Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN. 5

I. Khái niệm,vị trí, đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế. 5

1. Khái niệm ngành thuỷ sản. 5

2. Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân. 5

3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản. 7

3.1. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập. 7

3.2. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao. 8

II. Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. 8

1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản. 8

2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản. 9

2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. 9

2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 9

2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 10

2.4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. 10

2.5. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản. 11

3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. 11

3.1. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. 11

3.2. Đối tượng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật thuỷ sinh. 12

3.3. Nuôi trồng thuỷ sản mang tính thời vụ. 12

3.4. Nuôi trồng thuỷ sản mang tính vùng rõ rệt. 12

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 13

1. Nhân tố tự nhiên. 13

1.1 Diện tích mặt nước. 13

1.2. Khí hâu, nguồn nước. 14

2. Nhân tố kinh tế - xã hội. 16

2.1. Nhân tố xã hội. 16

2.2. Nhân tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật. 16

2.3. Nhân tố thị trường. 17

IV. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam. 17

1. Về mặt nước. 18

2. Về nguồn lợi giống loài thuỷ sản. 19

3. Về điều kiện thời tiết - khí hậu. 19

V. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho Việt nam. 20

1. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Hải Phòng. 20

2. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ngãi. 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH QUẢNG NINH. 23

I. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh. 23

1. Điều kiện tự nhiên. 23

1.1. Vị trí địa lý. 23

1.2. Địa hình. 23

1.3. Khí hậu. 23

2. Tài nguyên thiên nhiên. 24

2.1. Tài nguyên đất. 24

2.2. Tài nguyên rừng. 25

2.3. Tài nguyên biển. 25

2.4. Tài nguyên khoáng sản. 27

2.5. Tài nguyên du lịch. 28

3. Điều kiện về kinh tế - xã hội. 28

3.1. Về cơ cấu kinh tế. 28

3.2. Cơ sở hạ tầng. 30

3.3. Dân số và lao động. 32

4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. 33

4.1. Những điều kiện thuận thuận lợi nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. 33

4.2. Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. 34

II. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 35

1. Lao động nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh. 35

2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh. 36

2.1. Khả năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản. 36

2.2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh. 38

2.3. Bố trí diện tích nuôi trồng thuỷ sản. 43

3. Thực trạng phát triển năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản củaTỉnh. 45

3.1. Sản lượng nuôi trồng. 45

4. Đối tượng nuôi và hình thức nuôi. 50

4.1. Đối tượng nuôi. 50

4.2. Hình thức nuôi. 51

5. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất. 52

6. Tình hình nuôi thuỷ sản biển. 54

III. Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh. 56

1. Những kết quả và hiệu quả đạt được. 56

2. Những tồn tại và hạn chế. 59

2.1. Tồn tại. 59

2.2. Nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH QUẢNG NINH. 61

I. Quan điểm về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 61

II. Phương hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 62

1. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 62

2. Mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 63

3. Nhiệm vụ. 64

III. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. 64

1. Nhóm giải pháp về kinh tế - kỹ thuật. 64

1.1. Giải pháp về quy hoạch. 64

1.2. Giải pháp về thị trường. 65

1.3. Giải pháp về giống. 66

1.4. Giải pháp về thức ăn. 67

1.5. Giải pháp về khoa học, công nghệ. 68

1.6. Giải pháp về công tác khuyến ngư. 69

2. Nhóm giải pháp về xã hội, môi trường. 70

2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 70

2.2. Giải pháp về môi trường. 71

3. Về công tác chỉ đạo. 73

4. Về công tác nuôi trồng thuỷ sản. 73

IV. Đề xuất và kiến nghị. 74

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13693 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoà mình cùng mạng lưới đường sắt quốc gia tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển, hạ giá thành vận tải, và góp phần giải toả nhanh hàng hoá thông qua cảng. Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có nhiều sông suối, có ưu thế về đường thuỷ. Trong 13 huyện, thị xã trong tỉnh chỉ có huyện Bình Liêu là không có đường thuỷ. Trong số các nhánh sông đã có 17 nhánh được khai thác cho vận tải với tổng chiều dài 218 km cùng với 250 km bờ biển tạo thành mạng giao thông với hệ thống cảng chuyên dùng. 3.2.2. Hệ thống cấp thoát nước. Là một tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên Quảng Ninh có nguồn nước mặt rất hạn chế. Toàn tỉnh không có hệ thống sông lớn nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ phát sinh trong tỉnh, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100 m3 /s không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhất là về mùa khô. Hệ thống thoát nước nói chung ở mức độ kém, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị. Hiện nay, một số khu vực quan trọng như Bãi Cháy, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ ô nhiễm nặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải cả tự nhiên và nước thải công nghiệp. 3.2.3. Hệ thống điện. Quảng Ninh được cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện miền Bắc, từ Phả Lại thông qua các nhà máy điên Uông Bí và bảy trạm áp 110 KV. Nhà máy điên Uông Bí đang được đầu tư nâng cấp mở rộng giai đoạn II để nâng công suất lên 300 MV. Hiện nay, đã có tuyến 220 KV từ Phả Lại về trạm 220/110/35 KV tại Hoành Bồ. Trong số 14 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh có 13 đơn vị dùng điện lưới và huyện Cô Tô dùng điện diezel. 