MỤC LỤC
Lời nói đầu .1
1. Tính cấp thiết của Đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
4. Phương pháp nghiên cứu .2
5. Bố cục Đề tài .2
Chương I Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 4
I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hoá 4
1. Khái niệm chung về xuất khẩu hàng hoá 4
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu .4
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới. .5
2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân .5
2.3 Đối với doanh nghiệp 6
3. Nhiệm vụ của xuất khẩu .7
4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu .7
4.1. Nghiên cứu thị trường 7
4.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu .7
4.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu .7
4.1.3 Lựa chọn bạn hàng xuất khẩu 8
4.1.4 Lựa chọn phương thức giao dịch. .8
4.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng .8
4.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán . 8
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu .10
5.1 Các yếu tố kinh tế 11
5.1.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu 11
5.1.2 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế .12
5.1.3 Thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu .12
5.2 Các yếu tố xã hội 12
5.3 Các yếu tố chính trị và pháp luật 13
5.4 Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ .14
5.5 Các yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu 14
5.6 ảnh hưởng của tình hình kinh tế-xã hội và quan hệ quốc tế .15
5.7 Nhu cầu và thị trường nước ngoài .15
5.8 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 15
5.8.1 Tiềm lực tài chính .15
5.8.2 Tiềm năng con người .15
5.8.3 Tiềm lực vô hình .16
5.8.4 Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp 16
5.8.5 Trình độ tổ chức quản lý .16
5.8.6 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ và bí quyết công nghệ của doanh nghiệp .16
5.8.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp .16
5.9 Yếu tố cạnh tranh 17
II. Khái quát chung về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam .19
1. Vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu 19
2. Cơ cấu các mặt hàng trong xuất khẩu 20
3. Các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam .21
3.1 Thị trường có hạn ngạch 21
3.2 Thị trường phi hạn ngạch .23
Chương II Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ .27
I. Khái quát chung về nước Mỹ và thị trường Mỹ 27
1. Vài nét về nước Mỹ và nền kinh tế Mỹ 27
2. Thị trường Mỹ . 28
2.1 Mỹ là thị trường lớn, thị hiếu đa dạng và tương đối dễ tính .28
2.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Mỹ .30
3. cơ chế quản lý của Mỹ đối với hàng nhập khẩu .31
3.1 Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ.31
3.2 Một số tổ chức liên quan đến luật Thương Mại .32
3.3 Thuế nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ .32
3.3.1 Biểu thuế nhập khẩu 32
3.3.2 Hạn ngạch thuế quan .33
3.3.3 áp mã thuế nhập khẩu . 33
3.3.4 Định giá thuế hàng nhập khẩu 34
3.4 Những quy định đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ .34
3.4.1 Quy định về xuất sứ hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ 34
3.4.2 Quy định về nhãn hiệu hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ .35
II. Thị trường dệt may Mỹ 36
1. Thực trạng thị trường dệt may Mỹ .36
1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu dệt may của Mỹ .36
1.2 Một số nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu trên thị trường Mỹ .38
1.2.1 Mêhicô 39
1.2.2 Trung Quốc 40
1.2.3 HồngKông .40
1.2.4 Hàn Quốc 41
1.3 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ .41
1.4 Tổ chức hệ thống phân phối hàng dệt may của Mỹ 41
2. các chính sách của chính phủ Mỹ đối với hàng dệt may . 42
2.1 chính sách bảo hộ hàng dệt may trong nước .42
2.2 Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ 42
2.2.1 Quy định chung của hiệp định đa sợi-MFA 42
2.2.2 Quy định về hệ thống hạn ngạch hàng dệt Mỹ 43
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ .43
3.1 Những nhân tố tác động thuận lợi .43
3.2 Những nhân tố tác động tiêu cực 44
Chương III Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ .48
I. Tình hình chung về hoạt động kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và Mỹ 48
1. Điểm qua vài nét về việc tái thiết lập mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam 48
2. Tình hình ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ .50
II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ .52
1. Kim ngạch xuất khẩu .52
2. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ .56
3. Hình thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ 58
4. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam tới xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ . .59
4.1 hóm công cụ hỗ trợ sản xuất .59
