Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

Mục lục

 Trang

Mở đầu

1.Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương I

Tổng quan về tình hình nghèo đói ở nước ta

I. Khái niệm nghèo đói

1. Khái niệm chung

1.1. Khái niệm

1.2. Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo đói của Việt Nam

2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói

2.1. Xác định chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm

a. Khái niệm

b. Quy trình xác định chuẩn nghèo đói

2.2. Xác định về sự thay đổi mức nghèo qua các năm

2.3. Công thức tính tỉ lệ nghèo đói

2.4. Chuẩn mới xác định nghèo đói

II. Vấn đề nghèo đói ảnh hưỏng đến kinh tế xã hội

III. Tình hình nghèo đói ở nước ta hiện nay

 

Chương II

Nghiên cứu thống kê tình hình nghèo đói

của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

I. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Đàn

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Tài nguyên thiên nhiên

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1. Tình hình dân số và lao động

2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất

2.3. Điều kiện xã hội

2.4. Hoạt động kinh tế

II. Thực trạng về nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

1. Tình hình chung về nghèo đói của các hộ nông dân ở Nghĩa Đàn

2. Phân tích biến động tình hình nghèo đói của các hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 1996 – 2000

III. Nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn.

1. Nguyên nhân khách quan

2. Nguyên nhân chủ quan

3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn

3.1. Điều kiện sản xuất của các hộ nghèo đói

3.2. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân nghèo đói

a. Trồng trọt

b. Chăn nuôi và các ngành nghề khác

3.3. Phân tích thống kê các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

3.4. Tình hình chi tiêu của các hộ nghèo đói

3.5. Tình hình nhà ở, tư liệu sản xuất, các phương tiện sinh hoạt của các hộ nghèo đói

 

Chương III

Các chủ trương biện pháp xoá đói giảm nghèo

cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn- Nghệ An

I. Tình hình xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân trong 5 năm 1996 - 2000 ở huyện Nghĩa Đàn

1. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo

2. Kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo trong 5 năm 1996 - 2000

2.1.Kết quả chung

2.2.Kết quả thực hiện các dự án thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo

2.3.Những tồn tại trong công tác xoá đói giảm nghèo

II. Những giải pháp chủ yếu góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân ỏ huyện Nghĩa Đàn

1. Những thuận lợi và khó khăn

2. Những quan điểm xoá đói giảm nghèo

3. Phương hướng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo

4. Những giải pháp chủ yếu góp phần xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn

a Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xoá đói giảm nghèo

b Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo

c. Triển khai thực hiện các chính sách chương trình dự án

d. Các dự án

e. Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hoá, thông tin

f. Dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo

g. Các chính sách dự án khác

5. Kết luận

Danh mục các tài liệu tham khảo 5

5

6

6

 

8

8

8

8

9

10

11

11

11

12

12

12

13

15

 

 

19

19

19

19

21

22

22

26

28

28

 

29

29

 

30

31

32

32

32

 

34

34

 

37

37

38

42

44

 

44

 

 

49

 

49

49

50

50

 

51

53

 

54

55

56

57

 

58

 

58

 

59

60

62

65

 

65

65

67

70

 

doc71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với cả nước song đó cũng là cố gắng lớn của nhân dân huyện Nghĩa Đàn, vì vậy thực trạng nghèo đói của các hộ nông dân đang là mối quan tâm lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn Bảng 4: Tình hình giàu nghèo qua các năm của huyện Nghĩa Đàn Năm Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo đói Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1996 1997 1998 1999 2000 2.442 3.179 3.870 5.000 6.146 6,4 8,2 9,6 12,5 15,0 7.707 8.839 9.843 11.438 12.293 20,2 22,8 25,0 28,6 30,0 14.973 15.406 15.748 15759 16.617 39,24 39,74 40,0 39,4 40,55 13.034 11.343 10.000 7.799 5.921 34,16 20,26 25,4 19,5 14,45 Qua bảng về tình hình nghèo đói của các hộ nông dân vào thời điểm 31/ 12 hàng năm ta thấy số hộ giàu khá tăng nhanh, năm 1996 chỉ có 2.442 hộ giàu chiếm 6,4 % thì năm 2000 đã có 6.146 hộ chiếm 15 % tổng số hộ toàn huyện. Bên cạnh đó hộ nghèo đói cũng giảm xuống, năm 1996 có 13.034 hộ nghèo đói chiếm 34,16 % nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 5.921 hộ chiếm 14,45 % tổng số hộ toàn huyện. 2. Phân tích biến động tình hình nghèo đói của các hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 1996 - 2000. Thu thập số liệu về tình hình nghèo đói của các hộ nông dân cho ta biết về số hộ nghèo đói, năm 1996 có 13.034 hộ và đến năm 2000 giảm xuống còn 5.921 hộ, trong thời kỳ này qua các năm số hộ nghèo đói đều giảm xuống như chúng ta đã biết (qua bảng 5 ). Song sự giảm xuống này về số hộ chưa phản ánh hết thực chất của vấn đề, bởi còn có sự biến động tăng lên của tổng số hộ trong toàn huyện qua các năm. Do đó, chúng ta sử dụng thêm chỉ tiêu tỉ lệ % số hộ nghèo đói qua các năm để phân tích sự biến động đó. Bảng 5: Biến động nghèo đói của các hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn Năm Hộ nghèo đói Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn Tốc độ phát triển liên hoàn Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc Tốc độ phát triển định gốc Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1996 1997 1998 1999 2000 13034 11343 10000 7799 5921 34,16 29,26 25,4 19,5 14,45 - -1691 -1343 2201 1878 - -4,9 -3,86 -5,9 -5,1 - 87,02 88,16 77,99 75,92 - 85,66 86,81 76,77 74,1 - -1691 -3034 -5235 -7113 - -4,9 -8,76 -14,66 -19,71 - 87,03 76,72 59,84 15,43 - 85,86 74,36 57,08 42,3 BQ 9619 24,55 1778 4,94 82,27 80,84 - - - - Sau khi tính toán cho ta thấy bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1996 - 2000 có 9.619 hộ nghèo đói, tương ứng chiếm 24,55 %, hàng năm có 1.778 hộ thoát khỏi nghèo đói, tương ứng mỗi năm tỉ lệ nghèo đói giảm 4,94 %, tính về số hộ thì mỗi năm số hộ nghèo đói giảm 17,73% và tính về tỉ lệ thì mỗi năm tốc độ giảm của tỉ lệ nghèo đói là 19,16 % hộ thoát khỏi nghèo đói trong tổng số tỉ lệ hộ nông dân nghèo đói. Cứ như vậy liên tục trong 5 năm số hộ nghèo đói giảm được 7113 hộ tương ứng giảm 54,57 % và tỉ lệ hộ nghèo đói giảm 19,71 % tương ứng giảm 57,69% trong tổng số hộ và tỉ lệ nghèo đói toàn huyện. Ngoài các chỉ tiêu chung trên, trong thời kỳ này năm 1997 hộ nghèo đói giảm 1.691 hộ ( tỉ lệ giảm 4,9 %) song đến năm 1998 hộ nghèo đói giảm 1343 hộ (tỉ lệ giảm 3,86 %) và năm 1999 hộ nghèo đói giảm là 2201 hộ (tỉ lệ giảm 5,9 %), đến năm 2000 hộ nghèo đói giảm 1.878 hộ (tỉ lệ giảm 5,1 %). Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chương trình xoá đói giảm nghèo là một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo lên hàng đầu, là mục tiêu phấn đấu về kinh tế của toàn huyện. Bằng các biện pháp cụ thể như giúp đỡ hộ nghèo đói vay vốn sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng sản xuất, giúp đỡ người nghèo cây, giống con giống ban đầu để có thể có điều kiện khắc phục khó khăn vươn lên sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính nhờ vậy mà trong những năm trọng điểm của công tác xoá đói giảm nghèo hộ nghèo đói đã giảm một cách đáng kể. Riêng năm 2000 số hộ nghèo giảm ít, một phần do áp dụng tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói cao hơn so với các năm trước đó. Có một số hộ mặc dù theo tiêu chuẩn cũ đã thoát khỏi nghèo đói nhưng với chuẩn mới cao hơn nên vẫn còn thuộc diện hộ nghèo. Tóm lại, trong thời kỳ 1996-2000 từ sau hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo (133) và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa (135). Nghĩa Đàn là huyện miền núi nên đã được sự quan tâm của Tỉnh, chương trình đã nhanh chóng được triển khai với quyết tâm lớn tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng bộ, các Đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dân huyện Nghĩa Đàn. Bởi vậy, đến nay tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm xuống còn 14,45%, sau5 năm tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm bớt 19,71%. Đạt được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ về chính sách của nhà nước và quá trình phấn đấy vươn lên của bản thân các hộ nghèo đói . III. Nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn 1. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan gây nên tình trạng nghèo đói của các hộ nông dân gồm các nguyên nhân sau: - Do địa hình phức tạp, đất canh tác ít và nghèo dinh dưỡng dẫn đến năng suất cây trồng thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ và đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. - Dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp chưa phát triển làm hạn chế khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Huyện có tỉ lệ dân tộc 56 % và 12 xã đặc biệt khó khăn, vì vậy phong tục tập quán ở nông thôn miền núi còn nhiều hạn chế cộng với các hủ tục đã gây tốn kém, lãng phí, nó cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói. Những nguyên nhân này không những chỉ tác động đến người nghèo mà tất cả các hộ đều chịu tác động của các nguyên nhân trên trong các điều kiện sản xuất. Song do các hộ có tiềm lực kinh tế dồi dào hơn, có kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng phù hợp với điều kiện nên hạn chế được các tác động nói trên. Họ biết biến đổi cây trồng vật nuôi, cải tạo đất đai, có vốn đầu tư vào sản xuất vì vậy năng suất cây trồng vật nuôi của họ có hiệu quả hơn các hộ nghèo đói. 2. Nguyên nhân chủ quan Qua điều tra và phân tích chúng ta thấy hộ nghèo đói thường thiếu tiền chi tiêu trong sinh hoạt, tái sản xuất giai đoạn và tái sản xuất mở rộng. Nguyên nhân đó là do thu nhập thấp, từ đó có thể thấy được một số nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói như sau: - Một số hộ nông dân trở nên bần cùng, đời sống thiếu thốn chẳng những không có vốn sản xuất mà chỉ đảm bảo bữa ăn hàng ngày cũng gặp khó khăn. - Bản thân họ cũng không có kiến thức để vận dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường. - Một số hộ do thiếu ăn nên nợ nần nhiều năm, vì vậy không đủ sức vươn lên, nhiều lúc phải bán sản phẩm non. - Không năng động tìm việc làm những lúc nông nhàn, mắc phải các tện nạn xã hội và còn do lười lao động. - Sinh con quá nhiều, thiếu lực lượng lao động. - Thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn có thể vay từ quỹ xoá đói giảm nghèo còn hạn chế. Trong khi để vay qua ngân hàng người nghèo thì số vốn quá ít không đủ để đầu tư sản xuất kinh doanh nên khi vay đã dùng số vốn đó để chi tiêu hàng ngày dẫn đến cụt vốn và ngân hàng không cho vay tiếp. Còn một số nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương còn có những quan điểm, nhìn nhận đánh giá và thiếu lòng tin vào các hộ nghèo, gây cho hộ nghèo những khó khăn sự mặc cảm thiếu tự tin chủ động vươn lên thoát khỏi nghèo đói. - Trong điều kiện thiếu ăn nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng không đảm bảo. Vì vậy, vấn đề ốm đau bệnh tật đã làm cho các hộ nghèo đói phải chi phí quá lớn và dẫn đến nghèo đói hơn. - Ngoài ra, còn nhiều những nguyên nhân đan xen kết hợp dẫn tới tình trạng nghèo đói của các hộ nông dân như: ốm đau tàn tật, thiếu ruộng đất sản xuất, các hộ gia đình chính sách, gia đình liệt sỹ, thương binh, già cả neo đơn mà phần trợ cấp xã hội quá ít ỏi không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của hộ. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước cho thấy: Muốn xoá đói giảm nghèo thì phải giải quyết cơ bản những nguyên nhân gây ra nghèo đói. Nguyên nhân nghèo đói rất đa dạng và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Bởi vậy, chúng ta đi vào xem xét cụ thể điều kiện và thực trạng sản xuất, chi tiêu của các hộ nông dân nghèo đói để biết rõ hơn nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An . 3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn 3.1. Điều kiện sản xuất của các hộ nghèo đói : Qua số liệu về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra cho ta thấy: - Điều kiện đất đai: đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất bởi nếu hộ nông dân mà thiếu đất tức là thiếu tư liệu để sản xuất. Ta thấy đất đai của hộ giàu là 9.310 m2 trong khi đó hộ nghèo chỉ có 7.000 m2, chỉ bằng 75,18 % của hộ giàu. - Điều kiện nhân khẩu, lao động: Nhân khẩu hộ giàu bình quân là 4,1 người một hộ trong khi đó các hộ nghèo là 5,0 người một hộ. Số lượng lao động của các hộ giàu là 3,8 người một hộ chiếm 92,68 % số người trong hộ, trong khi đó số lao động của các hộ nghèo đói là 2,2 người một hộ chỉ chiếm 44% số người trong hộ. Về cơ cấu cho ta thấy rõ hộ nghèo đói lực lượng lao động ít và người ăn theo nhiều, chỉ tính riêng về lao động thì người làm không đủ để nuôi nhiều người ăn theo, cho nên dẫn đến nghèo đói là tất yếu. - Trình độ văn hóa của hộ giàu cao, 62,5 % chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3 và 6,2 là trình độ trên cấp 3 nhưng hộ nghèo đói chỉ có 12,6 % là trình độ cấp 3 và có đến 8,5 % chủ hộ là mù chữ. Trong nhóm hộ nghèo đói có một số hộ không có lao động chính, phần lớn là bệnh tật già cả, neo đơn và mắc bệnh kinh niên. Các hộ giàu khá ngoài các yếu trên còn kinh doanh thêm các nghè phụ, tận dụng lao động lúc nông nhàn. Còn lao động của các hộ nghèo đói ngoài chăm sóc ruộng vườn, lúc nông nhàn vẫn không có nghề để làm vì chất lượng lao động thấp, trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến tiếp thu các kỹ thuật tiến bộ và chuyển đổi cây giống con giống cho phù hợp. - Vốn dùng vào sản xuất của hộ giàu là 6.650 nghìn đồng trong một năm còn hộ nghèo đói là 1.357 nghìn đồng trong một năm chỉ bằng 20,4 % số vốn của hộ giàu, ngoài ra so với các hộ có mức sống trung bình thì vốn dùng vào sản xuất của các hộ nghèo đói chiếm 53,84 % - Vì điều kiện thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, lao động các hộ nghèo đói phải đi làm thuê đổi công cho các gia đình khác để đổi sức kéo cho khâu làm đất hoặc lấy tiền thuê sức kéo, mua vật tư vì vậy họ không đủ thời gian chăm sóc các sản phẩm của mình nên năng suất thấp, chất lượng kém đối với cây trồng vật nuôi. Cũng theo kết quả điều tra của một số hộ do nghèo đói nên con cái họ phải nghỉ học hay học không đến nơi đến chốn. Vì các khoản chi phí đóng góp cho giáo dục đối với hộ nghèo đói là quá lớn. Đây cũng là nguyên nhân trẻ em nghèo đói bỏ học hoặc học không có chất lượng và cũng là nguyên nhân làm cho các hộ nghèo đói đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bảng 6: Điều kiện đất đai, lao động, trình độ văn hóa và vốn sản xuất của các nhóm hộ điều tra ở Nghĩa Đàn tại thời điểm 31/12 /2000. Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo đói I. Đất đai 1. Đất nông nghiệp - Cây hàng năm - Cây lâu năm - Thủy sản 2. Đất lâm ngiệp II. Nhân khẩu, Lao động - Bình quân nhân khẩu/ hộ - Bình quân lao động/ hộ III. Trình độ văn hóa Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 THCN,CNKT, CĐ- ĐH VI. Vốn dùng vào S/xuất Trồng trọt Chăn nuôi Sản xuất khác m2 ,, ,, ,, ha người ,, % ,, ,, ,, ,, " 1000đ ,, ,, ,, 8.100 4.733 2.045 1.323 4,7 2,98 2,93 28,15 31,43 37,5 2,88 3.850 1.156,5 1.163,0 1.530,5 9.310 5.300 2.500 1.519 4,1 3,8 11,7 25,8 62,5 6,2 6.650 7.720 1.920 2.950 8.583 4.900 2.183 1.500 4,6 3,2 20,0 29,4 50,6 3,5 5.350 1.340 1.660 2.350 7.766 4.666 1.900 1.200 4,8 2,8 3,2 32,4 40,1 24.3 1,8 2.520 870 720 930 7.000 4.200 1.700 1.100 5,0 2,2 8,5 48.5 30,4 12,6 1.357 532 495 330 Phần trước đã nêu trình độ của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của dậy và phát triển, giúp các hộ tăng thu nhập giảm nghèo đói. 3.2. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân nghèo đói: a. Trồng trọt: Nghĩa Đàn là huyện miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp, qua số liệu điều tra cho ta thấy được kết quả sản xuất của các hộ nghèo đói như sau: Bảng 7: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của các hộ nông dân nghèo đói trong số hộ điều tra: Cây trồng Diện tích ( m2 ) Năng suất ( tạ/ ha ) Sản lượng ( kg ) Giá trị SX (GO, 1000đ) Chi phí trung gian (IC, 1000đ ) Giá trị gia tăng ( VA, 1000đ) Lúa Ngô Khoai Lạc 3.067 350 280 215 31 11 34 12 952 38,5 95,2 25,8 1.774 70 96 142 284 12 16 28 1.490 58 80 114 Tổng 1.742 Qua bảng ta thấy thu nhập ngành trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai, lạc, song với mức thu nhập này thì sẽ không đủ ăn. Riêng lương thực (lúa + ngô) là 990,5 kg/ hộ, trong đó số nhân khẩu bình quân hộ nghèo đói là 4,7 khẩu/ hộ, nếu tính bình quân lương thực mỗi người một năm là 990,5/4,7 bằng 210 kg và không đủ bình quân một người tháng là 210/12 bằng 17,5 kg người/ tháng, qui ra gạo chỉ có khoảng 12,25kg/ người/ tháng (theo tiêu chuẩn dưới 13 kg gạo người/ tháng là đói). Nguyên nhân là do đất ít lại nghèo chất dinh dưỡng do không có đầu tư phân bón cộng với lao động ít, không biết áp dụng kỹ thuật canh tác. Cũng bởi do thiếu vốn để đầu tư sản xuất, tập quán canh tác cũ kỹ và thiếu hiểu biết dẫn đến năng suất thấp, sản lượng ít. Riêng lúa năng suất bình quân chung toàn huyện cũng đạt 52 tạ/ ha còn các hộ giàu khá năng suất đạt từ 50 tạ đến 60 tạ/ ha, vậy mà các hộ nghèo đói do sản xuất kém nên năng suất chỉ có 31 tạ/ ha. Vì vậy, để giải quyết vấn đề ăn cho gia đình quả là một thách thức lớn đối với các hộ nghèo đói, đòi hỏi họ phải tìm cách khác để kiếm sống, vào rừng tìm sản phẩm bán lấy tiền mua lương thực, sản xuất không được chú trọng. b. Chăn nuôi và các ngành nghề khác: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi và một số ngành khác qua điều tra đa mục tiêu năm 2000 như sau: Bảng 8: Hiệu quả sản xuất hộ nghèo đói một số ngành trong tổng số hộ điều tra: ( bình quân 1 hộ/ năm ) Chỉ tiêu Giá trị sản xuất ( GO, 1000đ ) Chi phí trung gian ( IC, 1000đ ) Giá trị gia tăng ( VA, 1000đ ) 1. Chăn nuôi - Gia súc - Gia cầm 2. Làm vườn 3. Lâm ngiệp 4. Thủy sản 5. Dịch vụ, thu # 1.029 648 331 410 810 260 230 326 286 40 74 129 65 32 703 412 291 336 681 196 178 Tổng 2.093 Về chăn nuôi đa số hộ giàu khá giám đầu tư nhiều cho nên lãi cao, nhiều hộ nuôi lợn nái, lợn thịt, gà tam hoàng, vịt siêu trứng, đầu tư chuồng trại, giống, thức ăn và biết học hỏi kỹ thuật chăn nuôi nên gia súc gia cầm lớn nhanh và cho lãi cao. Còn các hộ nghèo đói qua số liệu điều tra chủ yếu là chăn nuôi tận dụng, thức ăn là sản phẩm phụ gia đình (khoai, sắn, cám), nhân giống cũng không được chú trọng, công tác thú y không được quan tâm mà nguyên nhân là do thiếu vốn, thiếu lao động và thiếu hiểu biết về công tác chăm sóc con giống nên hiệu quả sản xuất không cao, hơn nữa các hộ nghèo đói chủ yếu chăn nuôi theo kiểu tận dụng nên thường nuôi ít con giống. Do vậy, hàng năm nguồn thu từ chăn nuôi ít, đó là chưa kể do những hộ do không biết chăn nuôi nên con giống sinh ra ốm yếu, kém phát triển và còn có trường hợp bị mất con giống. Nhìn vào bảng ta thấy dẫu sao thu nhập từ chăn nuôi cũng là một trong những nguồn thu của hộ nghèo đói. Vì vậy, giải pháp về thị trường, giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi của các hộ nông dân nghèo đói là những vấn đề cần được qua tâm. Có như vậy những hộ nghèo đói mới có cơ hội, điều kiện học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tham gia vào sản xuất để thực sự tạo ra nguồn thu nhập từ chăn nuôi. Đồng thời mở rộng sản xuất phát triển đa dạng chăn nuôi tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hộ nghèo đói trong toàn huyện giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp cũng là nguồn thu đáng kể của các hộ nghèo đói. Bởi do tập quán sinh hoạt của người dân nơi đây nên nhiều khi các hộ cứ nhìn vào cái ăn ở trong rừng, bỏ bê cả việc đồng áng nhà cửa nhiều ngày để đi vào rừng săn bắt, lấy gỗ củi và các sản phẩm khác về bán. Song tài nguyên rừng cũng chỉ có hạn, rồi các hộ nghèo đói sẽ chẳng còn có thể kiếm được thu nhập từ rừng nữa mà còn tàn phá rừng hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng có một số hộ nghèo nhận trồng rừng và đem lại nguồn thu nhập cho họ, song các hộ nghèo do ít đầu tư về chi phí sản xuất ban đầu và ít kinh nghiệm trong việc trồng rừng bởi vậy hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Hộ nghèo đói còn có nguồn thu nhập từ làm vườn, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản, trong đó làm vườn chủ yếu là bán sản phẩm trong vườn một cách ngẫu nhiên theo tập quán chứ chưa có ý thức được việc trồng trọt các loại cây ăn quả, rau quả có hiệu quả kinh tế nên cũng chưa có sự đầu tư thích đáng. Dẫu sao Nghĩa Đàn cũng là huyện miền núi có nhiều đất vườn tạp để phát triển các loại cây ăn quả, trong vấn đề xoá đói giảm nghèo huyện cũng cần giúp các hộ nghèo đói nâng cao chất lượng làm vườn có hiệu quả hơn nữa. Còn thủy sản do diện tích mặt nước ít nên không có điều kiện phát triển, các hộ nghèo đói chủ yếu là đánh bắt ở sông suối, ao đìa nên chẳng mang lại thu nhập là bao. Riêng phần thu từ dịch vụ, thu khác với các hộ nghèo đói thực chất là lao động làm thuê và một số ít làm các nghề thủ công truyền thống như đan lát dệt hàng thổ cẩm, làm hương, làm đệm lau song chỉ có tính chất manh nhúm chưa có tổ chức, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chủ yếu tiêu dùng nội bộ nên phần đa là lấy công làm lãi chứ hiệu quả kinh tế còn thấp. Tóm lại: thực trạng sản xuất của các hộ nông dân rất yếu kém, cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai năng suất thấp, chăn nuôi thì kém phát triển, khâu chăm sóc cả trồng trọt và chăn nuôi không đảm bảo nên nguồn thu còn thấp. Thu nhập từ dịch vụ các nguồn thu khác không ổn định và thấp. Qua điều tra giá thực tế thu nhập của hộ nông dân nghèo đói ở tất cả các ngành là 3.835 nghìn đồng, nếu tính số nhân khẩu hộ nghèo đói là 4,7 khẩu/ hộ thì bình quân một nhân khẩu là 8160 nghìn đồng/ người/ năm và tính bình quân một tháng là 68,0 nghìn đồng/ người/ tháng thấp hơn so vưói mức nghèo chung còn nhiều, điều này nói lên còn có nhiều hộ rất nghèo, thậm chí còn có nhiều hộ đói thể hiện sự chênh lệch giàu nghèo khá lớn. Xét về cơ cấu thu nhập cho ta thấy đối với hộ nghèo đói, nguồn thu chủ yếu từ nông lâm thủy sản là 3.657 nghìn đồng chiếm 95 % trong tổng số thu nhập. Hoạt động dịch vụ, các ngành nghề khác chỉ có 178 nghìn đồng chiếm 4,6 % thể hiện đối với hoạt động dịch vụ và các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của các hộ nghèo đói còn rất hạn chế, họ chủ yếu thu từ nông lâm thủy sản và coi đó là nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình, điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra: Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Hộ giàu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo đói 1. Thu nhập bình quân người / tháng 2. Cơ cấu thu nhập - Trồng trọt - Chăn nuôi - Lâm nghiệp - Thủy sản - Ngành khác 1000đ % % % % % % 226,7 100 38,92 24,42 15,43 6,24 14,49 475,6 100 27,7 30,71 9,64 7,22 24,73 268,7 100 32,63 25,52 17,71 8,13 6,01 142,5 100 40,2 22,6 16,4 6,7 14,1 68,0 100 54,8 18,33 17,75 5,1 4,64 Trong nông lâm thủy sản, thu nhập từ trồng trọt và làm vườn là 2.078 nghìn đồng chiếm 54,18%, chăn nuôi 703 nghìn đồng chiếm 18,3 %, lâm nghiệp 681 nghìn đồng chiếm 17,7 % còn thủy sản 195 nghìn đồng chỉ chiếm 5,08 %. Rõ ràng các hộ nghèo đói bản chất còn nặng về thuần nông mà chủ yếu là cây lúa, chưa phát triển sản xuất. Trong điều kiện nông nghiệp nước ta nói chung và huyện Nghĩa Đàn nói riêng, sản phẩm nông nghiệp chưa có giá trên thị trường nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Muốn xoá đói giảm nghèo trước hết phải giúp hộ nghèo đói thay đổi phương thức sản xuất, cần phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, mở rộng các nghề truyền thống như đan lát dệt hàng thổ cẩm, làm hương, làm đệm lau, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, có như vậy mới mang lại thu nhập cao hơn cho hộ nghèo đói. Bên cạnh đó hộ giàu có thu nhập cao cũng bởi cơ cấu ngành nghề của họ khác hẳn, trồng trọt chỉ có 24,06 %, chăn nuôi cao hơn cả trồng trọt chiếm 29,65 %, đặc biệt nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và các ngành nghề khác chiếm tỉ trọng cao nhất trong thu nhập của hộ giàu, các hộ khá, trung bình cũng có xu hướng ngành nghề biến đổi tương tự như vậy. Nhóm hộ giàu khá do có đủ các yếu tố như vốn, kinh nghiệm sản xuất đã đầu tư cho chăn nuôi đa dạng, Mở rộng các ngành nghề khác nên có nguồn thu nhập cao và ổn định. Nhóm hộ nghèo đói tập trung chủ yếu vào trồng trọt nhằm giải quyết lương thực nhưng vẫn không đủ ăn. Vì vậy, để duy trì cuộc sống gia đình hộ nghèo phải nhờ vào rừng để tìm thêm nguồn thu nên không ổn định, ngoài ra sản xuất nặng vào phụ thuộc thiên nhiên, nhiều rủi ro, kinh nghiệm sản xuất không có, nguồn lương thực không đủ ăn làm gì có thừa để chăn nuôi, hậu quả nghèo đói vẫn ở trong vòng luẩn quẩn. Mà nguyên nhân của nó chính là thiếu lao động, nhiều khẩu, đông con, thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất dẫn đến thu nhập thấp. 3.3. Phân tích thống kê các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Cần đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đó đến thu nhập của các hộ nông dân nghèo đói nói riêng và các hộ nói chung, chúng ta đi sâu tìm hiểu mối liên hệ tương quan giữa tỉ lệ lao động, số con, số vốn dùng vào sản xuất một hộ trong năm đối với thu nhập bình quân đầu người một tháng qua các hộ điều tra đa mục tiêu tại thời điểm 1 - 1 - 2001 như sau: Bảng 10 :Điều kiện nhân khẩu, lao động, số con, vốn dùng vào sản xuất của các hộ trong nhóm hộ điều tra : TT Họ và tên chủ hộ Tổng nhân khẩu (người) Lao động Số con (người) Vốn dùng sản xuất (1000đ) Thunhập BQngười (1000đ) Người Tỉ lệ so với khẩu (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Lê Văn Đàn 3 2 66.66 1 2.660 135,6 2 Lê Thị Đấu 1 0 - 0 216 50,2 3 Lê Đặng Chặn 5 2 40 3 2.679 127,6 4 Lê Hữu Chức 5 2 40 3 2.728 128,9 5 Lê Văn Cấp 4 2 50 2 3.267 142,5 6 Lê Văn Chung 3 2 66.66 1 2.173 134,4 7 Lê Thị Lại 3 2 66.66 1 2.107 149,5 8 Lê Thị Hương 3 1 33.33 2 724 60,5 9 Lê Văn THảo 4 2 50 1 1.845 148,6 10 Lê Trọng Lâm 3 2 66.66 2 1.293 150 11 Lương Văn Quý 4 2 50 2 1.736 142,5 12 Lê Hữu Thiết 5 2 40 3 479 76,2 13 Lê Văn Bào 6 2 33.33 4 538 78,2 14 Lê Văn Lý 5 2 40 3 632 76,4 15 Lê Thị Loan 2 1 50 1 1.754 148,2 16 Lê Khắc Tính 4 2 50 2 2.910 149,3 17 Trương Thị Lan 3 1 33.33 2 676 63,2 18 Trương Thị Huấn 4 2 50 3 3.120 149,4 19 Lê Trọng Thường 8 3 37.5 5 4.820 148,3 20 Hà Minh Ưng 7 3 42.86 5 4.372 149,5 21 Chu văn An 5 2 40 3 3.150 148,7 22 Hà Văn Nghĩa 8 3 37.5 5 5.346 319,7 23 Hà Văn Hoan 4 2 50 2 2.130 149,7 24 Ngân Thị Tọi 2 1 50 1 1.210 312,7 25 Vi Văn Hoà 6 2 33.33 4 3.215 276,3 26 Hà Văn Bang 2 2 100 0 1.276 415,6 27 Lương Văn Tỷ 4 2 50 2 1.632 153,7 28 Hà Văn Tân 9 4 44.44 6 5.965 453,4 29 Vi Văn Thuận 4 2 50 2 4.217 521,7 30 Hà Văn Tứ 9 4 44.44 5 5.715 376,9 31 Hà Bá Miên 3 2 66.66 1 3.154 454,4 32 Lương Văn Hương 4 2 50 2 3.217 432,7 33 Hà Bá Yêu 5 2 40 3 4.335 346,5 34 Hà Văn Chòn 6 3 50 3 5.621 513,2 35 Lữ Văn Ước 5 2 40 3 4.376 541,3 36 Hà Văn Quý 3 2 66.66 1 2.155 321,4 37 Hà Văn Tiến 5 2 40 3 1.920 312,6 38 Hà Bá Sự 9 4 44.44 7 5.716 307,9 39 Hà Văn Khăm 7 2 28.57 4 5.740 312,4 40 Hà Văn Tuyến 8 3 37.5 4 5.225 279,7 Qua số liệu ở bảnh 11 ta thấy: tỉ lệ lao động so với tổng số nhân khẩu, số con sinh ra và số vốn dùng vào sản xuất trong một hộ có quan hệ mật thiết với nhập bình quân một nhân khẩu tháng. Nhìn chung giữa các yếu tố kể trên với thu nhập bình quân đầu người tháng có quan hệ tuyến tính (cá biệt ở một số hộ không theo qui luật này). Nghĩa là tỉ lệ lao động và số vốn dùng vào sản xuất càng tăng thì thu nhập bình quân đầu người tháng cũng tăng lên và ngược lại. Số con trong một hộ gia đình càng ít tức là ít người ăn theo thì thu nhập bình quân đầu người tháng cũng tăng lên và ngược lại. Tóm lại với các hộ nghèo đói do thiếu vốn, đông con, thiếu lao động nên sản xuất kém hiệu quả và dẫn tới thu nhập thấp từ đó lâm vào nghèo đói là một tất yếu. 3.4. Tình hình chi tiêu của các hộ nghèo đói : Từ khi Đảng và Nhà nước ta chuyển sang nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, vì vậy trong quá trình sản xuất từ đầu vào, đầu ra, chuyển dịch cơ cấu cây trồng như thế nào, nuôi con gì... đầu tư như thế nào và sử dụng sản phẩm ra sao đều phụ thuộc kinh tế mỗi hộ. Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, để hoà nhập với cơ chế thị trường đối với hộ nghèo đói quả là rất khó khăn, thể hiện qua thu nhập của các hộ này thấp dẫn đến chi tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2290.doc
Tài liệu liên quan