Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 2

I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 2

1. Quá trình hình thành và phát triển 2

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel 3

2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel 3

2.2. Các loại hình kinh doanh của Công ty truyền dẫn Viettel 4

3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 4

3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4

3.2. Chức năng nhiệm vụ 6

4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2006 11

4.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty 11

4.2. Các nguồn lực của công ty 14

4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2006 17

II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 21

1. Vốn, nguồn vốn đầu tư 21

2. Các dự án tại công ty 22

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001-2006 23

1. Phương pháp lập dự án 23

2. Công tác tổ chức lập dự án 25

2.1. Quy trình lập dự án 25

2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trong công tác lập dự án 26

3. Nội dung soạn thảo dự án 28

IV. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI “XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – IC” TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 32

1. Sự cần thiết phải đầu tư 32

2. Cơ sở lập dự án 33

3. Mục tiêu của dự án 34

4. Phân tích và dự đoán nhu cầu 35

4.1. Nhu cầu của Viettel 35

4.2. Nhu cầu của thông tin quân sự 36

5. Cấu trúc đường trục và công nghệ 37

5.1. Cấu trúc Đường trục 37

5.2. Thiết kế cáp sợi quang 39

5.3. Thiết kế tuyến truyền dẫn 41

5.4. Thiết kế bảo vệ 44

5.5. Thiết kế đồng bộ 44

5.6. Thiết kế Hệ điều hành 44

6. An ninh 44

6.1. Chế độ bảo vệ đường trục 44

6.2. An ninh thông tin 45

7. Địa điểm mặt bằng xây dựng 45

8. Quy mô, hình thức đầu tư và nguồn vốn 46

8.1. Qui mô đầu tư 46

8.2. Hình thức đầu tư 48

8.3. Nguồn vốn: 48

9. Hình thức quản lý, thực hiện dự án 48

10. Kế hoạch triển khai dự án 49

10.1. Đề xuất huy động nguồn lực 49

10. 2. Tiến độ thực hiện: Trong năm 2005 49

11. Phương án quản lý, khai thác dự án 49

11.1. Quản lí 49

11.2. Nhân sự khai thác 49

11.3. Phương án bảo vệ và bảo dưỡng 49

12. Hiệu quả tài chính của dự án 50

13. Lợi ích quốc phòng và kinh tế xã hội 50

13.1. Lợi ích quốc phòng 50

13.2. Lợi ích kinh tế - xã hội 51

14. Kết luận và kiến nghị 51

V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 52

1. Đánh giá công tác lập dự án “Dự án xây dựng đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc-Nam-1C” 52

2. Đánh giá công tác lập dự án nói chung tại công ty truyền dẫn Viettel 55

2.1. Những thành tựu đạt được 55

2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 57

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 60

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2006-2010 60

1. Phương hướng phát triển 60

1.1. Vị thế 60

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 60

1.3. Hướng tới thị trường nước ngoài 60

1.4. Phát triển nguồn nhân lực 61

1.5. Nâng cao thu nhập cho người lao động 61

2. Định hướng cho công tác lập dự án 61

2.1.Trong cơ cấu tổ chức của bộ phận lập dự án: 61

2.2.Về trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia lập dự án. 62

2.3. Nội dung và quy trình lập. 62

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 62

1. Về phương pháp lập dự án 62

2. Về công tác tổ chức lập dự án 63

3. Về nội dung lập dự án 64

4. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên lập dự án 66

5. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách khích lệ tinh thần làm việc của các chuyên viên trong công ty. 67

KẾT LUẬN 69

 

 

