- Phụ trách hệ thống tour : Xây dựng chương trình và tính giá tour mẫu theo hệ thống tour được phân công phụ trách. Có trách nhiệm cập nhật thông tin giá cả mới và tour mới, nghiên cứu và đàm phấn giá với các đối tác khác nhau để có mức giá hợp lí và dịch vụ tốt
- Phụ trách khách lẻ : Lưu thông tin khách hàng, phối hợp với bộ phận đặt vé máy bay, điều hành và lên lịch tour hàng tháng trước 20 ngày hoặc hơn ( tuỳ thuộc vào tình hình), thực hiện đầy đủ các quy trình bán đoàn khách lẻ theo quy định. Có trách nhiệm thống kê khách hàng lẻ, khách hàng đại lý, khách hàng thường xuyên
- Phụ trách đại lý: lên kế hoạch tiếp thị đại lý, có danh sách fax, email đại lý để gửi thông báo quảng cáo thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.Mở rộng địa bàn đại lý ra các tỉnh trên toàn quốc.
- Phụ trách tiếp thị : thường xuyên cập nhật danh sách khách hàng thường xuyên, khách hàng lớn, các đơn vị tiềm năng đẻ có kế hoạch tiếp thị thu hút khách theo từng giai đoạn cụ thể. Phụ trách việc chuẩn bị thông tin tài liệu cho các chiến dịch quảng cáo như rải tờ rơi, email, fax, đi hội trợ, hội nghị, hội thảo.
- Phụ trách hội trợ triển lãm : Thường xuyên cập nhật danh sách hội trợ, triển lãm các nước đến và các hội trợ tại Việt Nam để phối kết hợp với bộ phận tiếp thị tổ chức các chiến dịch tiếp thị.
- Các dịch vụ trước và sau tour : Cập nhật thông tin hàng ngày về tình trạng đoàn khách, ngày khởi hành, số chỗ và số lượng khách đang có ,.Làm biển thông báo đoàn khách vào ngày về, thông báo chậm chuyến và các thông tin liên quan khi đoàn về/ Cập nhật thông tin quảng cáo của các công ty cạnh tranh, phân tích quảng cáo/ Thường xuyên trao đổi với HDV đoàn để nắm bắt các thông tin về dịch vụ đoàn, chiến dịch khuyến mại. làm báo cáo phòng.
97 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách Thái Lan tại công ty lữ hành HanoiTourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xia, myanma, Philipin,..)
Tiếp thị
12
Bùi Diệu linh
Phụ trách tiếp thị và xây dựng chương trình thị trường Đông Nam Á( Malayxia, Thái Lan, singapore)
Tiếp thị các diạch vụ trước và sau tour
13
Lã Hồng Quang
- Phụ trách tiếp thị và xây dựng chương trình tour TQ đường bộ
Tiếp thị
14
Nguyễn kim Liên
- Phụ trách tiếp thị và xây dựng tour TQ đường bay
Tiếp thị
15
Đỗ Hoàng Trung
- Phụ trách tiếp thị đại lý
Tiếp thị
16
Nguyễn Vân chi
- Phụ trách tiếp thị, fax quảng cáo, thu thập thông tin quảng cáo, phân tích thị trường, công tác văn phòng
- phụ trách xây dựng sản phẩm cho các hội nghị, hội trợ, triển lãm
Tiếp thị
17
Đặng Thu Nguyên
- Phụ trách tiếp thị và xây dựng chương trình các tour khó
Tiếp thị
18
Nguyễn Tường Vân
- Phụ trách tiêp thị và xây dựng tour thị trường Hongkong
- Phụ trách làm visa các loại
Tiếp thị
Bảng phân công công tác phòng du lịch nước ngoài
( Nguồn : Phòng outbound- Bảng phân công công việc phòng outbound)
Cụ thể:
- Phụ trách hệ thống tour : Xây dựng chương trình và tính giá tour mẫu theo hệ thống tour được phân công phụ trách. Có trách nhiệm cập nhật thông tin giá cả mới và tour mới, nghiên cứu và đàm phấn giá với các đối tác khác nhau để có mức giá hợp lí và dịch vụ tốt
- Phụ trách khách lẻ : Lưu thông tin khách hàng, phối hợp với bộ phận đặt vé máy bay, điều hành và lên lịch tour hàng tháng trước 20 ngày hoặc hơn ( tuỳ thuộc vào tình hình), thực hiện đầy đủ các quy trình bán đoàn khách lẻ theo quy định. Có trách nhiệm thống kê khách hàng lẻ, khách hàng đại lý, khách hàng thường xuyên
- Phụ trách đại lý: lên kế hoạch tiếp thị đại lý, có danh sách fax, email đại lý để gửi thông báo quảng cáo thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.Mở rộng địa bàn đại lý ra các tỉnh trên toàn quốc.
