Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Mục lục

Mở đầu 6

Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ( NASB ). 8

I.Vài nét về công tác thẩm định nói chung và NASB nói riêng 8

1. Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 8

1.1. Khái niệm dự án đầu tư 8

1.2. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 8

1.3. Cơ sở thẩm định dự án đầu tư. 9

1.4. Mục đích, yêu cầu đối với thẩm định dự án đầu tư. 9

1.4.1. Mục đích. 9

1.4.2. Yêu cầu 10

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động của ngân hàng thương mại. 10

2.1. Khái niệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư. 11

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án 11

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. 12

2.3.1. Các nhân tố chủ quan. 12

2.3.1.1. Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định dự án. 12

2.3.1.2. Xây dựng và thực hiện quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định dự án. 13

2.3.1.3. Tổ chức điều hành. 14

2.3.1.4. Quan hệ khách hàng – ngân hàng. 14

2.3.1.5. Chất lượng thông tin. 15

2.3.1.6. Trang thiết bị công nghệ. 15

2.3.2. Các nhân tố khách quan. 15

2.3.2.1. Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý. 15

2.3.2.2. Các nhân tố từ phía chủ dự án. 16

II. Tổng quan hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 16

1. Quá trình hình thành và phát triển của NASB. 16

2. Ngành nghề kinh doanh 18

2.1.Huy động vốn: 18

2.2.Hoạt động tín dụng: 18

2.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 18

2.4.Các hoạt động khác 18

3.Sản phẩm và dịch vụ cung cấp 19

4.Cơ cấu tổ chức hiện tại của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 19

5.Bộ máy quản lý điều hành 21

5.1.Hội đồng quản trị 21

5.2. Ban kiểm soát: 21

5.3. Tổng giám đốc 21

5.4.Bộ máy giúp việc 21

5.5. Các phòng ban và chức năng: 21

6. Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 24

6.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 24

6.2. Tình hình hoạt động trong các lĩnh vực khác của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 27

6.2.1.Hoạt động tín dụng 27

6.2.2.Công tác bảo lãnh 28

6.2.3.Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng 29

6.2.4. Công tác kinh doanh ngoại tệ 29

6.2.5.Công tác thanh toán xuất nhập khẩu 29

6.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 30

III. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 32

1. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại NASB trong thời gian qua. 32