4.2 Nhóm công cụ hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm .63
5. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam về mặt hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong những năm vừa qua .65
5.1 Những kết quả đạt được 65
5.2 Những hạn chế . .66
Chương IV Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ .69
I. Mục tiêu 69
1. Mục tiêu chung 69
2. Mục tiêu cụ thể 69
II. Định hướng chiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 69
1.1 Định hướng phát triển ngành 69
1.2 Kế hoạch đầu tư trong toàn ngành 70
1.3 Vốn dự tính đầu tư trong toàn ngành 72
III. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ .73
IV. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ 73
1. Nhóm biện pháp đối với chính phủ và các bộ, ngành liên quan . 73
1.1 Đẩy nhanh lộ trình gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) .73
1.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo tính tương thích với những quy định của luật pháp Mỹ và hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ 74
1.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thị trường Mỹ, về chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ và hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ 76
1.4 Đẩy mạnh cải cách hành chính .77
1.5 khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng dệt may xuất khẩu .78
1.6 Vốn và các vấn đề tài chính tín dụng, tiền tệ .80
1.7 Vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu .81
1.8 Các vấn đề về công nghệ .82
1.9 Các vấn đề về thông tin, xúc tiến thương mại .83
1.10 Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực . 83
2. Nhóm biện pháp đối với doanh nghiệp . .84
2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .84
2.2 Thúc đẩy sự phát triển của Thương Mại thông qua Internet 88
2.3 Lựa chọn được sản phẩm mũi nhọn để tiếp cận thị trường 90
2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ .91
2.5 Nghiên cứu nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ . 93
2.6 Nâng cao kỹ năng đàm phán của doanh nhân Mỹ . 95
2.7 Tận dụng triệt để những ưu đãi của Mỹ dành cho các nước đang phát triển .97
2.8 Mua bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ.98
Kết luận .100
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/7/1995- Tổng thống Mỹ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
5/8/1995- Bộ trưởng ngoại giao Mỹ sang thăm Việt Nam.
Tháng 10/1995 - Chủ tịch nước CHXHCNVN dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập liên hợp quốc và lần đầu tiên thăm Mỹ, tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ. Hội đồng Thương Mại Mỹ tổ chức" Hội nghị về bình thường hoá quan hệ, bước tiếp theo trong quan hệ Mỹ- Việt".
Tháng 11/1995: Đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật lệ Thương Mại đầu tư của Việt Nam.
Tháng 4/1996 Mỹ trao cho Việt Nam văn bản " Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế Thương Mại với Việt Nam".
Tháng 7/1996 Việt Nam trao cho Mỹ văn bản" Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế Thương Mại và đàm phán hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ".
Tháng 9/1996: Bắt đầu quá trình đàm phán hiệp định Thương Mại song phương. Cuộc đàm phán này kéo dài 4 năm, thực hiện qua 11 vòng:
Vòng 1 từ ngày 21/9/1996 đến ngày 26/9/1996 tại Hà Nội. Trong vòng này chủ yếu đôi bên trao đổi các thông tin, tìm hiểu cơ chế Thương Mại của nhau.
Vòng 2 từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội.
Vòng 3 từ 12/4/1997 đến ngày 17/4/197 tai Hà Nội. Tại vòng đàm phán thứ 2 và thứ 3, phía mỹ đã soạn thảo và trao cho phía Việt Nam bản dự thảo tổng thể hiệp định thương mại Việt-Mỹ gồm 4 chương: thương mại, sở hữu trí tuệ, đầu tư và dịch vụ theo quan điểm mở cửa tự do hoàn toàn. Bản dự thảo này áp dụng các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) giành cho các nước đã phát triển, phía Mỹ cho rằng: "Bản dự thảo chính là nội dung hiệp định thương mại mà Mỹ đã ký với các nước cộng hoà thuộc Liên Xô(cũ), với các nước Đông âu, Mông Cổ, Lào và Campuchia- các nước có cùng hoàn cảnh với Việt Nam, nên Việt Nam không cần phải thảo luận và xem xét nhiều trước khi ký và thông qua nó", nhưng sau khi nghiên cứu rất kỹ các khái niệm, đọc lại tất cả các hiệp định thương mại mà Mỹ đã ký với các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam và xin ý kiến lãnh đạo chúng ta đi đến quyế định" Việt Nam chỉ ký kết hiệp định thương mại với Mỹ trên cơ sở các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) áp dụng với nước đang phát triển ở trình độ thấp". Với quan điểm đó chúng ta xây dựng bản thảo của mình.
Vòng 4 từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington. Tại vòng đàm phán này, phía Việt Nam đưa ra bản dự thảo với cam kết sẽ mở thị trường, theo đó thời hạn bảo hộ dài nhất cho một số chủng loại hàng hóa, và dịch vụ là năm 2020.
