MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt 5
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ .6
Lời mở đầu 7
Chương 1: Cơ sở khoa học về tín dụng xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn 10
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghèo đói .10
1.1.1. Các khái niệm về đói nghèo .10
1.1.1.1. Thế nào là đói nghèo .10
1.1.1.2. Khái niệm đói .11
1.1.1.3. Khái niệm nghèo .12
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa đói và nghèo .12
1.1.2. Tiêu chí xác định đói nghèo .13
1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo .16
1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan 16
1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan 17
1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến tín dụng NHCS .19
1.2.1. Định nghĩa ngân hàng chính sách xã hội .19
1.2.2. Hoạt động tín dụng của NHCS .21
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách xã hội . 21
1.2.2.2. Đặc điểm của tín dụng xoá đói giảm nghèo 22
1.2.2.3. Phân loại tín dụng chính sách xã hội. .23
1.2.2.4. Vai trò của tín dụng chính sách đối với xoá đói giảm nghèo .24
1.2.2.5. Các nguồn vốn của NHCSXH .26
1.2.2.6. Lãi suất tại NHCSXH .29
1.2.2.7. Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHCSXH 31
1.2.2.8. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát vốn vay của NHCSXH .33
1.2.3. Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH .34
1.2.3.1. Các nguyên tắc cơ bản trong cho vay đối với hộ nghèo .34
1.2.3.2. Chính sách cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH .35
1.3. Hiệu quả trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo .38
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng XĐGN 38
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động tín dụng XĐGN .39
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng XĐGN .41
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì .44
2.1. Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Trì .44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .44
2.1.1.1. Vị trí địa lý .44
2.1.1.2. Địa hình .45
2.1.1.3. Khí hậu - thuỷ văn .45
2.1.1.4. Nguồn lực đất đai 46
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .47
2.1.2.1. Dân số, lao động .47
2.1.2.2. Tình hình nghèo đói 48
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng .49
2.1.2.4. Điều kiện thị trường 49
2.2. Vài nét khái quát về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì .50
2.2.1. Vài nét khái quát về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì .50
2.2.2. Quy trình cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Thanh Trì .52
2.3. Hoạt động tín dụng XĐGN tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì trong những năm qua .53
2.3.1. Hoạt động huy động vốn .53
2.3.2. Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo .56
2.3.2.1. Tình hình dư nợ theo địa bàn xã .56
2.3.2.2. Tình hình dư nợ phân theo hội đoàn thể .61
2.3.2.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay các hộ nghèo tại NHCSXH 63
2.3.2.4. Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo ngành kinh tế 64
2.3.2.5. Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng 65
2.3.2.6. Tình hình nợ quá hạn và nguyên nhân 68
2.3.2.7. Một số ý kiến của người vay .70
2.4. Tình hình sử dụng vốn của các hộ nghèo vay vốn 71
2.5. Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng XĐGN tại NHCSXH huyện Thanh Trì 72
2.5.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì .72
2.5.1.1. Hiệu quả kinh tế .73
2.5.1.2. Hiệu quả xã hội .75
2.5.2. Kết quả đạt được trong việc huy động và cho vay XĐGN .78
2.5.3. Những mặt còn tồn tại trong hoạt động xoá đói giảm nghèo 79
2.5.4. Một số hộ điển hình thoát nghèo nhờ vốn vay của NHCSXH .83
Chương 3: Phuơng hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì 86
3.1. Phương hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì và phương hướng mở rộng hoạt động tín dụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì .86
3.1.1. Phương hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì 86
3.1.2. Phương hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XĐGN của NHCSXH huyện Thanh Trì .87
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì trong những năm tới .88
3.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn .88
