Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3

1.1 Công ty Lữ hành & Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác khách của công ty lữ hành 3

1.1.1 Công ty lữ hành 3

1.1.1.1 Khái niệm công ty lữ hành 3

1.1.1.2 Phân loại công ty lữ hành 4

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác khách của Công ty Lữ hành 5

1.1.2.1 Các nhân tố khách quan 5

1.1.2.2 Các nhân tố chủ quan 9

1.2 Khách du lịch & các khái niệm liên quan 11

1.2.1 Khái niệm khách du lịch 11

1.2.2 Phân loại khách du lịch 12

1.3 Nhu cầu du lịch 14

1.3.1 Lý thuyết A.Maslow về nhu cầu của con người 14

1.3.2 Nhu cầu du lịch 16

1.3.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch 16

1.3.2.2 Nhu cầu của khách du lịch 17

1.4 Hành vi tiêu dùng của khách du lịch 20

1.4.1 Khái niệm hành vi tiêu dùng của khách du lịch 20

1.4.2 Mô hình chi tiết hành vi tiêu dùng của khách du lịch 20

1.4.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng nói chung và khách du lịch nói riêng 21

1.5 Hệ thống Sản phẩm của kinh doanh lữ hành 32

1.5.1 Dịch vụ trung gian 32

1.5.2 Chương trình du lịch 34

1.5.3 Các sản phẩm khác 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH THÁI LAN TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST 36

2.1 Giới thiệu về công ty lữ hành Hanoitourist 36

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 36

2.1.1.1 Sự hình thành tổ chức tiền thân của Công ty Lữ hành Hanoitourist 36

2.1.1.2 Giai đoạn ra đời của Công ty Lữ hành Hanoitourist 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 38

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh 40

2.1.3.1 Phương thức hoạt động của các phòng ban trong Công ty Lữ hành Hanoitourist 40

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh 48

2.1.3.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển 49

2.1.4 Đánh giá và nhận xét 50

2.2 Thực trạng về hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan ở Công ty Lữ hành Hanoitourist 52

2.2.1 Đặc điểm tiêu dùng của khách Thái Lan 52

2.2.1.1 Vài nét đặc điểm khái quát 52

2.2.1.2 Văn hoá giao tiếp của người Thái 61

2.2.1.3 Văn hoá ẩm thực của người thái 62

2.2.1.4 Đặc điểm tiêu dùng của khách Thái Lan khi đi du lịch 69

2.2.2 Thực trạng hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan ởCông ty lữ hành Hanoitourist 70

2.2.2.1 Tình hình khách Thái Lan tại công ty 70

2.2.2.2 Đặc điểm tiêu dùng du lịch của du khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist 73

