MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
I. Đặc điểm của cây chè việt Nam 3
1. Về mặt lịch sử: 3
2. Về mặt tự nhiên: 4
3. Về mặt kinh tế: 5
II. Vị trí,vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam 5
1. Vị trí ,vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam 5
1.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp: 6
1.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến 7
1.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu 7
1.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội 7
2. Vị trí cây chè trong nền kinh tế của tỉnh Yên Bái 8
III. Tình hình sản xuất chè thế giới và kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước 10
1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 10
1.1. Năng suất, sản lượng, diện tích chè của một số nước trên thế giới 10
1.2. Diễn biến cung-cầu 11
2. Kinh nghiệm của một số nước sản xuất chè trên thế giới 12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI 15
I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến sản xuất chè ở Yên Bái 15
1 . Vị trí địa lý 15
2 . Địa hình đất đai 16
3 . Khí hậu thuỷ văn 17
4. Hệ thống cơ sở hạ tầng 18
4.1 Hệ thống giao thông thuỷ bộ 18
4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng khác 19
5. Dân số và lao động 20
6. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái 22
7. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến sản xuất chè ở Yên Bái: 24
II. Tình hình sản xuất chè 25
1. Địa bàn phân bố cây chè 25
2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Yên Bái. 26
3. Hiện trạng giống chè Yên Bái 36
3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè 36
3.2. Chất lượng các giống chè Yên Bái 37
3.3. Chất lượng các vườn chè 37
3.4. Về đầu tư chăm sóc thâm canh: 38
III. Thực trạng chế biến và tiêu thụ chè 38
1. Thực trạng chế biến 38
2. Thị trường tiêu thụ chè Yên Bái: 40
IV. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè 42
ĐÁNH GIÁ CHUNG 43
1. Những kết quả đạt được 43
2. Về tồn tại thiếu sót: 43
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM 45
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 45
1. Những căn cứ để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 45
1.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên 45
1.2. Căn cứ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được của ngành chè 45
1.3. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng chè 46
2. Các quan điểm phát triển sản xuất chè 46
3. Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010 47
3.1. Mục tiêu chung 47
3.2. Mục tiêu cụ thể 47
II. Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè Yên Bái từ nay đến năm 2010 48
1. Giải pháp về quy hoạch phát triển chè 48
1.1. Quy hoạch đất trồng chè 48
1.2. Quy hoạch các cơ sở chế biến 50
2. Giải pháp về vốn 52
3. Giải pháp về khoa học công nghệ 55
3.1. Giải pháp về giống chè 55
3.2. Kỹ thuật canh tác 56
3.3. Giải pháp về chế biến 58
4. Giải pháp về thị trường 59
4.1 Dự báo tình hình sản xuất thị trường chè trong những năm tới: 59
4.2 Giải pháp : 60
5. Giải pháp về chính sách 60
6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành chè 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè ở Yên Bái từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động có nhu cầu việc làm mà không có chỗ làm việc.
Mặc dù hàng năm tỉnh đã đầu tư một nguồn kinh phí lớn để đào tạo và mở các ngành nghề sản xuất để tạo công ăn việc làm cho lao động, nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là thách thức đối với tỉnh Yên Bái.
Yên Bái là một tỉnh có nhiều dân tộc, tính đến năm 2005 toàn tỉnh có trên 30 dân tộc anh em sinh sống.
Bảng 4: Cơ cấu dân tộc của tỉnh Yên Bái
Dân tộc
Số người
% trong tổng số
Tổng số
731.874
100
- Kinh
363.302
49,64
- Tày
135.982
18,58
- Dao
75.456
10,31
- Mông
65.430
8,94
- Thái
48.816
6,67
- Các dân tộc khác
42.888
5,86
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Sự phân bố của các dân tộc sống ở tỉnh Yên Bái không đồng đều giữa các huyện và trình độ phát triển cũng không đều nhau. Dân tộc Kinh, Tày sống chủ yếu ở vùng thấp, trình độ phát triển kinh tế khá; dân tộc Dao, H' Mông ở vùng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp. Song do Yên Bái có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều lợi thế về phát triển đa dạng hoá các sản phẩm đặc trưng cho mỗi dân tộc, làm cho kho tàng văn hoá dân tộc của tỉnh phong phú. Bên cạnh đó đây cũng là khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển nâng cao mặt bằng kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần bảo vệ tổ quốc.
6. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá, có bước chuyển biến mạnh, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng thêm.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2005
1 - Tổng sản phẩm (GDP) giá hiện hành
- Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
tỉ đồng
"
"
"
2089,3
880,9
532,3
676,1
2687,7
1075,1
725,7
886,9
3117,9
1219,1
845,0
1053,8
2 - Tổng sản phẩm (GDP) giá cố định
Trong đó :
- Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
tỉ đồng
"
"
"
1600,6
660,1
495,4
445,1
1923,2
745,0
630,3
547,9
2112,0
788,6
691,4
632,0
3 – Cơ cấu kinh tế
- Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản
- Công nghiệp - Xây dựng
- Dịch vụ
%
"
"
"
100,0
42,16
25,48
32,36
100,0
40,0
27
33,0
100,0
38,99
27,76
33,25
4 - Tổng thu ngân sách địa phơng
-Thu trên địa bàn
tỉ đồng
"
781,3
164,4
1183,0
256,0
1417,0
264,3
5 – Vốn đầu tư phát triển
tỉ đồng
890,2
1340,3
1428,0
6 - Thu nhập GDP bình quân đầu người
triệu
2,948
3,715
4,267
7 – Giải quyết việc làm mới hàng năm
người
16.500
17.294
17.000
8 - Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách hàng năm
%
7,66
9,55
9,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái các năm 2002-2005 - Cục thống kê tỉnh Yên Bái
Sự phát triển và tăng trưởng khá cao của kinh tế tỉnh Yên Bái được thể hiện ở một số mặt:
- Tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Trong 5 năm (2001-2005), tổng số vốn đầu tư phát triển đạt 5500 tỉ đồng, tăng bình quân 17,45%/ năm, so với 5 năm trước tăng 2,51 lần. Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Bình quân GDP tăng 9,55%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 45,75% (năm 2000) xuống 38,99%(năm 2005); Tỉ trọng Công nghiệp - xây dựng tăng từ 22,24 % (năm 2000) lên 27,76% (năm 2005) và tỉ trọng dịch vụ tăng từ 32,01% (năm 2000) lên 33,25% (năm 2005). GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,267 triệu đồng.
7. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến sản xuất chè ở Yên Bái:
Với nguồn lực tự nhiên và nguồn lực về dân cư lao động, tỉnh Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng với cơ cấu Nông lâm nghiệp - Công nghiêp - Dịch vụ nói chung và sản xuất chè nói riêng.
Điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè là yếu tố quyết định đến năng suất chất lượng và tính đặc sản của cây chè Yên Bái. Địa hình đất đai phù hợp với sản xuát chè đã và sẽ là yếu tố quyết định để mở rộng diện tích canh tác, tiến tới sản xuất hàng hoá chè quy mô lớn.
Do đặc thù về kinh tế, xã hội, kỹ thuật của cây chè Yên Bái nên nó đã được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Đây sẽ là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Yên Bái.
Tuy nhiện bên cạnh những thuận lợi, tình hình kinh tế Yên Bái nói chung và sản xuất chè nói riêng còn nhiều khó khăn ở phía trước, đó là :
- Cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghệ lạc hậu, trình độ dân trí thấp (Đặc thù của tỉnh miền núi ).
- Là tỉnh nội địa ( không có cửa khẩu biên giới ) Kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và môi trường thương mại.
- Là một tỉnh nghèo, nguồn đầu tư thấp ( tỉnh không nằm trong diện các tỉnh đặc biệt khó khăn ). Nên giảm phần ưu đãi đầu tư của Nhà nước.
