Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn 7

1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất rau an toàn 7

1.1.1. Khái niệm rau an toàn và nguyên nhân khiến rau không an toàn 7

1.1.2. Vai trò của việc sản xuất rau an toàn 9

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn 9

1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 9

1.2.1.1. Điều kiện địa lý 9

1.2.1.2. Điều kiện đất đai 10

1.2.1.3. Điều kiện khí hậu 11

1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 12

1.2.2.1. Đất đai 12

1.2.2.2. Lao động 12

1.2.2.3. Vốn 12

1.2.2.4. Thị trường 13

1.2.2.5. Chính sách, cơ chế quản lý 14

1.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ 16

1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau an toàn 17

1.3.1. Chỉ tiêu kết quả 17

1.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả 17

1.4. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở một số nước 18

1.4.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Australia 18

1.4.2. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Thái Lan 16

Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 24

2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 24

2.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam 24

2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam 28

2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và TP.HCM 32

2.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội 32

2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và kết cấu hạ tầng cho sản xuất rau an toàn 32

2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn 37

2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn 40

2.2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh 43

2.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và kết cấu hạ tầng 43

2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn 46

2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn 48

2.3. Đánh giá chung về tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 52

2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân 52

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 54

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển 58

sản xuất rau an toàn ở Việt Nam đến 2020 58

3.1. Phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn trong những năm tới 58

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn 59

3.2.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước 59

3.2.1.1. Tổ chức và quản lý đồng bộ 59

3.2.1.2. Về cơ chế chính sách 60

3.2.1.3.Về kiểm tra chất lượng rau an toàn 62

3.2.1.3. Về giải pháp kỹ thuật 62

3.2.2. Các giải pháp về những người sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành hàng 63

3.2.2.1. Cần tổ chức sản xuất có quy mô, cần có các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 63

3.2.2.2. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn 64

3.2.2.3. Tăng cường nghiên cứu về giống và bảo tồn giống rau an toàn 65

3.2.2.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật 65

3.2.2.5. Mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất rau an toàn 66

3.2.3.6. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn 67

Kết luận 69

Tài liệu tham khảo 70

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD năm 2003, chiếm 10% tổng kim ngạch. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể. - Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau quả từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh. Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004 Năm 2000 Năm 2004 Đài Loan 9.8 Hàn Quốc 6.4 Nhật Bản 5.5 Nga 2.2 Mỹ 1.0 Các nước khác 8.6 Trung Quốc 56.5 Hồng Kông 3.1 Trung Quốc 16.3 Đài Loan 12.8 Mỹ 9.8 Các nước khác 25.4 Nhật Bản 14.5 Campuchia 4.0 Nga 7.1 Neitherland 3.9 Đức 3.2 Nguồn: AIE 2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và TP.HCM 2.