2.2.2.3 Các Hoạt động khai thác khách Thái Lan tại công ty Lữ hành Hanoitourist 75

2.2.2.4 Nhận xét, đánh giá về hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại công ty Lữ hành Hanoitourist 79

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH THÁI LAN 79

3.1 Phương hướng, mục tiêu của công ty đối với thị trường khách Thái Lan trong những năm tới 79

3.1.1 Phương hướng 79

3.1.2 Mục tiêu 79

3.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái 79

3.2.1 Thực thi kế hoạch nghiên cứu thị trường hiệu quả 79

3.2.2 Lập kế hoạch tiếp cận đoạn thị trường mới và củng cố mối quan hệ vững chắc với đoạn thi trường cũ. 79

3.2.3 Thực hiện chính sách Marketing và bán hàng “hiệu quả” 79

3.2.4 Tăng cường hoạt động truyền thông 79

3.2.5 Lập kế hoạch đảm bảo và kiểm soát chất lượng phục vụ khách. 79

3.2.6 Hoàn thiện chính sách “Hậu bán hàng” 79

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

doc138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại hình nghệ thuật chính thức. Múa rối bóng là một môn nghệ thuật truyền thống của Thái Lan. Hiện nay môn múa rối này còn được biểu diễn ở một số vùng phía nam. Có hai loại múa rối bóng, một gọi là nang yai và một loại gọi là nang thalung. Nang thalung được phổ biến hơn với những con rối làm bằng da bò có dây buộc để điều khiển. Khi biểu diễn, những con rối cử động cùng với âm nhạc và những lời thoại hài hước. Nang yai cũng tương tự như Nang thalung nhưng con rối rất lớn, thường cao đến 2 mét và bề ngang trên 1 mét. Giải trí – thư giãn: Trong thể thao những môn phổ biến nhất ở Thái lan là Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ và bóng truyền. Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, việc xem phim ảnh, Tivi cũng là thói quen giải trí ở đây. Lúc nhàn hạ, nhiều người thích đánh cờ, loại cờ riêng của người Thái, không có quân tướng hay quân hậu. Ngoài ra thả diều cũng là một hoạt động rất phổ biến ở Thái Lan, có lịch sử từ thời Ayuthaya, việc thả diều bay trên trời hoàng cung bị cấm. Ngày nay, người dân Thái thường lấy việc thả diều làm thú vui thư giãn nhất vào mùa nóng, khoảng tháng 3 tháng 4. Takraw là một môn thể thao truyền thống đẳc trưng của người Thái. Các cầu thủ đứng vòng tròn, dùng chân, đầu gối, ngực và vai để truyền quả bóng đan bằng mây cho nhau, cố giữ nó luôn ở trên không trung, và sau đó đá quả bóng vào một chiếc rổ treo trên tầm đầu. Đua thuyền thiên nga là môn thể thao thịnh hành ở Thái Lan vì sông nước là phương tiện giao thông chính ở đây. Hội đua thuyền thường được tổ chức vào dịp cuối năm, trong các lễ hội chợ ở vùng quê. Môn đánh bốc Thái Lan được phát triển từ thời kỳ Ayuthaya, trong thời gian 1350 – 1367. Môn võ được gọi là “Mulay Thai” này khá độc đáo, trong đó các đấu thủ dùng cùi chỏ, đầu gối, chân và tay có mang găng để hạ lẫn nhau. Những cuộc thi đấu hào hứng thường nhờ vào kỹ thuật tốt hơn là sức mạnh u vai thịt bắp. Với một vòng bờ biển ở Phía nam và nhiệt độ tốt trong khí hậu nhiệt đới, bơi lặn đã trở nên một môn thể thao được ưa chuộng ở Thái Lan. Môn bơi lặn phổ biến quanh năm, tuy nhiên thời gian tốt nhất cho môn thể thao này là từ tháng 10 đến tháng 6 khi biển lặng, sóng ít. 2.2.1.2 Văn hoá giao tiếp của người Thái Việc bắt tay là phổ biến trong giao tiếp giữa người Thái với người nước ngoài trong những trương hợp trang trọng hay trong giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên cách chào hỏi truyền thống của người Thia là chắp tay vái; phụ nữ thì hơi nhún nhẹ đầu gối trong khi vái. Hình thức vái cũng đa dạng tuỳ theo mối quan hệ giữa hai bên. Người nhỏ tuổi hơn vái trước, người lớn tuổi đáp lại bằng cách vái thấp tay hơn người trẻ. Thái độ càng cung kính thì bàn tay chào càng đưa cao khi vái. Để biểu lộ rõ hơn sự kính trọng, người ta có thể kết hợp cúi mình hoặc nhún đầu gối. Mũi bàn đưa cao hơn lông mày chỉ trong trường hợp vái lạy Phật hay chào hoàng gia. Đối với người đáng trọng khác, người ta thường đưa mũi bàn tay đến dưới chân lông mày, khi đó đầu ngón tay cái sẽ vái đáp lễ, chỉ trừ trường hợp có khoảng cách rất lớn về địa vị hay tuổi tác giữa hai bên, chẳng hạn như người lớn không vái đối với trẻ em. Các nhà sư cũng không vái đối với tín đồ. Động tác vái chào này không hẳn chỉ có ý nghĩa chàohỏi khi gặp nhau mà nó còn được dùng để biểu lộ sự cám ơn, chào tạm biệt hoặc tỏ ý xin lỗi. Giống như phong tục Tây phương, trong sinh hoạt bình thường người Thái gọi nhau bằng tên, trong những trường hợp trịnh trọng hay mang tính xã giao, người ta gọi nhau bằng họ. Tên cũng đặt trước họ như Tây phương. Người khác phái thường không có cử chỉ thân mật hay biểu lộ tình cảm trước đám đông. Những người cùng phái có thể bắt tay khi gặp nhau. Sau này trong giới trẻ việc nắm tay giữa hau người khác phái càng trở nên phổ biến hơn. Khi gặp nhau, người có địa vị xã hội cao nhất sẽ được kính trọng nhất. Thường thì cách đi đứng, ăn nói hay giao tiếp của một người sẽ tuỳ thuộc đối tượng trước mặt. Thói quen của người Thái là cởi giày dép trước khi vào chùa chiền hay nhà riêng. Khách đến viếng thăm chùa thường kiêng không đạp chân lên ngưỡng cửa vì người ta tin rằng đó là nơi trú ngụ của các linh hồn. Khi đến thăm nhà ai khách không cần thiết phải mang theo quà, nhưng nếu trường hợp khách lưu lại tại nhà chủ thì việc mang theo món quà là phép xã giao bình thường. Trong nhà người ta ngồi trên nền nhà, nhưng không soãi rộng chân trước mặt người khác. Phụ nữ thường ngồi gấp chân sang một bên hoặc ra phía sau, nam giới thì thường ngồi vắt chân. Đàn ông cũng có khi ngồi gấp chân sang một bên để tôn trọng chủ nhà. Khách có thể ngỏ lời khen ngợi về gia đình hay trẻ em trong nhà, nhưng không nên tỏ thái độ quá ngưỡng mộ đối với một đối tượng cụ thể nào đó để tránh sự lúng túng cho gia chủ. 2.2.1.3 Văn hoá ẩm thực của người thái * Khẩu vị chung của Người Thái Lan Như các dân tộc châu Á khác, cơm là loại lương thực chính của người Thái. Tuy nhiên, ở vùng Trung tâm người ta ăn gạo tẻ còn người ở vùng phía Bắc lại dùng gạo nếp. Thức ăn của người Thái được nấu với rất nhiều gia vị, trong đó có ớt và cari được dùng phổ biến. Ngoài ra còn có những loại gia vị khác nhau trong các món ăn của Thái: hành, tỏi, gừng, riềng, rau húng, me, chanh, bạc hà. Do đó nhiều món ăn của người Thái rất nóng. Người Thái cũng ăn các loại thịt thông thường như thịt heo, thịt bò, thịt gà. Trái cây cũng được sử dùng phổ biến với nhiều loại cây quả nhiệt đới rất phong phú ở Thái Lan. Một món ăn nổi tiếng của người Thái là lẩu tôm thập cẩm, với tôm là chính kèm theo thịt gia cầm hay các loại hải sản khác, dùng chung với hẹ tây, ớt rau ngò. Cari xanh là món cari bò hoặc gà nhưng có màu xanh vì ngấm nước ép rau ngò, được nấu với nước Dừa. Một món ăn vô cùng phổ biến thường có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Thái là som tam, một loại gỏi trộn gồm có đu đủ xanh, cà chua, tỏi, ớt khô, tôm khô, nước mắm và nước chanh. Chỉ với trái chuối, người Thái đã chế biến ra hơn 20 loại thức ăn tráng miệng: klua cap (chuối chiên tẩm đường và muối), kluay buat chili (chuối chiên tẩm nước cốt dừa), kluay ping (chuối nướng tẩm nước đường),… Dừa cũng rất phổ biến trong thức ăn ở đây với nhiều cách chế biến khác nhau như món sangkha-yâ ma-phrao (dừa chế biến với sữa, trứng), takoh (món thạch làm với kem dừa). Nước dừa được dùng rộng rãi trong rất nhiều món ăn. Ở Thái Lan người ta hay uống các hiệu bia Singha, amarit và Kloster, trong đó Singha là thịnh hành nhất. Sangthip là một loại rượu rum do người Thái