Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Đồng bằng sông Hồng

MỤC LỤC

Lời nói đầu.1

Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.3

I_Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta.3

1. Khái niệm và vai trò của ngành chăn nuôi.3

2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam.3

II_Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn.

1. Đặc điểm thứ nhất.

2. Đặc điểm thứ hai.

III_Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn.

1. Các nhân tố tự nhiên.

2. Các nhân tố kinh tế.

3. Các nhân tố xã hội.

IV_Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu kinh tế của ngành chăn nuôi lợn.

V_Tình hình phát triển ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam.

1.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới.

2.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam.

2.1-Việt Nam nói chung

2.2-Miền Bắc nói riêng

Chương II. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam.

I_Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của miền Bắc Việt Nam ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn.

1.Đặc điểm tự nhiên

2.Đặc điểm kinh tế

3.Đặc điểm xã hội

II_Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam.

1.Qui mô và cơ cấu đàn lợn

2.Tổ chức sản xuất và thâm canh chăn nuôi lợn

2.1-Thực trạng về khâu giống

2.2-Thực trạng cơ sở thức ăn trong chăn nuôi lợn

3.Tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho lợn

4.Tình hình thực hiện quy trình sản xuất chăn nuôi lợn

5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn.

5.1-Thị trường nội địa

5.2-Thị trường thế giới

6.Hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn.

Chương III. Phương hướng và giải pháp chăn nuôi lợn ở ĐBSH

I_Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH đến năm 2010.

1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn đến năm 2010

2.Nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

3.Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động chăn nuôi cũng như trồng trọt khác để nâng cao hiệu quả.

4.Các hé gia đình chuyển dần sang hình thức kinh tế trang trại.

II_Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH

1.Giải pháp về khâu giống.

2.Giải pháp về thức ăn.

3. Giải pháp về chuồng trại và thiết bị nuôi lợn.

4.Giải pháp để phòng trừ dịch bệnh.

5.Giải pháp cho thị trường đầu ra.

6.Giải pháp về công tác khuyến nông nghiên cứu.