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội 2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và kết cấu hạ tầng cho sản xuất rau an toàn Rau an toàn hiện đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng bằng Bắc bộ có 6 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng yên đã triển khai chương trình hướng dẫn nông dân xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Tuy nhiên kết quả là sau 3 năm triển khai, diện tích rau an toàn tại 6 tỉnh mới đạt gần 6.000 ha, chỉ chiếm 8,4% về diện tích và 7,4% về sản lượng. Cao nhất là Hà Nội và Vĩnh Phúc với diện tích rau an toàn chiếm 44% và 17% so với tổng diện tích rau trên địa bàn. Hà Nội có diện tích đất khá rộng 921 km2, được chia làm 3 loại đất chính: đất phù sa, đất cằn cỗi và đất xám. Phần lớn phù sa được bồi đắp từ các sông ngòi với diện tích 52.500 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một vài xã ở huyện Đông Anh. Diện tích đất cằn cỗi vào khoảng 33.000 ha và được phân bố ở một vài xã ở huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đất xám chiếm 5.900 ha. Bên cạnh đó, khí hậu của Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa lạnh và nắng, với lượng mưa trung bình 1.689 mm, có 80% lượng mưa tập trung vào các tháng từ 5-8 trong đó có mưa to và bão vào khoảng tháng 7. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời gian khô nhất trong năm vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240C. Hình 2.5: Mô hình trồng rau an toàn tại quận Long Biên Rau an toàn được trồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm 1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường các quận nội thành. Nhiều nông dân chuyển đất canh tác lúa, trồng cây màu khác sang trồng rau (xã Lĩnh Nam, Vân Nội có hơn 15% nông dân chuyển sang trồng rau có trình độ cao và đầu tư lớn). Chủng loại rau đa dạng hơn, nếu trước năm 1996 vào thời điểm chính vụ chỉ trồng một số loại rau chính như xu hào, bắp cải, cải dưa, cà chua…thì hiện nay nông dân trồng trên 30 loại rau khác nhau trong năm như: bắp cải, cải xanh, cà chua, xà lách, đậu đũa, dưa chuột, mùng tơi, rau ngót, rau muống…Đặc biệt nhờ có chủ trương này mà diện tích trồng rau trái vụ cũng đã tăng lên và có trên 15 loại rau. Biểu 2.4:Tình hình sản xuất rau an toàn của Hà Nội 2003 - 2007 Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2003 3.103,8 158,3 49.148,5 2004 3.334 159,6 53.215 2005 3.491,4 160 55.726,6 2006 4.900 161,2 78.988 2007 8.000 162,5 130.000 So sánh 2007/2003 (lần) 2,58 1,03 2,65 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua biểu 2.4 ta thấy, sản lượng trồng rau an toàn tăng dần qua các năm từ 2003-2007, với diện tích trồng rau an toàn từ 3.103,8 ha năm 2003 đến năm 2007 là 8.000 ha, tăng 158% so với năm 2003. Năng suất cũng như sản lượng cũng tang dần qua các năm, từ năm 2003 đến năm 2006, lượng gia tăng sản lượng là tương đối đồng đều, đến năm 2007, sản lượng rau an toàn tăng vượt bâc, với sản lượng là 130.000 tấn, gấp 2,65 lần so với năm 2003. Diện tích trồng rau an toàn ở Hà Nội ngày càng tăng nhưng năng xuất trồng rau không tăng nhiều lắm, nhờ tăng diện tích trồng rau an toàn nên sản lượng rau ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên diện tích trồng rau này cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu thụ của thành phố, lượng rau còn lại được đưa về từ tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng. Trong 1.200 tấn rau tiêu thụ/ngày tại hà Nội (chủ yếu là rau bán buôn tại 3 chợ đầu mối là Đền Lừ, Long Biên và Dịch Vọng) lượng rau an toàn chỉ chiếm 10%, còn lại phần lớn rau không được sản xuất theo quy trình rau sạch và không qua kiểm dịch chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ năm 2002-2006, trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng được 9 mô hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn tại các địa phương như Lĩnh Nam, Đặng Xá, Đìa, Vân Trì, Trung Na, Yên Mỹ, Phúc Lợi, Cự Khối với tổng diện tích 43,5 ha canh tác, tương đương 215 ha gieo trồng/năm. Năm 2006, Hà Nội đã xây dựng thí điểm một mô hình rau an toàn theo nguyên tắc GAP (Good Agricultural Practice, thực hành nông nghiệp tốt) tại Đông Anh. Mô hình đã được nông dân, chính quyền địa phương đánh giá cao và hiện đang được nhân rộng. Thành phố đã phê duyệt 5 dự án vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại 4 huyện : Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì và đang chuẩn bị đầu tư. Biểu 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại các huyện Xã - Huyện Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Chủng loại 1 Đông Anh - Xã Vân Nội 60*3 vụ 20 - 25 3600-4500 Theo mùa 43 loại - Xã Nam hồng 35*3 vụ 16 -18 1700-1900 Xu hào, bắp cải, bí xanh - Xã Bắc hồng 30*3 vụ 16 - 18 1400-1650 Cà chua, xu hào, cải bắp, đậu quả Xã Nguyên khê Tiên dương Kim chung Kim nổ 100*3 vụ 15-16 4500-4800 Cà chua, xu hào, khoai tây, cải các loại… 2. Gia Lâm - Xã Văn Đức 100*3 vụ 16-17 4800-5000 Cải bắp, cà chua, đậu hà lan, xu hào, cải các loại - Xã Đăng Xá 50*3 vụ 15-16 2200-2400 Cải các loại, đậu quả, cà chua, cải bắp - Xã Đông dư 40*3 vụ 16-17 1900-2000 Các loại rau gia vị: mùi tàu, rau thơm và rau các loại - Xã Lệ chi 50*3 vụ 15-16 2250-2400 Các loại rau theo mùa vụ 3. Thanh Trì - Xã Lĩnh Nam 20*3 vụ 19-20 1140-1200 Các loại rau muống, ngót, mồng tơi, bí… Xã Yên Mỹ 15*3 vụ 15-16 675-720 Su lơ, cà chua và cải các loại… Xã Duyên Hà 25*3 vụ 15-16 1120-1200 Cà chua và cải các loại… 4. Từ Liêm Xã Tây Tựu Minh Khai Phú Diễn Liên mạc 185*3 vụ 19.5 108225 Rau gia vị và các loại rau ăn lá theo mùa vụ 5. Sóc sơn Xã Đông Xuân 50*3 vụ 15 2300 Bắp cải, xu hào, ngô bao tử, cải các loại… Xã Thanh Xuân 10*3 vụ 15 450 Bắp cải, xu hào, cải các loại, dưa chuột, bí xanh… Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Thành Phố có kế hoạch đầu tư hơn 350 tỷ đồng để xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2007-2010. Phấn đấu đến 2010, 100% diện tích sản xuất rau của hà Nội được sản xuất theo quy trình rau an toàn. Theo đó, diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội sẽ được phân thành 28 vùng sản xuất tập trung trên diện tích khoảng 20 ha, 450 vùng sản xuất phân tán trên diện tích dưới 20 ha. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, các vùng rau an toàn tập trung tại Hà Nội sẽ cung cấp từ 40.000 đến 45.000 tấn rau an toàn/năm, nâng hiệu quả kinh tế lên từ 1,5 đến 2 lần so với ản xuất phân tán hiện nay. Ngoài ra, công tác tiêu thụ và xúc tiến thương mại cho rau an toàn cũng được Thành phố đặc biệt quan tâm với việc đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng 2 chợ đầu mối bán rau an toàn tại Gia Lâm (thay thế chợ Long Biên) và Từ Liêm (thay thế chợ rau đêm Dịch Vọng). Thành phố cũng sẽ đầu tư hơn 6 tỷ đồng để phấn đấu đến năm 2010 có 480 điểm cung cấp rau an toàn tại các khu dân cư, chợ và siêu thị. Thành phố cũng quan tâm đến đầu tư kết cấu hạ tầng. Tổng diện tích nhà lưới trồng rau đạt 42,7 ha. Có 8 cơ sở sản xuất rau an toàn thiết lập đường bê tông nội đồng. Nông dân tự bỏ vốn đầu tư 1.685 giếng khoan nhỏ. Có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn tại Lĩnh Nam, Phúc Lợi và Cự Khối. 2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn Thực trạng chất lượng rau an toàn hiện nay ở Hà Nội đang là mối quan tâm lớn của người dân. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trong giai đoạn 2000 – 2006 đã có 174 vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể với 14.653 nạn nhân; 97 vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 9.898 nạn nhân; 58 vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học với 3.790 cháu bị ngộ độc và 2 chấu bị chết; 161 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố với 7.688 người mắc và 7 người chết. Những con số đáng giật mình. Theo kết quả điều tra gần đây của Cục bảo vệ thực vật, số mẫu rau, quả tươi có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 30 – 60%. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng asen cao hơn giới hạn cho phép chiếm 22 -33%. 100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Một số thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng như Methamidophos vẫn còn dư lượng trong rau. Ngay cả rau ở những nơi bán rau an toàn cũng không đảm bảo: Trong 905 mẫu rau tại các cửa hàng, siêu thị Hà Nội có 65 mẫu không đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Kết quả phân tích 90 mẫu rau tại 15 siêu thị cho thấy tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng lên đến hơn 94%. Trong đó, 100% các mẫu rau đắng, rau má, xà lách xông, rau gia vị và 92% mẫu xà lách, rau cải, tần ô bị nhiễm ký sinh trùng; thấp nhất là rau muống cũng gần 85%. Hình 2.6: Người tiêu dùng thiếu mặn mà với rau an toàn Chi Cục bảo vệ thực vật đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn diều tra đánh giá thực trạng và tiến hành lấy mẫu đất, nước tưới ở 117 xã, phường có sản xuất rau để phân tích các chỉ tiêu về kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Tình hình nhập lậu một số thuốc ngoài danh mục cho phép tại các cửa khẩu biên giới, hiện vẫn diễn ra phức tạp, chưa quản lý được, nên thuốc không đảm bảo đang tràn vào các tỉnh và Hà Nội, gây khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương. Những loại thuốc này đặc biệt nguy hiểm nhất là khi sử dụng trên rau. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật đã tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiến hành lấy mẫu và phân tích 89 mẫu rau tại các vùng sản xuất và trên thị trường; kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn của 390 hộ dân tại các huyện và quận Hoàng Mai, Long Biên; kiểm tra các cơ sở sản xuất rau trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn. Chi cục bảo vệ thực vật đã chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn kiểm tra 6 siêu thị và 17 cửa hàng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố. Kết quả có 14 cơ sở (chiếm 61%) kinh doanh một số chủng loại rau do người cung ứng rau thu thập ở chợ đầu mối, ở ngoài vùng sản xuất rau an toàn, không rõ nguồn gốc như: cải bắp, cà chua, cà rốt, đậu trạch… trong đó có cả rau của các nước lân cận để cung ứng cho các cửa hàng, siêu thị. Đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Đông Anh. Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết cơ quan đã kiểm tra 44 trên tổng số 66 cửa hàng có giấy phép kinh doanh rau an toàn và đã phát hiện 10 điểm không còn hoạt động, chiếm tỷ lệ 22,7%. Hầu hết các điểm còn lại (34/44, chiếm tỷ lệ 77,3%) đều vi phạm quy định về kinh doanh rau an toàn, phổ biến nhất là nguồn gốc rau không rõ ràng, số lượng không tương ứng với phiếu giao nhận… Thậm chí, cơ quan quản lý thị trường quận Hoàn Kiếm còn phát hiện một số cửa hàng đưa rau trôi nổi vào bán trong cửa hàng rau an toàn. Hiện nay người dân đang hoang mang lo sợ về loại thuốc bảo vệ thực vật giúp rau mọc rất nhanh chỉ sau vài ngày. Nguy hiểm hơn nữa lại có sự mập mờ đánh lận con đen giữa rau thường và rau an toàn. Điều này gây mất lòng tin của người tiêu dùng với rau an toàn, đồng thời làm giảm lượng tiêu thụ rau an toàn trong thời gian gần đây. Vấn đề đặt ra là tại sao phải mua rau an toàn trong khi rau an toàn cũng không đảm bảo chất lượng, việc giảm tiêu thụ rau an toàn sẽ là vấn đề tất yếu. Điều đáng nói hiện nay là làm thế nào để người tiêu dùng thật sự tin tưởng vào rau an toàn. Chi cục bảo vệ thực vật đã phối hợp và tư vấn cho các quận, huyện, doanh nghiệp xây dựng được 3 thương hiệu rau an toàn mang