100% xã, hơn 80% hộ dân đã được sử dụng điện. Mạng truyền tải có 515 km tuyến đường dây 110 KV, hai trạm thuỷ điện công suất khoảng 200 KW và một số trạm thuỷ điện nhỏ rải rác tại các huyện miền núi của Tỉnh. Tuy nhiên lưới điện hạ thế ở một số nơi trong Tỉnh còn tồn tại nhiều khó khăn như ở nhiều khu vực đường điện đã cũ, chắp vá gây tổn thất điện lưới và chi phí, giá thành điện cao. 3.2.4. Thông tin. Hệ thống thông tin liện lạc và viễn thông của Tỉnh tương đối hoàn chỉnh, được hiện đại hoá với tốc độ cao, công nghệ tiên tiến nối kết được mọi nơi trong Tỉnh. Số lượng thuê bao điện thoại tính đến hết năm 2003 là 120.871 ( Bao gồm cả điện thoại cố định và di động, không tính đến các số máy điện thoại di động không thuê bao dùng card trả trước). Các dịch vụ thông tin liên lạc như thư điện tử, internet cũng phát triển rất nhanh. 3.3. Dân số và lao động. Quảng Ninh là một tỉnh có mức tăng dân số thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc. Năm 2005 dân số toàn tỉnh là 1.078.000 người; năm 2006 là 1.091.000 người, đến năm 2007 dân số tỉnh Quảng Ninh có trên 1.112.450 người trong đó tổng số lao động làm nghề thuỷ sản là 31.500 người, trong đó có 8000 người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân là 160 người/km2 nhưng phân bố không đều. Có một đặc điểm của dân số Quảng Ninh đó là kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm một tỷ lệ lớn hơn 76%. Với kết cấu dân số trẻ như vậy, thì hàng năm tỉnh có thêm một đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong tỉnh. Đây là một nguồn lao động dồi dào, luôn luôn được bổ sung vào các ngành kinh tế trong Tỉnh trong đó có ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. 4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. 4.1. Những điều kiện thuận thuận lợi nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. Quảng Ninh là một tỉnh biên giới - hải đảo phía Đông bắc Tổ quốc, có đường bờ biển dài 250 km là nơi tập trung nhiều cửa sông ven biển. Có thể nói Quảng Ninh là nơi hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thuỷ sản. Quảng Ninh có hơn 6000km2 biển, có vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long được tạo thành bởi gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ cùng với nhiều vụng, vịnh nhỏ kín sóng gió, là điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như ngọc trai, cá song, cá mú, cá tráp, cá hồng… Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều bến cảng, có đầu mối giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện, có những khu đô thị công nghiệp thương mại lớn, những vùng du lịch và dịch vụ là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản không ngừng tăng. Biển Quảng Ninh là nơi hội tụ của nghề cá vịnh Bắc Bộ, lại có các chợ cá trên biển, liền kề thị trường Trung Quốc, Hồng Kông nên sản phẩm thuỷ sản có thể xuất ngay tại ngư trường với số lượng lớn, đồng thời là nơi tập kết và tiêu thụ sản phẩm hải sản từ các tỉnh phía Nam. Tổng diện tích đất đai của Quảng Ninh là 611.091 ha, diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt là 12.990 ha, diện tích rừng ngập mặn ven biển là 43.093 ha trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản trên 20.000 ha, có 21.000 ha chương bãi để phát triển nuôi các loài nhuyễn thể và trên 20.000 ha có vịnh kín gió xen kẽ các đảo nhỏ có điều kện thuận lợi, môi trường sạch có thể nuôi trồng được quanh năm với nhiều loại hải sản quý hiếm. Với diện tích 43.093 ha rừng ngập mặn phân bố ở tuyến trung triều và khoảng 5.300 ha nằm ở tuyến cao triều phân bố dọc theo bờ biển từ huyện Yên Hưng đến thị xã Móng Cái có hệ sinh thái phong phú và đa dạng sinh học, nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải sản đã tạo cho Quảng Ninh tiềm năng nuôi đê cống rất lớn, tại đây đã hình thành nên 9 vùng nuôi thuỷ sản trong đê cống tập trung với diện tích tiềm năng là 22.300 ha. Với diện tích nước biển trên 6.000 km2 là thế mạnh để Quảng Ninh phát triển nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè trên biển. 4.2. Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. Hiện nay, chất lượng môi trường các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh đang chịu những áp lực, tác động lớn từ điều kiện tự nhiên, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ven bờ và các tác động do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nội tại gây nên. Do đặc điểm địa hình trên 79% là đồi núi, các triền núi có độ cao trên 100 đến 500m chạy sát biển có độ dốc lớn, trung bình 300 và đặc điểm khí hậu phân thành mùa mưa kèm theo bão vào mùa khô nên ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là biến động môi trường do tác động của thời tiết như khả năng chuyển tải các nguồn gây ô nhiễm, sự ngọt hoá sau mưa vùng ven. Việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội đồng thời như khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, phát triển hệ thống giao thông thuỷ, bộ và cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản, du lịch, dịch vụ… trên địa bàn hẹp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trưòng từ các hoạt động kinh tế, làm gia tăng sức ép lên môi trường sinh thái và các hệ tài nguyên sinh vật và làm suy giảm chất lượng nước vùng ven biển, gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển. II. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 1. Lao động nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh. Lao động phục vụ ngành thuỷ sản Quảng Ninh bao gồm lao động khai thác, nuôi trồng và lao động chế biến thuỷ sản. Trong đó lao động khai thác chiếm một số lượng lớn trong tổng số lao động. Bảng 3: Lao động phục vụ cho ngành thủy sản Quảng Ninh. LAO ĐỘNG 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng lao động 31.700 34.800 36.400 37.500 42.900 1. Lao động khai thác thủy sản 18.000 18.500 19.100 19.700 20.800 2. Lao động nuôi trồng 8.400 12.400 12.390 14.390 17.300 3. Lao động chế biến, DVTS 5.300 5.700 4.500 3.410 4.800 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Từ bảng số liệu trên ta thấy được lao động phục vụ ngành thuỷ sản Quảng Ninh liên tục tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng ngành thuỷ sản luôn có nhu cầu về lao động không ngừng tăng qua các năm. Trong đó lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản là lớn nhất, là lao động không cần qua đào tạo. Lao động này bắt nguồn từ nhu cầu mưu sinh của cuộc sống, phần lớn là các hộ ngư dân sinh sống luôn trên biển và có trình độ văn hoá thấp. Cuộc sống mưu sinh của họ phụ thuộc hầu hết vào những mẻ cá đi biển để nuôi sống gia đình và còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nhìn chung là nghề khai thác thuỷ sản trên biển rất bấp bênh và không ổn định. Năm 2003 lao động khai thác thủy sản chiếm 56,8% trong tổng số lao động; lao động nuôi trồng chiếm 26,5%; lao động dịch vụ chiếm 16,7%. Đến năm 2007 lao động khai thác chiếm 48,5%; lao động nuôi trồng chiếm 40,3%; lao động dịch vụ chiếm 11,2%. Như vậy, lao động khai thác và lao động chế biến, dịch vụ giảm, còn lao động nuôi trồng vẫn tiếp tục tăng. Lao động nuôi trồng tăng qua các năm, năm 2004 chiếm 35,6%; năm 2005 là 34%; năm 2006 là 38,4%; năm 2007 là 40,3%. Như vậy có thể thấy được lao động nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên, đây là một xu thế phát triển tất yếu khi mà tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh rất lớn. Tuy nhiên có một thực tế là trình độ học vấn của lao động thuỷ sản Quảng Ninh còn ở trình độ thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Theo báo cáo điều tra năm 2001, 2002 trong số lao động làm nghề thuỷ sản ở Quảng Ninh có: Trên 10% lao động chưa biết chữ, 69,8% người có trình độ cấp I, 14,8% có trình độ hết cấp II, 5,3% có trình độ cấp III. Đây là một khó khăn trong việc đào tạo nâng cao trình độ để tiếp nhận khoa hoc, kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản. Do vậy ngành thuỷ sản đang quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Trong năm 2002 Sở thuỷ sản đã triển khai xây dựng đề án điều tra khảo sát nguồn nhân lực và phương hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và phương hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2010 để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên ngành về quản lý nhà nước, tin hoc, chính trị. 2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh. 2.1. Khả năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất, mặt nước phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triều, rừng ngập mặn ven biển… có các yếu tố môi trường thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Cụ thể là: - Diện tích nước ngọt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là: 12.990 ha - Diện tích rừng ngập mặn ven biển là: 43.093 ha; trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là: 20.000 ha - Diện tích eo biển kín gió xen kẽ các đảo nhỏ của vịnh có trên 20.000 ha, môi trường sạch có thể phát triển nuôi cá lồng bè trên biển quanh năm với nhiều loài hải sản quý hiếm. - Các vùng cao triều có diện tích khoảng 5.000 ha các điều kiện phát triển nuoi tôm công nghiệp; diện tích mặt nước ở các sông, suối, và nhiều địa hình thung lũng do đồi núi tạo ra đã xây dựng thành các hồ chứa nước lớn phục vụ cho dân sinh, trồng cây công, nông nghiệp mà còn có điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản và là nguồn cung cấp nước ngọt cho nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh ở các vùng cao triều rất thuận lợi. - Với một tiềm năng lợi thế như trên thì nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh có điều kiện để phát triển rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản cũng rất phong phú và đa dạng như cá, tôm, nhuyễn thể với các môi trường nuôi từ nước ngọt, đến nước mặn, nước lợ. Bảng 4: Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh. TT CÁ NHUYỄN THỂ TÔM & LOÀI KHÁC 2 Cá trôi Hầu biển Tôm chân trắng 3 Cá mè Trai ngọc Tôm he 4 Cá quả Sò huyết Tôm hùm 5 Cá trê lai Ốc hương Tôm càng xanh 6 Cá trắm Ốc màu Tôm hoa Nhật Bản 7 Cá chép lai Ốc nhảy Tôm Rảo 8 Cá tra Ngao Cua 9 Cá basa Nghêu Ghẹ 10 Cá rô hu Ngán Rau câu 11 Cá song Bào ngư Baba 12 Cá giò Bông thùa Ếch 13 Cá hồng Điệp quạt 14 Cá vược Sò huyết Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. 