II. Tình hình sản xuất chè
1. Địa bàn phân bố cây chè
- Tính đến hết năm 2005, tổng diện tích chè trên địa bàn toàn tỉnh là12.290 ha.Trong đó:
+ Diện tích chè vùng cao là: 3.151 ha. Trong đó diện tích trồng mật độ cao thâm canh: 203 ha,diện tích trồng mật độ 3.000 cây/ha: 2.948 ha.
+ Diện tích chè vùng thấp là:9.139 ha.Trong đó diện tích chè xanh: 1.421 ha, diện tích sản xuất chè đen: 7.978 ha.
Bảng 6: Các vùng trồng chè ở Yên Bái
Số thứ tự
Huyện, thành phố
Diện tích(ha)
% trong tổng số
1
Huyện Văn Chấn
4.073
33,14
2
Huyện Trấn Yên
2.537
19,67
3
Huyện Yên Bình
2.037
16,57
4
Huyện Mù Cang Chải
1.688
13,73
5
Huyện Trạm Tấu
606
4,93
6
Huyện Văn Yên
553
4,5
7
TP Yên Bái
521
4,23
8
Huyện Lục Yên
275
2,23
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Qua bảng trên ta thấy cây chè phân bố không đều trên địa bàn toàn tỉnh, sự chênh lệch giữa vùng thấp với vùng cao, giữa các huyện, thành phố trong tỉnh là rất lớn.
Diện tích chè vùng cao là 3.151 ha chiếm 25,64% diện tích chè toàn tỉnh. Phần còn lại chủ yếu là giống chè vùng thấp với 9.139 ha tương ứng 74,36% tổng diện tích chè . Sự chênh lệch về diện tích giữa vùng thấp với vùng cao do đặc thù về tự nhiên, kinh tế ,xã hội của Yên Bái quy định.Trong những năm tới cần chú trọng mở rộng diện tích chè vùng cao hơn nữa theo hướng đưa giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Sự chênh lệch về diện tích chè giữa các huyện, thành phố trong tỉnh là rất lớn. Huyện Văn chấn có diện tích trồng chè lớn nhất chiếm tới 33,14 % diện tích chè toàn tỉnh trong khi đó huyện Lục Yên có diện tích nhỏ nhất chỉ chiếm có 2,23 % diện tích chè toàn tỉnh.
2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Yên Bái.
Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển không bột phát như những cây công nghiệp lâu năm khác như cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây chè phát triển ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau
a) Diện tích:
Bảng số 7 : Tình hình biến động về diện tích gieo trồng chè giai đoạn
1996-2005
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích gieo trồng (ha)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (ha)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (ha)
Tốc độ phát triển định gốc
(%)
1996
7.159,4
-
-
-
-
1997
7.534
374,6
105,23
374,6
105,23
1998
8.034
500
106,64
874,6
112,22
1999
9.528,2
1494,2
118,6
2368,8
133,1
2000
10.378,6
850,4
108,93
3219,2
144,96
2001
11.409
1030,4
109,93
4249,6
159,36
2002
12.005
596
105,22
4845,6
167,68
2003
12.252
247
102,06
5092,6
171,13
2004
12.205
-47
99,62
5045,6
170,47
2005
12.289,6
84,6
100,7
5130,2
171,66
Tổng
102.794,8
5130,2
Trung Bình
10279,48
570
106,19
570
106,19
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Bảng số 8 : Tình hình biến động về diện tích chè cho sản phẩm (Diện tích chè kinh doanh) giai đoạn 1996-2005
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích chè kinh doanh (ha)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (ha)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (ha)
Tốc độ phát triển định gốc
1996
6.092
-
-
-
-
1997
6.546
454
107,45
454
107,45
1998
7.159
613
109,36
1067
117,51
1999
7.698,5
539,5
107,53
1606,5
126,37
2000
7.879
180,5
102,34
1787
129,33
2001
8.853
974
112,36
2761
145,32
2002
9.612
759
108,57
3520
157,78
2003
10.012
400
104,16
3920
164,35
2004
10.137
125
101,25
4045
166,4
2005
10.280
143
101,41
4188
168,74
Tổng
84168,5
4188
TB
8416,85
465,33
105,98
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Nhận xét : Trong giai đoạn 1996 - 2005 diện tích gieo trồng, và diện tích cho sản phẩm đều tăng dần qua các năm. Trung bình diện tích gieo trồng
tăng 570 ha/năm với tốc độ trung bình là 106,19% tức là mỗi năm tăng trung bình là 6,19%. Tương ứng là diện tích chè kinh doanh cũng tăng mỗi năm là 5,98% tức là tăng 465,33 ha/năm. Đến năm 2005 diện tích gieo trồng chè và diện tích chè kinh doanh đều tăng, cụ thể diện tích gieo trồng chè tăng 5.130,2 ha ( tăng 71,66% ) so với năm 1996. Diện tích chè cho sản phẩm tăng 4.188 ha ( tăng 68,74%) so với năm 1996.
Như vậy, trong 10 năm từ 1996 - 2005, diện tích trồng chè của Yên Bái tăng thêm 5130 ha, tức tăng 71,66 % so với diện tích chè có từ trước đến năm 1996. Đây là mức độ trồng chè khá. Tuy nhiên, mức độ tăng của các thời gian khác nhau cũng khác nhau, 5 năm từ 1996 đến 2000, thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIV, chè trồng mới đạt cao nhất, tăng 44,96% ( tức là tăng 3219 ha). 5 năm sau từ 2001 đến 2005, tốc độ tăng có chậm lại, chỉ tăng 18,42% ( tức tăng 1.911ha). Trước năm 1996, toàn tỉnh có 9 huyện, thành phố trồng chè, trong đó, chỉ có 3 huyện có diện tích chè tập trung trên 1000 ha trở lên là Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình. Từ năm 1996 đến 2000, chè của Yên Bái phát triển mạnh trồng chè vùng cao (với giống chè Shan), ở huyện Mù Cang Chải, đưa diện tích chè vùng cao (riêng Mù Cang Chải lên đến 1490 ha (năm 2000) và 1688 ha (năm 2004)
Trong các năm 2002, 2003, 2004, tỉnh chủ trương cải tạo lại giống chè cũ đã trồng 30, 40 năm bị thoái hoá, già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, bằng giống chè nhập nội LDP1 và LDP2. Kế hoạch trồng chè mới hàng năm chỉ đạt 500 ha trong đó cả trồng mới chè và trồng cải tạo chè cũ. Tuy nhiên những năm này, do thời tiết khô hanh, do chính sách chưa cụ thể, do nhập giống chè khó khăn nên tốc độ trồng chè chậm lại, không đạt kế hoạch, có năm bị giảm đi ( như năm 2004). Gần đây, chủ trương của tỉnh là không trồng quảng canh ồ ạt, chú ý đến chất lượng chè và thâm canh, giữ tổng diện tích chè 13.000 ha.
Cùng với sự tăng lên của diện tích chè trồng mới hàng năm, diện tích chè cho sản phẩm ( diện tích chè kinh doanh) cũng không ngừng tăng lên trong 10 năm trở lại đây. Hết năm 2005, tỉnh Yên Bái đã có 10280 ha chè kinh doanh, tăng so với năm 1996 là 68,74% ( tức tăng 4.188 ha) bình quân hàng năm tăng 5,98% (tức tăng 465,33 ha). Năm có tốc độ tăng chậm nhất là năm 2004 (chỉ tăng có 1,25%, tương đương với 125ha so với năm 2003)
Qua dãy số thời gian và tính tốc độ phát triển ( liên hoàn và định gốc), tốc độ phát triển diện tích như vậy là khá, tạo ra những vùng chuyên canh chè của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng về đất đai và hiệu quả của cây chè, thì ngành chè Yên Bái chưa phải là đầu tầu kéo nền kinh tế của tỉnh đi lên.
Đồ thị biểu hiện diện tích gieo trồng và diện tích kinh doanh chè giai đoạn 1996-2005
b) Năng suất:
Bảng 9: Tình hình biến động năng suất chè trong giai đoạn 1996-2005
Chỉ tiêu
Năm
Năng suất (tạ/ha)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tạ/ha)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (tạ/ha)
Tốc độ phát triển định gốc
(%)
1996
35,3
-
-
-
-
1997
45,8
10,5
129,75
10,5
129,75
1998
46,7
0,9
101,97
11,4
132,94
1999
48
1,3
102,78
12,7
135,97
2000
50,7
2,7
105,63
15,4
143,62
2001
50,8
0,1
100,97
15,5
143,91
2002
54,1
3,3
106,5
18,8
153,26
2003
49,95
-4,15
92,33
14,65
141,5
2004
54,3
4,35
108,71
19
153,82
2005
58,8
4,5
108,29
23,5
166,57
Trung Bình
50,61
2,61
105,83
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Nhận xét:
Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 10 năm từ năm 1996 đến 2005 là 5,83% và có lượng tăng trung bình là 2,16 tạ/ha. Năng suất năm 2005 đạt 58,8 tạ/ha tăng 66,57% và tăng hơn 23,5 tạ/ ha so vơi năm 1996. Trong 10 năm, năng suất chè tăng từ 35,3 tạ/ha lên 58,8 tạ/ha. Nói chung hàng năm, năm sau năng suất lại nhích lên một ít, với một lượng không đều nhau. Từ năm 1997, năng suất tăng tới 29,75 %, còn các năm khác có mức tăng dưới 10%, thấp nhất là năm 2001, chỉ tăng 0,97%. Thậm chí, năm 2003 lại giảm 7,67% (tức giảm 4,15 tạ/ha). Những năm gần đây, do còn nhiều diện tích chè già cỗi, nên năng suất có xu hướng tăng chậm lại. Sau 5 năm, từ năm 1996 đến 2000 năng suất chè đã tăng 14,5 tạ/ha; Từ 2001 đến 2005 năng suất chè chỉ tăng được 8,1 tạ/ha ( bằng 52,6% mức tăng của 5 năm trước). Trong đó chè vùng cao có năng suất quá thấp, năm 2003 năng suất chè toàn tỉnh bình quân 49,9 tạ/ha, bên cạnh năng suất chè vùng thấp đạt 45,3 tạ/ha (Trấn Yên); 57,3 tạ/ha ( Yên Bình); 62,8 tạ/ha (Văn Chấn), thì chè vùng cao chỉ đạt 1,2 tạ/ha ( Mù Cang Chải) hoặc 0,6 tạ/ha (Trạm Tấu). Đến năm 2004, năng suất chè khá hơn, vùng thấp đạt 58 - 66 tạ/ha thì vùng cao Trạm Tấu đạt 13 tạ/ha; Mù Cang Chải đạt 0,9tạ/ha
Đồ thị biểu hiện năng suất chè qua các năm từ 1996-2005
c) Sản lượng: Qua năng suất và diện tích ta có bảng sau
Bảng sô 10: Tình hình biến động sản lượng chè giai đoạn 1996-2005
Chỉ tiêu
Năm
Sản lượng
(tấn)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tấn)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (tấn)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
1996
21.500
-
-
-
-
1997
30.000
8.500
139,53
8.500
139,53
1998
35.000
5.000
116,67
13.500
162,79
1999
37.000
2.000
105,71
15.500
172,09
2000
40.000
3.000
108,11
18.500
186,04
2001
45.000
5.000
112,5
23.500
209,3
2002
52.005
7.005
115,57
30.505
241,88
2003
50.006
-1.999
96,16
28.506
232,59
2004
55.037
5.031
110,06
33.537
255,99
2005
60.446
5.409
109,83
38.946
281,14
Tổng
425994
TB
42599,4
4327,33
112,17
*Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê
Nhận xét : Trong giai đoạn này, do năng suất tăng không đều nên sản lượng chè thu hoạch tăng mạnh nhưng không tăng đều qua các năm. Sản
lượng chè thu hoạch năm 2005 bằng 281,14% so với năm 1996, tức tăng 181,14% ( tăng 38946 tấn)
Sản lượng chè tăng cao nhất là năm 1997 do đạt năng suất cao, sản lượng trong năm này đạt 30.000 tấn, tăng so với năm 1996 là 8.500 tấn, với tốc độ phát triển là 139,53%; tiếp theo là năm 2002 có tốc độ phát triển 115,57% ( tăng 7.005 tấn) so với năm 2001. Nhưng năm 2003 ngay sau đó, sản lượng chè trong năm này giảm gần 2.000 tấn so với năm 2002.