docx87 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác kinh doanh và phục vụ an ninh quốc phòng, theo đúng chiến lược phát triển của công ty. Mặt khác, do yêu cầu phát triển, Viettel phải đi nhanh vào công nghệ hiện đại. Công nghệ NGN ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Mạng truyền dẫn là xương sống của công nghệ này. Các đường trục cũ có thể ứng dụng WDM để tăng dung lượng, nhưng sẽ không đồng bộ cho phát triển NGN. Viettel có nhiều thuận lợi nếu triển khai đường trục mới này (gọi tắt là đường trục 1C). Theo thỏa thuận giữa Viettel và đối tác truyền thống là EVN, hai bên sẽ cùng san sẻ chi phí đầu tư và sử dụng chung tuyến cáp. Viettel sẽ thi công tuyến cáp từ Hà Nội đến Huế, còn từ Huế vào đến TP. Hồ Chí Minh là trách nhiệm của EVN. Thi công cáp treo trên cột điện lực cũng giúp Viettel tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư so với các hình thức kéo cáp khác. Theo thiết kế sơ bộ, đường trục 1C sẽ đảm bảo vùng phủ truyền dẫn cho địa bàn Tây Nguyên, vốn là địa bàn phức tạp trải rộng từ Tây sang Đông. Đây cũng là địa bàn nhạy cảm về chính trị – quân sự, mà 1A và 1B dù cố gắng cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo sự thông suốt và an ninh thông tin cho khu vực. Được sự phê duyệt về mặt chủ trương đầu tư của Giám đốc tại Tờ trình ngày … /11/2004, Trung tâm Mạng truyền dẫn đã tiến hành nghiên cứu và lập Dự án xây dựng đường trục mới 1C trình Ban giám đốc phê duyệt. 2. Cơ sở lập dự án - Quyết định số 522/QĐQP ngày 19/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội - Giấy phép số 891/2001/GP-TCBĐ ngày 26/10/2001 của TCBĐ cho phép Viettel được thiết lập hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt, đường dài trong nước để cung cấp dịch vụ thuê kênh; - Căn cứ Quyết định số 262/2003/QĐ-BQP ngày 28/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đổi tên và xác định lại ngành nghề Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng thông tin liên lạc; - Căn cứ Quyết định số 51/2004/QĐ-BQP ngày 27/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc về trực thuộc Bộ Quốc phòng; - Thỏa thuận hợp tác về sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn giữa VIETTEL – EVN ngày 02/10/2004 - Nhu cầu của Quân đội và Cty Viettel về vu hồi và phát triển thông tin. - Khả năng lực lượng, phương tiện và nguồn vốn của Viettel . - Các qui định, hướng dẫn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác quản lí đầu tư xây dựng công trình. 3. Mục tiêu của dự án Dự án xây dựng đường trục cáp quang Bắc - Nam (1C) nhằm các mục tiêu sau: - Tạo nên hạ tầng truyền dẫn vững chắc đảm bảo cung cấp đủ dung lượng cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Tăng độ an toàn cho mạng lưới. Để đạt được mục tiêu này đường trục 1C được xây dựng độc lập hoàn toàn với 1A và 1B cả về tuyến cáp quang cũng như nhà trạm. - Kết nối, hạ kênh tại những nơi đường trục 1A và 1B chưa đáp ứng đủ nhu cầu (cả về thông tin quân sự và kinh doanh), nhất là khu vực Tây Nguyên. - Vu hồi cho các đường trục cáp quang quân sự Bắc Nam (1A, 1B) khi cần thiết, tạo nên một cơ sở hạ tầng truyền dẫn vững chắc cho hệ thống thông tin quân sự. - Sẵn sàng kết nối với các đường trục truyền dẫn khác sẽ được xây dựng trong tương lai như: đường trục cáp quang chạy dọc theo đường Hồ Chí Mính, đường trục cáp quang ven biển... - Dự án ứng dụng các công nghệ mới về truyền dẫn quang (NGN có ghép bước sóng), tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kĩ thuật trong Công ty tiếp cận và từng bước làm chủ công nghệ viễn thông tiên tiến trên thế giới. 4. Phân tích và dự đoán nhu cầu 4.1. Nhu cầu của Viettel Năm 2004 là năm chứng kiến sự bùng nổ của thị trường viễn thông và CNTT. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán rằng sự bùng nổ này sẽ tiếp tục thậm chí mạnh hơn trong 1-2 năm nữa. Cả nước có thêm 2,6 triệu thuê bao (năm 2002 chỉ tăng được khoảng 1 triệu thuê bao), trong đó 1,6 triệu thuê bao di động. Bộ Bưu chính Viễn thông dự báo năm 2005 sẽ có thêm 4-5 triệu thuê bao, trong đó 3-4 triệu thuê bao di động. Số lượng thuê bao Internet quy đổi tháng 9/2004 tăng gấp 3 lần so với thời điểm tháng 6 năm 2003 (theo VNNIC). Lưu lượng tất cả các dịch vụ đều tăng sau hàng loạt điều chỉnh về giá cước. Trong bức tranh chung đó, Viettel được đánh giá là tên tuổi nổi trội nhất, hết quý III năm 2005 phấn đấu 64/64 tỉnh thành phố có truyền dẫn quang, ring hoá 60/64 tỉnh thành phố. Mạng di động được triển khai ngay tại 64/64 tỉnh thành phố và dự kiến đạt 1,5-1,8 triệu thuê bao vào cuối năm 2005. Mạng cố định tăng trưởng vượt dự kiến, nhất là tại TP.Hồ Chí Minh với số lượng 4000 – 5000 thuê bao/tháng, chiếm tới gần 20% thị phần thuê bao tăng thêm và dự kiến sẽ phát trển và mở rộng ít nhất 40 tỉnh thành phố vào cuối năm 2005. Đến cuối năm 2005 sẽ hoàn thành mạng ADSL trên tất cả các tỉnh, thành phố có truyền dẫn của Viettel. Cước thuê kênh giảm trên 100% so với cách đây 2 năm nên nhu cầu của khách hàng ngoài Viettel cũng tăng. Dự kiến bằng khoảng 20% nhu cầu của bản thân Viettel. Theo các kế hoạch và dự báo phát triển các loại hình dịch vụ của Vietel trong tương lai, nhu cầu truyền dẫn cần đáp ứng được tính toán cụ thể. Dưới đây là dự báo tổng nhu cầu truyền dẫn của Viettel trong giai đoạn 2006-2011. Nhu cầu này bao gồm các loại kênh ở các cự li khác nhau, thông thường bao gồm kênh hướng Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và các kênh từ các tỉnh lị kết nối về 3 trung tâm lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (kênh cự li ngắn). Nhu cầu truyền dẫn của Viettel giai đoạn 2006-2011 Đơn vị tính: Luồng 2Mb/s Dịch vụ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 VoIP và STD 289 434 608 790 968 1131 ISP và IXP 225 338 473 615 753 880 Di động 335 503 704 915 1121 1310 Truyền dẫn 170 255 357 464 568 664 Tổng 1019 1529 2141 2783 3409 3984 Qui đổi ra luồng hướng HNI-HCM 545 795 1202 1550 2002 2343 Dung lượng của đường trục 1A là 5Gb/s, của 1B là 10Gb/s. Có nghĩa là Viettel và BTL TTLL có 5Gb/s đường trục Bắc – Nam (tương đương 2500E1) được dự phòng an toàn đúng tiêu chuẩn 1+1. Nhu cầu quân sự dự kiến chiếm khoảng 1/2 dung lượng này. Như vậy, chưa kể đến chất lượng không tốt, đường trục 1A không đảm bảo được dung lượng dự phòng an toàn cho nhu cầu thông tin của Viettel trong 3 năm tới. Và Viettel cần có 1 đường trục bảo đảm dự phòng cho cả 1A và 1B, tức phải có dung lượng từ 10 – 15 Gb/s 4.2. Nhu cầu của thông tin quân sự Hiện tại thông tin quân sự đang sử dụng 3 luồng STM-1 (155 Mb/s). Theo phân tích, tính toán dự đoán về sự phát triển của thông tin quân sự trong 5 năm tới thì nhu cầu về dung lượng sẽ tăng thêm khoảng 5 luồng STM-1. Như vậy, dung lượng của các đường trục 1A và 1B sẽ vẫn đủ để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của thông tin quân sự, kể cả dự phòng. Tuy nhiên, đường trục 1C sẽ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc sự cố đặc biệt nghiêm trọng làm đứt cả 2 tuyến cáp hay phá hủy các vị trí quân sự nối 2 đường trục. Đường trục 1C có 5 điểm hạ rẽ kênh tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh để kết nối với đường trục 1B và từ đó kết nối với tổng đài của các quân khu, quân đoàn, các BCHQS tỉnh thành, các đơn