Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

CAM ĐOAN 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU. 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 10

1.1 Những nội dung cơ bản về nguồn nhân lực. 10

1.1.1 Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực. 10

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực. 13

1.2 Phát triển nguồn nhân lực. 21

1.2.1 Khái niệm. 21

1.2.2 Nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực. 25

1.4 Mô hình đào tạo hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số địa phương ở Việt Nam. 26

1.4.1 Mô hình trường cao đẳng cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long. 26

1.4.2 Mô hình xã hội hóa giáo dục ở Đồng Nai. 28

1.4.3 Mô hình đào tạo hướng cầu. 30

1.4.4 Bài học kinh nghiệm. 31

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH YÊN BÁI 33

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Yên Bái. 33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 33

2.1.2. Đặc điểm kinh tế. 34

2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội. 36

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái. 37

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực. 37

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái. 49

2.2.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. 68

2. 2.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực Yên Bái. 72

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020. 76

3.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 76

3.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 76

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến năm 2020. 79

3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. 82

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực. 83

3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo. 89

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao kỷ luật lao động và thái độ hành vi. 95

3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực. 96

3.2.5. Một số các giải pháp khác. 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 102

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mắc các chứng rối loạn thiếu i-ốt. Tỷ lệ dân số mắc các chứng rối loạn thiếu i-ốt và bệnh bướu cổ mặc dù đã liên tục giảm, song còn khá cao. Năm 2008, tỷ lệ dân số Yên Bái mắc bướu cổ còn ở mức 8,0% cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước là 5,1% (theo báo cáo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, 2008). Đây cũng là một trong các trở ngại ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người lao động, và cuối cùng là chất lượng nguồn lao động của Yên Bái. Tỷ lệ mắc các bệnh xã hội. Tình trạng nhiễm HIV/AIDS này càng gia tăng kết hợp với những tệ nạn xã hội như nghiện ma túy. Theo Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS của Cục phòng chống HIV/AIDS quốc gia, Yên Bái là một trong mười tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong cả nước. Số lượng người nhiễm HIV/AIDS ở yên Bái đứng sau Thành phố Hồ CHí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, An Giang, và Bà Rịa- Vũng Tàu. Năm 2008, toàn tỉnh có khoảng 3354 người nhiễm HIV và 587 người chuyển sang bệnh AIDS. Hiện toàn tỉnh đã có 9/9 huyện, thành phố, 132/180 xã có người nhiễm HIV/AIDS. Những đối tượng nhiễm bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động nên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng lao động. Bên cạnh số người nhiễm HIV/AIDS, Yên Bái còn là một tỉnh có số lượng người nghiện ma túy khá cao trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số liệu người nghiện ma túy ở Yên Bái có xu hướng tăng trở lại kể từ năm 2003. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của địa phương ở Yên Bái năm 2008 là 2996 người, cao thứ 11 trên cả nước. Nếu so sánh từ năm 2004 với 2008, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý ở địa phương tăng thêm 19,2%, tương đương mỗi năm tăng 4,5%. Hầu hết những người nghiện ma túy này đều nằm trong độ tuổi lao động và nhiều người hiện đang hoạt động trực tiếp trong các ngành kinh tế quốc dân trong tỉnh. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực Yên Bái. Thể lực người lao động qua điều tra thực địa tại Yên Bái. Khi phỏng vấn lãnh đạo sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở Y tế và lãnh đạo huyện Yên Bình đều có điểm thống nhất chung cho rằng thể trạng sức khỏe lao động Yên Bái hiện nay đang là vấn đề nổi lên trong nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực Yên Bái và ít nhiều ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội. Mấy năm qua, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS, và tỷ lệ người nghiện ma túy tăng mạnh, mà những đối tượng này chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, những vấn đề chăm sóc y tế cho nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về độ ngũ cán bộ y tế, và nhất là về khả năng tiếp cận của nhân dân, đặc biệt là của các đồng bào vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Những yếu tố này tác động tiêu cực tới thể trạng sức khỏe của nhân dân và người lao động.Thêm vào đó là hiện tượng suy dinh dưỡng trẻ em, cho dù tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn thuộc mức cao so với mức trung bình của các tỉnh phía Đông Bắc bộ và mức trung bình của toàn quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thể chất nguồn lao động trong thời gian tới. Số liệu điều tra người lao động của đề tài cho thấy rằng mỗi người lao động Yên Bái trung bình nghỉ làm việc 15,5 ngày/năm, trong đó số nghỉ do lý do về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật,… chiếm tới 26,4%. Có tới 85,5% số lao động được khám bệnh định kỳ, tuy nhiên các đợt khám chữa bệnh này mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản chứ chưa có những nội dung khám tổng quát. Kết quả này ngụ ý rằng vẫn còn khá nhiều lao động chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cho công việc của bản thân và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả phỏng vấn người sử dụng lao động cho rằng sức khỏe của người lao động chỉ đạt 2,7 theo thang điểm với 5 là rất tốt và 1 là rất kém. Kết quả này chỉ cao hơn trung bình rất ít. Điều này có thể hiểu rằng, trong mắt nhà sử dụng lao động, yếu tố sức khỏe của lao động Yên Bái đang là một yếu điểm. Như vậy, kết quả điều tra từ phía nhà quản lý, người sử dụng lao động và người lao động đều cho rằng sức khỏe của nguồn lao động là một vấn đề hiện đang có ảnh hưởng không tốt tới nguồn lao động của tỉnh. Nếu không có một chiến lược dài hạn và các giải pháp phù hợp, Yên Bái sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa và tiếp tục thua kém các tỉnh bạn và mức phát triển chung của cả nước. 2.2.2.2. Trình độ học vấn của nguồn lao động Yên Bái. Đánh giá theo số liệu thống kê Trình độ học vấn của nguồn lao động được đo lường thông qua cấp học mà người lao động đã từng trải qua và hoàn thành. Để đo lường học vấn của nguồn lao động, chúng ta sử dụng các cấp học để xem xét cơ cấu nguồn lao động phân theo trình độ học vấn như thế nào. Theo phân loại này, cơ cấu nguồn lao động có thể xếp vào nhóm chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông. Tỷ lệ biết chữ của người dân và lực lượng lao động của tỉnh đã đạt được mức cao và tăng liên tục trong thời gian qua, có nghĩa là tỷ lệ người chưa biết chữ trong nguồn lao động của Yên Bái liên tục giảm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (1998, 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008) số người mù chữ trong độ tuổi lao động của Yên Bái giảm từ 14,6% năm 1997 xuống còn 8,1% vào năm 2007. Sự suy giảm này cũng đúng với số người lao động chưa tốt nghiệp/chưa học xong Tiểu học. Tỷ lệ nguồn lao động tốt nghiệp Tiểu học không thể hiện một xu hướng rõ nét mà chỉ duy trì ở mức ổn định khoảng trên dưới 26% trong tổng số nguồn lao động. (Xem biểu đồ cơ cấu học vấn của nguồn lao động trang tiếp theo) Các cấp học cao hơn như tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có