Khi nền kinh tế của Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kết hợp với sự kiện Liên Xô tan rã thì công ty chè Than Uyên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về thị trường, sản phẩm sản xuất ra không tìm được đầu ra, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đời sống của cán bộ công nhân viên cũng bị ảnh hưởng. Ban giám đốc luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho công ty, ban giám đốc đã tìm đến những khách hàng mới, cả khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Đối với những khách hàng truyền thống doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường đồng thời có một phần tích luỹ để tiến các bước hoạt động kinh doanh của mình
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)
Năm thứ 3: 4 triệu đồng (trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)
Năm thứ 4: 2 triệu (chăm sóc, bảo vệ).
- Nhà nước hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay trong 3 năm đầu, năm thứ 4 trở đi người đi vay phải trả lãi theo quy định của ngân hàng (chưa phải trả gốc).
- Thu hồi vốn vay vào các năm thứ 5,6,7 quy định như sau:
+ Năm thứ 5 thu hồi 20% gốc và lãi
+ Năm thứ 6 thu hồi 40% gốc cộng lãi trên số dư còn lại
+ Năm thứ 7 thu hồi hết số gốc và lãi của vốn vay.
- Riêng đối với các hộ có diện tích chè kinh doanh phải giải toả do yêu cầu của Nhà nước, nếu có nhu cầu trồng mới tại địa điểm đã được quy hoạch khác thì được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha (diện tích trồng mới không được lớn hơn diện tích bị giải toả và phải có thẩm định việc trồng mới của cơ quan chức năng)
- Hỗ trợ công tác khuyến nông đối với cây chè:
+ Chủ đầu tư (của kế hoạch được giao hoặc dự án) được hợp đồng cán bộ khuyến nông trong quá trình trồng mới và chăm sóc chè, với định mức 1 cán bộ khuyến nông phải theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo 10ha và được hưởng phụ cấp 6 tháng/năm theo mức quy định:
Vùng I: 200.000đ/người/tháng.
Vùng II: 250.000đ/người/tháng.
Vùng III: 300.000đ/người/tháng.
Khái quát tình hình phát triển của công ty chè Than Uyên
2.1.1.Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy của công ty
1.Tên công ty, trụ sở
Công ty cổ phần chè Than Uyên.( Than Uyen tea joint stock compapy)
Địa chỉ: Thị trấn Nông trường - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: (023)786851-786866-786870-786867
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm chè và vật tư nông nghiệp (theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 230600000 ngày 08/06/2004 của sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Lai Châu.)
Mô hình tổ chức quản lí:
06 đơn vị nông nghiệp sản xuất chè búp tươi nguyên liệu với tổng diện tích chè kinh doanh là 443,8 ha và 5,67 ha chè kiến thiết cơ bản trồng năm 2003-2004
01 đơn vị chế biến sản xuất chè khô sơ chế với tổng công suất chế biến các loại sản phẩm là : 60 tấn chè nguyên liệu/ngày.
01 đơn vị quản lý.
2. Cơ cầu tổ chức của công ty
Công ty có 530 cán bộ công nhân viên chức với 3 phòng ban chức năng và 7 đơn vị trực thuộc trong đó có 6 đơn vị sản xuất nông nghiệp và 1 xưởng chế biến sản phẩm.
1.Ban giám đốc
Bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách nông nghiệp và Phó giám đốc phụ trách công nghiệp ( trong đó có hai người tốt nghiệp Đại học khối Kinh Tế và một người tốt nghiệp trung cấp Xây dựng).
Phó giám đốc xí nghiệp phụ trách ngành nông nghiệp giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kế hoạch thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái chè búp tươi và chất lượng vườn chè.
Phó giám đốc công ty phụ trách công nghiệp giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghiệ, kế hoạch thu mua vận chuyển nguyên liệu chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và quản lý chất lượng sản phẩm.
Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về việc được phân công, báo cáo với Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp và kết quả thực hiện chủ trương đã đề ra, có trách nhiệm phối hợp với nhau trong công tác và yêu cầu của các phòng ban chức năng, phải thường xuyên bàn bạc, tìm mọi biện pháp hỗ trợ với nhau cũng như giúp các đơn vị trực thuộc, nhằm thực hiện tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
2.Đảng bộ xí nghiệp
Bao gồm: Giám đốc công ty kiêm Bí thư Đảng uỷ công ty, Phó bí thưĐảng uỷ thường trực kiêm Chủ tịch công đoàn công ty.
Định kì đầu tháng của mỗi quý, Đảng uỷ xí nghiệp họp bàn về công
lãnh đạo, đề ra chủ trương lớn và mục tiêu hành động sản xuất kinh doanh của công ty, sau đó mở hội nghị công ty bí thư các chi bộ để phổ biến Nghị quyết của Đảng bộ công ty nhằm thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, tăng cường đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
3.Công đoàn công ty
Có nhiệm vụ giám sát, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, nghỉ hưu, mất sức, thôi việc cho người lao động. Ngoài ra công đoàn còn phối hợp với chuyên môn tập trung chỉ đạo, động viên công nhân viên chức thi đua sản xuất, công tác hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chăm lo tạo điều kiện cho người lao động có đủ việc làm, nâng cao thu nhập và giúp các công đoàn bộ phận hoạt động theo chức năng của mình.
4.Phòng kế hoạch
Gồm năm cán bộ trong đó có ba người tốt nghiệp Đại học, một người tốt nghiệp trung cấp chế biến và một nhân viên thủ kho. Phòng có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
5.Phòng kế toán
Gồm năm người đều tốt nghiệp trung cấp tài chính kế toán. Phụ trách về tài chính công ty, kế toán trưởng kiêm trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cấp trên và pháp luất về sự đúng đắn của công tác hạch toán nội bộ công ty, cũng như thực hiện nhiệm vụ theo quy định về công tác kế toán, thống kê, pháp luật về kế toán trưởng và các quy định khác trong điều lệ của công ty.
6.Phòng tổ chức, hành chính, bảo vệ
Gồm 11 người trong đó có 3 người tốt nghiệp trung cấp, hai người lái xe công tác cho công ty, 3 nhân viên bảo vệ và 3 nhân viên tạp vụ.
Phòng phụ trách về mọi mặt có liên quan đến con người như: Tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp tuyển chọn lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, ngoài ra còn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực công ty quản lý.
7.Các đơn vị trực thuộc
Hiện tại công ty có 7 đơn vị trực thuộc bao gồm sáu đơn vị sản xuất nông nghiệp và một xưởng cơ khí chế biến.
Đứng đầu sáu đơn vị sản xuất nông nghiệp là sáu đội trưởng do Giám đốc công ty bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng tổ chức, trong đó cả sáu đội trưởng đều tốt nghiệp trung cấp. Nhiệm vụ của các đơn vị nông nghiệp là thâm canh, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm vườn chè, bảo vệ thực vật và thu hái chè búp tươi giao cho xưởng chế biến.
Đơn vị cơ khí chế biến có một đội trưởng và một đội phó do Giám đốc công ty bổ nhiệm, trong đó có một người tốt nghiệp Đại học Kinh tế và một người tốt nghiệp trung cấp công nghiệp chế biến. Đơn vị có nhiệm vụ quản lý máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu đã thu hái ở các đơn vị sản xuất nông nghiệp để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Thực hiện nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng khoá II về việc chuyển một số bộ phận lực lượng quân đội từ thường trực chiến đấu bảo vệ tổ quốc sang nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, xây dựng nền kinh tế vùng biên giới phía Bắc. Nông trường quân đội được thành lập ngày 07/03/1959. Nông trường là tiền thân của nông trường quốc daonh Than Uyên và ngày nay là công ty chè Than Uyên. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, ngoài nhiệm vụ chiến lược là giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông trường còn có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế cho vùng thượng huyện.