Qua theo dõi chỉ tiêu tốc độ phát triển thì thấy: trong 10 năm, từ 1996 đến 2005, phần lớn các năm đều có tốc độ tăng khá, từ 10% trở lên như các năm 1997; 1998; 2001; 2002; 2004;2005. Còn lại tốc độ tăng dưới 10%, riêng năm 2003, như đã nói ở phần trên do năng suất giảm mạnh, nên sản lượng cũng giảm 3,84% ( giảm gần 2000 tấn)
Nói chung cả diện tích, năng suất, sản lượng chè của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn nghiên cứu đều tăng cho dù không tăng đều. Giai đoạn 1996 - 2002 cả diện tích, năng suất sản lượng đều tăng ổn định. Những năm đầu của thời kì, dù đã được khuyến khích nhưng người dân vẫn còn chưa tập trung, chưa đầu tư chăm sóc để cho năng suất chè tăng cao. Cho nên có thể thấy rằng các năm 96, 97 ,98... diện tích gieo trồng chè tăng lên nhưng năng suất dù tăng nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho năng suất, sản lượng chè của Yên Bái không đạt hiệu quả cao: Do thời tiết ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, diện tích chè cho sản phẩm, làm cho vụ chè trong những năm này mất mùa. Kĩ thuật hái chè, sản xuất chè còn thủ công, lạc hậu...Nhiều công ty chè được lập ra nhưng hoạt động không hiệu quả; nhà nước chưa tập trung, đầu tư cho ngành chè.
Từ năm 1996 đến năm 2005 , dù năng suất sản lượng tăng nhưng chưa thật sự làm hài lòng người dân và những người trực tiếp quản lý, sản xuất chè của tỉnh Yên Bái. Khả năng phát triển của ngành chè Yên Bái còn rất nhiều cho nên, Ngành chè Yên Bái vẫn cần tới sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư của nhà nước để vực dậy, phát triển ngành chè Yên Bái , để tạo nên một thương hiệu chè Yên Bái trên khắp toàn quốc và quốc tế.
Đồ thị biểu hiện sản lượng chè thu hoạch tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 1996-2005
Đồ thị chung về tốc độ phát triển liên hoàn về diện tích, năng suất,
sản lượng
3. Hiện trạng giống chè Yên Bái
3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè
Năm 1999 tỉnh đã nhập giống mới từ Trung Quốc về theo chương trình của Bộ Nông nhiệp và phát triển nông thôn và trồng để nhân giống gốc, đến nay đã có 8 ha giống chè nhập nội để sản xuất giống giâm cành cho sản xuất đại trà.
Việc nhân giống và tổ chức gieo ươm giống đã đạt kết quả khá .sử dụng biện pháp giâm cành và hình thành hệ thống vườn ươm được quản lý cấp chứng chỉ chất lượng, đạt tiêu chuẩn mới được xuất vườn. Hàng năm đã sản xuất từ 5 đến 13 triệu bầu giống, hom giống đã được lấy từ các vườn giống gốc đã được cấp có thẩm quyền công nhận.Từ đó đã giúp cho người nông dân có giống mới đảm bảo chất lượng tốt, bền vững.
Tuy nhiên việc trồng thay thế diện tích chè cũ bằng giống mới còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
3.2. Chất lượng các giống chè Yên Bái
Chè vùng thấp: giống chè vùng thấp chủ yếu là giống chè Trung du, giống chè PH1, còn lại một tỷ lệ nhỏ là các giống chè LDP và một số giống chè Trung Quốc nhập nội ( Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên, Phúc Văn Tiên..).
