoạt động tiền gửi dưới dạng: mua kỳ phiếu hoặc trái phiếu, tiền gửi vào tài khoản cá nhân, trả lương qua Chi nhánh hoặc huy động vốn nhàn rỗi gửi tiết kiệm. Ngân hàng huy động tiết kiệm đối với tiền VNĐ, USD hoặc EUR. Thông qua số liệu trong 3 năm gần đây vốn huy động tiết kiệm của ngân hàng đã có sự tăng vọt đáng kể. Nếu năm 2005 lượng nguồn vốn huy động được chỉ là: 4.559.988 triệu VNĐ thì sang tới năm 2006 con số này đã tăng lên 5.882.721 triệu VNĐ. Năm 2007 với việc nâng cao lãi suất đối với các hình thức tiết kiệm nên ngân hàng đã huy động được 7.048.924 triệu VNĐ( gần gấp đôi so với năm 2005). Trong nhưng năm gần đây, thu nhập của cá nhân tăng do đó việc ngân hàng nâng cao lãi xuất nhắm mục đích nâng cao nguồn vốn và giảm lạm phát cho xã hội. Việc các ngân hàng tiến hành nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau cũng đã thỏa mãn cho nhu cầu tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra, sử dụng nguồn vốn ngoại tệ nhằm mục đích cho các hoạt động hỗ trợ XNK, truy đổi ngoại tệ cho KH ….Ngân hàng đã đa dạng hóa được các sản phẩm, dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các tỉnh, thành phố khác nói riêng. b. Hoạt động tín dụng. Công tác tín dụng là một hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại BIDV chi nhánh Hà Nội, bởi đây là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho không chỉ BIDV chi nhánh Hà Nội nói riêng mà với tất cả các ngân hàng thương mại nói chung. Với mục đích là cấp tín dụng cho các Tổng công ty, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chi nhánh đã xây dựng nên các cơ chế, chính sách và sản phẩm phù hợp để có thể hỗ trợ tốt cho khách hàng cũng như không ngừng tăng cường hỗ trợ phát triển khách hàng. Với nỗ lực không ngừng của mình, năm 2007 chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bảng 2.3: Tổng hợp sử dụng nguồn vốn ( Đơn vị: Triệu VND) Các chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 VNĐ Ngoại tệ quy đổi VNĐ Ngoại tệ quy đổi VNĐ Ngoại tệ quy đổi Cho vay ngắn hạn 2.030.534 497.258 2.247.188 747.015 2.169.666 885.641 Cho vay trung hạn 255.815 35.198 224.631 32.741 253.622 69.472 Cho vay dài hạn 246.254 256.653 239.410 265.019 157.310 252.466 Cho vay KH NN 61.312 2.979 14.485 0 2.375 0 Khoanh, chờ xử lý 10.257 0 0 0 0 ODA 2.214 60.899 668 51.857 43.348 Tổng số 2.606.387 852.987 2.726.382 1.096.632 2.582.973 1.250.927 Vốn cho vay 3.459.374 3.823.014 3.790.552 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Qua bảng tổng hợp trên ta thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng là chủ yếu cấp tín dụng cho các khoản vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do các ngân hàng luôn mong muốn giảm thiểu rủi ro trong các khoản vay và nhanh thu hồi các khoản vay khó đòi. Do đó, hạn chế các khoản vay với thời hạn hoàn vốn và lãi trong khoảng thời gian 3-7 năm là cách thức chi nhánh mong muốn áp dụng với các khoản tín dụng lớn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Năm 2005 là năm quan trọng với các hoạt động tín dụng của ngân hàng, doanh số cho vay đã lên tới 3.459.374 triệu VNĐ trong đó tập trung ở các khoản vay ngắn hạn. Các khoản vay ngắn hạn chiếm tới 73,07% số vốn vay trong khi đó các khoản vay trung và dài hạn khoảng 793.920 triệu VNĐ chỉ chiếm: 22.94%. - Theo số liệu cho đến ngày 31/12/2006 thì tổng số vốn cho vay là 3.823.014 triệu VNĐ và tăng 363.640 triệu VNĐ so với năm 2005 ( Tăng 10.51%). Trong đó, vay ngắn hạn đã tăng lên 466.411 triệu VNĐ và tăng 18,5% so với năm 2005. Trong khi đó, các khoản vay trung và dài hạn chỉ khoảng 761.801 triệu VNĐ đã giảm so với năm trước khoảng 32.119 triệu VNĐ ( giảm 4,1%). - Tính đến ngày 31/12/2007 thì tổng số vốn cho vay chỉ khoảng 3.790.552 triệu VND và giảm 32.462 triệu VNĐ so với năm 2006. Nguyên nhân diễn ra tình trạng trên là do lãi suất gửi tiết kiệm tăng nhằm mục đích tăng lượng vốn cho các hoạt động tài chính khác, tuy nhiên dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên làm hạn chế bớt các khoản vay. Các khoản vay dài hạn có dấu hiệu tăng nhưng vẫn chưa đáng kể đối với nhu cầu vay trong thời gian ngắn hạn Nhìn chung, Chi nhánh Hà Nội không chỉ phục vụ tài chính cho các khách hàng doanh nghiệp, các Tổng công ty mà chi nhánh con mở rộng phạm vi phục vụ của mình ra mảng khách hàng cá nhân. Các khoản vay không chỉ dừng lại ở các hoạt động trong nước mà còn cả các hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong các năm gần đây, các hoạt động tài trợ ngày càng phổ biến và hoạt động vay ngoại tệ kinh doanh được đẩy mạnh. c. Hoạt động dịch vụ Nhằm hướng tới đem đến cho khách hàng của mình sự phục vụ hoàn hảo và chuyên nghiệp, chi nhánh luôn chú trọng đến việc phát triển các loại hình dịch vụ và triển khai các dịch vụ mới thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng như: Thu đổi các loại ngoại tệ, thu mua séc du lịch, chi trả kiều hối, thanh toán không dùng tiền mặt… Bảng 2.4: Thu dịch vụ của chi nhánh ( Đơn vị: Tỷ VND) Năm Tổng thu dịch vụ Tỷ lệ tăng (%) 2005 30,916 11,25 2006 35,357 14,36 2007 46,529 31,6 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Tính đến năm 2007 thu dịch vụ có những biến chuyển vượt bậc, tăng 31,6% so với năm 2006, tăng 50,01% so với năm 2005 và đạt 115% kế hoạch năm 2007. Trong năm 2007, Chi nhánh Hà nội tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã đa năng động dạng hóa các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thu hộ cho các đại lý, dịch vụ tài khoản Smart@ccount, dịch vụ Homebanking…Các dịch vụ này vừa góp phần đa dạng hóa hoạt động thanh toán, tăng thu phí thanh toán trong nước vừa là dịch vụ bổ trợ tài khoản hữu ích để thu hút khách hàng. Đây cũng là chi nhánh đầu tiên trong toàn hệ thống triển khai thử nghiệm và triển khai đại trà các sản phẩm mới gắn liền với công nghệ hiện đại và cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng, hoàn thành việc thanh toán thẻ VISA qua hệ thống ATM, mở rộng thêm hệ thống ATM, và triển khai kí kết hợp đồng lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ POS, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union với doanh số chi trả trên 215 nghìn USD thu phí khoảng 45 triệu đồng. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội. 2.2.1. Quy trình và điều kiện cho vay đối với các hình thức tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội. a. Điều kiện vay: Là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hoạt động tài chính, Ngân hàng ĐT &PT Việt Nam nói chung và Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Hà Nội nói riêng đang nỗ lực hoàn thiện hơn quy trình và đơn giản hóa các điều kiện cho vay. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng thực hiện đúng những quy định, quy chế về cho vay của luật TCTD, của Ngân hàng nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau: - Có đủ năng lực pháp lý dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật - Thực hiện các quy trình về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ của ngân hàng Nhà nước Việt nam và hướng dẫn của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam b. Nghiệp vụ. Theo quy trình chung của ngân hàng Nhà nước, và các bước nghiệp vụ riêng, chi nhánh Hà Nội đã tạo lập riêng cho mình quy định chung về các bước trong quy trình tài trợ XNK. Theo đó: Bước 1: CBTD cần nắm được các sản phẩm và dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, từ đó giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm và dịch vụ đó. Đồng thời giảI đáp các thắc mắc của khách hàng. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ các thông tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được từ nguồn vốn kênh khác, CBTD chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn đồng thời tiến hành phân tích và phê duyệt khoản tín Bước 3: Tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá về khách hàng trên nhiều mặt như: Năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mối quan hệ với Ngân hàng… Bước 4: Đưa ra kết luận về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, từ đó xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện đi kèm… Bước 5: Xác định lãi, lỗ và phí có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt Bước 6: Xác định tài sản đảm bảo của khách hàng Bước 7: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Bước 8 : Tiến hành lập báo cáo thẩm định, trên cơ sở đó CBTD lập tờ trình cho khách hàng Bước 9 : Tuỳ theo nhu cầu và kết quả thẩm định, Ngân hàng xác định phương thức cho vay Bước 10: Xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán của Ngân hàng. Sau đó căn cứ vào hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay. Bước 11: CBTD tiến hành soạn thảo hợp đồng. Sau khi thống nhất ý kiến với khách hàng, Giám đốc chi nhánh hoặc Phó Giám đốc phụ trách tín dụng sẽ ký kết hợp đồng. Bước 12: CBTD quản lý giải ngân sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng, đồng