Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TÔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM
VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG 5
1.1 Tổng quan về thị trường thép Việt Nam 5
1.1.1 Thị trường thép Việt Nam trước sức ép của thị trường thép
Trung Quốc 5
1.1.2 Phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam 6
1.1.3 Thị trường ống thép và phôi thép 9
1.1.4 Thị trường thép tấm, thép lá và xà gồ 11
1.2 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại
Nhật Quang 11
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.2.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của nhà máy Đức Giang 12
1.2.3 Phương thức hoạt động của công ty TNHH Thương mại
Nhật Quang 14
1.2.3.1 Sự luân chuyển của dòng thông tin nội bộ 14
1.2.3.2 Sự luân chuyển của dòng thông tin giữa khách hàng và
công ty 14
1.2.3.3 Sự luân chuyển dòng hàng hoá, tiền tệ 15
1.2.4 Khác hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của công ty 15
1.2.4.1 Khách hàng mục tiêu 15
1.2.4.2 Đối thủ cạnh tranh của công ty 15
1.2.4 Một số nét văn hoá đặc trưng của công ty 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI NHẬT QUANG 21
2.1 Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Thương mại
Nhật Quang 21
2.1.1 Tình hình sản xuất của nhà máy Đức Giang 21
2.1.2 Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Thương mại
Nhật Quang 22
2.1.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005. 23
2.1.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 24
2.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 26
2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH
Thương mại Nhật Quang 28
2.2.1 Tầm quan trọng của tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động của
công ty 28
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 30
2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ thép theo sản lượng 30
2.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ thép theo từng loại mặt hàng 31
2.2.3 Phân tích các hình thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty 32
2.2.3.1 Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối dài 32
2.2.3.2 Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối ngắn. 33
2.2.4 Một số tồn tại ảnh hưởng đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm thép.34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
NHẬT QUANG 36
3.1 Định hướng tiêu thụ thép xây dựng của toàn ngành và Công ty
đến năm 2010 36
3.2 Chiến lược và hoạt động tiêu thụ sản phẩm cụ thể đang được
triển khai 38
3.2.1 Chiến lược marketing hỗn hợp 38
3.2.1.1 Chiến lược về sản phẩm 38
3.2.1.2 Chiến lược về giá 39
3.2.1.3 Hoạt động phân phối 41
3.2.1.4 Hoạt động xúc tiến hỗn hợp 42
3.2.2 Hoạt động giao dịch với khách hàng và bán hàng 42
3.2.3 Đánh giá chiến lược và hoạt động marketing đang triển khai
của công ty 44
3.2.3.1 Những mặt tích cực 44
3.2.3.2 Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại 45
3.3 Một số biện pháp tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH
Thương mại Nhật Quang 46
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5168 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.5
2007
55.000
41.647
75.7
(Nguồn: phòng Kế toán –Tài chính)
2.1.2/ Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang
Trong 3 năm: 2005, 2006, 2007 thị phần của tất cả các loại sản phẩm của công ty đều có xu hướng tăng, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, qua đó công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường miền Bắc. Thị phần của công ty năm 2005 khu vực miền Bắc là 8%, năm 2006 thị phần các sản phẩm thép của công ty là 10,3%, cho đến năm 2007 là 15%.
