Các trang trại của tỉnh Yên Bái nói chung đã bắt đầu chú ý áp dụng tiến bộ kỹ thuật đối với một số cây công nghiệp, cây ăn quả. Các trang trại trồng chè tập trung đã chuyển từ trồng hạt sang dâm cành trong bầu, các trang trại trồng quế không còn trồng thẳng cây từ vườn ươm mà đã thực hiện phương pháp ươm bầu. ở vùng cây ăn quả biết lựa chọn các giống cây phù hợp với thổ nhưỡng và sinh thái. Tuy nhiên qua tiếp xúc với chủ trang trại vốn làm theo kinh nghiệp cổ truyền, số chủ trang trại có kiến thức và quản lý không nhiều. Công tác khuyến nông, khuyến lâm được triển khai từ năm 1993 gắn với việc giao đất giao rừng và làm công tác quy hoạch từ bố trí cây trồng đến chăm sóc, bảo vệ ít nhiều có kết quả. Nhưng để hiệu quả hơn nữa hình thức và nội dung của công tác khuyến nông, khuyến lâm phải đa dạng phong phú lại vừa phải dễ hiểu dễ làm.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi, bảo về và trồng rừng.
II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh yên Bái
1. Số lượng và các loại hình trang trại.
ở Yên Bái một số trang trại được hình thành trước năm 1985, lúc bấy giờ chỉ có một số hộ dân người địa phương và một số dân miền xuôi lên khai hoang lập nghiệp, tuy đất hoang trong vùng còn nhiều, nhưng do vốn ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường tiêu thụ còn khó khăn nên diện tích đất đai chưa khai phá được bao nhiêu, chỉ có một ít ruộng nước và đất trồng mầu được sử dụng sản xuất lương thực nhằm mục đích tự cung tự cấp.
Từ khi có nghị quyết 10 (04/1988) các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ được giao quyền sử dụng đất lâu dài và được sự hỗ trợ vốn, cây giống thông qua dự án SIDA của thuỷ Điếu, các hộ mới có điều kiện trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tạo ra sản phẩm hàng hoá từ đó hình thành dần dần các trang trại.
Từ năm 1992 mô hình trang trại nhân dân được phát triển đến năm 1996 có trên 7.000 trang trại với đủ các loại hình VAC, VACR, rừng chăn nuôi, vường rừng, ao vườn, cây ăn quả. Quy mô ngày càng được mở rộng, nhất là khi có chương trình phát triển cây cà phê đòi hỏi mức đầu tư lớn hơn và thu hút nhiều lao động.
Kinh tế trang trại ở Yên Bái được phát triển nhanh trong một vài năm gần đây.
Quy mô sản xuất của trang trại còn nhỏ, vốn đầu tư chưa cao, chủ yếu trang trại trực tiếp quản lý và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, có thuê thêm lao động nhưng không lớn, phần lớn trang trại thuê lao động theo mùa vụ.
Hướng sản xuất của trang trại thiên về loại sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có giá trị kinh tế cao, một phần trang trại đã phát triển rừng, nhưng chủ yếu vốn vay theo chương trình 327 và được lâm trường khoán đất thu nhập bình quân của các trang trại vượt trội so với thu nhập trong vùng.
Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái có 7252 trang trại diện tích bình quân tự nhiên của một trang trại ở Yên Bái là 6,13ha, trong đó đất trồng trọt 0,71 ha chiếm 11,58%, đất ao hồ là 0,13ha chiếm 2,12% đất lâm nghiệp 4,32% ha chiếm 70,47%, đất thổ cư bao gồm cả đất vườn là 0,97ha.
Yên Bái đã thực hiện giao đất giao rừng tương đối sớm và thực hiện liên tục từ năm 1989 tới nay, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 92.676 hộ, đạt 64% số hộ trong toàn tỉnh, về diện tích đất nông nghiệp đã cấp 22.713ha đạt 35% tổng số đất nông nghiệp phải cấp. Đất đã cấp GCN QSDĐ là 1.299 ha đạt 49% tổng diện tích đất ở phải cấp. Đất lâm nghiệp đã cấp sổ đỏ 25.785ha đạt 11,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp phải cấp.