vị quân đội. 5. Cấu trúc đường trục và công nghệ 5.1. Cấu trúc Đường trục Theo thỏa thuận giữa Viettel và EVN, EVN sẽ bàn giao 2 sợi quang trên đường dây chống sét OPGW thuộc tuyến đường dây 500KV Bắc – Nam mạch 2 từ trạm 500KV Phú Lâm đến trạm 220 KV Huế. Viettel tiếp tục triển khai tuyến cáp quang ADSS trên hệ thống cột 110KV, 35KV và 22KV từ trạm 220KV Huế đến Hà Nội. Như vậy, đường trục cáp quang 1C là cơ sở hạ tầng chung của hai doanh nghiệp, sẽ được xây dựng dọc theo tuyến cột cao thế và trung thế từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 2000 km (trong đó, Viettel phụ trách thi công khoảng 817 km). Để bảo vệ (vu hồi) giữa các đường trục 1A, 1B và 1C, đường trục 1C sẽ kết nối với 1B tại 5 điểm tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Đăk Lăk và TP HCM. Giữa 2 đường trục 1B và 1C sẽ tạo nên 4 vòng Ring. Việc tạo nên 4 vòng Ring nhỏ có ưu điểm so với việc chỉ tạo một vòng Ring lớn Hà Nội - TP HCM: - Trong trường hợp đứt cáp quang cả 2 tuyến nhưng các điểm đứt nằm ở các vòng Ring khác nhau thì thông tin vẫn được bảo vệ. - Các thông tin đều được bảo vệ theo các vòng Ring nhỏ, do đó các luồng thông tin bảo vệ không chiếm mất lưu lượng của vòng Ring lớn. Tuy nhiên nếu tạo thêm nhiều vòng Ring con nữa (> 4 vòng Ring) thì sẽ làm cho cấu trúc mạng trở lên phức tạp, thiết bị nhiều tốn kém, việc tạo cơ cấu bảo vệ cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Căn cứ vào nhu cầu hạ kênh của mạng thông tin quân sự và kinh doanh của Viettel, cũng như kết quả khảo sát tuyến sơ bộ, tổng số trạm trên đường trục 1C được xác định là 20 trạm. Các trạm được thiết kế để có thể sẵn sàng hạ kênh. Tên các trạm và địa danh các trạm như trong bảng V.1. BẢNG V.1 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC TRẠM CÁP QUANG ĐƯỜNG TRỤC 1C TT Trạm Địa danh 1 VT01 Giang Văn Minh - Hà Nội 2 VT02 BCH QS Ninh Bình 3 VT03 Thanh Hóa 4 VT04 BCH QS Quỳnh Lưu 5 VT05 TP Vinh (TD80 QK4) 6 VT06 BCHQS Kỳ Anh 7 VT07 Quảng Bình 8 VT08 Quảng Trị 9 VT09 Trạm 220KV TT – Huế 10 VT10 MSC Đà Nẵng 11 VT11 Dung Quất (Quảng Ngãi) 12 VT12 KonTum 13 VT13 Gia Lai 1 14 VT14 Gia Lai 2 15 VT15 Đăk Lăk 16 VT15-1 Trạm lặp 17 VT16 Di Linh – Lâm Đồng 18 VT17 Định Quán – Đồng Nai 19 VT17-1 Trạm lặp 20 VT18 MSC HCM Để đảm bảo dự phòng an toàn và tránh tuyệt đối rủi ro hệ thống cho cơ sở hạ tầng truyền dẫn, toàn bộ nhà trạm được xây dựng mới và độc lập với các đường trục 1A và 1B. * Vị trí được lựa chọn để đặt trạm phải đảm bảo các yêu cầu: - Khoảng cách giữa các trạm không quá 130 km - Nằm trong khu vực có nhu cầu rẽ hạ kênh - Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho xây dựng trạm: thổ nhưỡng, điện, nước …. 5.2. Thiết kế cáp sợi quang Đường trục 1C sử dụng 2 loại cáp quang treo: cáp ADSS (treo trên cột 110KV hoặc 35KV ) và cáp số 8 trong đó cáp ADSS là chủ yếu. Cáp sợi quang được thiết kế để đảm bảo hai yêu cầu: - Yêu cầu về sợi quang đảm bảo truyền dẫn tốc độ cao, suy hao thấp, có khả năng ghép bước sóng với khoảng lặp xa đến 130 - 150 km - Yêu cầu cáp quang: là loại ống độn rời có vỏ bảo vệ, đảm bảo khả năng bảo vệ cáp bao gồm khả năng chịu lực ép, lực kéo, chống gặm nhấm, chống mối, chống thấm nước, chống sét, chịu được độ ẩm cao và dải thay đổi nhiệt độ rộng Để truyền được các tốc độ 10 Gb/s trở lên cần thiết phải sử dụng sợi quang loại Dịch tán sắc khác không (NZDF). Sợi quang NZDF có hệ số tán sắc từ 4 đến 8 ps/nm.km nên có thể nâng khoảng cách truyền dẫn lên đến 125 - 200 Km mà không cần bù tán sắc. Ngoài ra sợi quang NZDF cũng sẵn sàng cho các ứng dụng ghép bước sóng DWDM với số bước sóng ghép lên đến 160 bước