Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I:Cơ sở Lý Luận và Thực tiễn Xây dựng và Phát Triển Thương Hiệu và Thương Hiệu Hàng Nông Sản Việt Nam 4
1. Cơ sở lý luận chung về thương hiệu. 4
1.1. Khái niệm thương hiệu 4
1.1.1 Khái niệm chung 4
1.1.2 Khái niệm thương hiệu nông sản Việt Nam. 9
1.2 Bản chất của thương hiệu. 10
1.2.1. So sánh thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá: 10
1.2.2 Nguồn gốc của thương hiệu. 12
1.2.3 Bản chất của " thương hiệu " về cơ bản cũng giống như một con người. 13
1.2.4. Xây dựng thương hiệu (Branding). 14
1.3 Vai trò của thương hiệu đối với hàng nông sản Việt Nam 15
1.3.1 Đối với doanh nghiệp 15
1.3.2 Đối với người tiêu dùng. 17
1.3.3 Đối với các nhà quản lý 19
1.4 Tính tất yếu phải xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 20
1.4.1 Yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi. 20
1.4.2 Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ trung thực 21
1.5 Các qui luật của thương hiệu. 22
1.6 Những bộ phận cấu thành 24
1.6.1 Các bộ phận cấu thành thương hiệu và thương hiệu nông sản. 24
1.2 Một số thương hiệu nông sản thành công tại Việt Nam. 25
1.2.1 Xây dựng và phát triển thành công “tính cách nông dân” trong thương hiệu sầu riêng Chín Hoá 25
1.2.2 Xây dựng thành công thương hiệu Xoài Cái Hoà Lộc. 26
1.2.3. Thương hiệu Vũ Sữa Lò Rền “ Cảm Nhận Sữa Từ Đất ” 28
Chương II: Thực Trạng xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Tương Bần tại địa phương 29
2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên 29
2.1. Đặc điển tình hình và nguồn lực ảnh hưởng đến nghề chế biến tương 29
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội 29
2.1.2. Nguồn lực 29
2.2 Khái quát chung về làng nghề Tương Bần. 32
2.3 Phương Thức làm tương ngon chính hiệu theo kinh nghiệm của cha ông truyền lại. 32
2.5. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Tương Bần hiện nay 37
2.6 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiêu thụ sản phẩm giảm 38
2.7 Nhận thức đối với quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần. 40
2.7.1 Nhận thức từ các cơ quan quản lý nhà nước 40
2.7.2 Nhận thức của doanh nghịêp 41
2.7.3 Nhận thức của người tiêu dùng sản phẩm Tương Bần. 42
Chương III: Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tương Bần 43
Tại Huyện Mỹ Hào Tỉnh Hưng Yên 43
3.1. Xây dựng và phát triển 1 thương hiệu duy nhất cho các nhãn hiệu Tương Bần khác nhau. 43
3.2 Tăng cường vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần. 44
3.3. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa và đăng ký chất lượng sản phẩm 45
3.3.1 Tình hình đăng ký bảo hộ tại Việt Nam 46
3.3.2 Quy trình và các bước tiến tới đăng ký thương hiệu Tương Bần 46
3.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh nghiệp marketing tổng hợp. 48
3.4.1 Nghiên cứu thị trường 48
3.4.2. Xây dựng hệ thống kênh phân phối. 49
3.6 Các giải pháp về cơ chế chính sách . 51
3.6.1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều Luật về thương hiệu, nhãn hiệu 51
3.6.2 Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp 51
3.7 Thu hút sử dụng hợp lý nguồn nhân lực 53
3.7.1 Đào tạo, sử dụng nguồn lao động tại địa phương vào sản xuất 53
3.7.2 Tuyển mộ nhân viên Marketing. 53
3.8 Một số kiến nghị về việc xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần. 53
KẾT LUẬN 55
Danh mục tài liệu tham khảo 56
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hiện tượng này sẽ không thể tránh khỏi được tình trạng rối loạn thị trường cung sản phẩm gây ra những vụ kiện cáo về vi phạm bản quyền, ăn cắp mẫu mã hay làm nhái sản phẩm. Vì vậy mà việc đăng ký thương hiệu là rất quan trọng đối với các cơ quan quản lý. Bởi đây sẽ là cơ sở để quy trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan quản lý tranh hiện tượng chồng chéo chức năng. Sự chồng chéo chức năng này sẽ dẫn đến những vấn đề phức tạp trong công tác quản lý, sẽ có quá nhiều cơ quan quản lý có cùng chức năng và cũng sẽ có không ít những cơ quan ngồi chơi xơi nước không có việc làm trong khi một số khác lại làm không hết việc. Theo đó sẽ xảy ra tình trạng mà một vụ viêc có qúa nhiều cơ quan tham gia giải quyết gây tranh cãi nhưng cũng sẽ có những vụ việc lại rơi vào tình trạng '' cha chung không ai khóc''. Chính vì vậy xây dựng thương hiệu sẽ góp phần phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn cho từng cơ quan quản lý.