tỷ trọng người tốt nghiệp tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông. Theo đồ thị trên, nếu như năm 1997 chỉ có khoảng 9,8% số người trong nguồn lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì sau mười năm tỷ lệ số người tốt nghiệp cấp học này đã tăng lên đến 18,9%, gần gấp hai lần tỷ trọng này ở năm 1997. Biểu đồ 8: Cơ cấu học vấn của nguồn lao động Yên Bái, 1997-2007 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (1998, 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008) Sự chuyển dịch cơ cấu theo học vấn của nguồn lao động Yên Bái là tích cực và đúng xu hướng phá triển, phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nếu so sánh với sự chuyển dịch của cơ cấu theo học vấn của nguồn lao động cả nước và của các tỉnh vùng phía Đông Bắc Bộ, thực sự Yên Bái còn phải nỗ lực lớn trong việc nâng cao học vấn cho nguồn lao động. Ví dụ năm 2007, cả nước chỉ còn khoảng 3,8% số người trong độ tuổi lao động còn mù chữ còn các tỉnh phía Đông Bắc Bộ là 5,5% trong khi Yên Bái còn khoảng 8,4%. Tỷ lệ số người chưa tốt nghiệp tiểu học trong nguồn lao động của Yên Bái cũng cao hơn mức trung bình của cả nước và chỉ thấp hơn mức ở vùng không đáng kể. Đối với nguồn lao động có trình độ học vấn cao hơn như tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông ở Yên Bái đều thấp hơn mức trung bình của cả nước, và tương đương hoặc thấp hơn mức trung bình của các tỉnh phía Đông Bắc bộ. Đặc biệt là tỷ lệ nguồn lao động có trình độ trung học phổ thông còn thấp so với mức trung bình của cả nước ví dụ năm 2007, tỷ lệ nguồn lao động có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của cả nước ở mức 22,7%, trong khi đó tỷ lệ này của Yên Bái là 18,7%. Mặt khác cơ cấu học vấn của nguồn lao động Yên Bái đã có chuyển biến tích cực nhưng cơ cấu còn chưa được hiện đại như mức trung bình của cả nước và của vùng Đông Bắc bộ. Đây sẽ còn là một thách thức cho Yên Bái trong việc phát triển kinh tế xã hội trong cả ngắn hạn và dài hạn. Vấn đề đặt ra cho Yên Bái là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động theo học vấn theo hướng giảm tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn thấp như chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, và tiểu học, tăng tỷ lệ người lao động học hết trung học cơ sở và đặc biệt là tỷ lệ nguồn lao động có trình độ trung hoc phổ thông. Trình độ học vấn nguồn lao động Yên Bái theo Điều tra người lao động. Theo số liệu điều tra người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, kết quả cho thấy lao động làm việc trong doanh nghiệp có trình độ học vấn tương đối tốt. Biểu đồ 9: Cơ cấu nguồn lao động trong doanh nghiệp Yên Bái theo học vấn Nguồn: Tính toán của Đề tài từ Điều tra người lao động Yên Bái tháng 1 năm 2010. Theo kết quả này người lao động làm việc trong doanh nghiệp có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đạt 80,5%, trong khi số người tốt nghiệp tiểu học trở lên là 19% và vẫn còn 0,5% số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn không biết chữ. Như vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ người có trình độ dưới tốt nghiệp phổ thông cơ sở chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phân bố chủ yếu ở trong các vùng nông thôn hoặc các vùng sâu, vùng xa. Còn những người phải có bằng tốt nghiệp ít nhất là trung học cơ sở mới có cơ hội kiếm được việc làm trong các doanh nghiệp. Đây là một thực tế đặt ra cho Yên Bái trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Nếu không có được nguồn lao động có trình độ học vấn cao, Yên Bái khó có thể thực hiện thành công mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xa hơn là các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Một trong những thành tựu đáng khích lệ ở Yên Bái là đã có 175/181 xã, phường, thị trấn, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS, 145 xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và có 66 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở tỉnh đã được cải