MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Lời cảm ơn 3
Chương I: Cơ sở lý luận nghiên cứu m ột số vấn đề về định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4
I. Tổng quan nghiên cứu về giảng viên đại học 4
1. Khái niệm và đặc điểm của giảng viên và đội ngũ giảng viên 4
2.Vai trò nhiệm vụ của giảng viên đại học 6
2.1 Vai trò của giảng viên đại học 6
2.2. Nhiệm vụ của giảng viên đại học 7
3. Đặc trưng của công tác giảng dạy 8
4. Phân loại giảng viên 9
II. mức và công tác định mức lao động, định mức giờ chuẩn cho giảng viên 12
1. Mức và định mức lao động nói chung 12
2. Mức giờ chuẩn và định mức giờ chuẩn cho giảng viên đại học 13
2.1 Các khái niệm 13
2.2 ý nghĩa của định mức giờ chuẩn cho giảng viên 15
Chương II: Phân tích thực trạng công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 17
I Những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 17
1. Quá trình hình thành và phát triển của trường ĐH Kinh tế Quốc dân 17
1.1 Trường Đại học kinh tế tài chính – Những bước đi ban đầu (1956-1964) 17
2- Đại học kinh tế kế hoạch với sự nghiệp thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1965 - 1985). 18
1.3- Đại học kinh tế quốc dân - đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2005) 20
3. Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên , cán bộ, nhân viên trong trường 24
4. Số lượng và cơ cấu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 28
5. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy 30
II Công tác định mức giờ chuẩn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân 31
1. Chế độ công tác của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 31
2. Công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên 32
2.1. Các văn bản qui định về mức giờ chuẩn cho giảng viên mà trường Đại học Kinh tế Quốc dân áp dụng 33
2.2 Tham khảo một số quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên của một số trường đại học khác 39
3. Tình hình thực hiện giờ chuẩn của giảng viên theo các đơn vị qua các năm 41
3.2 Sử dụng giờ định mức cho việc trả lương cho giảng viên và tuyển dụng giảng viên hợp đồng 48
Chương III: Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 52
I. Giải pháp nhằm cải tiến quá trình xây dựng mức 52
1. Lựa chọn phương pháp xây dựng mức 52
2. Tiến hành xây dựng mức 58
II. Giải pháp nhằm cải tiến việc quản lý mức 58
III Nhóm các giải pháp khác 60
1. Kết hợp quản lý theo giờ định mức với các biện pháp quản lý khác 60
1.1. Quản lý theo kế hoạch 60
1.2. Quản lý dựa vào thi đua: cần phải coi thi đua là một công cụ quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng, hiệu quả hoạt động của giảng viên. 61
2.Thiết kế hệ thống phân tích công việc của giảng viên 62
Kết luận 66
Danh mục tài liệu tham khảo 67
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải giải pháp cải thiện công tác định mức giờ chuẩn tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004 là 383/616 * 100% = 62.18%
Năm 2005 là 385/620 * 100% = 63.7%
Tỷ lệ này qua 3 năm đều tăng đều tăng. Tỷ lệ này nếu so với tỷ lệ chuẩn quy định cho khối các trường KT–TC-PL là 50 đến 80 % thì được coi là tương đối khá. Mức đánh giá tương tự cho tỷ lệ giảng viên có trình độ TS ,TSKHvà tỷ lệ giảng viên có trình độ Th.S. Tỷ lệ giảng viên có trình độ TS và TSKH năm 2005 là 174/620 *100% = 28.06 % so với tỷ lệ chuẩn là 20 – 40%, tỷ lệ giảng viên có trình độ Th.S là: 221/620 * 100% = 35.6 % so với tỷ lệ chuẩn là 30 – 40%.
Đây là một dấu hiệu tốt, tạo điều kiện cho trường nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp giảng dạy.
Theo số liệu thống kê ở trên thì số lượng giảng viên biên chế tăng đều trong 3 năm trong khi tổng số giảng viên lại giảm. Đó là vì số lượng giảng viên thi tuyển biên chế cao hơn số giờ chuẩn nghỉ hưu. tổng số giảng viên giảm đi chủ yếu là do biến động của bộ phận lao động hợp gây ra. Lao động hợp đồng trong 3 năm đều giảm đặc biệt là từ năm 2003 đến 2004 giảm tới 52 người tương ứng 34.7%. Đây có thể là kết quả của việc một số giảng viên đã được vào biên chế và một số thì hết hạn hợp đồng mà trường không có kế hoạch tuyển thêm.
Phân tích cơ cấu giảng viên theo thâm niên giảng dạy ta thấy rằng chỉ tiêu này có đặc trưng riêng là không biến động nhiều qua các năm. Xét riêng năm 2005 thấy giảng viên có thâm niên công tác dưới 5 năm và từ 20 năm trở lên bằng nhau và cao nhất 34.19%. Số giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm là điều kiện để trường đổi mới phương pháp giảng dạy và thiết kế các chương trình đào tạo cho giảng viên. ở một khía cạnh khác, đội ngũ giảng viên trẻ thường là những giảng viên chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giảng dạy cũng như kiến thức chuyên môn. Một giảng viên đại học thông thường phải cần đến thời gian ít nhất là 10 năm để giảng dạy có chất lượng cao. Số lượng giảng viên có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên là đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, tích luỹ nhiều kiến thức chuyên môn cũng như thực tế, là tấm gương trong giảng dạy và NCKH cho đội ngũ giảng viên trẻ có kinh nghiệm. Đội ngũ giảng viên có thâm niên từ 5 đến 10 năm, từ 10 năm đến dưới 20 năm chiếm tỷ trọng thấp hơn. Cuối cùng thì một tỷ lệ cân đối giữa các chỉ tiêu vẫn là t ốt hơn cả.
4. Số lượng và cơ cấu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Biểu 3 Số lượng sinh viên theo các hệ Đơn vị: người
Các hệ
2002-2003
2003-2004
2004-2005
TS
%
TS
%
TS
%
Chính quy
12709
46.84
12767
44.43
12767
42.7
Tại chức
12944
47.7
14158
49.27
14158
47.35
Cao học
399
1.47
499
1.73
499
1.67
Bằng hai
1358
5
1309
4.55
1309
4.38
Tổng
27135
100
28733
100
29901
100
Nguồn: Phòng quản lý đào tạo
Quy mô sinh viên các hệ đều tăng qua 3 năm học. Trong đó tốc độ tăng quy mô sinh viên từ năm học 2002-2003 đến năm học 2003-2004 là 4.7 %, từ năm học 2003-2004 đến năm học 2004-2005 là 4.06 %. Tốc độ tăng khá đều đặn và nhìn chung là phù hợp với xu hướng mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước. Đáng lưu ý là từ năm học 2003-2004 đến năm học 2004-2005, lượng sinh viên cao học tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng lên đến: =32.66% gấp 8 lần tốc độ tăng của sinh viên chính quy cùng thời điểm. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao tăng nhanh trong thời gian gần đây và trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã kịp thời mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu ấy. Cùng với việc quy mô sinh viên tăng lên thì quy mô, trình độ đội ngũ giảng viên cũng phải tăng lên tương ứng. Và để đánh giá cụ thể hơn về mức độ hợp lý giữa số lượng sinh viên và số lượng giảng viên người ta dùng chỉ tiêu: Tỷ lệ sinh viên trên một cán bộ giảng dạy (TSV/GV).
Biểu 4 Tỷ lệ sinh viên trên một cán bộ giảng dạy Đơn vị: người
Năm học
TS GV
TS SV
TSV/GV
CH
CH và HĐ
CH
CH và HĐ
2002-2003
506
656
27435
54.2
41.8
2003-2004
518
616
28733
57.4
46.6
2004-2005
524
620
29901
57
48.2
Nguồn: phòng TCCB và phòng quản lý đào tạo
Tỷ lệ này qua 3 năm thống kê đều rất cao và tăng đều qua các năm. Đây là tình trạng chung trong khối các trường đại học. Nó được đánh giá là cao gấp 3 lần so với các trường trung học và gấp nhiều lần so với các trường khác trên thế giới. Điểm này dẫn tới tình trạng tải giảng của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng và các trường đại học khác trong cả nước ta nói chung là khá cao. Tỷ lệ này khi tính trung bình chung cho các trường đại học nước ta là 30, vì vậy trường Đại học Kinh tế Quốc dân được xếp vào danh sách các trường có TSV/GV cao (50-60). Hệ số tải giảng (là số giờ giảng của giảng viên trong một đơn vị thời gian, thường là một tuần) vì thế cũng bị tăng lên. Hệ số này của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2001 là 50, cũng thuộc nhóm dẫn đầu. Sức khỏe của giảng viên bị ảnh hưởng, giảng viên không có nhiều thời gian tự nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia NCKH, khảo sát thực tế… Để khắc phục tình trạng này, trường tiến hành tuyển dụng lao động hợp đồng hoặc thực hiện chế độ kiêm giảng… Lúc này thì định mức giờ chuẩn chính là cơ sở quan trọng để xác định lượng lao động cần tuyển, rồi định mức giờ chuẩn cho giảng viên kiêm giảng cũng cần có quy định riêng. Công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên vì vậy phải xây dựng được một mức hợp lý và quản lý, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh khách quan.
5. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
Biểu 5 Thông tin về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy năm 2004
Thị trường
Các thông tin về cơ sở vật chất
Đơn vị
Số lượng
Số phòng học hiện có
Phòng
135
Tổng diện tích các phòng học
M2
6200
Máy chiếu
Chiếc
42
Bình quân số phòng học trên một máy chiếu
Chiếc
3.2
Projector
Chiếc
5
Micro và trang thiết bị âm thanh
Bộ
135
Máy điều hoà nhiệt độ
Chiếc
15
Quạt
Chiếc
405
Số phòng máy tính hiện có
Phòng
6
Số đầu sách có trong thư viện
đầu sách
3500
Tổng số đầu báo, tạp chí có trong thư viện
Cuốn
243
Nguồn: phòng QTTB
Theo như mục tiêu phát triển của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2010 đã xác định: phấn đấu trở thành một trường đại học hiện đại với các phương tiện hỗ trợ và thiết bị tiên tiến, tiến hành nâng cấp các phòng học, trang bị thêm thiết bị nghe nhìn hiện đại, cập nhật thông tin và dữ liệu phục vụ giảng dạy, học tập. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua trường đã đạt được nhiều kết quả trong đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đây là một điều kiện gia tăng chất lượng giảng dạy, giảm thời gian tra cứu, thu thập tài liệu, cải thiện tình trạng sức khoẻ cho giảng viên…Đây cũng được coi là một nhân tố để xem xét điều chỉnh tăng định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
II Công tác định mức giờ chuẩn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1. Chế độ công tác của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chế độ công tác ( chế độ làm việc) của giảng viên đại học là quy định về nhiệm vụ và chức trách của giảng viên đại học và định mức thời gian cho từng loại công việc. Xây dựng và hoàn thiện quy định và chế độ công tác của giảng viên là nhiệm vụ thường xuyên nhằm mục đích giúp cho nhà trường tổ chức, quản lý và sử dụng tốt đội ngũ giảng viên, giúp cho mỗi giảng viên thấy rõ trách nhiệm của mình, phát huy được vai trò làm chủ tập thể trong công tác, không ngừng nâng cao trình độ và khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Qui định về chế độ công tác của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn là áp dụng Quyết định 1712/QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của BĐH và THCN. Theo quyết định này thì chế độ công tác của giảng viên gồm những nội dung sau:
Nhiệm vụ và chức trách của giảng viên đại học
Trong đó qui định rõ nhiệm vụ cơ bản của giảng viên đại học là:
+ Giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thực tập sinh và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy.
+ Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật
+ Học tập, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn.
+ Tham gia quản lý công tác đào tạo của nhà trường.
+ Thực hiện những công tác chung của xã hội theo chức trách của một cán bộ Nhà nước
Quy định còn cụ thể việc phân công chế độ công tác cho các chức danh khoa học (GS, PGS; GV; trợ lý giảng dạy)
Quy định về chế độ làm việc và định mức thời gian cho từng loại công việc, cụ thể như sau:
Thời gian làm việc của giảng viên được quy định trên nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ. Song do tính đặc thù của công việc giảng dạy và nghiên cứu nên chế độ làm việc và nghỉ ngơi không giống như một số chế độ áp dụng chung cho cán bộ các cơ quan Nhà nước, sự phân công công việc được xây dựng trên cơ sở áp dụng các định mức về thời gian, tổ chức lao động, hướng dẫn vào việc quản lý khối lượng và chất lượng.
Riêng quy định về định mức thời gian cho từng loại công việc theo quy định này và các Thông tư hướng dẫn (số 08/TT ngày 5/1/1979 của Bộ trưởng BĐH và THCN…) sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau.
Như vậy chế độ công tác của giảng viên là bao hàm cả quy định về định mức thời gian cho từng loại công việc, trong đó có quy định về định mức thời gian cho các loại công việc, trong đó có định mức thời gian làm công tác chuyên môn – định mức giờ chuẩn cho giảng viên. tuy nhiên vì là quy định chung cho tất cả các trường đại học và trung học chuyên nghiệp nên tính sát thực và cụ thể của nó không cao. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nên xây dựng riêng cho mình một quy định về chế độ công tác của giảng viên trong trường, làm căn cứ cho rất nhiều hoạt động quản lý giảng viên.
2. Công tác định mức giờ chuẩn cho giảng viên
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành lập từ năm 1956, trưởng thành và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước - trải qua một thời gian dài trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, từ sau đổi mới vẫn thực hiện chế độ tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Quỹ lương trả cho cán bộ, giảng viên, nhân viên được trợ cấp một phần quan trọng từ ngân sách Nhà nước, tính thị trường ít chi phối mọi hoạt động của nhà trường. Đó là lý do chính khiến mức giờ chuẩn cho giảng viên không có điều kiện phát huy vai trò vốn có. Đã từ lâu nhà trường vẫn áp dụng mức do Bộ GD &ĐT xây dựng trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung mà nó cũng chỉ được dùng trong việc kế hoạch số lao động hợp đồng cần tuyển thêm cho từng bộ môn. Mức giờ chuẩn không có vai trò gì trong phân phối thu nhập cho giảng viên. Thực tế thì phần lương II do nhà trường chi trả được tính như sau: Tổng số giờ giảng quy đổi*đơn giá chung. Nhưng trước yêu cầu của quy chế tự tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải tự quản lý và cân nhắc các khoản thu chi giống như đối với một đơn vị kinh doanh. Lúc này, Bộ GD&ĐT cũng như các trường đại học trực thuộc nhận thấy sự bất cập của nguyên tắc trả lương trước kia cũng sự lạc hậu của mức giờ chuẩn cũ. Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch triển khai một đề tài NCKH: “ Xây dựng định mức lao động và chế độ công tác cơ bản của giáo viên các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” và giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Đây là một đề tài nghiên cứu quy mô và đòi hỏi nhiều thời gian. Hiện nay đề tài nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu, chưa đạt được kết quả gì nhiều. Vì vậy, hiện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn đang chính thức áp dụng các quy định cũ của Bộ về định mức giờ chuẩn cho giảng viên. Ngoài ra, trường cũng đã chủ động xây dựng một khung mức mới theo văn bản mới nhất là Dự thảo quy chế thu chi nội bộ lần thứ 6 – tháng 1/2005 còn về cơ bản là vẫn áp dụng các quy định của Bộ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là quy định tạm thời. Chúng ta lấy quy định đó để nghiên cứu với giả định đó là quy định mới nhất.
2.1. Các văn bản qui định về mức giờ chuẩn cho giảng viên mà trường Đại học Kinh tế Quốc dân áp dụng
Trước khi có một quy định mới thay thế thì trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn dùng quyết định số 1712/QĐ - BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ trưởng Bộ ĐH và THCN làm văn bản quy định chính thức. Theo quyết định này, các quy định cụ thể được xác định như sau:
Biểu 5 Định mức nhiệm vụ công tác Đơn vị: giờ chuẩn
TT
Hạng mục công việc
GVCC,
GS
GVC,
PGS
Giảng viên
Trợ giảng
Tập sự
1.
Công tác giảng dạy
1.1
Các môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và ngoại ngữ
310
290
280
220
110
1.2
Các môn chính trị xã hội
290
270
260
200
90
1.3
Giảng viên thể dục, quân sự
(cả giảng dạy và NCKH)
-
400
400
400
340
Nguồn: Quyết định số 1712 QĐ - BĐH và THCN
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy ra, một bộ phận giảng viên biên chế ở các bộ môn còn tham gia công tác quản lý ở khoa, bộ môn; các chức vụ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, các chức vụ quản lý khác. Văn bản này cũng đã quy định rõ các hạng mục công việc mà giảng viên kiêm nhiệm phụ trách tương ứng với mức giảm định mức so với định mức công tác giảng dạy trên.
Biểu 6 Mức giảm định mức khối lượng công tác Đơn vị: giờ chuẩn
kiêm nhiệm và quản lý cho giảng viên
TT
Hạng mục công việc
Mức giảm định mức
Chủ nhiệm khoa
30%
Phó chủ nhiệm khoa
20 –25 %
Chủ nhiệm bộ môn
15 – 20 %
Phó chủ nhiệm bộ môn
10 – 15 %
Trợ lý giáo vụ khoa
30 %
Phụ trách phòng thí nghiệm
30 %
Trợ lý khác của khoa và bộ môn trực thuộc
15 – 20 %
Chủ nhiệm lớp năm thứ 1 và 2
15 – 20 %
Chủ nhiệm lớp năm thứ 3 và 4
15 – 20 %
Bí thư Đảng uỷ trường
50 %
Phó bí thư thường trực Đảng uỷ trường
40 %
Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh
30 %
Uỷ viên thường vụ làm trưởng ban công tác của đoàn TNCS trường
20 %
Chủ tịch công đoàn trường
30 %
Uỷ viên thường vụ làm trưởng ban công tác công đoàn trường
15 %
Bí thư liên chi đoàn khoa
20 %
Thường trực liên chi đoàn khoa
15 %
Bí thư Đảng uỷ khoa
20 %
Thư ký công đoàn khoa và các bộ môn có từ 25 thành viên trở lên
10 %
Nguồn: Quyết định số 1712 QĐ - BĐH và THCN
Các mức trên áp dụng cho các khoa có 40 cán bộ giảng dạy hoặc từ 250 sinh viên, các bộ môn có từ 10 cán bộ giảng dạy, các lớp có từ 40 sinh viên trở lên. Bộ môn không phân công cho cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý đến mức phải sử dụng quá 50 % thời gian định mức chuyên môn. nhà trường cũng chỉ giảm cho cán bộ giảng dạy nhiều nhất không quá 50 % thời gian định mức chuyên môn. nữ giảng viên có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được dành 10 % thời gian định mức chuyên môn để chăm sóc con.
Công tác giảng dạy của giảng viên bao gồm nhiều khâu công tác khác nhau. Mỗi khâu công tác đó có yêu cầu về thời gian, trình độ, sức lực… khác nhau. Để có thể tính đổi ra mức giờ chuẩn cho các khâu công tác khác nhau đó, người ta cần có một qui tắc thống nhất. Quy tắc ấy được qui định như sau:
Biểu 7 Định mức thời gian cho từng khâu Đơn vị: giờ chuẩn
công tác giảng dạy
TT
Tên công việc
Đơn vị tính
Qui giờ chuẩn
Giảng bài
Hệ tập trung (dài hạn, chuyên tu), nếu giảng cho lớp có từ 80 sinh viên trở lên thì nhân với hệ số 1.2
1 tiết
1
Hướng dẫn thực tập phục vụ cho hệ tập trung
a) Thực tập môn học (hướng dẫn và chấm chuyên đề).
b) Thực tập tốt nghiệp
Hướng dẫn và chấm báo cáo thực tập
Hướng dẫn và chấm chuyên đề tốt nghiệp
Hướng dẫn nâng chuyên đề lên thành luận văn và chấm luận văn tốt nghiệp
Nếu hướng dẫn sinh viên thực tập ở ngoài nội thành thì được nhân với hệ số 1.2
1 HS
1 HS
7
20
5
10
15
Đọc và nhận xét
-Chuyên dề tốt nghiệp hệ dài hạn
-luận văn tốt nghiệp
1 C.đề
1 L.văn
2
4
Hướng dẫn và chấm tiểu luận triết
1TL
1
Hướng dẫn và chấm KTCT
1 ĐA
2
Hướng dẫn và chấm đề án môn học
1 ĐA
3
Hệ thống hướng dẫn ôn tập giải đáp thắc mắc
Thi tốt nghiệp 1 môn học
1 lớp
6
Phụ đạo ngoài giờ cho sinh viên nước ngoài
1 tiết
0.5
Chấm
-bài kiểm tra định kỳ
-thi hết môn và kiểm tra học kỳ
-thi tốt nghiệp
-bảo vệ luận văn tốt nghiệp
1 bài
1bài
1bài
1 LV
1/15
1/7
1/5
1/4
Bồi dưỡng giảng viên mới trong một năm
1 GV
30
Các công tác khác
-báo cáo ngoại khoá
-ra đề thi tốt nghiệp
-coi thi viết
-liên hệ địa điểm thực tập
1 tiết
1 đề
1 tiết
1 ngày
1
1
0.5
2
Trong quá trình thanh toán sẽ có qui định hướng dẫn hệ số khuyến khích vượt giờ, hệ số cấp bậc cho các giảng viên có trình độ TS, PGS trở lên
Nguồn: Quyết định số 1712 QĐ - BĐH và THCN
Văn bản quy định trên cùng với các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ chủ quản có thể nói là đã khá chi tiết, cụ thể. Quy định có khả năng phân biệt được các mức cho các nhóm công việc giảng dạy, các khâu công việc, các chức vụ khác nhau đối với giảng viên kiêm nhiệm và còn có cả ưu tiên khác nữa. Đó là kết quả của một công trình nghiên cứu qui mô, lâu dài, đòi hỏi phải phân tích rất kỹ chế độ công tác của giảng viên. Song với từng mức thì con số cụ thể của mức đó đã được xây dựng từ trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nếu áp dụng chúng vào tình hình thực tế hiện nay thì đã quá lạc hậu. Chương trình giảng dạy, nội dụng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, CSVC kỹ thuật phục vụ giảng dạy và cả cơ chế, chính sách giờ đây đã khác trước.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã rất nhiều lần họp bàn xây dựn dự thảo quy chế thu chi nội bộ cuả trường làm căn cứ quản lý các khoản thu, chi nội bộ. Mức giờ chuẩn cho giảng viên là một phần rất quan trọng trong dự thảo này. Theo dự thảo quy chế thu chi nội bộ mới nhất – lần 6 (tháng 01/2005) thì tạm thời các mức giờ chuẩn được xác định như sau:
Biểu 8 Giờ chuẩn định mức nghĩa vụ đối với giảng viên
TT
Hệ số lương
Giờ chuẩn nghĩa vụ
1
>=5.0
500
2
Từ 4.0 đến dưới 5.0
490
3
Từ 3.0 đến dưới 4.0
460
4
Từ 2.0 đến dưới 3.0
400
5
Dưới 2.0
285
Nguồn:Dự thảo lần 6 quy chế thu chi nội bộ
Quy định này chỉ ra rằng: đối với giảng viên thì lấy hệ số lương làm chỉ tiêu xác định mức giờ chuẩn nghĩa vụ. Điều này khác so với quy định trước kia là lấy ngạch giảng viên làm chỉ tiêu phân biệt các mức giờ chuẩn. Cách nào hợp lý hơn? hệ số lương cao, thấp xác định theo thang bảng lương của Nhà nước, được quyết định bởi trình độ học vấn, ngạch giảng viên, bởi thâm niên công tác và các hệ số phụ cấp khác. Trong khi đó ngạch giảng viên lại thường đi kèm với các nhiệm vụ cụ thể hay nói cách khác nhiệm vụ của giảng viên (theo Quyết định 1712 QĐ - BĐH và THCN) lại được quy định theo từng ngạch giảng viên. Nhiệm vụ của giảng viên lại là căn cứ rất quan trọng để xác định mức giờ chuẩn cho giảng viên.Vì thế việc sử dụng chỉ tiêu ngạch giảng viên có lẽ đảm bảo tính logic hơn.
Một điểm nữa được thể hiện ở quy định này là chỉ có giờ giảng của các hệ đào tạo mới được quy đổi ra giờ chuẩn. Điểm này cũng khác so với quy định trước kia của Bộ. Quy định trước kia còn tính đổi các công việc: Hướng dẫn thực tập, chấm bài, phụ đạo ngoài giờ, đọc và nhận xét chuyên đề và rất nhiều công việc khác ra giờ chuẩn. ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các nội dụng này đều được thanh toán trực tiếp bằng tiền. Với cách tính như trên, thực tế thực hiện giờ chuẩn của giảng viên nhìn chung sẽ không cao. Điều này không ảnh hưởng gì nhiều đến nhóm giảng viên có mức thực hiện giờ chuẩn cao, song đối với nhóm giảng viên có mức thực hiện giờ chuẩn thấp thì họ sẽ không có khả năng vượt mức. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không được hưởng lương II do nhà trường chi trả. Cũng cần phải lưu ý là mức thực hiện giờ chuẩn của giảng viên cao, thấp không thể do họ quyết định hoàn toàn mà còn rất nhiều nhân tố khách quan khác chi phối. Việc tính đổi các khâu công tác trên sẽ giảm bớt tác động của các yếu tố khách quan này. Quyền lợi của giảng viên vì thế mà bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ thấy rõ điểm bất cập này khi đi sâu phân tích thực tế thực hiện giờ chuẩn của giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Giờ định mức theo quy định này ở từng chỉ tiêu đều cao hơn trước. Quy định cũ có 5 mức tương ứng với 5 ngạch giảng viên là: 310, 209, 280, 220, 110 (giờ chuẩn /năm) tương ứng với quy định tạm thời này là: 500, 490, 460, 400, 285 (giờ chuẩn /năm). Tất cả các mức đều cao hơn và bằng 1.6, 1.7 lần mức cũ. Ta chỉ có thể đánh giá chính xác mức độ cao thấp của các mức này khi phân tích khả năng thực hiện không đạt, đạt và vượt mức như thế nào.
Giảng viên tập sự (trong 24 tháng) không áp dụng mức giờ chuẩn nghĩa vụ để tập trung vào công tác chuẩn bị bài giảng, dự giờ… cũng là một điểm khác so với quy định trứơc kia của Bộ. Theo quy định cũ, giảng viên tập sự cũng phải thực hiện nghĩa vụ 110 giờ chuẩn/ năm. Quy định như vậy xem ra có vẻ hợp lý, giúp giảng viên tập sự có thời gian tập trung vào việc chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết trước khi trở thành giảng viên giảng dạy chính thức. Song việc không áp dụng một giờ định mức nào cho giảng viên tập sự trong suốt 2 năm liệu có phải là tốt không. Bộ môn nên bố trí giờ giảng cho họ từ năm thứ hai trở đi.
2.2 Tham khảo một số quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên của một số trường đại học khác
Học viện Ngân hàng là một đơn vị có quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên khá chi tiết và hệ thống. Đáng kể đến là quy định về mức giảm giờ định mức cho giảng viên kiêm nhiệm các công tác quản lý và định mức giảng dạy cho giảng viên:
Biểu 9 Mức giảm giờ định mức cho giảng viên kiêm nhiệm Đơn vị: giờ chuẩn
TT
Hạng mục công việc
Mức giảm
định mức
(% ĐMGC)
Định mức của GV kiêm nhiệm
I
Chức vụ chính quyền:
Giám đốc
40
Phó giám đốc phụ trách đào tạo
60
Các giảng viên kiêm nhiệm ở các bộ phận khác
60
Trưởng khoa, bộ môn
20
Phó trưởng khoa, bộ môn
15
Chánh thanh tra giáo dục
25
Phó tránh thanh tra giáo dục
20
Trưởng bộ môn trong khoa
0
II
Chức vụ đoàn thể
Bí thư Đảng uỷ
50
Chủ tịch công đoàn
20
Bí thư đoàn TNCS HCM học viện
20
III
Các công việc khác
Trợ lý giáo vụ khoa
20
đi học cao học, NCS
đi học CH, NCS tập trung
đi học NCS không tập trung
đi học cao học không tập trung
100
60
50
Giám đốc ngân hàng thực hành
20
Giảng viên chủ nhiệm lớp (nếu là giảng viên kiêm nhiệm)
chuyên tu, tại chức
chính quy, tập trung
10
15
IV
Các ưu tiên khác
16.
Giảng viên nữ cóc con dưới 36 tháng
10
Nguồn: qui định về chế độ công tác cho giảng viên học viện ngân hàng
Qui định này có cách sắp xếp hạng mục công việc rất hay, có khả năng phân biệt được các nhóm công việc chứ không chỉ liệt kê dàn trải như Quyết định 1712/ QĐ - BĐH và THCN. Hơn nữa nó còn bổ sung thêm rất nhiều hạng mục công việc mới: giám đốc, phó giám đốc phụ trách đào tạo, các giảng viên kiêm nhiệm ở các bộ phận khác cho phù hợp với tình hình thực tế. Các công việc này không quy định mức giảm mà quy định mức cụ thể (40, 60, 60 giờ chuẩn /năm), thấp hơn so với phần lớn các công việc khác là do yêu cầu thực tế của các vị trí này. Bên cạnh đó, quy định về việc tính đổi các môn học khác nhau và các công tác khác nhau ra giờ chuẩn của HVNH được thiết kế khá chi tiết. Họ đưa nhiều khâu công tác để tính đổi hơn so với qui định của Bộ (hầu hết tất cả các khâu công tác). Đó là các khâu: hướng dẫn thực hành; chủ trì các buổi cemina, phụ đạo ở lớp; hướng dẫn viết khoá luận tốt nghiệp; coi thi hết môn; chấm thi; …và rất nhiều những nội dung khác. Điều này thì không được hay lắm, một số khâu công việc không thường xuyên có thể thanh toán ngay bằng tiền để không mất tính chất khuyến khích và tính toán đỡ phức tạp. Mức giờ chuẩn quy định cụ thể cho từng ngạch giảng viên của HVNH vẫn sử dụng quy định cũ của Bộ, chưa có điều chỉnh.
Trường đại học dân lập quản lý kinh doanh Hà Nội cũng có một quy định rất đầy đủ về chế độ làm việc, chế độ công tác phí, chế độ nghỉ ngơi, chế độ nghỉ về việc riêng, chế độ thai sản, trợ cấp thất nghiệp cho giảng viên, trong đó có quy định về mức giờ chuẩn cho giảng viên. Điều này xuất phát từ đặc điểm của một trường dân lập – các giảng viên đều là giảng viên hợp đồng, công tác quản lý giảng viên vì thế rất được quan tâm. Nói riêng về quy định giờ mức cho giảng viên thì quy định chỉ xây dựng mức cho giảng viên cơ hữu và giảng viên tập sự, các chức vụ quản lý khác không có mức giảm cụ thể mà chỉ nêu: nếu xét thấy các đối tượng này có đủ năng lực đảm nhiệm một số công việc giảng dạy thì có thể giao thêm một số công việc giảng dạy. Các cán bộ quản lý ở đây thường tập trung vào chuyên môn quản lý mà không kiêm nhiệm nhiều. Điều này thì trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như nhiều trường đại học khác không thể so sánh được bởi mỗi trường có đặc điểm riêng. Nguồn thu từ học phí của sinh viên trường này rất cao, có khả năng chi trả cho việc đó.
Mức quy định cho giảng viên cơ hữu trường này là 300 tiết/năm. mức này chưa thể kết luận chính xác về mức độ hợp lý của nó đối với trường đại học dân lập quản lý kinh doanh vì chưa có các tài liệu liên quan. Song nếu xét một cách tương đối thì mức 300 tiết/ năm là khá hợp lý, cao hơn so với quy định trước kia của Bộ và thấp hơn so với quy định tạm thời của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Tình hình thực hiện giờ chuẩn của giảng viên theo các đơn vị qua các năm
Theo báo cáo thực hiện giờ giảng của các bộ môn, phòng HC – TH trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổng hợp và công bố bảng báo cáo tổng hợp. Nếu như ta chia mức thực hiện giờ giảng cuả giảng viên ra làm 3 mức:
+ mức thực hiện giờ chuẩn dưới 430 giờ chuẩn /năm
+ mức thực hiện giờ chuẩn từ 430 đến dưới 860 giờ chuẩn/ năm
+ mức thực hiện giờ chuẩn từ 860 giờ chuẩn /năm trở lên
thì ta có thể xếp các bộ môn vào 3 nhóm sau:
1) Nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn cao
Biểu 10 Nhóm các bộ môn có mức thực hiện giờ chuẩn cao Đơn vị: giờ chuẩn/năm
TT
Bộ môn
Số GV
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34204.doc