Chè vùng cao: chủ yếu là giống chè San Tuyết, và khoảng 10% diện tích là chè Trung du được trồng từ những năm1972
Bảng 11: Cơ cấu giống chè hiện có
STT
Giống chè
diện tích (ha)
% trong tổng số
1
Chẻ Trung du
8.161
66,4
2
Chè Shan vùng cao
2.751
22,4
3
Chè lai LDP
880
7,2
4
Chè nhập nội
448
3,6
5
chè PH1……
50
0,4
*Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái
3.3. Chất lượng các vườn chè
Hiện nay toàn tỉnh có 12.289,6 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 10.280 ha chiếm 83,64% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 2.009,6 ha chiếm 16,35%.
Kỹ thuật làm đất chưa đảm bảo, thiếu đầu tư phân bón lót, thiếu cây che bóng, nói chung chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn.
Một số diện tích còn trồng phân tán, thiếu tập trung.
Chè vùng cao trồng theo chương trình Định canh định cư và 661 với mật độ 3.000 cây/ha đầu tư bằng nguồn vốn định canh định cư và 661 còn kém về chất lượng, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao (theo số liệu điều tra diện tích chè xấu chiếm đến 72% trong tổng số diện tích chè đã trồng ) .
3.4. Về đầu tư chăm sóc thâm canh:
Việc đầu tư chăm sóc chăm sóc thâm canh chè hiện có rất bị hạn chế ,hầu hết là bóc mầu đất, việc bổ xung phân bón thâm canh còn quá ít, thậm chí có nhiều hộ nông dân chỉ thu hái, không chăm sóc, nhất là những năm giá chè xuống thấp. Do đó năng suất sản lượng chè búp tươi thấp.
Việc thu hái, vận chuyển sản phẩm chè búp tươi về các cơ sở chế biến còn quá tuỳ tiện, chất lượng chè búp thấp gây khó khăn cho chế biến, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau chế biến.
Sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, giá bán thấp làm cho sản phẩm chè không cạnh tranh được trên thị trường, việc chuyển hướng từ sản xuất chè đen truyền thống sang sản xuất chè xanh, hoặc chè đen chất lượng cao còn rất chậm, sản phẩm chè đơn điệu, hiệu quả không cao.
III. Thực trạng chế biến và tiêu thụ chè
1. Thực trạng chế biến
Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
a) Quy mô, số lượng các cơ sở chế biến
Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể. Đến năm 2005 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 đơn vị gồm 76 cơ sở chế biến và tiêu thụ chè ( không kể bom quay tay) với tổng công suất chế biến 636 tấn búp tươi nguyên liệu trong 1 ngày.
Trong đó phân theo huyện thị thành phố:
+ Huyện Văn Chấn có 38 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến 324 tấn chè búp tươi/ngày
+ Huyện Trấn Yên có 14 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 121 tấn chè búp tươi/ngày
+ Huyện Yên Bình có 8 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 72 tấn chè búp tươi/ngày
+ Thành phố Yên Bái có 10 xưởng chế biến với tổng công xuất chế biến từ 93 tấn chè búp tươi/ngày
+ Huyện Văn Yên có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 2 tấn chè búp tươi/ngày
+ Huyện Lục Yên có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày
+ Thị xã Nghĩa Lộ có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày
+ Huyện Trạm Tấu có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 3 tấn chè búp tươi/ngày
+ Huyện Mù Cang Chải có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 5 tấn chè búp tươi/ngày
Như vậy, tất cả các cơ sở chế biến đều là các cơ sở chế biến vừa và nhỏ ( công suất dưới 30 tấn búp tươi/ngày) Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giá trị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiện đảm bảo yêu cầu công nghệ. Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp như chua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất... vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyển nguyên liệu khó khăn.
