Sau khi được tách ra hoạt động theo mô hình công ty liên kết với công ty cổ phần Dệt Nam Định, hướng tới xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của đội ngũ công nhân nhà máy dệt Nam Định,công ty đã tổ chức lại sản xuất phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới. Đến nay, công ty đã có 4 phòng chức năng và 4 phân xưởng sản xuất, phục vụ việc sản xuất hàng may mặc trên phạm vi toàn quốc và cả xuất khẩu ra ngoài nước.Công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của Nhà nước giao, sản xuất, kinh doanh luôn có lãi và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. So với năm 2003, nguyên giá tài sản cố định năm 2008 tăng 1,77 lần, đạt 10,561 tỷ đồng, vốn kinh doanh tăng 1,64 lần, đạt 23,64 tỷ đồng.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần May 1 Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời gian qua đã cố gắng nỗ lực tận dụng chất xám,tranh thủ nghiên cứu khoa học công nghệ để cải tạo công nghệ hiện cú.Mặt khác,không chỉ nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mà còn tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Nhà nước, giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư của cụng ty.
Trước cổ phần hóa,công ty cổ phần May 1 Nam Định là một doanh nghiệp có rất nhiều khó khăn với hệ thống nhà xưởng không được đầu tư sửa chữa nâng cấp, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu. Tuy nhiên sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, ban lãnh đạo công ty đã tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2007, công ty tiếp tục đầu tư thêm nhà kho mới hơn 200m2, nâng cấp lắp đặt hệ thống thông gió hiện đại, nâng cấp sửa chữa nhà xưởng khang trang sạch đẹp, mua và trang bị nhiều bàn ghế dụng cụ làm việc cho văn phòng, bảo đảm môi trường tốt cho cán bộ, công nhân viên làm việc. Ngoài ra công ty còn đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng đủ điều kiện với yêu cầu khách hàng.
Tuy nhiên với số vốn điều lệ rất hạn chế chỉ 4,3 tỷ đồng, việc chủ động đầu tư những máy móc thiết bị công nghệ hiện đại ở công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn đầu tư máy móc thiết bị chủ yếu là từ nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất cao. Vì vậy việc đầu tư nâng cấp trình độ công nghệ của công ty còn rất nhiều hạn chế.
Đối với công cuộc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị thi công các công trình thì hiệu quả của nó khi phân tích nếu ta tính các dòng tiền hay cỏc chỉ tiêu như trên là rất khó khăn, các yếu tố lợi ích mà nó mang lại tuy có thể lượng hoá đượcnhưng thời gian khụng chỉ là chi phí hay lợi nhuận, thời gian là tiền bạc … do vậy càng đầy nhanh được tiến độ thi công thỡ sẽ càng làm giảm được chi phí mà nâng cao được hiệu quả.
Máy móc, thiết bị là khâu có liên quan và quyết định trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm,đến giá thành sản phẩm. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước sản xuất thiết bị máy móc trong lĩnh vực dệt may, các nước sản xuất với qui mô, công suất khác nhau.Về nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị của các hãng sản xuất, các nước đều có cựng một nguyên lý hoạt động giống nhau. Bao gồm các hạng mục chính như: máy chính, lò hơi, thiết bị thí nghiệm, tổ cấp điện, kho nguyên liệu thành phẩm và các hệ thống : nạp liệu,mỏy nhuộm, hệ thống cắt, hệ thống may, hệ thống thêu,hệ thống là,máy kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói. Điểm khác nhau căn bản giữa cỏc hóng này là công suất sản xuất sản phẩm của tổ hợp máy móc và tính tự động hoá cao hay thấp, tính tự động hoá thể hiện căn bản nhất ở khâu phối liệu, khâu này quyết định đến chất lợng sản phẩm, tính tự động hoá cao thì chất lượng sản phẩm sẽ càng được đảm bảo và ngược lại.
