MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU 2
I. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thân tàu 2
1. Sự cần thiết của Bảo hiểm thân tàu 2
2. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thân tàu 3
II. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu 5
1. Rủi ro 5
2. Tổn thất 7
II. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu 14
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 14
1.1 Đối tượng bảo hiểm 14
1.2 Phạm vi bảo hiểm 14
2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu 15
2.1 Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) 15
2.2 Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận thân tàu (FOD). 16
2.3 Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA). 16
2.4 Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC). 17
3. Gía trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm 18
3.1 Gía trị bảo hiểm 18
3.2 Số tiền bảo hiểm 18
4. Phí bảo hiểm thân tàu 19
4.1. Phí bảo hiểm 19
4.2. Tỷ lệ phí bảo hiểm 20
4.3. Loại tiền nộp phí bảo hiểm 20
4.4.Thời hạn thanh toán phí 20
4.5. Phương thức thanh toán phí bảo hiểm 21
4.6. Hoàn phí bảo hiểm 21
5. Trách nhiệm của các bên trong bảo hiểm thân tàu 22
5.1. Người bảo hiểm 22
5.2. Người được bảo hiểm 22
6. Những quy tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 24
6.1. Quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên 24
6.2 Quy tắc áp dụng mức miễn bình thường 24
7.Tai nạn đâm va trong bảo hiểm thân tàu 25
7.1.Trách nhiệm đâm va 25
7.2. Giải quyết bồi thường trong tai nạn đâm va. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM THÂN 29
TÀU TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ 29
I. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm Dầu khí 29
1. Qúa trình hình thành và phát triển 29
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 32
3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 33
3.1. Kinh doanh bảo hiểm 33
3.2 Kinh doanh tái bảo hiểm 34
3.3 Hoạt động đầu tư vốn 34
3.4 Dịch vụ khác 34
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 35
4.1 Kinh doanh bảo hiểm gốc 36
4.2. Kinh doanh tái bảo hiểm (TBH): 38
4.3 Hoạt động đầu tư: 39
II. Tình hình thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam năm 2005 42
1. Đặc điểm 42
2. Thị trường bảo hiểm thân tàu 44
2.1 Tình hình đội tàu 44
2.2 .Tình hình kinh doanh bảo hiểm thân tàu 46
2.3. Tình hình tổn thất và bồi thường 47
III. Thực tế triển khai bảo hiểm thân tàu tại công ty BHDK giai đoạn 2001-2005 48
1. Công tác khai thác 48
1.1. Các quy tắc bảo hiểm mà công ty áp dụng 48
1.2. Quy trình khai thác bảo hiểm 49
1.3. Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu 57
2. Công tác giám định 59
2.1 Việc chỉ định công ty giám định 59
2.2 Quy trình lựa chọn các công ty giám định 60
3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 62
4. Công tác giải quyết bồi thường 63
4.1 Quy trình giải quyết bồi thường. 65
4.2 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm thân tàu tại Công ty BHDK 67
5. Phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí 68
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 71
KINH DOANH BẢO HIỂM THÂT TÀU TẠI CÔNG TY BHDK 71
I. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu 71
1. Thuận lợi 71
2. Khó khăn 72
II. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 73
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí 75
1. Kiến nghị đối với công ty 75
1.1. Công tác khai thác 75
1.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 78
1.3. Công tác giám định 79
1.4 Công tác bồi thường 80
1.5 .Tổ chức cán bộ 81
2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Dầu khí. 82
3. Kiến nghị đối với nhà nước 83
PHẦN KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 86
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng nộp ngân sách Nhà nước là 70 tỷ đồng.
Tiếp tục tích luỹ được vốn kinh doanh, quỹ dự phòng lớn tạo thế chủ động cho Công ty trong kinh doanh. Bên cạnh đó quỹ phúc lợi và các quỹ khác cũng được tích luỹ nhanh.
Thu nhập doanh nghiệp trước thuế (lợi nhuận) là 45 tỷ đồng, đạt 125% KH, tăng 28% so với năm 2004.
