Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 3

I.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG KINH TẾ TRANG TRẠI 3

I.1.1Khái niệm 3

I.1.2. Đặc trưng kinh tế trang trại 4

I.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI. 6

I.2.1.Vai trò về mặt kinh tế. 6

I.2.2. Vai trò xã hội 10

I.3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CỦA NHÀ NƯỚC. 12

I.3.1. Một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với kinh tế trang trại. 12

I.3.2. Về chính sách cụ thể. 13

I.4. TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ KINH TẾ TRANG TRẠI 18

I.4.1. Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: 18

I.4.2. Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế. 19

I.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KINH TẾ TRANG TRẠI. 20

I.5.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội. 20

I.5.2. Tác động của Nhà nước. 21

I.5.3. Tác động của công nghiệp chế biến. 23

I.5.4. Tác động của cơ sở hạ tầng. 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 25

II.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. 25

II.1.1. Điều kiện tự nhiên. 25

II.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 26

II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA. 28

II.2.1. Số lượng quy mô. 28

II.2.2. Về loại hình trang trại. 31

II.2.3. Về đất đai của trang trại. 35

4. Về lao động. 36

II.3. ĐÁNH GIÁ. 41

II.3.1. Kết quả đạt được. 41

II.3.2. Những mặt còn thiếu sót. 42

II.3.3. Nguyên nhân. 44

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2010 50

III.1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA NÔNG NGHIỆP THANH HÓA. 50

III.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TRANG TRẠI. 50

III.2.1. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trang trại trong tỉnh kết hợp 50

III.2.2. Phát triển trang trại theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa. 52

III.2.3. Nâng cao kết hợp giữa kinh tế trang trại cới ngành công nghiệp chế biến. 53

III.2.4. Đảm bảo cân đối giữa các vùng miền. 53

III.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA. 55

III.3.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho 55

III.3.2. Giải pháp ở tầm vi mô. 66

III.3.2.1. Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước với chính quyền tỉnh, huyện, xã. 66

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp Thanh Hoá đã có bước tăng trưởng khá, tổng sản phẩm nông nghiệp ( theo giá so sánh năm 1994 ) đạt 2.210,9 tỷ đồng năm 1996 lên 3.238,5 tỷ đồng năm 2005 ( tăng 1,46 lần ) và dịch chuyển theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh giảm từ 42,1% bình quân thời kì 1996-2000 xuống 31,57% năm 2005. Mặc dù dân số tăng từ 3,6 triệu năm 1996 lên 3,76 triệu người năm 2005, nhưng dân cư nông thôn giảm dần từ 2,9 triệu người xuống 2,7 triệu người và lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp giảm từ 1,53 triệu người năm 1996 xuống 1,2 triệu người năm 2005. Đã chuyển dịch một phần lao động nông nghiệp, nông thôn sang lao động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và các ngành sản xuất khác. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,4% thời kỳ 1996-2000 lên 27% năm 2005. Diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm gắn với công nghiệp chế biến tăng và giảm dần diện tích lúa năng suất thấp, diện tích trồng khoai lang kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm có hiệu quả cao hơn. II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA. Điều dẽ nhận thấy là hiện nay ở Thanh Hóa kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, mở ra hướng làm ăn mới, được nhân dân tích cực hưởng ứng , hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ dám làm. Ở mỗi huyện xuất hiện ngày càng nhiều trang trại kinh doanh giỏi như: ở các xã Quảng Thành( TP Thanh Hoá ); xã Quý Lộc( Yên Định ); xã Thọ Xương( Thọ Xuân ); xã Thọ Bình( Triệu Sơn ); xã Thạch Cẩm( Thạch Thành) và các trang trại nông lâm kết hợp tại các lâm trường: Như Xuân, Thạch Thành… II.2.1. Số lượng quy mô. Thanh Hóa là tỉnh có số lượng trang trại nhiều, tốc độ phát triển trang trại cao. Ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau: Năm Số trang trại (trang trại ) So với năm 2001 tăng ( x lần ) 2001 1.564 1 2002 1.661 1,06 2003 2.326 1,48 2004 2.882 1,84 2005 3.359 2,1 2006 3.384 2,16 Bảng II.1 Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Như vậy năm 2006 Thanh Hóa có 3.384 trang trại, chiếm gần 3% so với toàn quốc ( cả nước có 113.730 trang trại ). Một kết quả rất khả quan. Qua bảng số liệu ta cũng thất số lượng trang trại tăng dần qua từng năm và với tốc độ cao. Kết quả là so với năm 2001 thì năm 2006 số lượng trang trại ở Thanh Hóa đã có bước nhảy vọt khi tăng tới 2,16 lần. Về số lượng các trang trại giữa các huyện miền núi, các huyện đồng bằng và ven biển năm 2006 có bảng số liệu sau Các huyện Số trang trại ( trang trại ) % trong tổng số trang trại ( % ) So với năm 2001 tăng ( x lần ) Miền núi 1.455 43,0 2 Đồng bằng 1.283 37,9 2,65 Ven biển 646 19,1 1,53 Bảng II.2 Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Tính đến năm 2006 thì ở Thanh Hóa các huyện miền núi lại là nơi có nhiều trang trại nhất: 1.455; chiếm 43% trong tổng số trang trại; sau đó là các huyện đồng bằng: 1.283 trang trại, chiếm 37,9% trong tổng số; và có số lượng trang trại ít nhất là các huyện ven biển. Điều đó chứng tỏ các huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hóa được tạo điều kiện trong phát triển kinh tế trang trại và các cấp chính quyền ở những huyện này có quyết tâm nên có số lượng trangă trại chiếm tỷ trọng cao. Còn các huyện ven biển số lượng trang trại còn ít, phát triển chưa đồng đều so với các huyện miền núi và đồng bằng. Bên cạnh đó ta cũng thấy xu hướng phát triển trang trại ở các huyện từ 2001 đến 2006 đó là: các trang trại ở khu vực đồng bằng có xu hướng tăng nhanh nhất: 2,65 lần; còn ở các huyện miền núi là gần bằng với tốc độ tăng trung bình của cả tỉnh là: 2,16 lần; riêng các huyện ven biển là có tốc độ tăng chậm nhất: 1,53 lần thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của cả tỉnh. Như vậy trong xu hướng phát triển trang trại ở tỉnh Thanh Hóa thì các huyện đồng bằng phát triển nhanh nhất, kế đến là các huyện miền núi và chậm nhất là các huyện ven biển. Điều đó là phù hợp với thực tế vì ở các huyện đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, người dân hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế trang trại. Còn các huyện ven biển do tập trung phát triển các ngành du lịch và đánh bắt thủy hải sản nên kinh tế trang trại chưa phát triển. Trong đó những huyện có số lượng trang trại nhiều như: Hoàng Hóa: 355 trang trại. Thạch Thành: 344 trang trại. Như Thanh: 318 trang trại. Ngọc Lạc: 312 trang trại. Yên Định: 290 trang trại. Thọ Xuân: 280 trang trại. Ở những huyện này kinh tế trang trại trở thành phong trào của người dân, được các cấp chính quyền quan tâm, khuyến khích phát triển nên có số lượng trang trại nhiều và phát triển nhanh qua từng năm. Bên cạnh đó vẫn còn huyện Mường Lát vì nhiều lí do nên chưa có trang trại nào được thành lập. II.2.2. Về loại hình trang trại. Thanh Hóa phát triển đa dạng các loại hình trang trại: trang trại trồng cây hàng năm, lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh tổng hợp. Trong đó cơ cấu cụ thể các loại hình trang trại năm 2006 như sau: Trang trại Số lượng (trang trại ) % trong tổng số trang trại ( % ) So với năm 2001 tăng ( x lần ) Trồng cây hàng năm 1.377 39,5 2,4 Trồng cây lâu năm 187 5,5 0,82 Chăn nuôi 714 21,1 3,57 Lâm nghiệp 352 10,4 1,5 Thủy sản 550 16,3 1,2 Tổng hợp 244 7,2 2,02 Bảng II.3 Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Về số lượng ( năm 2006 ) ở Thanh Hóa trang trại trồng cây hàng năm có số lượng nhiều nhất, kế đến là trang trại chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, tổng hợp và thấp nhất là trồng cây lâu năm. Vì thế tương ứng với % tổng số trang trại ở Thanh hóa thì trang trại trồng cây hàng năm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,5%; còn trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,5%. Kết quả đó phản ánh ở Thanh Hóa trong thời gian vừa qua trang trại trồng cây hàng năm được nhiều chủ đầu tư phát triển, kế đến là trang trại chăn nuôi. Lí do là 2 loại hình trang trại này dễ phát triển, không đòi hỏi nhiều về vốn, công nghệ, đất đai … và thêm vào đó phù hợp mục tiêu phát triển của tỉnh, huyện nên được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ. Trong đó xu hướng phát triển của các loại hình từ năm 2001 – 2006: trang trại chăn nuôi có tốc độ tăng cao nhất 3,57 lần; trang trại trồng cây hàng năm là 2,4 lần; trang trại tổng hợp là 2,02 lần; … ; thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm 0,82 lần. Xu hướng này hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh đó là tăng nhanh số lượng trang traị trồng cây hàng năm, trang trại chăn nuôi và giảm số lượng trang trại trồng cây lâu năm. Riêng trang trại chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua phát triển nhanh nhất, hơn cả trang trại hàng năm là vì đây là loại hình dễ thực hiện, yêu cầu không cao, phù hợp với hả năng của người dân, đầu ra ổn định và phát triển rất mạnh ở các huyện đồng bằng. Cơ cấu loại hình trang trại ở các vùng khác nhau: - Các huyện miền núi: + Trang trại trồng cây hàng năm: chiếm 59,7%. + Trang trại trồng cây lâu năm : chiếm 7,3%. + Trang trại lâm nghiệp : chiếm 7,98%. + Trang trại chăn nuôi : chiếm 13,0%. + Trang trại thủy sản : chiếm 6%. + Trang trại kinh doanh tổng hợp: chiếm 4,67%. So với cùng loại hình trang trại trên địa bàn. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Như vậy ở các huyện miền núi có số lượng trang trại trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ rất cao 59,7%; trang trại chăn nuôi đứng thứ 2 nhưng chưa nhiều 13%; thấp nhất là trang trại kinh doanh tông hợp với 4,67%. - Các huyện đồng bằng + Trang trại trồng cây hàng năm: chiếm 38%. + Trang trại trồng cây lâu năm : chiếm 2,1%. + Trang trại lâm nghiệp : chiếm 12,2%. + Trang trại chăn nuôi : chiếm 15,75%. + Trang trại thủy sản: chiếm 27,6%. + Trang trại kinh doanh tổng hợp: chiếm 4,26%. So với cùng loại hình trang trại trên địa bàn. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Đối với các huyện đồng bằng trang trại trồng cây lâu năm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhưng không được tuyệt đối như ở các huyện miền núi khi chỉ chiếm 38%; sau đấy là trang trại thủy sản chiếm 27,6%; trang trại chăn nuôi chỉ đứng thứ 3: 15,75%; trang trại trồng cây lâu năm vẫn chiếm tủ lệ thấp nhất là: 2,1%. Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các huyện đồng bằng đó là thích hợp cho phát triển trang trại trồng cây hàng năm,thủy sản và chăn nuôi. - Các huyện ven biển: + Trang trại trồng cây hàng năm: chiếm 2,3%. + Trang trại trồng cây lâu năm : chiếm 4,8%. + Trang trại lâm nghiệp : chiếm 7,9%. + Trang trại chăn nuôi : chiếm 26,2%. + Trang trại thủy sản: chiếm 66,4%/ + Trang trại kinh doanh tổng hợp: chiếm 10,7%. So với cùng loại hình trang trại trên địa bàn. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Như vậy ở các huyện ven biển tỉ lệ các trang trại có sự khác biệt rất lớn đối với các huyện miền núi và đồng bằng. Khi số trang trại thủy sản chiếm đa số với: 66,4%; kế đến là trang trại chăn nuôi: 26,2%; và trang trại tổng hợp: 10,7%. Do gần bờ biển nên cũng dễ hiểu khi trang trại thủy sản phát triển mạnh ở những huyện ven biển. Tóm lại quá trình hình thành và phát triển của mỗi loại hình trang trại đều gắn với lợi thế của từng vùng, tiểu vùng cụ thể. Vùng miền núi trung du có nhiều trang trại trồng cây công nghiệp gắn với cơ sở chế biến, quy mô ngày một tăng, cùng với quá trình tích tụ ruộng đất. Vùng đồng bằng, các loại hình trang trại: chăn nuôi, lúa – cá kết hợp nuôi lợn, thủy cầm có tốc độ phát triển khá nhanh gắn với phong trào đổi điền, dồn thửa. vùng ven biển, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế. loại hình trang trại chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh nhất ( tăng 3,57 lần so với năm 2001) có quy mô, quy trình sản xất ngày càng hoàn thiện. II.2.3. Về đất đai của trang trại. Các loại hình trang trại ở Thanh Hóa có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Điều đó thể hiện rất rõ trong bảng số liệu sau: Trang trại Diện tích ( ha ) % trong tổng số trang trại ( % ) Bình quân ha/1 trang trại Trồng cây hàng năm 6.684 36,8 5,0 Trồng cây lâu năm 1.150,9 6,3 6,15 Chăn nuôi 827,7 4,5 1,16 Lâm nghiệp 6.621,1 36,4 18,81 Thủy sản 2.860,4 16 5,21 Bảng II.4. Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Trong số các loại hình thì trang trại trồng cây hàng năm có diện tích sử dụng cao nhất, điều này phù hợp với thực tế là tỉnh Thanh Hóa có nhiều trang trại trồng cây hàng năm nhất và bình quân 5 ha/1 trang trại là mức sử dụng diện tích hợp lí. Trang trại lâm nghiệp mặc dù có số lượng không nhiều nhưng do sử dụng diện tích lớn nên có diện tích sử dụng đứng thứ 2, chiếm 36,4% diện tích đất sử dụng, bình quân 18,81 ha/ 1 trang trại, tức đạt tỉ lệ khá cao nếu so sánh với tiêu chí chung của Nhà nước đối với trang trại lâm nghiệp là: “ từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước ”. Trang trại chăn nuôi có diện tích sử dụng thấp nhất chiếm 4,5 % diện tích trang trại là do loại hình trang trại này không đòi hỏi nhiều về mặt diện tích. Số liệu bình quân 1,16 ha/ 1 trang trại cũng đã phẳn ánh rõ nét điều này. Trang trại trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản có tỷ lệ và bình quân ha/1 trang trại là hợp lí so với nhu cầu sử dụng diện tích của 2 loại hình này lần lượt là: 1.150,9 ha; 2.860,4 ha và 6,15 ha/ 1 trang trại; 5,21 ha/ 1 trang trại. Tóm lại đất đai sử dụng trong trang trại phản ánh đúng với đặc điểm, số lượng của từng loại hình trang trại. Trang trại trồng cây hàng năm có diện tích sử dụng lớn nhất là do có số lượng trang trại nhiều; trang trại lâm nghiệp có diện tích sử dụng lớn thứ là do bình quân 1 trang trại loại náy sử dngj diện tích nhiều; còn trang trại chăn nuôi có diện tích sử dụng thấp là vì loại hình này không cần nhiều diện tích và hầu hết các trang trại Thanh Hóa đều vượt mức tiêu chí về đất đai của Nhà nước đặt ra đối với các loại hình trang trại 4. Về lao động. Lao động của trang trại bắt đầu từ những hộ gia đình có ý chí làm giầu, có sức lao động, có vốn, có năng lực quản lí đứng ra nhận thầu các vùng đất hoang hóa, khai phá mặt nước, cải tạo ao hồ đưa vào sản xuất, trồng cây