Qua thông tin và giao dịch với một số nhà sản xuất của một số nước ở Châu Âu, Châu Á, công ty đã nghiên cứu chi tiết và được các cơ quan chuyên nghành về thiết bị máy móc tư vấn trên cơ sở thực tiễn hiện tại và điều kiện của công ty, công ty chủ trương sẽ nhập máy móc thiết bị của Trung Quốc với các ưu thế rừ rệt như : đáp ứng công nghệ tiên tiến, qui mô vừa và nhỏ, giá cả hợp lý, các điều kiện dịch vụ hậu mãi hợp lý, dễ dàng, thuận tiện, chi phí chuyển giao công nghệ thấp vì Trung Quốc cũng là nước có nền công nghiệp máy móc tiên tiến và phát triển ở Châu Á và khu vực,đặc biệt là ngành dệt may của Trung Quốc nhiều năm nay phát triển khá mạnh cả về chất và lượng. Trên thực tế hiện nay nhiều hãng sản xuất máy móc thiết bị dệt may của Trung Quốc cũng đang xây dựng, lắp ráp và chuyển giao công nghệ cho một số công ty Việt nam; và một số nước như Ai Cập, Sigapore, Malaysia, v.v...
Một trong những thành công nổi bật nhất của công ty là đã quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của đảng và chính sách mở cửa của Nhà nước, nhanh chóng tổ chức học tập nâng cao trình độ, mạnh dạn tiếp cận nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của ngành dệt may Việt Nam và thế giới để từng bước nắm chắc và làm chủ trong quá trình đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, đi tắt, đón đầu công nghệ mới nhất. Hiện nay, toàn công ty đã có một đội ngũ đông đảo cán bộ, công nhân đạt trình độ cao, trong đó có các cán bộ quản lí đa số là những người tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Nhờ đó, từ chỗ chỉ quản lý, vận hành những máy móc và hệ thống dây chuyền nhỏ lẻ, lạc hậu, phân tán đã vươn lên nắm vững quy trình, quy phạm, quản lý, vận hành hiệu quả, an toàn các máy móc thiết bị mới ,cũng như các dây chuyền công nghệ mới mà công ty dự định đầu tư mua sắm trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Công tác tư vấn xây dựng,chuyển giao công nghệ,thiết bị, nhà xưởng là khâu hết sức quan trọng, quyết định nhiều đến hiệu quả đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho công ty.vì thế công ty đã chỉ đạo các công ty tư vấn tập trung xây dựng chiến lược phát triển từ đào tạo nhân lực đến trang thiết bị, áp dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ có thể tiếp nhận các dây chuyền công nghệ mà công ty Dệt Nam Định chuyển giao thì giờ đây công ty đã có thể trực tiếp đứng ra đàm phán,kí kết,tiếp nhận trực tiếp công nghệ được chuyển giao từ các công ty khác ở trong cũng như ngoài nước.
Sau khi được tách ra hoạt động theo mô hình công ty liên kết với công ty cổ phần Dệt Nam Định, hướng tới xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của đội ngũ công nhân nhà máy dệt Nam Định,công ty đã tổ chức lại sản xuất phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới. Đến nay, công ty đã có 4 phòng chức năng và 4 phân xưởng sản xuất, phục vụ việc sản xuất hàng may mặc trên phạm vi toàn quốc và cả xuất khẩu ra ngoài nước.Công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của Nhà nước giao, sản xuất, kinh doanh luôn có lãi và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. So với năm 2003, nguyên giá tài sản cố định năm 2008 tăng 1,77 lần, đạt 10,561 tỷ đồng, vốn kinh doanh tăng 1,64 lần, đạt 23,64 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Nam Định về việc phát triển ngành công nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Nam Định công ty đã chuyển nhà máy về khu công nghiệp Hòa Xá ngoài ra công ty dự kiến đầu tư khoảng 4 tỷ đồng từ doanh thu năm 2008 (khoảng 18 tỷ đồng) để mua sắm mới toàn bộ hệ thống máy cắt may công nghiệp và trang bị lại hệ thống máy tính cho cán bộ nhân viên văn phòng trong công ty đồng thời mở rộng sức chứa nhà kho thành phẩm của công ty.
Trong thời gian qua, công ty còn thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế mà mục đích là để tiếp cận với các công nghệ hiện đại của các đối tác nước ngoài.Qua đó, góp phần đáng kể cho việc cải tiến, hoàn thiện hoá công nghệ,quy trỡnh sản xuất của công ty.Chúng ta hãy tìm hiểu việc đầu tư cho một số dự án khoa học công nghệ thời gian qua việc xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Báo cáo chi phí đầu tư khoa học công nghệ 2003- 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng cộng
Chi phí thực hiện
Tỷ đồng
0,26
0,917
1,35
1,817
1,922
1,001
7,321
Số dự án
dự án
1
4
9
5
7
6
32
(Nguồn: Phòng Kế toỏn, Phũng Kĩ thuật )
Từ số liệu trong bảng 13 ta thấy khối lượng vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong thời gian qua ở công ty cổ phần May 1 là khá lớn. Cả giai đoạn 2003- 2008 với 32 dự án tuy nhỏ nhưng đó cú tổng mức vốn đầu tư là 7,321 tỷ đồng. Hơn nữa, trong thời kỳ này vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học tăng liên tục qua các năm cả về quy mô và số dự án thực hiện (chỉ có năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế nên vốn đầu tư có giảm sút so với các năm trước).