Vòng 5: Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington. Trước vòng đàm phán này, các nhà đàm phán Việt Nam đã thiết kế lại bản dự thảo hiệp định mới theo nguyên tắc Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) áp dụng cho các nước có trình độ phát triển thấp.
Vòng 6: Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội.
Vòng 7: Từ 15/3/1999 đến 19/5/1999 tại Hà Nội. Tại hai vòng đàm phán 6 và 7, các bên tiếp tục trao đổi về các vấn đề quan trọng chưa đi đến nhất trí trong các vòng đàm phán trước như: phát triển quan hệ đầu tư, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ.
Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington.
Vòng 9: Từ 23/7/1999 đên 25/7/1999 tại Hà Nội, trong cuộc họp cấp bộ trưởng, hai nước đã thông báo thoả thuận trên nguyên tắc những nội dung mà hiệp định thương mại đã đạt được.
Vòng 10: Từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington.
Vòng 11:3/7/2000 tại Washington. Sau khi đàm phán nốt những vấn đề cuối cùng trong lĩnh vực viễn thông và rà soát lại một lần nữa toàn văn bản hiệp định, ngày 13/7/2000, hiệp định Thương mại Việt- Mỹ đã được ký kết tại Washington. Đại diện cho phía Việt Nam là bộ trưởng Vũ Khoan, đại diện cho phía Mỹ là bà Charlene Barsefsky. Tham dự lễ ký kết có đại sứ hai nước ( đại sứ Lê Văn Bàng và đại sứ Peterson), trưởng hai đoàn đàm phán ( ông Trần Đình Lương và ông Joseph Diamond) và nhiều quan chức khác.
*Trong quá trình đàm phán, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ được củng cố bằng những sự kiện:
10/3/1998: Tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vanic đối với Việt Nam, góp phần bình thường hoá quan hệ thương mại. Từ đây hàng năm quyết định này đều được tiếp tục ra hạn.
1999: Việt Nam dành cho Mỹ quy chế Tối Huệ Quốc trong buôn bán, được ra hạn hàng năm.
16/11/2000 - 19/11/2000 : Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới thăm Việt Nam.
Cuối tháng 1/2001: Gần 200 doanh nghiệp Mỹ đang có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ký tên gửi kiến nghị lên chính quyền mới của Mỹ - chính quyền của tổng thống Bush - đề nghị đưa Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ thông qua ở Quốc hội Mỹ, họp tháng 3/2001
Tóm lại, trong nửa cuối thế kỷ 20 lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đã có rất nhiều sự kiện ghi lại bằng máu và nước mắt của hàng triệu người, nhưng năm năm qua nhờ sự nỗ lực của cả hai phía mà mối quan hệ kinh tế - xã hội được cải thiện theo hướng hợp tác để phát triển trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.
2. Tình hình ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ
Ngày 3/2/1994 chính phủ Mỹ tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Và từ đó cho đến nay ( tháng 3/2001 ), mặc dù Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế Tối Huệ Quốc nhưng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ liên tục gia tăng ( xem bảng 7)
Bảng 4: Quan hệ XNK giữa Việt Nam và Mỹ ( 1994- 2000)
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu (triệu USD)
So sánh với năm trước %
Nhập khẩu (triệu USD )
So sánh với năm trước %
Tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu
So sánh với năm trước %
50,4
-
172,0
-
222,4
-
200,0
396,8
252,0
146,5
452,0
203,2
308,0
154
616,0
244,4
924,0
204,4
372,0
120,8
278,0
45,13
650,0
70,35
553,4
148,8
269,5
96,94
822,9
126,6
601,9
108,8
27,3
102,9
879,2
106,8
821,7
136,5
367,7
132,6
1189,4
135,3
Nguồn: Hải quan Mỹ và tính toán của nhóm tác giả
Qua những số liệu ở bảng 7 cho ta những nhận xét:
Doanh số xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ liên tục gia tăng. Với mức tăng bình quân giai đoạn 1994- 1999 là 85,84%
Kim ngạnh xuất khẩu từ 1997 đến nay giảm mạnh so với năm 1996, và cũng từ năm này hoạt động ngoại thương của Việt Nam luôn trong tình trạng xuất siêu với Mỹ. Nguyên nhân của các hịên tượng này:
Mặc dù Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế Tối Huệ Quốc trong thương mại, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam luôn năng động tìm kiếm các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, đưa vào Mỹ không chịu thuế nhập khẩu như: cà phê, đồ gia vị , chè… Hoặc thuế nhập khẩu thấp: giày, dép, hải sản, dầu thô.