thời ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và giám sát đối với việc sử dụng khoản vay. Bước 12: Đến hạn, CBTD tiến hành thông báo đến cho khách hàng về khoản vay bao gồm gốc, lãi, phí của khoản nợ vay và yêu cầu khách hàng thanh toán sớm trước 10 ngày so với ngày hết hạn. 2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan trọng. Thị trường thương mại thế giới không ngừng mở rộng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư đang trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc có đủ vốn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ của Ngân hàng. Quan hệ kinh doanh quốc tế luôn đặt các doanh nghiệp vào những tình huống phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại quốc tế đòi hỏi có sự tham gia của Ngân hàng, Ngân hàng đem lại cho các doanh nghiệp sự hiểu biết về kỹ thuật và chỗ dựa tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. Không nằm ngoài quy luật chung, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đều nhận thức rõ được vai trò hết sức quan trọng của các Ngân hàng thương mại. Lẽ tất nhiên các Ngân hàng thương mại cũng nắm bắt được tình hình này và cung cấp nhiều dịch vụ hấp dẫn để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đối với Chi nhánh BIDV Hà Nội , đặc biệt là một Ngân hàng quốc doanh, đã hiểu rỗ được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay. Từ đó Chi nhánh đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này và đạt được một số kết quả nhất định. Bảng 2.5: Doanh số tài trợ XNK tại BIDV Hà Nội ( Đơn vị: Tỷ VND) Nội dung 2005 2006 2007 Cho vay XK 11 23 50 Cho vay NK 17 39 72 Doanh số cho vay tài trợ XNK 28 62 122 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Năm 2005 là năm tiền đề cho việc ra nhập WTO của Việt Nam, theo đó việc các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực XNK đã quan tâm nhiều tới việc sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng cho các hoạt động tín dụng của họ. Nếu năm 2005 hoạt động tài trợ cho XNK là 28 tỷ VNĐ (trong đó Xuất khẩu chiếm 39,3% và Nhập khẩu chiếm 60,7%) thì sang tới năm 2006 hoạt động này đã tăng 2,2 lần ( trong đó tài trợ cho xuất khẩu tăng 109% và hoạt động nhập khẩu tăng 183%). Năm 2007 đánh dấu sự tăng vọt về hoạt động trong các lĩnh vực tài trợ XNK, các con số cho biết tới hoạt động tương đối ổn định của ngân hàng. Tổng doanh số tài trợ đã là 122 tỷ VNĐ trong số đó xuất khẩu chiếm 50 tỷ VNĐ và hoạt động nhập khẩu chiếm 72 tỷ VNĐ. Khoảng cách tài trợ trong 2 lĩnh vực này ngày càng cân đối hơn. Tuy nhiên, các hoạt động nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn do đó các doanh nghiệp luôn tìm tới ngân hàng nhiều hơn cho các hoạt động nhập khẩu của mình. a. Hoạt động mở L/C. Hoạt động cho vay mở L/C tại Chi nhánh dựa trên một số cơ sở như: tình hình tài chính của Doanh nghiệp, mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng, các loại hàng hoá được đề cập đến trong hợp đồng ngoại thương, mục đích của việc sử dụng vốn vay… Qua quá trình thẩm định, phòng tín dụng sẽ quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Mở L/C một hoạt động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn tài trợ của Chi nhánh. Bảng 2.6: Tình hình hoạt động cho vay mở L/C ( Đơn vị: Tỷ VND) Năm Doanh số cho vay Mức độ tăng (%) 2005 19.38 30,5 2006 24.2 24,871 2007 35.64 47,273 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Từ bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động mở L/C qua các năm 2005, 2006 và 2007 của chi nhanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội liên tục tăng, đây là một kết quả khá khả quan. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 19,38 tỷ VNĐ tăng 30,5% 2004, năm 2006 đạt 24,2 tỷ VNĐ tăng 24,871% so với năm 2005 và đến năm 2007 con số này là 35,64 tỷ VNĐ tăng 47,273% so với năm 2006. Mặt khác, doanh số cho vay mở L/C luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động tài trợ XNK. Điều này cho chúng ta thấy rằng, phương thức tài trợ này ngày càng được ưa chuộng không chỉ trong hiện tại mà trong tương lai phương thức thanh toán này còn sẽ tăng cao. Vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp hợp lý, kịp thời để nắm bắt và tận dụng được cơ hội kinh doanh này. b. Hoạt động bảo lãnh. Khi có nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh, khách hàng cần nộp một bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm giấy Đề