- Phụ trách tiếp thị : thường xuyên cập nhật danh sách khách hàng thường xuyên, khách hàng lớn, các đơn vị tiềm năng đẻ có kế hoạch tiếp thị thu hút khách theo từng giai đoạn cụ thể. Phụ trách việc chuẩn bị thông tin tài liệu cho các chiến dịch quảng cáo như rải tờ rơi, email, fax, đi hội trợ, hội nghị, hội thảo.
- Phụ trách hội trợ triển lãm : Thường xuyên cập nhật danh sách hội trợ, triển lãm các nước đến và các hội trợ tại Việt Nam để phối kết hợp với bộ phận tiếp thị tổ chức các chiến dịch tiếp thị.
- Các dịch vụ trước và sau tour : Cập nhật thông tin hàng ngày về tình trạng đoàn khách, ngày khởi hành, số chỗ và số lượng khách đang có ,..Làm biển thông báo đoàn khách vào ngày về, thông báo chậm chuyến và các thông tin liên quan khi đoàn về/ Cập nhật thông tin quảng cáo của các công ty cạnh tranh, phân tích quảng cáo/ Thường xuyên trao đổi với HDV đoàn để nắm bắt các thông tin về dịch vụ đoàn, chiến dịch khuyến mại.. làm báo cáo phòng.
Phòng Du lịch Nội địa
* Chức năng & nhiệm vụ : Tổ chức khai thác và xây dựng chương trình du lịch cho người Việt Nam , người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam đi du lịch trong nước, tổ chức chương trình du lịch kết hợp tổ chức hội nghị hội thảo trong nước
* Số lượng nhân viên : 1 trưởng phòng và 6 nhân viên
* cơ cấu tổ chức bộ phận : gồm 2 bộ phận
Bộ phận I : gồm 2 nhân viên , đảm nhiệm phụ trách khách lẻ(đoàn dưới 10 người), đặt phòng KS, đặt và mua vé tàu – vé máy bay.
Bộ phận II : Phụ trách khách đoàn ( trên 10 khách), làm công tác Marketing thị trường , đồng thời hỗ trợ bộ phận khách lẻ trong việc xây dựng chương trình sản phẩm mới, trong bộ phận này lại chia ra thêm 1 tổ điều hành gồm 2 nhân viên - Phụ trách các công việc điều hành tour của phòng Du lịch Nội địa.
*Tổ chức phân công công việc phòng Du lịch Nội địa
+ Ngô Việt Cường: Theo dõi thị trường các ngân hàng, nhà đầu tư, các vụ, viện thuộc bộ KHCN & XD, công ty may mặc, y tế.
+ Nguyễn Thanh Huệ: Các văn phòng đại diện tại Việt Nam, các hãng dược phẩm, các công ty điện tử, các công ty kinh doanh về đồ gia dụng, ngành giáo dục.
+ Đinh Quang Huy: Các công ty liên doanh, khu công nghiệp, các hãng ô tô và xe máy, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, khối các trường học.
+ Nguyễn Ngọc Anh: Bán tour khách lẻ, nghiên cứu sản phẩm cho khách lẻ trong hè năm 2007, tổ chức gom các đoàn khách đi vào miền Trung, các văn phòng đại diện.
+ Nguyễn Vân Chi: Gửi hợp đồng bằng tiếng Anh đến các tổ chức nước ngoài, bán các tour khách lẻ qua mạng khách hàng thuộc ngành công nghiệp.
