Chuyên đề Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005 – 2007)

Trong thời gian 3 năm (2005 – 2007) BHXH Việt Nam đã áp dụng 2 văn bản pháp quy quy định về quản lý, chi trả các chế độ BHXH dài hạn là:

+ Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam, có hiệu lực thi hành từ 2004-2006.

+ Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay.

Theo Nghị định số 43/CP của Chính phủ ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, trong các văn bản này quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:

- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó, 10% để chi trả cho chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005 – 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có cơ sở xem xét một cách có hệ thống và đánh giá khách quan về chính sách pháp luật BHXH. Từ đó có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu chính sách pháp luật BHXH của các nước trên thế giới. 1.2. Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam: Ban Thu HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ Phòng QHQT Ban Tuyên truyền Báo BHXH Ban KH - TC Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Ban BHXH Tự nguyện Ban GĐ Y Tế Ban Chi THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TỔNG GIÁM ĐỐC Văn phòng Ban Chế độ Ban Tổ chức Ban Kiểm tra GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng TC - HC Phòng CĐ - CS Phòng KH - TC Phòng thu BHXH Phòng CNTT Phòng BH Tự nguyện Phòng GĐ - Chi Phòng Kiểm tra BHXH HUYỆN Đại lý chi trả Trung tâm lưu trữ Tạp chí BHXH Trung tâm đào tạo Trung tâm NCKH Trung tâm CNTT 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam: Theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/02/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam thì nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của BHXH Việt Nam là: - Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: + Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam và kế hoạch dài hạn, năm năm về thực hiện chính sách, chế độ BHXH; + Đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH; thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện; chi các khoản trợ cấp về BHXH cho đối tượng tham gia BHXH đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định của Pháp luật; - Cấp các loại sổ, thẻ BHXH; - Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ; - Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ về BHXH; cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính (kể cả chi phí quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyêt; - Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết các chế độ BHXH và nghiệp vụ thu, chi BHXH theo thẩm quyền; quản lý nội bộ ngành BHXH Việt Nam; - Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ bảo hiểm theo quy định của Pháp luật; - Kiểm tra việc ký hợp đồng và việc thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; - Từ chối việc chi các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia bảo hiểm không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ pháp lý về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng bảo hiểm; - Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định của pháp luật về chế độ BHXH cho đối tượng tham gia BHXH; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật; - Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH theo quy định của pháp luật; - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH; - Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ BHXH; - Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH; - Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương và địa phương, với các bên tham gia BHXH để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật; - Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; tài chính và tài sản của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 1.4. Ban Chi Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 1.4.1. Vị trí và chức năng của Ban Chi BHXH Việt Nam: Ban Chi BHXH là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc (trừ chế độ khám chữa bệnh) theo quy định của pháp luật. Ban Chi BHXH chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc. Ban Chi BHXH không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu và tài khoản riêng. 