MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiêp
2. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3. Phân loại vốn lưu động
4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
III. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
2. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
3. Quản trị các khoản phải thu
4. Quản trị vốn tiền mặt
Phần II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG
I. Đặc đểm chung của Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
3. Đặc điểm cơ cấu và tổ chức quản lý
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán.
II. Tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng
1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
1.1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn
1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty
2.1. Phân tích khái quát về kết cấu vốn lưu động
2.2. Phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho
2.3. Phân tích tình hình các khoản phải thu
2.4. Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền và một số TSLĐ khác
2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
III. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng trong thời gian qua
1. Một số thành tựu
2. Những tồn tại và nguyên nhân
Phần III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNG LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG
1. Biện pháp thứ nhất: Giải phóng hàng tồn kho, xác lập mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu
2. Biện pháp thứ hai: Cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, xác lập cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu
3. Biện pháp thứ ba: Tăng cường công tác quản lý TSLĐ
4. Biện pháp thứ tư: Bổ sung tiền mặt để nâng cao khả năng thanh toán.
5. Biện pháp thứ năm: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi
6. Biện pháp thứ sáu: Làm tốt công tác kế hoạch hoá tài chính, cụ thể là kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hàng tháng và tuần.
Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồmluồng thu nhậptừ kết quả kinh doanh, luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác. Dự đoán các luồng xuất quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, nộp thuế, chi khác..
Trên cơ sở so sánh các luồng nhập quỹ và xuất quỹ, doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt. Khi luồng nhập ngân quỹ nhỏ hơn luồng xuất thì cần tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, huy động các khoản vay thanh toán của ngân hàng. Ngược lại khi luồng nhập lớn hơn luồng xuất thì doanh nghiệp có thể sử dụng phần dư ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của mình.
Trên đây là những phương hướng giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp. Khi thực hiện doanh nghiệp không nên quá coi trọng một biện pháp nào đó mà phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên. Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp chung nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào những biện pháp chung này đồng thời kết hợp với điều kiện và tình hình thực tế của mình để đề ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
PHẦN II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, đóng trên địa bàn Hà Nội.
Trụ sở đặt tại : Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
Tên giao dịch :Huu Hung CERAMIC COMPANY
Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất gạch ngói
Tổng số cán bộ công nhân viên : 706 người
Công ty được thành lập năm 1959. Thời kỳ này nền kinh tế nước ta là kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, quyền tự chủ của các doanh nghiệp rất bị hạn chế. Bởi vì toàn bộ việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp đều phải làm theo mệnh lệnh của Nhà nước và bị Nhà nước áp đặt. Dù muốn hay không doanh nghiệp cũng chỉ là người thi hành. Thời gian này do tổ chức quản lý chưa ổn định, máy móc thiết bị thiếu thốn, lạc hậu, dây chuyền công nghệ sản xuất là hệ máy sản xuất gạch Việt Nam, nung trong lò vòng. Sản lượng sản phẩm sản xuất ra thời kỳ này còn thấp (8-10 triệu viên/năm), chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu, chủng loại chưa phong phú.
Năm 1992, cùng với sự chuyển biến của cơ chế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế máy sản xuất gạch cũ bằng máy sản xuất công nghệ mới của Italia và lò nung Tuynen với giá trị 12 tỷ VND. Nguồn vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng và vốn tự có của Công ty. Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất gạch tiên tiến nhất tại Việt Nam. Việc đầu tư mới đã tạo điều kiện đưa công suất nhà máy tăng lên 66 triệu viên năm 1998; 80 triệu viên năm 1999.
Từ 01/6/1998, Nhà máy gạch Hữu Hưng và phân xưởng Ngãi Cầu thuộc Công ty Gạch ốp lát Hà Nội sát nhập với Công ty Gốm xây dựng Từ liêm và được đổi tên thành Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Sau khi sát nhập tổng vốn kinh doanh của Công ty là 31 tỷ VNĐ.
Đến nay, qua 40 năm tồn tại và hoạt động, Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng đang trên đà phát triển mạnh. Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, chủng loại phong phú, đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của khách hàng.
Để đánh giá khái quát tình hình phát triển của Công ty trong những năm gần đây, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
Đơn vị: 1000đ
Năm
Chỉ tiêu
98
99
2000
99/98
(%)
00/99
(%)
1. Doanh thu thuần
15.687.712
19.141.451
24.030.632
122
125,5
2. Lợi nhuận sau thuế
128.630
169.133
228.903
131
135
3. Nộp ngân sách
949.729
961.288
983.814
101
102
4. Thu nhập CNV/tháng
690
730
810
105
110
Qua bảng trên ta thấy, hiện nay Công ty đang trên đà phát triển mạnh. Cụ thể doanh thu thuần hàng năm tăng trên 20% và lợi nhuận tăng trên 30%. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các đơn vị khác cùng ngành.
Đạt được kết quả trên là do Công ty đã biết kết hợp đồng bộ giữa đầu tư đổi mới máy móc thiết bị với việc đổi mới con người, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Hiện nay, dây chuyền sản xuất gạch của Công ty là dây chuyền công nghệ do Italia sản xuất. Đây là dây chuyền sản xuất gạch tiên tiến nhất tại Việt Nam. Với dây chuyền công nghệ này, mỗi ngày Công ty có thể sản xuất khoảng 230.000 viên gạch.
Italia là quốc gia nổi tiếng trên toàn thế giới về các sản phẩm gốm sứ cũng như công nghệ sản xuất sản phẩm này. Đặc điểm nổi bật về quy trình công nghễ gạch ngói là công nghệ sản xuất hàng loạt, tương đối khép kín, chu kỳ ngắn và xen kẽ.
Nhìn chung, quy trình sản xuất gạch của Công ty chia làm hai khâu: khâu chế biến tạo hình và khâu nung. Quy trình sản phẩm ở các khâu như sau:
- Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về được xe đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được nghiền mịn. Hỗn hợp này lần lượt được xử lý qua các máy: Máy cán - Máy xúc - Máy nhào - Bàn cắt tự động, tạo thành gạch mộc và được đem ra phơi trong nhà kính hoặc phơi ra ngoài trời tuỳ theo tình hình thời thiết. Thời gian phơi trong mùa hè là 3 ngày, mua đông thường là 5-6 ngày. Gạch phơi khô theo đúng tiêu chuẩn quy định đạt độ ẩm từ 10-15%, rồi được xếp lên xe goòng để đưa vào công đoạn tiếp theo. Trong khâu này nếu có những viên gạch không đúng tiêu chuẩn sẽ bị loại ngay và được đưa trở lại bãi nguyên liệu ban đầu.
- Khâu nung: Gạch ngói sau khi đã phơi đạt độ ẩm và tiêu chuẩn quy định được đưa vào hầm sấy Tuynen rồi sau đó được đưa qua lò nung. Quá trình này được diễn ra liên tục. Cứ một xe thành phẩm đưa ra khỏi lò nung thì một xe gạch mộc khác lại được đưa vào hầm sấy Tuynen. Khi gạch chín ra lò được công nhân vận chuyển ra bãi thành phẩm, phân loại thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, loại bỏ những viên không đạt tiêu chuẩn. Cuối cùng, thủ kho căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sơ đồ sau:
Nước
Kho than
Nhà chứa đất
Cấp liệu thùng
Máy cán thô
Máy cán mịn
Bể ủ
Máy xúc nhiều gầu
Máy nhào 2 trục có lưới lọc
Máy nhào ép liên hợp
Bàn cắt
Phơi đảo bảo quản
Xếp goòng
Sấy nung
Dỡ goòng phân loại sản phẩm nhập kho
Nghiền
Cấp liệu thùng
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH
3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng.
Tổng số công nhân viên hiện nay của Công ty là 706 người, trong đó số nhân viên quản lý là 50 người, chiếm tỷ lệ 7%. Như vậy bộ máy quản trị của Công ty tương đối gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức trong Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban tham mưu trực tiếp cho Giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình và giúp Giám đốc đề ra các quyết định quản lý.
Ban Giám đốc hiện nay gồm 5 người, trong đó:
- Giám đốc Công ty là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đại diện Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế. Giám đốc Công ty còn trực tiếp quản lý phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức - Hành chính. Giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó Giám đốc:
+ Một Phó Giám đốc kỹ thuật, quản lý phòng kỹ thuật - KCS, tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật của công nghệ sản xuất đồng thời phụ trách phân xưởng Ngãi Cầu.
+ Hai Phó Giám đốc phụ trách hai Nhà máy Hữu Hưng và Nhà máyTừ Liêm về quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Một Phó Giám đốc phụ trách quản trị hành chính nhân sự cho toàn Công ty.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ sau:
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của Công ty, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp Giám đốc nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹthuật -KCS: Quản lý về vấn đề kỹ thuật trong Công ty, Xây dựng hệ thống định mức sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ mua nguyên vật liệu, nhiên liệu. Tìm kiếm thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các hoạt động Marketing.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý chế độ chính sách, định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương. Ngoài ra còn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong Công ty.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật
PGĐ sản xuất
PGĐ hành chính
Phòng Kỹ thuật
PX Ngãi Cầu
PX Hữu Hưng
PX Từ Liêm
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Kinh doanh
Phòng Tài chính - Kế toán
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty là hình thức kế toán tập chung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Mặc dù Công ty có 3 phân xưởng sản xuất trên 3 địa bàn khác nhau nhưng toàn bộ công việc kế toán đều được tập trung về phòng kế toán trung tâm dưới sự chỉ đạo chung của kế toán trưởng. Phòng kế toán trung tâm của Công ty phải thực hiện các công việc: Thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp.
Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán ở Công ty là quan hệ trực tuyến, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phân hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng là các nhân viên kế toán phần hành phụ trách một mảng công việc kế toán và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng. Các nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ tập hợp các số liệu ban đầu, thống kê tính lương cho phân xưởng theo yêu cầu của kế toán trưởng, định kỳ gửi về phòng Kế toán.
Bộ máy kế toán Công ty có nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận trong Công ty thu thập đầy đủ, kịp thời chính xác các chứng từ hạch toán ban đầu.
- Phản ánh ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính.
- Thực hiện việc lập các báo cáo kế toán định kỳ gửi lên Tổng Công ty và các cơ quan của Nhà nước (cục thuế, thống kê, ngân hàng, cục quản lý vốn và tài sản...).
- Xây dựng, giám sát việc thực hiện kế hoạch giá thành, giá bán.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo đúng quy định.
Trên đây là nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán. Tuy nhiên mỗi thành viên trong bộ máy kế toán lại đảm nhiệm một phần hành kế toán nhất định. Cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của các kế toán viên trong phòng. Kế toán trưởng phụ trách kế toán tổng hợp. Hàng quý có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính gửi lên Tổng Công ty và các cơ quan chức năng của Nhà nước theo yêu cầu. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
-Kế toán tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định: theo dõi tình hình tiền gửi, tiền vay, trả nợ ngân hàng. Mở sổ theo dõi tài sản cố định của toàn Công ty (tình hình tăng, giảm TSCĐ) , lập kế hoạch trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng .
-Kế toán vật tư: Hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và theo dõi thanh toán với người bán.
- Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Hạch toán chi tiết thành phẩm nhập kho, tiêu thụ. Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng.
- Kế toán thanh toán và giá thành: Là người theo dõi thanh toán tạm ứng các khoản phải thu, phải trả, tính giá thành sản phẩm.
- Thủ quỹ: Là người chuyên thu tiền, chi tiêu khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt. Thủ quỹ ghi sổ quỹ tiền mặt.
- Nhân viên thống kê phân xưởng: Có nhiệm vụ chấm công cho công nhân hàng ngày. Ngoài ra còn lập bảng nghiệm thu sản phẩm hàng ngày theo từng loại gạch từng thứ hạng phẩm cấp. Cuối tháng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang dưới phân xưởng, tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, tập hợp chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán
TGNH & TSCĐ
Kế toán
Vật tư & TT với NB
Kế toán
TT & Giá thành
Kế toán
TT & TT với NM
Nhân viên thống kê PX Từ Liêm, Ngãi Cầu, Hững Hưng
Báo sổ
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
Hiện nay, hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại Công ty là hình thức sổ nhật ký chung. Việc áp dụng hình thức kế toán này tạo nhiều thuận lợi cho Công ty khi ứng dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ, làm giảm khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán.
Theo hình thức này, hệ thống sổ kế toán ở Công ty gồm các loại sau: Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK, các sổ chi tiết, các bảng kê, bảng phân bổ.
Quy trình hạch toán kế toán trên hệ thống sổ kế toán tại Công ty như sau:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ (thẻ) chi tiết đối tượng
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết TK
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
(5)
(1)
(1)
(2)
(3)
(4)
(2)
(1) Ghi thường xuyên trong kỳ
(2), (4), (5) Ghi ngày cuối kỳ
(3) Đối chiếu số liệu cuối kỳ
Ghi chú:
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG
1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
1.1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn
Mục đích của ciệc phân tích này là nhằm xem xét nguồn vốn đã hình thành nên tài sản của Công ty lấy từ đâu ? Kết cấu như thế nào? Đồng thời qua đó đánh giá mức độ độc lập về tài chính của Công ty.
Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A. Nợ phải trả
20.140.495
61,4
17.703.327
58,7
-2.437.168
-12,1
I. Nợ ngắn hạn
10.950.325
33,4
14.141.309
46,9
3.190.984
+29,1
II. Nợ dài hạn
9.190.170
28
3.562.018
11,8
-5.628.152
-61,2
III.Nợ khác
-
-
-
-
-
-
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
12.682.510
38,6
12.447.431
41,3
-235.079
-1,8
I. Nguồn vốn quỹ
12.682.510
38,6
12.447431
41,3
-235.079
-1,8
II. Nguồn kinh phí
-
-
-
-
-
-
Tổng nguồn vốn
32.823.005
100
30.150.58
100
-2.672.247
-8,1
Bảng trên cho thấy: Quy mô nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 2.672.247 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 8,1%. Nguồn vốn giảm là do trong năm 2000, Công ty đã không đầu tư gì thêm vào TSCĐ. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đi sâu phân tích, ta thấy trong cơ cấu Nợ phải trả thì Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn, đặc biệt Nợ ngắn hạn năm 2000 tăng 29,1% trong khi Nợ dài hạn lại giảm 61,2%. Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì Nợ phải trả vẫn chiếm tỉ trọng lớn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể tỉ suất tự tài trợ của Công ty 2 năm qua như sau:
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Năm 1999:
12.682.510
Tỷ suất tài trợ = x 100 = 38,6%
32.823.005
Năm 2000:
12.447.431
Tỷ suất tài trợ = x 100 = 41,3%
30.150.758
Như vậy, tỉ suất tự tài trợ của Công ty năm 2000 đã cao hơn so với năm 1999 nhưng chủ yếu là do quy mô nguồn vốn của Công ty giảm 8,1%. Còn trên thực tế, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2000 so với năm 1999 vẫn giảm 1,8%.
Tóm lại, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, Công ty chưa chú trọng bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ mức độ lập về tài chính của Công ty chưa cao, nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
Như chúng ta đã biết, để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có tài sản gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hoặc giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Công thức
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ
hoặc VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu:
Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không?
Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?
Ngoài khái niệm vốn lưu động thường xuyên ở trên, để nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh người ta còn dùng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là tiền).
Công thức:
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết : Nợ ngắn hạn đă đủ tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu hay chưa?
Với các công thức trên ta tính được VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên ở Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng như sau:
- Về vốn lưu động thường xuyên: Ta tính được VLĐ thường xuyên ở Công ty trong 3 năm qua ở bảng sau:
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1. Vốn chủ sở hữu
12.575.888
12.682.510
12.447.431
2. Nợ dài hạn
8.820.370
9.190.170
3.562.018
3.Tài sản cố định
25.172.736
22.175.060
18.954.331
VLĐ thường xuyên: (1)+(2)-(3)
-3.776.478
-302.380
-2.944.890
Bảng trên cho thấy, cả 3 năm qua, VLĐ thường xuyên của Công ty đều âm. Nghĩa là:
Nguồn vốn dài hạn (Nợ Dài hạn+Vốn chủ sở hữu) < TSCĐ
Hay TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)
Điều đó chứng tỏ hai điều sau:
Một là: Nguồn vốn dài hạn của Công ty không đủ đầu tư cho TSLĐ. Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần vốn ngắn hạn.
Hai là: TSLĐ của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn.
- Về nhu cầu VLĐ thường xuyên
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
1. Các khoản phải thu
5.100.914
3.377.896
1.843.743
2. Hàng tồn kho
3.068.364
3.696.963
6.345.324
3. Nợ ngắn hạn
14.267.522
10.950.326
14.141.309
Nhu cầu VLĐ thường xuyên:1)+(2)-(3)
-6.098.244
-3.875.467
-5.952.242
Việc tính toán trên cho biết, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 3 năm qua của Công ty đều nhỏ hơn 0. Tức là: Nợ ngắn hạn > tồn kho và các khoản phải thu. Chứng tỏ Nợ ngắn hạn mà Công ty đã huy động từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua việc phân tích trên ta thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn chưa tốt, cơ cấu nợ phải trả còn bất hợp lý. Công ty đang xảy ra tình trạng nguồn vốn ngắn hạn thì thừa, nợ ngắn hạn quá lớn trong khi nguồn vốn dài hạn lại thiếu, nợ dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ. Vì vậy Công ty cần đưa ra các giải pháp để điều chỉnh lại cơ cấu nợ phải trả cũng như cơ cấu nguồn tài trợ để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty.
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty
2.1. Phân tích khái quát về kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động của Công ty ở các thời điểm khác nhau là không giống nhau. Do vậy mục đích của việc phân tích này là thông qua sự biến động đó để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty. Đồng thời thông qua việc so sánh tỉ trọng của các khoản mục tài sản lưu động trong tổng số tài sản lưu động để thấy được đâu là nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 3: Bảng cơ cấu vốn lưu động
Đơn vị: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Vốn bằng tiền
529.194
5
584.820
5,2
55.626
+1,0
II. Các khoản ĐT TCNH
-
-
-
-
-
-
III.Các khoản phải thu
3.377.896
31,7
1.843.744
16,5
-1.534.152
-45,4
IV. Hàng tồn kho
3.696.963
34,7
6.345.323
56,7
2.648.360
+71,6
V. TSLĐ khác
3.043.892
28,6
2.422.532
21,6
-621.360
-20,4
Tổng số
10.647.945
100
11.196.419
100
+584.474
+4,9
Bảng phân tích trên cho biết:
Quy mô vốn lưu động năm 2000 so với năm 1999 tăng 584.474 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 4,9%. Cụ thể sự biến động của từng khoản mục như sau:
- Vốn bằng tiền của Công ty tương đối ổn định, chiếm 5% tổng số vốn lưu động. Vốn bằng tiền chiếm tỉ lệ nhỏ, như vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thanh toán nhanh của Công ty.
- Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Các khoản phải thu năm 1999 chiếm 31,7% tổng số vốn lưu động, sang năm 2000 giảm xuống chỉ còn chiếm 16,5% tổng số vốn lưu động. Lượng giảm là 1.534.152 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 45,4%.
- Hàng tồn kho năm 99 chiếm tỉ trọng 34,7% tổng số vốn lưu động, năm 2000 tăng lên chiếm tới 56,7% tổng số vốn lưu động. Lượng tăng là 2.648.360 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 71,6%.
- Tài sản lưu động khác năm 1999 chiếm tỉ trọng 28,6% tổng số vốn lưu động, năm 2000 giảm xuống chỉ còn chiếm 21,6%. Lượng giảm là 621.360 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 20,4%.
Như vậy ta thấy 2 khoản mục chiếm tỉ trọng cao và có biến động lớn là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Do đó, trọng tâm trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động là hai khoản mục này.
Trên đây ta đã xem xét khái quát về kết cấu và sự biến động của vốn lưu động ở Công ty. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty ta phải đi sâu phân tích chi tiết sự biến động của từng tài khoản trong các khoản mục trên.
2.2. Phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho.
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ là bước đệm cần thiết cho quá trình sản xuất liên tục của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường thì Công ty không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua nguyên vật liệu đến đó mà luôn phải có nguyên vật liệu dự trữ.
Trong năm 2000, hàng tồn kho của Công ty chiếm tới 56,7% tổng số vốn lưu động hay nói một cách khác: hơn một nửa số vốn lưu động của Công ty nằm trong hàng tồn kho. Do vậy, công tác quản trị hàng tồn kho phải được đặt lên hàng đầu.
Ta hãy xem xét tình hình tăng giảm hàng tồn kho của Công ty 2 năm qua thông qua sự biến động của các tài khoản ở bảng sau.
Bảng 4: Sự biến động hàng tồn kho
Đơn vị: 1000 đồng
Hàng tồn kho
1999
2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Hàng mua đang đi đường
-
-
-
-
-
-
2. NL, VL tồn kho
2.137.812
58
3.748.919
59
+1.611.107
75,3
3. CC DC tồn kho
163.329
4
593.327
9
+429.998
263,2
4. Thành phẩm
500.702
14
387.151
6
-113.551
-22,7
5. Chi phí SXKD DD
895.120
24
1.615.926
26
+720.806
80,6
6. Hàng hoá tồn kho
-
-
-
-
-
-
7. Hàng gửi bán
-
-
-
-
-
-
8. Dự phòng giảm giá HTK
-
-
-
-
-
-
Tổng số
3.696.963
100
6.345.323
100
+2.648.360
+71,6
Bảng trên cho thấy:
Hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm 31/12/2000 là 6.345.323 ngàn đồng. So với năm 1999 tăng về số tuyệt đối là 2.648.360 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 71,6%.
Cụ thể hàng tồn kho tăng do:
- Nguyên vật liệu tồn kho tăng 1.611.107 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 75,5%. Đây là nguyên nhân chính làm cho hàng tồn kho tăng vì nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất (59%) trong tổng số hàng tồn kho của Công ty.
- Công cụ dụng cụ tồn kho tăng 429.998 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 263,2%.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 720.860 ngàn đồng, tỉ lệ tăng 80,6%.
Như vậy, hàng tồn kho tăng chủ yếu là do nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng. Việc để hàng tồn kho tăng đột biến và chiếm tỉ trọng quá lớn trong cơ cấu vốn lưu động phần nào phản ánh công tác dự trữ nguyên vật liệu chưa tốt, sự phối hợp giữa các khâu trong quá trình sản xuất không được nhịp nhàng. Hơn nữa, nguyên vật liệu của Công ty chỉ bao gồm đất sét và than. Giá cả của hai mặt hàng này thường không có biến động lớn. Khả năng cung ứng của thị trường cũng tương đối dồi dào và ổn định. Do vậy Công ty cần xem xét lại xem có cần thiết phải đầu tư quá lớn như vậy vào nguyên vật liệu dự trữ không.
Trong năm 2000, thành phẩm tồn kho giảm được 113.551 ngàn đồng, tỉ lệ giảm 22,7%. Điều này chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm.
Hiệu quả công tác quàn trị hàng tồn kho còn được biểu hiện qua chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay =
hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân
* Năm 1999:
15.369.100
- Số vòng quay = = 4,5 vòng
hàng tồn kho (3.068.365 + 3.696.963)/2
360 ngày 360
- Số ngày một vòng = = = 80 ngày
quay hàng tồn kho Số vòng quay HTK 4,5
* Năm 2000
19.608.859
- Số vòng quay = =3,9 vòng
hàng tồn kho (3.696.963 + 6.345.323)/2
360
- Số ngày một vòng = = 92 ngày
quay hàng tồn kho 3,9
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2000 so với năm 1999 giảm đi :3,9 - 4,5 = 0,6 vòng và số ngày 1 vòng quay tăng :92-80 = 12 ngày. Chứng tỏ trong năm 2000, Công ty đã phải đầu tư vào hàng tồn kho nhiều hơn hay mức tăng hàng tồn kho lớn hơn mức tăng doanh số.
Nói tóm lại, hàng tồn kho năm 2000 tăng đột biến cả về quy mô lẫn tỉ trọng đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty. Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1510.doc