Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt

9. MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC VIỆT 3

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC VIỆT 3

1. Thông tin chung về Công ty 3

2. Quá trình hình thành và phát triển 3

3. Ngành nghề kinh doanh 5

4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6

4.1. Cơ cấu tổ chức 6

4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 7

II. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 11

1. Hình thức và phương thức dự thầu mà Công ty đã tham gia. 11

1.1. Hình thức dự thầu. 11

1.2. Phương thức dự thầu 13

2. Đặc điểm chung của các gói thầu 14

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của Công ty 15

3.1. Năng lực tài chính 15

3.2. Năng lực máy móc thiết bị 18

3.3. Nguồn nhân lực 21

3.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu kĩ thuật 23

3.5. Tiến độ thi công 25

3.6. Uy tín và kinh nghiệm 25

3.7. Chất lượng Hồ sơ dự thầu 27

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI CÔNG TY 27

1. Nhiệm vụ các bộ phận và phòng ban tham gia công tác dự thầu 27

2. Quy trình tham dự thầu của Công ty 29

2.1. Thu thập thông tin 29

2.2. Đăng ký dự thầu, mua hồ sơ 30

2.3. Nghiên cứu hồ sơ, lập báo cáo 30

2.4. Phân công nhiệm vụ 31

2.5. Lập Hồ sơ dự thầu. 31

2.6. Kiểm tra hồ sơ, trình duyệt nghiệm thu 33

2.7. Đóng gói, giao nộp và lưu trữ hồ sơ 33

2.8. Tham gia mở thầu. 33

2.9. Tiếp nhận và thông báo kết quả đấu thầu. 34

3. Nội dung cơ bản của HSDT và phương pháp tính giá dự thầu của Công ty 36

3.1. Nội dung cơ bản của HSDT 36

3.2. Phương pháp tính giá dự thầu của Công ty 39

4.Ví dụ minh họa 44

4.1. Tìm hiểu gói thầu 44

4.2. Tiến hành lập Hồ sơ dự thầu 45

4.3. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham dự buổi mở thầu 56

4.4. Thương thảo và kí kết hợp đồng 56

IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU 56

1. Những kết quả đạt được. 56

1.1. Đối với hoạt động tham dự thầu. 56

1.2. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 58

2. Một số hạn chế còn tồn tại 59

2.1. Hạn chế trong công tác tìm kiếm thông tin, quảng bá thương hiệu 59

2.2. Hạn chế trong công tác bố trí nhân sự cho đấu thầu 60

2.3. Hạn chế về trình độ chuyên môn 60

2.4. Hạn chế trong công tác kiểm tra máy móc thiết bị, vật liệu 61

2.5. Hạn chế trong quá trình lập Hồ sơ dự thầu 61

2.6. Hạn chế trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, đối tác liên danh, liên kết 62

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC VIỆT 63

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2009 63

1. Phương hướng nhiệm vụ chung năm 2009 63

2. Định hướng hoạt động đấu thầu : 63

II. MÔ HÌNH SWOT VỚI KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY 65

1. Các cơ hội của Công ty ( O) 65

2. Thách thức với Công ty ( T ) 66

3. Những điểm mạnh của Công ty ( S ) 66

4. Những điểm yếu của Công ty ( W ) 66

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU 68

1. Hình thành bộ phận marketing để tìm kiếm thị trường và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. 68

2. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức. 70

3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 71

4. Tăng cường công tác kiểm tra máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu 73

5. Giải pháp nâng cao chất lượng Hồ sơ dự thầu 75

6. Giải pháp mở rộng quan hệ liên danh, liên kết trong tham gia đấu thầu. 78

7. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính. 78