Năng suất lao động bình quân trong năm 2005 của toàn Công ty tiếp tục đạt ở mức cao, xấp xỉ 2,7 tỷ đồng/người/năm và luôn duy trì ở mức cao nhất trong các công ty bảo hiểm tại Việt Nam.
Thu nhập bình quân: 5,3 triệu đồng/người
Với những kết quả đó, Công ty đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba và Hội doanh nghiệp trẻ tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt cho thương hiệu Bảo hiểm dầu khí.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KINH DOANH NĂM 2005
4.1 Kinh doanh bảo hiểm gốc
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục phát triển, BHDK tiếp tục duy trì vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt nam và quốc tế: đứng đầu thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí, hàng hải, xây dựng lắp đặt..., triển khai dịch vụ cho nhiều dự án trọng điểm của quốc gia... Cụ thể tình hình kinh doanh tại các đơn vị như sau:
CÁC PHÒNG KINH DOANH CÔNG TY
Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp và cấp đơn bảo hiểm cho 100% các dự án dầu khí triển khai tại Việt Nam, thu xếp tốt chương trình tái tục bảo hiểm, bảo đảm an toàn cho tài sản của các đơn vị trong ngành như VSP, PV Gas, Đạm Phú Mỹ; bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu cho đội tàu của PTSC, PV Trans, PV Drilling.... Các dự án XDLĐ lớn của ngành như DA nhà máy lọc dầu Dung Quất; DA cụm khí điện đạm Cà Mau... đã được BHDK tư vấn về công tác quản lý rủi ro, đàm phán với thị trường để thu xếp chương trình bảo hiểm có phí và điều kiện bảo hiểm an toàn, cạnh tranh nhất.
Năm 2005, việc Bộ Tài chính ban hành các quy định tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm trong kinh doanh đã tạo điều kiện cho BHDK triển khai dịch vụ cho các công trình, thiết bị dầu khí do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế Việt nam, tăng doanh thu cho công ty và đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Đồng thời, BHDK đã tập trung vận động các nhà thầu, nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam mua bảo hiểm và đã thành công trong lĩnh vực này: lần đầu tiên cung cấp dịch vụ cho các nhà thầu phụ dầu khí nước ngoài hoạt động tại Việt nam như Global Santafe, Transocean, FPSO MV9... và cho các dự án triển khai tại nước ngoài như dự án xây dựng lắp đặt giàn khai thác của KNOC – Hàn quốc, dự án XDLĐ giàn khoan tự nâng đa năng 90m nước của Keppel Fels tại Singapore, bảo hiểm 03 giếng khoan thăm dò ở Algeria, SK 305 Malaysia,... Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, sự nhạy bén trong kinh doanh, thực hiện tốt khâu dịch vụ sau bán hàng, BHDK đã được khách hàng hài lòng lựa chọn.
Tiếp tục triển khai dịch vụ ngoài ngành, BHDK đã tích cực quan hệ với các tổng Công ty lớn như TCT điện lực Việt nam, TCT than Việt Nam, TCT bưu chính viễn thông, Bộ giao thông vận tải, triển khai được nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các dự án xây dựng lắp đặt như các dự án thuỷ điện Huội Quảng - Bản Chát, thuỷ điện Đồng Nai, thuỷ điện Sơn la, thủy điện Cửu Đạt...; dự án nhiệt điện Quảng Ninh, nhiệt điện Sơn Động, nhiệt điện Cao Ngạn, dự án Trung tâm Hội nghị quốc gia, dự án Trục cáp quang biển Bắc nam, dự án cầu Cần Thơ, dự án xây dựng Quốc lộ 2, xây dựng nút giao thông ngã Tư Sở... Quý 3/2005, thắng thầu trong dự án xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn,... Dịch vụ này đã được Bộ Tài chính xác nhận tương đương với các dịch vụ xuất khẩu và ấn định mức thuế VAT bằng 0.
Tổng doanh thu của các phòng kinh doanh đạt 516,9 tỷ đồng. Các phòng kinh doanh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.