Với hơn 1400 cán bộ công nhân viên được bố trí từ 21 đơn vị sản xuất công tác trong giai đoạn 1961-1973, cây trồng chính của nông trường là cà phê, hàng năm sản lượng của cây cà phê của nông trường đạt 350 tấn trên diện tích 350 ha, bên cạch cây cà phê nông trường còn phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn và trồng lúa, ngô nhằm cung cấp lương thực thực phẩm cho công nhân. Xong do điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng Than Uyên không thích hợp với cây cà phê như lạnh giá kéo dài, sương muối dày đặc, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và trình độ quản lý còn nhiều hạn chế nên toàn bộ diện tích cà phê của nông trường bị sương muối phá huỷ hoàn toàn.
Được Chính Phủ và bộ Nông Nghiệp đồng ý. Cây chè đã được xác định là cây trồng chính trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nông trường. Cây chè có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng núi cao Than Uyên. Sau 3 năm từ năm 1974 -1977 tập trung mọi nguồn lực để khai hoang và trồng chè, diện tích chè của nông trường đã đạt 450 ha, với các biện pháp tích cực đầu tư thâm canh chiều sâu. Đảm bảo chặt chẽ quy trình kĩ thuật bảo vệ thực vật, chăm sóc, thu hái sản phẩm nên sau kì kiến thiết cơ bản, năng suất sản lượng chè búp tươi của nông trường không ngừng tăng nhanh. Đến ngày 24/03/1993 theo quyết định 200/NN-TCCD Nông Trường Quốc Doanh Than Uyên đổi tên thành Công Ty Chè Than Uyên. với ngành nghề chính là trồng, chăm sóc, kinh doanh và xuất khẩu chè.
2.2.Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
a. Diện tích
Theo quyết định số 1074/QĐ-CT ngày 02/7/2001 thì công ty chè Than Uyên có tổng diện tích đất là 666,601 ha trong đó:
Đất nông nghiệp: 576,1274 ha
Đất lâm nghiệp: 1,1068 ha
Đất vườn ươm 2,8607 ha ( hơn 1 nửa đã chuyển thành đất kiến thiết cơ bản)
Đất đường ranh giới lô thửa, đất xen đá, đất trũng không có khả năng canh tác : 73,6373 ha ( đã giao cho 1 số hộ gia đình)
Ao hồ :12,8715 ha.
Công ty chè Than Uyên có ngành nghề chính là: Trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm về chè và vật tư nông nghiệp. Vì vậy mà ngoài diện tích nhà xưởng của nhà máy chế biến doanh nghiệp có một lượng lớn đất đai phục vụ cho việc trồng chè của mình. Doanh nghiệp có 6 đội sản xuất nông nghiệp sản xuất chè búp tươi nguyên liệu với tổng diện tích kinh doanh là 443,8 ha và 5,67 ha chè kiến thiết cơ bản trồng năm 2003-2004, có 1,34 ha vườn ươm cây giống.
Bảng 8: Diện tích trồng chè của công ty chè Than Uyên (đơn vị:ha)
Đội
Diện tích ( ha )
Tỉ lệ (%)
Diện tích của nhà máy
Đội 1
50.58
8.42
Đôi 3
99.66
16.59
Đội 6
78.13
13.00
Đội 7
63.24
10.53
Đội 21
84.31
14.03
Đội 26
73.55
12.24
Vườn ươm
1.34
0.22
Diện tích ngoài nhà máy
Mường Khoa
70
11.65
Mường Than
80
13.32
Tổng
600.81
100.00
Nguồn: Công ty chè Than Uyên
Ta có thể thấy diện tích trồng chè của doanh nghiệp chiếm 75,03% diện tích mà doanh nghiệp dùng để thu mua chè búp tươi vì vậy mà doanh nghiệp rất chủ động trong vấn đề nguyên liệu dùng cho chế biến. Nhìn chung công ty đã sử dụng được tối đa diện tích đất được giao của mình vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 9. Diện tích chè kinh doanh công ty trong mối tương quan với diện tích chè của Tỉnh và của Than Uyên
(đơn vị: ha)
2004
2005
2006
Diện tích
%
Diện tích
%
Diện tích
%
Toàn tỉnh
3,887
12
3,926
11
3,189
14.14
Than Uyên
1,381
33
1,431
32
1,460
30.88
Công ty chè Than Uyên
450.81
450.81
450.81
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2006 và công ty chè Than Uyên.