III.Đánh giá chung tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở ĐBSH

KẾT LUẬN.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 31499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịt sản xuất tại các trang trại chăn nuôi mới chiếm khoảng 10% sản lượng toàn vùng, chủ yếu vẫn là các hộ chăn nuôi nhỏ. Từ con số trên ta có thể thấy được thế mạnh ngành chăn nuôi lợn của vùng ĐBSH. Với quy mô lớn như vậy, ngành không những đáp ứng được nhu cầu về thịt lợn của người dân trong vùng mà còn xuất sang các vùng khác và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đàn lợn của ĐBSH có quy mô ngày càng lớn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng trong tương lai. Bảng . Quy mô chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình ở ĐBSH năm 1997 (%) Quy mô Cả nước ĐBSH 1-2 con 82,4 79,8 3-5 con 11,7 10,5 6-10 con 3,9 6,3 11-20 con 1,6 3,1 21-30 con 0,3 0,4 31-40 con 0,1 0,0 >40 con 0,1 0,0 Tổng 100 100 Nguồn: Kim Anh, Chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam, 2000. Qua bảng trên ta thấy chăn nuôi hộ gia đình ở ĐBSH chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ, chủ yếu nuôi từ 1-2 con, tỷ lệ này chiếm đến gần 80% và giảm mạnh theo chiều tăng của quy mô. Hoạt động chăn nuôi lợn còn mang tính chất nhỏ lẻ. 1.2. Cơ cấu đàn lợn của ĐBSH Năm 2000, cả nước có gần 2,8 triệu con nái, chiếm 14% tổng số lợn của cả nước. ĐBSH vẫn là khu vực có tỷ trọng nái lớn nhất trong cả nước với trên 730 ngàn con (năm 2000), chiếm 26,3%, mức độ tăng trưởng số nái hàng năm giai đoạn 1990-2000 đạt 8,2%, cao hơn so với Trung bình cả nước(6,1%). Bảng 1.10. Tăng trưởng số nái của vùng ĐBSH, 1990-2000. Số nái Năm 2000 (con) Tăng trưởng hàng năm (%) 1990-95 1996-2000 1990-2000 Đồng Bằng Sông Hồng 732207 10,24 6,16 8,20 Cả nước 2788208 7,35 4,85 6,10 Nguồn: Bé NN&PTNT Tuy vậy, sản lượng thịt hơi/nái lại thấp hơn so với cả nước: Bảng . Tăng trưởng sản lượng thịt hơi/nái (1990-2000) Vùng Sl thịt hơi/nái 2000 (kg) Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) 1990-95 1996-2000 1990-2000 Đồng Bằng Sông Hồng 494 0,07 0,55 0,31 Cả nước 505 -0,08 2,15 1,04 Nguồn: Tính toán dùa trên số liệu của Tổng cục Thống kê Những năm gần đây, cơ cấu giống lợn trong các hộ chăn nuôi đã có sự dịch chuyển đáng kể theo chiều hướng tăng tỷ lệ lợn lai và ngoại, giảm tỷ lệ lợn nội, tuy vậy sự dịch chuyển này vẫn chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ trung bình hộ nuôi lợn lai và ngoại đạt 55,42%, số hộ chỉ nuôi lợn ngoại đạt 3,53%. Bảng . Tỷ lệ trung bình hộ nuôi lợn lai và ngoại vùng ĐBSH so với cả nước (%) Vùng Tỷ lệ trung bình hộ Hộ chỉ nuôi lợn lai, ngoại Chỉ nuôi lợn ngoại Đồng Bằng Sông Hồng 55,42 3,53 Theo điều tra, năm 2001 quy mô đàn lợn của toàn vùng ĐBSH lên tới gần 6 triệu con, trong đó Hà Tây có đàn lợn lớn nhất với 1030,7 ngàn con chiếm 17,4%; đứng thứ hai là tỉnh Thái Bình tổng số đàn lợn 778,3 ngàn con chiếm 13,1%; kế đến là Hải Dương (12%) và Nam Định (10,6%). Tỉnh Hà Nam có tổng đàn lợn thấp nhất vùng với 308,2 ngàn con chiếm 5,2%, Ninh Bình (5,4%) và Hà Nội (5,8%). Nhìn vào những con số thống kê ta thấy có sự phân bố không đồng đều về số lượng đầu con giữa các tỉnh trong vùng, chăn nuôi lợn ĐBSH tập trung nhiều ở những vùng dân số đông, trồng trọt phát triển còn ở những thành phố lớn thì tỷ lệ này chiếm rất Ýt. Bảng: Số lượng lợn phân theo địa phương vùng ĐBSH năm 2001 Ngàn con Tỉnh / Năm 1995 1998 2000 2001 Tỷ lệ(%) Hà Nội 271,6 298,3 307,9 341,3 5,8 Hải Phòng 398,0 430,8 483,0 518,2 8,8 Vĩnh Phóc 347,1 385,9 461,8 432,8 7,3 Hà Tây 680,0 780,9 896,8 1.030,7 17,4 Bắc Ninh 293,2 368,8 419,7 417,5 7,1 Hải Dương 506,8 566,7 613,5 709,4 12,0 Hưng Yên 310,6 344,3 400,2 432,9 7,3 Hà Nam 226,8 251,6 278,4 308,2 5,2 Nam Định 484,1 523,0 562,7 629,1 10,6 Thái Bình 521,6 582,1 690,8 778,3 13,1 Ninh Bình 248,5 262,6 283,7 323,5 5,4 Toàn vùng 4279,3 4795,0 5.398,5 5.921,9 100 Nguồn: NXB Thồng kê Hà Nội, 2003 Bảng: Sản lượng thịt hơi phân theo địa phương ĐBSH năm 2001 Ngàn tấn Tỉnh/ Năm 1995 1998 2000 2001 Tỷ lệ(%) Hà Nội 25,2 31,1 34,1 36,9 7,9 Hải Phòng 27,3 32,9 35,0 40,5 8,7 Vĩnh Phóc 15,7 22,7 24,9 27,3 5,8 Hà Tây 51,3 68,7 78,5 92,6 19,8 Bắc Ninh 18,6 25,0 29,1 32,5 7,0 Hải Dương 32,0 40,7 45,0 50,7 10,9 Hưng Yên 19,6 28,0 31,9 36,9 7,9 Hà Nam 15,9 18,3 21,2 23,5 5,0 Nam Định 33,9 41,5 45,4 49,0 10,5 Thái Bình 43,8 48,3 52,7 54,6 11,7 Ninh Bình 15,4 17,2 18,9 22,5 4,8 Toàn vùng 298,7 374,4 416,7 467,0 100 Sản lượng thịt hơi đạt được cũng tương ứng với số lượng đầu con tại các tỉnh của ĐBSH. Hà Tây đứng đầu về sản lượng thịt hơi với 27.300 tấn chiếm tỷ lệ cao nhất 19,8%; đứng thứ hai làThái Bình với 54.600 tấn , chiếm 11,7%; tiếp theo là Hải Dương 10,5%. Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này. 2. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THÂM CANH CHĂN NUÔI LỢN 2.1.Thực trạng về khâu giống 2.1.1.Giống “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, kinh nghiệm chăm sóc lúa của ông cha ta đã đúc kết lên bốn yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa, trong đó giống đứng hàng thứ tư. Nhưng trong chăn nuôi lợn thì giống lại là yếu tố tiền đề, trực tiếp quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra và hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi đó. Các loại giống lợn ở vùng ĐBSH khá phong phú và đa dạng, hiện nay có khoảng gần chục loại lợn được nuôi gồm cả giống lợn trong nước và lợn ngoại. Trước đây, khi đại bộ phận người dân nuôi lợn đều nhằm mục đích tận dụng thức ăn thừa và lao động nhàn rỗi trong gia đình thì lợn được nuôi chủ yếu là giống lợn nội ( Lợn Móng Cái), Ýt có giống lợn ngoại. Sở dĩ như vậy là vì một phần nhu cầu thị trường chưa cao, chưa phong phú và đặc biệt là người dân chưa có ý thức coi nuôi lợn là một ngành kinh doanh thu lợi nhuận. Nhưng với điều kiện hiện nay, khi nhu cầu thị trường ngày càng cao, cùng với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, người dân ở vùng ĐBSH đã dần coi nuôi lợn cũng là một nghề kinh doanh để thu lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế gia đình. Các trang trại và các hộ nông dân đều chọn giống lợn mau lớn, tỷ lệ nạc cao, sức sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao để nuôi. Hiện nay có khoảng 8 giống lợn được nuôi gồm lợn Móng Cái, lợn lai và lợn ngoại. Bảng.Loại và giống lợn ở xã Đông Kinh, tỉnh Thái Bình. STT Loại lợn 1 Lợn nái Móng Cái 2 Lợn nái lai 3 Lợn đực giống lai 4 Lợn đực giống ngoại 5 Landrace, Yorkshire 6 Lợn nái ngoại 7 Lợn thị lai F1( Mãng Cái, Ngoại) 8 Lợn thịt lai F2( F1 x ngoại) Trong đó người sản xuất ưa chuộng hơn cả lợn thịt ngoại, nái Móng Cái, lợn thịt lai. Những giống này vừa cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh trưởng tốt ( nái Móng Cái) nên lợi nhuận thu được nhiều hơn. Ở các trang trại hoặc các hộ gia đình khá giả, giống lợn được chọn nuôi chủ yếu là lợn ngoại, vì họ có điều kiện đầu tư chi phí về vốn và vật tư đầu vào cao như thức ăn tổng hợp. Ngược lại, ở những hộ nghèo lại ưa chuộng lợn Móng Cái ở đặc tính dễ nuôi và dễ quản lý, có thể nuôi bằng các phụ phẩm nông nghiệp, khó nhiễm bệnh hơn lợn lai, và đặc biệt họ có thể dùng lợn Móng Cái để sản xuất lợn lai và tận dụng đặc điểm đẻ nhiều con/lứa. Tuy nhiên, để sản sản xuất thịt lợn thì lợn lai lại được ưa thích hơn, bởi lợn lai dễ nuôi cần Ýt vật tư đầu