CÁC CHI NHÁNH CÔNG TY:
Nhìn chung, các chi nhánh đã có nhiều cố gắng triển khai chiếm lĩnh thị trường, doanh thu tăng trưởng cao hơn so với năm 2004, đạt 94% ÷ 143% kế hoạch 2005 công ty giao, tận dụng tốt quan hệ với các khách hàng truyền thống, ngoài ra còn phát triển và cung cấp dịch vụ cho khối các nhà thầu: Daewoo, Agas,...
Thành lập các văn phòng khu vực để mở rộng khai thác trên địa bàn cả nước.
Các chi nhánh đã phối hợp với Công ty tổ chức tốt các hội thảo, hội nghị khách hàng, đào tạo đại lý.
Doanh thu của tất cả các chi nhánh đạt 175,7 tỷ đồng, cao hơn doanh thu hàng năm của Công ty giai đoạn 1996 – 2000, phí thực thu qua đại lý năm 2005 đạt 41 tỉ đồng.
Tuy vậy, chi nhánh chưa tập trung khai thác những nghiệp vụ có hiệu quả, việc phối hợp với Công ty trong việc chào phí, tính toán chi phí dịch vụ chưa thực hiện tốt dẫn tới nhiều dịch vụ tuy có doanh thu cao nhưng không hiệu quả, nhiệm vụ phát triển mạng lưới đại lý để khai thác nghiệp vụ xe cơ giới, con người, cháy nổ... là những dịch vụ có hiệu quả cao thực hiện còn chậm và chưa được quan tâm đúng mực nên doanh thu còn thấp, chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của thị trường.
4.2. Kinh doanh tái bảo hiểm (TBH):
● Nhượng TBH và thu hồi bồi thường:
Thu xếp TBH là công việc đặc biệt quan trọng đối với các ngành, các công trình lớn, có độ rủi ro cao… nhằm bảo đảm phân tán rủi ro và an toàn cho chính công ty bảo hiểm. BHDK những năm qua đã tăng cường việc quản lý TBH theo quy trình ISO, từng bước tin học hóa công tác thống kê đơn. Đồng thời, việc xây dựng được các hợp đồng TBH cố định tốt hơn năm trước đã tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác dịch vụ. Đặc biệt Hợp đồng hàng hải đã bỏ được giới hạn tuổi tàu nên việc cấp đơn cho các tàu già trên 20 tuổi rất chủ động. Nghiệp vụ Phí hàng hải ngoài Hợp đồng cố định chính còn thu xếp thêm một Hợp đồng mức dôi với Vinare để tăng thêm năng lực TBH và thu xếp các đơn có điều kiện đặc biệt. Các đơn phải thu xếp tái tạm thời cũng được tiến hành kịp thời đảm bảo cấp đơn đúng hạn.
Việc thu hồi bồi thường được tiến hành tích cực, cùng với đà tăng trưởng chung về doanh thu của Công ty thì số lượng các vụ tổn thất cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ. Tuy nhiên, đến nay hầu hết số tồn đọng chưa thu hồi được là thuộc các vụ bồi thường mới phát sinh.
Doanh thu từ nhượng tái bảo hiểm đạt 23, 511 tỷ đồng.
Đã thu đòi từ các nhà nhận TBH được 83,970 tỷ đồng.
● Nhận tái bảo hiểm:
BHDK coi việc nhận TBH cũng quan trọng như công tác khai thác trực tiếp để mở rộng kinh doanh và tăng tỉ trọng giữ lại tại Công ty. Năm 2005, công tác nhận tái bảo hiểm có bước nhảy vọt và thực sự mang lại lợi nhuận cho công ty, đặc biệt đối với việc nhận TBH ở ngoài nước, bởi thị trường bảo hiểm ổn định, không có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hoạt động nhận TBH đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận TBH đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả. Năm 2005, Công ty tích cực khai thác nhận các hợp đồng cố định từ các công ty trong nước như PJICO, PTI, VIA, doanh thu nhận tái nước ngoài tăng gần 6 lần so với năm 2004.
Doanh thu nhận TBH là 35,714 tỷ đồng.
Bồi thường nhận TBH là 8,249 tỷ đồng; Tỷ lệ BTTT/ phí nhận TBH là 23,20%.