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trường hợp liên danh dự thầu 5. Hồ sơ kinh nghiệm. - Tổng số năm kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng, chuyên dụng. - Danh sách các hợp đồng xây dựng do Công ty thực hiện. - Danh mục các công trình đạt chất lượng cao. - Giấy đăng ký công trình sản phẩm chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam cho công trình nếu trúng thầu. 6. Tình hình tài chính Công ty trong 3 năm gần nhất. - Tóm tắt tài sản có, tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền). - Tín dụng và hợp đồng các công trình đang thi công. - Bảng cân đối tài sản. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: Phần 1: Lãi, lỗ. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 3.1.3. Nội dung kĩ thuật 1. Bảng kê thiết bị thi công dự kiến của Công ty để thi công gói thầu. 2. Phụ lục: - Nhà thầu phụ (nếu có). - Tên nhà thầu phụ. - Nội dung công việc thực hiện. - Tài liệu đính kèm gồm: Thoả thuận hợp đồng thầu phụ. Các tài liệu pháp lý của nhà thầu phụ. Giới thiệu năng lực nhà thầu phụ. 3. Biện pháp thi công kèm theo thuyết minh biện pháp thi công. - Phần 1: Giới thiệu chung. - Phần 2: Biện pháp thi công. - Phần 3: Biện pháp bảo đảm chất lượng. - Phần 4: Tổng mặt bằng thi công. - Phần 5: Biện pháp bảo đảm an toàn lao động - an ninh và phòng chống cháy nổ. - Phần 6: Sơ đồ tổ chức nhân sự. - Phần 7: Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường, năng lực cán bộ chủ chốt - Phần 8: Biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường. - Phần 9: Thiết bị thi công. - Phần 10: Vật liệu xây dựng. - Phần 11: Biện pháp bảo đảm cho sản xuất của công trình (nếu là gói thầu cải tạo, hiện đại hoá, mở rộng). - Phần 12: Tiến độ thi công. - Phần 13: Kết luận. - Phụ lục kèm theo: Thuyết minh biện pháp thi công. 3.1.4. Nội dung tài chính Trong nội dung này, Công ty đưa ra bảng giá dự thầu và phân tích giá dự thầu: - Bảng giá thành công việc từng hạng mục. - Bảng tổng hợp kinh phí từng hạng mục. - Bảng tổng hợp giá dự thầu của công trình. - Đơn xin giảm giá dự thầu của Công ty (nếu có) Bên mời thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn xin giảm giá dự thầu của Công ty. Khi được chấp nhận, mức giá dùng để đánh giá Hồ sơ dự thầu và ký hợp đồng sẽ là giá dự thầu sau khi giảm giá. Đơn xin giảm giá dự thầu của Công ty là 1 biện pháp làm tăng khả năng trúng thầu của Công ty trước các nhà thầu đối thủ. 3.2. Phương pháp tính giá dự thầu của Công ty Trong Hồ sơ dự thầu, giá dự thầu đưa ra hợp lý là một trong những điều kiện quan trọng quyết định khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong Hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra được mức giá dự thầu hợp lý, mức giá đó vừa phải được chủ đầu tư chấp nhận đồng thời phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông thường mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra thấp hơn giá xét thầu từ 3 – 5 %. Với các chủ đầu tư là người tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định được mức giá sàn tương đối chính xác, và nếu nhà thầu nào đưa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá nhiều thì chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thầu trong việc đưa ra mức giá bỏ thầu. Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp như vậy thì chỉ có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu. Việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ và có tầm quan trọng đặc biệt với nhà thầu khi tham gia tranh thầu. Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấu thầu. Có thể ví chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa với giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng với mức giá mà họ đưa ra (giá trần của chủ đầu tư). Còn nhà thầu là người bán hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng với mức giá tại điểm hòa vốn (giá sàn của nhà thầu xây dựng) . Với các công trình chỉ định thầu, giá dự thầu của nhà thầu xây dựng được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá gói thầu và miền này tạo nên một miền giá xác định dự kiến lãi cho nhà thầu. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu mà các nhà thầu cần chú ý: Giá dự thầu có thể biến động do những thay đổi của thị trường đặc biệt sự lên xuống giá cả của nguyên nhiên vật liệu và nhân công. Giá dự thầu có thể biến động do sự thay đổi trong chính sách của nhà nước nhất là sự thay đổi về định mức giá, Các quy định của địa phương về môi trường, về xã hội… Đối với Công ty cổ phần Bắc Việt, giá dự thầu do Công ty tự lập dựa vào các căn cứ sau: Căn cứ vào bảng tiên lượng của Hồ sơ mời thầu Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công do Công ty thiết kế Định mức đơn giá của nhà nước Đơn giá NVL tại thời điểm lập hồ sơ. Tuy nhiên, để giá dự thầu có sức cạnh tranh cao thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Mặt khác do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt, phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà thầu, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo từng dự án, giá cả nguyên vật liệu biến động thường xuyên, vì vậy Công ty đã không thống nhất cách tính giá bỏ thầu mà chỉ có cách tính chung cho từng loại công việc, sau đó tổng hợp lại thành giá thành xây lắp. Quy trình tính giá dự thầu của Công ty có thể được khái quát chung như sau: Bước 1: Kiểm tra khối lượng công việc trong Hồ sơ mời thầu Các cán bộ kĩ thuật sẽ bóc tách từ bản tiên lượng để xác định được khối lượng công việc trong Hồ sơ mời thầu. Sau đó phải phân công nhiệm vụ để tính được giá chi tiết từng công việc theo khối lượng trong bản tiên lượng. Bước 2: Khảo sát giá cả thị trường, xác định đơn giá chi tiết. Để xác định được giá chi tiết, Trưởng phòng kĩ thuật sẽ phân công cán bộ kĩ thuật phối hợp với cán bộ phòng kinh tế xây dựng, vật tư đi khảo sát thị trường. Căn cứ vào giá cả thị trường tại thời điểm lập Hồ sơ dự thầu, căn cứ vào định mức đơn giá của nhà nước, cán bộ kĩ thuật và cán bộ phòng kinh tế xây dựng sẽ tính đươc: Chi phí vật liệu Chi phí máy móc thiết bị Chi phí nhân công Để xác định được chi phí trên không phải đơn giản, vì giá cả thị trường luôn biến động, trong khi định mức đơn giá của nhà nước không thường xuyên được điều chỉnh theo đơn giá thị trường. Vì vậy Công ty cần phải tính toán, điều chỉnh sao cho hợp lý để vẫn có lãi đồng thời vẫn tuân thủ các quy định của nhà nước. Bước 3: Lập giá dự thầu Các cán bộ làm công tác đấu thầu tính được chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc, và một số chi phí trực tiếp khác để tính chi phí trực tiếp, sau đó nhân với một tỉ lệ nhất định để ra chi phí chung. Chi phí chung và chi phí trực tiếp cùng nhân với tỉ lệ để ra thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí xây dựng trước thuế bằng tổng của chi phí chung, chi phí trực tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước. Thuế VAT được xác định bằng chi phí xây dựng trước thuế nhân với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, từ đó tính được chi phí xây dựng sau thuế, cộng thêm chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, cộng thêm yếu tố rủi ro và trượt giá để đưa ra đơn giá dự thầu Giá dự thầu được xác định theo công thức tổng