2. Các bước thẩm định một dự án đầu tư 33

3. Quy trình nghiệp vụ thẩm định 34

4. Phương pháp thẩm định: 34

5. Nội dung thẩm định dự án 35

5.1. Thẩm định về sự cần thiết của dự án 35

5.2. Thẩm định phương diện thị trường của dự an 35

5.3. Thẩm định về công nghệ kĩ thuật của dự án. 36

5.3.1. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án 36

5.3.2. Địa điểm xây dựng dự án 36

5.3.3. Công nghệ và trang thiết bị 36

5.3.4. Quy mô và giải pháp xây dựng 37

5.3.5. Thẩm định việc nhập nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. 37

5.4. Thẩm định tổ chức điều hành dự án. 38

5.5. Thẩm định tài chính dự án. 38

5.5.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án. 39

5.5.1.1. Tính toán chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. 39

5.5.2. Thẩm định phương diện kinh tế xã hội. 42

6. Lập báo cáo thẩm định dự án. 44

7. Minh họa nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 45

7.1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư dự án. 47

7.2. Thẩm định về thị trường. 47

7.2.1.Nhu cầu của thị trường. 47

7.2.2. Dự báo nhu cầu điện năng. 48

7.3. Thẩm định về công nghệ kĩ thuật của dự án. 49

7.4. Thẩm định về tổ chức điều hành của dự án 50

7.5. Thẩm định tài chính dự án . 51

7.6. Rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro. 55

7.6.1. Rủi ro do tăng tổng mức đầu tư. 55

7.6.2. Rủi ro từ việc huy động vốn của chủ đầu tư vào dự án. 55

7.6.3. Không đủ nguồn nước cung cấp cho nhà máy thuỷ điện Thái An. 55

7.6.4. Rủi ro xảy ra do lũ lụt, động đất. 56

7.6.5. Rủi ro giảm giá bán điện. 56

7.7. Thẩm định về tài sản đảm bảo . 56

III. Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 57

1. Những kết quả đạt được : 57

1.1. Phương pháp thẩm định. 57

1.2. Thiết bị thông tin. 58

1.3. Đội ngũ cán bộ thẩm định 58

1.4. nội dung thẩm định. 58

1.5. Tổ chức điều hành. 58

2. Những hạn chế cần khắc phục. 59

3. Nguyên nhân 60

Chương II : Một số giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 61

1. Phương hướng kế hoạch của NASB. 61

2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NASB. 62

2.1. Quan tâm đúng mức về việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ thẩm định. 62

2.2. Hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định. 63

2.3. Tìm hiểu, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng. 64

2.4. Rút ngắn hơn nữa thời gian thẩm định. 65

2.5. Thực hiện quy chế, cơ chế thẩm định dự án đầu tư. 65

3. Một vài kiến nghị. 65

3.1. Kiến nghị với nhà nước. 66

3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 66

Kết luận 68

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tác kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 96 nghìn USD tăng 125% so với cùng kỳ năm 2006. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đã chủ động và có nhiều biện pháp tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng Bắc Á đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng 6.2.5.Công tác thanh toán xuất nhập khẩu Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan với sự cố gắng của cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt kết quả cao, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đạt 123 nghìn USD tăng 65% so với năm 2006. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 78 nghìn USD tăng 80% so với năm 2006 và doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 47 nghìn USD tăng 52% so với năm 2006. 6.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 1.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh. Đơn vị:Triệu đồng Nội dung/năm 2008 2007 1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 697.397,077.048 462.732,866.786 2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 375.718,555.832 360.479,270.210 I. Thu nhập lãi thuần 221.678,521.217 102.313,696.575 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 9.660,868.467 2.881,043.096 4. Chi phí từ hoạt động dịch vụ 2.384,664.669 1.763,247.970 II.Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 7.187,788.798 1.117,795.125 III.Lãi/(lỗ) thuần từ kinh doanh ngoại hối (5.444,369.613) (10.668,370.723) IV.Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán CK kinh doanh 0 0 V.Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 0 0 5. Thu nhập từ hoạt động khác 2.257,230.167 25.068,496.210 6. Chi phí cho hoạt động khác 820,378.433 6.781,985.435 VI. Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác 1.436,856.704 18.286,530.784 VII. Thu nhập từ vốn góp và mua cổ phần 355,740.000 0 VIII. Chi phí hoạt động 50.471,197.862 26.583,991.183 IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 174.743,339.244 84.465,660.578 X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 10.139,420.000 4.836,601.000 XI.Lợi nhuận trước thuế TNDN 164.603,919.244 79.629,059.578 7. Thuế suất thuế TNDN 28% 28% XII.Thuế TNDN phải nộp 44.848,093.920 22.210,316.681 XIII. Lợi nhuận sau thuế TNDN. 119.755,825.324 57.418,742.897 XIV. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,691.142 1,435.469 III. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. 1. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại NASB trong thời gian qua. Có thể nhận xét tình hình công tác thẩm định dự án đầu tư của NASB qua bảng sau: Bảng 1.4: Công tác thẩm định dự án đầu tư của NASB trong hai năm. Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 Dự án xin vay vốn ¶Tổng số tiền Triệu đồng 1.502.367 1.965.307 ¶Tổng số dự án 83 121 Dự án được chấp nhận ¶Tổng số tiền Triệu đồng 1.212.365 1.734.898 ¶Tổng số dự án 68 105 Tỷ lệ được chấp nhận ¶Số tiền 80,7% 88,3% ¶Số dự án 81,9% 86,8% Tỷ lệ nợ quá hạn ¶Số tiền quá hạn/ dư nợ vay theo dự án 1,4% 1,1% Thời gian để thẩm định trung bình một dự án ngày 23 20 Theo bảng này thì cho thấy qua 2 năm 2007 và 2008 thì tổng số dự án lẫn số tiền cho vay đều tăng qua các năm.Trong năm 2007, NASB đã thẩm định 83 dự án, chấp nhận 68 dự án để cho vay, chiếm 81,9% số dự án được thẩm định. Sang năm 2008 thì cùng với sự tăng trưởng của quy mô vốn cũng như mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng, ngân hàng đã thẩm định tổng cộng 121 dự án, trong đó đồng ý tài trợ cho 105 dự án, chiếm 86,8% số dự án được thẩm định. Tuy các dự án được chấp nhận tăng nhưng cũng cho thấy rằng các dự án đưa đến NASB xin vay vốn không phải được chấp nhận một cách dễ dàng. Ngân hàng sẽ thẩm định kỹ càng trước khi cho vay, ta có thể nhận thấy tỷ lệ % số tiền được xét duyệt cho vay không phải là cao. Những dự án đưa đến NASB xin vay vốn đã bị loại bỏ khá nhiều với những lý do khác nhau, có thể do doanh nghiệp hoặc bản thân dự án có vấn đề khó khăn nên không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Có những dự án bị từ chối cho vay ngay khi xin vay ở chi nhánh, có dự án thì khi đưa đến phòng thẩm định của ngân hàng mới bị từ chối, điều này có thể thấy công tác thẩm định được phối hợp xét duyệt từ chi nhánh đến hội sở. Điểm tiến bộ nữa của NASB là công tác thẩm định năm 2008 đã rút ngắn hơn so với năm 2007 là 3 ngày, điều này cho thấy rằng ngân hàng đã nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng nhanh chóng, chất lượng. 2. Các bước thẩm định một dự án đầu tư Bước 1 : đánh giá tính phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á . Bước 2 : Kiểm tra sự phù hợp đối với chính sách quản lý rủi ro hiện hành của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Bước 3 : Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ, loại giấy tờ phải xuất trình theo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ Bước 4 : Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Bước 5 : thẩm định rủi ro cụ thể Bước 6 : lập báo cáo thẩm định rủi ro. 3. Quy trình nghiệp vụ thẩm định Quy trình nghiệp vụ thẩm định của NASB phải tuân thủ theo quy trình thẩm định của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nước quy định và quy trình của NASB. Quy trình thẩm định dự án phải trải qua các bước: Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn; Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi và giao cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn cho vay vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, cán bộ tín dụng tổ chức xem xét, thẩm định dự án và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm cho đầy đủ hồ sơ. Bước 3: Cán bộ tín dụng lập Báo cáo thẩm định dự án và trình Trưởng phòng tín dụng tại hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á xem xét. Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. Bước 5: Cán bộ phòng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình lên Trưởng phòng Tín dụng ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết tại phòng Tín dụng Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. 4. Phương pháp thẩm định: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á không quy định cụ thể các phương pháp thảm định áp dụng, trong quá trình thẩm định, tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm từng dự án, tùy từng khách hàng ( doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức ), điều kiện thực tế từng giai đoạn, cán bộ thẩm định sẽ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. 