chế biến từ mía. Món dừa sữa trứng nhồi vỏ bí là một món ăn đặc trưng của người Thái. Người ta dùng loại bí đỏ để nhồi và hấp chín. Khi ăn, quả bí được xẻ thành từng miếng nhỏ, dùng trong bữa trà xế của người Thái. Món hủ tiếu tôm cua nấu trong niêu đất được ăn ngay khi nóng sốt với mùi thơm rau húng ngào ngạt. Món chả cá nướng của người Thái được ăn kèm với dưa leo muối dưa. Món xôi xoài là một sự kết hợp ngoạn mục giữa thức ăn mặn và trái cây: nắm xôi được đặt trong đĩa trên những lát xoài thái mỏng trông thất hấp dẫn. Món thịt nướng của người Thái cũng được xiên vào que để nướng như kiểu Việt Nam. Món mì trai cà ri được dọn trong tô với phần mì sợi lót dưới và vài con trai còn nguyên vở bên trên, ăn với bất kỳ loại rau nào theo sở thích của thực khách. Người Thái dùng muỗng và nĩa trong bữa ăn. Dao ăn không thật sự cần thiết vì các món ăn đều được thái nhỏ trong lúc chế biến. Ở một số vùng phía Bắc, người ta ăn cơm nếp đồ trong chõ bằng cách bốc tay. Trong các gia đình gốc Hoa người ta dùng đũa để gắp thức ăn. Khách mời trong các bữa ăn cũng thường được chủ nhà nài ép ăn càng nhiều càng tốt. * Thói quen và tập quán trong ăn uống Hầu hết trẻ em và lớp thanh thiếu niên không ngồi khi ăn bởi họ chỉ ăn khi họ cảm thấy đói, trong khi những người già lại thích các bữa ăn truyền thống, mang tính tập thể cao và đặc biệt nữ giới rất được coi trọng cả trong ăn uống lẫn trong giao tiếp xã hội, thông thường người Thái cũng ăn 3 bữa chính là bữa ăn sáng bữa ăn trưa bữa ăn tối, ngoài ra còn có các bữa ăn phụ vào các khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính, trong các bữa ăn chính họ không bao giờ ăn bánh sandwich họ coi đó như là bữa ăn phụ thêm, và tất nhiên họ chỉ ăn chúng trong các bữa phụ. Trong ăn uống cũng như trong giao tiếp, họ thường ngồi dưới nền nhà, phụ nữ thì ngồi gấp chân sang 1 bên còn nam giới có thể tuỳ ý ngồi khoanh chân hoặc gấp chân . Khi vừa gặp mặt, câu đầu tiên mà bạn nghe thấy là “gin khao yung” tức là “bạn đã ăn cơm chưa ? ” Thông thường trong bữa ăn người Thái không mấy khi để đồ ăn thừa còn lại trên đĩa, sẽ là không lịch sự nếu chúng ta để thừa thức ăn khi dùng bữa chung với người Thái, trẻ em và thiếu niên lại thích ăn mì ở những quán ăn ven đường, bởi ngoài thời gian học ra chúng không có nhiều thời gian cho các công việc khác như là nấu ăn * Đặc điểm trong khẩu vị ăn uống của từng vùng Vùng phía bắc (north region) + Món ăn phổ biến: cơm nếp đồ trõ hay còn gọi là xôi, cơm nếp được ăn chung với nước xốt, ớt khô, với nhiều vị nóng rất khác nhau, chẳng hạn như: nam prik noom, nam prik dang, nam prik oong, và súp ớt khô (gang ) riêng súp ớt khô cũng có nhiều loại: gang hangle, gang hoh, gang kae, ..ngoài cơm là món ăn chính thì theo truyền thống những món ăn được ưa chuộng nhất: xúc xích địa phương có tên gọi sai ua naem (đây là món ăn được chế biến từ thịt lợn băm đã được lên men, nó có vị chua, được gói bằng giấy bóng kính và lá chuối ), thịt hấp, thịt lợn chiên, thịt lợn quay, gà chiên, và các loại rau đi kèm + Tập quán và khẩu vị ăn uống: các món ăn ở vùng này có vị nóng -cay-chua-mặn nhưng không ngọt, món thịt được ưa thích nhất ở đây là thịt lợn tiếp sau là thịt bò, gà, vịt, chim,...Các món hải sản ít được biết đến, đơn giản vì vùng này cách xa biển nhất. Trong bữa ăn của mình người miền bắc sử dụng rất nhiều đĩa, bữa sáng của người miền bắc theo ngôn ngữ địa phương là “khao nai”, trong đó mónăn chínhlà “xôi” (cơn nếp), xôi được gói trong 1 cái giỏ được đan bằng mây hoặc cây thốt nốt, cành cọ. Người nông dân thường mang theo giỏ xôi này khi đi làm trên những cánh đồng lúa cho bữa trưa của họ, theo ngôn ngữ địa phương nó có tên là “khao ton”, còn bữa tối có tên là “khoa lang”. Thức ăn được bày trên 1 chiếc