Qua đây ta thấy, trong huyện Than Uyên thì diện tích chè của công ty chè Than Uyên là khá lớn thường xuyên chiếm hơn 30% diện tích chè sản xuất kinh doanh của toàn huyện. Nhưng nó về tỉ lệ phần trăm thì diện tích chè phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty có phần giảm dần điều này do diện tích trồng chè của toàn huyện tăng theo các năm. Còn so với diện tích trồng chè của toàn tỉnh thì diện tích trồng chè của công ty là không cao. Nhưng năm 2006 tỉ lệ diện tích đất trồng chè của công ty tăng đáng kể điều này không phải do công ty tăng diện tích mà do một phần diện tích chè của thị xã đã được sử dụng phục vụ cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở của thị xã. Qua đây, ta có thể thấy công ty chè Than Uyên có khả năng mở rộng quy mô của nhà máy vì diện tích chè kinh doanh của tỉnh cũng như của huyện Than Uyên là khá lớn, nó có khả năng cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho chế biến của công ty.
b. Năng suất
Việc đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến chè khô thì ngoài có một diện tích trồng chè lớn tương ứng với quy mô của nhà máy thì một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến sản lượng đó là năng suất của diện tích trồng chè đó.
Bảng10. Năng suất trên 1 ha trồng chè của công ty chè Than Uyên
( đơn vị: tạ/ha)
Đội
Năng suất
(tạ/ha)
Đội 1
146.40
Đôi 3
142.50
Đội 6
158.70
Đội 7
158.10
Đội 21
128.10
Đội 26
130.50
Mường Khoa
80.00
Mường Than
60.00
Nguồn: Công ty chè Than Uyên.
Năng suất chè trên 1 ha của công ty chè Than Uyên là khá cao, trung bình khoảng 144,5 tạ/ha. Năng suất này cao hơn rất nhiều so với năng suất của các đồi chè khác không phải của công ty như ở Mường Khoa là 80 tạ/ha và ở Mường Than năng suất chỉ là 60 tạ/ha. Năng suất chè của công ty cao do nhiều nguyên nhân : Giống chè của công ty là giống chè Shan ( giống chè có sản lượng và chất lượng cao), trong khi đó chè của Mường Khoa và Mường Than chủ yếu là giống chè trung du ( giống có năng suất không cao). Ngoài ra công ty còn có một kế hoạch chăm sóc rất cẩn thận, công ty trực tiếp mua phân bón giao đến từng hộ nông dân và cử các cán bộ kĩ thuật đến hướng dẫn cách bón phân, phun thuốc trừ sâu… Trước mỗi một đợt thu hái thì doanh nghiệp cử những nhân viên đến từng đội sản xuất để phổ biến tình hình về thời tiết, cách chăm sóc, cách thu hái và đặt ra chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch cho từng đội để có kế hoạch đạt được những chỉ tiêu về năng suất và sản lượng.
c.Sản lượng.
Với nhà máy chế biến với công suất 60tấn/ngày thì sản lượng chè búp tươi của mà doanh nghiệp phải thu hái và mua ngoài là khá lớn. Sản lượng chè búp tươi của công ty liên tục tăng qua các năm.
