MỤC LỤC
Trang
Lời Mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về quản lý nhân lực và sử dụng nhân lực trong lĩnh vực du lịch 3
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực (theo Giáo trình Quản trị nhân lực) 3
1.2. Khái niệm quản lý nhân lực (theo Giáo trình Quản trị nhân lực) 3
1.3. Hệ thống lao động trong kinh doanh lữ hành 3
1.3.1. Nhân viên Điều hành du lịch 3
1.3.2. Nhân viên Marketing du lịch 4
1.3.3. Hướng dẫn viên du lịch 4
2. Vị trí, vai trò của lao động trong lĩnh vực lữ hành 4
2.1. Đối với doanh nghiệp du lịch 5
2.2. Đối với xã hội 6
2.3. Đối với bản thân người lao động 7
3. Công tác tổ chức quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là một khoa học và nghệ thuật 8
4. Khái quát chung về công ty lữ hành,hoạt động kinh doanh lữ hành và vai trò của kinh doanh lữ hành 9
4.1. Khái niệm về công ty lữ hành 9
4.2. Khái niệm về hoạt động kinh doanh lữ hành 10
4.3. Vai trò của kinh doanh lữ hành 11
4.3.1. Quan hệ cung cầu trong du lịch 11
4.3.2.Vai trò của công ty lữ hành 12
4.4. Đặc điểm của kinh doanh của công ty lữ hành 14
4.4.1.Các dịch vụ trung gian 14
4.4.2.Kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói 15
4.4.3.Kinh doanh lữ hành tổng hợp 15
5. Nội dung của công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực 16
5.1. Đặc điểm của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành 16
5.1.1.Thời gian lao động. 16
5.1.2.Cưòng độ lao động 17
5.1.3.Tính chất công việc trong kinh doanh lữ hành 18
5.2. Công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành 19
5.2.1.Mô tả công việc cần thực hiện 19
5.2.2.Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên 21
5.2.2.1.Quá trình tuyển mộ 21
5.2.2.2.Quá trình tuyển chọn 22
5.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23
5.2.4. Đánh giá thực hiện công việc 26
5.2.5.Tiền lương và thù lao cho nhân viên 27
5.2.6.Khen thưởng và kỷ luật 29
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Du lịch và Thương mại Nam Thái 31
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 31
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 31
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 32
1.3. Môi trường kinh doanh của công ty 32
1.3.1. Môi trường bên trong 32
1.3.2. Môi trường bên ngoài 33
2. Nội dung của công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực 34
2.1. Đặc điểm của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại công ty Nam Thái 34
2.1.1.Thời gian lao động 34
2.1.2. Cưòng độ lao động 34
2.2. Công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong hoạt động kinh doanh tại công ty Nam Thái 35
2.2.1. Mô tả công việc cần thực hiện 35
2.2.2.Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên 36
2.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 36
2.2.4. Đánh giá thực hiện công việc 37
2.2.5.Tiền lương và thù lao cho nhân viên 37
2.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty Nam Thái 38
2.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy 38
2.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 40
2.4. Đặc điểm về lao động làm việc trong công ty Nam Thái 42
2.4.1.Trong bộ phận điều hành công ty 42
2.4.2.Trong bộ phận Marketing 42
2.4.3.Trong bộ phận hướng dẫn 43
2.5. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây 44
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và sử dụng lao động tại công ty 47
1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới 47
1.1. Thị trường khách InBound 47
1.2.Thị trường khách OutBound 49
1.3. Thị trường khách du lịch nội địa. 50
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và sử dụng lao động tại công ty Du lịch và Thương mại Nam Thái 50
2.1. Công tác tuyển dụng 50
2.1.1. Đưa ra những tiêu chí nhất định cho công việc cần tuyển 50
2.1.2.Quá trình tuyển chọn nhân viên 51
2.2.Công tác đào tạo nhân viên 51
2.2.1. Đội ngũ hướng dẫn viên 51
2.2.2. Đội ngũ nhân viên Marketing 52
2.3.Công tác đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên 53
2.4. Tạo động lực cho nhân viên bằng tiền lương, thưởng 53
3. Một số kiến nghị của bản thân đối với công ty và cơ quan Nhà Nước 54
3.1. Đối với công ty du lịch Nam Thái 54
3.2. Đối với cơ quan chức năng 55
Kết Luận 57
Danh mục tài liệu tham khảo. 60
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4979 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty du lịch và thương mại Nam Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp và các doanh nghiệp khi cần tuyển mộ nhân viên thì họ phải thông báo trong nội bội cơ quan cũng như trên các thông tin đại chúng để mọi người có thể biết thông tin cần tuyển, vị trí công việc…làm như vậy thì chất lượng nguồn nhân lực đến nộp hồ sơ tại công ty mới cao.Sau quá trình tuyển mộ thì doanh nghiệp cần phải đánh giá quá trình tuyển mộ để hoàn thiện công tác này tốt hơn và doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau:
+ Tỷ lệ sàng lọc hồ sơ có hợp lý không ?
+ Đánh giá hiệu quả của công tác quảng cáo tuyển mộ
+ Đảm bảo công bằng của tất cả hồ sơ xin việc
+ Thông tin thu thập được đã đảm bảo cho quá trình tuyển mộ chưa?
+ Các tiêu chuẩn dùng để loại bỏ những người không đủ điều kiện đã hợp lý chưa?
+ Chi phí tài chính cho quá trình tuyển mộ…
5.2.2.2.Quá trình tuyển chọn
Sau khi kết thúc quá trình tuyển mộ thì người lao động xin việc bước vào giai đoạn quan trọng nhất đó là quá trình tuyển chọn nhân viên cho doanh nghiệp.Đây là giai đoạn để doanh nghiệp có thể lực chọn được những người có phẩm chất tốt, có kỷ luật lao động, trung thực trong công việc, gắn bó với công ty và cùng công ty vượt qua những kho khăn trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp khác trên thị trường, không ngại khó khăn trong công việc.Có thái độ tốt, quan hệ với đồng nghiệp và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn.Nói tóm lại đây là quá trình quan trọng nhất trong doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành du lịch nơi cần nhiều lao động.
Do đặc thù của ngành du lịch cho nên ngoài trình độ chuyên môn ra thì lao động trong ngành này cần ngoại hình tốt, có sức khoẻ, có thể thường xuyên phải vắng nhà, có khả năng giao tiếp tốt.Đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế thì cần nhân viên có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, có trình độ chuyên môn cao do khách du lịch có khả năng chi trả cao cho chuyến đi của mình,đặc biệt là hướng dẫn viên họ làm việc trực tiếp với khách, họ vừa là đại diện cho công ty để thực hiện hợp đồng với khách thì họ đồng thời cũng đại diện cho một quốc gia để giới thiệu cho khách về các nguồn tài nguyên du lịch của nước mình cũng như nền văn hoá của quốc gia.Chính vì vậy mà công tác tuyển chọn nhân viên cho bộ phận hướng dẫn rất quan trọng.Ngoài nhiệm vụ trên hướng dẫn viên còn có nhiệm vụ giải thích cho khách hiểu được chính sách của quốc gia do nước ta có nhiều thế lực phản động chống phá cách mạng, hướng dẫn viên phải giải thích cho khách hiểu được những yếu tố nhạy cảm trong chính trị.
Để công tác tuyển chọn đạt được múc tiêu đề ra thì doanh nghiệp lữ hành cần quan tâm đến những yếu tố sau:
+ Đánh giá các giá trị của thủ tục tuyển chọn nhân viên: Thủ tục tuyển chọn đóng góp rất lớn vào sự thành công trong việc xác định được những người thực hiện tốt công việc.Cần xem xét thủ tục đã hợp lý hay chưa có phải thay đổi gì không?
+ Tuyển chọn chủ quan: Trong tuyển chọn để đạt được kết quả cao thì phải chú ý tới tuyển chọn chủ quan đó là sự lựa chon của chính những người đi xin việc, họ đóng vai trò thúc đẩy đối với tổ chức khi quyết định thuê ai, vì họ nắm được đầy đủ thông tin đúng và chính xác nhất về bản thân mình, dự đoán được mức độ hoàn thành công việc trong tương lai.
+ Thử việc: Các tổ chức có thể sử dụng một giai đoạn thử việc trong giai đoạn thuê mướn của họ để giúp những người làm thuê mới và bảo vệ tổ chức.Trong giai đoạn thử việc các công nhân mới có thể nhận được những lời chỉ bảo trong công việc từ công nhân cũ để khi làm chính thức sẽ không bỡ ngỡ trong công việc.Trong giai đoạn này những người không thực hiện được công việc thì họ sẽ bị sa thải và những người làm tốt sẽ được nhận vào làm chính thức.
5.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty, là điều kiện quyết định để doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh, do đó trong doanh nghiệp công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Phát triển nguồn nhâ lực( theo nghĩa rộng ) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp người lao động.Các hoạt động đó có thể cung cấp trong vài giờ, vài ngày thậm trí là vài năm, tuỳ vào mục tiêu học tập ; nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ cho họ.Như vậy, xét về nội dung thì phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động chính là: giáo dục, đào tạo, và phát triển.:
+ Giáo dục: được hiểu là các hoạt động để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang nghề mới, thích hợp hơn.
+ Đào tạo: được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình.Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở định hướng tương lai của doanh nghiệp.
Cả ba hoạt động trên không thể thiếu một hoạt động trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên trong doanh nghiệp.Bởi vì trong quá trình hội nhập như hiện nay thì cần những nhân viên có trình độ, hiểu biết sâu sắc về hoạt động của công ty cũng như định hướng của công ty trong tương lai. Do vậy đội ngũ nhân viên hiện tại của công ty có thể bị lạc hậu so với sự phát triển của xã hội vì vậy mà các doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ kỹ năng cho nhân viên của mình. Trong lữ hành cũng vậy, khi mà nhu cầu đòi hỏi chất lượng phục vụ của nhân viên đối với khách ngày càng cao do họ có khả năng chi trả cao thì công tác đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng phục vụ rất quan trọng đối với nhân viên của công ty.Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Những lý do chính sau làm cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức là rất quan trọng:
+ Để đáp ứng nhu cầu công việc của công ty hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
+ Đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển và nâng cao trình độ của nhân viên trong công ty.
+ Đào tạo và phát triển nhân lực là những giải pháp có tính chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Sau khi kết thúc quá trình đào tạo cần đánh giá lại chương trình và kết quả đào tạo ra sao, có đạt được mục tiêu của tổ chức hay không, chi phí cho quá trình như thế nào. Toàn bộ quá trình đánh giá này nhằm cho công ty có kế hoạch cho các năm tiếp theo cũng như rút kinh nghiệp cho kháo đào tạo sau.
Dưới đây là trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển.
Sơ đồ 2: Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển.
(Trang 176- Giáo trình Quản trị nhân lực)
Xác định nhu cầu đào tạo
Đánh giá lại nếu cần thiết
Các quy trình đánh giá được xác định phần nào bởi sự có thể đo lường được các mục tiêu
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá
5.2.4. Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.
Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng trong tổ chức.Tuỳ vào quy mô của từng doanh nghiệp mà có cách đánh giá riêng, tuy nhiên chung lại đây là hoạt động nhằm mục đích kểm tra lại xem người lao động trong tổ chức có thực hiện tốt công việc được giao hay không? Và dựa trên kết quảt này thì doanh nghiệp sẽ có được chính sách nhân lực hợp lý cho tổ chức mình.Kết quả đánh giá này cần được thông báo lại cho người lao động biết được mức độ thực hiện công việc của họ để hiểu được cách thức thực hiện công việc tốt hơn.
Nếu trong doanh nghiệp nhiều nhóm và trong nhóm có nhiều người cùng thực hiện công việc thì cần đánh giá mức độ thực hiện công việc của cả nhóm sau đó đến cá nhân như vậy mới đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên trong tổ chức cũng như mọi người trong nhóm.Trong doanh nghiệp thì công tác đánh giá thực hiện công việc rất quan trọng bởi vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý cũng như tác động trực tiếp đế người lao động và tổ chức.
Đánh giá thực hiện công việc bao gồm hai mục tiêu chính là cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động và giúp nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn như: đào tạo và phát triển, thù lao, cơ hội thăng tiến, kỷ luật…Các kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp có thể đánh giá được một phần kết quả của chiến lược phát triển nhân lực của công ty mình.
Đánh giá thực hiện công việc là quá trình phức tạp và chịu nhiều yếu tố tình cảm của con người vì nó dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh giá mặc dù doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá riêng.Bản chất chủ quan của đánh giá thực hiện công việc chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đánh giá không đúng kết quả của người lao động, sai lệch các ý kiến đánh giá từ đó làm giảm động lực của người lao động trong công việc và dẫn tới nhiều vấn đề trong quản lý nhân lực trong tổ chức.Do đó vấn đề đặt ra là mọi tổ chức phải xây dựng và quản lý hệ thống đánh giá có tác dụng hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và phát triển người lao động.
5.2.5.Tiền lương và thù lao cho nhân viên
Trả công cho người lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu suất cao cũng như tác động tích cực tới đạo đức của người lao động.Tuy nhiên tác dụng tích cực của trả công còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn trả công của công ty cho người lao động trong tương quan sự đóng góp của họ.Một cơ cấu tiền công hợpp lý sẽ là cơ sở để xác định tiền công công bằng nhất cho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiền công đó.
Trước hết chúng ta tìm hiểu một số khái niệm về Tiền công, Tiền lương và thù lao cho người lao động:
+ Theo nghĩa hẹp thù lao có nghĩa là tất cả các khoản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với doanh nghiệp.
+ Tiền công là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (ngày, giờ…), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tuỳ thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành.
+ Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố địng và thường xuyên theo một đơn vị thời gian ( tuần, tháng, năm).
Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện công việc của người lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức vì đây là yếu tố quyết định người lao động có làm việc hết mình vì tổ chức hay không cũng như tổ chức có ghi nhận công sức mà người lao động bỏ ra hay không.Tiền công không chỉ có ảnh hưởng tới người lao động mà nó còn có ảnh hưởng tới cả công ty cũng như xã hội:
Đối với người lao động:
+ Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình trang trải những chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết.
+ Tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng tới địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với đồng nghiệp cũng như giá trị của họ đối với tổ chức và xã hội.
+ Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức.
Đối với công ty:
+ Tiền công là một phần trong chi phí sản xuất. Tăng tiền công sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường.
+ Tiền công, tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu hút người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của công ty.
+ Tiền công, tiêng lương cùng với các loại thù lao khác là công cụ quản lý chiến lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản lý nhân lực.
Đối với xã hội:
+ Tiền công, tiền lương có ảnh hưởng tới các nhóm xã hội, các tổ chức khác nhau trong xã hội, tiền công cao hơn giúp cho người lao động có sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức sống của những người có mức thu nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả.Giá cả tăng cao lại có thể làm giảm cầu về sản phẩm dịch vụ dẫn tới giảm việc làm cho người lao động.
+ Tiền công đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu cho chính phủ cũng như giúp cho chính phủ điều chỉnh được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống trả công hợp lý và công bằng trên cơ sở những quy định của nhà nước về tiền công, tiền lương cho người lao động.