3.2.1.1. Đa dạng hoá các nguồn vốn của ngân hàng 88
3.2.1.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn .90
3.2.1.3. Thực hiện các chương trình thu hút khách hàng .91
3.2.1.4. Mở rộng mạng lưới tín dụng .91
3.2.1.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, thủ tục .92
3.2.2. Đối với hoạt động tín dụng XĐGN .92
3.2.2.1. Từng bước xoá bỏ chính sách cho vay theo lãi suất ưu đãi 92
3.2.2.2. Một số biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đảm bảo cho việc hoàn trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn .94
3.2.2.3. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ vay vốn .97
3.2.2.4. Điều chỉnh lại cơ cấu các lại vốn 98
3.2.2.5. Cải tiến thủ tục cho vay . .98
3.2.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và tâm huyết với sự nghiệp XĐGN .98
3.2.2.7. Đối với các hộ nghèo vay vốn .100
3.3. Kiến nghị .101
3.3.1. Nâng cao năng lực tài chính cho NHCSXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo .101
3.3.2. Nhà nước quan tâm đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng đi đôi với XĐGN .103
3.3.3. Nhà nước chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo .104
3.3.4. Một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền tại huyện Thanh Trì 105
3.3.5. Kiến nghị đối với NHCSXH huyện Thanh Trì .106
Kết luận .107
Tài liệu tham khảo .109
Phụ lục .111
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ:
2.2.1. Vài nét khái quát về phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì:
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh trì được thành lập theo quyết định số 678/QĐ – HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách kênh tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Sự ra đời của NHCSXH đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện.
Tháng 7 năm 2003, NHCSXH huyện Thanh Trì đã tổ chức khai trương và đi vào hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHCSXH thành phố Hà Nội. Sự kế thừa những kết quả đạt sau 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Phòng đã tiếp nhận dư nợ cho vay quỹ quốc gia. Trong 4 tháng hoạt động đến 31 tháng 12 năm 2003 có số dư tiết kiệm là 1858 triệu đồng. Năm 2004, nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng 5491 triệu đồng. Năm 2005, nguồn vốn giảm 349 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006 vốn huy động được là 4000 triệu đồng. Dự kiến kế hoạch huy động vốn năm 2007 là 4000 triệu đồng.
Kể từ khi đi vào hoạt động NHCSXH Thanh Trì đã thực hiện các chương trình cho vay theo chính sách của NHCSXH như chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, thực hiện các chương trình cho vay uỷ thác.
Kể từ khi NHCSXH huyện Thanh Trì được thành lập, đi vào hoạt động đến nay số hộ nghèo được vay vốn ưu đãi đã tăng đáng kể. Năm 2003, công tác cho vay hộ nghèo được uỷ thác qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì số hộ vay vốn là 752 hộ. Năm 2004, ngoài số dư uỷ thác qua NHNN&PTNT, phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì đã triển khai cho vay mới hộ nghèo trên tất cả các xã và được thực hiện uỷ thác bán phần qua các hội đoàn thể. Kết quả số hộ nghèo được vay là 3228 hộ. Năm 2005, sau khi nhận toàn bộ số dư nợ cho vay hộ nghèo từ NHNN&PTNT huyện Thanh Trì với số dư là 2326 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn và nợ khoanh là 217 triệu đồng, hầu hết các tổ dư nợ quá hạn, nợ khoanh ban quản lý tổ không còn hoạt động nữa, Ngân hàng đã từng bước kiện toàn lại tổ và ký uỷ thác với hội nông dân để tiếp tục quản lý và đôn đốc thu nợ, kết quả đã thu được 2 triệu đồng nợ quá hạn, 30 triệu đồng nợ khoanh. Năm 2006 NHCSXH đã tiến hành cho vay tới 4541 hộ nghèo, với tổng số tiền là 1128 triệu đồng, trên địa bàn 16 xã và thị trấn.
Vốn vay của NHCSXH huyện Thanh Trì chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu vốn vay của hộ nghèo nhưng đã giúp hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của hộ tại địa phương. Các hộ gia đình vay vốn đã sử dụng vốn vay thực sự phát huy hiệu quả, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tiêu biểu là gia đình chị Nguyễn thị Uyên, ông Lưu Viết Hùng (xã Hữu Hoà); Ông Trinh văn Ky, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Thị Sinh (xã Tả Thanh Oai).
2.2.2. Quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì:
NHCSXH huyện Thanh Trì thực hiện cho vay vốn tới hộ nghèo hoàn toàn tuân theo quy định cho vay hộ nghèo về nguyên tắc, điều kiện, thời hạn, lãi suất, phương thức và mức cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Quy trình thủ tục cho vay được thực hiện qua các bước sau:
* Đối với hộ nghèo:
Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.
Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được uỷ quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay.
* Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn:
Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã. Tại cấp xã, Ban xoá đói giảm nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi bên cho vay xem xét, giải quyết.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách tới ngân hàng để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay.
Thông báo kết quả duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.
* Đối với ngân hàng:
Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách từ các xã gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình Thủ tướng cho vay, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc. Trường hợp người vay không có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.
Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn được phê duyệt, Ngân hàng gửi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã.
Ngân hàng cùng với hộ vay lập hồ sổ tiết kiệm và vay vốn. Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiêm sổ theo dõi tiền gửi tiết kiệm. Sổ tiết kiệm và vay vốn có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gửi tiết kiệm; có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay. Khi được vay, Ngân hàng sẽ cấp sổ tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài cho nhiều lần vay, hết số trang ở sổ được đổi sổ khác.
Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ nghèo tại trụ sở ngân hàng hoặc tại xã theo thông báo của ngân hàng.
2.3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ TRONG NHỮNG NĂM QUA:
2.3.1. Hoạt động huy động vốn:
NHCSXH là đơn vị duy nhất hiện nay thực hiện cho vay hộ nghèo và các hộ chính sách với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động cho vay, nhận uỷ thác của các cá nhân và tổ chức, để đảm bảo có vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng thì NHCSXH cũng giống như các ngân hàng khác cũng phải thực hiện công tác huy động vốn. Để tìm hiểu hoạt động huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì ta theo dõi bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì
phân theo loại tiền gửi
Đơn vị: đồng
Loại tiền gửi
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tiền gửi của khách hàng
95.000
1.106.191
44.314
Tiền gửi tiết kiệm:
Không kỳ hạn
Kỳ hạn 1 tháng
Kỳ hạn 2 tháng
Kỳ hạn 3 tháng
Kỳ hạn 6 tháng
Kỳ hạn 9 tháng
Kỳ hạn 12 tháng
Kỳ hạn 24 tháng
100.000.000
145.721.600
453.245.500
1.702.537.000
2.629.703.000
54.000.000
2.116.456.400
20.000.000
115.700
995.027.900
75.000.000
1.313.834.200
2.429.363.600
103.000.000
1.633.475.600
20.000.000
41.031.700
946.023.000
136.975.000
898.366.800
1.458.792.000
57.000.000
2.076.925.600
67.000.000
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
127.000.000
24.600.000
0
Cộng
7.348.758.500
6.595.523.191
5.682.158.414
(Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì).
Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều giảm khá nhiều năm 2005 giảm so với năm 2004 là -753.235.309 đồng, tương ứng với -10,41%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là -913.364.777 đồng, tương ứng với -13,85%. Điều này cơ bản là do NHCSXH khác với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng này được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện cho vay các hộ trong diện chính sách với lãi suất ưu đãi, do vậy việc huy động vốn ngoài thị trường với lãi suất thường thấp hơn các ngân hàng thương mại khác, nên không hấp dẫn được người gửi. Đồng thời việc huy động theo lãi suất thị trường trong khi lại cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM trên địa bàn, do vậy nguồn vốn này đòi hỏi sự cấp bù từ ngân sách nhà nước đối với NHCSXH, nên quy mô huy động nguồn vốn này căn cứ vào kế hoạch huy động nguồn vốn hàng năm trên cơ sở kế hoạch cấp bù hàng năm. Tuỳ từng năm khác nhau mà kế hoạch nguồn vốn huy động khác nhau. Trong số nguồn vốn huy động được thì các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng là chiếm nhiều nhất trong tổng số. Sự sụt giảm mạnh của các loại tiền gửi này trong năm 2005, 2006 đã làm cho tổng vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh. Sự giảm xuống của nguồn vốn huy động đã ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo của ngân hàng. Trong thời gian tới NHCSXH cần phải có những biện pháp tích cực để thu hút lượng tiền gửi của dân cư cho phù hợp với kế hoạch đặt ra để có thể ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo.
Nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Thanh trì còn phù thuộc vào kế hoạch nguồn vốn hàng năm được phê duyệt hàng năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nguồn vốn huy động được của NHCSXH huyện Thanh Trì lại thấp hơn so với kế hoạch được giao, điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn của NHCSXH
huyện Thanh Trì
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Kế hoạch nguồn vốn (đồng)
6.600.000.000
10.000.000.000
Nguồn vốn huy động được (đồng)
6.595.523.191
5.682.158.414
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn(%)
99,93
56,82
(Nguồn:NHCSXH huyện Thanh Trì).
Nhìn vào bảng ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn của NHCSXH huyện Thanh Trì không đạt, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ngày càng giảm, tỷ lệ này đến năm 2006 đã sụt giảm rõ ràng. Nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm, khiến ngân hàng không hoàn thành kế hoạch nguồn vốn là do trên địa bàn huyện Thanh Trì có rất nhiều Ngân hàng cùng hoạt động với cơ chế và lãi suất rất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của nhân dân, trong khi đó cơ chế huy động tiết kiệm của NHCSXH còn hạn chế, khó thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư. Do đó ngân hàng cần phải xem xét đổi mới cơ chế huy động, có các biện pháp khuyến khích người gửi tiền để có thể thu hút được nhều tiền gửi, để có thể hoàn thành được kế hoạch nguồn vốn hàng năm.
2.3.2. Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo:
Để tìm hiểu về tình hình cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh trì thì cần phải đi sâu tìm hiểu về các các con số liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm, để từ đó thấy được sự mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và hiệu quả hoạt động đó tại NHCSXH huyện Thanh Trì như thế nào.
2.3.2.1. Tình hình dư nợ theo địa bàn xã:
Sự phân tích tình hình dư nợ theo địa bàn xã sẽ cho ta thấy được sự nỗ lực của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo tới các xã. Cùng với số hộ nghèo tại mỗi xã, số dư nợ theo địa bàn xã cũng cho thấy được khả năng xoá đói giảm nghèo của từng xã trong tương lai nhờ vào vốn vay. Từ đó để tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao số dư nợ phù hợp với nhu cầu vay vốn cho từng xã góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Có thể thấy sự biến động của số dư nợ theo địa bàn xã qua các năm như sau:
Bảng 5: Dư nợ hộ nghèo của NHCSXH Thanh Trì theo địa bàn xã.
Xã
2004
2005
2006
Số tiền (triệu đồng)
Số tiền (triệu đồng)
Tăng giảm so với 2004
%
Số tiền (triệu đồng)
Tăng giảm so với 2005
%
Liên Ninh
595
901
306
51,43
1.644
743
82,46
Tả Thanh Oai
1.943
1.851
-92
-4,73
1.931
80
4,32
Ngọc Hồi
1.679
2.208
529
31,5
2.698
490
22,19
Vạn Phúc
2.262
2.794
532
23,52
3.408
614
21,98
Yên Mỹ
655
890
235
35,88
896
6
0,67
Đại Áng
404
1.068
664
164,36
1.512
444
41,57
Vĩnh Quỳnh
2.337
2.910
573
24,52
3.862
952
32,71
Hữu Hòa
897
1.359
462
51,51
2.288
929
68,36
Tứ Hiệp
844
1.065
221
26,18
1.317
252
23,66
Tân Triều
1.605
1.817
212
13,21
973
-844
-46,45
Ngũ Hiệp
993
1.396
403
40,58
1.582
186
13,32
Thanh Liệt
633
728
95
15
888
160
21,98
Tam Hiệp
522
946
424
81,23
1.104
158
16,7
Duyên Hà
1.229
1.451
222
18,06
1.814
363
25,02
Đông Mỹ
701
848
147
20,97
1.009
161
18,99
TT Văn Điển
0
22
22
306
284
1290,9
Cộng
17.300
22.209
4909
28,38
27.232
5114
23,03
( Nguồn: Ngân hàng chính sách Thanh Trì)
Qua bảng 5 ta thấy tổng vốn đầu tư của Ngân hàng cho chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì đã tăng lên qua các năm từ 17300 triệu năm 2004 đã tăng lên 22209 triệu năm 2005 và đến năm 2006 là 27232 triệu. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm dần, năm 2005 tăng 28,38% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 chỉ tăng 23.03 % so với năm 2005, điều này là do nguồn vốn của ngân hàng phục vụ cho chương trình xoá đói giảm nghèo còn hạn hẹp, tăng ít qua các năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo. Tuy nhiên sự tăng lên về vốn đầu tư cho hộ nghèo qua các năm của ngân hàng đã chứng tỏ sự nỗ lực của ngân hàng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, chứng tỏ ngân hàng ngày càng phục vụ tốt hơn, góp phần thúc đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh trì nói riêng và của cả nước nói chung.