2.2. Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh. Mác đã từng nói: “lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải vật chất”. Nếu như trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được thì thuỷ vực cũng đóng một vai trò quan trọng như thế trong nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc là gia tăng sản lượng và năng suất nuôi trồng. Trong những năm qua Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình mặt nước ( nước ngọt, nước lợ và nuôi biển). Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng. Bảng 5 : Biến động diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh. Đơn vị: Ha Năm Kế hoạch Thực hiện % kế hoạch % Tăng 2004 17.216 17.500 101,65 1,65 2005 18.125 18.500 102,06 2,06 2006 19.000 19.000 100 0 2007 20.323 20.455 100,64 0,64 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Qua bảng số liêu trên, ta có thể thấy được từ năm 2004 đến năm 2007 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thực hiện đều vượt kế hoạch đặt ra. Từ năm 2004 đến năm 2007 diện tích này đã tăng thêm là 2.955 ha. Năm 2004 diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản tăng lên 1,65% so với kế hoạch. Và đặc biệt năm 2005 diện tích này tăng thêm 2,06% so với kế hoạch.Việc vượt chỉ tiêu kế hoạch về diện tích mặt nước đặt ra là một thành công trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh đều tăng lên qua các năm. Điều này có thể thấy được hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh diễn ra rất sôi động. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân như: việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, việc khai phá diện tích rừng ngập mặn phục vụ nuôi thuỷ sản nước lợ, việc phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven biển dưới hình thức nuôi bằng các ô lồng. Ta có thể xem xét cụ thể diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ qua bảng số liêu sau đây: Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh Đơn vị: Ha Diện tích nuôi 2004 2005 2006 2007 So sánh 2005/2004 2007/2006 Tăng (+, -) Đạt (%) Tăng (+,-) Đạt (%) Tổng 17.500 18.500 19.000 20.455 1000 105,71 1455 107,65 1. Nuôi cá nước ngọt 2.200 2.500 2.950 3.155 300 113,63 205 106,95 2. Nuôi nước mặn, lợ. 15.300 15.500 16.050 17.300 200 101,3 1540 107,78 + Nuôi tôm 11.300 11.500 11.750 12.016 200 101,76 266 102,26 + Nuôi nhuyễn thể 1.300 1.381 2.300 3.020 81 106,23 1010 143,91 + Nuôi thuỷ sản khác 2.700 2.619 2000 2.264 81 97 264 113,2 Nguồn số liệu: ( Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh). Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2004 - 2007, mức tăng cao nhất về diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh là 7,65% ( tương ứng với 20.455 ha) vào năm 2007. Trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản thì diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích nuôi trồng, tuy nhiên tỷ lệ này đều tăng qua các năm. Năm 2003 diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt chiếm 11,26 %; năm 2004 chiếm 12,57 % đến năm 2007 con số này đã là 15,2 %. Như vậy diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trong Tỉnh mặc dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng đều có sự gia tăng qua các năm. Đối tượng thuỷ sản nuôi trên loại hình nước ngọt là các loại cá như: Cá rô phi, cá trắm, cá chép, cá mè hoa, cá ba sa, cá tra… Việc gia tăng diện tích này bắt nguồn từ việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản nước ngọt. Và người dân đã nhận thức được rằng nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại thu nhập cho họ cao hơn nhiều so với việc trồng lúa. Tỉnh Quảng Ninh là một Tỉnh ven biển nên có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ. chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh, và diện tích này cũng tăng lên qua các năm đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm 2006 và 2007. Năm 2007 diện tích nuôi nước mặn, lợ đạt 107,78 % tăng lên 7,78 % so với năm 2006. Điều này có thể khẳng định được rằng nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ vẫn là ưu thế của Tỉnh trong đó diện tích nuôi tôm chiếm một tỷ trọng lớn. Đối tượng nuôi nước mặn, lợ là: các loài tôm như: tôm hùm, tôm he Nhật Bản, tôm càng xanh, tôm chân trắng, tôm rảo…Các loài nhuyễn thể như: sò, ngao, ngán, hầu, vẹm xanh… Về diện tích nuôi tôm. Về diện tích nuôi nước mặn, lợ thì diện tích nuôi tôm chiếm một diện tích nhiều nhất. Diện tích nuôi tôm tăng lên qua các năm, năm 2003 là 10.440 ha, đến năm 2007 diện tích này là 12.016 ha tăng lên 1.576 ha. Điều này có thể khẳng định được rằng tôm vẫn là một đối tượng nuôi chủ lực trong các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. Ta có thể xem xét cụ thể về diện tích nuôi tôm qua các năm qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Diện tích nuôi tôm của Tỉnh từ năm 2003 - 2007. Diện tích 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 10.440 11.300 11.500 11.750 12.016 - Tôm sú 6.970 7.635 7.985 7.570 8.314 - Tôm chân trắng 1.444 1.917 1.350 1.400 2.528 - Tôm khác 2.026 1748 2.165 2.780 1.174 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Đối tượng tôm được nuôi là: tôm Sú, tôm He, tôm càng xanh, tôm Hùm… Hình thức nuôi là thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Đối tượng tôm nuôi chủ lực là tôm Sú, tôm chân trắng, ngoài ra còn một số tôm bản địa khác như tôm Rảo, tôm he Nhật Bản cũng được đưa vào nuôi nhằm bổ sung và đa dạng đối tượng nuôi, tận dụng diện tích mặt nước có khả năng nuôi. Trong những năm gần đây Quảng Ninh đã và đang có chủ trương phát triển nuôi tôm chân trắng ở những vùng mà tôm Sú không không thuận lợi. Hình thức nuôi chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến với đối tượng nuôi chủ yếu là tôm Sú, tôm Rảo. Chính vì vậy mà nhìn chung năng suất nuôi tôm bình quân đạt thấp, nguyên nhân chủ yếu do nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến chủ yếu. Năng suất nuôi tôm Sú thâm canh bình quân đạt 4 - 5 tấn/ha, tôm he Chân trắng đạt 10 -12 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, làm cho chất lượng môi trường nuôi bị ảnh hưởng, cũng làm cho tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi chậm dịch bệnh có nguy cơ bùng phát gây ra hiện tượng tôm bị chết, ảnh hưởng tới thu nhập của người nuôi tôm. * Về diện tích nuôi nhuyễn thể. Nuôi nhuyễn thể đến nay đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về diện tích và loại hình nuôi. Kỹ thuật nuôi ngao, sò và các loại nhuyễn thể theo kiểu truyền thống ở các bãi triều ven biển thuộc các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Vân Đồn, Yên Hưng theo phương pháp bán thâm canh là chính, vốn đầu tư ít phù hợp với trình độ kỹ thuật và điều kiện cnah tác của ngư dân. Nguồn giống thả nuôi chuỷ yếu gom từ khai thác tự nhiên và mua từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định và các tỉnh phía Nam. Bảng 8: Diện tích nuôi nhuyễn thể. Diện tích 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 1.250 1.300 1.381 2.300 2.750 ngao, nghêu... 870 950 1.100 1.300 1.596 sò huyết 380 350 500 1000 1.154 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Đối tượng nuôi chính vẫn là: ngao, sò, ngán ngoài ra hiện nay các đơn vị và ngư dân đã đầu tư nuôi tu hài, hầu biển, hầu cửa sông, điệp quạt, vẹm xanh… trên các bãi triều bằng giàn treo và bằng lồng trên biển. Đối tượng nuôi đa dạng đã tạo ra một sản lương hàng hoá phong phú để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có giá trị kinh tế cao. 2.3. Bố trí diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Quảng Ninh là một Tỉnh bao gồm một thành phố trực thuộc Tỉnh, 3 thị xã và 10 huyện. Tất cả các huyện, thị xã trong Tỉnh đều phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản với những hình thức nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba môi trường nước ngọt, lơ, mặn. Một số huyện, thị xã trong Tỉnh do nắm bắt được điều kiện thuận lợi là gần biển nên nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ rất phát triển đem lại năng suất cao, và tăng thu nhập cho gia đình. Bảng 9 : Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện, thị xã trong tỉnh năm 2007 Đơn vị: ha TT Địa phương NĂM 2007 Tổng diện tích Nước ngọt Nước mặn, lợ Tổng số Tôm N.thể TS.khác Lồng bè 1 Đông Triều 1.120 1120 0 0 0 0 0 2 Uông Bí 1.280 460 820 320 0 500 0 3 Yên Hưng 7.747 890 6857 6700 157 0 0 4 Hoành Bồ 750 60 690 90 0 600 0 5 Hạ Long 880 60 820 360 60 400 1.550 6 Cẩm phả 975 65 910 610 0 300 190 7 Vân Đồn 2.260 60 2.200 400 1855 700 4.300 8 Cô Tô 15 10 5 0 8 0 20 9 Tiên Yên 85 85 1.250 1.100 1269 50 80 10 Ba Chẽ 30 10 20 0 30 20 0 11 Bình Liêu 10 10 0 0 8 0 0 12 Đầm Hà 408 65 343 155 370 50 360 13 Hải Hà 