5.2.6.Khen thưởng và kỷ luật
Công tác khen thưởng trong doanh nghiệp thực chất là hoạt động nhằm tác động tới hành vi lao động nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động, nâng cao năng suất lao động của họ.Hoạt động này dựa trên những chỉ số về quá trình thực hiện công việc của người lao động dựa trêb cơ sở so sánh với định mức lao động trong công ty, hay những đóng góp của người lao động trong sự phát triển của công ty đó là những phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu quả lao động cho công ty.Hiện nay có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau tuỳ vào từng công ty hoặc từng thời điểm mà công ty có thể áp dụng như: thưởng bằng tiền, biểu dương khen ngợi trước tập thể, tăng lương, thăng chức, cho nghỉ phép dài ngày…
Bên cạnh khen thưởng công ty cũng có hình thức kỷ luật để điều chỉnh hành vi của người lao động.Mục tiêu của kỷ luật là nhằm làm cho người lao động dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự giữ kỷ luật.Nội cung của kỷ luật bao gồm các điều khoản quy định hành vi của người lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng và chất lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật của doanh nghiệp, hành vi phạm pháp. Đây thực chất là hoạt động nhằm giúp người lao động trong doanh nghiệp phát triển hơn do vậy khi tuyển chọn người lao động thì nhà tuyển dụng của doanh nghiệp cần thông báo rõ ràng về những lợi ích khi làm việc tại doanh nghiệp cũng như là những hình thức kỷ luật nếu người lao động trong công ty vi phạm các quy định trong công ty.
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Du lịch và Thương mại Nam Thái
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI NAM THÁI
Địa chỉ: số 08 Hàng Than – Ba Đình – Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh: Lữ hành quốc tế theo giấy phép kinh doanh số 0350 cấp ngày 26/10/2005.
Giám đốc: Ông Phạm Quang Long
Công ty Du lịch và Thương mại Nam Thái được thành lập năm 1999 với chức năng chính là kinh doanh lữ hành nội địa và dịch vụ du lịch, hoạt động lữ hành quốc tế theo giấy phép kinh doanh số 0350, công ty đã tổ chức nhiều chuyến đi trong và ngoài nước cho các cá nhân, đoàn thể.Sản phẩm du lịch của công ty được đánh giá cao với tính chuyên nghiệp trong việc điều hành, thiết kế chương trình, cùng đội ngũ nhân viên du lịch được đào tạo chính quy đã từng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực lữ hành.Sự liên kết tốt với nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch trong nước: khách sạn, nhà hàng, tuyến điểm tham quan, công ty vận chuyển… là nền móng góp phần cho việc duy trì chất cao nhất trong chuyến đi.
Tạo nên những điểm đến mới, cùng với những chương trình du lịch trong nước có sẵn, du lịch nước ngoài cũng là một thế mạnh của công ty. Dựa trên các mối quan hệ tốt với đối tác truyền thống tại nước ngoài như: thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu, du lịch nước ngoài cùng công ty Nam Thái chắc chắn sẽ mang tới sự hài lòng cho khách hàng.
Với mọi đối tượng khách, không chỉ các phái đoàn cao cấp, sự hoàn hảo trong điều hành và tổ chức đều được công ty xem là mục tiêu hàng đầu của chất lượng dịch vụ.Vì vậy, trong bất kỳ hoạt động nào của công ty hay các tổ chức khác yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng.Trong 6 năm hoạt động, công ty đã được hình thành trên nền tảng của một đội ngũ nhân viên đã từng có kinh nghiệm trong việc điều hành, tổ chức cho các đoàn tham quan, hội thảo trong nước và quốc tế tại các công ty lớn có uy tín. Điều này sẽ đảm bảo cho việc giám sát và duy trì chất lượng phục vụ cao nhất cho các chuyến đi, các sự kiện.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
+ Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và quốc tế cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đi du lịch. Tổ chức hội thảo cho đoàn khách quốc tế tại Việt Nam cũng như các tổ chức trong nước.
+ Cung cấp dịch vụ làm visa, hộ chiếu cho khách.
+ Cung cấp dịch vụ đặt phòng tại các khách sạn, cho thuê xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ và cung cấp vé máy bay cho khách có nhu cầu.