Đây thực sự là hoạt động kinh doanh sinh lời mà Công ty cần phát triển trong các năm tiếp theo.
4.3 Hoạt động đầu tư:
Năm 2005, công ty đã thực hiện được kế hoạch dòng tiền một cách bài bản khoa học theo đúng quy trình ISO về quản lý đầu tư tài chính, sử dụng hiệu quả đồng tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong Công ty, nhờ vậy tiền lãi thu được từ các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Công ty (ngoài các khoản cố định như quỹ dự phòng nghiệp vụ, vốn kinh doanh...) đạt được rất đáng kể.
Trong năm, Công ty đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như Dự án cáp treo chùa Hương, chuẩn bị thủ tục đầu tư góp vốn vào Habubank, tài trợ vốn cho Vosco để mua tàu Dionisos, thu xếp việc vay vốn cho dự án đầu tư tàu FSO của KNOC.... Nhiệm vụ triển khai đầu tư cho dự án khu Đào tạo – An dưỡng – Du lịch Dầu khí tại Suối hai do Tổng công ty giao đang được BHDK tích cực thực hiện.
Công tác đầu tư chứng khoán và tham gia góp vốn cổ phần: BHDK Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư hợp lý; thực hiện giao dịch kỳ hạn trái phiếu chính phủ bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2005, do thị trường tiền tệ trong nước có nhiều biến động, giá vàng trong nước tăng đột biến vào những tháng cuối năm làm ảnh hưởng đến tình hình đầu tư tiền gửi bằng USD. Mặt khác, thị trường chứng khoán chưa ổn định nên kết quả kinh doanh của hoạt động này còn mang nhiều tính chất thử nghiệm.
Doanh thu hoạt động đầu tư đạt 25,4 tỷ đồng, đạt 112,38% kế hoạch.
Song song với kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính trong những năm qua cũng rất hiệu quả. Các quỹ dự phòng và nguồn tiền nhàn rỗi đã được đầu tư trở lại vào các dự án của ngành, các dự án kinh tế có hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. Quá trình thực hiện đầu tư cũng đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác thẩm định khách hàng (dự án cho vay cụm cảng hàng không miền Trung), thẩm định dự án, thu xếp nguồn vốn, phối hợp với các đơn vị chủ động nguồn tiền (đòi bồi thường tái bảo hiểm, thu phí bảo hiểm) để đầu tư.
Đánh giá công tác kinh doanh trong cả giai đoạn 5 năm 2001 – 2005:
5 năm qua, BHDK đã có những bước phát triển lớn, có sự chuyển mình rõ rệt, đóng góp vào sự phát triển chung của Ngành dầu khí nói riêng và của đất nước nói chung: doanh thu tăng trưởng cao (xấp xỉ 2.680 tỷ đồng), gấp 5 lần so với giai đoạn 1996– 2000, kiểm soát thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam, xây dựng được hợp đồng năng lượng duy nhất của Việt Nam tại thị trường Lloyd’s London, vươn lên dẫn đầu lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, xây dựng lắp đặt, triển khai xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, khẳng định thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí, trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp và đầu tư tài chính chuyên nghiệp, chủ động trong quan hệ hợp tác với các môi giới, công ty bảo hiểm trong và ngoài nước... Kết quả 5 năm vừa qua đã đạt được như sau:
Bảng 1 : Thực hiện kế hoạch doanh thu 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
kế hoạch
Tỷ
đồng
160
170
195
215
230
Doanh thu
thực hiện
Tỷ
đồng
187
497
592
610
775
Tỉ lệ hoàn
thành kế hoạch
%
116,87
292,35
303,59
283,72
336,96
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Công ty BHDK).