5. Nội dung thẩm định dự án Chủ thể thẩm định dự án là ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ,vì thế mà không hoặc ít quan tâm đến khía cạnh xã hội mà chỉ chú trọng đến lợi nhuận của khoản cấp tín dụng mang lại. 5.1. Thẩm định về sự cần thiết của dự án Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng các mục tiêu phát triển của ngành, địa phương và của đất nước không. Sự cần thiết về việc tồn tại và phát triển doanh nghiệp như thế nào và dự án mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, cho nền kinh tế xã hội. Đánh giá quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai. Nếu là đầu tư để cải thiện kĩ thuật, hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì đánh giá trình độ sản xuất, quy cách, chất lượng, giá cả. Phân tích năng lực máy móc thiết bị, quy mô sản xuất hiện có so với nhu cầu thị trường. 5.2. Thẩm định phương diện thị trường của dự an - Phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm, xem xét tính trung thực, chính xác của các số liệu thông tin đưa vào luận chứng kinh tế kĩ thuật trên các mặt giá cả, phẩm chất, quy cách, mẫu mã hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là với thị trường nước ngoài. - Tình hình tiêu thu các sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm. Khả năng nắm bắt thông tin thị trường, quản lý xuất nhập khẩu của các nước đã có quan hệ. - Các hợp đồng tiêu thụ hoặc bảo tiêu sản phẩm về chủng loại , số lượng, giá cả , thời hạn và phương thức thanh toán. - Các văn bản giao dịch về sản phẩm như hiệp định đã kí biên bản đàm phán, hay đơn đặt hàng. Cần lưu ý đến tính hợp lý , hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản nói trên để tránh những trường hợp giả mạo , rủi ro có thể xảy ra. Không nên chỉ bán hàng cho một nhà tiêu thụ duy nhất hay một thị trường mà cần nhiều thị trường , nhiều mối tiêu thụ để chủ động được tình hình, tránh ứ đọng hàng hay tránh ép giá. 5.3. Thẩm định về công nghệ kĩ thuật của dự án. Phân tích trên các mặt sau: 5.3.1. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án · Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường. ·Công suất thiết kế dự kiến của dự kiến là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, địa điểm, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ hay không ·Yêu cầu kĩ thuật , tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không ·Quy cách, mẫu mã, phẩm chất của sản phẩm như thế nào 5.3.2. Địa điểm xây dựng dự án Xem xét,đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông không, có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước về thị trường tiêu thụ không, hay có nằm trong quy hoạch không. Xem xét cơ sở vật chất , hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá và so sánh chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.Ngoài ra, phải thẩm định địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu tiêu thụ và mặt bằng có phù hợp với quy mô hiện tại và dự phòng cho phát triển mởi rộng trong tương lai đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy…. 5.3.3. Công nghệ và trang thiết bị · Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện đại của đất nước hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. · Uy tín của nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp trang thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không . · Quy trình công nghệ có hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới. · Xem xét, đánh giá về công suất, số lượng, quy cách, chủng loại danh mục máy móc thiết bị này có đáp ứng được hay không và giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý, đánh ngờ không. Đối với thiết bị nhập ngoại cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọn nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả. Kiểm tra các hợp đồng cung ứng, các bên chào hàng, các điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, tránh sơ hở, thiệt hại cho chủ đầu tư và ngân hàng. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết đã tích lũy thi cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. 5.3.4. Quy mô và giải pháp xây dựng Xem xét quy mô xây dựng và giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có không. Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế không. Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, xem có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không thực sự cần thiết hay chưa cần thiết phải đầu tư hay không. Vấn đề hạ tầng cơ sở, giao thông, cấp thoát nươc…. 