1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chi BHXH Việt Nam: - Xây dựng, trình Tổng giám đốc ban hành các văn bản về quản lý chi các chế độ BHXH bắt buộc; tổ chức thực hiện các văn bản ban hành; - Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH lực lượng vũ trang thực hiện quy định quản lý chi các chế độ BHXH theo quy định; - Hàng năm phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, xét duyệt điều chỉnh kế hoạch chi các chế độ BHXH của BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH lực lượng vũ trang; chuyển Ban Kế hoạch Tài chính hợp trình Tổng giám đốc phê duyệt; - Hàng tháng căn cứ vào đối tượng tăng giảm do Ban Chế độ, chính sách BHXH chuyển đến và những biến động chi ngoài kế hoạch, tổng hợp chuyển Ban Kế hoạch – Tài chính làm căn cứ cấp bổ sung kinh phí cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH lực lượng vũ trang; - Thẩm định quyết toán chi các chế độ BHXH đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, BHXH lực lượng vũ trang theo quy định; - Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH lực lượng vũ trang, các đơn vị chi trả, đơn vị sử dụng lao động đối với các đối tượng hưởng BHXH; - Hàng năm phối hợp với Ban Kế hoạch – Tài chính bảo vệ quyết toán cho các chế độ BHXH trước Bộ tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết các trường hợp vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan đến BHXH trong phạm vi quyền hạn được giao; - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền về lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH; - Hàng quý, năm tổng hợp, phân tích, đánh giá việc thực hiện chi BHXH của toàn ngành và thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp, báo cáo quy định; - Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao. 2. Các chế độ BHXH dài hạn ở Việt Nam: Ở Việt Nam, theo Điều 4 Chương I Nghị Định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ quy định các chế độ BHXH bao gồm: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp TNLĐ - BNN, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Là một cơ quan BHXH cấp Trung ương, BHXH Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH nói chung, chi các khoản trợ cấp dài hạn về BHXH nói riêng cho đối tượng tham gia BHXH một cách đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định của Pháp luật, các chế độ BHXH dài hạn bao gồm các nội dung sau: a. Chi trả từ nguồn NSNN bao gồm: - Chi thường xuyên hàng tháng cho các chế độ: + Lương hưu (hưu quân đội, công nhân viên chức) + Trợ cấp mất sức lao động + Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là trợ cấp 91) + Trợ cấp công nhân cao su + Trợ cấp TNLĐ - BNN + Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ - BNN + Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng) - Chi trả một lần cho các trường hợp: + Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết + Trợ cấp mai táng phí khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết - Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ - BNN - Lệ phí chi trả b. Chi trả từ nguồn quỹ BHXH bao gồm: * Quỹ TNLĐ – BNN: + Trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng + Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ – BNN hàng tháng + Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ – BNN và khi chết do TNLĐ – BNN + Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ – BNN + Lệ phí chi trả * Quỹ hưu trí tử tuất: - Các chế độ BHXH hàng tháng: + Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức) + Trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính Phủ (gọi là trợ cấp