Các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu của Mỹ như: Reabok, Nike, sau đó đưa sang thị trường Mỹ.
Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ vào Việt Nam còn thấp vì:
+ Nhiều loại nguyên liệu Việt Nam nhập khẩu từ các nước khu vực như: sợi, hạt nhựa, sản phẩm xăng dầu, linh kiện điện tử…kinh tế hơn so với nhập khẩu từ Mỹ.
+ Nhiều loại thiết bị mang hàm lượng công nghệ cao như: dàn khoan dầu khí, máy bay Boeing… ta muốn mua của Mỹ nhưng đây là những mặt hàng xuất khẩu chịu sự kiểm soát chặt của chính phủ Mỹ khi xuất khẩu sang các nước chưa được hưởng quy chế MFN của Mỹ.
Tóm lại trong điều kiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mới được tái thiết lập, Mỹ chưa cho Việt Nam hưởng quy chế Tối Huệ Quốc thì tình hình phát triển thương mại giữa hai nước như nêu ở trên rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, sự phát triển trên vẫn nhỏ so với tiềm năng thương mại của cả hai phía Việt Nam và Mỹ.
Thật vậy, trong khi Nhật Bản trong giai đoạn 1991 - 2000 chiếm đến thị phần 27% kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam, EU chiếm 12%, ASEAN chiếm 18%… thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ( xem bảng 8) và Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất toàn cầu thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ quá nhỏ bé ( xem bảng 9) chưa đầy 0,5% so với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Bảng 4- Tỷ trọng hoạt động thương mại với Mỹ của Việt Nam 1994 -2000
Đơn vị: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
XK sang Mỹ
Tổng trị giá XK Việt Nam
Tỷ trọng %
NK từ Mỹ
Tổng trị giá NK VN
Tỷ trọng %
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
50,4
200
308
372
553
601,9
821,7
4.050
5.448
7.255
8.850
9.361
11.523
14.308
1,24
3,67
4,25
4,2
5,9
5,22
5,74
172
552
616
278
269,5
277,3
367,7
5.825
8.154
11.144
11.200
11.527
11.636
15.201
2,95
6,77
5,53
2,48
2,34
2,38
2,42
Nguồn: Niên giám thống kê + tính toán của nhóm tác giả
Bảng 5 - Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ 1994 - 2000
Đơn vị: triệu USD
Năm
Trị giá XK của Việt Nam sang Mỹ
Tổng trị giá NK của Mỹ
Tỷ trọng XK của Việt Nam so với NK Mỹ
A
1
2*
3=1/2
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
50,4
200
308
372
553
601,9
821,7
812.100
902.800
963.100
1.055.800
1.117.500
1.244.200
1.520.300
0,0062
0,022
0,032
0,035
0,049
0,048
0,054
Nguồn: Phòng thương mại Mỹ, bộ phận phân tích kinh tế
* Lưu ý số liệu ở cột 2 bao gồm cả nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ
Vấn đề đặt ra ở đây là hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã ký kết, cần tìm ra giải pháp tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ khi nó được Quốc hội Mỹ thông qua.
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu
Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD). Đây thực sự là thị trường cực kỳ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ.
Sau khi Mỹ quyết định huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam (03/2/1994), tiếp đó Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z ( gồm Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam ) lên nhóm Y ít hạn chế về thương mại hơn(gồm Liên Xô cũ, các nước khu vực Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam).Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng sang Việt Nam , cho phép tàu mang cờ của Việt Nam được vào cảng của Mỹ (nhưng còn hạn chế xin phép trước 3 ngày).
Ngày từ khi chưa được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc (MFN), quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập mà các nước phát triển cam kết dành cho các nước đang phát triển (GSP), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ. Quyết định huỷ bỏ cấm vận này chính là tiền đề, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thương mại Việt – Mỹ.
Hàng dệt may cuả Việt Nam với ưu thế giá rẻ, chất lượng được đánh giá là khá cao. Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ là cả một sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ , các Bộ, Ban, Ngành và các thành phần kinh tế có liên quan.
Tuy còn gặp nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ liên tục tăng qua các năm với một tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ năm 1994, hàng dệt may Việt Nam mới bước đầu đặt được bước chân nhỏ bé của mình vào thị trường khổng lồ này và dần dần đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Mỹ thể hiện kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng.