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
ss(%) 2004/2003
Năm 2005
ss(%) 2005/2004
Năm 2006
ss(%) 2006/2005
Chè búp tươi
Tấn
5849,50
7002,99
119,72
7327,20
104,63
7828,98
106,85
Tốc độ tăng sản lượng là không cao chỉ khoảng hơn 5% một năm. Cao nhất chỉ có năm 2004 tăng gần 20% so với năm 2003. Năm 2004 do đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng quy mô của nhà máy chế biến. Do vậy mà công ty đã phải mua thêm một lượng lớn chè bên ngoài công ty để đảm bảo nguyên liệu. Tỉ lệ mua ngoài của công ty vào năm 2004 so với năm 2003 tăng lên là 162,67% ứng với 907,525 tấn chè búp tươi.
Bảng 11. Bảng tổng hợp thu mua chè búp tươi (đơn vị: Tấn)
Năm 2003
Năm 2004
Tỉ lệ % 2004/2003
Năm 2005
Tỉ lệ % 2005/2004
Chè XN
5291,265
6095,4645
115,19
6243,4175
102,43
Chè ngoài
557,896
907,525
162,67
1083,8315
119,43
Tổng
5849,5225
7002,9895
119,72
7327,249
104,63
Nguồn: Công ty chè Than Uyên.
d. Tình hình tiêu thụ của công ty chè Than Uyên
Khi nền kinh tế của Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kết hợp với sự kiện Liên Xô tan rã thì công ty chè Than Uyên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về thị trường, sản phẩm sản xuất ra không tìm được đầu ra, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đời sống của cán bộ công nhân viên cũng bị ảnh hưởng. Ban giám đốc luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho công ty, ban giám đốc đã tìm đến những khách hàng mới, cả khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Đối với những khách hàng truyền thống doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường đồng thời có một phần tích luỹ để tiến các bước hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm những khách hàng mới ở những thị trường mới như thị trường Đài Loan, Trung Quốc. Chính vì vậy trong thời kì khó khăn chung của ngành chè giai đoạn 1990-2000 công ty chè Than Uyên khi đó là Xí nghiệp nông công nghiệp chè Than Uyên đã đứng vững và xứng đáng nhận những danh hiệu cao quý. Công ty được Chính phủ, bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn , UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua xuất sắc, được Nhà nước tặng huân chương Lao Động hạng Nhất, Nhì, Ba vào các năm 1998, 2000, 2004. Sản lượng chè búp tươi và chè búp khô của công ty liên tục tăng qua các năm.
Bảng 12.. Sản lượng chè búp tươi và búp khô qua các năm
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
ss(%) 2004/2003
Năm 2005
ss(%) 2005/2004
Năm 2006
ss(%) 2006/2005
Chè búp tươi
Tấn
5,849.50
7,002.99
119.72
7,327.20
104.63
7,828.98
106.85
Chè búp khô
Tấn
1,192.60
1,434.74
120.30
1,565.20
109.09
1,639.10
104.72
Nguồn: Công ty chè Than Uyên.
Bảng 13. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm khách hàng của công ty chè Than Uyên.
Các công ty chè
Khu vực
2004
2005
2006
Lượng tiêu thụ (tấn)
tỉ lệ (%)
Lượng tiêu thụ (tấn)
tỉ lệ (%)
Lượng tiêu thụ (tấn)
tỉ lệ (%)
Kim Anh
Hà Nội
153.52
10.7
162.78
10.4
50.81
3.1
Thăng Long
Hà Nội
189.39
13.2
122.09
7.8
468.78
28.6
Hoàng Long
Hà Nội
159.26
11.1
65.74
4.2
254.06
15.5
Tân Nam Bắc
Đài Loan
576.77
40.2
748.17
47.8
644.17
39.3
Goolyoong
TP HCM
126.26
8.8
153.39
9.8
81.96
5
Khâm Châu
Trung Quốc
142.04
9.9
158.09
10.1
-
0
Đông Hải
TP HCM
-
0
34.43
2.2
40.98
2.5
Bách Thuận
TP HCM
-
0
21.91
1.4
26.23
1.6
VP giới thiệu SP
Lào Cai
87.52
6.1
100.17
6.4
72.12
4.4
Tổng
Tấn
1,434.74
100,0
1565.2
100
1,639.10
100
Nguồn: Công ty chè Than Uyên.