3 xã Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Vạn Phúc có số dư nợ nhất là do đây là ba xã có số hộ nghèo nhiều nhất.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy bên cạnh sự tăng lên về vốn vay của các xã thì cũng có một số xã có số vốn vay giảm đi như xã Tả Thanh Oai vốn vay năm 2005 đã giảm 92 triệu đồng so với năm 2004, điều này là do nhờ vốn vay của ngân hàng trong năm 2004 mà nhiều hộ đã thoát nghèo sang đến năm 2005 số hộ có nhu cầu vay đã giảm, số hộ vay mới ít hơn năm trước, thu nợ được nhiều do đó số dư nợ đã giảm. Nhưng sang đến năm 2006 thì số dư nợ đã tăng so với năm 2005 là 80 triệu đồng, tương đương 4,32% đó là do năm 2005 Chính phủ đã công bố chuẩn nghèo mới, làm số hộ nghèo tăng lên, nhu cầu vay vốn tăng, số hộ đủ điều kiện vay vốn tăng, ngân hàng thực hiện cho vay mới tới nhiều hộ hơn, do đó số dư nợ tăng. Tại xã Tân Triều, vốn vay năm 2005 tăng so với năm 2004 là 212 triệu tương ứng với 13,21%, nhưng năm 2006 lại giảm so với năm 2005 là 844 triệu đồng tương ứng với 46,45%, điều này là do nhờ vào vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội các hộ nghèo đã đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh thủ công truyền thống của xã nhờ vậy đã thu được lợi nhuận và đã thoát nghèo, làm cho số hộ nghèo trên địa bàn xã giảm, nhu cầu vay vốn cũng giảm.
Trong hai năm 2005, 2006 số dư nợ của hầu hết các xã đều đã tăng nhanh, năm 2005 xã có số dư nợ tăng nhiều nhất là xã Đại Áng tăng 664 triệu đồng, năm 2006 có xã Vĩnh Quỳnh tăng nhiều nhất với 952 triệu đồng, thị trấn Văn Điển tuy chỉ tăng 284 triệu nhưng lại đạt tốc độ lớn nhất tới 1290,9%.
Điều này đã cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo đã tăng dần qua các năm, cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Các thủ tục cũng đã được đơn giản hoá và các biện pháp của ngân hàng cũng đã thu hút được nhiều hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
Bảng 6: Dư nợ bình quân một hộ theo địa bàn xã
Đơn vị: triệu đồng; hộ; triệu đồng/hộ.