b) Các loại hình doanh nghiệp:
Tỉnh chủ trương xã hội hoá ngành chè ,tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triến sản xuất. Đến nay có đủ các loại hình doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh chè
+ Thuộc quản lý của ngành chè trung ương : 6 doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp tỉnh: 5 doanh nghiệp
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: 20 doanh nghiệp
+ Hợp tác xã hộ sản suất 22 doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp nước ngoài: 2 doanh nghiệp
c) Thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở Yên Bái
Trong những năm qua một số địa phương bùng nổ việc phát triển các cơ sở chế biến vừa và nhỏ dưới nhiều hình thức với thiết bị chế biến thô sơ, thiếu nhà xưởng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , không có vùng nguyên liệu chủ động , thiết bị chế biến chè lạc hậu, cũ . Tổng công suất máy móc đã gần gấp đôi nhu cầu tính về sản lượng chè búp tươi trên địa bàn, cá biệt có những vùng công suất máy gấp ba lần so với sản lượng chè búp tươi hiện có.
2. Thị trường tiêu thụ chè Yên Bái:
Trong 5 năm qua từ 2001-2005, tổng sản lượng chè búp tươi được tiêu thụ qua các cơ sở chế biến chè trên địa bàn toàn tỉnh là 263.000 tấn. Sản phẩm đã chế biến và tiêu thụ hết.
Sản phẩm chè sản xuất ra cơ bản được tiêu thụ hết trong năm, cá biệt cónăm phải tồn kho sang năm sau mới tiêu thụ hết. Nguồn tiêu thụ chủ yếu thông qua tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA) có một tỷ lệ không lớn được xuất khẩu trực tiếp tập trung ở công ty chè Văn Hưng.
Sản phẩm chè được tiêu thụ hết nhưng giá bán bình quân thấp, giá bán chè đen bình quân khoảng 13.000-14.000 đồng/kg; giá bán chè xanh bình quân 15.000 đồng/kg, do đó tổng doanh thu tiêu thụ không lớn, thu nộp ngân sách thấp.
Bảng 12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè qua các năm 2001-2005
TT
Hạng mục
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
1
Sản lượng chè búp tươi
Nghìn tấn
45
53
50
55
60
263
2
Sản lượng chè chế biến
- Chè đen
- Chè xanh
Nghìn tấn
N. tấn
N.tấn
10,5
10
0,5
11,8
11
0,8
9,3
8,1
1,2
11,8
10,7
1,1
13,5
11
2,5
56,9
50,8
6,1
3
Sản phẩm đã tiêu thụ
Nghìn tấn
10,5
11,8
7,6
13,5
13,5
56,9
4
Doanh thu
Tỷ đồng
145
135
73
161
170
684
5
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
6,5
6,0
4,7
7,5
12,0
36,7
*Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Thương mại - Cục thống kê tỉnh Yên Bái
IV. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè
Bảng 13: Hiệu quả sản xuất chè búp tươi
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Tổng số
Văn Chấn
Trấn Yên
Yên Bình
1. Số đơn vị điều tra
Hộ
100
50
30
20
2.Diện tích cho SP/DT gieo trồng
Ha
54,29
28,48
18,02
7,79
3.Sản lượng sản phẩm thu hoạch
Tấn
384,4
225,8
110,4
48,2
4.NS/DT cho SP/DT gieo trồng
Ta/ha
70,8
79,28
61,26
61,87
5.Tổng thu
1000đ
742.566
438.457
201.844
102.265
6.Tổng chi phí sản xuất
1000đ
491.388
316.910
134.444
40.034
7. Giá thành SX 1kg chè búp tươi
đ/kg
1.275
1.403
1.217
807,4
8.Giá bán bình quân 1kg chè búp tươi trên địa bàn
đ/kg
1.929
1.929
1.929
1.929
Lợi nhuận 1 kg chè búp tươi
đ/kg
654
526
712
121,6
*Nguồn: Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê Nông nghiệp - Cục thống kê tỉnh Yên Bái
Kết quả trên cho thấy, sản xuất chè búp tươi ở tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất cây chè của Tỉnh đạt khá (70,8 ta/ha). lợi nhuận của người sản xuất Chè thu được là 654 đồng/kg chè búp tươi.
Qua điều tra hiệu quả sản xuất chè búp tươi của tỉnh Yên Bái cho thấy, việc đầu tư, phát triển diện tích chè của Tỉnh Yên Bái là hư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32108.doc