+ Nguyễn Lan Anh (CTV): Các hãng bảo hiểm, dược phẩm, mỹ phẩm, công ty liên doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ Văn hoá thông tin, bộ xây dựng.
+ Lê Đức Hùng (tạm thời): Các công ty liên doanh về xuất nhập khẩu điện thoại di động, bộ Công nghiệp.
+ Đỗ Thuý Hoà: Điều hành tour nội địa, các công ty kinh doanh về điện tử, văn phòng phẩm.
* Phương thức hoạt động :
+ Phân bố chỉ tiêu doanh thu đến từng nhân viên theo tháng, đạt chỉ tiêu sẽ được tính điểm thưởng, không đạt chỉ tiêu sẽ không được tính điểm thưởng
+ Tổ chức tiếp thị trực tiếp khách hàng theo từng mảng thị trường khác nhau, kết hợp phát tờ rơi giới thiệu về các tour mới cũng như những chính sách khuyến mãi, giảm giá của công ty tới khách hàng.
Phòng Du lịch Quốc tế ( Inbound) :
* Chức năng & nhiệm vụ : Tổ chức khai thác nguồn khách, bán các chương trình du lịch, dịch vụ du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và nối các chương trình du lịch sang các nước khác (nếu có)
* Số lượng nhân viên : gồm 1 trưởng phòng và 10 nhân viên
* Cơ cấu tổ chức bộ phận :
Trưởng phòng : chịu trách nhiệm điều hành chung
Tổ phụ trách thị trường Thái Lan : gồm 3 nhân viên
Tổ phụ trách thị trường Mỹ : gồm 2 nhân viên
Tổ phụ trách thị trường Pháp : gồm 2 nhân viên
Tổ phụ trách thị trường Đức : gồm 1 nhân viên
Tổ phụ trách thị trường Nhật : gồm 1 nhân viên
Tổ phụ trách làm visa: gồm 1 nhân viên
Cụ thể
+ Phụ trách thị trường : Xây dựng chương trình và tính giá tour theo mẫu, lên kế hoạch tiếp thị đại lý, gửi các thông báo quảng cáo thường xuyên hàng tuần hàng tháng tới các đối tác nước ngoài. Phối hợp với Phòng Hướng dẫn & Điều hành để phục vụ đoàn khách trong quá trình đi du lịch.
* Phương thức hoạt động :
+ Tìm kiếm thị trường : tiến hành tiếp thị các công ty, các đại lý du lịch nước ngoài để tiếp cận nguồn khách thông qua 2 kênh : trực tiếp và gián tiếp
Kênh trực tiếp : gặp trực tiếp đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên kết kinh doanh gửi và nhận khách giữa hai bên.
Kênh gián tiếp : gửi mail, fax, thư mời, trong đó nhằm giới thiệu về công ty cũng như những sản phẩm của công ty, trên cơ sở đó đưa ra lời mời hợp tác kinh doanh gửi và nhận khách.
+ Nhận khách và tổ chức chương trình du lịch cho khách du lịch : sau khi nhận thông báo đoàn các đối tác cũng như từ chính khách du lịch, nhân viên phụ trách thị trường sẽ tiến hành xây dựng chương trình, tính giá và báo giá cho khách hàng, tiến hành thoả thuận mua bán, nếu khách hàng chấp nhận đặt chương trình thì nhân viên phụ trách thị trường tiến hành phối hợp với phòng Hướng dẫn & Điều hành để triển khai chương trình đã thảo thuận.
+ Kiểm tra, giám sát chương trình của khách, đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuyến đi, thực hiện nhiệm vụ sau bán hàng.
Phòng Hướng dẫn & Điều hành
* Chức năng và nhiệm vụ : Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch theo đúng lịch điều tour do các phòng gửi và đảm bảo chất lượng tốt nhất và dịch vụ đúng như yêu cầu của khách và hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ. Cung cấp hướng dẫn viên cho các phòng có liên quan để phục vụ các đoàn khách du lịch. Phối hợp cùng phòng Inbound xây dựng chương trình, tính giá tour cho khách Inbound, đồng thời cùng chịu trách nhiệm điều hành các đoàn khách đó.