Xã
2004
2005
2006
Dư nợ
Số hộ
Dư nợ trung bình
Dư nợ
Số hộ
Dư nợ trung bình
Dư nợ
Số hộ
Dư nợ trung bình
Liên Ninh
595
147
4,05
901
193
4,67
1644
340
4,84
Tả Thanh Oai
1943
450
4,32
1851
390
4,75
1931
379
5,09
Ngọc Hồi
1679
353
4,76
2208
435
5,07
2698
371
7,27
Vạn Phúc
2262
391
5,79
2749
479
5,74
3408
539
6,32
Yên Mỹ
655
105
6,24
890
152
5,86
896
142
6,31
Đại Áng
404
127
3,18
1068
246
4,34
1512
307
4,93
Vĩnh Quỳnh
2337
528
4,43
2910
589
4,94
3862
693
5,57
Hữu Hoà
897
167
5,37
1359
233
5,83
2288
355
6,45
Tứ Hiệp
844
162
5,21
1065
194
5,49
1317
227
5,80
Tân Triều
1605
311
5,16
1817
346
5,25
973
179
5,44
Ngũ Hiệp
993
203
4,89
1396
280
4,98
1582
333
4,75
Thanh Liệt
633
112
5,65
728
123
5,92
888
132
6,73
Tam Hiệp
522
172
3,03
946
241
3,93
1104
266
4,15
Duyên Hà
1229
239
5,14
1451
310
4,68
1814
338
5,37
Đông Mỹ
701
165
4,25
848
177
4,79
1009
208
4,85
TT Văn Điển
0
0
0
22
4
5,50
306
69
4,43
Cộng
17300
3632
4,76
22209
4392
5,06
27232
4878
5,58
( Nguồn: Ngân hàng chính sách huyện Thanh Trì)
Nhìn vào bảng 6 ta thấy, dư nợ trung bình tính trên mỗi hộ nghèo vay vốn của toàn huyện đã tăng dần qua các năm từ 4,76 triệu đồng/hộ năm 2004 tăng lên 5,06 triệu đồng/hộ năm 2005 và đến năm 2006 là 5,58 triệu đồng/hộ. Điều này chứng tỏ số vốn cho vay hộ nghèo của huyện NHCSXH huyện Thanh Trì đã tăng lên, và các hộ nghèo đã mạnh dạn vay nhiều vốn hơn để đầu tư phát triển sản xuất. Sự tăng lên về dư nợ bình quân này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tiến hành sản xuất kinh doanh tiến tới thoát nghèo.
Năm 2004 xã Vĩnh Quỳnh có số hộ vay nhiều nhất là 528 hộ nhưng dư nợ bình quân chỉ đạt 4,43 triệu đồng/hộ, điều này là vì mặc dù xã có nhiều hộ vay nhưng do nhiều hộ có quy mô sản xuất nhỏ nên giá trị của mỗi khoản được vay thấp. Trong khi đó xã Yên Mỹ chỉ có 105 hộ vay nhưng dư nợ bình quân lại đạt mức cao nhất là 6,24 triệu đồng/hộ.
Đến năm 2005, xã có nhiều hộ vay nhất vẫn là xã Vĩnh Quỳnh với mức dư nợ bình quân là 4,94 triệu đồng/hộ. Xã có dư nợ bình quân cao nhất là xã Thanh Liệt với 5,92triệu đồng/hộ, với 123 hộ vay.
Năm 2006, xã có nhiều hộ vay nhất là xã Vĩnh Quỳnh với 693 hộ tuy nhiên mức dư nợ bình quân đã tăng nhiều so với các năm trước đạt 5,57 triệu đồng/hộ. Xã có dư nợ bình quân cao nhất là Ngọc Hồi với 7,27 triệu đồng/hộ, tăng so với các năm trước, số hộ vay cũng tăng với 371 hộ. Chứng tỏ đây là xã có nhiều hộ vay các món vay có giá trị lớn.
Nhìn chung dư nợ bình quân của tất cả các xã đều tăng dần lên qua các năm, và số hộ dư nợ của các cũng có tăng lên, có một số xã số hộ dư nợ giảm đi là do nhờ vào vốn vay từ NHCSXH các năm trước các hộ nghèo đã thoát nghèo, số hộ tăng lên một phần là do chuẩn nghèo mới được công bố, mặt khác là do NHCSXH đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhiều hộ được tiếp cận với vốn vay. Điều này đã phản ánh NHCSXH ngày càng góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Từ tình hình dư nợ trên cần phải có những biện pháp để tiếp tục nâng cao nguồn vốn cho vay hộ nghèo, tạo điều kiện thuận hơn nữa cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, phân bổ vốn cho các xã phù hợp số hộ nghèo của từng xã.