quát: Gdth= Trong đó: - Qj: Là khối lượng công tác xây lắp thứ j do Bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc ra từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công - Dj: Là đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ j do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kịên cụ thể của mình và giá cả thị trường ta có: Dj=GXLj*(1+Ktrg+Krr) Trong đó: Ktrg Hệ số trượt giá Krr : Hệ số rủi ro GXLj: Giá thành xây lắp của công tác xây lắp thứ j m: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu Sơ đồ 3 : Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu Máy thi công Vât liệu C.phí trực tiếp khác Nhân công Chi phí trực tiếp Chi phí chung = Chi phí trực tiếp*tỉ lệ TN chịu thuế tính trước = (CP tt + CP chung)*tỉ lệ Chi phí xây dựng trước thuế Thuế giá trị gia tăng CP XD nhà tạm Chi phí xây dựng sau thuế Yếu tố rủi ro (nếu có) Trượt giá (nếu có) Các chi phí trong đơn giá dự thầu Đơn giá dự thầu Dj Ví dụ minh họa Gói thầu EPC Dây chuyền sản xuất Hợp kim sắt 10.000 tấn/năm DỰ ÁN EPC NHÀ MÁY HỢP KIM SẮT PHÚ THỌ . Xà GIÁP LAI –HUYỆN THANH SƠN- TỈNH PHÚ THỌ Đây là gói thầu gần nhất mà Công ty đã tham dự và trúng thầu. Gói thầu hoàn toàn phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của Công ty. Quy trình tham dự thầu được thực hiện theo đúng quy trình mà Công ty đã đề ra 4.1. Tìm hiểu gói thầu Qua phương tiện thông tin đại chúng, Công ty biết đến gói thầu EPC này. Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ thu thập và tìm kiếm các thông tin liên quan đến gói thầu, trình ban lãnh đạo Công ty xem xét. Sau khi bàn bạc ban lãnh đạo quyết định tham gia dự gói thầu. Phòng kĩ thuật đăng kí mua Hồ sơ dự thầu và nghiên cứu về gói thầu Thông tin về gói thầu: Đây là gói thầu EPC- thiết kế công nghệ, cung cấp thiết bị, xây dựng lắp đặt, chuyển giao công nghệ thuộc dự án nhà máy hợp kim sắt Phú Thọ. Chủ đầu tư yêu cầu xây dựng nhà máy sản xuất Ferôsilic trên diện tích đất của Công ty Pyrit tại xã Giáp Lai- huyện Thanh Sơn- Tỉnh Phú Thọ. Công nghệ luyện Ferôsilic là công nghệ lò điện hoàn nguyên, nếu trúng thầu thì công việc chính bao gồm: Thiết kế công nghệ, thiết kế xây dựng ( bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công), cung cấp thiết bị, xây dựng nhà xưởng, móng máy, lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh, đào tạo chuyển giao công nghệ và đưa vào sản xuất dây chuyền thiết bị luyện Ferôsilic khép kín và đồng bộ Thông tin về Bên mời thầu: Bên mời thầu là Công ty Cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ, nhà thầu có nguyện vọng tham gia đấu thầu cần tìm hiểu thông tin và mua hồ sơ mời thầu tại đơn vị tư vấn cho dự án là Ban quản lý dự án Công trình- Công ty Gang Thép Thái Nguyên Thông tin về thời gian mua hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ mời thầu và mở thầu Ngoài các thông tin cơ bản trên cán bộ phòng kĩ thuật còn tìm hiểu các thông tin khác như nguồn vốn, thời gian thực hiện hợp đồng, uy tín kinh nghiệm của Bên mời thầu, đơn vị tư vấn... 4.2. Tiến hành lập Hồ sơ dự thầu Sau khi tìm hiểu các thông tin về gói thầu, khảo sát hiện trường, xem xét kĩ lưỡng các yêu cầu của chủ đầu tư trong Hồ sơ mời thầu, phòng kĩ thuật và phòng kinh tế vật tư phối hợp với nhau tiến hành lập Hồ sơ dự thầu. Danh mục Hồ sơ dự thầu bao gồm: Đơn dự thầu Bảo lãnh dự thầu Thoả thuận liên danh giữa Công ty cổ phần Bắc Việt và Công ty TNHH cơ điện luyện kim Hợp Nguyên ( Thiển Tây Trung Quốc) Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất (và Công ty TNHH cơ điện luyện kim Hợp Nguyên) Danh sách nhà