sóng trong băng S, C và L. Như vậy nếu mỗi bước sóng có tốc độ là 10 Gb/s thì sợi quang trên có thể truyền tải được dung lượng đạt đến 1,6 Tbit/s. Trên tuyến mà Viettel thi công dự kiến sẽ sử dụng ít nhất 6 sợi NZDF. Cáp ADSS Sử dụng cáp 24 sợi để treo trên tuyến cột 35KV và 110KV của Tổng Công ty Điện lực Việt nam (EVN). Cấu kiện chịu lực trung tâm có chức năng cung cấp cho cáp đặc tính chịu kéo và chịu căng để ngăn ngừa các sợi quang khỏi bị căng trong quá trình lắp đặt, trong khi làm việc và trong suốt quá trình hoạt động và bảo dưỡng. Cấu kiện chịu lực trung tâm theo thiết kế này là thủy tinh hoặc phi kim loại. Các cấu kiện chịu lực vỏ sẽ được sản xuất từ các sợi aramide hoặc các vật liệu cách điện tương tự, cường độ kéo cao và độ dãn thấp. Thành phần độn lõi :Tất cả các khe hở của lõi cáp sẽ được độn kín bằng các thành phần độn cáp. Thành phần độn phải ngăn chặn được nước thâm nhập vào lõi cáp và nước ngấm dọc theo lõi cáp. Các ống rời: Các ống rời bảo vệ các sợi quang không bị lực căng dọc trục và xuyên tâm bằng cách cho phép các sợi quang chuyển dịch tự do bên trong ống. Để bảo vệ sợi quang các ống rời làm bằng polyamid hoặc vật liệu khác tương đương hoặc tốt hơn polyamid. Thành phần độn bên trong các ống rời: Khoảng không quanh các sợi quang đã được bọc sơ cấp sẽ được độn kín bằng các thành phần độn, các thành phần này phải cho phép các sợi quang chuyển động tự do bên trong ống. Thành phần độn không được làm bằng silicon, phải tương hợp với lớp bọc sơ cấp, với các ống rời và các thành phần vật liệu khác của cáp mà nó tiếp xúc. Các sợi quang: Các sợi quang phải là các sợi bọc vỏ dẫn quang thuỷ tinh, lõi thuỷ tinh, chỉ số bước, đơn mode, sai số tâm trườn mode, đường kính áo quang, độ méo quang, sức chịu căng, bán kính bẻ cong ... thoả mãn đầy đủ các khuyến nghị có liên quan của ITU, giữ được thuộc tính hình học của mình trong nhiều năm. Cáp số 8 Được sử dụng để kéo từ hộp nối cáp trên tuyến cột điện lực về trạm của Viettel và kết nối với đường trục 1B. Theo thỏa thuận giữa Viettel và EVN, mỗi bên nhận 12 sợi trên tuyến. Do vậy, dự kiến dùng cáp 12 sợi và dây treo phi kim để tránh ảnh hưởng của điện từ trường. Cấu trúc sợi cáp bao gồm 2 ống chứa 6 sợi quang/ống và 4 ống còn lại là độn, dây treo bằng vật liệu phi kim loại. Dây treo cáp Sợi quang Ống lỏng Cấu kiện chịu lực trung tõm Độn Ch.Thấm Vỏ cỏp Bọc lừi cỏp Hình V.2 Cấu trúc cáp số 8 - 12 sợi 5.3. Thiết kế tuyến truyền dẫn Thiết kế kỹ thuật đường trục 1C dựa trên các cơ sở sau: - Sử dụng công nghệ hiện đại (NGN có ghép bước sóng) để nâng cao dung lượng và độ tin cậy của đường trục - Giữ nguyên các thiết bị trên đường trục 1B và 1A. - Đảm bảo đủ dung lượng để vu hồi cho 2 đường trục hiện có, có nghĩa là dung lượng ban đầu ít nhất là 10 – 15GB. Tuy nhiên nếu sử dụng công nghệ ghép bước sóng với dung lượng cơ sở là 10Gb/s thay vì 2,5 Gb/s thì dung lượng tối thiểu là 20Gb/s. - Sẵn sàng cho mở rộng dung lượng lên 40 Gb/s. Để đảm bảo cho các yêu cầu trên, đường trục 1C được thiết kế bao gồm Tuyến trục: Sử dụng 2 sợi quang để kết nối 20 trạm với cấu hình NGN có ghép bước sóng với dung lượng 20Gb/s, và cấu hình sẵn sàng cho 40Gb/s. Tuyến kết nối: Sử dụng 2 sợi quang để kết nối tới 1B ở Hà Nội (1 Giang Văn Minh), Vinh (SCH QK4), Đà Nẵng (MSC DNG), Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh (MSC TP.HCM). Căn cứ trên dữ liệu mà EVN cung cấp và khảo sát sơ bộ của Viettel, chiều dài tuyến tạm tính như sau: BẢNG V.II: CÁC TUYẾN CÁP QUANG Tuyến Chiều dài (km) Tuyến cột trung thế và cao thế 18 Trần Nguyên Hãn – BCH QS Ninh Bình 108,0 BCH QS Ninh Bình - Thanh