cán bộ xã) + Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng). - Các chế độ BHXH một lần: + Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật BHXH + BHXH một lần theo khoản 1 Điều 55 Luật BHXH + Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc, người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết + Trợ cấp mai táng phí khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã, người hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng đã nghỉ việc, người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thòi gian đóng BHXH bị chết. - Lệ phí chi trả. 3. Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn: 3.1. Cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn: Trong thời gian 3 năm (2005 – 2007) BHXH Việt Nam đã áp dụng 2 văn bản pháp quy quy định về quản lý, chi trả các chế độ BHXH dài hạn là: + Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam, có hiệu lực thi hành từ 2004-2006. + Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay. Theo Nghị định số 43/CP của Chính phủ ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, trong các văn bản này quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: - Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó, 10% để chi trả cho chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động - Các nguồn khác. Lúc này, quỹ BHXH Việt Nam đã thực sự trở thành một quỹ tài chính riêng, được hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN và được Nhà nước bảo hộ; có thể đảm bảo cho việc thực hiện chính sách BHXH của quốc gia. Theo đó, nguồn kinh phí sử dụng để chi trả các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ 2 nguồn sau: nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH, khác với các chế độ BHXH ngắn hạn chỉ được chi trả từ một nguồn duy nhất là quỹ BHXH. Sau khi Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phân ra như sau: - Tất cả các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH dài hạn trước ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành (01/01/1995) đều do NSNN chi trả. - Còn tất cả các đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn từ sau ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành (01/01/1995) sẽ do quỹ BHXH chi trả. Hiện nay, quỹ BHXH bao gồm 3 quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản, Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất, được hạch toán, cân đối thu - chi độc lập với nhau. Theo Điều 41 Mục 1 Nghị Định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ quy định rõ nguồn hình thành quỹ và quỹ thành phần. Sử dụng quỹ BHXH thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo Luật định và phục thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó. Theo đó, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Quỹ hưu trí, tử tuất. Để đảm bảo cân đối quỹ lâu dài, làm cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn, bên cạnh việc xác định mức đóng - mức hưởng các chế độ BHXH dài hạn hợp lý, việc thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH dài hạn là hết sức cần thiết và yêu cầu hiệu quả. 3.2. Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn: 3.2.1. Quy trình chi trả: Để đảm bảo công tác chi trả trợ cấp các chế độ BHXH dài hạn cho đối tượng đầy đủ, kịp thời, an toàn và chính xác, BHXH Việt Nam đã tổ chức một bộ máy chi trả các chế độ BHXH dài hạn hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, quá trình chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng được phân cấp rõ ràng và được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất trên toàn quốc. Hiện nay, căn cứ vào Quy định ban hành kèm theo Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đang tiến hành chi trả các chế độ BHXH dài hạn theo quy trình phân cấp thực hiện chi trả các chế độ BHXH, cụ thể: a. Đối với BHXH tỉnh: - Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; - Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ - BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH. b. Đối với BHXH huyện: - Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ - BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền; - Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn; - Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi…). * Quy trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Ng.hµng cung øng dÞch vô §.d chi tr¶ x· Phßng C§CS Bhxh huyÖn (6c) §èi tîng hëng Phßng CNTT Phßng KHTC (6a) (6b) (7) (8) (9) (1a) (1b) (1c) (2) (5) (4) (3) (4) (1a) Chuyển C72a- HD (hoặc C72c- HD), C72b- HD, 2-CBH, 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH, 16-CBH, danh sách đối tượng hết hạn hưởng, tuất đủ 15 tuổi trở lên, thẻ ATM. (1b) Chuyển 2-CBH, 3a-CBH, 3b-CBH, 5-CBH, C72c-HD, 16-CBH (1c) Chuyển dữ liệu chi (2) Cấp tiền chi BHXH (3) Chuyển C72a-HD (C72c-HD), C72b-HD, tạm ứng kinh phí C73-HD (4) Tổ chức chi trả (5) Quyết toán kinh phí C74-HD, tiền đối tượng chưa nhận (6a) Đối tượng hưởng mới, từ tỉnh khác nộp 17-CBH (6b) Nộp 20-CBH, giấy xác nhận của nhà trường (6c) Nộp 17-CBH, 19-CBH, 20-CBH, 21-CBH, giấy xác nhận của nhà trường (7) Nộp 9a-CBH, 20-CBH, giấy xác nhận của nhà trường (8) Nộp 8a-CBH, 9b-CBH, 10-CBH, đăng ký tổ chi trả, xác nhận của nhà trường, số tài khoản ATM (9) Cấp C77-HD cho đối tượng di chuyển trong tỉnh (chuyển ngoại tỉnh), 14a,b-CBH. (Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH - Phụ lục 1) - Trách nhiệm cúa BHXH tỉnh: + Phòng Chế độ chính sách (CĐCS) lập và in danh sách chi trả gồm 3 mẫu (C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD); lập các mẫu 2-CBH, 3a,b-CBH, 5-CBH và 11-12-13-CBH. + Chuyển 11-12-13-CBH cho BHXH huyện. + Đối tượng chưa xác định được tổ chi trả đưa vào tổ trung gian, điều chỉnh vào tháng tiếp theo. + Giải quyết các trường hợp (nếu có nhu cầu): (1) Đối tượng hưởng mới, tỉnh khác chuyển đến có tháng chưa nhận (2) Đối tượng đã ra khỏi danh sách chi trả nhưng còn tiền chế độ BHXH (16-CBH), chi trả cho đối tượng (1). - Trách nhiệm của BHXH huyện: + Giải quyết, theo dõi, thông báo, chi trả cho đối tượng, tạm dừng in danh sách chi trả (đối tượng > 6 tháng không nhận tiền, thiếu chữ ký). Chi trả truy lĩnh nếu có yêu cầu được nhận tiền Báo tăng (10-CBH) + Trong tháng, chi trả cho đối tượng chưa nhận tiền trên danh sách chi trả trước khi lập 8a-CBH (nếu đối tượng có yêu cầu) + Tổ chức cấp tiền thông qua ngân hàng loại 3, hoặc thuê phương tiện vận chuyển tiền mặt đến xã, cụm xã. + Đầu năm và tại thời điểm ký hợp đồng sao mẫu số C72a-HD, hàng tháng sao mẫu số 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH chuyển đại diện chi trả xã (chi qua tài khoản thẻ ATM và cán bộ BHXH chi trực tiếp) + Xác nhận chữ ký của đối tượng hưởng nhận qua ATM do địa phương khác quản lý chi trả (21-CBH) * Quy trình chi trả chế độ BHXH một lần: Phßng KHTC Phßng C§CS BHXH huyÖn Đối tượng hưởng (1) (2) (3) (4) (5) (1) Chuyển 21A-HSB, 21B-HSB, quyết định hưởng chế độ BHXH một lần (2) Chuyển 21A-HSB, 21B-HSB, quyết định hưởng chế độ BHXH một lần, 22-CBH (3) Cấp kinh phí (4) Chi trả cho đối tượng (5) Chi trả trợ cấp một lần, tạm ứng trợ cấp mai táng - BHXH huyện chi trả trợ cấp một lần cho người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH - Bổ sung hình thức chi trả qua tài khoản cá nhân: đối tượng phải có giấy đề nghị (22-CBH) có xác nhận của cơ quan quản lý - Cuối năm sao kê danh sách đối tượng chưa nhận trợ cấp một lần. 3.2.2. Quản lý chi trả 3.2.2.1. Về phương thức chi trả Hiện tại BHXH các tỉnh, thành phố tổ chức chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho người hưởng chế độ theo 3 phương thức chủ yếu sau: thông qua đại diện chi trả xã, phường, thị trấn (gọi chung là chi qua đại diện chi trả); cán bộ BHXH trực tiếp chi trả (chi trực tiếp); thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ chi qua tài khoản thẻ ATM (chi qua thẻ ATM). Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố tại thời điểm tháng 06/2007 tình hình sử dụng các phương thức chi trả trong cả nước như sau: + Chi qua đại diện chi trả thực hiện ở 59,9% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) cho 70,9% số người hưởng chế độ (chiếm 70,4% số tiền chi trả). Như vậy, đây vẫn là phương thức chủ yếu được áp dụng chi trả trong cả nước. + Chi trực tiếp qua thực hiện ở 39,1% số xã, cho 28,4% số người hưởng chế độ (chiếm 28,7% số tiền chi trả), thực hiện chủ yếu ở các phường, xã, thị trấn có nhiều người hưởng chế độ. + Chi qua thẻ ATM thực hiện ở 1,1% số xã, cho 0,7% số người hưởng chế độ (chiếm 1,0% số tiền chi trả), là phương thức mới triển khai từ giữa năm 2006 cho những nơi có đủ điều kiện thực hiện. Bảng 2.1: Tình hình chi trảBHXH dài hạn ở Việt Nam theo phương thức chi trả Phương thức chi trả Số đơn vị thực hiện Số đối tượng hưởng Số chi Số lượng (xã, phường) Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số tiền (trđ) Tỷ lệ % Chi trực tiếp 4.313 39,1 594.455 28,4 692.702 28,7 Chi qua ĐDCT xã 6610 59,9 1.843.673 0,7 23.290 1,0 Chi qua thẻ ATM 117 1,1 15.578 0,7 23.290 1,0 Cộng 11.040 100,0 2.093.706 100,0 2.415.411 100,0 Nguồn: Báo cáo BHXH các tỉnh, thành phố ( Chi qua tài khoản thẻ ATM đã thực hiên ở 117 xã, phường trên tổng số 10.935 xã, phường toàn quốc; trong đó có 12 phường thực hiện phương thức chi qua TK thẻ ATM, 105 105 phường kết hợp với các phương thức khác) - Phân loại theo số lượng phương thức chi trả các BHXH tỉnh, thành phố sử dụng: + 10 tỉnh, thành phố thực hiện kết hợp cả 3 phương thức chi trả (TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu). + 46 tỉnh, thành phố thực hiện kết hợp 2 phương thức: chi trực tiếp và chi qua đại diện chi trả. + 5 tỉnh thực hiện 1 phương thức chi trực tiếp (Bình Thuận, Phú Yên, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Đắk Nông). + 3 tỉnh thực hiện một phương thức chi trả qua đại diện chi trả (Hưng Yên, Bình Dương, Hậu Giang). Nhìn chung BHXH các tỉnh, thành phố đã căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể trên địa bàn để lựa chọn phương thức chi phù hợp. Bên cạnh việc kế thừa các phương thức đang thực hiện, một số BHXH tỉnh, thành phố đã có quyết tâm cao để điều chỉnh chuyển đổi phương thúc chi trả, thực tế cho thấy đây là việc làm gặp nhiều khó khăn. Mỗi phương thức chi trả có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể những ưu, nhược điểm của những phương thức chi trả đang áp dụng như sau: a. Phương thức chi trả thông qua đại diện chi trả xã Ở phương thức này, BHXH huyện ký hợp đồng với Ủy ban nhân dân xã để cử người làm đại diện chi trả thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng chế độ. Tại thời điểm tháng 06/2007 trong cả nước có 7.402 đại diện chi trả xã với 17.398 tổ chi trả bình quân 1 tháng 1 đại diện chi trả xã chi trả 200 đối tượng, với số tiền 230 triệu đồng. - Ưu điểm: Trong cùng một thời điểm, việc chi trả được tiến hành ở nhiều xã, phường, thị trấn; đại diện chi trả xã là người hiểu biết kỹ địa bàn nên quản lý, theo dõi đối tượng giảm kịp thời; không phải sử dụng biên chế của cơ quan BHXH để thực hiện công tác chi trả; có sự phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện thường xuyên trong công tác quản lý, chi trả của chính quyền cấp xã; hình thành mạng lưới chi trả rộng khắp trên cả nước. - Nhược điểm: Khó khăn trong việc đảm bảo an toàn tiền mặt ở khâu vận chuyển và bảo quản số chưa chi hết trong ngày; về điều kiện đảm bảo trách nhiệm vật chất của đại diện chi trả trong hợp đồng chi trả; dễ phát sinh việc “ký thay, nhận hộ” không đúng quy định; ở địa bàn đông người hưởng chế độ có hiện tượng “quá tải” phải chờ đợi lâu, ngược lại vùng sâu, vùng xa có số chi nhỏ, khoảng cách xa… khó trong tổ chức thực hiện. Mặt khác, ngân hàng cần phải chuẩn bị một lượng tiền mặt lớn đưa vào lưu thông trong thời gian ngắn. Trong quá trình thực hiện, ở một số xã có số người hưởng chế độ đông, số chi lớn đã hình thành các tổ chi trả (Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Quảng Bình…). Thực chất, đó là việc hình thành các điểm chi trả nhỏ, đảm bảo việc chi trả nhanh thuận tiện cho người hưởng chế độ, hạn chế tồn quỹ tiền mặt. Tuy vậy, có nhược điểm là ràng buộc về pháp lý chưa được xác định đầy đủ, sẽ khó giải quyết nếu xảy ra tranh chấp; dễ phát sinh khoản thu “phí thù lao” từ người hưởng chế độ. Một số nội dung cần phải chấn chỉnh, khắc phục trong tổ chức chi trả theo phương thức này là: chủ quan, thiếu biện pháp cụ thể, thiếu kiểm tra trong công tác đảm bảo an toàn tiền mặt; ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền; hiện tượng “quá tải” làm cho người nhận chế độ phải đợi quá lâu tại các điểm chi trả; ký hợp đồng lao động làm công tác chi trả để giải quyết việc làm cho con, em trên địa bàn. b. Phương thức cán bộ BHXH trực tiếp chi trả Thực hiện phương thức chi trả trực tiếp, BHXH cử cán bộ công chức thực hiện việc chi trả cho người hưởng không qua khâu trung gian. Tại thời điểm tháng 6/2007 có 2.928 cán bộ BHXH tham gia chi trả trực tiếp tại 4.313 xã, bình quân mỗi tháng 1 cán bộ BHXH đảm nhận chi trả 203 đối tượng với số tiền 237 triệu đồng. Phương thức chi trả này có ưu, nhược điểm: - Ưu điểm: Bảo đảm được an toàn tiền mặt do thực hiện hoàn ứng trong ngày; hạn chế trường hợp ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền; chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ; thông qua chi trả cán bộ BHXH nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng, truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời. - Nhược điểm: Không tiến hành đồng thời việc chi trả ở các xã, phường trong cùng một thời điểm; ảnh hưởng đến quỹ thời gian thực hiện công việc chuyên môn và giao dịch tại cơ quan BHXH, phát sinh trách nhiệm vật chất cho cán bộ công chức BHXH; khó khăn về phương tiện đi lại và an toàn trong vận chuyển tiền mặt; đối tượng phải đến lĩnh tiền đúng thời gian quy định. Ngoài ra còn một số hạn chế khác: Bố trí địa điểm chi trả, thông báo lịch chi trả, quan hệ phối hợp với chính quyền cơ sở… Hiện tại có một số tỉnh sử dụng kết hợp phương thức chi qua đại diện chi trả với chi trực tiếp luân phiên (thực hiện chi trực tiếp lần lượt ở các điểm chi qua đại diện chi trả mỗi năm một lần) để đồng thời trực tiếp kiểm tra, tiếp xúc với người hưởng chế độ (Ninh Bình, Quảng Bình…) Những nội dung cần chấn chỉnh khi sử dụng phương thức này: Lấy tăng thu nhập cho cán bộ công chức là mục tiêu chính khi lựa chọn phương thức chi này, huy động quá nhiều cán bộ công chức làm đình trệ hoạt động giao dịch, công tác nghiệp vụ; không phân định cụ thể trách nhiệm, thể chế bằng văn bản khi giao nhiệm vụ cho cán bộ công chức; chấp hành nguyên tăc quản lý tiền mặt trong cơ quan BHXH; hiện tượng cán bộ BHXH không trực tiếp chi trả mà chỉ “trực tiếp” giao tiền qua “người đại diện”. c. Phương thức chi trả thông qua ngân hàng cung cấp dịch vụ chi qua tài khoản thẻ ATM Cơ quan BHXH huyện ký hợp đồng với ngân hàng cung cấp dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM cho từng người hưởng chế độ. Đây là phương thức mới, số lượng các tỉnh, thành phố triển khai chưa nhiều. Đến tháng 11/2007 cả nước có 11 tỉnh, thành phố thực hiện chi trả qua thẻ ATM ở tại 129 xã cho 22.061 người hưởng chế độ với số tiền 32.691 triệu đồng/ tháng, thông qua hệ thống các ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đông Á, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình chi BHXH qua tài khoản thẻ ATM (có tại thời điểm tháng 11/2007) TT BHXH tỉnh, thành phố Số xã, phường Đối tượng hưởng Số tiền (trđ) Chi qua Ngân hàng 1 Hà Nội 22 3.225 5.444 NN&PTNT 2 TP. Hồ Chí Minh 60 9.412 14.970 NN&PTNT, Đông Á 3 An Giang 2 163 259 Đông Á 4 Bà Rịa –Vũng Tàu 1 36 55 NN&PTNT 5 Đà Nẵng 2 255 407 Đầu tư và Phát triển 6 Đắc Lắc 5 1.400 1.307 NN&PTNT, Đông Á 7 Hải Phòng 29 5.388 7.352 NN&PTNT, Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33122.doc
Tài liệu liên quan