thầu phụ kèm bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà thầu phụ Thông tin về tư cách pháp nhân, năng lực, kinh nghiệm của liên danh nhà thầu Tổ chức công trường, các giải pháp kĩ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ Bảng giá dự thầu, điền đầy đủ thông tin đơn giá, giá trị cho từng hạng mục, tổng giá dự thầu, chênh lệch (nếu có) Trong phạm vi bài viết, sẽ tập trung xem xét Hồ sơ dự thầu ở 3 nội dung chính Nội dung pháp lý Nội dung kĩ thuật Nội dung tài chính Nội dung pháp lý Nội dung này bao gồm: Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu, thoả thuận liên danh, giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, danh sách nhà thầu phụ, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Công ty và các nhà thầu liên quan. Đơn dự thầu do Công ty chuẩn bị và được điền đầy đủ thông tin theo mẫu quy định trong Hồ sơ mời thầu, có chữ kí của người đại diện hợp pháp của Công ty (hoặc người được uỷ quyền kèm theo giấy uỷ quyền hợp lệ). Trong trường hợp liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh kí, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Đối với gói thầu này, Công ty cổ phần Bắc Việt liên danh với Công ty TNHH cơ điện luyện kim Hợp Nguyên ( Thiển Tây Trung Quốc), Công ty cổ phần Bắc Việt là đại diện hợp pháp của nhà thầu, đã được quy định trong văn bản thoả thuận liên danh, Giám đốc Công ty cổ phần Bắc Việt là người đứng ra ký đơn dự thầu. Đơn dự thầu kèm theo các nội dung: thời hạn ra thông báo về việc khởi công, độ dài thời gian hoàn thành công trình, thời gian bảo hành công trình, khoản tiền ứng trước, các điều kiện thương mại, tài chính, cam kết về tài chính để thi công công trình đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Đơn dự thầu không hợp lệ thì Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại bỏ ngay Bảo lãnh dự thầu nêu đầy đủ tên của nhà thầu liên danh để đảm bảo trách nhiệm tham dự thầu của nhà thầu liên danh. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu phù hợp với thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu Trong thoả thuận liên danh ghi đầy đủ tên, trụ sở, điện thoại, Fax cảu thành viên liên danh, thoả thuận mua hồ sơ và làm hồ sơ thầu, phân định trách nhiệm, quyền hạn và khối lượng công việc của từng thành viên, cam kết thực hiện thoả thuận Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất ghi rõ ngày thành lập và hoạt động, các loại thiết bị hàng hoá thường sản xuất, cam kết sẽ cung cấp đấy đủ các loại thiết bị hàng hoá cho liên danh Bắc Việt- Hợp Nguyên để đáp úng yêu cầu của Công ty cổ phần hợp kim sắt Phú Thọ Đối với gói thầu này nhà thầu phụ là Công ty cổ phần tư vấn khoa học công nghệ kiểm định xây dựng. Trong danh sách nhà thầu phụ nêu rõ địa chỉ, kinh nghiệm, trách nhiệm của nhà thầu phụ, kèm theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà thầu phụ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Công ty Cổ phần Bắc Việt và Công ty TNHH cơ điện luyện kim Hợp Nguyên Nội dung kĩ thuật Trước hết Công ty mô tả năng lực kĩ thuật của liên danh nhà thầu (gồm năng lực nhân sự, năng lực tài chính, năng lực máy móc thiết bị). Sau đó trình bày về biện pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu. Đây là nội dung khá phức tạp, có thể trình bày ngắn gọn như sau: Hồ sơ dự thầu trình bày khối lượng công tác khảo sát kỹ thuật, các tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng. Đưa ra các phương án thiết kế, căn cứ thiết kế và nguyên tắc thiết kế từng hạng mục công trình. Công ty cam kết lập thiết kế kĩ thuật, bản vẽ thi công đầy đủ đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, tiến độ thiết kế được thể hiện như sau: Bảng 9: Tiến độ thực hiện phần thiết kế TT HẠNG MỤC THỜI GIAN NỘP THIẾT KẾ (ngày) ĐỊA ĐIỂM NỘP THIẾT KẾ KỸ THUẬT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG 1 Thiết kế dây chuyền thiết bị luyện Ferosilic 20 15 CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP KIM SẮT PHÚ THỌ - Xà GIÁP LAI, HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 2 Thiết kế móng thiết bị 20 15 3 Nhà xưởng 20 15 4 Trạm biến áp 20 15 5 Hệ thống cấp điện 20 15 6 Hệ thống điều khiển tự động hoá 20 15 7 Hệ thống nước tuần hoàn 20 15 8 Hệ thống dầu bôi trơn, thuỷ lực, khí nhén 20 15 9 Nhà sản xuất hồ 20 15 10 Hệ thống thoát nước nhà xưởng 20 15 ( Nguồn: HSDT gói thầu EPC dây chuyền sản xuất hợp kim sắt 10000 tấn/ năm) Ngoài ra, Công ty cũng cam kết tất cả hàng hóa sẽ được cung cấp theo đúng tiến độ ( xem phụ lục) Công ty cam kết tất cả các loại vật liệu xây dựng, vật liệu gia công chế tạo, máy móc thiết bị đưa vào sử dụng đều tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy chuẩn quy phạm có liên quan ứng với từng loại vật liệu, máy móc thiết bị. Hồ sơ cũng liệt kê đầy đủ xuất xứ, chủng loại, số lượng vật tư cam kết sử dụng cho công trình và đặc tính kĩ thuật của từng loại vật liệu. Hồ sơ cũng trình bày phần thuyết minh biện pháp thi công bao gồm các căn cứ lập biện pháp tổ chức thị công, điều kiện thi công công trình, công tác chuẩn bị trước khi thi công (công tác chuẩn bị mặt bằng, che chắn và biển báo, công tác chuẩn bị điện nước thi công, dịch vụ thông tin, vệ sinh môi trường…) Để đảm bảo tiến độ, chất lượng và thuận tiện cho việc quản lí điều hành chung trên toàn công trường, hồ sơ trình bày sơ đồ tổ chức thi công như sau: Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức thi công công trường Liªn danh nhµ thÇu ChØ huy tr­ëng c«ng tr×nh c¸n bé phô tr¸ch vËt t­ - thiÕt bÞ, b¶o vÖ c¸n bé kü thuËt gi¸m s¸t thi c«ng c¸n bé phô tr¸ch an toµn lao ®éng §éi s¾t , cèp pha ®éi l¾p ®Æt m¸y ®éi bª t«ng ®éi nÒ hoµn thiÖn ®éi ®iÖn m¸y thi c«ng ®éi thi c«ng ®iÖn n­íc Thñ kho, kÕ to¸n c«ng tr­êng ( Nguồn:HSDT gói thầu EPC dây chuyền sản xuất hợp kim sắt 10000 tấn/ năm) Điều hành trực tiếp công trường sẽ do Phó Giám đốc phụ trách kĩ thuật điều haàn trực tiếp thông qua chỉ huy trưởng của từng công trường, phối hợp giữa các công trường trong việc cung ứng vật tư, huy động nhân sự theo từng thời điểm. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với Chủ đầu tư, cũng như chịu trách nhiệm trước Công ty. Công ty nắm các yêu cầu của chủ đầu tư và tiến độ thi công để điều hành các phòng ban chức năng Công ty, xí nghiệp thành viên, ban chỉ huy công trường hoàn thành nhiệm vụ Ngoài công trường, chỉ huy thay mặt Công ty trực tiếp điều hành các xưởng, đội thi công. Đồng thời cũng trực tiếp quan hệ với cán bộ thiết kế, tư vấn giám sát để thống nhất biện pháp xử lý công việc hàng ngày trên công trình theo yêu cấu của Chủ đầu tư. Tổng tiến độ thi công và biểu đồ huy động nguồn nhân lực được thể hiện trên sơ đồ sau: (Trang bên) Tổng tiến độ thi công công trình là 260 ngày, hồ sơ thể hiện tiến độ thi công bằng sơ đồ ngang, đảm bảo phù hợp với thực tế, sự hợp lý giữa các hạng mục công việc. Trong quá trình thi công Công ty cam kết sẽ luôn theo sát đúng tiến độ, lập báo cáo thường xuyên để chủ đầu tư xem xét. Đây là công trình có quy mô khá lớn, thời gian thi công không dài, vì vậy trong quá trình thi công Công ty sẽ có kế hoạch chi tiết và phù hợp để huy động con người, nguồn vốn, thiết bị