vào, tốc độ lớn nhanh, Ýt bị nhiễm bệnh và dễ bán trên thị trường. Nhìn chung năng suất chăn nuôi của ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung rất thấp so với các nước trên thế giới. Đây là kết quả của mô hình chăn nuôi nhỏ, tận dụng, mức độ áp dụng các giống lai và ngoại kém thấp, kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt. Mặc dù công tác giống của vùng đã có nhiều sự hỗ trợ và được khá quan tâm, đặc biệt là việc lai tạo các giống lai, ngoại cho năng suất, chất lượng thịt cao nhưng đàn lợn của vùng vẫn cho năng suất thịt thấp hơn thế giới. Hiện nay, chi phí giống chiếm từ 18-25 % trong tổng chi phí. Trọng lượng xuất chuồng trung bình của lợn chăn nuôi trong vùng chỉ đạt 70-80 kg hơi (trong thời gian nuôi 8 tháng), nhưng của thế giới đã lên tới 100-120kg hơi (trong thời gian nuôi chỉ 6,5 tháng). 2.1.2.Dịch vụ giống Hiện nay ở hầu hết các tỉnh của ĐBSH, tỉnh nào cũng có các công ty giống chăn nuôi. Các công ty này làm nhiệm vụ cung cấp giống cho các trang trại lợn và các hộ chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ với chất lượng giống tốt và loại hình phong phú, nhờ vậy lợn lớn nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Các trang trại trong vùng 100% lấy giống từ các công ty giống chăn nuôi( chủ yếu là giống lợn ngoại), còn các hộ gia đình cũng dần dần sử dụng giống mua từ các công ty giống thay vì tự sản xuất giống bằng thụ tinh tự nhiên như trước đây. Một thực tế dễ thấy là chất lượng của lợn đực giống ngoại nông dân nuôi thì luôn thấp hơn chất lượng tinh dịch mua từ các công ty giống và lợn con do thô tinh nhân tạo thì lớn nhanh hơn thụ tinh tự nhiên. Một xu hướng khá mới mẻ hiện nay là các hộ gia đình thường thụ tinh bằng cả tinh dịch của lợn ngoại và lợn Móng Cái để có lợn con các loại, một nửa là lợn con Móng Cái, một nửa là lợn lai. Đây là cách nuôi khá mới và kinh tế. Giống tốt ở các công ty giống rất nhiều nhưng do chi phí vận chuyển và một số yếu tố khác làm cho giá của nó rất cao, các hộ nông dân khó có thể mua được thường xuyên. Con giống được mua từ các công ty giống chăn nuôi sẽ tốt hơn rất nhiều so với con giống tự lai tạo nhưng giá thì quá đắt so với đại đa số hộ nông dân ở vùng ĐBSH. 2.2.Thực trạng cơ sở thức ăn trong chăn nuôi lợn ở vùng ĐBSH 2.2.1.Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn Thức ăn cho chăn nuôi cũng là một yếu tố quan trọng không kém yếu tố giống quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Lợn là con vật ăn tạp, dễ ăn nhưng để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường thì chúng cần phải được ăn thường xuyên, đúng giê, chỉ cần bỏ đói dù chỉ một ngày cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn. Chính vì thế, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đòi hỏi phải được đảm bảo một cách đầy đủ và kịp thời, thường xuyên liên tục. Chất lượng của nguồn thức ăn sẽ quyết định năng suất, chất lượng của đàn lợn. Thức ăn cho lợn bao gồm nhiều loại có nguồn gốc khác nhau. Về cơ cấu, thức ăn cho lợn phải được đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố: chất thô (xanh), chất bột, chất đạm và muối khoáng. Nguồn cung cấp thức ăn cho lợn được khai thác từ các nguồn sẵn có của tự nhiên, nguồn thức ăn đã qua sản xuất và chế biến. 1.2.2.Nguồn thức ăn cho lợn ở vùng ĐBSH *Thức ăn tự nhiên Thức ăn tự nhiên như các loại rau mọc tự nhiên ở các đồng ruộng, các sông, các con mương, các bãi đất hoang, ven đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng. Trước đây, loại thức ăn này còn khá phong phú, nhưng hiện nay loại thức ăn này Ýt và không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho lợn nên các hộ chăn nuôi chỉ như một phần nhỏ phụ thêm để tiết kiệm chi phí ở hoạt động chăn nuôi quy mô nhá ( 1-2 con). *Nguồn thức ăn từ sản xuất trồng trọt Đây là nguồn khá quan trọng, trước hết chăn nuôi lợn sử dụng một phần những sản phẩm phụ từ trồng trọt như thân, lá; một phần sản phẩm chính có chất lượng thấp như khoai, lúa, ngô. Tuy nhiên loại thức ăn này cũng chỉ phù hợp với loại hình chăn nuôi hộ gia đình quy mô chăn nuôi nhỏ, còn với loại hình trang trại thì người sản xuất phải đầu tư tạo ra tạo ra thức ăn từ sản xuấ trồng trọt bằn cách thu gom hoặc tự sản xuất với số lượng lớn. Loại thức ăn này phổ biến với loại hình chăn nuôi có quy mô từ 1-4 con. *Thức ăn cho lợn đã được chế biến sẵn Đối với những hộ có quy mô lớn và trang trại thì không thể đơn thuần sử dụng 2 loại thức ăn trên mà phải sử dụng thức ăn đã được qua chế biến. Đây là loại thức ăn công nghiệp đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của con lợn, chính vì thế mà nó được sử dụng ngày càng rộng rãi và trở nên phổ biến không chỉ ở các trang trại lợn mà còn ở các hộ gia đình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, giá của loại thức ăn này vẫn còn khá cao so với giá của thịt lợn bán ra trên thị trường. 2.2.3.Mét số công thức về khẩu phần ăn cho lợn thường gặp ở ĐBSH *Đối với các hộ gia đình: Phần lớn các hộ gia đình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ( cám, gạo, tấm, rau) và thức ăn thừa để nuôi lợn với quy mô nhỏ. Các hộ gia đình nuôi lợn ngoại sử dụng thức ăn công nghiệp là hết sức cần thiết để đảm bảo chất lượng thịt cho tiêu dùng nội địa, đặc biệt là xuất khẩu. Ngoài cám gạo, tấm và rau, các hộ gia đình thỉnh thoảng cho lợn ăn thức ăn đậm đặc. Thức ăn cho lợn thịt lai và ngoại, tỷ lệ 2%. Rau có thể cho ăn dưới dạng rau tươi hay nấu chín và cho ăn với lượng khác nhau tuỳ thuộc vào khối lượng sẵn có. Nước được trộn lẫn vào thức ăn và không cho uống riêng đối với lợn Móng Cái và lợn lai, lợn thường được cho ăn 2-3 bữa một ngày. Bảng: Tỷ lệ thức ăn cho lợn thịt lai và ngoại cung cấp cho thị trường trong nước. Kg thức ăn/con/ngày Trọng lượng hơi Cám gạo Rau Thức ăn đậm đặc <20kg 1.5kg Không chính xác 2% Hyđro >20kg 2.0kg Không chính xác 2% Hydro Lần cho ăn 3lần/ngày Trọng lượng lúc bán 60 – 70kg Bảng: Tỷ lệ thức ăn cho lợn thịt ngoại để xuất khẩu. Kg thức ăn/con/ngày Trọng lượng hơi Thức ăn tổng hợp <10kg 0.8kg >10kg 1.5 – 2kg Số lần cho ăn 3 lần/ngày Nước Không chính xác Trọng lượng lúc bán 20 –30kg Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn 2.2 kg Hydro (Tổng hợp)=1kg LWG, FCR=0.a55 Nái hậu bị được cho ăn những lượng khác nhau phụ thuộc vào giống Móng Cái và giống ngoại). Bảng: Tỷ lệ thức ăn cho lợn hậu bị Kg thức ăn/con/ngày A B C Khẩu phần 1.5kg cám gạo và rau Cám gạo và thức ăn đậm đặc 1.8kg thức ăn tổng hợp Hydro Thành phần phụ Muối ( 1 thìa) Rau Rau Loại nái Nái Móng Cái Nái ngoại Nái ngoại Nước Trộn với thức ăn Trộn với thức ăn Uống riêng Số lần cho ăn 2 lần/ngày Lợn nái Móng Cái thường được nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, trong khi đó lợn ngoại được nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp lẫn một phần thức ăn đậm đặc hay hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tỷ lệ thức ăn công nghiệp cho từng loại lợn cũng khác nhau: Lîn n¸i Mãng C¸i th­êng ®­îc nu«i b»ng phô phÈm n«ng nghiÖp, trong khi ®ã lîn ngo¹i ®­îc nu«i b»ng phô phÈm n«ng nghiÖp lÉn mét phÇn thøc ¨n ®Ëm ®Æc hay hoµn toµn b»ng thøc ¨n c«ng nghiÖp. Tû lÖ thøc ¨n c«ng nghiÖp cho tõng lo¹i lîn còng kh¸c nhau: Theo điều tra của IFPRI-Bộ NN&PTNT, tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi lợn nội chỉ chiếm 2,5%, trong khi lợn lai/ngoại là 16,8%. Điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 