2.3.2.2. Tình hình dư nợ phân theo hội đoàn thể:
Hiện nay NHCSXH thực hiện cho vay tới hộ nghèo thông qua cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể. Trong các hội đoàn thể lại thành lập các tổ tiết kiện và vay vốn. Các hộ nghèo muốn vay vốn thì phải thông qua các tổ và hội đoàn thể trực thuộc. Tìm hiểu tình hình dư nợ phân theo hội đoàn thể sẽ cho biết vai trò, trách nhiệm và sự tích cực của các hội đoàn thể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao vai trò của các hôi đoàn thể, giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng. Đồng thời cũng tìm ra được những giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn. Vì các hội đoàn thể là người hiểu rõ nhất về các hộ nghèo. Sự hoạt động tích cực của các hội đoàn thể sẽ giúp cho ngân hàng cho vay đúng đối tượng, giảm bớt được các khâu kiểm tra. Hiện nay NHCSXH huyện Thanh Trì đang thực hiện cho vay tới hộ nghèo thông qua 5 hội đoàn thể là Hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, hội người mù. Tình hình dư nợ phân theo các hội đoàn thể qua các năm của NHCSXH huyện Thanh Trì như sau:
Bảng 7: Dư nợ hộ nghèo của NHCSXH huyện Thanh Trì
phân theo hội đoàn thể.
Hội đoàn thể
2004
2005
2006
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Hội phụ nữ
6644
38,40
7804
35,14
11235
41,26
Hội nông dân
8573
49,55
10933
49,23
12621
46,35
Đoàn thanh niên
65
0,38
837
3,77
735
2,7
Cựu chiến binh
2018
11,67
2635
11,86
2595
9,53
Hội người mù
0
0
0
0
46
0,16
Cộng
17300
100
22209
100
27232
100
( Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì)
Nhìn vào bảng 7 ta thấy hấu hết số dư nợ của các hội đều tăng lên qua các năm, điều này đã chứng tỏ sự hoạt động tích cực của các hội trong việc liên kết với Ngân hàng trong hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo, góp một phần quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì. Số dư nợ cho vay thông qua các hội đoàn thể tăng lên cũng chứng tỏ số vốn của NHCSXH dành cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo đã tăng lên, đó là nhờ sự quan tâm của Chính phủ, sự tích cực trong công tác huy động vốn của Ngân hàng, sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Tại huyện Thanh Trì, Hội nông dân và hội phụ nữ là hai hội lớn nhất, hoạt động rộng nhất, tiếp xúc với người dân, hiểu người dân nhiều nhất, đặc biệt Thanh Trì là huyện nông thôn ngoại thành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên vai trò của hội nông dân ở đây lại càng quan trọng. Với vị trí và vai trò quan trọng đó dư nợ hộ nghèo thông qua hai hội này bao giờ cũng lớn nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2004 dư nợ thông qua hội nông dân là 8575 triệu đồng chiếm 49,55%, hội phụ nữ là 6644 triệu đồng chiếm 38,4 %. Hội Cựu chiến binh là 2018 triệu đồng chiếm 11,67%, Còn lại là đoàn thanh niên với tỷ trọng không đáng kể, còn cho vay thông qua hội người mù thì chưa có.
Đến năm 2005 thì Hội nông dân và hội phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy nhiên đã có sự giảm đi chút ít, điều này không phải là do các hội này giảm số dư nợ mà là do số dư nợ của các hội khác cũng tăng nhanh, nên tỷ trọng dư nợ của các hội khác cũng tăng. Đặc biệt là số dư nợ thông qua đoàn thanh niên đã tăng lên đáng kể so với năm trước, điều này cho thấy đoàn thanh niên đã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực này, thu hút được nhiều người tham gia vay vốn.