Chè là cây chủ lực của phần lớn các trang trại trong tỉnh. Cây cà phê là loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên cây cà phê đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn, nên chưa có trang trạinào đủ điều kiện để phát triển cây cà phê. Cây ăn quả là cây truyền thống có từ lâu đời ở địa phương với những giống đặc sản nổi tiếng từ lâu đời ở địa phương với những giống đặc sản nổi tiếng cây lâm nghiệp được coi là cây trên trong quá trình hình thành và phát triển trang trại. Tuy nhiên mới có 25% trang trại thu hoạch gỗ của số cây được tồng phổ biến như: bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo tai tượng, nhiều trang trại ở vùng cao và cả các trang trại ở vùng thấp đến trồng quế có giá trị kinh tế nhất cao.
Phát triển chăn nuôi là thế mạnh của tỉnh vì có nhiều khả năng chăn thả gia súc dưới tán rừng và có điều kiện trồng mầu để nuôi lớn gia cầm, những năm gần đây chăn nuôi phát triển với tốc độ khá nhanh trong tổng số 1313 trang trại chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên chăn nuôi còn có những hạn chế về giống, cơ sở chế biến và mạng lưới thú y. Các trang trại quanh hồ Thác Bà có thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản vì ngoài việc khai thác tôm cá trong vùng hồ, các trang trại còn đầu tư xây dựng nhiều ao ở trên địa hình thấp vùng ở gần hồ. Hiện nay 40 trong tổng số 87 trang trại kinh doanh nuôi cá đã có lãi, nuôi ba ba cũng đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng để có được những ao có tiêu chuẩn, các chủ trang trại phải có nhiều vốn và nắm vững kỹ thuật thâm canh.
Về cơ cấu các loại hình trang trại, qua số liệu điều tra của Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái cho thấy: ( Xem biểu này)
Biểu 6: số lượng và các loại hình trang trại
Loại mô hình trang trại
Đơn vị
Tổng số
Tổng số
Cái
Số lượng trang trại
Cơ cấu
Trang trại: VARC
Trang trại: VRC
Trang trại: VAC
Trang trại: ACR
Trang trại: VC
Trang trại: CR
Trang trại: AC
Trang trại: VA
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
47 2
120
18
16
16
48
6
12
66,67
16,95
2,54
2,26
2,26
6,78
0,84
1,69
Nguồn: số liệu điều tra của viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002
Số liệu biểu 6 cho thấy, trong tổng số mô hình trang trại điều tra, trong đó có mô hình kinh doanh tổng hợp VARC (vườn ao chuồng và rừng) có 472 trang trại chiếm 66,67% mô hình chuyên môn hoá VC (vườn chăn nuôi), AC (ao cá chăn nuôi) VA (vườn ao cá)... có 116 trang trại chiến 16,38%.
2, Tình hình về chủ trang trại
a, Xuất thân của chủ trang trại
Trong tổng số 708 trang trại khảo sát thì có trên 90% số chủ trang trại là nam giới, với đủ các thành phần dân tộc trong tỉnh như kinh, thái, mông, tày... nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại là rất phong phú trong đó chủ trang trại xuất thân từ hộ nông dân chiếm 76,8%. Chủ trang trại là cán bộ công nhân là 111 người chiếm 15,68%. Chủ trang trại là cán bộ nghỉ hưu là 63 người chiếm 8,89%. Những số liệu trên cho thấy rằng sức nút của kinh tế trang trại đối vứi người ngoài lĩnh vực nông nghiệp tham gia tiền vốn đầu tư vào nông nghiệp chưa cao.
Tham gia phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái có đầy đủ các đối tượng cụ thể là: Đảng viên 25% nhiều nhất là ở thị xã Yên Bái 16/28 người là Đảng viên, đoàn thanh niên chiếm 23,6%. Điều đó chứng tỏ rằng chương trình phát triển kinh tế trang trại đang được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và các chức đoàn thể tham gia hưởng ứng.
b, Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của chủ trang trại.