Mặt khác việc đăng ký thương hiệu tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng hoá trên thị trường nhằm loại bỏ và xử lý sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng. Đồng thời hạn chế và chấm dứt các hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp và sự tồn tại của những thương hiệu nhái từ trong sản xuất, phân phối đến quảng cáo. Và xoá bỏ cả những việc chỉ dẫn không đúng sự thật.
Xây dựng thương hiệu còn quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các bên và nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.
1.4 Tính tất yếu phải xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
1.4.1 Yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá đang là xu hướng tất yếu khách quan. Cùng quá trình hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Khi mà cánh cửa mở lối vào thị trường thế giới đã được mở rộng hơn thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là tất yếu khách quan đòi hỏi chúng ta cần thực hiện ngay. Gia nhập WTO đồng nghĩa chúng ta phải chấp nhận những thách thức đồng thời tận dụng thời cơ, cơ hội mà hội nhập WTO mang lại. Cách kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, chụp giật sẽ không còn hiệu quả thay vào đó phương thức kinh doanh hiện đại được chuẩn bị chu đáo với chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt này để doanh nghiệp dành được lợi thế chiếm được nhiều thị phần hơn thì doanh nghiệp phải chiếm được vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Cách làm hiệu quả nhất để có được điều đó chính là thông qua quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Doanh nghiệp nào sở hữu được các thương hiệu mạnh cũng đồng nghĩa doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Ở nước ta xây dựng và phát triển thương hiệu được xem như một cách làm mới lạ nhưng trên thế giới đó không chỉ là một xu thế mà nó còn là một quy luật doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì xây dựng và phát triển thương hiệu là điều tối quan trọng cần làm.
Ngày nay cạnh tranh không chỉ dừng lại trong cuộc chiến về số lượng, chất lượng, mẫu mã, đăc tính, công năng của sản phẩm mà nó còn là cuộc chiến của các thương hiệu mà ở đó ai sở hữu một thương hiệu mạnh và chiếm được vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng thi người đó sẽ là người chiếm thắng.
Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực nước ta đứng trước với sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá ngoại nhập của các quốc gia trên thể giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trường và sự phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận.
Hàng nông sản là một lợi thế lớn của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình hội nhập, hàng nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh lớn của hàng hoá nông sản nhập ngoại từ Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc… Do đó song song quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình với chiến lược và bước đi rõ ràng cụ thể.
1.4.2 Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ trung thực
Trước sự phong phú và đa dạng của hàng hoá và dịch vụ, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng gia tăng. Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng, gây khó khăn, xáo trộn lớn cho công tác quản lý kiểm định và thẩm định thị trường của các cơ quan quản lý thị trường. Làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 3000 vụ xâm hại nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu…
Trong 6 năm thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ tính riêng lực lượng thị trường đã kiểm tra, xử lý 33.704 vụ sản xuất hàng giả. Tịch thu gần 40 tấn và gần 1 triệu chiếc bao bì giả, trên 1,1 tấn và trên 223.000 nhãn mác giả. Số đơn khiếu nại tranh chấp về thương hiệu cũng ngày một tăng từ 176 vụ năm 2000 đến 404 vụ năm 2004.
Mặt khác tốc độ phát triển của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng, mỗi năm bình quân tăng 17000 doanh nghiệp mới đăng ký thương hiệu. Vấn đề thương hiệu thuộc tài sản của mỗi doanh nghiệp trong cạnh tranh. Nên tất yếu các doanh nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng của dăng ký nhãn hiệu hàng hoá và phát triển thương hiệu mạnh.
Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng thu nhập của thành phần dân cư. Xu thế tiêu dùng của người dân cũng thay đổi. Mặc dù cầu cho các sản phẩm thiết yếu có xu hướng giảm nhưng cầu về sản phẩm chất lượng tăng cao. Với mặt hàng nông sản thực phẩm, vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: “ Ăn vì y học, ăn vì sức khoẻ chứ không phải dể no”. Trong khi thị trường trong nước hiện nay cũng đòi hỏi tỷ lệ lớn hàng hoá nông sản qua chế biến, nông sản có gía trị dinh dưỡng cao.
1.5 Các qui luật của thương hiệu.
* Qui luật của những người tiêu dùng thích đủ thứ: đặc biệt trong xu hướng biến đổi nhu cầu quá nhanh hiện nay, người tiêu dùng luôn có nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao và không giới hạn. Do đó nắm bắt được qui luật này của khách hàng là diểm mấu chốt của doanh nghiệp trong thực hiện chiến lược kinh doanh.
* Qui luật của sự tập trung sắc lại: Sức mạnh của một thương hiệu tỉ lệ thuận với sự tập trung sắc lại của nó. Cách tốt nhất để huỷ diệt thương hiệu là gắn nó lên đủ mọi thứ mà không có chiến lược hợp lý và bảo vệ. Ví dụ như sự tập trung sắc lại kiểu: “Suzuki là sành điệu”
* Qui luật của công chúng: chính là qui luật của sự quảng bá: thương hiệu được sinh ra từ việc loan tin của công chúng. Chứ không phải từ quảng cáo. Nó là sự phù hợp với mọi thời đại, mọi nhu cầu tiêu dùng với sự khẳng định riêng. Một thương hiệu dù được quảng cáo khuyếch trương rầm rộ, nhưng công chúng chỉ chú ý mà không lựa chọn, không khát khao nó thì cũng vô dụng. Hiện nay thương hiệu nông sản khó thực hiện được bước đi của mình vì đã trải qua một thời gian khá dài, nông sản mới chỉ bán cái mình có chứ chưa bán cái mà thoả mãn nhu cầu thị trường. Nên công chúng mới chưa thể truyền thông cho thương hiệu nông sản mạnh mẽ như sự truyền thông khác cho hàng hoá.
* Qui luật của quảng cáo: Mặc dù thừa nhận công chúng sinh ra thương hiệu, nhưng bảo vệ và nuôi dưỡng nó là do quảng cáo. Quảng cáo sẽ kích thích tiêu dùng.” Thương hiệu khi chào đời nó cần được quảng cáo để khoẻ thêm”. Với ngành hàng nông sản vì giá trị doanh thu là chưa lớn, chi phí dành cho quảng cáo là quá lớn, cần phải cân nhắc lựa chọn các chiến lược quảng cáo riêng cho mình.
* Qui luật chất lượng: Chất lượng là do người tiêu dùng đánh giá, nó còn mang nghĩa là sự phù hợp về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc…và quan trọng hơn là cả dịch vụ sau bán hàng.Chất lượng của thương hiệu là tổng thể các yếu tố khác nhau nữa đối với người tiêu dùng vì người tiêu dùng chỉ lựa chọn những sản phẩm mà họ thật sự thích. Và khi đã trung thành với thương hiệu nào thì họ sẽ cho đó là thương hiệu có chất lượng tốt nhất. Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho thương hiệu nông sản. Vì nông sản là mặt hàng thiết yếu, giá trị cảm nhận về chất lượng sản phẩm là quan tâm hàng đầu cho sự lựa chọn thương hiệu họ mua.
* Qui luật của một cái tên: Xét về lâu dài thương hiệu cũng chỉ là một cái tên. Tuy nhiên đây là một cái tên độc đáo mà không phải ai cũng có được. Do đó thương hiệu phải thực sự nỗ lực làm chủ được một cái tên, những tổ hợp từ ngữ đó in đậm trong tâm trí khách hàng.
* Qui luật phân phối:
Đây là một điều cần thiết cho việc xây dựng và mở rộng thương hiệu. Vì một thương hiệu dù có nổi tỉếng đến mấy, nếu không thiết lập được kênh phân phối hợp lý thì cũng bị hạn chế doanh số. Thương hiệu có thể bị mờ nhạt dần và có nguy cơ thất bại. Vì khách hàng sẽ lựa chọn những hàng hoá thay thế ở gần họ nhất đầu tiên.
Mặt hàng nông sản Việt Nam, khâu trọng yếu là khâu phân phối, do đó để xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản phải chú trong đặc biệt khâu này.
* Qui luật của giá: Với một thương hiệu mạnh thì việc đặt giá cao cho hàng hoá của mình để thu lợi nhuận , nhưng cần cân nhắc thận trọng chiến lược này. Về lâu dài, doanh nghiệp cần ổn định giá bán trên thị trường. Đặc biệt đối với hàng hoá nông sản nên ổn định giá bán trên thị trường, và không thể áp dụng chính sách đặt giá cao được.
* Qui luật của sự nhất quán và kiên định:
Thương hiệu là sự khát khao của mọi người. Do đó 10 năm, 20 hay 30 năm sau…bạn hãy kiên định và nhất quán theo đuổi mục tiêu thương hiệu của bạn.
1.6 Những bộ phận cấu thành
1.6.1 Các bộ phận cấu thành thương hiệu và thương hiệu nông sản.
* Những thành tố bên ngoài bao gồm: Tên thương hiệu, nhãn hiệu, lo gô, khẩu hiệu, mầu sắc, nhạc hiệu và những thành tố khác
* Những thuộc tính bên trong bao gồm: Chất lượng, sự phù hợp, sự thừa nhận, uy tìn và sự nổi tiếng.
1.2 Một số thương hiệu nông sản thành công tại Việt Nam.
1.2.1 Xây dựng và phát triển thành công “tính cách nông dân” trong thương hiệu sầu riêng Chín Hoá
Để đảm bảo tính cách “nông dân” trong thương hiệu sầu riêng Chín Hóa được thể hiện một cách ấn tượng và thuyết phục, nhóm tác giả bao gồm: Câu lạc bộ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, chương trình liên kết đào tạo Brand Manager của Trường đại học Kinh tế TPHCM và Việt Nam Marcom đã khảo sát thật kỹ tính cách, lối sống, văn hóa và con người vùng đất phương Nam. Điều này được kiểm nghiệm và đánh giá dựa trên bốn tiêu chí lớn để đảm bảo xây dựng một tính cách thương hiệu có khả năng được công chúng chấp nhận:
Thứ nhất, nhà nông vốn cần cù, chăm chỉ. Điều đó làm cho mọi người thấy thân thiện và gần gũi, góp phần tạo nên nhận thức về sự chân thật, tin tưởng.
Thứ hai, người tiêu dùng sẽ dễ nhận biết và chấp nhận tính cách đó. Trong lịch sử phát triển văn minh lúa nước, hình ảnh người nông dân đã định hình rất đậm trong mỗi con người Việt Nam. Nếu có một cuộc kiểm nghiệm, có lẽ sẽ rất nhiều người mô tả gần giống nhau về những đặc tính của người nông dân. Vì vậy lựa chọn này sẽ không quá xa lạ và khó nhận diện đối với người tiêu dùng.
Thứ ba, tính cách này dễ dàng triển khai trong chiến lược quảng bá thương hiệu. Ước mơ, lối sống, tính cách, văn hóa… của người nông dân đều có thể làm tiền đề cho mọi thông điệp quảng cáo. Những điều đơn giản, chân thật sẽ được định hình cùng thông điệp đơn giản, mộc mạc. Nếu xuất khẩu sản phẩm thì yếu tố văn hóa và con người kết tinh hài hòa trong thông điệp đơn giản, có tính địa phương vẫn có thể tạo hiệu quả.
Thứ tư, tính cách này dễ dàng triển khai, thiết kế trên hệ thống nhận diện thương hiệu. Màu sắc chủ đạo được chọn là màu vàng óng mỡ gà của trái sầu riêng. Kiểu chữ chính được thiết kế cách điệu tròn, vững chãi và mộc mạc như chính người nông dân Nam bộ. Bố cục chung đơn giản, không dùng đường nét đồ họa cầu kỳ, sử dụng hình hạt sầu riêng làm dấu và hình trái làm chữ. Ngoài ra, phác họa hình người nông dân Nam bộ với áo bà ba màu xám đất, khăn rằn quấn cổ làm biểu tượng thương hiệu (Brand Icon) là một điểm nhấn cho việc phát triển tính cách này trong quá trình xây dựng thương hiệu sầu riêng Chín Hóa. Hình tượng anh nông dân Chín Hóa với nụ cười đôn hậu bên trái sầu riêng, xuất hiện tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đem đến cho những người con xa xứ cảm xúc ngọt ngào, gần gũi của quê hương; cùng lúc sự xuất hiện của hình tượng ấy trên các nẻo đường xuôi về Nam cũng là một chiêu thức tiếp thị hiệu quả cho đặc sản nổi tiếng của quê hương Đồng Khởi.
( Nguồn Việt Nam Marcom.edu : dự án xây dựng và phát triển thương hiệu sầu riêng Cái Mơn Chín Hóa đã được triển khai với sự liên kết, hợp tác giữa Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam thuộc Saigon Times Club, và Chương trình liên kết đào tạo Brand Manager của Đại học Kinh tế TPHCM, khoa Thương mại - Du lịch - Marketing và Vietnam Marcom)
1.2.2 Xây dựng thành công thương hiệu Xoài Cái Hoà Lộc.
Miền Tây trù phú không chỉ với “gạo trắng nước trong”, “tôm cá đầy đồng” mà còn là quê hương của những loại trái cây đặc sản, và một trong những món ngon ấy chính là xoài cát Sông Hậu!
Không biết có phải vì được sinh trưởng trên một vùng đất màu mỡ phù sa, được tưới mát bằng nước của dòng sông hiền hòa như dòng sữa mẹ nên xoài cát Sông Hậu cho trái lớn và có vị ngọt thanh đến kỳ lạ, mát và thơm tận đáy lòng.
Khởi điểm của quá trình xây dựng thương hiệu là thiết lập một hệ thống nhận diện thương hiệu.
Logo lấy chữ “Sông Hậu” làm chủ đạo, xoài cát Hòa Lộc được thiết kế nhỏ bên dưới với vai trò hỗ trợ như một giải thích về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, màu sắc chính là màu vàng tươi của xoài chín, hình logo cách điệu theo dáng một trái xoài.
(Lô gô thương hiệu xoài cát Sông Hậu)
Logo này xuất hiện ở trên bao bì sản phẩm, giấy tiêu đề, danh thiếp, bảng hiệu công ty, bảng hiệu tại cửa hàng và đại lý, quảng cáo ngoài trời, vật phẩm hỗ trợ bán hàng, kệ trưng bày sản phẩm các loại, trên phương tiện vận tải, quà khuyến mãi, đồng phục nhân viên, trang web... Với xoài cát Sông Hậu, điểm nổi bật trong hệ thống kể trên là ý tưởng thiết kế gian hàng trái cây tham gia hội chợ, triển lãm, lễ hội trái cây. Vẫn với màu vàng chủ đạo từ logo, màu đặc trưng của trái xoài chín mọng, một gian hàng độc đáo được dựng lên với phần mái là chiếc nón lá che nghiêng - dấu hiệu nhận biết đặc trưng, không bị trộn lẫn, được nhận diện dễ dàng.Qua đó, mục tiêu mà dự án “Xoài cát Sông Hậu” nhắm đến là:
- Xây dựng chiến lược thương hiệu dẫn đầu, chủ động nguồn cung và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Chủ động hội nhập quốc tế về chất lượng sản phẩm và cơ sở pháp lý.
- Đầu tư xây dựng-quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường.
Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm “Xoài cát Sông Hậu” nói riêng và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam nói chung không phải là công việc ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình lao động và sáng tạo không ngừng của những con người đầy nhiệt huyết. Một quá trình chẳng khác nào mang nặng đẻ đau rồi nuôi nấng chăm sóc một con người.
(Nguồn: Việtnammarcom.edu)
1.2.3. Thương hiệu Vũ Sữa Lò Rền “ Cảm Nhận Sữa Từ Đất ”
(Lô gô thương hiệu Vũ Sữa Lò Rèn)
Là một sản phẩm gắn liền với vùng đất Nam bộ, lại gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ khi còn ôm bầu sữa mẹ, nên định hướng sáng tạo đưa ra cũng rất chân thật và dạt dào cảm xúc như chính tính cách của người Nam bộ: “Cảm nhận sự ngọt ngào của dòng sữa mẹ, của tình mẫu tử” với Slogan(câu khẩu hiệu): “Sữa từ đất”.
Chương II
Thực Trạng xây dựng và phát triển thương hiệu hàng
Tương Bần tại địa phương
2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
2.1. Đặc điển tình hình và nguồn lực ảnh hưởng đến nghề chế biến tương
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội
Vị trí địa lý: Huyện Mỹ Hào nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên , có 12 xã và 1 thị trấn, có quốc lộ 5A ( Hà Nội - Hải Phòng ) và quốc lộ 39A chạy qua, trên địa bàn huyện có các khu công nghiệp A, B, Minh Đức. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Huyện có diện tích đất tự nhiên là 7910 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 5098,2 ha chiếm 64,34 % tổng diện tích, đất dành cho công nghiệp là 246,7 ha. Dân số toàn huyện là 87373 người. Trên 70% dân số sống bằng nông nghiệp. Tổng số lao động trong độ tuổi là 51335 người , chiếm 58,75%.
Hiện nay, toàn tỉnh có 128 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn và 55 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 11500 lao động, trong đó lao động địa phương là 7200 người.
(Nguồn phòng nông nghiệp huyện)
2.1.2. Nguồn lực
a) Thuận lợi
* Nguồn tài nguyên: chủ yếu là đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, khoáng sản hầu như không có. Do đó nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của huyện là phát triển nông nghiệp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến tương chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp vì vậy đây là yếu tố rất thuận lợi cho nghề chế biến tương phát triển.
* Nguồn tài nguyên nước: Mỹ Hào là một huyện đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước mặt và nước ngầm khá dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong huyện.
Nguồn nước mặt được cung cấp bởi hệ thống sông Bắc Hưng Hải và sông Bần tạo thành một hệ thống tưới, tiêu khá hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nghề chế biến tương.
Nguồn nước ngầm rất dồi dào, nguồn nước trong ngọt, chưa bị ô nhiễm, đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất được người dân trực tiếp sử dụng để chế biến tương .
* Kết cấu hạ tầng :
Về hệ thống giao thông: Đây là một lợi thế rất lớn của huyện ngoài tuyến quốc lộ 5A và 39A là hai tuyến đường chính còn có các tuyến tỉnh lộ liên huyện, liên xã như đường 169, 198A, 198B, 210, 215, 217... cơ bản đã được nâng cấp, còn một số chuẩn bị nâng cấp. Giao thông thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh tế lưu thông hàng hoá dễ dàng trong vùng và khu vực là điều kiện để nghề chế biến tương ổn định sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ.
Về mạng lưới điện: Nguồn điện tương đối ổn định phủ kín toàn huyện với những biến áp trung gian 220KV và 110KV trong khu vực cung cấp, phủ kín đảm bảo cho sản xuất chế biến tương và sinh hoạt của người dân.
Hệ thống thông tin liên lạc đang phát triển với chất lượng cao. 13/13 xã, thị trấn có điểm bưu điện, điện thoại đạt tỷ lệ 10 máy / 100 dân.
Dịch vụ thương mại: Toàn huyện có chợ đầu mối ở 4 khu vực xã và thị trấn và các chợ tạm, các cửa hàng bán buôn bán lẻ nằm rải rác trên địa bàn. Đây là nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Tiểu thủ công nghiệp : Các xã trong huyện có làng nghề truyền thống như: Tương Bần, chế biến thực phẩm, sơ chế nhựa, mộc, trạm bạc đang phát triển mạnh.
* Nguồn nhân lực: trong quá trình phát triển của mỗi địa phương, con người là nhân tố quan trọng nhất, bởi vì con người vừa là động lực của quá trình sản xuất vừa là mục tiêu của phát triển bền vững. Đồng thời đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến các nhân tố khác để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Nguồn nhân lực được đào tạo phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô là nguồn cung đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề. Chất lượng giáo dục là mũi nhọn, giáo dục toàn diện trong trường học thường xuyên được chú ý, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mỗi năm trong huyện có khoảng 170 đến 200 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng, cơ sở vật chất trường học được tăng cường.
* Văn hoá - xã hội
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, do đó đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trên địa bàn không có bệnh dịch lớn xảy ra… 13/13 xã, thị trấn có bác sĩ, 7 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế.
Sự nghiệp văn hoá được quan tâm và đầu tư với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hóa …có nhiều tiến bộ.12/13 xã, thị trấn có đài phát thanh thường xuyên thu phát sóng đài 3 cấp.
Phong trào thể dục thể thao phát triển, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Công tác dân số - gia đình và trẻ em được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Chương trình lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh vách đất luôn được huyện quan tâm.
b) Khó khăn
Nguồn nguyên liệu đầu vào: Mặc dù là một huyện mà sản xuất nông nghiệp tương đối phát triển nhưng diện tích đất chủ yếu được dành để trồng lúa, diện tích trồng đỗ tương nguyên liệu chính để chế biến tương lại rất ít, gây khó khăn cho các hộ chế biến.
Mạng lưới điện nông thôn: Cho dù trên địa bàn huyện có các trạm biến áp trung gian như 220KV và 110KV và lưới điện hạ thế nhưng đã vận hành lâu năm đang trong tình trạng xuống cấp gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Dịch vụ thương mại: Tuy có hệ thống giao thông thuận lợi có các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện chạy qua, nhưng thị trường cho sản phẩm tương vẫn chỉ bó hẹp trong huyện và các vùng lân cận chứ chưa phát triển trên cả nước và vươn tới xuất khẩu.
Nguồn nhân lực: Thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm, lực lượng lao động trẻ là chủ yếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất.
Tâm lý sản xuất nhỏ lẻ còn tồn tại trong đại bộ phận người lao động, một số bộ phận bị ảnh hưởng bởi tư tưởng bao cấp.
2.2 Khái quát chung về làng nghề Tương Bần.
Đi từ Hà Nội theo quốc lộ 5 chừng khoảng 25 km là đến thị trấn Bần Yên Nhân (trước đây là một thôn của xã Văn Phú) huyện Mỹ Hào, ở đó có nghề làm tương Bần. Nước ta có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng như tương Cự Đà (Hà Tây), tương Nam Đàn (Nghệ An) thế nhưng tương Bần vẫn là thứ đặc sản mà người Hà Nội sành ăn xếp vào những món ăn đặc biệt của thủ đô xưa, đó là dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét. Nguồn nguyên liệu để làm tương là gạo, ngô, đỗ tương,... rất dồi dào và có sẵn, công nghệ làm tương khá đơn giản song nhờ bí quyết độc đáo mà tương Bần có hương vị thơm ngon độc đáo hơn hẳn các nơi khác. Làng nghề tương Bần có khoảng 300 lao động làm nghề. Sản xuất tương ở làng Bần hầu hết là các hộ gia đình, có hộ do được truyền nghề từ đời trước, có hộ mới vào nghề dăm bảy năm nay khi thấy nghề làm tương phát đạt. Tuỳ theo uy tín, chất lượng mà có hộ làm ăn quy mô lớn, có tới ba trăm chum đại sức chứa tới 40.000 lít liên tục quay vòng. Có hộ cả năm chỉ làm bán được vài ngàn lít. Tuy nhiên, nghề làm tương cũng không thể phát triển quy mô được như mong muốn do yếu tố thị trường và sức mua. Vì vậy sản lượng tương của làng nghề cũng chỉ đạt từ 400-500 nghìn lít.
( Nguồn WEB SITE Hưng Yên )
2.3 Phương Thức làm tương ngon chính hiệu theo kinh nghiệm của cha ông truyền lại.
Tương Là một món ăn dân dã nhưng nó đã gắn bó mật thiết với người dân từ bao đời nay và trở thành một trong những nét văn hoá Việt là một đặc điểm riêng có của người Việt Nam vì vậy Tương Bần là một trong những món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình.
Nghề làm tương đã có từ lâu và được truyền lại cho đến ngày nay. Cũng như rất nhiều sản phẩm mang tính truyền thống khác quy trình sản xuất tương đòi hỏi phải đảm bảo những yêu cầu chặt chẽ, cẩn thận từ khâu nguyên liệu chế biến cho đến khi hoàn thành đạt tiêu chuẩn. Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại cùng với quá trình sản xuất lâu năm không ngừng học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, chính vì vậy sản phẩm tương bần có được hương vị đặc biệt mà không nơi đâu có được. Tương Bần có hương thơm dịu nhẹ, nước tương sánh vàng, vị ngọt của gạo nếp, đỗ tương…
Theo bà Nguyễn Thị Minh Quất một người lâu năm trong nghề và rất có uy tín tại làng Bần cho biết các quy trình sản xuất tương Bần chính hiệu theo kinh nghiệm của cha ông truyền lại là :
Đầu tiên, là khâu chọn nguyên liệu. Gạo làm tương nhất thiết phải là thứ nếp cái hoa vàng thật thơm, loại gạo mà người dân vẫn gọi là “ngọc thực, xạ thực”. Khi làm tương, gạo nếp chỉ cần xát nhẹ nhằm giữ lại mày cám để tương thêm ngọt. Đỗ tương phải chọn đúng loại được trồng trên đất Hưng Yên, giống của Việt Nam ta và phải chọn những hạt nhỏ đều nhau thì tương làm ra mới có vị đậm ngọt. Nếu chọn loại đỗ lai, hạt to trông thật bắt mắt nhưng vị ngọt bùi rất kém. Muối phải là muối trắng tinh được chở về từ Thanh Hóa, Nghệ An. Nước ngâm đỗ phải là nước mưa, nước giếng đất hoặc giếng đá tổ ong, tuyệt nhiên không được dùng nước máy. Thứ hai là khâu sản xuất: gạo sau khi ngâm được thổi thành xôi, rồi cho vào nong, xếp một lượt lá nhãn hoặc lá khoai, chờ lên mốc vàng như hoa cải. Nếu công việc thổi xôi tương đối đơn giản thì việc rang đỗ tương là một nghệ thuật của tài củi lửa. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa nhỏ để cho hạt đỗ chín đều từ ngoài vào trong, ánh lên sắc vàng và bốc mùi thơm lựng. Sau khi rang, cho đỗ vào ngâm nước đúng 7 ngày đêm, nếu ít hơn 7 ngày tương sẽ chua mà nhiều hơn thì tương sẽ úng. Trong thời gian ngâm, thông thường hạt đỗ tương phải 3 lần nổi 3 lần chìm thì mới bảo đảm lúc thành tương, hạt đỗ nát ngấu. Thứ nước đỗ đó lại được đem ủ với mốc, bóp nhuyễn cho hai thứ quyện với nhau, tăng vị đậm đà cho tương bằng nước muối đã được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32106.doc