mâm ( khay ) bằng gỗ có tên địa phương là “kan toke”, chiếc khay này có đường kính khoảng 15-30 inches chúng được quét sơn đỏ . Những người miền bắc nổi tiếng là những người duy trì và phát huy tốt bản sắc văn hoá một cách chính xác. Thức ăn được đặt trong những tách nhỏ, trên một cái khay bằng gỗ hoặc bằng đồng, tuỳ thuộc vào địa vị kinh tế của người chủ nhà, bên cạnh giỏ xôi người ta đặt một bình nớc uống gọi là “kendi”, sau bữa ăn chính là vài điếu xì gà địa phương Vùng trung tâm (central region) + Món ăn phổ biến: Cơm (glutinous rice), cơm là món ăn phổ biến nhất trong tất cả các bữa ăn gia đình khu trung tâm, cơm được nấu với nhiều loại khác nhau của món nam prik và súp, sử dụng nhiều gia vị, thông thường có khoảng 3 - 5 đĩa thức ăn khác ăn cùng với cơm, tiêu biểu là súp gangsom (súp rau thập cẩm với ớt khô ), gang phed (cà ri thái đỏ ), tom yam goong (lẩu tôm thập cẩm), tom yam (súp gia vị ). Các món thịt chiên ớt khô là: pad phed, paneang, masaman gừng và tiêu nguyên chất. Salad Thái có tên là yantuapu bao gồm salad, thịt bò quay thái lát mỏng. Bên cạnh những món ăn đặc trưng chính thức, trong bữa ăn của người Thái khu trung tâm còncó rau, nam prik (nước sốt), plato (cá trích địa phương ), trứng opla, thịt bò rán, và thịt lợn quay. + Tâp quán và Khẩu vị ăn uống: Người Thái ở đồng bằng trung tâm ưa thích các loại thức ăn có vị nóng, cay, đậm đà, chua, ngọt. Chính những cách thức bày trí thức ăn đã tạo ra bản sắc riêng của vùng, bàn ăn tối thường được bày trí với các loại rau thái nhỏ và các loại hoa quả, cách thức nấu ăn của người dân nơi đây có sự giao lưu kết hợp của nhiều phong cách khác nhau của nhiều vùng trong cả nước Ngời Thái ở vùng Trung Tâm sử dụng thìa, nĩa và muỗng như một công cụ chuẩn trong các bữa ăn của họ, bạn sẽ khó có thể làm hài lòng du khách Thái nếu như trong bữa ăn mà không có nĩa, muỗng, trừ khi bạn chỉ phục vụ xôi trong bữa ăn. Trong những gia đình giàu có, giấy ăn được gấp và bọc theo các hình dạng khác nhau, hình nhọn, hình vuông, phụ thuộc vào truyền thống và khẩu vị của họ. Vùng đông bắc (northeast region) + Món ăn phổ biến: Cũng giống như vùng Bắc Thailand, món ăn chủ yếu ở đây là xôi đồ (glutinous rice) được ăn cùng các loại gia vị chế biến từ thịt: tiết canh lợn - papaya, salad cùng nước sốt đặc trưng nam prik pla raa, các loại rau dại, rau rừng. Các loại salad: salad thịt sườn chua (koi), salad thịt băn chua (lard) một món ăn nổi tiếng của vùng này là món gỏi SOMTAM, được chế biến từ đu đủ xanh, cà chua, tỏi, ớt khô, tôm khô, nước mắm, nước chanh. Cá rán, gà quay, rượu, cá muối (pla-rah),người miền Đông Bắc ưa thích các loại thịt nướng, rán, tiêu biểu như ếch, thằn lằn, chuột đồng, các loại kiến đỏ, các loại côn trùng và ấu trùng của nó. Một số loại thịt khác như lợn, bò, gà cũng khá được ưa chuộng trong các bữa ăn ở đây. + Tập quán và khẩu vị ăn uống: Các món ăn ở đây có vị nóng, mặn và chua, không ngọt, họ sử dụng rất nhiều gia vị khác nhau nhưng với nồng độ không cao Thức ăn cũng được đặt trong các đĩa để trên 1 cái khay đã được tráng men, xôi thì được đặt trong 1 cái giỏ được đan bằng mây theo phong cách riêng của vùng Đông Bắc. Vùng miền nam (south region ) +Món ăn phổ biến: Món ăn phổ biến ở vùng này là cà ri hay còn gọi là là gang (theo ngôn ngữ địa phương ) chỉ riêng món cà ri đãcó rấtnhiều loại khác nhau chẳng hạn như: gang liang, gang taipha, budu sauce. Khác với vùng miền Bắc và vùng Trung tâm cơm ở miền nam được nấu từ gạo tẻ chứ không phải gạo nếp, cơm tẻ được trộn lẫn với món budu sauce có tên là khao yam, là món ăn tiêu biểu đặc trng của vùng, khao yam có vị mặn mà, thanh nhã, được ăn kèm với 1 số loại rau khác. Món ăn phổ biến là cà ri được chế biến với nhiều loại gia vị khác nhau. Một