1.705 170 1.535 385 1.650 150 300 14 Móng Cái 1.940 90 1.850 1.450 1.757 210 0 Tổng 20.455 3155 17300 11570 2750 2.980 2980 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Nuôi trồng thuỷ sản tương đối phát triển ở tất cả các huyện và thị xã trong Tỉnh. Nắm bắt được điều kiện thực tế của địa phương mình mà các huyện, thị xã trong Tỉnh đã phát triển nuôi trồng thuỷ sản với những điều kiện thực tế hiện có, trong đó duy chỉ có huyện Bình Liêu là không gần biển nên không thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ, còn tất cả các đơn vị còn lại đều có nuôi thuỷ sản nước lợ, mặn. Trong đó có huyện Yên Hưng, Vân Đồn, Hải Hà, Tiên Yên; thị xã Móng Cái, Uông Bí có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn trên cả ba diện tích nuôi. Đặc biệt là huyện Yên Hưng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất với 7.747 ha chiếm gần 38% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn Tỉnh. Muốn nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh thì các địa phương trong Tỉnh cần phải phát huy được thế mạnh của mình, khai thác hết được những tiềm năng hiện có đặc biệt là việc chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu qủa sang nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh hoạt động nuôi thuỷ sản ven biển đặc biệt là nuôi cá biển bằng lồng bè. 3. Thực trạng phát triển năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản củaTỉnh. 3.1. Sản lượng nuôi trồng. 3.1.1. Biến động sản lượng nuôi trồng chung của toàn Tỉnh. Sản lượng nuôi trồng là một chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng luôn luôn gắn kết và có thể nói là tỷ lệ thuận với diện tích nuôi trồng. Khi diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng qua các năm, điều đó làm cho sản lượng nuôi trồng cũng tăng lên qua các năm.Việc đặt ra mục tiêu về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua các năm là một trong những định hướng để toàn ngành nhìn vào đó mà hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Bảng10: Biến động sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh qua các năm. Năm Kế hoạch Thực hiện % thực hiện % tăng 2004 15.500 16.130 104,06 4,06 2005 17.000 17.422 102,48 2,48 2006 19.000 19.300 101,57 1,57 2007 21.020 21.695 103,21 3,21 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đều gia tăng qua các năm và đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Đặc biệt là năm 2004 sản lượng tăng lên 4,06% so với kế hoạch và năm 2007 sản lượng tăng lên 3,21% so với kế hoạch. 3.1.2. Sản lượng nuôi trồng chung toàn Tỉnh. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh qua các năm, điều đó kéo theo sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng qua các năm. Bảng 11: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chung của toàn tỉnh giai đoạn 2003-2007 Đơn vị: Tấn. Sản lượng nuôi trồng 2004 2005 2006 2007 Tổng 16.130 17.422 19.300 21.695 1. Nước ngọt 3.000 3.950 4.600 4.460 2. Nước mặn, lợ 13.130 13.400 14.700 17.235 - Tôm 4.600 4.800 5.300 5.830 - Nhuyễn thể 5.200 5.500 5.500 6.370 - Cá biển 2.400 2.385 3.072 3.160 - Thuỷ sản khác 930 715 828 1.875 Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm đó là một sự phát triển tất yếu khi mà diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng luôn tăng qua các năm. Trong đó sản lượng nuôi nước mặn, lợ chiếm một tỷ trong lớn, điều này do diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở loại hình này là lớn. Phương thức nuôi trồng thuỷ sản tiến bộ như nuôi thâm canh và bán thâm canh đã làm cho sản lượng thuỷ sản tăng lên. Diện tích nuôi trồng cá nước ngọt của Tỉnh cũng tăng lên qua các năm và tương đối phát triển mạnh, nguyên nhân là do việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, nuôi cá nước ngọt đã trở thành phong trào được nhân dân hưởng ứng, lãnh đạo các huyện, thị xã quan tâm và chỉ đạo phát triển; các địa phương đang tích cực chyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản vì nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Nhiều mô hình nuôi đạt năng suất cao (gần 20 tấn/ha) thu lãi hàng trăm triệu đồng, tăng gấp hàng chục lần so với canh tác lúa truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh. *Về sản lượng nuôi Tôm. Đối tượng tôm nuôi chủ yếu là tôm Sú và tôm chân trắng và mmột số loài tôm khác như tôm Rảo, tôm Hùm…. Sản lượng nuôi trồng tôm trong Tỉnh đều tăng qua các năm. Sản lượng tôm nuôi năm 2007 là: 5.830 tấn tăng lên 1.630 tấn so với năm 2003. Hiện nay tôm vẫn là mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, chính vì vậy mà sản lượng nuôi tôm vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.DOC