Để nắm rõ tình hình kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang, chúng ta hãy phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua :
2.1.2.1/ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005
BẢNG 3 : BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUÂT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2005 đến ngày: 31/12/2005
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
Luỹ kế từ đầu năm
Doanh thu BH và c/c dịch vụ
01
167.415.852.355
167.415.852.355
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
03
+ Chiết khấu thương mại
04
+ Giảm giá
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế TTĐB, thuế XNK, thuế GTGT tr/t phải nộp
07
1. DT thuần về BH và c/c DV(10=01-03)
10
167.415.852.355
167.415.852.355
2. Giá vốn hàng bán
11
162.074.854.865
162.074.854.865
3. L/nhuận gộp về BH và c/c DV(20=10-11)
20
5.340.997.490
5.340.997.490
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
29.521.546
29.521.546
5. CP tài chính
22
4.828.203.484
4.828.203.484
-Trong đó: Lãi vay phải trả
23
4.292.500.960
4.292.500.960
6. CP bán hàng
24
662.469.287
662.469.287
7. CP quản lý DN
25
2.114.898.074
2.114.898.074
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
-2.235.051.809
-2.235.051.809
9. Thu nhập khác
31
33.600.000
33.600.000
10. CP khác
32
3.211.540
3.211.540
11. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
30.388.460
30.388.460
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
50
-2.204.663.349
-2.204.663.349
13. Thuế thu nhập DN phải nộp
51
14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
-2.204.663.349
-2.204.663.349
( Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính )
Từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trên đây, ta có thể thấy rằng: tình hình kinh doanh của công ty TNHH TM Nhật Quang khá kém hiệu quả, công ty phải chịu lỗ hơn 2 tỷ đồng. Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kém hiệu quả như vậy, đó là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ không cao, lợi nhuận gộp về bán bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 3,2% so với tổng doanh thu, tỷ suất về lợi nhuận quá thấp đã không bù đắp chi phí bỏ ra. Bên cạnh đó chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp phải bỏ ra đến gần 7 tỷ đồng đã vượt quá lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Từ những phân tích trên cho thấy công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không tốt. Vì vậy trong năm 2006, công ty cần cải tiến công tác bán hàng để đạt được doanh thu cao nhất.
2.1.2.2/ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006
Năm 2006 là một năm hoạt động kinh doanh khá tốt của công ty TNHH TM Nhật Quang, công ty đã cải thiển khá nhiều mặt còn yếu của năm 2005, và tạo đà phát triển cho năm 2007 – khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó được thể hiện vào kết quả sản xuất kinh doanh 2006 sau đây:
BẢNG 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
Luỹ kế từ đầu năm
Doanh thu BH và c/c dịch vụ
01
246.787.892.997
167.415.852.355
246.787.892.997
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
03
+ Chiết khấu thương mại
04
+ Giảm giá
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế TTĐB, thuế XNK, thuế GTGT tr/t phải nộp
07
1. DT thuần về BH và c/c DV(10=01-03)
10
246.787.892.997
167.415.852.355
246.787.892.997
2. Giá vốn hàng bán
11
236.238.919.476
162.074.854.865
236.238.919.476
3. L/nhuận gộp về BH và c/c DV(20=10-11)
20
10.548.973.521
5.340.997.490
10.548.973.521
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
27.828.078
29.521.546
27.828.078
5. CP tài chính
22
7.315.245.876
4.828.203.484
7.315.245.876
-Trong đó: Lãi vay phải trả
23
6.748.738.761
4.292.500.960
6.748.738.761
6. CP bán hàng
24
809.788.142
662.469.287
809.788.142
7. CP quản lý DN
25
2.334.909.736
2.114.898.074
2.334.909.736
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
116.857.845
-2.235.051.809
116.857.845
9. Thu nhập khác
31
636.132.5410
33.600.000
636.132.5410
10. CP khác
32
3.958.665
3.211.540
3.958.665
11. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
632.173.875
30.388.460
632.173.875
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
50
749.031.720
-2.204.663.349
749.031.720
13. Thuế thu nhập DN phải nộp
51
194.897.723
194.897.723
14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
501.165.572
-2.204.663.349
501.165.572
( Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính )
Xét về mục chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh, phần lãi vay phải trả chiếm tỷ trọng cao nhất: 69%, doanh nghiệp đã bỏ ra khá nhiều chi phí để trả lãi cho các khoản vay, điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 cho thấy một điều khác biệt so với năm 2005, đó là công ty đã có lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Mặc dù là tỷ suất lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 4,2%, tuy nhiên doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đã có lãi trong năm 2006, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển,ngày càng đi vào guồng quay ổn định, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm vào kỳ sau là tổ chức tốt công tác bán hàng, quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh.
2.1.2.3/ Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007
Năm 2007 đối với công ty TNHH TM Nhật Quang là đại thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp không những cải thiện được công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ mà còn tối thiểu hoá đươc chi phí phát sinh trong kỳ, tạo nên một bước phát triển mạnh mẽ từ trước đến nay.