thiện đáng kể (74,2%). Số liệu trong đoạn này được trích từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnhYên Bái năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010. Đây sẽ là cơ sở cho Yên Bái từng bước nâng cao trình độ học vấn cho người lao động và sau cùng đó là chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, nếu tính số học sinh trên một giáo viên đạt khoảng 26 học sinh/giáo viên đối với các trường công lập, còn đối với trường bán công và dân lập khoảng 41,3 học sinh/giáo viên. Cụ thể hơn, đối với cấp học tiểu học, tỷ lệ học sinh trên giáo viên là 16,9 học sinh/giáo viên, còn đối với cấp học THCS và THPT lần lượt là 15 và 15,9 học sinh/giáo viên. Như vậy, đội ngũ giáo viên cũng là một vấn đề thuần túy về số lượng. Còn nếu đề cập tới chất lượng đội ngũ giáo viên, với tỷ lệ học sinh và giáo viên như vậy điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục là rất hạn chế. Số học sinh trung bình trong mỗi lớp học là ở mức trung bình khoảng 22 học sinh trong một lớp tiểu học, 31 em cho lớp THCS và 38 học sinh trong một lớp THPT. Số liệu tính toán từ Thống kê lớp học, giáo viên và học sinh phổ thông tại ngày 31/12/2008. Số lượng học sinh trung bình trong lớp tương đối cao, và nếu so với cơ sở vật chất và thì số lượng học sinh/lớp học như vậy sẽ khó đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đây sẽ là những con số thách thức việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Yên Bái. Năng lực tiếp nhận học sinh đến độ tuổi ở các cấp học đều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng và ngày càng cao của học sinh cũng như kì vọng của xã hội. 2.2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động Yên Bái. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê. Trình độ chuyên môn của nguồn lao động được đo lường thông qua số lượng lao động đã qua đào tạo. Theo cách phân loại như vậy, trình độ chuyên môn của nguồn lao động Yên Bái được chia thành mấy nhóm như sau: chưa qua đào tạo, công nhân kỹ thuật không có bằng, công nhân kỹ thuật có bằng, có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, và nhóm cao đẳng và đại học. Bảng 4: Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của nguồn lao động Yên Bái, 1997-2009 Chưa qua đào tạo CNKT không có bằng CNKT có bằng Sơ cấp nghề Trung học chuyên nghiệp và nghề Cao đẳng và Đại học 1997 93,5 0,6 1,2 0,3 3,3 1,1 1999 92,8 1,0 1,2 0,4 3,4 1,2 2001 89,6 1,4 2,3 1,1 3,8 1,8 2003 86,9 2,5 2,6 1,4 4,2 2,5 2005 84,1 3,9 1,6 1,5 5,8 3,0 2007 81,2 4,1 1,8 2,4 6,4 4,1 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (1998, 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008). Lao động ở Yên Bái chủ yếu là chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (CMKT) và số lượng lao động có tay nghề, đã qua đào tạo tăng lên rất chậm. Theo bảng trên, mặc dù tỷ lệ người lao động Yên Bái chưa qua đào tạo liên tục giảm qua các năm nhưng tỷ lệ này còn khá cao 81,2% vào năm 2007, cao hơn mức trung bình của cả nước, 69,2% và mức trung bình của các tỉnh phía Đông Bắc bộ 78,7%. Số công nhân kỹ thuật, (CNKT) là người làm những công việc đòi hỏi có kỹ thuật, cũng chỉ chiếm có 30,5% (tương đương 1,8% trên tổng nguồn lao động) có bằng CNKT. Như vậy, hiện nay cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên môn kỹ thuật (Cao đẳng và Đai học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật) của Yên Bái đạt xấp xỉ 1 - 1,6 - 2, còn ở Việt Nam tỷ lệ này tương ứng là 1 - 1,1 - 2,6. Trong khi đó Tổ chức Lao động Thế giới và các nhà kinh tế lao động tính toán rằng một tỷ lệ lao động kỹ thuật là 1- 4 - 10 mới được coi là cơ cấu hợp lý. Rõ ràng với cơ cấu nguồn lao động kỹ thuật như vậy, Yên Bái đang sử dụng lao động kỹ thuật chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, sử dụng nguồn lao động hiện có một cách hiệu quả cũng là một giải pháp cần tính tới trong các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Yên Bái. Nếu so sánh sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật của Yên Bái với mức trung bình của cả nước và mức trung bình của các tỉnh phía Đông Bắc bộ, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động kỹ thuật của Yên Bái là chậm hơn so với mức trung bình cả nước và mức trung bình của các tỉnh phía Đông Bắc bộ. Chẳng hạn tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyên môn kỹ thuật ở Yên Bái chỉ chuyển dịch với tốc độ 9,2% giữa 1997 và 2007, trong khi đó tốc độ chuyển dịch của các tỉnh phía Đông Bắc bộ là 13,5% và trung bình cả nước chuyển dịch với tốc độ 15,8%. Xem thêm Lê và cộng sự (2003) để biết cách tính tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyên môn kỹ thuật. Điều này có nghĩa là nếu Yên Bái không có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực, những giải pháp mang tính đột phá thì rất khó cho Yên Bái có thể bắt kịp sự phát triển chung của cả nước và mức phát triển trung bình của chính vùng Đông Bắc bộ. Kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn Yên Bái. Theo kết quả điều tra từ phía người lao động trong các doanh nghiệp Yên Bái vẫn có tới 15,8% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái chưa hề qua các lớp đào tạo nghề. Trong số lao động đã qua đào tạo nghề, tỷ lệ cao đẳng và đại học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 – 0,5 – 1. Có thể nói đây là một cơ cấu lao động chưa hợp lý và sử dụng thiếu hiệu quả. Đối với các lao động phổ thông, khi được tuyển dụng chỉ có 32,5% số lao động phổ thông được đào tạo nghề, với thời gian đào tạo trung bình 6,2 tháng, có nhiều trường hợp được đi đào tạo tới 60 tháng. Như vậy, tỷ lệ lao động phổ thông có qua đào tạo chỉ chiếm ít hơn 1/3 trong tổng số lao động phổ thông cần thiết. Vấn đề này đòi hỏi phải có phương pháp và điều kiện thích hợp để bồi dưỡng nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng này. Theo kết quả điều tra người lao động, phần lớn người lao động (76,4%) cho rằng tay nghề của họ đã được cải thiện nhiều so với ba năm trước. Trong số này, chỉ có 8% cho rằng tay nghề nâng cao là do tham gia các lớp đào tạo nâng cao tay nghề ngắn hạn (dưới 6 tháng), và 12,1% tham gia các lớp đào tạo nghề dài hơn 6 tháng; 9,2% cho rằng các chuyên gia đến đơn vị hướng dẫn hoặc có những buổi thực hành trực tiếp trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, người lao động cho rằng tay nghề họ nâng cao được là do học hỏi từ đồng nghiệp trong quá trình sản xuất, 56,7% cho rằng tay nghệ được nâng cao là do làm nhiều tay quen. Kết quả này ngụ ý rằng, để nâng cao tay nghề cho người lao động, giải pháp tối ưu chưa chắc đã nằm ở khâu đào tạo nghề mà là quá trình vừa học vừa làm (learning by doing). Vì vậy, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Kết quả từ điều tra người sử dụng lao động cho biết trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động một cách khách quan hơn. Theo đó, 75% cán bộ làm trong các phòng ban của các doanh nghiệp có trình độ từ Cao đẳng trở lên khi mới tuyển dụng phải đào tạo lại, trong đó đào tạo lại do không đúng ngành nghề đã học là 37,5%; 12,5% đào tạo lại là do người lao động làm việc đúng ngành nghề đào tạo nhưng không đáp ứng được công việc. Kết quả này cũng tương tự cho lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, công nhân kỹ thuật, và người lao động nói chung mới tuyển dụng. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng lần lượt là 55,7% đối với lao động kĩ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, 25,5% đối với công nhân kĩ thuật và 37,5% đối với người lao động mới tuyển dụng. Bảng 5: Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng Tỷ lệ đào tạo lại (%) Cán bộ phòng ban có trình độ cao đẳng trở lên 75,0 Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên 55,7 Lao động tuyển dụng mới 37,5 Công nhân kỹ thuật 25,5 Nguồn: Điều tra người sử dụng lao động Yên Bái, tháng 1-2010 Kết quả này cho thấy đào tạo không theo tín hiệu của thị trường dẫn tới người lao động phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm việc đúng ngành nghề thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người học chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, do đó đào tạo lại là việc các doanh nghiệp đều phải làm. Kết quả này còn được cụ thể hơn trong bảng đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái trong thời gian qua. Bảng 6: Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái. Đánh giá trên thang điểm 5 Có kiến thức chung tốt 3,5 Thực hành tốt 2,9 Năng lực làm việc tập thể tốt 3,5 Tuân thủ các nội quy công ty 3,8 Có ý thức tự giác 3,5 Có ý thức nâng cao trình độ/kỹ năng 3,6 Tích cực tham gia hoạt động tập thể 3,8 Chuyên môn phù hợp với yêu cầu 3,0 Tiếp thu kiến thức mới nhanh 3,5 Có sức khỏe đáp ứng công việc 2,7 Đánh giá chung 3,2 Nguồn: Điều tra người sử dụng lao động Yên Bái, tháng 1-2010 Lao động đã tốt nghiệp trường nghề được đánh giá là có kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng khả năng thực hành thì yếu hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các lao động được trang bị lý thuyết tốt nhưng thời gian cho thực hành, phương tiện, hoặc nội dung thực hành chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của xã hội. Theo kết quả này, có ba tiêu thức mà lao động Yên Bái cần khắc phục đó là: sức khỏe, kỹ thuật thực hành nghề nghiệp, và thứ ba là lựa chọn chuyên môn đúng với ngành nghề đào tạo. Tình hình đào tạo nguồn lao động và công nhân kỹ thuật Yên Bái phụ thuộc lớn vào sự hoạt động của các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học, và trường đào tạo công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Công tác đào tạo của các trường này được tóm tắt qua bảng dưới đây: Bảng 7: Số trường học, học sinh của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh 2000-2001 2005-2006 2008-2009 Trường trung học chuyên nghiệp 5 6 4 Số học sinh 2614 2143 1835 Số đã tốt nghiệp trong năm học 594 1064 849 Trường Cao đẳng 1 1 2 Số học sinh 2688 1105 1415 Số đã tốt nghiệp trong năm học 1345 457 518 Trường công nhân kỹ thuật 1 1 1 Số học sinh 665 1735 2972 Số đã tốt nghiệp trong năm học 183 763 1697 Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái (2010). Theo thống kê trong bảng trên, số học sinh theo học các trường trung học chuyên nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm và số học sinh cao đẳng, đại học và công nhân kỹ thuật thể hiện xu hướng tăng dần mà đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu huy động hết công suất, mỗi năm các trường này chỉ có thể tiếp nhận khoảng 3 ngàn học sinh, trong khi đó số các em tốt nghiệp THPT khoảng 11 ngàn. Như vậy, các trường này chỉ có thể đáp ứng được chưa tới 1/4 nhu cầu tiềm năng về đào tạo nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật của người lao động mới bước vào nguồn lao động. Để nâng cao được trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoài việc gửi ra ngoài tỉnh đào tạo, đào tạo tại chỗ (trên địa bàn tỉnh) cần phải được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa nhằm thu hút những lao động tiềm năng có trình độ học vấn cao và trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật. Nếu quan tâm tới số lượng sinh viên với giáo viên, hiện tại các giáo viên đang hoạt động với công suất tối đa. Năm học 2008-2009, bình quân một giáo viên của trường Trung học chuyên nghiệp trên đại bàn tỉnh có 11,5 học sinh; một thầy/cô ở trường cao đẳng và đại học có trung bình 12,4 sinh viên; trong khi đó một giáo viên của trường đào tạo công nhân kỹ thuật phải phục vụ và dạy cho 32,7 em học sinh. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới chất lượng đào tạo nghề còn chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Điểm này cần sớm được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. 