Năm 2006, số dư nợ thông qua các hội vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt năm 2006 ngân hàng đã bắt đầu cho vay thông qua hội người mù, điều này cho thấy các hội đoàn thể đã ngày càng quan tâm hơn đến tín dụng xoá đói giảm nghèo, đến cuộc sống của các hội viên, và cũng cho thấy sự tích cực của ngân hàng trong việc kêu gọi các hội tham gia vào hoạt động, tuy nhiên do Hội người mù có phạm vi hoạt động hẹp, hội viên ít nên số dư nợ thông qua hội này thấp.
Từ thực trạng này Ngân hàng cần tiếp tục nâng cao nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, tích cực phối hợp với các hội đoàn thể để sao cho vốn đến được với nhiều hộ nghèo có nhu cầu. Các hội đoàn thể cũng cần tham gia tích cực vào hoạt động này, cần tìm hiểu cuộc sống của các hội viên để biết được yêu cầu, nguyện vọng của các hội viên, năng lực của các hội viên, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hội viên thực sự có năng lực sử dụng vốn, và đúng đối tượng, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của các hội viên để vốn vay luôn được sử dụng đúng mục đích. Sự kết hợp hoạt động giữa ngân hàng với các hội đoàn thể sẽ tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo có nhu cầu về vốn có thể vay được vốn và từ đó họ có thể thoát nghèo.
2.3.2.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thanh Trì:
Bảng 8: Dư nợ hộ nghèo theo thời hạn cho vay tại NHCSXH huyện Thanh Trì.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dư nợ (tr. đ)
Tỷ trọng (%)
Dư nợ (tr. đ)
Tỷ trọng (%)
Dư nợ (tr. đ)
Tỷ trọng (%)
Dư nợ ngắn hạn
6860
40,15
11928
54,15
20710
76,6
Dư nợ trung hạn
10225
59,85
10100
45,85
6326
23,4
Tổng số
17085
100
22028
100
27036
100
(Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì).
NHCSXH thực chỉ thực hiện cho vay hộ nghèo theo loại cho vay ngắn hạn và trung hạn, không có dài hạn. Trong năm 2004 NHCSXH Thanh Trì thực hiện cho vay trung hạn nhiều hơn, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn. Sang đến các năm sau, số dư nợ đã tăng dần lên nhưng chủ yếu lại là dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn giảm dần.
Ngân hàng đã căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của hộ để có quyết định cho vay phù hợp.Trong những năm qua, các khách hàng chủ yếu vay vốn với những mục đích sản xuất kinh doanh các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng ngắn như chăn nuôi lợn, trồng rau…, hay các hàng hoá dịch vụ có tính chất thu hồi vốn nhanh, với các phương án sản xuất kinh doanh này ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn, chính vì vậy dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong hai năm 2005, 2006 đã tăng nhiều. Trong khi đó các phương án sản xuất kinh doanh có chu kỳ hoàn vốn chậm đã giảm. Đồng thời vốn nguồn vốn ngân hàng có hạn, việc cho vay ngắn hạn sẽ đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều hộ hơn, vốn của ngân hàng cũng được quay vòng nhanh hơn. Tuy nhiên trong những năm tới ngân hàng cần phải tăng nguồn vốn cho vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và phù hợp với những loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng lại có thời gian sinh trưởng dài, có như vậy mới tạo điều kiện cho nhiều hộ thoát nghèo và có thể vươn lên làm giàu.
2.3.2.4. Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo ngành kinh tế:
Khi chia dư nợ theo các ngành kinh tế ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của các hộ nghèo cũng như xu hướng đầu tư của các hộ vào các ngành kinh tế là như thế nào để có các biện pháp giúp đỡ các hộ, đồng thời khuyến khích các hộ đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực để vủa đáp ứng được yêu cầu xoá đói giảm nghèo vừa chuyển dịch được cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có như thế mới giúp cho các hộ thoát nghèo bền vững, đời sống vùng nông thôn ngày càng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32104.doc