BẢNG 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUÂT KINH DOANH
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
Luỹ kế từ
đầu năm
Doanh thu BH và c/c dịch vụ
01
321.352.696.350
246.787.892.997
321.352.696.350
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
03
+ Chiết khấu thương mại
04
+ Giảm giá
05
+ Hàng bán bị trả lại
06
+ Thuế TTĐB, thuế XNK, thuế GTGT tr/t phải nộp
07
1. DT thuần về BH và c/c DV(10=01-03)
10
321.352.696.350
246.787.892.997
321.352.696.350
2. Giá vốn hàng bán
11
288.452.365.159
236.238.919.476
288.452.365.159
3. L/nhuận gộp về BH và c/c DV(20=10-11)
20
32.900.331.191
10.548.973.521
32.900.331.191
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
50.542.368
27.828.078
50.542.368
5. CP tài chính
22
15.534.123.654
7.315.245.876
15.534.123.654
-Trong đó: Lãi vay phải trả
23
11.236.258.268
6.748.738.761
11.236.258.268
6. CP bán hàng
24
5.125.365.589
809.788.142
5.125.365.589
7. CP quản lý DN
25
2.335.658.458
2.334.909.736
2.335.658.458
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
9.955.725.861
116.857.845
9.955.725.861
9. Thu nhập khác
31
826.154.985
636.132.5410
826.154.985
10. CP khác
32
10.287.845
3.958.665
10.287.845
11. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
815.867.140
632.173.875
815.867.140
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
50
10.771.593.000
749.031.720
10.771.593.000
13. Thuế thu nhập DN phải nộp
51
2.800.614.180
194.897.723
2.800.614.180
14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
7.970.978.821
501.165.572
7.970.978.821
( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Với lợi nhuận sau thuế đạt gần 8 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã thực sự tăng trưởng vượt bậc. Nguyên nhân chính tạo nên thành công này trong năm 2007 là: doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân viên bán hàng và nhân viên kinh doanh mới có trình độ chuyên môn cao, đưa ra một số chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế và xã hội thời kỳ hội nhập WTO, qua đó cải thiện mạnh mẽ công tác bán hàng va cung cấp dịch vụ.
à Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm 2005, 2006, 2007 cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM Nhật Quang ngày càng đi vào ổn định, từ kết quả bị lỗ năm 2005, có lợi nhuận năm 2006 và cho đến sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp năm 2007. Kết quả trên chưa thực sự cao nhưng hoàn toàn chấp nhận được, nó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước phát triển mới . Tuy nhiên công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường v.v...để có được kết quả kinh doanh tốt hơn trong những kỳ sau.
2.2/ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thép của công ty TNHH Thương mại Nhật Quang
2.2.1/ Tầm quan trọng của tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động của công ty
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để thực hiện triết lý kinh doanh của sản xuất hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thu lợi nhuận, cũng như hài hóa với triết lý kinh doanh của Nhật Quang mà công ty đã đề ra. Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do Nhà nước quyết định.
Trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam nói chung và đối với Nhật Quang nói riêng, họ phải tự quyết định cả 3 vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì, bằng cách Nhật Quang. Qua tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của Công ty được hoàn thành. Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và có điều kiện phát triển. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hóa nói riêng và của toàn bộ xã hội nói chung mới được thừa nhận.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty, quyết định đến sự mở rộng hay thu hẹp sản xuất của Công ty và là cơ sở xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Thông qua tiêu thụ, công ty có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mở rộng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng… Công ty có điều kiện sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi công ty phải sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như: nắm bắt nhu cầu thị trường thép, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hóa và sản xuất các loại thép và tôn theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở công ty là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nghiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số lượng: thị phần, doanh số, đa dạng hóa doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng: cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, cải thiện dịch vụ khách hàng.