2.2.2.4. Chỉ số phát triển con người của Yên Bái. Mức độ phát triển con người của quốc gia hay tỉnh được đo lường thông qua chỉ số phát triển con người (HDI). Đây là một chỉ tiêu tổng hợp về phát triển con người trên phương diện sức khỏe, trí thức và thu nhập. Một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh; kiến thức được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số là 2/3) và tỷ lệ đi học các cấp (với trọng số 1/3); và mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương. Theo Viện Khoa học xã hội Việt nam (2006), chỉ số phát triển con người của Yên Bái tăng liên tục nhưng thứ bậc trong bảng xếp hạng lại tụt xuống. Theo kết quả tính toán của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), chỉ số HDI của Yên Bái được xếp vào nửa cuối nhóm các tỉnh có chỉ số phát triển con người trung bình. Nếu như năm 1999, chỉ số HDI của Yên Bái là 0,612 đứng thứ 52 trên cả nước thì đến năm 2004, chỉ số này tăng lên đến 0,651 nhưng thứ bậc lại tụt đi ba bậc trên bảng tổng sắp theo HDI của các tỉnh thành phố. Điều này ngụ ý rằng, cho dù Yên Bái đã cố gắng và đạt được thành tích về phát triển con người như tăng chỉ số giáo dục, tăng chỉ số phát triển sức khỏe và mức sống nhưng tốc độ tăng đó còn thấp hơn tương đối so với tốc độ tăng của các tỉnh khác. Nếu so sánh HDI của Yên Bái với mức trung bình của cả nước, thì thấy rằng HDI năm 1999 của Yên Bái là 0,612 cao hơn mức trung bình của cả nước, nhưng đến năm 2004 HDI của Yên Bái lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình. Điều này cho thấy rằng tốc độ cải thiện chất lượng con người và nguồn nhân lực của Yên Bái chậm hơn nhiều so với mức phát triển con người và lao động của cả nước Biểu đồ 10: Chỉ số HDI của Yên Bái và một số địa phương, 1999-2004 Nguồn: Tính toán của Đề tài dựa trên Báo cáo phát triển con người 1999-2004, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006). Ngay trong nội vùng Đông Bắc bộ, tốc độ cải thiện chất lượng của con người cũng như chất lượng nguồn lao động của Yên bái cũng chậm hơn rất nhiều. Từ năm 1999 đến 2004, mức độ cải thiện chỉ số phát triển con người trong vùng Đông Bắc và Tây Bắc là cũng tiến bộ khá nhanh và tăng với tốc độ lớn hơn so mới mức độ cải thiện của Yên Bái. Điều tương tự cũng xảy ra nếu so sánh với các tỉnh bạn trong vùng. Cụ thể, bảng tính tốc độ cải thiện của chỉ số phát triển con người, và các bộ phận của HDI của Yên Bái và một số địa phương được trình bày trong bảng sau. Bảng 8: Tốc độ cải thiện HDI và các thành phần của HDI tỉnh Yên Bái và một số địa phương, 1999-2004. HDI Tuổi thọ bình quân Biết chữ ở người lớn GDP thực tế Chỉ số nghèo tổng hợp Cả nước 23,0 1,8 2,1 106,0 -28,4 Đông Bắc 39,1 2,3 1,2 97,1 -16,2 Tây Bắc 41,3 2,8 3,7 104,2 -9,7 Yên Bái 6,4 2,5 2,7 78,7 -33,5 Lào Cai 10,9 2,7 4,6 93,7 -11,3 Sơn La 10,2 2,0 4,9 111,3 -15,8 Nguồn: Tính toán của Đề tài dựa trên số liệu trong Báo cáo phát triển con người 1999-2004, của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006). Như vậy, tốc độ tăng HDI hoặc tốc độ cải thiện chất lượng con người ở Yên Bái cũng vẫn tăng nhưng tăng rất chậm so với mức trung bình của cả cước, trong vùng Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh lân cận. Ví dụ tốc độ cải thiện HDI của cả nước tăng 23%, vùng Đông Bắc tăng 39,1%, Tây Bắc tăng 41,3%,… thì ở Yên Bái chỉ tăng có 6,4% từ năm 1999 đến 2004. Tốc độ tăng này thậm trí còn thấp hơn so với Lào Cai, Sơn La,… Một số tốc độ tăng thành phần cũng cho thấy Yên Bái có tiến bộ nhưng rõ ràng chậm hơn so với mức trung bình cả nước, vùng và các tỉnh lân cận, chẳng hạn tốc thập tăng thu nhập thực tế đầu người từ năm 1999-2004, là 78,7% thấp nhất trong các vùng và tỉnh so sánh. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận sự nỗ lực của Yên Bái trong công tác xóa đói giảm nghèo thể hiện qua tốc độ giảm hệ số nghèo tổng hợp, tăng tuổi thọ bình quân dân cư, và tỷ lệ biết chữ trong lao động trưởng thành. Nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ để Yên Bái có thể cải thiện thứ hạng về chỉ số phát triển con người trong tổng sắp của các tỉnh, thành phố. Ở đây, Yên Bái cần có giải pháp mang tính đồng bộ và dài hạn hơn. 2.2.2.5. Mộ số chỉ tiêu khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31524.doc
Tài liệu liên quan