Qua bảng trên ta thấy sự tăng trưởng vượt bậc của công ty BHDK. Trong giai đoạn 5 năm 2001-2005, năm nào công ty BHDK cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Doanh thu tăng trưỏng từ năm 2002 lần lượt đạt 497 tỷ đồng, 592 tỷ đồng, 610 tỷ đồng và 775 tỷ đồng. Tổng doanh thu giai đoạn 2001-2005 đạt trên 600% so với giai đoạn 1996-2000. Kết quả hoạt động kinh doanh của BHDK đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Ngành Dầu khí và của đất nước. Sự phát triển của BHDK đã thể hiện rõ vị thế trên thương trưòng: là nhà bảo hiểm công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đứng đầu thị trường bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm kĩ thuật và bảo hiểm hàng hải và chắc chắn tự tin khẳng định thương hiệu của mình trước thềm hội nhập Quốc tế.
Đạt được thành công này là nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi khách quan và chủ quan và có thể đúc kết thành bài học kinh nghiệm như sau:
Những năm qua, BHDK đã luôn ý thức được vai trò của mình đối với ngành, tận dụng lợi thế về thương hiệu và sự hỗ trợ của Petrovietnam để khai thác dịch vụ.
Ban lãnh đạo công ty đã đặt ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tư tưởng dám nghĩ dám làm, đề ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời ở từng giai đoạn kinh doanh.
BHDK đã xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp với nền kinh tế thị trường, khai thác hiệu quả nguồn lực con người trong kinh doanh.
NHỮNG ĐIỂM TỒN TẠI TRONG KINH DOANH CẦN KHẮC PHỤC
Với những kết quả đạt được, công ty đã có một tiềm lực lớn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hoàn toàn chủ động trong phối hợp triển khai dịch vụ, mở rộng thị trường mục tiêu theo chiến lược đã đề ra. Tuy nhiên, một số phòng ban và chi nhánh còn chưa biết tận dụng lợi thế này để khai thác, mở rộng thị trường, cách làm việc chưa bài bản khi triển khai công việc, do vậy chưa thực hiện tốt nhiệm vụ chiếm lĩnh thị trường theo yêu cầu của Công ty.
Đối với các dịch vụ bảo hiểm của Ngành, ở các chi nhánh vẫn còn hiện tượng thiếu mẫn cán trong công việc của lãnh đạo đơn vị và chuyên viên, cá biệt còn có đơn vị chưa chấp hành quy định phải chào giá cho các đơn vị trong ngành thấp hơn hoặc bằng giá trị thị trường, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt, để khách hàng phàn nàn. Đây là tồn tại công ty cần khắc phục để đảm bảo uy tín của Công ty.
Hầu hết các đồng chí lãnh đạo các chi nhánh vẫn chưa biết cách tận dụng thế mạnh thương hiệu và cơ chế kinh doanh để khai thác dịch vụ trên địa bàn, vẫn tập trung vào các dịch vụ tuy có doanh thu lớn nhưng hiệu quả thấp, chưa có chiến lược triển khai kinh doanh và quản lý toàn diện mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm xe cơ giới, con người, cháy nổ..., do vậy chưa khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và chưa làm tốt nhiệm vụ mục tiêu công ty giao.
- Công tác giám định chưa làm tốt khâu hướng dẫn chi nhánh về nghiệp vụ, chi nhánh còn ỷ lại Công ty trong việc giải quyết bồi thường, kể cả các vụ tổn thất trong phân cấp.
- Trình độ chuyên sâu về kiến thức kinh doanh, bảo hiểm, ngoại ngữ các kỹ thuật có liên quan cần được nâng cao hơn nữa. Tính chủ động trong công việc của các chuyên viên chưa cao, cá biệt vẫn còn một số chuyên viên chưa chuyên tâm trong công việc cũng như trau dồi nghiệp vụ, sự phối hợp giữa các phòng kinh doanh bảo hiểm gốc, chi nhánh và tái bảo hiểm chưa thật tốt, còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
II. Tình hình thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam năm 2005
1. Đặc điểm
Năm 2005 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đạt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đã được quốc hội đề ra, GDP đạt 51,5 tỉ USD tăng 8,4%, FDI đạt 5,835 ti USD tăng 45%, ODA đạt 3,74 tỉ đầu tư toàn xã hội chiếm38,2% GDP, thu nhập bình quân đầu người đạt 619 USD/năm, xuất khẩu 31,8 tỉ USD, nhập khẩu 36,4 tỉ USD, du lịch quốc tế 3,43 triệu lượt người, du lịch trong nước đạt 16,1 triệu lượt người, tất cả đều đạt kỉ lục trong 9, 10 năm qua. Các ngành công nghiệp xây dựng, hàng không, hàng hải, vận tai đường bộ tăng trưởng mạnh, thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc. Tất cả các yếu tố trên đều tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành bảo hiểm.