- Trình độ văn hoá các chủ trang trại ở tỉnh yên Bái tương đối thấp đại đa số chỉ học hết cấp II, 56% số chủ trang trại học hết cấp II, 12,64% học hết cấp III còn lại là trình độ cấp I.
- Trình độ chuyên môn: hơn 1 nửa số chủ trang trại khảo sát chưa từng qua đào tạo chuyên môn chiếm 87,28% chủ yếu trang trại phát triển kinh tế bằng kinh nghiệm bản thân hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng các khoá tập huấn ngắn hạn theo các trương trình khuyến nông của huyện. Song cũng hạn chế , ý thức về chình độ chuyên môn chưa được quan tâm nhiều hoặc chưa có đủ điều kiện để thực hiện một cách đầy đủ, hiểu biết về quy luật cũng như cơ chế thị trường còn ở mức thấp, mọi vấn đề thực sự chú trọng để có thể nâng lên thành điều kiện cân đối với phát triển mở rộng quy mô sản xuất, trong số 708 trang trại được khảo sát thì số chủ trang trại có trình độ trung cấp là 36 người chiếm 5% và sơ cấp là 54 người chiếm 7,8% chủ trang trại ở Yên Bái là tương đối thấp.
3) Các yếu tố sản xuất của trang trại
3.1. Quy mô đất đai của trang trại
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất của trang trại nói riêng. nguồn tài nguyên đất là có hạn nên quy mô đất đai của trang trại giữa các vùng khác nhau. Vì vậy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất là yêu cầu sức quan trọng của người trang trại.
Yên Bái là một tỉnh miền núi đang trong quá trình thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp để tiếp cận nền kinh tế hàng hoá, cơ sở hạ tầng kém phát triển kinh tế trang trại. Đáng chú ý là cơ cấu đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất nông - lâm - ngư nghiệp ở yên Bái là 9,7%.
Như đề cập đến vấn đề quy mô ruộng đất trong kinh tế trang trại Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng chúng ta cần phân tích kỹ hơn yếu tố quy mô đất đai. Trước hết là khái niệm "lớn" và 'nhỏ" của đất đai trong trạng trang trại, khi so sánh quy mô đất đai để xem xét tác động của quy mô đến hiệu quả kinh doanh thì không nhất thiết bao giờ quy mô đất lớn hơn thì hiệu quả lớn hơn mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: sản phẩm được sản xuất ra có giá trị như thế nào, thị trường đối với sản phẩm đó có ổn định không? phương thức sản xuất trên đất đai ? trình độ áp dụng khoa học và công nghệ trên đất đai của trang trại. Hiệu quả đất đai lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào các yếu tố vừa nêu và bản thân quy mô cũng là yêú tố quyết định những yếu tố trên.
Nếu phân quy mô theo diện tích được kết quả sau
Biểu 8: cơ cấu trang trại điều tra phân theo quy mô diện tích ruộng đất.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Chung
< 5 ha
5 - 10ha
> 10ha
ồ trang trại điều tra
% so với tổng số
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Số cơ sở %
Số cơ sở
"
"
708
100
480
340
210
475
67
380
140
110
115
16,24
70
120
60
118
16,67
30
8
40
Nguồn: số liệu điều tra của Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002
Số liệu biểu 7 cho thấy quy mô diện tích trang trại tập trung chủ yếu dưới 10 ha chiếm 83,24% so với tổng số trang trại điều tra. Có thể nói phần lớn các trang trại thuộc quy mô vừa và nhỏ.