tên Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ. Hiện rau Năm Sao chỉ cung cấp cho các bếp ăn, rau an toàn Bảo Hà, Yên Mỹ đang bán thị trường Hà Nội. Đa số rau an toàn vẫn được bán như rau thường, không hề có nhãn mác, khó kiểm tra được chất lượng cho dù các cơ sở cung cấp rau an toàn ở các tỉnh đã đăng ký mã vạch, đã quy hoạch vùng rau an toàn. Chính vì sự lập lờ giữa rau thường và rau an toàn đã kiến người nông dân và người tiêu dùng không mấy mặn mà với rau an toàn. Hiện đã có một số cơ sở sản xuất đã được chứng nhận sản xuất rau an toàn. Tính đến 20/9/2007, Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội đã tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp được 29 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho 29 cơ sở sản xuất với diện tích 184,7 ha; 8 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn cho 8 cơ sở. Sau khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, Chi cục bảo vệ thực vật tiếp tục thực hiện công tác hậu kiểm nhằm quản lý, kiểm tra việc áp dụng quy trình sản xuất, sơ chế rau an toàn, lấy mẫu rau kiểm tra đột xuất để đánh giá chất lượng rau an toàn và kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm tại các cơ sở trồng trọt cũng như sơ chế đóng gói. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phần nhỏ chưa đủ để người tiêu dùng an tâm để sử dụng rau an toàn như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Sản xuất rau an toàn cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền cũng như các nhà đầu tư. 2.2.1.3. Tiêu thụ rau an toàn Tại Hà Nội hiện nay có hệ thống tiêu thụ khoảng trên 120 cửa hàng, siêu thị thuộc các thành phần kinh tế, lượng rau an toàn tiêu thụ đạt 8 – 10 tấn/ngày (khoảng 3.500 tấn/năm) chiếm 10% tổng sản lượng. Kênh tiêu thụ chủ yếu là thông qua mô hình hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ tại các cửa hàng rau an toàn của hợp tác xã hay giao theo hợp đồng trực tiếp tới các cơ sở. Người sản xuất phải tự lo đầu ra cho sản phẩm, còn người tiêu dùng thì băn khoăn rằng liệu sản phẩm mua có thực sự là các sản phẩm an toàn hay không. Mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau tại Hà Nội hiện nay được biểu hiện qua sơ đồ sau: Hinh Hình 2.7: Kênh phân phối rau an toàn tại Hà Nội Người trồng rau(Hộ nông dân,HTX, trạm,trại) Người bán Cửa hàng, siêu thị Người tiêu dùng cá nhân (Hộ Gia đình) Người tiêu dùng tập thể (Nhà máy chế biến, khách sạn, nhà trẻ, nhà ăn tập thể…) 1.Qua chợ bán lẻ + Giao trực tiếp theo hợp đồng 2. Chợ bán buôn hoặc giao trực tiếp 3. Giao theo hợp đồng Hệ thống phân phối và tiêu thụ ở khu vực miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng chủ yếu là theo kênh 1, kênh 2 và kênh 3. Rau an toàn qua phương thức phân phối tiêu thụ này chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau chứ chưa có sự kiểm chứng cụ thể. Do vậy có hiện tượng rau sạch rau thường lẫn lộn. Điều đó thể hiện sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền về sản xuất rau an toàn. Minh chứng cụ thể là những con số đáng giật mình về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Rau không đảm bảo chất lượng ngay cả trong các hệ thống bán rau an toàn, siêu thị, nhà hàng… Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề bức thiết và phải được đặt lên hàng đầu, tuy vậy rau an toàn có thương hiệu hiện nay vẫn còn khá ít ỏi, chỉ có vài thương hiệu như Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ… chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, rất ít doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn. Bà con nông dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính tự phát và đầu ra thường không ổn định. Giữa các tỉnh cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Đối với các doanh nghiệp thì tiền thuê cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lớn… khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường, có