2.2.2/ Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.2.2.1/ Tình hình tiêu thụ thép theo sản lượng
BẢNG 6: TIÊU THỤ THÉP THEO SẢN LƯỢNG
Năm
Sản xuất (Tấn)
Tiêu thụ (Tấn)
Tỷ lệ tiêu thụ (%)
2003
4744
4620
97
2004
4839
4890
101
2005
5238
5040
96
2006
6355
6215
98
(Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính)
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng thép xây dựng được tiêu thụ trong 4 năm gần đây đều có sự gia tăng do nhu cầu thép xây dựng trên thị trường tăng ngày càng cao nhưng tỷ lệ tăng giữa các năm là không đồng đều. Trong 3 năm đầu, tỷ lệ tiêu thụ tăng trường không cao, chỉ đạt trên dưới 5%. Đến năm 2006 sản lượng tiêu thụ được ở mức khá cao, đạt 23,3 % so với năm 2005, điều này có thể giải thích bởi một số lý do sau đây:
Trong 3 năm 2003, 2004, 2005 Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao nhu cầu xây dựng đang có xu hướng tăng, tuy nhiên công ty Nhật Quang phải cạnh tranh với khá nhiều công ty trên thị trường miền Bắc, cụ thể cạnh tranh trực tiếp với Nhà máy ống thép Việt Đức thuộc Công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp SIMCO, Tập đoàn Hoà Phát với sản phẩm là ống thép Hòa phát, Công ty thép Miền Nam. Đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ trong 3 năm là không cao, tăng trưởng chậm
Năm 2006, công ty vượt mức chỉ tiêu đặt ra 23,3%. Khi là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhu cầu thép trên toàn thị trường có xu hướng tăng mạnh, nhiều công trình được thi công, các hệ thống cầu, cống, đường xá được xây dựng khá qui mô trên địa bàn miền bắc đã tác động không chỉ đến công ty Nhật Quang mà hầu như tất cả các công ty Thép trên thị trường miền Bắc.
2.2.2.2/ Phân tích tình hình tiêu thụ thép theo từng loại mặt hàng.
Việc phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ thép theo từng loại mặt hàng có vai trò rất quan trọng. Nó cho thấy được khả năng tiêu thụ của mặt hàng nào là tốt, mặt hàng nào tiêu thụ còn hạn chế và lí do của hạn chế này, từ đó Công ty có kế hoạch tập trung đầu tư cho hợp lí vào từng mặt hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
BẢNG 7: TIÊU THỤ THÉP THEO TỪNG LOẠI MẶT HÀNG
Mặt hàng
2005
2006
Tỷ lệ % (2006/2005)
Sản lượng
% tổng thép XD
Sản lượng
% tổng thép XD
Ống thép
3.198
63.45
3.965
63.79
123.98
Tôn tấm
1.240
24.60
1.520
24.45
122.58
Tôn lá
556
11.03
700
11.26
125.90
(Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy các mặt hàng có tỷ lệ tăng tương đối cao và không chênh lệch nhiều theo tỷ lệ %. Tuy nhiên các mặt hàng có sản lượng tiêu thụ khác nhau, ống thép có mức tiêu thụ cao nhất và tôn lá chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 loại mặt hàng. Trong 2 năm sản lượng tiêu thụ của ống thép luôn đạt > 60%, điều này cho thấy sản phẩm ống thép luôn là mặt hàng chủ lực trong hoạt động kinh doanh thép của Nhật Quang. So sanh 2 năm 2005 và 2006, sản lượng ống thép tiêu thụ tăng cao nhất, 767 tấn, tuy nhiên theo tỷ lệ gia tăng thì tôn lá tăng cao nhất 25,9 %. Ống thép là mặt hàng chủ lực nên sản lượng tăng cao nhất cũng là điều hợp lý, mặt khác ống thép có khối lượng lớn và nhu cầu về mặt hàng thép xây dựng này cao trong năm 2006, còn về tôn lá là loại hàng xây dựng chủ yếu cho nhà cửa, lại có sản lượng tiêu thụ nhỏ nhất nên chỉ với một hợp đồng khá lớn về tôn lá đã giúp cho mặt hàng này có tỷ trọng gia tăng cao.