Mỗi một trang trại khác nhau, cách bố trí diện tích cây trồng cũng khác nhau thể hiện qua số liệu sau:
Biểu 9: Cơ cấu diện tích đất đai ở các trang trại điều tra
Loại đất
Đơn vị
Bình quân chung
Các điểm điều tra
Trất yên
Văn chấn
TX Yên Bái
Văn yên
Lục yên
Trạm tấu
TX nghĩa lộ
Yên Bình
Mù Căng chải
Diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất thổ cư
Ha
%
%
%
3,12
20
74,55
5,45
3,04
22,16
75,25
2,59
2,5
13,66
79,76
6,58
2,16
20,86
77,29
1,85
2,48
16,18
66,04
17,78
4,34
26,72
68,0
5,28
3,8
18,16
78,47
3,1
2,92
15,23
73,01
4,28
3,34
23,2
71,2
6,8
3,1
21,57
79,34
5,27
Nguồn: Số liệu điều tra của viện quy hoạch
Biểu số 9 cho thấy các trang trại đã giành phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp để tập trung theo hướng sản xuất lâm nghiệp, diện tích đất trong các trang trại có tới 74,55 chiếm khoảng 20% tổng diện tích của trang trại, cùng với việc bố trí sử dụng đất, ưu tiên đất cho từng cây, con phát triển nông nghiệp và cây lâm nghiệp để tạo thảm thực vật chống sói mòn . Thực tế cho thấy hầu hết các trang trại ở vùng này đất có độ dốc tương đối cao, trên đỉnh đồi thường bố trí công lâm nghiệp, vùng đồi thấp bố trí cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày xen kẽ trồng cây lâm nghiệp khác, vùng bằng phẳng hơn thường trồng cây lương thực và cây hàng năm. Riêng vùng đất xũng dành để trồng lúa hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó thấy được hầu hết các chủ trang trại đã biết tận dụng ưu thế của từng loại đất để bố trí cây trồng vật nuôi sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.2. Nguồn hình thành vốn của trang trại
Qua khảo sát chủ trang trại sử dụng vốn tự có của gia đình là chính. Các trang trại có qui mô từ 2 - 5 ha thường có 3 - 4 lao động, lượng vốn tối thiểu cần từ 30 - 40 triệu. Trang trại có diện tích 8 - 12ha nhu cầu vốn đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng. Trong đó vốn tự có của gia đình 85%, vay ngân hàng 10%, huyđộng trong cộng đồng 5%. Theo thống kê bình quân một trang trại vay 1,3 triệu đồng số vay tín dụng đầu tư lớn không nhiều. Nhìn chung vốn vay sản xuất kinh doanh sử dụng hiệu quả, có khả năng trả nợ gốc và lãi.
Và số nguồn vốn đó đã được chủ trang trại đầu tư ( xem biểu sau)
Biểu 10: Vốn của chủ trang trại đã đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng
Huyện
Số trang trại điều tra
Tổng vốn
Trong đó
Vốn phát triển nông ngiệp
Vốn phát triển lâm nghiệp
Vốn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm
Vốn nuôi chồng thuỷ sản
Vốn khác
Trấn yên
TX Yên Bái
Văn Chấn
Văn yên
Mù Căng Chải
TX nghĩa lộ
Yên Bình
Trạm Tấu
Lục yên
135
28
107
284
17
4
96
1
26
9324,2
3437,8
6358,44
6836,8
594,1
474,8
19730,5
35,6
4506,23
4154,6
1128,6
3791,47
951,8
207,7
417,5
5238,8
11,217
1428,6
2512,1
523
381,02
1172,7
31,1
14
4139,4
4,428
726,32
2315,9
1008,2
1995,04
3790,2
350,5
40,3
5453,2
17,617
1123,2
268,9
170
158,41
258,2
3,6
0
1305,3
0
197,85
72,7
608
32,5
663,9
1,2
3
3593,8
2,238
1030,26
Bình quân
72,45
24,604
13,334
22,73
3,336
8,485
ồ
708
51330
17420,287
09441,06
16094,3
2362,26
6007,59
Nguồn: Số liệu điều tra của viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002
Tổng số vốn của các trang trại sản xuất kinh doanh tại thời điểm khảo sát là 51330 triệu đồng bình quân mỗi trang trại có 72,45 triệu đồng vốn trong đó được chia thành những nguồn sau.