khi chênh lệch giá rau an toàn với rau thường đến tận tay người tiêu dùng lên đến 67%, thấp nhất cũng khoảng 33%. Qua tham khảo giá trên thị trường hiện nay ta có thể thấy sự chênh lệch giá giữa các sản phẩm rau an toàn một cách rõ nét hơn: Biểu 2.6: So sánh giá rau an toàn và rau thường tại Hà Nội Loại rau Rau an toàn (đ/kg) Rau thường (đ/kg) Chênh lệch (đ/kg) Rau an toàn cao hơn rau thường(%) Cà chua 6000 4500 1.500 33% Cải bắp 5000 3500 1.500 43% Cải thảo 6000 4000 2.000 50% Rau muống 5000 3000 2.000 67% Đậu côve 7500 5000 2.500 50% Bí xanh 5000 3000 2.000 67% Cà tím 6000 4500 1.500 33% Dưa chuột 8000 6000 2.000 33% Mùi tầu 12000 10000 2.000 20% Cải ngọt 5000 3500 1.500 43% Nguồn: RIFAV (tháng 11/2007) . Về phía người tiêu dùng, hiện nay có 2 thái độ khác nhau:Những người biết tình hình sản xuất rau không an toàn đang phổ biến tràn lan, lo lắng đến sức khảo thì mong muốn có nơi bán rau an toàn tin cậy để mua. Tuy nhiên thực tế sản xuất và quản lý không tốt (rau không nhãn mác, “treo đầu dê, bán thịt chó”…) đã không chiếm lòng tin được lòng tin của khách hàng nên số người tìm cách mua cho được rau an toàn không đông; Số khác, biết thông tin về rau không an toàn, cũng thấy “sợ” nhưng hàng ngày vẫn mua rau, vẫn ăn, không thấy việc gì vì vậy, việc tìm mua rau an toàn đối với họ không cần thiết. Rất tiếc, những người như thế này lại chiếm số đông. Đa số còn dửng dưng với rau an toàn bởi họ chưa thật sự nhận thấy và lo cho sức khỏe vì tác hại tiềm tàng của chất độc. Người tiêu dùng quyết định lớn đến thành công trong việc phát triển rau an toàn. Dù hàng tốt nhưng không có người mua cũng thất bại. Mà để người tiêu dùng tha thiết, tìm đến với rau an toàn, thực tế là một việc rất khó. Phải làm sao để họ hiểu nhiều hơn về mối nguy hiểm tiềm tàng của rau không an toàn, làm sao để họ hiểu và ủng hộ người sản xuất như ủng hộ người đang chăm lo sức khỏe của mình… Trong khi đó giá bán lẻ các loại rau an toàn tại siêu thị và các cửa hàng bán rau an toàn khá cao, nhưng giá rau an toàn mua tận tay người dân vẫn còn thấp, mặc dù người dân phải đầu tư khá nhiều. Điều đó cho thấy lợi nhuận chủ yếu vào tay các siêu thị và bán buôn chứ không thuộc về người sản xuất, khiến người trồng rau cũng không mấy mặn mà với rau an toàn. Giá sản phẩm rau an toàn mua tận tay người dân không cao hơn rau thường là mấy, chỉ khoảng 10 -20% (giá bán tại nơi sản xuất) mà sản xuất lại gặp nhiều khó khăn nên không gây sức hấp dẫn đối với người sản xuất. Thu nhập bình quân của người dân trồng rau an toàn thường chỉ khoảng 100 -150 triệu đồng/năm/hộ gia đình. Nhưng với thu nhập này nếu sản xuất rau an toàn phát triển sẽ giúp người dân cải thiện cuộc sống của mình, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời nếu Nhà nước có những chính sách khuyến khích hợp lý và người dân có ý thức đầu tư công nghệ mới vào sản xuất rau an toàn thì hiệu quả thu được sẽ còn cao hơn rất nhiều. 2.2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và kết cấu hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,239 km2, dân số là 6.239.938 người (2005). Khí hậu ở đây có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,550C, không có mùa đông. Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện khí hậu khá ôn hòa. Chính vì vậy thiên nhiên ưu ái cho hoạt động nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 100 10’ – 100 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ – 1060 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất rau an toàn, bên cạnh đó, lượng tiêu thụ cũng cao. Chính vì vậy trong những năm gần đây diện tích và sản lượng rau an toàn qua các năm tại TP Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Điều đó được thể hiện qua biểu 2.7 và hứa hẹn sẽ còn gia tăng hơn nữa trong những năm sắp tới. Biểu 