1.3. Môi trường kinh doanh của công ty
1.3.1. Môi trường bên trong
Môi trường kinh doanh bên trong của công ty là những yếu tố thuộc nội bộ của doanh nghiệp và nó có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Khách hàng của công ty: đây là những người nuôi sống cho doanh nghiệp vì họ tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Nhà cung cấp: đây là những đối tác quan trọng của công ty vì họ góp phần tạo nên thành công của một chương trình du lịch cũng các dịch vụ tại công ty.
+ Đối thủ cạnh tranh của công ty: Đây là những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm cùng loại với công ty và đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của công ty càng gặp nhiều khó khăn và ngược lại.
Đó là những yếu tố quan trọng nhất trong môi trường bên trong của công ty, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác như: cổ đông của công ty (nếu có), sản phẩm cạnh tranh, cơ sở vật chất của công ty, đội ngũ nhân lực trong công ty…
1.3.2. Môi trường bên ngoài
Đây là những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, bên ngoài doanh nghiệp nhưng những biến động của các yếu tố trong môi trường này dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty, nó bao gồm:
+ Chính phủ
+ Môi trường tự nhiên
+ Pháp luật và thực thi pháp luật
+ Môi trường nhân khẩu
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ
+ Hệ thống ngân hàng – tài chính
Với sự tác động rất nhỏ của các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô cũng làm cho hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ví dụ như dịch cúm A H5N1 bùng phát tại các nước ở Châu Á trong đó có Việt Nam điều này dẫn tới lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta bị giảm đáng kể, tỷ lệ đặt phòng tại các khách sạn rất thấp mặc dù giá phòng giảm rất nhiều.
Một ví dụ điển hình nữa là vụ khủng bố ngày 11/9/2001 xảy ra tại nước Mỹ đã gây tâm lý hoang mang lo sợ trên toàn thế giới và ngành du lịch thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên ngành du lịch nước ta không những không bị ảnh hưởng mà lượng khách đến nước ta ngày càng tăng trong khi tại các nước có ngành du lịch phát triển như Thái Lan, Inđônêxia … thì lượng khách quốc tế giảm mạnh do với chế độ chính trị ổn định cộng với nhiều yếu tố khác Việt Nam được thế giới biết đến là điểm đến an toàn.
Còn rất nhiều ví dụ điển hình về sự tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh lữ hành, do vậy mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược riêng để có thể chống lại hoặc hạn chế ảnh hưởng tác động của môi trường vĩ mô.
2. Nội dung của công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực
2.1. Đặc điểm của nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại công ty Nam Thái
2.1.1.Thời gian lao động
Công ty du lịch và thương mại Nam Thái cũng giống như nhiều công ty du lịch khác trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là du lịch nội địa và du lịch quốc tế ngoài ra công ty còn là đại lý bán vé máy bay của hãng hàng không giá rẻ AIRASIA, làm visa, hộ chiếu …chính vì vậy mà thời gian lao động của công ty cũng tương đối nhiều, nhân viên của công ty làm việc theo giờ hành chính từ 8h30 đến 17h30, thứ bảy làm nửa ngày, nghỉ chủ nhật. Đối với bộ phận hướng dẫn và visa, hộ chiếu thì thường phải làm nhiều hơn đặc biệt là vào mùa cao điểm thì bộ phận hướng dẫn làm việc theo đoàn khách nên thời gian tương đối vất vả, thường xuyên vắng nhà,làm việc hết mình nhằm thực hiện chương trình du lịch bán cho khách một cách tốt nhất, đem lại sự hài lòng cho khách,đây là vào mùa du lịch còn vào những khi không có khách thì bộ phận hướng dẫn làm việc theo giờ hành chính.Đối với bộ phận visa, hộ chiếu thì hoạt động liên tục ngoài giờ hành chính mỗi khi khách có nhu cầu là đáp ứng.
2.1.2. Cưòng độ lao động
Nhìn chung cường độ lao động không quá vất vả ngoại trừ bộ phận hướng dẫn khi dẫn khách đi du lịch.Trong thời gian cùng đoàn khách đi tham quan thì cường độ lao động của hướng dẫn viên của công ty tương đối cao, họ phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía, từ khách du lịch đến các nhà cung cấp tại điểm đến họ phải khéo léo xử lý những tình huống xay ra trên chuyến đi làm sao để khách yên tâm nhất.