- Từ vốn phát triển nông nghiệp: tổng số vốn đầu tư là 17420,29 triệu đồng chiếm 33,934% số vốn được đầu tư. Huyện Yên Bình là nơi có số lượng vốn đầu tư từ nguồn phát triển nông nghiệp là nhiều nhất 5238,8 triệu đồng chiếm 30%, tổng số vốn vay bình quân đạt 54,57 triệu đồng/ trang trại một năm.
- Từ vốn phát triển lâm nghiệp: tổng số vốn đầu tư là 9441 triệu đồng trong đó huyện Yên Bình chiếm 43,84%.
- Từ vốn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm: Tổng số vốn đầu tư là 16094,3 triệu đồng trong đó huyện Yên Bình chiếm 33,9% khoảng 5453,2 triệu đồng.
- Từ vốn nuôi trồng thuỷ sản: tổng số vốn đầu tư là 2362,26 triệu đồng trong đó huyện yên Bình chiếm 43,8% khoảng 1305,3 triệu đồng.
- Từ nguồn đầu tư khác: Tổng số vốn đầu tư là 6007,59 triệu đồng trong đó huyện Yên Bình chiếm 59,8% thị xã yên Bái và Huyện Văn Yên chiếm khoảng 21,17%.
Nhìn chung trong tổng số nguồn vốn đã đầu tư thì nguồn vốn được đầu tư từ nguồn vốn phát triển nông nghiệp nhiệm và vốn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm chiếm 1 tỷ trọng lớn 33514,3 triệu đồng chiếm 65,29%.
3.3. Lao động của trang trại.
Lao động là yếu tố tất yếu của mội quá trình sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội loài người khả năng lao động sản xuất tuỳ thuộc vào sức khoẻ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động.
Trong sản xuất nông nghiệp lao động càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng vật nuôi đó là những cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học, chịu sự tác động của thường xuyên và hết sức mẫn cảm với những tác động tự nhiên của con người.
Theo số liệu điều tra, bình quân mỗi trang trại của hệ nông dân có 4,1 lao động gồm 2,3 lao động chính và 1,8 lao động phụ. Bình quân mỗi trang trại của các hộ công nhân viên chức, và cán bộ nghỉ hưu có 3,2 lao động chính và 0,9 lao động phụ, các trang trại của hộ nông dân do quy mô sản xuất còn nhỏ chình độ thâm canh thấp lại có nhiều lao động phụ nên có 41,5% số trang trại thếu lao động để làm đất, đào hố trồng cây chăm sóc chè và cây ăn quả. Họ thường hợp tác đổi cây cho nhau khi thời vụ căng thẳng hoặc thuê thêm nhân công bên ngoài.
Biểu 11: Đặc điểm lao động gia đình trong các trang trại
Nhân khẩu (người)
Tổng người lao động
Lao động
TH
PTCS
PT
1. Loại trang trại chung
4,1
2,3
17,15
44,04
38,81
VARC
5,35
2,8
15,14
22,29
62,57
VRC
5,0
2,5
25,27
11,0
63,53
VAC
4,05
2,5
15,39
27,69
56,02
ARC
4,5
2,0
11,53
32,32
56,15
VC
3,75
1,9
14,83
66,67
10,70
CR
2,9
1,8
10,0
60,00
30,0
AC
3,2
2,3
9,0
51,00
40,0
VA
3,55
2,7
11,25
46,25
42,1
2. Phân theo quy mô
< 5ha
4,2
3,06
12,73
59,09
28,0
5 - 10 ha
4,4
3,2
35,27
47,14
17,09
> 10 ha
6
3,7
27,23
37,4
35,21
3. Phân theo mức vốn
< 30 triệu
4,2
2,67
18,18
43,64
38,18
30 - 50 triệu
4,08
2,17
4,0
44,0
52,00
50 - 70 triệu
4,45
2,37
13,3
53,43
33,26
70 - 100 triệu
5,17
2,07
10,53
53,68
35,09
100 - 150 triệu
5,56
2,32
31,03
49,97
19,0
> 150 triệu
4,57
2,11
26,67
43,33
30,0
Nguồn: số liệu điều tra của viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002
Số liệu biểu 11 cho thấy bình quân 1 trang trại có 4,1 người với 2,3 lao động, như vậy 1 lao động phải nuôi 1,78 người.