món ăn khá phổ biến ở đây là món cơm thập cẩm (khao yam ) bao gồm cơm, rau dại, nước sốt cá đã lên men . Một số loại phụ phẩm đặc biệt được sử dụng ở đây bao gồm: satay, med riang, look niang. SATAW: là những quả dâu tây xanh bóc vỏ, đôi khinó được thái thành những lát mỏng nấu với thịt và ớt khô hoặc đơn giản thêm một chút cà ri (gang ) sau đó được đun sôi trong nước dừa hoặc chúng được ăn sống cùng với nước sốt cà ri và ớt khô. Dâu tây có thể được bảo quản bằng nước giầm và có thể ăn ngay mà không còn nấu thêm nữa. MEDRIANG: rất giống với giá đậu của chúng ta nhưng nó lớn hơn nhiều và có màu xanh đậm, nó được nấu cùng với rau và đậu hoặc nước giầm, sau đó ăn kèm với gang, ớt xào, lon (bã thịt hoặc súp cá với ớt xào) LOOK NIANG: là một thứ quả chín mọng, tròn, xanh đậm, trước khi ăn người ta bóc vỏ ngoài của nó, lớp vỏ kế cận có thể ăn hoặc không ăn tuỳ thuộc vào khẩu vị của từng người, look niang có thể được ăn sống với nước sốt và ớt khô, lon, gang liang, đặc biệt là gang taipla, look niang chín mọng được nấu với cùi dừa, đường trở thành món tráng miệng đặc trưng của vùng này. + Khẩu vị ăn uống: Theo truyền thống thì món ăn ở miền nam nổi tiếng là rất nóng, cay, mặn và có vị chua. Thông thường người dân ở đây ít ăn thịt, và chỉ có môt loại nam prik duy nhất có tên là nam prik kapa = bột tôm + ớt xào * Văn hoá ẩm thực du nhập: fast food Hầu hết thanh thiếu niên người thái thích ăn ở các quán fast food bởi bây giờ nó trở thành mốt của tầng lớp thanh thiếu niên nơi đây. Khi những tràng trai người Thái ra ngoài cùng với bạn gái họ luôn luôn đến các quán ăn nhanh không chỉ vì giá rẻ mà cô bạn gái sẽ rất cảm động, trong khi những người già hơn ở Thailand gọi fast food là “junk food” tức là quà vặt, họ nói rằng tiêu dùng một miếng thịt và rau trong trong 1 ổ bánh mì không phải là thứ tốt cho cơ thể, món ăn truyền thống có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn Trong các bữa ăn chính người Thái không ăn bánh sandwiche, họ chỉ ăn nó trong bữa ăn phụ và tất nhiên những chủ nhân đặt bánh là tầng lớp thanh thiếu niên. 3 hãng fast food nổi tiếng ở Thailand: KFC, BURGER KING, MC DONALS. 2.2.1.4 Đặc điểm tiêu dùng của khách Thái Lan khi đi du lịch Động cơ, mục đích đi du lịch Thông thường người Thái lan đi du lịch vì mục đích thuần tuý là thư giãn và giải trí, một số ít khác đi vì mục đích thăm thân, công việc, chữa bệnh,… thành phần này chiếm khoảng 20% trong tổng lượng khách đi du lịch. Thời gian đi du lịch Thông thường trong một năm người Thái Lan đi du lịch 2 lần, mỗi lần độ dài khoảng 4 đến 5 ngày, khoảng thời gian mà họ đi du lịch là khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 trùng với những tháng hè ở Thái Lan, và khoảng thời gian từ tháng 11 đên tháng 2 cũng là khoảng thời gian ưa thích cho các chuyến du lịch của du khách Thái Lan. Phương tiện ưa chuộng: Ôtô và máy bay là phương tiên lựa chọn chủ yếu của khách du lịch Thái lan với mức giá và mức chất lượng Trung bình. Yêu cầu về Lưu trú & ăn uống. Với mức chi tiêu trung bình khoảng từ 80 đến 120 USD/ngày khách du lịch Thái Lan thường lựa chọn những cơ sở lưu trú có mức giá trung bình, thường là những khách sạn hạng trung ( 3 sao). Và mức ăn Standard. Cơm + hải sản + lẩu tôm thập cẩm là những món ăn không thể thiếu của khách du lịch thái lan khi đi du lịch. Trong chuyến đi ngoài các món ăn ưa thích của mình thì nhu cầu thưởng thức các món ăn bản địa của điểm đến là khá cao. Thanh niên Thái lan lại thích sử dụng các loại đồ ăn nhanh nhãn hiệu nổi tiếng như: Mc. Donal; KFC,… vàhọ thích các bữa ăn tự chọn, và thích đứng để ăn, trẻ em khi đi du lịch thường thích ăn bất kỳ lúc nào chúng muốn và không theo bữa, tiệc đứng ngoài trời là sở thích của hầu hết giới trẻ Thái