Qua bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm khách hàng, ta thấy công ty chè Kim Anh là một bạn hàng truyền thống từ thời kì bao cấp thì nay đã giảm khá nhiều lượng tiêu thụ đến nay chỉ còn có 3.1% sản lượng của công ty. Các công ty khác thuộc miền Bắc như công ty Thăng Long, công ty Hoàng Long cũng có một lượng tiêu thụ không ổn định của công ty chè Than Uyên. Ngược lại thì công ty có quan hệ làm ăn hấp dẫn với những khách hàng nước ngoài, đặc biệt là công ty chè TÂN NAM BẮC là một công ty chè của Đài Loan có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh.
3. Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty chè Than Uyên
3.1. Phân tích tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp như lao động, vật tư, tài sản cố định..Lợi nhuận là một nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì vậy lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước, thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế-xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác được doanh nghiệp giữ lại thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Ngoài ra lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Từ những nội dung trên, việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua phân tích lợi nhuận mới đưa ra các biện pháp không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm:
+ Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
+ Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động của lợi nhuận
+ Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp là rất phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Theo nguồn gốc hình thành thì lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
+ Lợi nhuận khác.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm, dịnh vụ của hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một bộ phận lợi nhuận chiếm tỉ trọng lớn trong toàn doanh nghiệp. Bộ phận này được xác định bằng công thức sau:
=
Hay =
Trong đó:
LN là lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
-, lần lượi là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, giá thành, hay giá vốn hàng bán, chi phí quản lý và bán hàng, thuế doanh thu của sản phẩm thứ i
Dựa vào công thức tổng quát ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
+ Giá bán sản phẩm.
+ Giá thành sản xuất( giá vốn hàng bán)
+ Chi phí quản lý và bán hàng
+ Tỉ suất thuế.
Ngoài 5 nhân tố được thể hiện rõ trên công thức, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu của mặt hàng, thông qua các sản phẩm khác nhau thì có một tỉ suất lợi nhuận khác nhau. Trong quá trình tiêu thụ, tăng khối lượng sản phẩm có tỉ suất lợi nhuận cao, giảm khối lượng sản phẩm có tỉ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận chung sẽ tăng lên.
Tuy nhiên với trường hợp của công ty chè Than Uyên sản phẩm của công ty chỉ là chè khô sơ chế thì yếu tố cơ cấu sản phẩm không ảnh hưởng đến công thức tính lợi nhuận.
Bảng 14. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên năm 2004 và 2005
(đơn vị: đ)
Kì 2005 so với 2004
STT
Công thức
Chỉ tiêu
Giá trị năm 2004 (đ)
Giá trị năm 2005 (đ)
(+/-)
%
1
Doanh thu bán hàng và dịnh vụ
22,668,035,800
27,636,015,850
4,967,980,050
122
2
Các khoản giảm trừ
9,352,400
0
-9.352.400
0
3
(1-2)
Doanh thu thuần
22,658,683,400
27,636,015,850
4,977,332,450
122
4
Giá vốn hàng bán
20,476,936,228
25,086,743,403
4,609,807,175
123
5
(3-4)
Lợi nhuận gộp
2,181,747,172
2,549,272,447
367,525,275
117
6
Doanh thu hoạt động tài chính
18,404,306
13,559,851
-4,844,455
74
7
Chi phí hoạt động tài chính
65,160,000
193,021,796
127,861,796
296
8
Chi phí bán hàng
223,874,172
334,891,300
111,017,128
150
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,576,782,446
1,704,067,228
127,284,782
108
10
(5+6-7-8-9)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
334,334,321
330,851,974
-3,482,347
99
11
Doanh thu khác
22,832,000
43,745,042
20,913,042
192
12
Chi phí khác
1,076,000
13,500,000
12,424,000
1,255
13
(11-12)
Lợi thuận khác
21,756,000
30,245,042
8,489,042
139
14
(10+13)
Lợi nhuận kế toán trước thuế
356,090,320
361,094,016
5,003,696
101
15
28% thu nhập
Thuế thu nhập doanh nghiệp
99,705,290
101,107,200
1,401,910
101
16
Lợi nhuận sau thuế
256,385,030
259,989,816
3,604,786
101
Nguồn: Công ty chè Than Uyên.