* số lượng nhân viên : gồm 1 Trưởng phòng và 14 nhân viên
* Cơ cấu tổ chức bộ phận :
+ Tổ điều hành ( khách Inbound) gồm 3 nhân viên : có trách nhiệm phối hợp với phòng Inbound trong việc xây dựng lịch trình, tính giá, đặt phòng khách sạn, đặt ăn, đặt và mua vé, cũng như các loại dịch vụ có liên quan cho đoàn khách Inbound, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện tour, giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến chương trình đã thoả thuận,..
+ Tổ hướng dẫn : gồm 12 nhân viên, chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn khách du lịch của công ty theo lịch điều tour của trưởng phòng, ông Đỗ Phủ.
+ Ngoài ra phòng còn có bộ phận cộng tác viên là các Hướng dẫn viên tự do tham gia hướng dẫn đoàn khách theo chế độ hợp đồng lao động tự do.
Phòng nghiên cứu và phát triển :
* Chức năng và nhiệm vụ : Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và quản lí hệ thống thông tin, mạng nội bộ, xây dựng và quản lí nội dung trang Web, tuyên truyền quảng cáo, quan hệ công chúng , nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh để từ đó tham mưu cho các phòng ban xây dựng những chương trình phù hợp.
* số lượng nhân viên : gồm 1 Trưởng phòng và 1 nhân viên
* cơ cấu tổ chức & hoạt động của bộ phận :
+ Trưởng phòng Trần thành Công : trịu trách nhiệm các công việc có liên quan đến nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, quan hệ công chúng, đưa ra các dự đoán thị trường từ đó phối hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình.
+ Nhân viên Trần ngọc Diệp : chịu trách nhiệm các công việc như : quản trị mạng nội bộ, xây dựng và quản lí nội dung trang web, Marketing - quảng cáo trên mạng,…
Phòng Bán vé máy bay
* Chức năng và nhiệm vụ : đại lý bán vé máy bay cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và một số hãng khác như : tiger airway, Cathay pacific,…Hỗ trợ đặt và mua vé máy bay cho các tour của công ty, đồng thời tự kinh doanh có lãi thông qua hoạt động bán vé máy bay cho khách hàng không phải là công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán :
* Chức năng và nhiệm vụ : tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, kế toán, thông kê, kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Theo dõi việc quản lí, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của công ty.
Phòng Tổ chức- hành chính :
* Chức năng và nhiệm vụ : tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, thi đua, đào tạo, văn thư tổng hợp, hành chính quản trị của công ty.
Phòng Thị trường – đào tạo :
* Chức năng và nhiệm vụ :
+ Mảng thị trường : phụ trách trực tiếp là Giám đốc thực hiện các công việc liên quan đến mở rông và phát triển thị trưởng mới cũng như thị trường truyền thống của công ty.
+ Mảng đào tạo : phụ trách trực tiếp là Phó Giám Đốc 1 thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo nhân viên trong công ty bao gồm : lên kế hoạch đào tạo, tổ chức và triển khai, thực hiện giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo.
2.1.3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển
* Chiến lược phát triển của doanh nghiệp : trung tâm cho mọi hoạt động kinh doanh là khách hành với Slogan “ Chung sức chung lòng – Vì sự hài lòng của khách hàng”, phấn đấu đưa Công ty Lữ hành Hanoitourist trở thành công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam.
* Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hoá, lành mạnh hoạt động tài chính đẩy nhanh lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp vào cuối năm 2007, tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
+ Tiếp tục tập trung vào các thị trường trọng điểm trong những năm tới như : Thị trường khách Thái Lan, thị trường khách Tây Âu, đẩy mạnh khai thác các thị trường còn ở dạng tiềm năng như thị trường khách Nhật, Hàn Quốc, Asean.
+ Phát triển loại hình kinh doanh trực tuyến nhằm gia tăng các kênh tiếp xúc với khách hàng cũng như các đối tác.
+ Lập kế hoạch đào tạo mới nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kiến thức tổng quát cho đội ngũ nhân viên. Tiếp tục hoàn thiện chương trình tập huấn phục vụ khách MICE của năm 2006.