Tuy nhiên năm 2005 cũng có nhiều khó khăn cho nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Đó là liên tiếp 2 cơn bão số 7 và số 8 tàn phá vùng duyên hải phía Bắc và miền Trung, dịch cúm gia cầm H5N1, tai nạn giao thông đường bộ tuy có giảm về số vụ nhưng thiệt hại về người và tài sản gia tăng, tai nạn đường thuỷ, tàu biển, tàu sông, tàu cá tăng nhanh. Chỉ số giá cả tăng 8,4%, giá vàng tăng 50%, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, các ngân hàng Thương mại tiếp tục gia tăng lãi suất cùng với các chương trình khuyến mãi rầm rộ. Các văn bản pháp quy hướng dẫn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo an toàn và sinh lời cao chậm được ban hành. Những thuận lợi và khó khăn trên đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm vừa qua. Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 13.547 tỉ VND, tăng 9,25% so với năm 2004.
Đối với thị trường bảo hiểm thế giới, năm 2005 là năm có tổn thất lớn nhất về thiên tai từ trước đến nay, đặc biệt những cơn bãơ Katrina, Rita và Wilma đã có tác động lớn tới thị trường tái bảo hiểm. Những tổn thất lớn về thiên tai đã làm chậm lại xu hướng giảm phí trên thị trường bảo hiểm thế giới và có ảnh hưởng lớn đến việc tái tục các hợp đồng tái bảo hiểm trong năm 2006.
Các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Bảo hiểm thân tàu có doanh thu phí tăng khoảng 20% do đội tàu biển Việt Nam đã được bổ sung thêm rất nhiều tàu mua từ nước ngoài và đóng mới trong nước. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh trên thị trường vẫn tiếp tục diễn ra khá gay gắt, biểu hiện ở tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho các rủi ro thân tàu vẫn tiếp tục giảm. Chất lượng khai thác bảo hiểm cũng có xu hướng giảm sút. Nhiều công ty vì chạy theo doanh thu đã chưa quan tâm đúng mức chất lượng rủi ro được bảo hiểm, trong khi đó điều kiện điều khoản đưa ra lại rất cạnh tranh, tỷ lệ phí và mức khấu trừ thấp.
Về tình hình tổn thất, tổn thất thân tàu tiếp tục diễn biến xấu trong năm 2005 sau nhiều năm liên tiếp. Chỉ tính riêng các tổn thất lớn tổng số tiền bồi thường cũng đã lên tới gần 6 triệu USD, xấp xỉ bằng số thu của nghiệp vụ này trong năm.
2. Thị trường bảo hiểm thân tàu
2.1 Tình hình đội tàu
Nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua đóng tàu mới trong nước hoặc từ nước ngoài.