5.3.5. Thẩm định việc nhập nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. - Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, nước, điện…trên cơ sở các định mức kinh tế kĩ thuật so sánh với các mức tiêu hao thực tế. - Đối với nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên, tránh lãng phí. - Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng hoặc văn bản cảm kết của doanh nghiệp và nhà cung cấp về số lượng, quy cách, giá cả ,điều kiện giao hàng, thanh toán… - Đối với các dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kiểm tra tính toán đúng đắn của các tài liệu điều tra, thăm dò khảo sát, giấy phép khai thác khoáng sản của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo dự án hoạt động lâu dài. 5.4. Thẩm định tổ chức điều hành dự án. Đánh giá, xem xét kinh nghiệm, trình độ của tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành thiết bị , công nghệ mới của dự án. Ngoài ra, còn phải xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu như tư vấn, thi công, cung cấp trang thiết bị công nghệ, hay khả năng ứng xử của khách hàng htees nào khi thị trường dự kiến bị mất và đánh giá về nguồn nhân lực của dự án, số lượng lao động mà dự án cần, đòi hỏi về tay nghề , trình độ kĩ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. 5.5. Thẩm định tài chính dự án. Yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu tư là lợi nhuận của dự án. Cho nên trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư thì chủ đầu tư và ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tài chính để thẩm định tài chính dự án.Kết quả của thẩm định tài chính dự án là một trong những điều kiện quan trọng để cho biết dự án có khả năng thu hồi nợ vay hay không và dự án có thể được triển khai thực hiện.Việc thẩm đinh tài chính dựa trên cơ sở phân tích tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn, tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án ,những chỉ tiêu quan trọng được tính khi phân tích tài chính dự án là NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư…. Việc thẩm đinh tổng vốn đầu tư rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá nhiều so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không thể cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.Ngoài ra, việc xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán tài chính một cách có hiệu quả, và khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định tài chính sẽ phải tính toán lại xem tổng vốn đầu tư đã hợp lý chưa, cơ cấu nguồn vốn như thế nào ,có huy động đủ nguồn theo đúng tiến độ thực hiện của dự án hay không… 5.5.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung quy trình này thường diễn ra như sau: Sơ đồ 2 : Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Dự báo về thị trường Phân tích nguồn tài trợ cho dự án phân tích dòng tiền thu nhập của dự án phân tích dòng tiền chi phí của dự án phân tích chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án Đánh giá rủi ro Ra quyết định 5.5.1.1. Tính toán chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. · Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( NPV ). NPV cho biết rằng quy mô tiền lời của dự án khi đã hoàn đủ vốn, khi tính toán chỉ tiêu này dựa trên cơ sở giá trị hiện tại, tức là phải xét đến chiết khấu.Công thức : NPV = Trong đó: CFi = Bi – Ci – Ki + SVi CFi : Là dòng tiền xuất hiện tại năm thứ i của dự án, i chạy từ 0 đến n Ki : Đầu tư năm i. r : là tỷ lệ chiết khấu được chọn. Bi:  Dòng thu năm i. Ci : Dòng chi năm i SVi: Giá trị còn lại năm i. n là thời gian hoạt động của dự án. · Ý nghĩa của NPV: NPV là một chỉ tiêu rất quan trọng giúp cho các chủ đầu tư cũng như các ngân hàng ra quyết định tài trợ dự án nên có thể coi đây là chỉ tiêu chính nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. + Khi NPV>0 thì tỉ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỉ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn với cùng mức rủi ro (lãi suất chiết khấu), trong khi đó NPV<0 cho thấy dự án sinh lời với tỉ lệ thấp hơn tỉ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn với cùng mức rủi ro. + NPV0, dự án đủ trả vốn và lãi vay, có lợi nhuận bằng NPV ở hiện tại. + NPV<0, dự án không có hiệu quả tài chính, cần xem xét lại. · Chỉ tiêu tỉ suât hoàn vốn nội bộ ( IRR ). Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí. Hay IRR của một dự án được định nghĩa là lãi suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0. Tức là khi đó lãi suất chiết khấu k = IRR. Nếu chủ đầu tư huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRR thì: Nếu IRR < r dự án sẽ lỗ, tức là NPV <0 Nếu IRR = r thì dự án sẽ hoà vốn, tức là NPV = 0. Nếu IRR > r thì dự án sẽ lãi, tức là NPV > 0 Qua đó ta thấy rằng: IRR là một tỷ lệ lãi rất quan trọng để xác định hiệu quả tài chính của một dự án. Điều đó giúp các ngân hàng khi ra quyết định cho vay dự án nhằm hạn chế những rủi ro mà dự án đem lại. IRR là tỷ lệ lãi mà nếu thay nó để xác định NPV thì NPV = 0 tức là: NPV = = 0. Vì vậy để xác định IRR ta cho NPV = 0 và giải phương trình này để tìm nghiệm IRR. Tuy nhiên việc giải phương trình này một cách trực tiếp rất phức tạp, nhiều khi không thể được. Chính vì vậy mà ta có thể sử dụng phương pháp nội suy hay ngoại suy để tìm nghiệm. Phương pháp nội suy và ngoại suy đều cho công thức tính là: Công thức : IRR = r1 + Trong đó: Chọn r1,  r2 sao cho NPV cùng lớn hơn 0 (hoặc cùng nhỏ hơn 0) và cùng gần bằng 0. NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu. · Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP). Thời gian hoàn vốn của một dự án là khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm được tạo ra từ dự án hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu. Nói một cách tổng quát là khoảng thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án. Công thức: PP = Số năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư + Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thời gian thu hồi vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm. Vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi ro trong việc thu hồi vốn. Do đó nhà tài trợ cũng như Ngân hàng thường ưa thích những dự án có thời gian hoàn vốn thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhược điểm là không quan tâm đến giá trị theo thời gian của tiền và không quan tâm đến dòng tiền sau mốc hoàn vốn. Để khắc phục nhược điểm này, Người ta đã đưa ra phương pháp tính PP theo phương pháp trừ dần hoặc cộng dồn, dưới đây là phương pháp trừ dần: Gọi Ki là số vốn đầu tư quy về năm i để thu hồi tiếp CFi là lợi nhuận + khấu hao năm i Ti = Ki – CFi là số vốn đầu tư đã thu hồi một phần tại năm i sẽ chuyển sang năm i + 1 để thu hồi tiếp. Ta có: Ki+1 = Ti (1+r) hay Ki = Ti-1 (1+r) · Điểm hòa vốn của dự án. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Công thức : Sản lượng hòa vốn: Xhv = f/ ( p – v ) Doanh thu hòa vốn : DThv = f/ ( 1 – v/p ) Trong đó : X là số lượng sản phẩm bán ra P là giá bán một đơn vị sản phẩm V là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm F là định phí 5.5.2. Thẩm định phương diện kinh tế xã hội. Hiện nay tiêu chuẩn môi trường ở các nước phát triển thường quy định khắt khe, buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải chi những khoản tiền rất tốn kém để chống ô nhiễm. Trước tình hình đó nhiều nhà sản xuất để giảm chi phí thì đã chuyển công nghệ hiện đại gây ô nhiễm nặng sang các nước kém phát triển để đầu tư. Ở các nước chậm phát triển vì nghèo nên vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả là chỉ trong một thời gian không dài sau khi mở cửa vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng và khó khắc phục. Đây là bài học cho các nhà đầu tư và quản lý đầu tư phải quan tâm. Các nhà thẩm định phải thẩm định hiệu quả gia tăng của sản phẩm hàng hóa gồm giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hóa tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra hay giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hóa thu được từ các dự án khác hoặc các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét. Ngoài ra, để thẩm định về phương diện kinh tế xã hội thì phải thẩm định khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, mức độ đóng góp cho ngân sách (như thuế, thuê tài sản cố định, ….),và thẩm định dự án có góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu,hay góp phần phát triển kinh tế địa phương, tăng cường kết cấu hạ tầng địa phương và phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương. Thực tế, các cán bộ thẩm định dự án của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đã thực hiện việc phân tích rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, song đôi lúc, việc đánh giá rủi ro chưa được thực hiện bài bản, chưa khoa học, chỉ mang tính hình thức. Để đánh giá dự án một cách xác đáng, cán bộ tín dụng phải phân định rõ hai khái niệm, tài trợ dự án và tài trợ doanh nghiệp. Phân định rõ hai khái niệm này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định