Bảng 6 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Năm
Kim ngạch(triệu USD)
Tăng giảm tuyệt đối (triệu USD)
Tăng giảm tương đối (triệu USD)
Tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của VN(%)
1994
2,56
0,46
1995
16,87
+14,31
+558,98
2,25
1996
23,60
+6,73
+38,89
2,15
1997
25,928
+2,328
+9,86
1,99
1998
26,4
+0,472
+1,82
1,82
1999
30,00
+3,6
+13,65
1,78
2000
49,87
+19,57
+65,23
2,62
2001
49,34
-0,53
-1,06
2
2002
962,5
931,16
1850,4
35
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Năm 1994, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này rất nhỏ bé:2,56 triệu USD chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm đó ( khoảng 0,05%) và cũng không đóng vai trò gí đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm đó (khoảng 0,46%). Nhưng đây cũng thực sự là kết quả đáng khích lệ. Vì Việt Nam mới bắt đầu quan hệ thương mại với Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết nhiều gì về thị trường này kể cả hệ thống pháp luật, các chính sách quy định của Chính phủ Mỹ ...cũng như đặc điểm của thị trường này.
Nhưng chỉ một năm sau, năm 1995 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ đã có một tốc độ tăng trưởng rất cao 558,98% gấp 6,6 lần, đạt giá trị 16,87 triệu USD tăng 14,31 triệu USD (xét về số tuyệt đối). Kim ngạch xuất khẩu như vậy chưa thực sự là lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng thì quả không phải là nhỏ. Lúc này tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ vẫn chưa đáng kể, nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì thị trường Mỹ đã chiếm 2,25%. Sở dĩ có mức tăng trưởng kỷ lục như vậy là do Việt Nam đi từ con số không đi lên.
Hơn nữa quan hệ thương mại Việt – Mỹ ngày càng tiến triển tốt đẹp. Ngày 11/7/1995 Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam . Trong năm 1995, Ngoại trưởng Mỹ W.Chirtopher, cựu Tổng thống Mỹ G.Bush đã sang thăm chính thức Việt Nam , và Chủ tịch Lê Đức Anh cũng có chuyến thăm Mỹ và tiếp với nhiều quan chức cao cấp trong hội nghị về bình thường hoá quan hệ – bước tiếp theo trong quan hệ Việt – Mỹ do hội đồng Mỹ tổ chức, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước.
Năm 1996, kim ngạch đạt 23,60 triệu USD với tốc độ tăng trưởng là 38,89%. Sang năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều thị trường nhập khẩu hàng dệt may hạn ngạch cũng như phi hạn ngạch của Việt Nam bị giảm sút, thì thị trường Mỹ xem ra vẫn là thị trường khá ổn định, tuy tốc độ tăng trưởng cũng có giảm sút hơn so với các năm trước.
Năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu đạt 25,928 triệu USD.
Năm 1998 tốc độ tăng trưởng là 1,82% kim ngạch xuất khẩu là 26,40 triệu USD.
Kết quả giảm sút này là do: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực kéo dài suet từ năm 1997 đã làm cho giá cả của hàng dệt may Việt Nam vốn đã cao do chênh lệch thuế suất, nay lại cao hơn do đồng tiền của các nước chịu khủng hoảng bị mất giá. Nên các sản phẩm của họ rẻ hơn một cách tương đối so với hàng của Việt Nam , hàng dệt may của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh không tương sức trên thị trường này.
Năm 1999, tình hình đã được cải thiện sáng sủa hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 1999: 30,00 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng 13,65%. Theo dự đoán năm 1999 giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đi đến ký kết một Hiệp định Thương mại song phương để Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi Tối Huệ Quốc (MFN), hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ được thông thoáng hơn. Thực tế là trong năm 1999 mặc dù đã trải qua 8 vòng đàm phán, nhưng vẫn chưa đi đến sự thoả thuận thống nhất giữa hai nước trong một số vấn đề( phải sang năm 2000 Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ mới được ký kết).
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ là 49,87 triệu USD(tăng khoảng 65,23%)
Tuy nhiên, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu lại giảm: 49,34 triệu USD (giảm khoảng 1,06%), lý do của sự giảm này là do nền kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may thế giới giảm sút nên nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ cũng bị giảm sút đáng kể.
Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng một cách đột ngột so với năm 2001 đạt 975 triệu USD chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Trước khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được ký kết thì khó khăn lớn nhất cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam khi suất sang thị trường Mỹ là chịu thuế suất quá cao do Việt Nam chưa được hưởng MFN. Mức thuế suất quá cao này chính là rào cản trực tiếp ngăn không cho hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ.
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam luôn được đánh giá là chất lượng khá cao nhưng vẫn không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm dệt may được nhập khẩu từ các nước khác – những nước được hưởng các ưu đãi. Các sản phẩm dệt may của họ có giá rẻ hơn hẳn các sản phẩm của Việt Nam . Cùng là một chiếc áo sơ mi nếu được hưởng MFN thì mức thuế suất đánh vào là 20,7% còn nếu không được hưởng MFN thì mức thuế suất là 45% chệnh lệch nhau tới 24,3%.
Giả sử giá của một chiếc áo sơ mi chưa tính thuế là 12 USD thì giá bán của chiếc áo sơ mi đó sau khi tính thuế lần lượt là: 14,484 USD và 17,4 USD hơn nhau 2,916 USD (xét về số tuyệt đối) và hơn nhau 20,13% (xét về tương đối). Đây là một ví dụ về một mặt hàng có mức chênh lệch thuế suất chưa phải là lớn lắm. Còn rất nhiều mặt hàng mức chênh lệch thuế rất lớn.
Do vậy Việt Nam mới chỉ xuất sang Mỹ một số các mặt hàng chính có mức chênh lệch về thuế suất không lớn lắm và có thể cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực đặc biệt là hàng dệt may Trung Quốc thuộc các loại (category) theo bảng dưới đây:
Bảng7-Những mặt hàng dệt may xuất khẩu chính
của Việt Nam vào Mỹ
Đơn vị: triệu USD
Sản phẩm
2000
2001
2002
Sợi
0.000
0.001
0.353
Vải đặc chủng
0.001
0.002
0.551
Phaysuit
0.068
0.053
0.376
Xơ sợi
0.072
0.001
1.541
Vải
0.025
0.013
2.387
Hàng trang trí
2.485
1.425
45.400
Sản phẩm bông
36.359
37.336
455.611
Hàng may bông
35.349
36.625
450.047
Hàng may không bông
1.009
0.721
5.564
Sản phẩm len
0.027
0.105
20.740
Hàng may chất liệu len
0.024
0.100
20.673
Hàng may không len
0.003
0.006
0.067
Sản phẩm chịu thuế MMF
12.438
11.719
325.955
Hàng may MMF
11.731
11.032
282.534
Sản phẩm lụa, sợi thực vật
0.902
0.174
0.999
Hàng may lụa, sợi thực vật
0.189
0.139
0.721
Hàng khác bằng lụa và sợi thực vật
0.884
0.035
0.278
Tổng hàng may
47.283
47.895
753.976
Tổng hàng khác
2.582
2.44
49.328
Tổng cộng
49.865
49.335
803.305
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu một số mặt hàng dệt thoi như: găng tay, sơ mi trẻ em..( chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ) và mặt hàng dệt kim như: sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng tay dệt kim,….Hàng dệt thoi thường chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc dệt kim lại cao hơn.
Biểu đồ 3- Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
Hàng dệt
Hàng may
Nguồn : Hiệp hội dệt may Việt Nam
Hình thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Hàng dệt may của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ theo 4 hình thức sau:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp tự tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp để bán sản phẩm, đó là phương thức nhiều doanh nghiệp thành công trong thời gian qua như: Công ty may Thăng Long, Dệt Việt Thắng, Dệt may Hà Nội, Dệt may Thành Công…..
Thứ hai: Xuất hàng vào thị trường Mỹ thông qua nước thứ ba như Đài Loan, Hàn Quốc….
Thứ ba: Liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, các đối tác sẽ giúp ta trong việc thiết kế mẫu mã, cung cấp nguyên liêuk phụ, tạo uy tín trên thị trường.
Cuối cùng là thông qua doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đưa những sản phẩm có xuất xứ Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Sơ đồ kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Nhà sản xuất Việt Nam
Quốc gia thứ 3(Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông)
Nhà sản xuất Mỹ
Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ
Người tiêu dùng Mỹ
(1)
(3)
(3a)
(3b)
(2)
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam .
Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua kênh (1) và (2) là rất ít, mà chủ yếu là qua kênh (3), nước thứ 3 như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông. Với vai trò chủ đạo của mình, Tổng công ty đã liên doanh với Hồng Kông, thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và xuất khẩu. Đây là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác và bạn hàng mới, đồng thời tư vấn và cung cấp thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp. Hiện nay rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Vì theo tập quán thương mại của Mỹ thường giao dịch theo FOB trong khi Việt Nam lại chủ yếu gia công xuất khẩu . Chính phủ luôn có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu được sản phẩm của mình sang Mỹ. Nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp.
4. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
4.1- Nhóm công cụ hỗ trợ sản xuất
Chính sách đầu tư phát triển
Thị trường Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm dệt may rất lớn, do vậy cần có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư phát triển. Để làm được điều này, những năm qua Nhà nước đã có chính sách đầu tư để phát triển ngành dệt may nọi chung và để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ nói riêng. Cụ thể:
Về thu hút vốn đầu tư
Tạo nguồn vốn trong nước bằng cách cổ phần hoá doanh nghiệp, trước hết ở ngành may và lựa chọn một số xí nghiệp dệt. Cổ phần hoá dựa trên nghiên cứu quy mô đầu tư thích hợp với đặc thù của tong doanh nghiệp.
Cùng với thu hút vốn đầu tư trong nước, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức như các doanh nghiệp liên doanh, cổ phần hay 100% vốn nước ngoài.
Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam , Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách “ khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào qua trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam”. Chính sách này cụ thể như sau: Các công ty tham gia vào sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế với điều kiện 90% sản phẩm sản xuất ra phải được xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho ngành dệt may xuất khẩu . Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất và thuế xuất khẩu thành phẩm thấp hơn 30% mức thuế suấtt thông thường quy định trong biểu thuế xuất nhập khẩu mới của Việt Nam được áp dụng ngày 1/1/1999, còn thuế nhập khẩu các dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các trung tâm công nghệ nguồn ( Mỹ , Tây Âu , Nhật Bản ) thì thấp hơn 50% mức thuế quy định đối với sản phẩm cùng loại trong biểu thuế. Với chính sách này, Việt Nam có thể thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài vào quá trình sản xuất hàng dệt may vào Việt Nam . Qua đó, Việt Nam không những thu hút được vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhập khẩu công nghệ nguồn mà còn nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng dệt may xuất khẩu. Chính sách này là một trong những phương pháp tối ưu để Việt Nam cải tiến sản xuất, sử dụng công nghệ dệt may đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và kinh nghiệm còn hạn chế. Nếu đi vay tiền để nhập khẩu công nghệ, chưa chắc các kỹ sư Việt Nam đã vận hành máy móc đạt kết quả mong muốn , hơn nữa vay tiền thì phải có nguồn để trả. Còn ở đây, vốn của phía nước ngoài đóng góp ( dây truyền công nghệ máy móc thiết bị ...) sẽ trả bằng sản phẩm thu được từ qua trình sản xuất. Việt Nam sẽ rất có lợi thông qua những dự án như thế này và chính sách trên là biện pháp tốt nhất để Việt Nam đón nhận được “ làn sang di chuyển ngành dệt may sang các nước Nam á và Đông Nam á ”.
Thêm vào đó, Nghị định của Chính phủ số 7/1998/NĐ - CP ngày 15/1/1998 đã xác định được dự án đầu tư sản xuất hàng dệt may cũng như sản xuất nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu thuộc danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư. Theo nghị định này, các doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được ngân hàng đầu tư và phát triển cùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu và cho vay đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất mặt hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu danh mục các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, được Nhà nước xem xét trợ giúp thông qua quỹ bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường thế giới hoặc trong nước biến động mạnh, gây thua lỗ lớn cho các doanh nghiệp.
Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành dệt may cũng như các ngành sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được hưởng các ưu đãi:
Doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm liên tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại.
Luật đầu tư nước ngoài cũng có nhiều thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt, góp phần giảm chi phí nguyên vật liệu cho ngành may xuất khẩu . Một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm:
Các dự án sản xuất thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng, tơ sợi, các loại hàng dệt để xuất khẩu nguyên liệu cao cấp để sản xuất quần áo xuất khẩu thuộc danh mục các dự án được khuyến khích đầu tư. Các dự án xuất khẩu 100% sản phẩm thuộc danh mục được khuyến khích đầu tư.
Các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ của Việt Nam.doc