Để thực hiện chính sách cơ cấu lại đội tàu của chính phủ, đội tàu Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh hơn nhiều so với những năm trước đây cả về số lượng và giá trị đội tàu.Nếu năm 1996 chỉ có khoảng 185 tàu biển với 195 triệu USD giá trị tham gia bảo hiểm thì đến nay đã có khoảng 340 tàu với 751 triệu USD giá trị tham gia bảo hiểm. Tuy vậy đội tàu chỉ thực sự phát triển kể từ năm 2000. Khi đó chỉ có khoảng 230 tàu với 291 triệu USD giá trị tham gia bảo hiểm. Sau 5 năm, số lượng tàu đã tăng 1,4 lần lên tới 310 tàu và tổng giá trị tham gia bảo hiểm của đội tàu (kể cả khấu hao) đã tăng thêm khoảng 460 triệu USD trong 5 năm. Trong những năm này đã có những tàu rất lớn được đầu tư mua từ nước ngoài như Petrolimex 06 (20,7 triệu USD), Poseidon M(29,5 triệu $), Vinashin Mariner& Vinashin Navigator (19,1 triêu $/ mỗi chiếc), ngoài ra lượng tàu được đầu tư mua đóng mới hoặc từ nước ngoài có giá trị tương đối lớn cũng khá nhiều. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết quí I/2005, nếu chỉ tính các con tàu có số tiền tham gia bảo hiểm lớn hơn 2 triệu $ đã là 65 con tàu với tổng số tiền tham gia bảo hiểm lên tới hơn 481 triệu $ (tham khảo chi tiết ơ bảng dưới). Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2004 đã có tới 11 tàu có giá trị lớn hơn 2 triệu $ được đưa vào hoạt động với tổng giá trị lên tới 95 triệu $. Trong 3 tháng đầu năm 2005 cũng đã có thêm 7 tàu lớn hơn 2 triệu $ với tổng giá trị là 52 triệu $ được tăng cường cho đội tàu biển Việt Nam.
Bảng 2 : Tình hình đội tàu biển Việt Nam
giai đoạn 2000 đến quý I/2005.
Số tiền BH
(Triệu USD)
Số tàu
Tổng số tiền tham
gia bảo hiểm
(Triệu USD)
>20
15-20
10-15
5-10
3-5
2-3
2
4
7
27
16
9
50,2
69,2
80,5
194,6
63,5
23,4
Cộng
65
481,4
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam).
Chiếc tàu có giá trị bảo hiểm lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay đã được VOSCO mua tháng 10/2005 là tàu chở dầu Đại Việt được đóng mới tại Hàn Quốc có trọng tải 25.124 GT. Tàu Đại Việt được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lên tới 48 triệu USD. Kế đó là tàu chở dầu Ptrolimex 08 thuộc chủ tàu VITACO, với giá trị bảo hiểm 45,6 triệu USD, tàu Ptrolimex 08 có trọng tải 25.561 GT/37.643.dwt. Ngoài 2 tàu lớn trên, đội tàu biển Việt Nam năm 2005 đã được bổ sụng thêm rất nhiều tàu mua từ nước ngoài và đóng mới trong nước như Vinashin Navigator, Vinashin Sky, VTC, Tây Sơn 2, Tây Sơn 3, Tây Sơn 4, Aulac Angel, Pioneer… Việc trẻ hoá đội tàu cũng phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngành đóng tàu Việt Nam. Trong năm 2005, ngành đóng tàu biển Việt Nam không những chỉ đóng mới cho đội tàu trong nước mà còn nhận được nhiều hợp đồng đóng mới hoàn cải cho các chủ tàu nước ngoài. Không ít các xưởng tàu trong nước đã được trang bị các thiết bị hiện đại như máy cắt vi tính, máy gò, máy hàn tự động…Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Vinashin đã có khả năng đóng tàu hơn 50,000 DWT. Trong năm 20005 này, tổng công ty đã ký hợp đồng đóng 2 tàu hàng 53.000 DWT – đây có thể coi là bước đột phá của ngành đóng tàu biển Việt Nam . Ngành đóng tàu biển Việt Nam cũng đã ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng sữa chữa, hoán cải tàu nước ngoài. Trong thời gian tới, đội tàu biển Việt Nam sẽ còn tiếp tục được đầu tư lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngành đóng tàu biển Việt Nam đã và đang tăng trưởng mạnh về cả chất lượng lẫn uy tín trên thị trường quốc tế, thể hiện qua nhiều hợp đồng được ký kết ở cấp cao để đóng những con tàu có trọng tải lớn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Anh …
2.2 .Tình hình kinh doanh bảo hiểm thân tàu