lương thực, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Các chủ trang trại tỉnh Thanh Hóa đều là những nông dân thực thụ, 1 số là cựu chiến binh, cán bộ công chức về hưu, nhưng nhìn chung đều xuất thân từ nông dân. Họ mở đầu sự nghiệp bằng lao động trong gia đình và đồng vốn tự có ít ỏi đầu tư vào sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Từ những đặc trưng đó dẫn đến hình thành các loại lao động trong trang trại như sau: Tổng số lao động làm việc thường xuyên ở trang trại: 12.482 người, bình quân/ 1 trang trại là 3,67 lao động. Trong đó lao động chủ hộ trang trại: 8.019 người ( chiếm 64,24% ), bình quân/1 trang trại là 2,4 lao động ( cả nước 2,6 lao động ). Lao động thuê thường xuyên: 4.463 người ( chiếm 35,76% ), bình quân/1 trang trại là 1,3 lao động ( cả nước 0,9 lao động ). Lao động thuê thời vụ ở thời điểm cao nhất: 46.037 người. Mức thu nhập bình quân 1 lao động thuê thường xuyên đạt từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Như vậy số việc làm được tạo ra từ trang trại chưa nhiều: 12.482 người, bình quân/1 trang trại là 3,67 lao động và trong đó việc sử dụng lao động phản ánh đung bản chất của sản xuất nông nghiệp đó là tính thời vụ. Ở đây lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp đó là: lao động chính thức của trang trại, lao động thuê thường xuyên, lao động thời vụ. Đặc biệt vào thời điểm thời vụ số lao động lên tới 46.037 người gấp gần 4 lần so với bình thường. Vấn đề này phản ánh cả tích cực và tiêu cực trong giải quyết việc làm ở nông thôn. Đó là vào thời điểm thời vụ cần rất nhiều lao động, như thế sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người nông dân. Tuy nhiên thời ngắn chỉ kéo dài 1 – 2 tháng do vậy thời gian còn lại trong năm số lao động thời vụ bị thất nghiệp hay nói cách khác việc làm không ổn định gây ra sự lãng phí lao động trong nông thôn. Nhìn chung lao động tham gia sản xuất trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc theo kinh nghiệm cổ truyền, số có tay nghề kỹ thuật còn ít ( chiếm 10% 0, số lượng lao động thuê thường xuyên chưa nhiều ( chiếm 35,76% ) , lực lượng lao động thuê thời vụ là chủ yếu. Các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, số lao động thuê thường xuyên thường ổn định hơn so với các loại hình khác. Đối với trang trại trồng cây hàng năm như: mía, cao su, … thường thuê nhiều lao động phổ thông theo thời vụ. 5. Về vốn đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh năm 2006 của 3.384 trang trại là 457.484 triệu đồng, tăng 2,25 lần so với năm 2001; bình quân 1 trang trại là 135,2 triệu đồng ( cả nước là 257,8 triệu đồng ). Trong đó vốn của chủ trang trại chiếm gần 60%, vốn vay chiếm 40% ( vốn vay các ngân hàng Thưong Mại 24,5%; vay của tổ chức khác 15,5% ). ( nguồn số liệu: trang www.vneconomic.com.vn ). Như vậy mặc dù số lượng vốn năm 2006 tăng rất nhanh so với năm 2001 là 2,25 lần. Tuy nhiên trung bình 1 trang trại ở Thanh Hóa đầu tư vốn vẫn còn thấp nếu so với trung bình cả nước. Phản ánh quy mô các trang trại ở tỉnh vẫn còn nhỏ và vừa, chưa theo kịp quy mô trang trại cả nước. Điều đáng mừng là hầu hết các trang trại đã tự chủ được nguồn vốn khi tới 60% là vốn tự có, 40% còn lại là vốn vay nhưng vai trò của ngân hàng Nhà nước chưa nhiều khi 24,5% là vốn vay từ ngân hàng Thương Mại. Riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn năm 2006 đã cho 1.554 chủ trang trại vay vốn, tổng doanh số cho vay đạt 50,2 tỷ đồng, doanh số thu nợ 44,707 tỷ đồng, dư nợ cuối năm là 57,664 tỷ đồng, nợ quá hạn 0,36% tổng dư nợ cho vay trong năm. Chứng tỏ khả năng trả nợ của các chủ trang trại là rất tốt chỉ chiếm 0,36% nợ quá hạn của ngân hàng. Trong tổng số nguồn vốn vay của chủ trang trại từ các ngân hàng Thương Mại lại phản ánh: Tỷ lệ vay vốn ngắn hạn là chủ yếu chiếm 60%. Vốn vay trung hạn chiếm 40%. Vốn vay dài hạn chưa có. Lãi suất cho vay được đánh giá là chưa phù hợp, thủ tục cho vay cũng chưa thông thoáng. Điều này là phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của các trang trại, do quy mô nhỏ và