+ Mở rộng hệ thống các đại lý đặc quyền cũng như đại lý bán lẻ khác tại nhiều thị trường, xây dựng mối quan hệ vững chắc và lâu dài với các đối tác tin cây và có uy tín thông qua các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại,..
+ Tiếp tục đẩy mạnh tham gia các hoạt động như Festival, hội trợ, triển lãm,… trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh Công ty, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần khách tăng doanh thu và lợi nhuận.
+ Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin của doanh nghiệp đặc biệt là hệ thống mạng Internet, webside của doanh nghiệp, ứng dụng các phần mền kinh doanh trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3 Đánh giá và nhận xét
Những mặt thuận lợi
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy : có tính hệ thống, đảm bảo tính phân quyền cũng như tính hợp tác trong quản lí, tổ chức hoạt động kinh doanh.
+ Phương thức hoạt động các bộ phận có tính chuyên môn hoá cao, vừa phát huy được tính tự giác làm việc của nhân viên, vừa tạo điều kiện để họ có cơ hội phát huy năng lực cá nhân cũng như khả năng phối hợp- hỗ trợ làm việc với nhân viên khác và bộ phận khác.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên : hầu hết đều có trình độ đại học, được trẻ hoá, có năng lực, phẩm chất đạo đức và khả năng làm việc độc lập cao, có thái độ nhiệt tình trong công việc cũng như trong giao tiếp với các đối tác và khách hàng.
+ Có nguồn vốn tương đối ổn định và dồi dào, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lí hiện đại.
+ Có mạng lưới hệ thống đại lý, đối tác và nhà cung ứng rộng lớn, thiết lập được mối quan hệ đối tác bạn hàng có uy tín và độ tin cậy cao trong và ngoài nước.
+ Thực hiện chế độ khoán công việc, tạo ra được tính công bằng , bình đẳng, tính cạnh tranh tích cực trong công việc, chế độ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc đã khoán - tạo ra tính minh bạch trong cơ cấu phân phối tiền lương trong công ty.
+ Môi trường làm việc tích cực, công tác đoàn – thanh niên, văn hoá - thể thao được quan tâm đầu tư thích đáng, hình thàn nên văn hoá doanh nghiệp tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Mặt khó khăn
+ Cơ cấu tổ chức còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện : nhiều chức năng mặc dù đã được chuyên môn hoá nhưng lại thiếu tính tập trung dẫn tới việc sử dụng lãng phí nguồn lực; Chẳng hạn : chỉ riêng chức năng điều hành có tới 3 bộ phận của 3 phòng cùng tham gia, chức năng đặt và mua vé máy bay, vé tàu cũng có tới 3 bộ phận thuộc 3 phòng khác nhau tham gia.
+ Chưa có chiến lược cấp bộ phận, quan điểm hoạch định chiến lược cấp bộ phận chưa thực sự đi vào chính sách của công ty, điều này dẫn đến tính không ổn định trong kế hoạch kinh doanh của các bộ phận, họ thường thụ động tiếp nhận kế hoạch kinh doanh từ trên xuống chứ chưa thực sự mang quan điểm hoạch định chiến lược cấp sản phẩm vào trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.
+ Hệ thống thông tin hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa tận dụng được sức mạnh công nghệ thông tin vào kinh doanh, trang web của công ty mới chỉ là công cụ cung cấp thông tin cho khách hàng chứ chưa thực thực sự trở thành công cụ tương tác giữa công ty với khách hàng và các đối tác; các phần mền ứng dụng chưa hiệu quả gây ra sự lãng phí trong đầu tư ( Phần mền Booking online mới chỉ hoàn thành phần giao diện chứ chưa thực sự đi vào hoạt động để khai thác kinh doanh)
2.2 Thực trạng về hoạt động khai thác thị trường khách Thái Lan ở Công ty Lữ hành Hanoitourist
2.2.1 Đặc điểm tiêu dùng của khách Thái Lan
2.2.1.1 Vài nét đặc điểm khái quát
Văn hoá xã hội
Là một xã hội không tĩnh tại nhưng cũng không thay đổi triệt để, thái Lan luôn luôn tạo được điều kiện cho mọi người phát triển năng lực, vận dụng một cách hiệu quả môi trường thiên nhiên và tiến bộ với tốc độc đáng kể.