2.2.3/ Phân tích các hình thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Hiện nay Công ty sử dụng 2 hình thức tiêu thụ sản phẩm
Kênh phân phối dài
Nhà máy Đại lý Người tiêu dùng
Kênh phân phối ngắn
Nhà máy Người tiêu dùng
2.2.3.1/ Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối dài
Kênh này gồm những đại lý ở các tỉnh, thành phố phía bắc tiêu thụ hơn 80% sản phẩm của Công ty cụ thể qua các năm như sau:
BẢNG 8: TIÊU THỤ SẢN PHẨM QUA KÊNH PHÂN PHỐI DÀI
Năm
Sản lượng tiêu thụ (%)
2003 - 2004
86%
2004 - 2005
83,2%
2005 - 2006
77,7%
2006 - 2007
84,7%
(Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính)
Theo bảng trên ta có thể thấy rằng Công ty chủ yếu tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối ngắn, sản lượng tiêu thụ theo % thấp nhất là vào năm 2005 cũng đạt 77,7% và năm cao nhất là năm 2003. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ thấp nhất vào năm 2005 là do trong năm này có một số đơn hàng về tôn tấm và thép ống đã bị trả lại vì sản phẩm không đáp ứng được chất lượng theo hợp đồng
2.2.3.2/ Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối ngắn.
Kênh này phục vụ cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng,các dự án xây dựng công nghiệp, họ mua sản phẩm của công ty trực tiếp tại nhà máy.
Phòng kinh doanh tại nhà máy có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của công ty, bao gồm cả sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống tại các thị trường mới. Tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này trong các năm qua như sau :
BẢNG 9: TIÊU THỤ SẢN PHẨM QUA KÊNH PHÂN PHỐI NGẮN
Năm
Bán cho các công trình,các dự án XD
2003 - 2004
14%
2004 - 2005
16,8%
2005 - 2006
22,3%
2006 - 2007
15,3%
(Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính)
Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối ngắn của công ty chiểm tỷ trọng nhỏ, trung bình là 17,1 %. Theo cơ cấu sản phẩm của công ty thì mặt hàng thép ống chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 63% nhưng sản lượng sản xuất ra để bán lại không lớn (năm 2006 là 3.695 tấn) trong khi đó các đơn đặt hàng của các công trình xây dựng lại yêu cầu số lượng sản phẩm rất lớn, mặt khác thương hiệu thép Nhật Quang vẫn chưa chiếm một vị trí cao trên thị trường thép miền Bắc cũng như thị trường thép Việt Nam. Do vậy Công ty đã không thể đáp ứng một số đơn đặt hàng từ các công trình dự án như vậy. Đó là những nguyên nhân giải thích vì sao sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối ngắn lại chiếm tỷ trọng không cao.
2.2.4/ Một số tồn tại ảnh hưởng đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm thép
Về nguyên vật liệu:
Nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm thép của công ty là hàng trăm các loại tôn cuộn khác nhau về chất liệu, độ dày, kích cỡ. Tất cả chúng đều được công ty nhập khẩu trực tiếp từ các đối tác ở nước ngoài. Cụ thể là từ Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Phi...Trong đó phần lớn hàng hoá được nhập về từ Nhật Bản. Vì nguồn hàng của Nhật đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của chất lượng sản phẩm đầu ra theo nhu cầu thị trường, hơn nữa giá cả phải chăng, nguồn cung ổn định.
Tuy nhiên công ty cũng luôn phải tính đến hướng tập trung phát triển nguyên liệu trong nước để giảm bớt chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm trước mắt cũng như lâu dài đối với Công ty TNHH Thương mại Nhật Quang.
Về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
Cơ cấu sản phẩm của Công ty trong vài năm gần đây khá đa dạng nhưng vẫn còn thiếu những sản phẩm đặc thù. Chất lượng sản phẩm khá ổn định, các loại ống thép, tốn tấm, tôn lá, mẫu mã, nhãn hiệu của sản phẩm được quan tâm và đã có những bước tiến rõ rệt, nhưng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn chưa cao.