Đối với bộ phận Marketing thì nhiệm vụ cũng rất nặng nề. Họ cũng phải chịu nhiều áp lực từ phía khách hàng, đối với khách hàng quen thuộc của công ty thì không khó nhưng đối với khách hàng mới thì nhiệm vụ để đưa họ đến với công ty không đơn giản chút nào thậm chí nhân viên Marketing khi đi tiếp thị khách hàng thì họ còn không tiếp, mà còn gây khó dễ cho mình.Hiện nay nguồn khách chủ yếu của công ty thường là nguồn khách thân quen của nhân viên trong công ty do nhân viên trong công ty đưa tới cho nên khi đi làm việc, bán chương trình du lịch cho khách này cũng đơn giản không khó khăn.
2.2. Công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong hoạt động kinh doanh tại công ty Nam Thái
Do quy mô công ty còn nhỏ, đội ngũ nhân viên còn ít nên công tác tổ chức và quản lý nhân sự tại công ty dường như không được chú trọng lắm, có chăng cũng chỉ tập trung vào một số bước quan trọng, trong chiến lược phát triển của công ty cũng không thấy chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai khi công ty phát triển:
2.2.1. Mô tả công việc cần thực hiện
Bản mô tả công việc của công ty gần như không được thể hiện bằng văn bản,tuy nhiên cũng có thể thấy được sự khác nhau trong hoạt động kinh doanh lữ hành với hoạt động khác vì trong kinh doanh lữ hành thì có ba bộ phân quan trọng nhất là: điều hành, thị trường và hướng dẫn.Nhiệm vụ của các bộ phận này đã được giảng dạy trên lý thuyết tại trường trước khi đi làm.Chính vì vậy trong công ty Nam Thái thì khâu này thay bằng việc giới thiệu trực tiếp cho sinh viên khi thực tập tại công ty cũng như là nhân viên mới xin vào công ty.Trong giai đoạn này thì nhân viên mới sẽ được tập trung nghe hướng dẫn về công việc mình phải làm,sau đó thì nhân viên tự làm nếu có khó khăn vướng mắc trong công việc thì sẽ được những anh, chị trong công ty giải đáp, giúp đỡ.
2.2.2.Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên
Hoạt động tuyển mộ trong công ty thường không thông báo rộng rãi ra ngoài mà chủ yếu là tuyển thông qua người thân, sự quen biết, và công ty cũng không quá chú trọng vào khâu tuyển nhân viên.Bất kỳ ai nếu đã trải qua trường lớp đào tạo về hoạt động du lịch thì khi xin việc vào đây thì đều được nhận ngay không cần có tiêu chuẩn cụ thể nào cả.Đây là một hạn chế rất lớn của công ty vì như ở phần trước chúng ta đã nghiên cứu và thấy được tầm quan trọng của hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên cho công ty,với đội ngũ nhân viên trong công ty như hiện nay thì công ty không thể phát triển được trong tương lai khi mà nước ta gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) vì nhìn chung đội ngũ nhân viên tại công ty họ mới chỉ dừng ở mức làm được việc còn nếu ở mức độ cao hơn như đề ra chiến lược hoạt động cho bộ phận mình trong tương lai thì họ không thể làm được.Tóm lại lực lượng lao động có trình độ, khả năng ngoài xã hội khá nhiều chính vì vậy công ty cần phải cải tiến công tác tuyển nhân viên trong công ty nếu muốn có được nhân viên giỏi, có khả năng.
2.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nhìn chung công tác này tại công ty cũng rất được quan tâm, nhân viên trong công ty khi vào đều được trải qua một khoá đào tạo ngắn trong công ty bằng cách: chỉ dẫn trong công việc tức là nhân viên mới trong công ty sẽ được nhân viên cũ hướng dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm,quá trình thực hịên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36311.doc