Mặc dù xã hội Thái có vẻ ngoài thống nhất, nhưng thực ra là một sự tổng hợp của nhiều nhóm người, trong đó mỗi nhóm tiếp nhận một số điểm chung của bản sắc Thái để duy trì bản sắc riêng của mình. Vào những thời kỳ trước, thành phần giàu có nhất trong xã hội là những người có nhiều đất đai, tức là những gia đình trong hoàng tộc và những tu sĩ trong giới tu hành của Phật giáo. Ngày nay tình hình đã thay đổi với sự thế chỗ của những người trong giới kinh doanh và quan lại, đã tạo được lợi nhuận cho họ từ nhiều nguồn khác nhau. Trong giai đoạn hiện tại, những ông chủ doanh nghiệp, những cán bộ dân sự có học thức và những sĩ quan quân đội được xếp vào hàng thượng lưu trong xã hội Thái Lan. Nhiều tầng lớp người dân đã được cơ hội tham gia vào việc định hình xã hội Thái; nhưng khoảng cách giữa giàu và nghèo cũng ngày càng nới rộng.
Trong quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá, những vấn nạn như tội ác, ma tuý, ly dị, mại dâm là một thứ hệ quả không thể tránh. Việc hiện đại hoá cũng làm thay đổi những phương thức truyền thống để con người thăng tiến về kinh tế và địa xã hội. Chẳng hạn như trước kia tấm bằng tốt nghiệp đại học là sự đảm bảo cho một tương lai tươi sáng hơn, nhưng từ mấy thập kỷ trước rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học đã rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Môi trường thiên nhiên bị biến đổi để xây dựng đô thị cũng làm mất đi một số tiên ích nhất định. Một trong những thay đổi lớn nhất về xã hội sau thế chiến thứ hai là sự xuất hiện tầng lớp trung lưu bao gồm những quan lại giàu có, những chủ doanh nghiệp cỡ vừa, những chuyên gia có trình độ và những chủ cửa hiệu nhỏ. Tầng lớp hạ lưu bao gồm những người hưởng lương cố định và những người lao động không chuyên nghiệp làm việc theo thời vụ.
Người dân Thái sử dụng chung một thứ ngôn ngữ gọi là tiếng Thái trung tâm. Ngôn ngữ này nguyên là tiếng Tày, xuất xứ từ thổ ngữ của một số người dân nhập cư đến từ vùng Nam Trung Hoa trước kia. Đây là ngôn ngữ chính thức của người thái vùng trung tâm, nhóm người có mức phát triển cao nhất trong các địa phương ở Thái Lan. Ngôn ngữ này gọi là tiếng Thái Lan ngày nay, được dùng trong công sở, kinh doanh, học thuật và những giao dịch thông thường hàng ngày. Ngoài ra ở các địa phương khác, người ta nói một số thổ ngữ về cơ bản giống tiếng Thái trung tâm, nhưng có một số khác biệt nhỏ về âm.
Bên cạnh nỗ lực của Thái lan nhằm đồng nhất cách ăn mặc, ngôn ngữ, các hình thức giải trí củ người dân Thái dựa theo mô hình của vùng Trung tâm, các địa phương ở Thái Lan còn có những khác biệt về lễ phục truyền thống, văn học dân gian và một văn hoá khác. Trước kia chính quyền Thái đã tạo áp lực cho người dân các địa phương bỏ đi các tập quán và thổ ngữ riêng để hướng theo văn hoá của Thái vùng Trung tâm.
Những đặc điểm hành vi của nhóm người
Khu vực Nông Thôn:
Một loại cơ sở gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân vùng nông thôn Thái Lan được gọi là wat. Theo sinh hoạt truyền thống của người Thái, đây là các chùa chiền Phật giáo cùng với những phương tiện để sư sãi tu tập và phục vụ cho các sinh hoạt của dân cư làng như hội họp, tế lễ, học tập,…và có khi là nơi cư trú của những người không có nhà cửa. Đây được coi là một trung tâm tiến hành các nghi lễ tôn giáo, các wat này thường có lịch cố định cho những buổi lễ trong năm, dân chúng thường hay đến chùa để nhờ các sư xem ngày cho việc trọng đại trong gia đình như cưới hỏi, cất nhà, … và có khi đến để nhờ chữa bệnh bằng nước phép. Mỗi wat thường có một lò hoả thiêu, và thường thì hầu hết người chết ở đây đều được hoả táng.