Năng lực máy móc thiết bị sản xuất:
Hiện đại hiện nay mới chỉ phát huy được 50% công suất. Nhờ có dây chuyền này mà chất lượng sản phẩm được nâng cao đồng thời và giảm chi phí nguyên liệu trong giá thành sản phẩm. Do đó phát huy năng lực của dây chuyền máy móc thiết bị có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty :
Tuy đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhưng mới chỉ chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thị xã và thành phố lớn tại miềm Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.
Quy mô của một số thị trường truyền thống đang có xu hướng giảm về cả doanh số lẫn số lượng. Do vậy, cần phải có chiến lược sản phẩm thị trường hợp lý cho các nhóm sản phẩm khác nhau nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả bề sâu lần bề rộng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
NHẬT QUANG
3.1/ Định hướng tiêu thụ thép xây dựng của toàn ngành và Công ty đến năm 2010
Để đạt được hiệu quả tiêu thụ cao thì cần dự đoán một cách chính xác nhu cầu thép trên thị trường do vậy Công ty TNHH Thương mại Nhật Quang hàng năm vẫn luôn quan tâm đến việc đánh giá nhu cầu thép nhằm tăng cường hiệu quả tiêu thụ của mình. Thép xây dựng được sử dụng chủ yếu trong xây dựng nhà ở, văn phòng, trụ sở và trong các chương trình xây dựng hạ tầng. Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu xây dựng, quy hoạch tổng thể xây dựng nhà của Bộ xây dựng lập và quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép mà có những dự báo về tiêu thụ thép xây dựng như sau (dự báo theo phương pháp kinh tế vi mô):
BẢNG 10: TỔNG NHU CẦU THÉP THEO KHU VỰC
(Đơn vị: Tấn)
Lĩnh vực
2008
2010
Xây dựng nhà ở
400.000
400.000
Xây dựng văn phòng,khách sạn
663.000
817.000
Phát triển hạ tầng
1.533.000
1.827.000
Đầu tư
870.000
1.050.000
Tổng cộng
3.246.000
4.094.000
(Nguồn: Kế toán - tài chính)
Theo quy hoạch tổng thể xây dựng nhà do Bộ xây dựng lập xác định: diện tích nhà ở trung bình (m2/người năm 2010) là 8m2/người; Diện tích nhà ở hàng năm ở khu vực thành thị (2001-2005) là 10 triệu m2; nhu cầu thép cho nhà ở đô thị: 40kg/m2 nên xác định được tổng nhu cầu thép cho tăng diện tích nhà:400000tấn/ năm. Trong lĩnh vực xây dựng văn phòng, kinh doanh khách sạn có sự giảm sút ở những năm 1990 nhưng dự báo lĩnh vực này sẽ phục hồi và phát triển mạnh sau năm 2000 do đó như cầu cho thép xây dựng văn phòng, khách sạn sẽ tăng 463000 tấn năm 2006 lên 817000 tấn năm 2010. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng sẽ được nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian tới vì vậy nhu cầu xây dựng gia tăng kéo theo nhu cầu thép cũng tăng từ 1416000 tấn năm 2006 lên 2284000 tấn vào năm 2010 trong đó tỷ trọng thép xây dựng chiếm 80% tương đương 1133000 và 1827000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép Việt Nam, nhu cầu thép cần cho đầu tư ước tính là 1100000 tấn vào năm 2006 và 1500000 tấn vào năm 2010 trong đó nhu cầu thép xây dựng chiếm 70%, tương đương 770000 và 1050000 tấn.
Căn cứ vào những dự báo về nhu cầu thép xây dựng của toàn ngành này mà Tổng công ty thép đã lập kế hoạch định hướng tiêu thụ thép xây dựng giai đoạn 2006-2010 như sau:
BẢNG 11: KẾ HOẠCH TIÊU THỤ THÉP NĂM 2008 - 2010
CỦA CÔNG TY NHẬT QUANG
(Đơn vị: Tấn)
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Lượng tiêu thụ
8.965
10.758
12.909
% tăng so với năm trước đó
20.5
19.5
20
Mức tăng trung bình
20
(Nguồn: Kế toán – Tài chính )
Như vậy, dự báo trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của công ty sẽ tiếp tục gia tăng với mục tiêu sản xuất bao nhiêu tiêu thụ hết từng đấy. Chỉ có trong năm 2006 dự báo mức tiêu thụ thép xây dựng giảm sút 0.9% do vẫn còn chịu ảnh hưởng những khó khăn của thị trường năm 2005, còn các năm từ 2007-2010 Công ty đặt mục tiêu phấn đấu mức tiêu thụ thép năm sau cao hơn năm trước trên 15 %. Để có thể thực hiện theo những kế hoạch đã vạch ra yêu cầu Công ty Thép cần phải luôn bám sát thị trường, kịp thời điều chỉnh và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất phù hợp với tình hình mới.