nghị bảo lãnh và các tài liệu có liên quan theo quy định của Ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng sẽ xem xét khách hàng có đủ các điều kiện để nhận bảo lãnh hay không ( có đủ năng lực pháp lý, có dự án khả thi, có tài sản đảm bảo hợp pháp…) và đưa ra quyết định có bảo lãnh cho khách hàng hay không. Thông thường khách hàng khi nộp đơn xin bảo lãnh ở chi nhánh nếu được chấp nhận thì khách hàng phải có tài sản đảm bảo thế chấp. Bảng 2.7: Doanh số bảo lãnh ( Đơn vị: Tỷ VND) Nội dung 2005 2006 2007 Bảo lãnh 1870 2230 2980 Bảo lãnh trong nước 1670 2010 2370 Bảo lãnh nước ngoài 200 220 610 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Hoạt động bảo lãnh cũng có những bước phát triển đột phá, nếu như năm 2005, doanh số hoạt động này thu được 1870 tỷ VNĐ thì đến năm 2007 đã tăng lên đế 2980 tỷ VNĐ. Chỉ trong 2 năm mà doanh số hoạt động bảo lãnh đã tăng gần gấp đôi. Đặc biệt trong năm 2007, khi mà Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì tỷ trọng của hoạt động bảo lãnh nước ngoài đã tăng lên rõ rệt so với những năm trước đó. Với xu hướng hội nhập ngày một tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng vươn mình ra thế giới. Nhưng họ lại chưa có uy tín và thương hiệu trên trường quốc tế, điều này là rào cản rất lớn trong sự phát triển của họ. Để khắc phục được nhược điểm này, các doanh nghiệp đã lựa chọn dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng với những đặc thù riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho họat động kinh doanh của mình. c. Hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập. Mức tài trợ mà Chi nhánh áp dụng đối với khách hàng tuỳ thuộc vào sự thẩm định của phòng tín dụng, nhưng phải nằm trong hạn mức tín dụng của đơn vị và giới hạn dư nợ cho phép của Chi nhánh, nhà nhập khẩu phải đóng tiền thêm trước khi nhận bộ chứng từ. Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, Chi nhánh có nhiệm vụ giám sát tình hình tiêu thụ hàng hoá, trả nợ… Nhất là đối với trường hợp cho vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập, hàng hoá có thể đưa trực tiếp về kho hàng ngân hàng hoặc kho do ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng thuê kho có sự đồng ý của nhà nhập khẩu. Mọi chi phí liên quan đến việc lưu kho, bảo quản, chuyên chở thì nhà nhập khẩu chịu. Trường hợp hàng hoá nhập kho của doanh nghiệp, lô hàng phải nhập theo chỉ định của Ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, nhà nhập khẩu sẽ nộp tiền vào, Ngân hàng sẽ trả hàng hoá theo từng lần cho đến hết. Bảng 2.8: Tình hình hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập ( Đơn vị: Tỷ VND) Năm Doanh số cho vay Mức độ biến động (%) 2005 19,54 20,24 2006 25,6 31,01 2007 43,26 68,98 (Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập là hoạt động mang lại doanh số cao nhất cho ngân hàng trong hoạt động cho vay tài trợ nhập khẩu. Trong những năm gần đây, hoạt động này liên tục tăng trưởng. Nếu năm 2005 chỉ cho vay có 19,54 tỷ VNĐ thì đến năm 2007 đã tăng lên 43,26 tỷ VNĐ, tăng 68,98% so với năm 2006. Doanh số hoạt động cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập liên tục tăng đặc biệt là trong những năm gần đây là do nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên khi mà nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam lại thiếu vốn để nhập khẩu các mặt hàng đang có nhu cầu trên thị trường. 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tài trợ XNK của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. a. Những kết quả đạt được. Tuy nghiệp vụ tín dụng quốc tế không phải là thế mạnh của chi nhánh nhưng qua những số liệu đã phân tích ta có thể thấy hoạt động tín dụng tài trợ XNK của chi nhánh BIDV Hà Nội đã có những bước tiến rõ rệt. Doanh số tài trợ XNK năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trưởng khá ổn định. Nếu năm 2006 hoạt động tài trợ XNK đạt 62 tỷ VNĐ tăng 121,42% so với năm 2005, thì đến năm 2007 con số này là 122 tỷ VNĐ. Có được những thành công nhất định này phần lớn chính là nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, cụ thể là: - Chú trọng đến yếu tố con người bởi đây được coi là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ XNK nói chung. Với quy trình tuyển dụng chặt chẽ chi nhánh đã có được một đội ngũ thanh toán viên trẻ năng động, có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại. Bên cạnh đó, chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan