Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU 3

I. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thân tàu 3

1.Sự cần thiết của Bảo hiểm thân tàu 3

2.Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thân tàu 6

II. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu 8

1.Các loại rủi ro 8

2.Các loại tổn thất 10

III. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu 14

1.Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 14

1.1.Đối tượng bảo hiểm 14

1.2.Phạm vi bảo hiểm 14

2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu 15

2.1.Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) 15

2.2. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận thân tàu (FOD). 16

2.3.Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA). 17

2.4.Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC). 17

3. Gíá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm 18

3.1 Gíá trị bảo hiểm 18

3.2 Số tiền bảo hiểm 18

4. Phí bảo hiểm thân tàu 19

5. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu 21

6. Những quy tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 22

6.1. Quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên 22

6.2 Quy tắc áp dụng mức miễn bồi thường 22

7.Tai nạn đâm va và cách giải quyết bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 23

7.1.Trách nhiệm đâm va 24

7.2.Giải quyết bồi thường trong tai nạn đâm va. 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY BHDK ĐÔNG ĐÔ 27

I. Vài nét về công ty BHDK Đông Đô 27

1. Khái quát về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam 28

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28

1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 32

1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty 34

1.3.1. Kinh doanh bảo hiểm: 34

1.3.2. Kinh doanh tái bảo hiểm 34

1.3.3. Hoạt động đầu tư vốn 34

1.3.4. Dịch vụ khác 34

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001- 2007 34

1.4.1. Kinh doanh bảo hiểm gốc 34

1.4.2. Kinh doanh tái bảo hiểm 37

1.4.3. Công tác giám định bồi thường 39

1.4.4. Hoạt động đầu tư 40

1.4.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực 41

1.4.6. Xây dựng bản sắc văn hoá công ty và thương hiệu 42

2. Khái quát về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô 44

2.1. Tình hình chung 44

2.1.1. Thời cơ 44

2.1.2. Thách thức 44

2.1.3. Kết quả kinh doanh 45

2.2. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh 45

2.2.1. Đánh giá về công tác khai thác 45

2.2.2. Đánh giá về công tác phát triển thị trường 46

2.2.3. Đánh giá về công tác hành chính kế toán 47

2.2.4. Đánh giá về công tác giám định – bồi thường 47

2.2.5. Đánh giá về chất lượng cán bộ 47

II. Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam trong thời gian qua 48

1. Đặc điểm 48

2. Tình hình tham bảo hiểm thân tàu của đội tàu 49

2.1. Tình hình đội tàu 49

2.2. Tình hình kinh doanh bảo hiểm thân tàu 52

3. Tình hình tổn thất và bồi thường 53

III. Thực tế triển khai bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô giai đoạn gần đây 55

1. Quy tắc bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô 55

2. Công tác khai thác bảo hiểm thân tàu 55

2.1. Quy trình khai thác 55

2.1.1. Các bước khai thác 55

2.1.2. Hồ sơ khai thác bảo hiểm thân tàu thuỷ. 56

2.2. Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu 57

3. Công tác giám định 59

3.1 Việc chỉ định công ty giám định 59

3.2 Quy trình lựa chọn các công ty giám định 60

4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 62

5. Công tác giải quyết bồi thường 63

5.1. Quy trình giải quyết bồi thường 63

5.2 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm thân tàu 65

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY BHDK ĐÔNG ĐÔ 66

I. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ BH thân tàu 66

1. Thuận lợi 66

2. Khó khăn 67

II. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 67

1. Mục tiêu : 67

2. Định hướng chiến lược trong năm 2008 : 68

2.1. Kế hoạch doanh thu : 68

2.2. Kế hoạch phát triển nhân lực và mạng lưới : 68

2.3. Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý : 69

2.4. Định hướng khác : 69

III. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh BH thân tàu tại Công ty BHDK Đông Đô 70

1. Kiến nghị đối với công ty 70

1.1. Công tác khai thác 70

1.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 71

1.3. Công tác giám định 72

1.4 Công tác bồi thường 73

1.5 .Tổ chức cán bộ 73

2. Kiến nghị đối với Tổng ty Dầu khí 74

3. Kiến nghị với Nhà nước 74

PHẦN KẾT LUẬN 75

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường bảo hiểm quốc tế hầu như đóng băng, nhiều nhà bảo hiểm rút lui khỏi thị trường, nhưng với bản lĩnh vững vàng và giải pháp hợp lý trong kinh doanh, BHDK VN đã vượt qua khó khăn, thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của khách hàng mà điển hình là thành công trong công tác bảo hiểm cho XNLD VSP, đơn vị có giá trị tài sản bảo hiểm lớn nhất Việt Nam. Đây chính là thời điểm khẳng định vị thế của BHDK VN: doanh thu đạt 187 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của BHDK VN trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Từ năm 2002, BHDK VN đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính để vươn lên thống lĩnh thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam, dẫn đầu thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, xây dựng lắp đặt. Đặc biệt, năm 2004 và 2005, BHDK VN đã có bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài như đồng bảo hiểm cho dự án xây lắp giàn khai thác của nhà đầu thầu KNOC tại Hàn Quốc, đồng bảo hiểm cho các mỏ PM3 CAA ở khu vực khai thác chung PM3 thuộc vùng chồng lấn giữa Malaysia – Việt Nam, bảo hiểm cho 03 giến khoan thăm dò ở Algeria, bảo hiểm đóng giàn khoan 90m nước của nhà thầu Keppel Fels ở Singapore. Gần đây nhất là việc đàm phán hoàn tất chuyển giao chương trình bảo hiểm tàu FPSO MV9 của nhà thầu Modec/Mitsui Nhật Bản cho BHDK Việt Nam…, nâng tổng số phí bảo hiểm thu của các công ty nước ngoài lên hàng chục triệu USD. Ngoài ra, BHDK VN còn tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Công ty đã thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 được công ty áp dụng hiệu quả từ năm 2002 đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Doanh thu tăng trưởng từ năm 2002 lần lượt đạt 498 tỷ đồng, 592 tỷ đồng, 610 tỷ đồng và năm 2005 đạt xấp xỉ 800 tỷ đồng. Tổng doanh thu giai đoạn 2001 – 2005 đạt trên 2.680 tỷ đồng, tổng số nộp ngân sách đạt 290 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2006 là năm gặt hái được nhiều thành công nhất của Bảo hiểm Dầu khí, Công ty đã đạt doanh thu 1000 tỷ vào 26-9-2006, và đạt con số 1300 tỷ vào cuối 2006. 31/12/2007, Tổng công ty đạt 1.950 tỷ đồng doanh thu; 230 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 380% so với năm 2006). Năm 2007 là năm với nhiều sự kiện nổi bật đối với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) như chính thức niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, nhận Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2007, có năng suất lao động và hiệu quả cao nhất thị trường,... 1. Tháng 3/2007 PVI chính thức chuyển đổi thành Tổng công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 2. Quý I/2007, kết thúc đợt IPO, PVI thu về cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam gần 2.000 tỷ đồng bằng 4 lần Vốn điều lệ hiện có của Tổng công ty. 3. Ký hợp tác toàn diện, Hợp đồng dài hạn với các đối tác lớn, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng. 4. Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và tạo cơ hội cho người lao động được đầu tư vào các Dự án PVI triển khai để CBNV PVI thực sự làm chủ Doanh nghiệp. 5. Thành lập 10 đơn vị thành viên trong đó có PVI Invest và PVI Finance, mở ra hướng chuyển đổi PVI thành Tổng công ty Bảo hiểm và Đầu tư Tài chính 6. Tháng 7/2007, được nhận Cúp vàng Thương hiệu mạnh, tháng 10/2007 là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt. Các đồng chí Lãnh đạo PVI được nhận các danh hiệu: Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài, Cúp Doanh nhân Asean, Danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc. 7. Tháng 8/2007, PVI chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 8. PVI đã thực hiện thành công phương án tăng vốn, nâng tổng vốn Điều lệ lên 890 tỷ đồng, trở thành Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ có vốn Điều lệ lớn nhất thị trường. 9. PVI trở thành Doanh nghiệp có thị phần bảo hiểm gốc lớn thứ 2 thị trường, duy trì vị trí nhà bảo hiểm Công nghiệp số 1 Việt Nam 10. PVI là Doanh nghiệp bảo hiểm có năng suất lao động và hiệu quả cao nhất thị trường nên đã chia cổ tức cho cổ đông ngay từ năm đầu chuyển đổi ở mức 15%. 2.1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Ngày đầu thành lập 23/1/1996, Bảo hiểm dầu khí Việt Nam chỉ có 36 cán bộ nhân viên, gồm 5 phòng nghiệp vụ và 2 Chi nhánh. Doanh thu ban đầu đạt bình quân 70 tỷ đồng/năm. Sau 10 năm phát triển và trưởng thành, được sự chỉ đạo sát sao của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao với mức tăng trưởng cao. Đến nay Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã có 333 cán bộ, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp với 12 phòng ban và 10 chi nhánh khu vực trên toàn quốc. Doanh thu đạt 1950 tỷ đồng vào 2007. Có được kết quả như vậy là nhờ có sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ KHỐI KINH DOANH CÁC CHI NHÁNH VÀ CÁC ĐẠI LÝ CHUYÊN NGHIỆP VĂN PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG GIÁM ĐỊNH – BỒI THƯỜNG PHÒNG TIN HỌC – THÔNG TIN PHÒNG BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG PHÒNG BẢO HIỂM KỸ THUẬT PHÒNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHI NHÁNH KHU VỰC DUYÊN HẢI CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY BẮC CHI NHÁNH KHU VỰC ĐÔNG BẮC CHI NHÁNH KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ CHI NHÁNH KHU VỰC ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ CHI NHÁNH KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH KHU VỰC ĐÔNG NAM CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY NAM CHI NHÁNH KHU VỰC ĐỒNG NAI CHI NHÁNH KHU VỰC KHÁNH HÒA HỘI SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI CÁC PHÒNG KINH DOANH KHU VỰC VÀ ĐẠI LÝ CHUYÊN NGHIỆP 2.1.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty a. Kinh doanh bảo hiểm: Bảo hiểm năng lượng Bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm con người Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu Bảo hiểm khác b. Kinh doanh tái bảo hiểm Nhượng tái bảo hiểm Nhận tái bảo hiểm c. Hoạt động đầu tư vốn Số vốn điều lệ và các quỹ dự phòng trên 800 tỷ đồng và các khoản tiền nhàn rỗi trong kinh doanh, Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã đầu tư hiệu quả vào các dự án lớn như: Tàu chứa dầu, dự án phân phối khí thấp áp, các dự án đóng tàu và trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán… d. Dịch vụ khác Hoạt động tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro; thực hiện các dịch vụ giám định, điều tra, tính toán, phân phối tổn thất, đại lý giám định, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba… 2.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây a. Kinh doanh bảo hiểm gốc Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục phát triển, BHDK tiếp tục duy trì vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế : chiếm gần như tuyệt đối vể bảo hiểm dầu khí với thị phần 96,05%, đứng đầu thị trường Việt Nam về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, xây dựng lắp đặt (43,01%), bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu (34.01%),… Bảng 2: Kết quả kinh doanh BH gốc của Tổng công ty BHDK từ năm 2004 – 2007 Năm DT BH gốc (trđ) Tốc độ tăng liên hoàn của DTBH gốc (%) BTBH gốc (trđ) Tỷ lệ BTBH gốc (%) 2004 552.211 2,87 62.877 11,39 2005 710.589 28,68 144.350 20,31 2006 1.163.877 63,79 158.702 13,64 2007 1.650.218 41,79 417.660 25,31 ( Nguồn: số liệu tổng kết của công ty BHDK VN ) Nhận xét : Tình hình kinh doanh BH gốc của công ty liên tục tăng và tăng với tốc độ nhanh trong những năm vừa qua, năm 2007 DTBH gốc đã tăng 298,84% so với năm 2004 – đây là một kết quả ấn tượng cho thấy sự cố gắng nỗ lực của công ty, cũng như sự nhanh nhạy linh hoạt trong việc đón đầu nắm bắt thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Tỷ lệ bồi thường cho BH gốc cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm. Xã hội ngày càng phát triển thì những nguy cơ tổn thất ngày càng cao và phức tạp, mức độ tổn thất ngày càng lớn – điều này đòi hỏi công ty cần phải cẩn trọng hơn và nâng cao công tác đánh giá rủi ro, giám định và đề phòng hạn chế tổn thất. Cụ thể tình hình kinh doanh trong những năm qua như sau : - Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp và cấp đơn bảo hiểm cho 100% các dự án dầu khí triển khai tại Việt Nam. Thu xếp tốt chương trình tái tục bảo hiểm, bảo đảm an toàn cho tài sản của các đơn vị trong ngành như VSP, PV Gas, Đạm Phú Mỹ; BP; Bảo hiểm xây dựng lắp đặt cho Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất; Bảo hiểm tàu cho PV Trans, đội tàu PTSC và tàu Ruby Princess, bảo hiểm P&I cho các đội tàu trong ngành. - Bộ Tài Chính tạo điều kiện và ngày 03/10/2005 đã ra quyết định 12446/BTC-TCT về việc không chịu thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam. BHDK đã tập trung vận động các nhà thầu phụ dầu khí mua bảo hiểm và đã thành công trong lĩnh vực này. Cung cấp dịch vụ cho các nhà thầu phụ dầu khí nước ngoài tại Việt Nam (Global Santafe, Transocean, FPSO MV9…) và các dự án triển khai tại nước ngoài như BH cho dự án xây dựng lắp đặt giàn khai thác của KNOC – Hàn Quốc, 03 giếng khoan thăm dò ở Algeria, SK 305 Malaysia, BH giàn khoan tự nâng đa năng 90m nước của Keppel Fels tại Singapore… - PVI đã thu xếp thành công 100% các dự án dầu khí triển khai tại Việt Nam như Vietsovpetro, PV Gas, Đạm Phú Mĩ,…Các dự án triển khai mới của tập đoàn như dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy điện Nhơn Trạch,… đã được bảo hiểm với các điều kiện bảo hiểm tốt nhất và mức phí bảo hiểm cạnh tranh. - Xác định nâng tầm quan hệ chiến lược với các đối tác là các ban dự án công trình trọng điểm quốc gia, các tập đoàn và các tổng công ty lớn. PVI đã ký kết được hàng loạt các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các đối tác lớn: Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh I của Tập đoang Than, Thuỷ điện Đồng Nai 3, Thuỷ điện An Khê – Ka Năk của Tập đoàn Điện, Nhà máy xi măng Hạ Long của Tổng công ty Sông Đà, VINACONEX, VOSCO, VINALINES và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy với giá trị bảo hiểm hàng tỷ Đô la Mỹ, phí bảo hiểm thu được gần 10 triệu Đô la Mỹ. - Triển khai mạnh mẽ và quyết liệt xây dựng hệ thống mạng lưới kinh doanh là các chi nhánh, các văn phòng khu vực trên toàn quốc nhắm tới các thị trường tiềm năng có tỷ xuất lợi nhuận cao đó là bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm hàng hoá và các dự án thuộc vốn ngân sách của các tỉnh. Phát triển mạnh hệ thống đại lý để triển khai rộng khắp các nghiệp vụ bảo hiểm cho cộng đồng như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu nội thuỷ và bảo hiểm con người. - Tiếp tục phát triển dịch vụ ngoài ngành, BHDK đã tích cực quan hệ với các tổng Công ty lớn như TCT điện lực Việt Nam, TCT than Việt Nam, TCT bưu chính viễn thông, Bộ giao thông vận tải, triển khai được nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các dự án xây dựng lắp đặt như các dự án thuỷ điện Huội Quảng - Bản Chát, thuỷ điện Đồng Nai, thuỷ điện Sơn La, …, dự án Trung tâm hội nghị Quốc Gia, dự án Trục Cáp quang biển Bắc Nam, dự án cầu cần thơ, dự án xây dựng Quốc lộ 2, xây dựng nút giao thông Ngã Tư Sở, … Với kết quả kinh doanh trên, PVI là nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 Việt Nam và đứng thứ hai thị trường về kinh doanh bảo hiểm gốc ( sau Bảo Việt ) b. Kinh doanh tái bảo hiểm * Nhượng tái bảo hiểm và thu hồi bảo hiểm - Thu xếp tái bảo hiểm là công việc đặc biệt quan trọng đối với các ngành, các công trình lớn, có độ rủi ro cao…nhằm đảm bảo phân tán rủi ro và an toàn cho chính công ty bảo hiểm. BHDK những năm qua đã tăng cường việc quản lý TBH theo quy trình ISO, từng bước tin học hoá công tác thống kê đơn. Đồng thời, việc xây dựng được các hợp đồng tái bảo hiểm cố định tốt hơn năm trước đã tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác dịch vụ. Đặc biệt Hợp đồng hàng hải đã bỏ được giới hạn tuổi tàu nên việc cấp đơn cho các tàu già trên 20 tuổi rất chủ động. Nghiệp vụ Phi hàng hải ngoài Hợp đồng cố định chính còn thu xếp thêm một hợp đồng mức dôi với Vinare để tăng thêm năng lực TBH và thu xếp các đơn có điều kiện đặc biệt. Các đơn phải thu xếp tái tạm thời cũng được tiến hành kịp thời đảm bảo cấp đơn đúng hạn. - Việc thu hồi bồi thường được tiến hành tích cực, cùng có đà tăng trưởng chung về doanh thu của Công ty thì số lượng các vụ tổn thất cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ. Tuy nhiên, đến nay hầu hết số tồn đọng chưa thu hồi được là thuộc các vụ bồi thường mới phát sinh. * Nhận tái bảo hiểm BHDK coi việc nhận tái bảo hiểm cũng quan trọng như công tác khai thác trực tiếp để mở rộng kinh doanh và tăng tỉ trọng giữ lại tại Công ty. Hiện nay, công tác nhận tái bảo hiểm có bước nhảy vọt và thực sự mang lại lợi nhuận cho công ty, đặc biết đối với việc nhận tái bảo hiểm ở ngoài nước, bời thị trường bảo hiểm ổn định, không có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Năm 2006, Công ty tích cực khai thác nhận các hợp đồng cố định từ các công ty trong nước như PJICO, PTI, VIA, doanh thu nhận tái nước ngoài tăng. Trong năm 2007 hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm đã thu được những thành quả đáng kể đó là: + Phân tán kịp thời rủi ro cho toàn Công ty với các tài sản được bảo hiểm có giá trị lớn hàng trăm triệu USD + Nâng tầm quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, AIG, AON, Willis,…Kết quả là các nhà nhận tái bảo hiểm đã chấp thuận nâng giới hạn trách nhiệm của các hợp đồng tái bảo hiểm cố định từ 150% tới 750% so với hợp đồng hiện tại. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của PVI trên thị trường bảo hiểm. + PVI là công ty duy nhất có hợp đồng bảo hiểm năng lượng cố định đảm bảo việc chủ động quản lý và phân tán các rủi ro của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Bảng 3: Doanh thu nhận và nhượng tái bảo hiểm từ năm 2004 – 2007 Đơn vị : Trđ Năm Nhận TBH trong nước Nhận TBH ngoài nước Nhượng TBH trong nước Nhượng TBH ngoài nước 2004 18.098 2.078 112.648 331.434 2005 29.103 9.664 213.405 353.814 2006 34.902 14.715 341.236 529.142 2007 49.749 20.811 371.669 744.805 ( Nguồn: Số liệu tổng kết của công ty BHDK VN ) c. Công tác giám định bồi thường Cùng với sự tăng mạnh về doanh thu, công tác giám định bồi thường cũng được chú trọng để đảm bảo uy tín và hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Công ty đã nỗ lực trong việc giải quyết nhanh và chính xác các khiếu nại của khách hàng, đảm bảo đúng quy trình ISO, điều kiện điều khoản và pháp luật hiện hành. - Một số vụ tổn thất lớn đã được giải quyết dứt điểm như sau: Giải quyết bồi thường vụ chìm tàu Mimosa với số tiền 2 triệu USD, vụ FPSO Ba Vì – monobuoy (6,8 tỷ đồng), cháy khoang mũi tàu Ba Vì (5,6 tỷ đồng), hỏng trụ trung gian tàu Phong Lan,… - BHDK cũng đã giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng, đúng pháp luật một số vụ tổn thất lớn của khách hàng ngoài ngành như: Tàu Long Xuyên mắc cạn tại Pohang Hàn Quốc (10,4 tỉ đồng), bồi thường chìm tàu Bạch Đằng Giang (10 tỉ đồng), sự cố máy chính tàu Apollo Pacific tại Singapore (3 tỉ đồng), bồi thường tổn thất tàu Long An của Vitranschart (2,4 tỉ đồng), sự cố tàu An Giang 06 mắc cạn tại cảng Đà Nẵng,… - Tổng số vụ bồi thường đã trả trong năm 2007 là 2.810 vụ (bao gồm cả một số vụ phát sinh năm trước) với số tiền là 127,7 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường thực trả/doanh thu bảo hiểm gốc là 18,57%. Tỷ lệ bồi thường các nghiệp vụ đều nằm dưới mức bồi thường bình quân của thị trường. Tuy nhiên, để hỗ trợ kinh doanh phát triển, công tác giám định bồi thường cần phải triển khai bài bản hơn và thông suốt từ công ty đến các chi nhánh và các tổng đại lý của các chi nhánh. - PVI đã làm tốt công tác giám định và bồi thường cụ thể là các vụ tổn thất lớn đã được giải quyết nhanh chóng và thoả đáng như bồi thường cháy máy phát điện Aman 300.000 USD; Hàng hoá của Vietsoveptro 1,7 triệu USD; tổn thất đường ống dầu Ruby B 3,3 triệu USD; tổn thất máy chính tàu Sao Mai 617.000 USD; bồi thường cho Vietranschart 800.000 USD…Tổng số vụ bồi thường đã trả là 5.984 vụ với tổng số tiền bồi thường trên 10 triệu USD. Việc giải quyết bồi thường nhanh chóng và thoả đáng đã giúp tập đoàn và đơn vị thành viên của tập đoàn bảo tồn vốn và ổn định sản xuất kinh doanh. d. Hoạt động đầu tư - Hiện nay, công ty đã thực hiện được kế hoạch dòng tiền một cách bài bản khoa học theo đúng quy trình ISO về quản lý đầu tư tài chính, sử dụng có hiệu quả đồng tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong Công ty, nhờ vậy tiền lãi thu được từ các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Công ty (ngoài các khoản cố định như quỹ dự phòng nghiệp vụ, vốn kinh doanh…) đạt được rất đáng kể. - Công ty đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như Dự án cáp treo chùa Hương, đầu tư góp vốn vào Habubank, tài trợ vốn cho Vosco để mua tàu Dionisos, thu xếp việc vay vốn cho dự án đầu tư tàu FSO vủa KNOC… - Công tác đầu tư chứng khoán và tham gia góp vốn cổ phần: BHDK thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư hợp lý; thực hiện giao dịch kỳ hạn trái phiếu chính phủ bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ trong nước có nhiều biến động, giá vàng trong nước tăng đột biến vào những tháng cuối năm làm ảnh hưởng đến tình hình đầu tư gửi bằng USD. Mặt khác, thị trường chứng khoán chưa ổn định nên kết quả kinh doanh của hoạt động này còn mang nhiều tính chất thử nghiệm. Danh mục đầu tư đã được lựa chọn bài bản, kỹ càng đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư như mua cổ phần của Habubank, công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch Hương Sơn, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare). Đặc biệt, PVI đã đầu tư lớn vào sự phát triển chung của ngành như góp vốn vàp hàng loạt các công trình mà Tập đoàn triển khai như Công ty Chứng khoán Dầu khí, Công ty cổ phần quốc tế Tản viên, Nhà máy xi măng Long Thọ. Không kể các giá trị gia tăng do góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có