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn TP Hồ Chí Minh Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2001 200 18,4 3.680 2002 863 21,3 18.382 2003 1.636 19,0 31.080 2004 2.240 18,8 42.112 2005 8.383 21,9 183.581 2006 8.173 22,0 180.000 2007 8.513 22,0 187.386 So sánh năm 2007/2001 (lần) 42,56 1,2 50,92 Nguồn:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Năm 2001, diện tích gieo trồng rau an toàn toàn thành phố chỉ đạt gần 200 ha thì đến năm 2003, diện tích rau an toàn tăng vọt trên 1.636 ha, đến năm 2005 đạt 183.581 tấn, chiếm 90,35% sản lượng rau sản xuất tại thành phố và trong năm 2007 tiếp tục tăng lên 8.513 ha, gấp 42,56 lần năm 2001, tăng 4% so với năm 2006. Điều đó cho thấy có bước tiến lớn trong quá trình sản xuất rau an toàn ở TP Hồ Chí Minh. Tổng diện tích canh tác rau an toàn trên địa bàn thành phố hiện nay thuộc 97 xã, phường là 2781,36 ha, diện tích chuyển đổi từ cây trồng khác sang rau là 405,61 ha. Thẩm định vùng có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn năm 2007 là 95,5 ha, nâng tổng diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đến nay là 2.030 ha. Năng suất sản xuất rau an toàn không ổn định qua các năm từ 2001 – 2007, năm 2001 năng suất sản xuất rau an toàn là 18,4 tấn/ha, sau đó tăng lên 21,3 tấn/ha năm 2002, sau đó giảm dần, năm 2004 năng suất chỉ còn đạt 18,8 tấn/ha. Cho đến nay năng suất sản xuất rau an toàn đang dần ổn định đạt 22 tấn/ ha, cao hơn 35% so với năng suất sản xuất rau an toàn ở Hà Nội do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Sản lượng rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2001 sản lượng rau an toàn chỉ là 3.680 tấn, đến nưm 2007 sản lượng rau an toàn đã đạt 187.386 tấn, gấp 50,92 lần so với năm 2001, tăng 4% so với năm 2006. Trong 3 năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2007, sản lượng rau an toàn tương đối ổn định, nhưng thực tế lượng rau an toàn hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân tại Thành phố mà phải nhập rau từ các tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt), Tiền Giang, Long An… Hình 2.8: Các loại rau trồng trong nhà lưới Thành phố cùng các tỉnh lân cận đã xây dựng và thực hiện dự án: “Tăng cường mối liên kết – tiêu thụ rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”. Đến nay đã hoàn thành kế hoạch và đăng ký thực hiện tiểu dự án mô hình sản xuất rau an toàn có chứng nhận sản phẩm gồm 9 tỉnh là: Tiền Giang, Long An, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Tây Ninh. Mỗi tỉnh một mô hình với quy mô diện tích 5 ha, riêng tỉnh Tiền Giang xây dựng mô hình 9 ha và Đồng Nai xây dựng mô hình 6,3 ha. Các tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình theo kế hoạch đã xây dựng. Diện tích gieo trồng rau nói chung và rau an toàn nói riêng trong năm 2006 tăng so với 2005 là kết quả thực hiện các giải pháp đồng bộ của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng phục vụ ngành trồng rau cũng được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Thành phố có 526 nhà lưới với diện tích 85,8 ha, tập trung ở các xã Tân Phú Trung thuộc huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì thuộc huyện Hóc Môn đã cho hiệu quả sản xuất cao, sản phẩm an toàn. 2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn Chất lượng rau an toàn hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Qua điều tra sơ bộ của Chi cục bảo vệ thực vật TP Hồ Chí Minh về đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả qua các năm như sau: Biểu 2.8: Đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả Năm Số mẫu đã kiểm tra xét nghiệm Tỷ lệ số mẫu có mức dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép(%) 2002 1.060 9,71 2003 2.386 3,60 2004 3.107 1,19 2005 4.631 1,29 2006 5.713 1,17 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11945.doc
Tài liệu liên quan