Lan. Khách du lịch trung tuổi và cao tuổi không thích các món ăn nhanh. họ coi đó là thứ đồ ăn của con nít, thưởng thức các món ăn truyền thống của Thái lan là sở thích khó có thể thay đổi của họ. Các nhu cầu khác + Thưởng thức nghệ thuật là một thú vui giải trí thư giãn của khách du lịch Thái Lan, các loại hình nghệ thuật ưu thích: Múa rối bóng, xem tuồng( Khon), … + Các loại hình giải trí – thư giãn ưa thích: bóng đá, xem tivi, thả diều, đua thuyền,… 2.2.2 Thực trạng hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan ởCông ty lữ hành Hanoitourist 2.2.2.1 Tình hình khách Thái Lan tại công ty Năm Tổng Số lượt khách (LK) Chênh lệch (so với năm liền trước) Tổng Số ngày khách (NK) Chênh lệch (so với năm liền trước) Số ngày khách BQ (NK) Chênh lệch (so với năm liền trước) LK % NK % NK % 2004 2538 10659 4,19 2005 3246 708 27,89 15905 5246 49,22 4,89 0.7 16,71 2006 4375 1129 34,78 23187 7282 45,78 5,29 0,4 8,18 (Nguồn: Phòng Inbound - Công Ty Lữ hành Hanoitourist) Nhìn vào bảng số liệu thống kê chúng ta có thể thấy, lượng khách du lịch Thái lan của Công ty Lữ hành Hanoitourist liên tục tăng qua các năm, từ năm 2004 đến năm 2006, với tốc độ tăng trưởng liên tục cao Trên dưới 30% mỗi năm, đây là một dấu hiệu khả quan cho mảng thị trường khách Thái. Mặc dù vào cuối năm 2004 sau ảnh hưởng của hiện tượng “sóng thần” lượng khách vào Việt Nam của Công ty đã tăng thêm 708 lượt khách vào năm 2005, và đạt 4375 lượt khách vào năm 2006, giải thích cho nguyên nhân của sự tăng trưởng này có thể có hai cách lí giải khác nhau: Thứ nhất là sự chuyển hướng của du khách Thái lan từ việc đi du lịch nội địa sang du lịch nước ngoài mà cụ thể là du lịch Đông Dương trong đó có Việt Nam. Thứ hai là sự tăng cường các hoạt động Marketing của công ty được đẩy mạnh kết quả là hệ thống kênh phân phối được tăng cường và hoàn thiện, khiến lượng khách Thái lan của công ty liên tục tăng trong 3 năm. Không chỉ tăng về số lượt khách mà số ngày lưu trú bình quân của một khách Thái lan cũng tăng lên, do số ngày khách phục vụ tăng lên. Đây là một xu hướng tất yếu, khi mà nhu cầu du lịch đang trở nên phổ biến tại Thái Lan. Đây cũng là kết quả nỗ lực cố gắng của các nhà kinh doanh du lịch của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm phuc vụ cho du khách Thái. Biểu đồ 1: Tổng lượt khách qua các năm Lượt khách Cơ cấu khách Thái lan Cơ cấu khách Thái Lan năm 2006 Khách theo mục đích số lượng Độ tuổi Giới tính Cơ cấu chi tiêu Dưới 30 Từ 30 đến 60 Trên 60 Nam Nữ Lưu trú Ăn uống vận chuyển Tham quan Mua hàng giải trí Du lịch thuần tuý 80 30 55 15 65 35 23 17 14 21 25 Du lịch công vụ 15 20 70 10 75 25 30 20 11 15 26 Mục đích khác 5 5 75 20 60 40 27 18 13 18 24 Nguồn: Phòng Outbound – Công ty Lữ hành Hanoitourist Nhận xét: Qua bảng cơ cấu khách Thái lan chúng ta có thể thấy đối tựợng khách Thái Lan chủ yếu của công ty là khách du lịch thuần tuý, chiếm 80% so với tổng khách Thái. Đối tượng khách này chủ yếu là những người đang làm việc và những người trung tuổi, trong đó chủ yếu là Nam giới chiếm 65%, họ chi tiêu nhiều cho lưu trú, ăn uống, tham quan. Bởi động cơ đi du lịch của họ là được tham quan các điểm du lịch của Việt Nam. Đối tượng khách công vụ của công ty chiếm tỉ trọng còn ít, khoảng 15% so với tổng lượt khách, độ tuổi trung bình là từ 30 đến 60, đây là một điều bình thường vì đa số họ là những người đang làm việc trong các cơ quan tổ chức, san Việt nam với lục đích hội nghị, hội thảo, và tìm kiếm cơ hội kinh doanh là chính. họ chi tiêu nhiều cho lưu trú nhưng tham quan lại ít hơn, vì tính chất công việc của họ, họ cũng là một trong những số khách du lịch chi tiêu nhiều cho mua hàng, vì họ là khách có khả năng thanh toán cao hơn các loại khách thông thường khác. Ngoài 2 đối