giá trị cổ phiếu cao và các nguồn đầu tư dài hạn sinh lợi. Doanh thu hoạt động đầu tư năm 2006 đạt 57,8 tỷ đồng và đến năm 2007 đạt 87,3 tỷ đồng. e. Công tác phát triển nguồn nhân lực Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt, sự phát triển và trường tồn của PVI nằm ở chất lượng dịch vụ. Với phương châm “Chất lượng cán bộ chính là chất lượng dịch vụ”, PVI đã xác định chiến lược phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn, đó là: - Bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức và điều hành tốt công việc kinh doanh, có ý chí và nhiệt huyết vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. - Phát triển nguồn nhân lực sẵn có thông qua tự đào tạo bằng việc khuyến khích toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty chia sẻ kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo. Năm 2007 PVI đã tổ chức và thu hút được hàng chục khoá đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ của mình, thu hút được hàng chục chán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm về với Công ty. f. Xây dựng bản sắc văn hoá công ty và thương hiệu Thương hiệu công ty có sức mạnh và các giá trị không thể thay thế đối với dịch vụ bảo hiểm của mình. Linh hồn thương hiệu thoát thai từ bản sắc văn hoá công ty. Năm 2006 Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên PVI đã nỗ lực phát huy và xây dựng văn hoá Công ty trên nguyên tắc đoàn kết để phát huy sức mạnh tổng thể của cả đơn vị, khuyến khích việc chia sẻ các giá trị, đặc biệt là giá trị tinh thần, kinh nghiệm sáng tạo và kiến thức của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, xây dựng quan điểm và thái độ làm việc của mỗi cán bộ theo các định hướng hội nhập, phát triển theo hướng vào chất lượng dịch vụ và khách hàng, đưa văn hoá Công ty vào mỗi sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo nên sự khác biệt ưu thế cho dịch vụ bảo hiểm của PVI. Với kết quả đạt được như trên, tên tuổi và vị thế của BHDK trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng được khẳng định : Bảng 4: Thị phần của các doanh nghiệp Bảo hiểm trong các nghiệp vụ Bảo hiểm Doanh nghiệp BH hàng hóa vận chuyển BH xe cơ giới BH thân tàu và TNDS chủ tàu BH trách nhiệm chung BH TS và TH BH mọi rủi ro TS & cháy nổ BH XDLĐ BH dầu khí Các nghiệp vụ khác ACE INA 0.01 0.43% 0.02 0.06 Bảo Long 5.14 3.07 0.58 1.32 0.93 1.20 1.54 0.00 Bảo Minh 18.25 19.98 16.14 21.10 14.83 22.75 49.93 Bảo Ngân 0.75 0.14 0.005 0.72 0.39 0.49 0.26 0.88 Bảo Nông 0.66 0.14 0.10 0.08 0.28 0.58 PVInsurance 15.84 9.28 34.01 10.88 38.44 29.78 43.01 96.05 3.75 Bảo Việt 27.29 33.01 31.03 35.96 18.42 18.10 23.83 3.95 22.30 BIC 1.43 1.58 0.95 0.39 3.20 0.85 4.71 10.34 AAA 0.71 2.97 0.66 0.26 1.46 0.73 1.14 6.03 BH liên hiệp 5.69 0.19 1.39 3.82 6.79 2.98 Groupama 0.32 0.05 0.12 LIBERTY MIC PJICO 11.73 19.23 12.54 9.31 3.79 4.31 6.12 PTI 3.54 5.28 1.54 4.75 1.18 3.47 2.39 Bảo Tín QBE 0.13 0.03 0.00 5.78 0.59 0.42 1.25 0.37 Samsung Vina 1.14 0.07 0.10 2.26 2.02 4.49 0.91 Toàn Cầu 0.34 0.99 1.77 0.14 3.55 4.85 5.37 VIA 4.49 0.53 0.35 2.87 2.00 3.55 1.83 Viễn Đông 1.92 3.51 0.47 2.06 0.38 3.10 ( Nguồn : Số liệu tổng kết của công ty BHDK VN ) Nhận xét: Với ví trí trên thị trường bảo hiểm như hiện nay công ty đã có một tiềm lực lớn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hoàn toàn chủ động trong phối hợp triển khai dịch vụ, mở rộng thị trường mục tiêu theo chiến lược đã đề ra. 2.1.2. Khái quát về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô 2.1.2.1. Tình hình chung Năm 2007 là năm đầu tiên hoạt động của PVI Đông Đô, với sự nỗ lực phấn đấu của tập đoàn CBNV và cùng sự quan tâm, hỗ trợ của các ban trên công ty PVI Đông Đô đã hoàn thành hơn 76,33% kế hoạch và tạo được tiền đề vững chắc cho năm 2008. a. Thời cơ - Hà Nội là thị trường giàu tiềm năng, tập trung các tập đoàn, các công ty, công ty lớn, nhiều khu công nghiệp, có thể khai thác ở tất cả các nghiệp vụ. - Việt Nam gia nhập WTO là nhân tố gia tăng đầu tư, gia tăng lượng hàng hóa XNK. - Thương hiệu của PVI gắn liền với Petro Vietnam là một thương hiệu mạnh. Sự phát triển mạnh mẽ của PVI trong năm 2006, 2007 đã tạo đà cho sự phát triển của PVI Đông Đô và các đơn vị thành viên. - Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công ty, sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả của các Ban trên công ty là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của PVI Đông Đô. - Đội ngũ của PVI Đông Đô ban đầu có những CBNV đã có kinh nghiệm. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và quý giá cho sự phát triển của công ty. b. Thách thức - Đây là thị trường cạnh tranh quyết liệt với sự tham gia của tất cả các đối thủ, về tất cả mọi mặt : quan hệ, điều kiện điều khoản, tỷ lệ phí,… Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập các công ty BH nước ngoài sẽ được dỡ bỏ những rào cản trước đây, được cạnh tranh sòng phẳng với các công ty BH của Việt Nam. - Nhu cầu bảo hiểm gia tăng, đồng thời với yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao đòi hỏi chúng ta phải phục vụ tốt hơn, phải đưa ra nhiều sản phẩm mới, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu bảo hiểm. - Sự tăng trưởng mang tính đột phá yêu cầu tập thể lãnh đạo và CBNV trong công ty phải hết sức nỗ lực, năng động và sang tạo thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. c. Kết quả kinh doanh Doanh thu : 15.266.062.364 VNĐ Phí thực thu : 13.443.760.752 VNĐ Bồi thường : 799.832.352 VNĐ 2.1.2.2. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh a. Đánh giá về công tác khai thác Các nghiệp vụ chính, có doanh thu lớn đã được triển khai là nghiệp vụ xe cơ giới, xây lắp và BH tàu. Nghiệp vụ xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của công ty, chiếm 55,74%. Bước đầu thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thông qua hệ thống ngân hàng của VIB, VP Bank, HD Bank, GP Bank,… các salon, gara và hệ thống đại lý bán lẻ,… Nghiệp vụ xây lắp đã được chú trọng, đội ngũ cán bộ làm dự án tăng cường và đã đạt được những kết quả khá ấn tượng như: Xây dựng được mối quan hệ với các ban quản lý dự án 1, 5, 9 của Bộ GTVT, BQL đầu tư và xây dựng thủy lợi 9- Bộ NN & PTNT, BQL KCN Cao Hòa Lạc, DA nhà máy Xi măng Điện Biên, DA khu phức hợp khách sạn, văn phòng cho thuê Crowne Plaza tại Nha Trang,… Công tác khai thác tàu đã được các phòng ban quan tâm và bước đầu đã có những tín hiệu tốt thông qua việc BH cho các tàu Speedy Falcon, Hearty Falcon của công ty VTB Falcon, Vinafco 25 của công ty VTB Vinafco trong năm 2007 và kết quả đàm phán với các công ty CPVTB Vinashin, Viconship Sài Gòn sẽ đem lại những kết quả trong năm 2008. Các kênh phân phối chính đã được thiết lập là các ngân hàng, các salon, gara, một số kho bạc các quận, huyện và hệ thống đại lý bán lẻ. * Một số tồn tại : - Các nghiệp vụ BH cháy, trách nhiệm, tư vấn thiết kế chưa phát triển mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng thị trường. - Mảng BH tàu thủy nội địa và con người rất yếu. - Chưa có nhiếu khách hàng là các công ty lớn của Nhà nước, các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp từ NSNN, các doanh nghiệp có uy tín, các doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài,… - Chưa thâm nhập được và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28467.doc
Tài liệu liên quan