Trong các xóm làng ở nông thôn, đơn vị cơ bản là gia đình. Những đặc điểm trong nếp sinh hoạt gia đình ở đây cũng thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Một gia đình hạt nhân sẽ theo thời gian lớn dần lên. Theo tập quán truyền thống của người Thái thì chàng rể sẽ về ở rể trong gia đình nhà gái. Riêng với người con gái út thì chú rể sẽ ở hẳn với vợ ; và cặp vợ chồng út này sẽ chăm sóc cha mẹ vợ và thừa hưởng ngôi nhà khi cha mẹ vợ qua đời.
Hầu hết các làng xóm nông thôn đều chia thành từng nhóm lân cận, hình thành môt đơn vị trên cấp độ gia đình. Ở vùng phía bắc, các nhóm gia đình thương có tục góp thực phẩm với nhau hàng tuần để cung ứng cho các nhà sư tại wat trong địa phương của họ. Những gia đình trong từng nhóm như vậy thường có sự hợp tác với nhau trong công việc hàng ngày mỗi khi có việc cần đến sức lao động của nhiều người. Việc dựng nhà chẳng hạn, thường phải thực hiện với sự hợp lực của các gia đình hàng xóm hoặc họ hàng.
Thông thường những gia đình giàu có ở nông thôn có trong tay một số ruộng đất cần thiết, trong số đó có thể có một phần được cắt ra cho thuê. Ngược lại, nếu gia đình đó có đủ vốn đầu tư để thuê mướn lao động vẩtng bị công cụ thì họ lại đi thuê thêm những mảnh đất khác để tự sản xuất. Những nông dân giàu được chia thành từng cấp khác nhau, với những người có rất nhiều đất đai và những người có ít hơn nhưng đủ để thu lợi. thường thì sự phân biệt dựa vào những công việc làm ăn ngoài việc đồng áng và số lượng tiền nhàn rỗi họ có thể cho vay. Trong mọi trường hợp, phú nông có chiều hướng trở thành chủ nợ và bần nông trở thành con nợ.
Ở đầu bên kia của nấc thang giai tầng là những người đi làm thuê. Đây là số người không có mảnh đất cắm dùi hoặc có quá ít đất không đủ để cung ứng lương thực cho chính miệng ăn của họ. Giữa hai đầu của hệ thống giai tầng đó có hai nhóm khác, một là những người có đủ ruộng đất để tự lực về lương thực. Những người này khi được mùa bôi thu hoặc có dịp đi làm cộng thêm bên ngoài sẽ có dư đối chút. Đối với nhóm này, lương thực họ làm ra thường để tự túc, không cung cấp cho thị trường như của giai cấp phú nông. Nhóm thứ hai là những người có ít đất, phải dựa vào tiền công làm thuê để phụ thêm vào số lương thực mà họ sản xuất không đủ cho nhu cầu. Không phải tất cả nông dân đều nghèo. Thực tế có nhiều nhà làm ăn khấm khá, đặc biệt là số nông dân ở vùng Trung tâm Thái Lan. Tuy nhiên nhìn chung giới nông dân lĩnh canh có cuộc sống khá vất vả.
Mối quan hệ chủ - tớ là hiện tượng bao quát đối với xã hội Thái, không phải chỉ riêng ở nông thôn. Những người dân làng giàu có thường có điều kiện tạo lợi nhuận cho người khác, và từ đó họ có quyền đòi hỏi phía bên kia phải phục vụ họ. Uy thế càng lớn đối với những người chủ có càng nhiều người ở dạng tôi tớ phục vụ cho họ.