vừa; đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên các chủ trang trại mới chỉ có nhu cầu về vay ngắn hạn là chủ yếu. Chưa có chủ trang trại nào có dự án lâu dài, sợ rủi ro tài chinh nên chưa có chủ trang trại nào làm thủ tục vay vốn dài hạn. Tổng thu sản xuất kinh doanh năm 2006 của các loại hình kinh tế trang trại đạt 376,586 tỷ đồng; bình quân 1 trang trại đạt 111,3 triệu đồng ( cả nước 174,3 triệu đồng ). Trong đó: thu từ nông – lâm - thủy sản 365,715 tỷ đồng; bình quân 1 trang trại 108 triệu đồng ( cả nước 160,5 triệu đồng ). Giá trị sản phẩm và hàng hóa dịch vụ bán ra 339,186 tỷ đồng tăng 3,04 lần so với năm 2001; bình quân 1 trang trại đạt 100,2 triệu đồng ( cả nước 158,5 triệu đồng ). Thu nhập trước thuế 137,352 tỷ đồng tăng 2,72 lần so với năm 2001; bình quân 1 trang trại 40,6 triệu đồng tăng 1,27 lần so với năm 2001 ( cả nước là 61,4 triệu đồng ). Tỷ suất hàng hóa đạt 90,1% tỷ trọng giá trị sản xuất của kinh tế trang trại chiếm 4,84% trong giá trị sản xuất nông nghiệp (Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ). Qua số liệu ta có thể thấy tất cả các thông số của tỉnh Thanh Hóa đều thấp hơn bình quân của cả nước. Mặc dù có bước cải thiện rấ lớn so với năm 2001 nhưng hiệu quả hoạt động của các trang trại còn phải thay đổi nhiều. Nhấ là khả năng quản lí và đầu tư kém, hiệu quả kinh tế trang trại thấp, phần lớn chủ trang trại yếu kém về chuyên môn, kiến thức khoa học kỹ thuật và sử dụng công nghệ mới, dẫn đến chất lượng sản xuất kinh doanh còn thấp và bấp bênh. Hầu hết sản phẩm của trang trại còn dưới dạng thô, khó tiêu thụ. Đó là chưa kể số lượng lớn sản phẩm làm ra bị ứ đọng vì thiéu sự gắn kết đáp ứng nhu cầu thị trường. Các loại hình trang trại có thu nhập cao, ổn định gồm các trang trại trồng cây hàng năm gắn với nhà máy chế biến ( mía, cao su … ), trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc và trang trại sản xuất tổng hợp ( lúa – cá – chăn nuôi ). Các trang trại lâm nghiệp đang từng bước cho thu nhập ổn định . Các trang trại trồng cây ăn quả có thu nhập thấp nên 1 số chủ trang trại thực hiện chuyển đổi. Bên cạnh đó về giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác của trang trại: Trồng cây hàng năm đạt khoảng 25 – 35 triệu đồng/ năm. Trồng cây ăn quả lâu năm đạt khoảng 7 – 10 triệu đồng/ha/năm. Nuôi trồng thủy sản 35 – 45 triệu dồng/ha/năm. Điều này phản ánh đúng với thực tế đó là trang trại thủy sản cho giá trị kinh tế cao nhất là có đầu ra ổn định, sản phẩm bán được giá trong những năm gần đây. Và cũng phù hợp với mục tiêu chuyển dịch của Nhà nước cũng như tỉnh nhà: đẩy mạnh phát triển trang trại trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản và giảm số lượng trang trại trồng cây lâu năm. Tóm lại 2 vấn đề đầu tư và kết quả sản xuát kinh doanh của các trang trại tỉnh Thanh Hóa có sự thay đổi đáng kể so với năm 2001 tuy nhiên do xuất phát điểm thấp nên kết quả thu được không cao, còn phải một thời gian nữa mới theo kịp tốc độ phát triển chung của cả nước. II.3. ĐÁNH GIÁ. II.3.1. Kết quả đạt được. Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay. Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết 07 – NQ/TU và hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ – CP của Chính Phủ, kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa đã có bước phát triển khá về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên; đa dạng về loại hình sản xuất kinh doanh; thể hiện vượt trội so với kinh tế hộ thuần nông; tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân ở khắp các vùng miền trong tỉnh. Sự phát triển của kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã góp phần khai thác nguồn lực trong nhân dân, đất đai được khai thác vào sử dụng ngày một nhiều, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm sản phẩm hàng hóa cho xã hội: thu hút được 457,484 tỷ đồng vốn đầu tư sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tổng diện tích đất đã dưa vào sử dụng 21.423,5 ha, tổng doanh thu đạt 376.586 triệu đồng; giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bán