Trình độ văn hoá của người lao động như sau: lao động trình độ tiểu học chiếm 17,15%, phổ thông cơ sở chiếm 36,81%. Như vậy trình độ văn hoá của người lao động trong trang trại chủ yếu là PTCS. Trình độ văn hoá của người lao động trong trang trại VAC và VARC đạt cao nhất là 63,53% và 62,57%.
Các trang trại chuyên chăn nuôi về nuôi trồng thuỷ sản thường có quy mô diện tích nhỏ nên không thể dựa vào các lợi thế về đất đai tạo ra nhiều nông sản phẩm, phân theo phương hướng sản xuất trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp cần nhiều lao động nhất. Còn theo quy mô diện tích đất, trang trại có quy mô càng lớn thì thời gian làm việc trong năm càng nhiều, chúng ta cũng thấy rằng 1 đặc điểm rất quan trọng của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ nên phần lớn lao động làm thuê trong các trang trại chủ yếu là lao động theo thời vụ.
Việc sử dụng lao động làm thuê đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động dư thừa đang tăng lên ở khu vực nông thôn, đồng thời cũng chứng tỏ khả năng của người chủ trang trại là người biết kinh doanh, giám nghĩ, giám làm, giám đầu tư trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.
4. áp dụng tiến bộ kỹ thuật, trang bị công cụ lao động và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các trang trại của tỉnh Yên Bái nói chung đã bắt đầu chú ý áp dụng tiến bộ kỹ thuật đối với một số cây công nghiệp, cây ăn quả. Các trang trại trồng chè tập trung đã chuyển từ trồng hạt sang dâm cành trong bầu, các trang trại trồng quế không còn trồng thẳng cây từ vườn ươm mà đã thực hiện phương pháp ươm bầu. ở vùng cây ăn quả biết lựa chọn các giống cây phù hợp với thổ nhưỡng và sinh thái. Tuy nhiên qua tiếp xúc với chủ trang trại vốn làm theo kinh nghiệp cổ truyền, số chủ trang trại có kiến thức và quản lý không nhiều. Công tác khuyến nông, khuyến lâm được triển khai từ năm 1993 gắn với việc giao đất giao rừng và làm công tác quy hoạch từ bố trí cây trồng đến chăm sóc, bảo vệ ít nhiều có kết quả. Nhưng để hiệu quả hơn nữa hình thức và nội dung của công tác khuyến nông, khuyến lâm phải đa dạng phong phú lại vừa phải dễ hiểu dễ làm.
Do trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của nước ta còn thấp nên phổ biến ở các trang trại có mức trang bị công cụ và phương tiện chưa cao. Trong các trang trại điều tra phần lớn vẫn còn dùng công cụ cầm tay, thủ công thô sơ làm cho năng suất chưa cao, điều tra 708 trang trại của tỉnh bình quân mỗi trang trại có 09,45 cày bừa, 6,6 công cụ cầm tay, 0,63 máy bơm nước, 0,28 máy tuốt lúa 0,16 xe cải tiến và 0,12 trâu bò kéo, 1 xe đạp thồ, 0,9 xe máy.
Nhìn chung mức độ mua sắm và trang bị thiết bị kỹ thuật của các trang trại cao hơn so với mức binhf quân của hộ nông dân trên cùng địa bàn nhưng còn thấp so với quy mô và tính chất sản xuất hàng hoá.
Mục tiêu của trang trại là sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì yêu cầu cơ sở hạ tầng từ giao thông đến điện, thông tin liên lạc là những yếu tố quyết định trong việc giảm chi phí lưu thông, tiếp thị của các người sản xuất và người tiêu thụ và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng do đó các chủ trang trại đều quan tâm từng bước đầu tư xây dựng theo khả năng của mình. ở Yên Bái vì phần lớn trang trại có quy mô vừa và nhỏ nên mặc dù đã sang giai đoạn kiến thiết cơ bản nhưng họ cũng chưa đủ sức để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng.
Nhiều trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày đã hướng đến thị trường xuất khẩu, những sản phẩm thô đem đi xuất thô đã giảm đáng kể, thay vào đó là các nhà máy chế biến nguyên liệu ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm ngày càng tăng.
ý kiến của số đông các chủ trang trại là sau khi xây dựng cơ bản song trang trại của mình thị họ sẽ tính đến liên kết với các trang trại khác hoặc với các doanh nghiệp trong vùng để chế biến vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm làm ra, tránh tình trạng ép cấp ép giá của tầng lớp trung gian, mong muốn hợp tác giữa các chủ trang trại qua các tổ chức chuyên ngành các hiệp hội để tiếp cận khoa học kỹ thuật, các thông tin giá cả thị trường và nắm bắt xu thế vận động của các loại nông sản trong nước và thế giới.
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại đóng vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất kinh doanh. Trong số 708 trang trại điều tra cho thấy tỷ suất hàng hoá tính chung là 67,27%. Sản phẩm hàng hoá của trang trại sản xuất ra như chè một phần bán tại chỗ và thị trường lân cận từ đó giúp các trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê phát triển.
Biểu 12: Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Huyện
Sản phẩm bán
Hình thức bán
Dạng thô
Qua chế biến
Trực tiếp
Qua thương lái
Văn Chấn
102
5
5
102
TX Yên Bái
25
3
17
11
Văn Yên
267
17
20
247
Lục Yên
36
0
3
33
Mù Căng Chải
16
1
0
Trạm Tấu
1
0
0
1
TX N.Lộ
4
0
0
4
Yên Bình
93
3
48
48
Tuấn Yên
135
0
0
135
Tổng số
679
29
93
615
Nguồn: Số liệu điều tra của viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002.
Nhìn biểu trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Yên Bái như sau: sản phẩm bán ở dạng thô chiếm 1 tỷ lệ rất lớn với tổng số 679 trang trại chiếm 94% tổng số trang trại.
Hình thức bán sản phẩm chủ yếu thông qua thương lái với tổng số 615 trang trại chiếm 86,6%.
III/ Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại ở Yên Bái.
1. Kết quả sản xuất.
Theo kết quả tổng hợp của 708 trang trại được điều tra thì có 150 trang trại có thu nhập từ 10 - 20 triệu chiếm 38,14%, có 208 trang trại có thu nhập từ 20 - 30 triệu chiếm 29,37%, có 80 trang trại có thu nhập trên 30 triệu chiếm 11,29%. Để thấy rõ kết quả sản xuất của trang trại xin xem số liệu sau:
Biểu 13: Kết quả sản xuất của trang trại.
Chỉ tiêu
Tổng thu
Tổng chi
Thu nhập
Số lượng (1000đ)
%
Số lượng (1000đ)
%
Số lượng (1000đ)
%
I/ Loại trang trại
Chung
49.580
100
23.340
48,57
26.240
61,43
VARC
68.792
100
30.486
44,32
38.306
55,58
VRC
79.629
100
28.954
36,33
50.741
63,67
VAC
45.624
100
25.384
55,62
20.240
44,38
ảC
47.730
100
23.017
48,34
24.659
51,66
VC
39.370
100
18.283
46,43
21.087
53,57
CR
41.270
100
21.379
51,80
19.891
48,20
AC
36.521
100
20.371
55,77
16.150
44,23
VA
37.642
100
18.798
49,94
18.844
50,06
II/ Phân theo quy mô
< 3 ha
37.801
100
19.374
51,26
18.427
48,74
3 - 5ha
39.400
100
18.308
46,47
21.092
53,53
5 - 10 ha
46.135
100
21.447
46,49
24.688
53,51
> 10 ha
75.600
100
37.456
49,54
38.114
50,46
Nguồn : Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002
Số liệu biểu 13 cho thấy bình quân 1 trang trại có tổng thu đạt 49.580.000đồng, trong đó chi phí là 23.340.000 đồng chiếm 48,57% so với tổng thu và thu nhập là 26.240.000đ chiếm 51,43%.