Khu vực Thành Thị:
Mặc dù hệ thống giai tầng về địa vị hay đặc quyền xã hội và hệ thống giai tầng về quyền lực kinh tế và chính trị chồng chéo lên nhau trong xã hội nông thôn, thì ở cấp độ cả nước những tầng lớp khác nhau có sự phận biệt rõ rệt. Trong xã hội, hệ thống giai tầng bắt đầu bằng giai cấp quý tộc, những người trong hoàng tộc là những người được nhận tước hiệu của hoàng gia. Không ai trong số này là nghèo cả. Gia đình họ hàng nhà vua sở hữu nhiều đất đai và một số người có thanh thế về chính trị. Sau đó đến tầng lớp cai trị, trong đó cao nhất là những người chỉ huy trong quân đội và kế đó là những thành phần cốt cán trong giới công quyền. Dưới giới quân sự và công quyền là những người nắm chức vụ cao trong chính phủ với công việc đòi hỏi kiến thức, trình độ, kỹ thuật hoặc đã từng trải qua quan trường. Giống như giới công quyền, những người ở tầng lớp trên mức trung lưu này là thành phần có học, thường là tốt nghiệp đại học, trên đại học ở nước ngoài. Dưới con mắt người Thái, những công chức này có nhiều uy thế, mặc dù họ không phải là những nhân tố chính trong bộ máy quyền lực. Việc nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội và chính quyền dẫn tới nhiều cơ hội cho thu nhập tốt, trong đó kể cả việc liên kết với giới kinh doanh người Hoa. Những người Hoa này luôn nỗ lực để làm chủ những tổ chức về tài chính, thương mại, công nghiệp.
Dưới tâng lớp quý tộc và tầng lớp cai trị là một tầng lớp trung lưu xuất hiện sau thế chiên thứ hai, đặc biệt là sau năm 1960. Những thành viên trong giới này có nhiều thành phần khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ giàu có, địa vị xã hội và nấc thang quyền lực. Tiêu chí để phân biệt rõ ràng nhất là thu nhập và nghề nghiệp. Bộ phận giàu có nhất trong tầng lớp này bao gồm những công chức và sĩ quan quân đội ở các chức vụ bậc trung, những nhân viên quản trị và quản lý trong các doanh nghiệp tư nhân, những doanh nhân bậc trung, những thân hào nhân sĩ ở tỉnh và chủ sở hữu nhà đất ở các thị trấn cấp tỉnh, những nhà chuyên môn. Một nhóm lớn hơn là những nhà tiểu tư sản, bao gồm những cung cấp dịch vụ cho các tầng lớp trên họ, cho khách du lịch và những người nước ngoài. Những người này thường là các doanh nhân với doanh nghiệp cỡ nhỏ, một số là chủ cửa hiệu, một số cung cấp các loại dịch vụ theo hợp đồng. Một số khác trong giới này là những công chức làm việc văn phòng. Trong các bộ phận của tầng lớp này có cả người Thái lẫn người Hoa.
Ngoài ra còn có một tầng lớp thấp hơn trong số dân thành thị. Trong tầng lớp này có những công nhân với đồng lương tạm ổn định trong các cơ sở thương mại và công nghiệp, chỉ yếu ở Bangkok và một số ở các hầm mỏ ngoài Bangkok. Thêm vào đó là những người làm công ăn lương đến từ các vùng quê, vốn không có việc làm ổn định và kiếm sống bằng sức lao động không chuyên môn của họ.
Những đặc điểm trong cuộc sống thường ngày
Tôn giáo:
Phật giáo tiểu thừa, môn phái được tu tập ở Sri Lanka, Miến điện, Campuchia, Lào là tín ngưỡng của hơn 80% người dân Thái Lan. Những đạo hữu của giáo phái này không phải chỉ trong số những người thuần Thái mà cả trong những người nói tiếng Tày, người Khơme, người Mông và mốtố dân tộc thiểu số khác ở Thái, trong đó có cả người Hoa. chỉ một số ít người theo phật giáo đại thừa, cùng với một số tôn giáo khác như đạo hồi, đạo Thiên chúa, đạo Lão, Ấn độ giáo và thuyết vật linh. Trong số này đạo Hồi là chíêm ưu thế trong một khu vực địa lý nhất định. Thái Lan là nước duy nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách Thái Lan tại Công ty Lữ hành Hanoitourist.docx