ra đạt 339.186 triệu đồng, chiếm 4,84% giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 với tỷ suất hàng hóa đạt 90,1%. Tạo việc làm thường xuyên cho 12.482 lao động có thu nhập ổn định từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/tháng và 46.037 lao động thuê thời vụ. Hoạt động của các loại hình trang trại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ( năm 2006 đạt 28% ); tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ mới trong sản xuất; tăng cường mối liên kết giữa “ 4 nhà ”. Kinh tế trang trại đã đẩy nhanh quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông – lâm - thủy sản tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; gắn kết sự phát triển giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa thị trường trong và ngoài tỉnh; mở mang ngành nghề dịch vụ nông thôn ra đời và phát triển. Góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mớí. Những kết quả này đã mở ra khả năng và hướng đầu tư để phát triển kinh tế trang trại. Điều đáng quan tâm là kinh tế trang trại phát triển đã mở ra hướng làm ăn mới, được hộ nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm. Phát triển kinh tế trang trại cũng trở thành động lực, nhân tố giải quyết các vấn đề việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, chung vai gánh vác với Nhà nước trong các hoạt động từ thiện như: xây dựng trường học, xóa nhà tạm, hỗ trợ trẻ mồ côi… góp phần giảm tỷ lệ đói, nghèo của cả nước xuống còn khoảng 10%. Có thể nói, những thành quả trên chứng tỏ mô hình kinh tế trang trại đã thực hiện khá tốt đường lối chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, huy động vốn đầu tư trong dân, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung… Đây cũng chính là mô hình tạo nên nhiều nhân tố mới ở nông thôn, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại. II.3.2. Những mặt còn thiếu sót. Các chỉ tiêu đạt dược của kinh tế trang trại ỏ tỉnh Thanh Hóa còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước; tiềm năng đất nông, lâm nghiệp, mặt nước còn nhiều nhưng chưa được khai thác triệt để vào mục tiêu phát triển kinh tế trang trại, quy mô trang trại còn nhỏ. Số hộ làm kinh tế trang trại còn ít ( số hộ làm kinh tế trang trại mới chiếm 0,57% số hộ nông dân ), đặc biệt ở các huyện miền núi số trang trại chăn nuôi rất ít, trong khi đó chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của vùng này. Điều dễ nhận thấy là hiện nay ở nhiều huyện kinh tế trang trại phát triển khá mạnh song hầu hết là tự phát, không có quy hoạch cũng như còn khá lúng túng về kế hoạch sản xuất. Ngay ở những nơi có quy hoạch phát triển KTTT vẫn chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Vì thế ở đó vẫn không phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư với KTTT. Sự liên kết giữa trang trại với thông tin thị trường, thông tin liên lạc lại càng lỏng lẻo. Nổi cộm nhất vẫn là việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại còn chậm.Nhu cầu sử dụng và tích tụ đất của trang trại ngày càng tăng nhưng vẫn còn nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tình trạng sang nhượng, mua bán đất trái pháp luật đã làm tăng số hộ không còn đất, tăng số hộ đói nghèo. Mặt khác, lại có không ít chủ trang trại có hàng trăm nghìn ha đất nhưng không có khả năng quản lý và đầu tư nên hiệu quả KTTT thấp. Cùng với những khó khăn trên, vấn đề đất đai, vốn, nhân lực và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng còn nhiều bức xúc. Phần lớn chủ trang trại yếu kém về chuyên môn kiến thức khoa học - kỹ thuật và ứng dụng công nghệ sản xuất mới, dẫn đến chất lượng sản xuất kinh doanh trang trại còn thấp và bấp bênh. Hầu hết sản phẩm của trang trại còn dưới dạng thô, khó tiêu thụ. Đó là chưa kể số lượng lớn sản phẩm làm ra bị ứ đọng vì thiếu sự gắn kết, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất của trang trại mới phát triển theo chièu rộng, chưa đủ điều kiện đầu tư theo chiều sâu. Nhiều trang trại còn nặng v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32112.doc
Tài liệu liên quan