xác định rõ những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Bảng 1.5: Phân biệt tài trợ dự án và tài trợ doanh nghiệp. Các khái niệm Tài trợ dự án Tài trợ doanh nghiệp Tính chất dự án Dự án mới Dự án mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc lắp đặt dây chuyền sản xuất mới Chủ đầu tư Doanh nghiệp mới thành lập trực tiếp quản lý, điều hành dự án Doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ quản lý một dự án mà còn rất nhiều dự án đã đi vào hoạt động. Nguồn trả nợ ngân hàng Nguồn thu của dự án Nguồn thu của doanh nghiệp Nếu là tài trợ dự án, rủi ro sẽ nằm trong các mối quan hệ liên quan dự án: quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu, với nhà cung cấp nguyên vật liệu, với người tiêu thụ sản phẩm… nếu là tài trợ doanh nghiệp, rủi ro không chỉ ở dự án mà ngân hàng định đầu tư mà còn ở chính bản thân chủ đầu tư với tình hình tài chính và khả năng điều hành những dự án khác… 6. Lập báo cáo thẩm định dự án. Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung quy định như trên, cán bộ Phòng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á lập Báo cáo thẩm định để trình lên cấp trên. Báo cáo thẩm định là tài liệu dạng văn bản trong đó nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá dự án xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các kiến nghị của khách hàng. Trong quá trình thẩm định dự án, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á có hai loại báo cáo thẩm định : Báo cáo thẩm định của Cán bộ thẩm định tại các chi nhánh. Báo cáo thẩm định của Cán bộ thẩm định tại Hội sở chính. Đối với các dự án đề nghị vay vốn của khách hàng có mức đề nghị vay vượt quá mức uỷ quyền phán quyết của Tổng Giám đốc cho chi nhánh thì chi nhánh phải chuyển hồ sơ và báo cáo thẩm định lên Hội sở chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á để xem xét, thẩm định và lập Báo cáo thẩm định trình lên Tổng Giám đốc xem xét, quyết định. Báo cáo thẩm định phải đảm bảo có các nội dung chính sau: Giới thiệu về khách hàng và dự án đề nghị vay vốn. Kết quả thẩm định về hồ sơ pháp lý và khách hàng vay vốn. Kết quả thẩm định dự án. Kết quả thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. Phân tích và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Sau khi phân tích, cán bộ Phòng tín dụng sẽ tổng hợp đánh giá dự án trên hai mặt chính : Thuận Lợi và Khó khăn của dự án. Từ đó đưa ra các ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không cho vay. Theo quy định chung thì việc thẩm định do phòng thẩm định đảm nhiệm, nhưng do hiện nay Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chưa có phòng thẩm định riêng nên việc thẩm định diễn ra tại Phòng tín dụng và do Cán bộ tín dụng trực tiếp đảm nhiệm và thực hiện đúng theo các nội dung và hướng dẫn tại quy trình thẩm định do Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á ban hành. 7. Minh họa nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Tên dự án : dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Thái An. Giới thiệu về chủ đầu tư : Công ty cổ phân thủy điện Thái An. Công ty cổ phần thuỷ điện Thái An có tư cách pháp nhân, giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 13/01/2000.. Địa chỉ của trụ sở chính : Khu chung cư Hà Trung, phường Quang Trung, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang. · Ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm có: Sản xuất kinh doanh điện năng, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình điện trung, hạ áp và trạm biến áp đến 35KV, kim loại màu, khai thác khoáng sản, kim loại màu, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, dịch vụ thương mại. · Mục tiêu trước mắt là đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện Thái An tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Công ty cổ phần thuỷ điện Thái An được thành lập theo đúng các quy định của pháp luật. Trong đăng ký kinh doanh của công ty có thể hiện rõ công ty được phép làm chủ đầu tư xây dựng quản lý các công trình thuỷ điện. Như vậy, có thể đánh giá công ty có đủ năng lực pháp lý để xây dựng và vận hành nhà máy thuỷ điện Thái An, hồ sơ pháp lý đầy đủ, đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Thái An và nhu cầu vay vốn. · Tên dự án: Công trình thuỷ điện Thái An. · Địa điểm đầu tư: Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. · Chủ đầu tư: Công ty thuỷ điện Thái An. · Hình thức đầu tư: Xây dựng mới đồng bộ, hoàn chỉnh. · Hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5524.DOC
Tài liệu liên quan