để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong khi thi công, an toàn cháy nổ, an ninh và vệ sinh môi trường Hồ sơ đưa ra các biện pháp an toàn trong lao động cho cán bộ kĩ thuật và công nhân thi công: các biện pháp an toàn trong xây trát, trong khi thi công bê tông, thi công cốt thép, thi công hệ giàn giáo cốp pha, biện pháp an toàn trong công tác hoàn thiện, an toàn điện trong thi công. An toàn cháy nổ tuân theo tuân chuẩn TCVN 3254-89,3255-86. Biện pháp vệ sinh môi trường bao gồm: vệ sinh mặt bằng tổng thể, vệ sinh chất thải, vệ sinh chống ồn, chống bụi, vệ sinh ngoài công trường. Biện pháp đảm bảo an ninh cũng được quy định rõ ràng: Ngoài công trường, nhân viên bảo vệ thường trực 24/24 giờ trong ngày. Tất cả các cán bộ, công nhân tham gia thi công tại công trường đều phải tuân thủ nội quy công trường. Chỉ huy trưởng công trường phải cam kết với cơ quan và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hành vi của công nhân do mình phụ trách, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại cơ quan và địa phương. Để quản lý nhân lực, vật tư, thiết bị: Trên công trình Công ty bố trí 1 cán bộ quản lý và 2 cán bộ kỹ thuật trở lên trực tiếp điều hành thi công. Giao ban công việc hàng ngày và cuối tuần gửi báo cáo về phòng kỹ thuật Công ty. Mỗi cán bộ kỹ thuật phụ trách một nhóm công nhân, và phải chịu mọi trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra. Mọi vật tư, thiết bị ra vào công trường phải có sự đồng ý của chỉ huy trưởng công trường có phiếu xuất nhập vật tư, chữ ký của thủ kho và phụ trách cung ứng vật tư thiết bị. Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình: Chất lượng là một trong yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của một doanh nghiệp, chính vì vậy Công ty đặc biệt quan tâm coi đây là yêu cầu số 1 từ lúc vật liệu vào đến khâu hoàn thành sản phẩm. Chất lượng xây dựng công trình được hình thành trong mọi giai đoạn trước khi thi công (lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, chi tiết xây dựng và vận chuyển chúng tới hiện trường), giai đoạn xây dựng và sau xây dựng (nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng). Công ty sẽ tiến hành thiết lập, đảm bảo duy trì mức độ kỹ thuật cần thiết trong gia công lắp dựng và đưa vào sử dụng. Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thông số và các tác động ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng phần, từng công đoạn cho từng hạng mục công trình. Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác thi công xây lắp được thực hiện trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm qua dụng cụ quan trắc và thiết bị thí nghiệm để đánh giá chất lượng vật liệu. Ngoài ra công trình sẽ có một bộ phận Quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc thực hiện và duy trì hệ thống đã xác lập. Công ty nhận thức rõ để việc thi công công trình đạt chất lượng cao ngoài việc tuân thủ các quy phạm kỹ thuật trong xây dựng, đòi hỏi phải có biện pháp thi công hợp lý, có độ chính xác cao ở từng chi tiết cấu kiện và tổng thể của công trình. 