8 Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng cho chăn nuôi (%) Loại Nguyên liệu thô Thức ăn xanh Thức ăn công nghiệp Lợn nội 55,5 42 2,5 Lợn lai/ngoại 60,2 23 16,8 Thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại chi phí trong sản xuất chăn nuôi. Ở Việt Nam, tỷ trọng này thường chiếm khoảng từ 70% đến 77% tổng chi phí chăn nuôi. Các trang trại lợn trong vùng hiện nay, hầu hết chăn nuôi lợn hướng nạc để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu thị trường nội địa. Đối với các trang trại, các loại lợn nuôi với mục đích khác nhau sẽ có những công thức về thức ăn khác nhau theo đúng tính toán để đảm bảo lợn nuôi phát triển nhanh nhất, năng suất chăn nuôi đạt được tối đa. Bảng. Công thức phối hợp thức ăn cho lợn thịt từ 10 –30 kg hướng nạc. Tên thức ăn Công thức I(%) Công thức II(%) Công thức III(%) Công thức IV(%) Công thức V(%) Bột ngô - 46 - - 25 Tấm gạo 56 - - 45 20 Cơm khô - - 38 - - Cám gạo 17 27 35 18 28 Bã ruợu khô - - - 10 - Bột cá nhạt 8 6 5 5 7 Bột đậunành 8 9 10 10 17 Khô lạc nhân 9 10 10 10 - Premix vitamin 1 1 4 1 1 Premix khoáng 1 1 1 1 0,6 Muối - - - - 0,3 Lysin - - - - 0,1 Nguồn.Sổ tay nuôi lợn, NXB Đà Nẵng, 2000 Bảng. Công thức phối hợp thức ăn cho lợn tư 31-60 kg; 61-100 kg hướng nạc Tên thức ăn Giai đoạn lợn từ 31-60 kg Giai đoạn lợn từ 61-100 kg Cthức I (%) Cthức II (%) Cthức III (%) Cthức I (%) Cthức II (%) Cthức III (%) Cthức IV(%) Bột ngô 30 25 25 35 26 30 42 Cám gạo 24 60 38 - 60 60 31 Khoai lang khô 21 - - 25 - - - Bột sắn khô - - 10 20 - - 10 Bột cá 8 6 7 8 7 5 8 Bột đậu nành 15 - 17 4 - - 7.5 Khô dầu lạc - 8 - 6 6 4 - Premix vitamin 1 0.5 1 1 - - 0.5 Premix khoáng 1 0.5 0.6 1 0.5 1 0.5 Bột xương - - 1 - - - 0.3 Muối - - 0.3 - - - 0.1 Lysin - - 0.1 - - - 0.1 Nguồn.Sổ tay nuôi lợn, NXB Đà Nẵng, 2000 2.2.4.Dịch vụ thức ăn Cũng như công tác giống, ở các tỉnh của ĐBSH đều có trụ sở của các công ty thức ăn chăn nuôi dành cho nuôi lợn, các đại lý của các công ty được bố trí rộng khắp ở mỗi huyện, thậm chí ở xã cũng có các đại lý thức ăn gia súc tổng hợp. Các dịch vụ thức ăn chủ yếu phục vụ thức ăn tổng hợp/công nghiệp, dành cho chăn nuôi quy mô lớn và các trang trại chăn nuôi lợn ngoại. Chất lượng thức ăn là yếu tố quyết định đối với tăng trưởng về mặt sinh trưởng và sức khoẻ của con lợn. Việc sử dụng thức ăn đậm đặc và thức ăn công nghiệp trong những năm gần đây đang tăng với tốc độ nhanh, nhưng trái lại, ngành sản xuất trong vùng vẫn phải đối mặt với một vài trở ngại trong việc tăng sản lượng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Thực tế cho thấy rằng khó khăn chính trong chăn nuôi lợn hiện nay là về thức ăn, chi phí đầu vào cho nuôi lợn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu cao. Ví dụ, vào thời điểm đầu năm 2000, giá thức ăn hỗn hợp cho vỗ béo lợn ở Việt Nam cao hơn khoảng 28% so với Malaysia. Chính điều này đã làm cho người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng quy mô phát triển đàn lợn hiện có. 3. Tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho lợn. 3.1.Mét số các loại bệnh dịch Bệnh dịch được xem như nguyên nhân chính gây giảm lợi nhuận trong chăn nuôi. Do đặc điểm tự nhiên, thời tiết khí hậu, dịch bệnh thường xảy ra cho lợn ở vùng ĐBSH khi độ Èm cao chuyển giao thời tiết giữa bốn mùa. Chăn nuôi lợn thường gặp phải một số bệnh sau:( Điều tra tại xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình): Bảng. Những bệnh thường gặp ở lợn STT Tên bệnh STT Tên bệnh 1 ỉa chảy 8 Ho 2 Bệnh phó thương hàn 9 Thuỷ đậu 3 Tụ huyết trùng 10 Viêm phổi 4 Đóng dấu 11 Liệt 5 Táo bón 12 Viêm khớp 6 Eczema 13 Chứng động kinh 7 Dịch tả lợn 14 Lở mồm long