Hóa 68,2 Thanh Hóa – Cầu Giát 123,0 Cầu Giát – Quân khu 4 59,0 Quân khu 4 – Hà Tĩnh 51,1 Hà Tĩnh – BCH QS Kỳ Anh 73,9 BCH QS Kỳ Anh – BCH QS Quảng Bình 99,1 BCH QS Quảng Bình – BCH QS Quảng Trị 135,0 BCH QS Quảng Trị – TBA 220KV Huế 100,0 Huế - Đà Nẵng 90 Bình Sơn – Quảng Ngãi 96 Quảng Ngãi – KonTum 106 KonTum - Gia Lai 1 74 Gia Lai 1 – Gia Lai 2 85 Gia Lai 2 - Đăk Lăk 85 Đăk Lăk 2 – trạm lặp VT15-1 83 Trạm lặp VT15-1- Lâm Đồng (Di Linh) 75 Di Linh - Đồng Nai (Định Quán) 123 Định Quán – trạm lặp VT17-1 72 Trạm lặp VT17-1 - TP. HCM 71 Tuyến kết nối đến trạm Viettel và 1B 140 Khoảng cách giữa các trạm trên tuyến trục đều dưới 130 Km phù hợp với thiết kế sợi quang và công nghệ ghép bước sóng. Công nghệ ghép bước sóng WDM: WDM là phương thức ghép kênh quang theo bước sóng (Wavelength Division Multiplexing). Thông thường trong tuyến thông tin quang điểm nối điểm, mỗi một sợi dẫn quang cho một tia laser với một bước sóng ánh sáng truyền qua, tại đầu thu, bộ tách sóng quang tương ứng sẽ nhận tín hiệu từ sợi này. Mỗi một sóng laser này mang một số tín hiệu điện với một phổ nhất định. Từ những năm 1980, công nghệ sợi quang có nhiều tiến bộ nên phương thức ghép kênh quang theo bước sóng được ứng dụng trong mạng viễn thông đường trục và quốc tế. WDM cho phép ta tăng dung lượng kênh mà không cần tăng tốc độ bit của đường truyền và cũng không dùng thêm sợi dẫn quang. Hình V.4 minh hoạ cấu hình của hệ thống WDM. Trong đó các luồng tín hiệu quang từ các nguồn có các bước sóng khác nhau l1, l2,..., ln được ghép lại nhờ bộ ghép kênh MUX. Bộ ghép MUX phải đảm bảo ít suy hao và không cho sự xuyên nhiễu giữa các luồng. Các luồng tín hiệu sau khi ghép được truyền trên một sợi quang tới phía thu. Trên một tuyến đường có cự ly dài thì chùm sóng quang được khuếch đại nhờ các bộ khuếch đại. Bộ chia luồng DEM, tại đầu thu sẽ tách các luồng sóng quang l1, l2,..., ln tới các bộ thu Rx tương ứng của từng luồng. Tiếp theo các bộ tách sóng quang trong thiết bị thu Rx, khôi phục lại các tín hiệu điện của từng luồng tương ứng với phía phát. Hệ thống truyền dẫn WDM theo hai hướng, không quy định phát ở một đầu và thu ở một đầu (Hình V.5). Như vậy, ta có thể phát thông tin tại bước sóng l1 theo một luồng đồng thời cũng truyền thông tin theo hướng ngược lại tại bước sóng l2. Ghép theo WDM không chỉ giảm bớt ảnh hưởng của tán sắc mà còn chống được tổn hao do phân cực. Các hệ thống thông tin quang hiện đại có sử dụng bộ khuếch đại quang để ghép nhiều kênh theo WDM (vẫn dùng lại được các thiết bị ghép kênh và phân kênh hiện có). Nếu với lưu lượng sơ cấp là 2,5Gbit/s, ghép theo WDM từ 8 đến 16 luồng thì ta thực hiện được một đường thông tin quang với lưu lượng là 20Gbit/s đến 40Gbit/s trên một sợi quang. Lưu ý là nếu ghép theo lưu lượng sơ cấp 10Gb/s thì chỉ cần 2 đến 4 luồng (thiết bị đỡ cồng kềnh hơn). Ngoài dung lượng đường truyền lớn trên chỉ một sợi quang, việc sử dụng công nghệ WDM còn có các ưu điểm sau: Khoảng cách truyền lớn (có thể lên đến 200km/hop) nên giảm thiểu số trạm lặp Bảo trì thuận tiện với việc giám sát quang phổ thời gian thực, hệ thống quản lý (NMS) tập trung do đó làm giảm chi phí khai thác (OpeX) Hỗ trợ truy nhập đa dịch vụ và đa tốc độ: có thể hỗ trợ truy nhập của STM 1 đến STM 64, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet và PDH với các tốc độ khác nhau. Cơ chế bảo vệ nhiều lớp: lớp quang và lớp thiết bị 5.4. Thiết kế bảo vệ Lưu lượng trên đường trục sẽ được bảo vệ theo cơ cấu bảo vệ tuyến (Path protection). Từng luồng E1 thông tin trên đường trục 1A hoặc 1B sẽ có một luồng E1 bảo vệ chạy theo đường trục 1C và