1. Nhân lực bố trí cho xây dựng công trình được chọn lựa đúng ngành nghề, có sức khoẻ tốt. 2. Khai thác các nguồn vật tư có chất lượng cao nhất (ưu tiên những chủng loại vật tư sẵn có tại địa phương đảm bảo các yêu cầu của Chủ đầu tư). Trước khi đưa vào xây dựng công trình đều được đưa mẫu duyệt trước 3. Huy động những thiết bị thi công chuyên dùng của Công ty. Cơ giới hoá tối đa được Công ty xem như một biện pháp làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng công trình. Công tác kiểm tra, nghiệm thu, bảo hành Để đánh giá được chất lượng công trình công tác kiểm tra, nghiệm thu là yếu tố cần thiết và bắt buộc, Hồ sơ dự thầu trình bày danh mục các thiết bị, dụng cụ để kiểm tra chất lượng: Bảng 10: Danh mục trang thiết bị kiểm tra chất lượng STT Loại công tác 1 Dụng cụ trắc địa kiểm tra - Máy kinh Vỹ - Máy thuỷ bình 2 Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm: - Bộ khuôn mẫu thử cường độ bê tông - Bộ thử độ sụt bê tông - Súng bắn kiểm tra cường độ bê tông - Thử cường độ thép - Thử cường độ các vật liệu rời: gạch, cát, đá - Thiết kế cấp phối - Thiết bị đo áp lực ( Nguồn: HSDT gói thầu EPC dây chuyền sản xuất hợp kim sắt 10000 tấn/ năm) Ngoài ra, từng lô, từng nhóm vật liệu như xi măng, sắt thép, đá các loại, cát v.v... trước khi đưa vào sử dụng cho công trình đều phải thí nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật về từng loại hoặc nhóm vật liệu đó. Mẫu thí nghiệm phải phản ánh được đúng chủng loại, nội dung (Có sự chứng giám và chữ kỹ xác nhận của tư vấn giám sát). Công tác nghiệm thu đánh giá quá trình thực hiện một hạng mục công việc hoàn thành là điều kiện bắt buộc đối với nhà thầu Chủ đầu tư, tư vấn giám sát. Mọi nguyên vật liệu hoặc các bán thành phẩm trước khi đưa vào sử dụng cho công trình đều phải được kỹ sư giám sát nghiệm thu. Các hạng mục công việc nhà thầu thực hiện xong phải báo cáo với chủ đàu tư nghiệm thu giai đoạn mới được chuyển tiếp thi công. Nội bộ Công ty phải kiểm tra đạt chất lượng mới báo Chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế tổ chức nghiệm thu theo tiêu chuẩn hiện hành. Trong quá trình thi công, Công ty tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ xây dựng hiện hành. Thực hiện nghiêm túc sửa chữa bảo hành theo quy định của Nghị định 209/ND-CP của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nội dung tài chính Nội dung này nhà thầu đưa ra bảng giá chào thầu Căn cứ tính giá dự thầu của Công ty: - Hồ sơ mời thầu của Bên mời thầu - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn - Giá dự toán các loại vật liệu tại nơi thi công công trình - Các văn bản, thông tư hiện hành của Nhà nước tại thời điểm dự thầu liên quan Để đưa ra được giá dự thầu nhà thầu phải tính giá chi tiết từng công việc theo khối lượng trong bản tiên lượng và đơn giá theo quy định. Gói thầu này được xác định giá theo quy trình lập giá dự thầu của Công ty như đã phân tích trong phương pháp tính giá dự thầu của Công ty, giá chào thầu cuối cùng đưa ra là 71.674.679.157 đồng. Sau đây là bảng thuyết minh giá dự thầu đã bao gồm thuế, phí các loại: Bảng 11: Thuyết minh giá dự thầu Đơn vị : đồng TT NỘI DUNG Giá tiền Tỉ lệ giảm giá Giá dự thầu I Chi phí công việc khảo sát, chuẩn bị hiện trường, lán trại 167.247.694 167.247.694 II Giá chi phí công việc thiết kế 1.123.140.202 1.123.140.202 1 Chi phí thiết kế xây dựng 332.822.911 332.822.911 2 Thẩm định thiết kế xây dựng 37.630.731 37.630.731 3 Thiết kế công nghệ 752.686.560 752.686.560 III Chi phí cung cấp thiết bị, vật tư 50.803.854.000 50.803.854.000 IV Chi phí thi công xây lắp 16.724.769.374 16.724.769.374 V Chi phí dịch vụ kĩ thuật 1.856.626.848 1.856.626.848 1 Lắp đặt thiết bị 1.103.940.288 1.103.940.288 2 Chuyển giao công nghệ 602.149.248 602.149.248 3 Đào tạo 150.537.312 150.537.312 VI Chi phí khác 999.041.040 999.041.040 1 Vận chuyển từ cửa khẩu Hữu Nghị về nhà máy 497.250.000 497.250.000 2 Chi phí chạy thử 501.791.040 501.791.040 Tổng cộng giá trị dự thầu ( I+II+III+IV+V+VI) 71.674.679.157 71.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111316.doc
Tài liệu liên quan