mãng Các bệnh xảy ra với lợn nếu không chữa hoặc không chữa kịp sẽ gây tử vong cho lợn, còn nếu chữa kịp thì tốc độ lớn của lợn sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Tình trạng lợn mắc bệnh rất hay xảy ra, nhất là ở những vùng vệ sinh chuồng trại và môi trường không được đảm bảo. Đây cũng là lý do khiến cho chất lượng sản phẩm không cao, chi phí bỏ ra lớn, thời gian nuôi dài hơn khiến lợi nhuận bị giảm sút, người nuôi không thu được lãi. 3.2.Dịch vô thó y tại vùng ĐBSH. Thực tế là có sự không cân đối rất lớn giữa tình hình lợn mắc dịch bệnh và công tác thó y. Trong khi lợn mắc bệnh rất nhiều thì dịch vụ thó y lại hoạt động một cách lẻ tẻ. Đội ngò cán bộ thó y nói chung trong toàn vùng còn quá mỏng, trong đó không phải tất cả các cán bộ thó y đều có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Chỉ có ở cấp huyện trở lên thì đội ngò cán bộ thó y mới được đảm bảo về chuyên môn, còn đại bộ phận cán bộ thó y cấp xã thường có chuyên môn không cao, hầu hết họ có trình độ văn hoá cấp II, III và đi học thêm nghiệp vụ về thó y, tuyệt nhiên không có trình độ đại học. Với điều kiện phát triển của ngành hiện nay thì dịch vụ thó y quả là sù bất cập rất lớn, cần phải được giải quyết. Theo ý kiến của người chăn nuôi, giá thuốc và vácxin của Việt Nam nói chung là rất cao, đây cũng là một vấn đề rất khó khăn đối với người chăn nuôi. Việc quản lý, kiểm soát thuốc và vác-xin thó y rất khó. Chính vì thế trên thị trường vẫn còn tồn tại các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu... làm thiệt hại đến người nhăn nuôi. Các đợt tiêm phòng dịch bệnh thường diễn ra lẻ tẻ, không thường xuyên. Hầu hết khi lợn mắc bệnh người nuôi mới gọi cán bộ thó y đến chữa chạy. Hơn nữa giá thuốc thó y hiện nay trong vùng cũng như trong cả nước còn rất cao, thuốc lậu, thuốc giả lẫn với thuốc thật, đây cũng là một lý do khiến cho hé gia đình ngại gọi cán bộ thó y mà tự chữa chạy lấy. Bản thân người nuôi lợn cũng không có kiến thức về các loại dịch bệnh và cách thức phòng chống chúng, những người nông dân thường tự chữa bằng thuốc hoặc bằng kinh nghiệm săn có dẫn đến tỷ lệ tử vong cho lợn là rất cao làm cho hiệu quả chăn nuôi lợn bị sụt giảm đáng kể. Một số nông dân ở xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình khi được hỏi đã nói rằng, cán bộ thó y không bao giê nói cho họ biết là họ đã dùng thuốc gì và số lượng là bao nhiêu. Cán bộ thó y chỉ thông báo chi phí điều trị là bao nhiêu, không nói bệnh tên là gì, họ không chịu trách nhiệm nếu vật nuôi bị chết. Trình độ của cán bộ thó y thấp và khó chẩn đoán được bệnh. Thông thường cán bộ thó y sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi cho mọi bệnh của vật nuôi. Đây cũng là tình trạng bất cập chung của toàn vùng ĐBSH hiện nay. Đối với các trang trại lớn, thì dịch vụ thó y được đảm bảo hơn, các bệnh nhỏ thì thường được phát hiện ngay và chữa chạy kịp thời, nhưng khi có dịch xảy ra thì các trang trại lại là nơi bị thiệt hại nghiêm trọng nhất. 4.Tình hình thực hiện quy trình sản xuất chăn nuôi lợn 4.1.Vốn sản xuất Để phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp thì vốn cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Vốn Ýt là một trong những nguyên nhân chủ yếu để các hộ nông dân trong vùng không coi việc chăn nuôi lợn như một hoạt động kinh tế thực sự mà chỉ coi đó như một hình thức tiết kiệm bá ống và tận dụng các nguồn thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi. Hiện nay khi ở vùng ĐBSH, hoạt động nuôi lợn khá phát triển và người nuôi lợn cũng dần thấy được hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi này thì vốn lại là vấn đề cần phải quan tâm xem xét. Những hộ gia đình