Nhìn vào cơ cấu qua bảng ta thấy loại trang trại tổng hợp VARC và mô hình VCR (vườn chăn nuôi rừng) có cơ cấu thu nhập đạt cao nhất thu nhập tương tứng của từng loại lần lượt chiếm 55, 68% và 63,67% tổng thu, trang trại AC (ao chuồng) có cơ cấu thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 44,23% tổng thu.
2. Hiệu quả kinh tế của trang trại.
Đây là mục tiêu tổng hợp thể hiện quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện trình độ tổ chức quản lý điều hành trang trại.
Biểu 14. Hiệu quả kinh doanh.
Các điểm điều tra
Tổng thu bình quân
Tỷ suất hàng hoá
Lợi nhuận bình quân
Đơn vị
Triệu đồng
%
Triệu đồng
Bình quân trung
20,52
72,91
3,45
TX yên Bái
22,86
78,09
4,31
TX Nghĩa Lộ
21,13
73,8
4,21
Văn Chấn
24,8
68,2
3,28
Trạm Tấu
13,6
64,2
1,78
Mù Căng Chải
15,86
67,0
2,03
Yên Bình
20,83
79,91
3,92
Lục Yên
19,60
81,3
4,71
Văn Yên
22,6
65,1
5,47
Tuấn Yên
23,4
77,8
4,62
Nguồn: Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002.
454 trong 708 trang trại kinh doanh năm 2002 đã có lãi chiếm 64,1% trang trại đã điều tra. Trang trại thu lãi dòng lớn nhất là trang trại của ông Nguyễn Kim Giao ở huyện Yên Bình với mô hình VACR thu lãi 43,37 triệu đồng bằng 63,9% tổng thu bình quân một lao động là ra trong năm, 14,2 triệu đồng trong đó lãi dòng 8,67 triệu đồng. Trang trại của ông Hà Huy Thực với mô hình VACR tổng thu trong năm 62,96 triệu đồng thu lãi dòng 41 triệu bằng 65% tổng thu, bình quân 1 lao động làm ra 12,59 triệu trong đó lãi ròng 8,2 triệu đồng và đa số trong các trang trại kinh doanh có lãi thuộc mô hình kinh doanh tổng hợp bao gồm làm vườn, nuôi cá, chăn nuôi, nghề rừng (VACR) loại hình sản xuất này có ưu điểm là tận dụng được mọi tiềm năng đất đai, lao động vật tư, tiền vốn, công cụ sản xuất để tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá.
Do thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài" các trang trại tuy mới hình thành vẫn có nguồn thu trong những năm đầu vừa để tự giải quyết cuộc sống vừa có chi phí đầu tư xây dựng trang trại, tăng nguồn thu nhập trong những năm sau.
Tuy nhiên ở Yên Bái cũng có những trang trại chuyên môn hoá đạt hiệu quả kinh tế cao như trang trại cuả ông Lê Văn Ty có 200m2 ao, ông đầu tư công sức và 10 triệu đồng xây dựng ao nuôi cá, ba ba. Một năm ông thu hoạch 40 kg ba ba thịt và bán 900 con ba ba giống và 1.200kg cá đạt giá trị sản lượng 43,5 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 31 triệu đồng. Gia đình ông có 2 lao động, bình quân mỗi lao động làm ra trong năm 21,8 triệu đồng, trong đó thu lãi 15,5 triệu đồng.
Biểu 15: Một số trang trại có quy mô diện tích nhỏ nhưng hiệu quả kinh doanh khá.
Chủ trang trại
Điểm điều tra
Mô hình
Quy mô ruộng đất
Lao động
Vốn đầu tư năm
Tổng thu (trđ)
Tích luỹ (trđ)
Nguyễn Đức Lộc
TX Yên Bái
VA
0,59
3
74,7
48,7
4,7
Lương Hồng Ngân
Yên Bình
VACR
0,89
5
12,7
27,37
4,0
Lương Thị Luyến
Lục Yên
VACR
1,81
4
6,01
25,1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28628.doc