Doanh thu bán hàng và dịnh vụ tăng 4.967.980.050 đ tương ứng với 122%. Do các khoản trừ của năm chênh lệch giữa 2 năm 2004 và 2005 chỉ là gần 5 triệu đồng lên nó không ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu thuần của công ty vào năm 2005. Doanh thu thuần vẫn không biến động mức tăng của nó vẫn là 122%. Ta nhận thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 123% cao hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần. Đây là một điều không tốt vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đi sâu và kiểm tra xem xét những nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Tiếp theo ta đi phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá:
= - - - -
So với năm 2004 thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chè Than Uyên năm 2005 đã giảm đi một lượng là 3.482.347đ, chỉ đạt được là 99% so với năm 2004. Không đạt lợi nhuận thuần so với năm 2004 là do ảnh hưởng các nhân tố sau đây:
+ Do tổng doanh thu bán hàng năm 2005 so với 2004 là
27.636.015.850 – 22.668.035.800=4.967.980.050 (đ).
+ Các khoản giảm trừ có tác dụng kích thích khách hàng thanh toán nhưng cũng có thể do chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp giảm (giảm giá thực sự). Giảm giá hàng bán làm giảm lợi nhuận lên khi giảm giá thì doanh nghiệp cũng cần phải để ý đến lợi nhuận sao cho lợi nhuận tăng về tổng số. Các khoản giảm trừ năm 2005 giảm so với năm 2004.
0-9.352.400= - 9.352.400 đ
+ Giá vốn hàng bán tăng nó ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận của công ty. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, thu mua liên quan đến tiêu thụ sẽ làm lợi nhuận bán hàng tăng lên và ngược lại. Do giá vốn hàng bán năm 2005 tăng lên so với năm 2004 lên lợi nhuận của công ty đã giảm đi một lượng là:
-(25.086.743.403 - 20.476.936.228) = -4.609.807.175 (đ)
+ Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi liên quan đến hoạt động tiêu thu như lương nhân viên bán hàng, chi vật liệu bao gói, chi dụng cụ bán hàng, chi quảng cáo, chi vận chuyện, bốc dỡ, hoa hồng.. Những khoản chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận. Năm 2005 thì chi phí bán hàng của công ty chè Than Uyên đã tăng khá lớn so với năm 2004 với mức tăng một lượng là:
334.891.300-223.874.172 = 111.017.128 (đ) tương ứng tăng 150%
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp thường là chi phí cố định, ít thay đổi theo quy mô kinh doanh. Nhưng năm 2005 so với năm 2004 thì chi phí quản lí doanh nghiệp đã tăng so với năm 2004, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí quản lí đã làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp một lượng là:
1.704.067.228 – 1.576.782.446 = 127.284.782 (đ)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ( đồng )
+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận:
-Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ: 4.967.980.050 đ.
- Các khoản giảm trừ : 9.352.400 đ
Cộng : 4.967.980.050 + 9.352.400 = 4.977.322.450 đ.
+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận (đ)
Giá vốn hàng bán : -4.609.807
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32103.doc