đóng kín theo các vòng ring nhỏ. Trong trường hợp đứt cáp quang đường trục 1A/1B hoặc chất lượng thông tin trên đường trục 1A/1B kém, thông tin sẽ được tự động chuyển sang chạy trên luồng bảo vệ của đường trục 1C. Thời gian chuyển từ luồng đang làm việc sang luồng bảo vệ nhỏ hơn 50ms, không làm gián đoạn hoặc ảnh huởng đến chất lượng thông tin, thông tin trên đường trục 1C sẽ được bảo vệ theo cơ chế ngược lại. 5.5. Thiết kế đồng bộ Các đường trục hiện tại đang được đồng bộ bởi đồng hồ đồng bộ Cesium đặt tại Q01(Hà nội). Đường trục 1C sẽ sử dụng chung đồng hồ đồng bộ trên. 5.6. Thiết kế Hệ điều hành Toàn bộ đường trục 1C sẽ được quản lý bằng một Hệ điều hành tập trung tại Hà Nội. 6. An ninh 6.1. Chế độ bảo vệ đường trục Do đường trục cáp quang Bắc - Nam là xương sống của mạng thông tin, là công trình quan trọng, an toàn tuyệt đối cho hệ thống trong mọi tình huống nên an ninh bảo vệ đường trục phải thực hiện: - Lắp các thiết bị bảo mật cho các luồng thông tin quân sự quan trọng; - Lắp các thiết bị bảo mật kênh và thiết bị bảo mật đầu cuối theo từng cấp cần thiết. -Tổ chức hoặc thuê đơn vị chuyên trách đủ người và phương tiện quản lý, khai thác, bảo vệ các tuyến cáp và trạm máy. Lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, chuyên môn vào đơn vị chuyên trách này. Cung cấp đủ phương tiện cơ động, trang thiết bị đo lường và thiết bị dự phòng (cáp quang, các phụ kiện, các thiết bị hàn nối cáp quang...) cho đơn vị này. - Phối hợp với Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam, Bộ Công an, Tổng công ty điện lực Việt nam, Liên hiệp đường sắt Việt nam...tổ chức các tuyến vu hồi đảm bảo tính vững chắc cho đường trục. 6.2. An ninh thông tin Đường trục 1C được sử dụng chủ yếu để truyền tải lưu lượng kinh doanh của Viettel, tuy nhiên được thiết kế sẵn sàng phục vụ thông tin quân sự. Việc bảo đảm an ninh cho thông tin quân sự là rất quan trọng và được thực hiện theo cơ chế sau: - Thông tin quân sự và thông tin của Viettel phải được vận tải trong các container riêng. - Có thể làm tăng tính bảo mật của thông tin quân sự bằng các thiết bị mã hoá luồng hoặc mã hoá đầu cuối. 7. Địa điểm mặt bằng xây dựng Đường trục cáp quang Bắc - Nam 1C chạy dọc theo tuyến cột cao thế và trung thế của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) theo thỏa thuận giữa Viettel và EVN tại văn bản ký ngày 02/10/2004. Đây là phương án giảm được rất nhiều chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công xây lắp cho Viettel, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp chặt chẽ với thông tin điện lực để hai ngành hỗ trợ nhau cùng bảo đảm thông tin liên lạc. Đối với cơ sở hạ tầng dùng chung, Viettel chịu trách nhiệm đầu tư và xây dựng đoạn tuyến từ Hà Nội đến Huế. Dự kiến đoạn tuyến này sẽ đi qua các trạm biến áp (TBA): 18 Trần Nguyên Hãn – Hà Nội, TBA 220KV Ninh Bình, TBA 220 KV Nghi Sơn – Thanh Hóa, TBA 220KV Hưng Đông – Nghệ An, TBA Kỳ Anh – Hà Tĩnh, TBA 220KV Đồng Hới – Quảng Bình, TBA 110KV Đông Hà - Quảng Trị, TBA 220KV Huế. Tuyến cột chủ yếu chạy dọc theo quốc lộ 1, chiều dài khoảng 1024km Phần lớn đoạn tuyến đã có sẵn cột của điện lực. Viettel chỉ phải trồng mới khoảng 30km tuyến cột ở ranh giới giữa các tỉnh và qua đèo Ngang. Đoạn qua đèo Ngang đặc biệt khó khăn do địa hình hiểm trở. Đối với cơ sở hạ tầng riêng, Viettel sẽ đầu tư xây dựng mới các trạm, các tuyến kết nối đến các trạm, và với 1B. Dự kiến tổng chiều dài các tuyến kết nối là 140 km. Đường trục 1C theo thiết kế có tổng số trạm là 20 trạm, xây mới hoàn toàn. Tại mỗi vị trí được chọn để đặt trạm, Viettel sẽ mua 150m2 đất (đất đô thị loại 4), trong đó diện tích xây dựng là 100m2. Dự kiến mỗi trạm là một đơn nguyên 2 tầng: tầng 1 là phòng làm việc, tiếp khách và để xe; tầng 2 là phòng đặt thiết bị và phòng ngủ cho 2-3 người. Trang thiết bị vật tư cho 1 trạm, xem Bảng A.1 phần Phụ lục 1. 8. Quy mô, hình thức đầu tư và nguồn vốn 8.1. Qui mô đầu tư Đường trục cáp quang 1C gồm các hạng mục đầu tư chính sau: - Đầu tư mua sắm thiết bị truyền dẫn trên đường trục gồm: + 20 bộ thiết bị ghép bước sóng NGN + bộ khếch đại 2 chiều. + 18 bộ thiết bị ghép hạ kênh. + Hệ điều hành + Nguồn điện cung cấp cho các trạm gồm: điện 220VAC; accu, máy phát điện xoay chiều. + Các trang thiết bị phụ trợ khác cho nhà trạm (Xem Bảng A.1) - Đầu tư bổ sung tuyến cột: Các đoạn tuyến cột xây mới sẽ có khoảng cột là 40-50m. Theo khảo sát sơ bộ, dự kiến sẽ phải trồng thêm 600 cột mới - Đầu tư xây dựng mạng cáp quang treo: + Chi phí mua cáp quang và phụ kiện cáp (cáp ADSS 24 sợi, cáp số 8 – 12 sợi, ODF, bộ treo, bộ néo, bộ chống rung, kẹp cáp, hộp nối cáp, dây nhảy quang ….) tính theo báo giá sơ bộ của các đối tác hoặc giá thực tế Viettel đã mua. + Chi phí thi công xây dựng lắp đặt tuyến cáp được ước tính theo thực tế thi công các tuyến cáp treo mà Viettel đã triển khai, cụ thể: ~ Cáp ADSS: 8 triệu/km ~ Cáp số 8 : 7 triệu/km - Đầu tư cho đất đai: Chi phí đầu tư mua đất dự tính là 5 triệu/m2 (Khung giá đất đô thị loại 4 dành cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ là 40.000 – 8.500.000 đồng /m2). - Các chi phí chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện đầu tư tính theo định mức quy định trong Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/07/2001 về định mức chi phí tư vấn và Quyết định số 01/2000QĐ -BXD ban hành định mức chi phí thiết kế công trình của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. - Chi phí dự phòng: 5% chi phí thiết bị và xây lắp. Tổng mức đầu tư cho dự án là: 248.048,02 triệu đồng (Hai trăm bốn mươi tám nghìn không trăm bốn mươi tám phảy không hai triệu đồng) (trong đó gồm 11.838.802,9 đô la Mĩ) Trong đó Khái toán chi phí đầu tư thiết bị, cáp quang và phụ kiện: 11.838.802,9 USD (tương đương 191.513,09 triệu đồng theo tỷ giá 15800 đồng/USD) Khái toán đầu tư xây dựng nhà trạm: 12.000,00 triệu đồng Khái toán xây lắp tuyến cáp quang treo: 8.100,00 triệu đồng Khái toán lắp đặt thiết bị trạm: 100,00 triệu đồng Khái toán xây dựng các đoạn tuyến cột mới: 600,00 triệu đồng Chi phí đầu tư đất: 15.000,00 triệu đồng Các chi phí khác (gồm cả bảo hiểm và dự phòng): 20.734,94 triệu đồng 8.2. Hình thức đầu tư Đầu tư mới hoàn toàn một đường trục thông tin cáp quang Bắc Nam. 8.3. Nguồn vốn: Nguồn vốn xây dựng đường trục 1C là nguồn vốn đầu tư phát triển của DNNN bao gồm: - Vốn vay thương mại: Dự kiến chi phí mua sắm thiết bị, cáp quang và phụ kiện quang (chiếm 64% tổng mức đầu tư) sẽ được tài trợ bằng vốn vay thương mại từ Ngân hàng hoặc mua trả chậm. Để tránh rủi ro về tỷ giá, khoản vay được thực hiện bằng đồng USD với lãi suất dự kiến 6%/năm Việc hoàn trả khoản vay theo tính toán sẽ kết thúc vào năm 2010 bằng quỹ khấu hao và 15% lợi nhuận giữ lại của Dự án. - Vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của Viettel sẽ tài trợ cho các chi phí còn lại của Dự án 36%) 9. Hình thức quản lý, thực hiện dự án Trong những năm qua Viettel đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiều dự án truyền dẫn bao gồm: các Dự án mà Bộ Quốc phòng giao, trong đó có dự án xây dựng đường trục cáp quang quân sự 1A, 1B; các Dự án sử dụng chung cơ sở hạ tầng điện lực mi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel.docx
Tài liệu liên quan