nuôi lợn với quy mô nhá ( 1-2 con) thì chủ yếu vốn là vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong gia đình, nuôi lợn chủ yếu là để dành tiền. Ở những hộ nuôi lợn với quy mô lớ hơn( 3-6 con), vốn chủ yếu cũng là vốn quay vòng từ các hoạt động sản xuất khác, không phải là vốn đi vay. Một thực tế dễ thấy là các hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ rất ngại đến các Ngân hàng để vay tiền, bởi họ thường lo rằng lợi nhuận thu được sẽ không bù đắp được phần lãi phải trả. Hơn nữa các thủ tục cho nông dân vay vốn vẫn còn rất rườm rà, cho nên nông dân ngại. Thiếu vốn là cho người sản xuất khó mua được con giống, thức ăn và xây chuồng trại. Vì thiếu vốn nên họ chỉ có thể nuôi Ýt, thu được lãi Ýt, hạn chế tăng số vật nuôi. Đối với các trang trại thì ngược lại, các trang trại trong vùng hầu hết được đầu tư đầy đủ về vốn, nguồn vốn đó có thể là huy động từ gia đình và người thân, thậm chí là vốn đi vay Ngân hàng. Thiếu vốn cũng là một trở lực rất lớn cho việc hình thành các trang trại lợn với quy mô lớn trong vùng. 4.2.Chuồng trại Bên cạnh việc đầu tư thức ăn cho lợn, muốn lợn lớn nhanh, năng suất cao thì phải đảm bảo được chỗ ở cho lợn, tức là vấn đề về chuồng trại được quan tâm xem xét một cách thích đáng. Các hộ gia đình ở ĐBSH có kiểu xây chuồng lợn truyền thống là nửa trên nằm trên mặt đất, nửa dưới thấp dưới đất từ 60-100 cm. Chuồng lợn cũng được xây dựng khác nhau tuỳ thuộc vào giống lợn là lợn ngoại hay lợn nội ( Mãng Cái). Hầu hết các hộ gia đình nuôi lợn Móng Cái trong các chuồng bán nổi hay trên mặt đất. Các hộ có nuôi lợn ngoại hay lợn lai/ngoạinuôi thịt thì xây chuồng lợn trên mặt đất bằng gạch và mái ngãi, nhiều hộ còn kết hợp việc nuôi cả gia cầm trong chuồng lợn. Chuồng trại dạng này có ưu điểm là thoáng, nhưng cũng có ngững hạn chế khi gặp các mùa khác nhau, Êm vào mùa đông nhưng sẽ rất nõng vào mùa hè. Phần chuồng lợn dưới đất được dùng để trộn phân với rơm và làm chõ nằm cho lợn nái. Khi lợn nái sinh con, nó chuyển lên phần chuồng phía trên mặt đất để giữ vệ sinh cho lợn con. Khi lợn con cai sữa, lợn nái lại được chuyển xuống phần chuồng phía dưới và phần chuồng phía trên dành cho nuôi lợn thịt. Tuy nhiên chuồng trại ở ĐBSH thường có diện tích nhỏ nên lưu thông không khí và ánh sáng kém, lợn dễ bị nhiễm bệnh và ốm. Vệ sinh kém sẽ dẫn đến sức khoẻ và tốc độ lớn của lợn bị ảnh hưởng đáng kể. Thực tế tồn tại như trên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi lợn rất nhiều. Các hộ gia đình đều hiểu kiểu chuồng truyền thống là không tốt nhưng lại không có đủ kinh phí để xây dựng những kiểu chuồng mẫu như trong sách báo, bên cạnh đó các hộ gia đình cũng chưa có điều kiện để xây từng loại chuồng riêng cho từng loại vật nuôi. Ở các trang trại lợn, chuồng trại được xây dựng và được đầu tư các thiết bị kỹ thuật như hệ thống chiếu sáng, nước uống, hệ thống xử lý chất thải một cách đầy đủ. Chuồng trại được ngăn ra từng ô cho từng con để vừa đảm bảo vệ sinh vừa giảm thiểu sự vận động làm tiêu tốn năng lượng của lợn, hệ thống máng ăn trang bị theo ác mô hình tiện lợi cho việc cho lợn ăn, sao cho sức tăng trưởng lợn đạt được ở mức cao nhất. 4.3.Thiết bị và công nghệ Thiết bị và công nghệ là yếu tố phụ trợ khá quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra trong chăn nuôi lợn. Thiết bị và công nghệ bao gồm hệ thống chiếu sáng và sưởi Êm vào mùa đông, hệ thống làm mát vào mùa hè, hệ thống xử lý chất thải .v.v...Trước đây các hộ gia đình ở ĐBSH hầu như không trang bị những thiết bị phụ trợ trên nên lợn nuôi thường chậm lớn, năng suất không cao. Tuy nhiên hiện na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 8.doc
Tài liệu liên quan