3.2/ Chiến lược và hoạt động tiêu thụ sản phẩm cụ thể đang được triển
3.2.1/ Chiến lược marketing hỗn hợp
3.2.1.1/ Chiến lược về sản phẩm
Tôn
Tôn cuộn: Là nguyên liệu đầu vào để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau gồm tôn tấm, bản băng, xà gồ, thép ống. Thế nhưng tôn cuộn được công ty nhập về không chỉ để phục vụ cho sản xuất mà còn để bán lại nguyên dạng cho những công ty khách hàng có nhu cầu.
Tôn tấm, lá: Là sản phẩm được làm ra từ tôn cuộn thông qua máy cắt. Gồm có hai loại là tôn tấm (có độ dày trên 3mm) và tôn lá (có độ dày từ 3 mm trở xuống). Tôn tấm, tôn lá có nhiều ứng dụng trong thực tế như được dùng trong công nghệ chế tạo ô tô, làm cửa, làm tủ, két sắt, làm mái lợp nhà v.v…
Bản băng: Được nhập trực tiếp từ nước ngoài về, hoặc được làm ra từ tôn cuộn thông qua máy xả băng. Bản băng để bán cho những khách hàng có nhu cầu. Hoặc dùng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tiếp theo.
Xà gồ: Được dùng để tạo dựng nên các kết cấu thép, khung nhà, trần nhà của các công trình xây dựng công nghiệp như nhà máy, nhà xưởng sản xuất…Có 3 loại xà gồ cơ bản là: U, C, Z. Trong mỗi loại đó lại chia ra làm nhiều loại khác nhau theo chất liệu và kích cỡ.
Thép ống gồm hai dạng cơ bản là ống hộp và ống tròn. Nhưng trong mỗi dạng lại có hàng trăm loại sản phẩm khác nhau về chất liệu (mạ điện, mạ kẽm, cán nóng, cán nguội), độ dày, chu vi mặt ngoài đường ống. Các loại thép ống có nhiều các ứng dụng khác nhau trong thực tiễn. Trong xây dụng dân dụng, thép ống thường được dùng để làm cầu thang, lan can…Trong xây dựng công nghiệp sử dụng thép ống (dày từ hai li trở lên, kích thước lớn) thường dùng để làm hệ thống ống nước, ống dẫn dầu, ống thuỷ lực…trong các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông.
Ngoài ra thép ống còn được sử dụng để làm ra các sản phẩm gia dụng như khung xe, các thiết bị nội thất như bàn, ghế, tủ, giường, đèn bàn, đèn chùm v.v…
Trong tổng số các loại thép ống mà Nhà máy Đức Giang hiện nay đang sản xuất thì có tới 85% các loại thép ống phục vụ cho nhu cầu dân dụng, phần còn lại là phục vụ cho nhu cầu xây dựng công nghiệp.
3.2.1.2/ Chiến lược về giá
Những cơ sở định giá
Công ty Nhật Quang thường sử dụng những cơ sở định giá sau:
Định giá theo đối tượng khách hàng: Với những khách hàng trung thành thường sẽ được mua với giá ưu đãi hơn các đối tượng khách hàng khác thông qua các hình thức tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng hay giảm giá bán. Khách hàng mua khối lượng lớn, hay những khách hàng thanh toán ngay cũng sẽ được mua với giá “mềm” hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thép của Công ty TNHH Thương mại Nhật Quang - Thực trạng và giải pháp.doc