tượng khách chính của công ty còn có một số khách khác, chiếm tie lệ nhỏ, khoảng 5% đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau như thăm thân, thể thao, tôn giáo,…trong đó tỉ lệ nam giới chiếm 60%, họ chi tiêu nhiều cho dịch vu lưu trú và ăn uống, nhưng dịch vụ tham quan lại ít hơn khách du lịch thuần tuý, tuy nhiên lại cao hơn khách du lịch công vụ. Trong thời gian tới Công ty lữ hành Hanoitourist đang tập trung khai thác mạnh hơn thị trường khách công vụ, bởi đây là loại khách tiềm năng có khả năng thanh toán cao, đặc biệt trong bối cảnh hiệp định mậu dịch tự do AFTA đã có hiệu lực ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, cơ hội làm ăn của các doanh nhân Thái lan sẽ tăng cao tại thị trường Việt Nam, khiến lượng khách thương mại và công vụ Thái Lan sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. 2.2.2.2 Đặc điểm tiêu dùng du lịch của du khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist Độ dài chuyến đi: Cũng giống như xu hướng chung, khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày, đối với một số khách công vụ và thương mại thì khoảng thời gian này thường kéo dài hơn. Phương tiện vận chuyển ưa thích Ôtô là phương tiện chủ yếu phục vụ khách Thái trong quá trình tham gia tour ở Việt Nam, ngoài ra cưỡi voi, đi xích lô cũng là thú vui rất được khách du lịch Thái ưa chuộng. Lưu trú và ăn uống Khách du lịch Thái lan khi đến Việt nam thường lưu trú tại các khách sạn 3 sao, với mức ăn Standard. Ngoại trừ khách thương gia họ thường hay lưu trú tại các khách sạn có tiêu chuẩn chất lượng cao từ 4 đến 5 sao với mức ăn Delux. Thực đơn các món ăn thường gồm: cơm (tẻ + nếp) ; hải sản (tôm, cua, cá); cà ri (gà + bò) ; lẩu tôm thập cẩm ; somtam (gỏi trộn ) ; các món như thịt gà, thịt bò quay hoặc nướng,…Giới trẻ lại ưa thích đồ ăn nhanh nhãn hiệu như Mc. Donan; KFC,… Đồ uống: bia tươi là đồ uống phổ biến mà khách du lịch Thái lan lựa chọn. Các điểm thăm quan ưa thích Do địa điểm đón khách khác nhau mà địa điểm du lịch tham quan của du khách Thái lan cũng có những sự khác biệt Với khách du lịch Thái Lan đường bay sang Việt Nam tại Hà nội, thì các điểm tham quan thường được lựa chọn là: Hà Nội, Hạ Long, Đảo Cát Bà, Ninh Bình Với khách du lịch Thái Lan đường bộ sang Việt Nam tại chi nhánh Đà nẵng thì các điểm tham quan thường được lựa chọn là: Huế, Đà nẵng, Hội An. Với khách Du lịch Thái Lan đường bay sang Việt nam tại Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh thì các điểm tham quan thường được lựa chọn là: TP Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Củ Chi, Tây Ninh, Đà lạt. 2.2.2.3 Các Hoạt động khai thác khách Thái Lan tại công ty Lữ hành Hanoitourist Sơ đồ 6: Quy trình hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan của công ty Khách du lịch Thái Các Công ty lữ hành gửi khách Thái Lan Các tổ chức hỗ trợ khác Nghiên cứu thị Trường Thiết lập mối quan hệ với thị trường khách Thực hiện Marketing và bán sản phẩm Tổ chức thực hiện chương trình Các hoạt động hậu bán hàng * Hoạt động nghiên cứu thị trường khách Thị trường khách Thái lan là một trong những thị trường trọng điểm của thị trường khách Inbound của công ty, trong thời gian vừa qua công ty đã liên tục triển khai các kế hoạch nghiên cứu thị trường khách du lịch Thái, trong đó kế hoạch trên gồm 2 mảng: Mảng thứ nhất: Nghiên cứu thị trường là khách du lịch người Thái Lan, hiện tại đây là mảng nghiên cứu chưa thực sự được quan tâm đúng mức, quá trình nghiên cứu nhu cầu và hành vi của khách du lịch Thái Lan chủ yếu thông qua 3 nguồn: + Nguồn thông tin từ các đối tác là các công ty gửi khách của Thái Lan, chủ yếu là các thông tin liên quan đến loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31846.doc
Tài liệu liên quan