Kể từ khi thị trường được mở, năm 1995 đã có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu. Do nghiệp vụ này đòi hỏi số đông và kinh nghiệm trong khai thác, xử lý tổn thất,…nên các công ty bảo hiểm mới ra đời sau này không mấy quan tâm hoặc chưa xin giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Hiện tại 4 công ty này vẫn chiếm gần 98% thị trường bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam: Bảo Việt chiếm 35,11%, BHDK chiếm 33,67%, PJICO chiếm 16,5% và Bảo Minh chiếm 12,51%. Do có ít công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực này nên gần đây việc bắt tay, đồng bảo hiểm hoặc san sẽ dịch vụ theo hình thức tái bảo hiểm đã nhiều hơn. Việc làm này đã phần nào giảm được mức độ cạnh tranh trong thị trường. Mặc dù vậy, mức độ cạnh tranh trong bảo hiểm thân tàu cũng không kém phần quyết liệt so với các nghiệp vụ khác. Hầu hết các tàu mới mua về hoặc được đóng mới trong nước đều yêu cầu các nhà tham gia bảo hiểm đấu thầu. Một mặt nào đó, đầu thầu sẽ làm cho dịch vụ của chúng ta hoàn thiện hơn. Mặt khác, để có được dịch vụ, có được khách hàng tiềm năng, việc hạ phí, áp dụng mức miễn thường thấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong đầu thầu phí đối với các tàu vừa mua từ nước ngoài về. Có những dịch vụ tỷ lệ phí áp dụng đặc biệt thấp, thấp hơn cả phí tái bảo hiểm do các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu. Từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp.Trong năm 2005, tổng doanh thu phí bảo hiểm thân tàu của toàn thị trường đã lên tới hơn 8 triệu USD bao gồm cả gần 2 triệu USD phí phát sinh từ bảo hiểm chủ xưởng đóng tàu và các loại hình bảo hiểm trách nhiệm chủ xưởng sữa chữa tàu (không kể đội tàu VSP).
Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sữa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua.
2.3. Tình hình tổn thất và bồi thường
Tình hình tổn thất trong 5 năm trở lại đây có chiều hướng xấu đi. Đặc biệt xấu ở các năm 2002 (177%) và năm 2004 (212%). Tỷ lệ bồi thường trung bình từ năm 2000 đến nay là 130%. Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra do mắc cạn, chìm, đắm, đâm va. Điển hình như vụ tàu “Trang An” bị chìm năm 2000, bồi thường 1,2 triệu $, tàu “Lục Nam” bị chìm năm 2001, bồi thường hơn 1 triệu $. Cháy máy tàu “Phú Xuân” năm 2002, bồi thường 3,32 triệu $. Tàu “ViHan 05” bị mắc cạn tại Nhật ngày 30/8/2004, bồi thường toàn bộ ước tính 2,6 triệu $. Trong năm 2005 cũng đã xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn như:
● Vụ đâm va của tàu Mimosa với tàu Trinity ngày 12/5/2005 gây đắm tàu Mimosa. Thiệt hại phần bồi thường thân tàu là 2 triệu $.
● Vụ đắm tàu Sea Bê tại Trung Quốc ngày 1/5/2005 cũng gây thiệt hại 2 triệu $.
● Hỏng máy tàu Vĩnh Hưng ngày 13/2/2005, ước tính tổn thất khoảng 500.000 USD.
● Mắc cạn tàu Long Xuyên ở Hàn Quốc ngày 6/9/2005 dự kiến phải bồi thường 640.000$.
● Tàu Vietfratch 01 bị hỏng máy ngày 19/9/2005 ước tính phải bồi thường khoảng 250.000 USD.
Như vậy chỉ tính riêng những tổn thất lớn đã được thông báo rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng đã phải bồi thường đến gần 6 triệu USD. Ngoài ra còn nhiều tổn thất bộ phận và đang trong quá trình giải quyết. Dự kiến kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc (không tính để tái bảo hiểm) của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển năm 2005 có thể bị lỗ giống như những năm trước đây mà chưa tính đến chi phí khai thác,chi quản lý, chi đề phòng hạn chế tổn thất…
Trước thực tế tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này quá xấu trong những năm vừa qua, một lần nữa xin lưu ý rằng kinh doanh rủi ro là việc tích luỹ phí bao hiểm qua nhiều năm mà không phải tính ngay kết quả kinh doanh trong một thời gian ngắn. Hơn nữa thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiểm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín.
Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32581.doc