Bắt đầu từ năm 2003 công ty bắt đầu tư thực hiện công tác nghiên cứu, vì vậy số dự án và quy mô còn hạn chế với 1 dự án và 260 triệu đồng song cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sang năm 2004 công ty đã triển khai nghiên cứu 4 dự án với số vốn thực hiện là 917 triệu đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2003. Năm 2005 công ty đã tiếp tục tăng cường đầu tư với 9 dự án và tổng số vốn thực hiện là 1,35 tỷ đồng. Năm 2006 có 5 dự án với tổng thực hiện là 1,817 tỷ đồng, năm 2007 có 7 dự án với mức vốn là 2,922 tỷ đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2008 tuy gặp khú khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm 6 dự án, vốn đầu tư là 1,001 tỷ đồng, ở đây số dự án giảm so với năm 2005 và 2006 nhưng qui mô của một dự án lớn hơn.
Có thể nói, trong thời gian qua công ty cổ phần May 1 Nam Định đã chú trọng đến công tác đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, các dự án thực hiện trong thời gian qua chỉ mới dừng lại ở công tác nghiên cứu cải tạo một số khâu đơn giản trong các dây chuyền sản xuất, nguyên nhân một phần cũng là do sự hạn chế về vốn và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
3.4.Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai:
Việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần đã mang lại sự chủ động cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.Mặc dù có gặp không ít những khó khăn, nhưng với sự năng động và tinh thần sáng tạo, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng đưa ra những cải tiến về mặt kỹ thuật, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngay sau khi đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, hội đồng quản trị công ty đã xây dựng phương án phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định lại tổ chức, xây dựng lại nội quy, quy chế quản lý, định mức khoán, quản lý tài chính... Hiện tại công ty chủ yếu thực hiện gia công sản xuất các sản phẩm may mặc.Nhằm đa dạng hóa hoạt động, trong thời gian tới công ty có định hướng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu riêng, sản xuất hàng tiêu thụ trong nước và bán cho người Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài.Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty và các bộ phận nghiệp vụ tài chính, kỹ thuật cũng luôn tự đổi mới, trau dồi kiến thức để theo kịp và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đề ra.
Công ty luôn luôn đề cao vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu vì đây là một trong các nhân tố chính để nâng cao doanh số bán hàng của công ty. Do đó, công ty đã đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện đúng các cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm.Tất cả các nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và khâu hoàn thiện gấp gói sản phẩm đều được bộ phận KCS thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt.Cuối ngày báo cáo thống kê về các sản phẩm không phù hợp đều được gửi tới ban lãnh đạo của công ty. Chính vì vậy, quá trình sản xuất sẽ luôn được điều chỉnh, chỉ đạo sát sao nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, công ty cổ phần May I Nam Định đã xây dựng được và duy trì mối quan hệ thân thiết với các khách hàng truyền thống. Các đơn hàng sản xuất luôn được đảm bảo tiến độ và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, công ty luôn chủ động tìm kiếm, giới thiệu quảng bá sản phẩm của công ty tới những khách hàng mới.Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo công ty cũng quan tâm xây dựng hình ảnh công ty thông qua đội ngũ nhân viên có kỷ luật lao động, tay nghề, kinh nghiệm, thấu hiểu mục tiêu, định hướng của công ty.
Đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của công ty trước hết là nghiên cứu khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.Vị thế của công ty trong ngành:Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần May I Nam Định đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện gia công hàng xuất khẩu. Với quy mô vốn nhỏ, ông ty chủ yếu thực hiện gia công cho các đối tác nước ngoài, chưa có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Hệ thống nhà xưởng thiết bị của công ty vẫn còn cũ kỹ, lạc hậu. Những năm gần đây, với nỗ lực phấn đấu và lòng nhiệt huyết của ban lãnh và đội ngũ cán bộ công nhân viên, một số máy móc thiết bị mới đã được đầu tư đổi mới, nhà xưởng được sửa sang cho khang trang hơn.
Đứng trước tình hình hội nhập quốc tế, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, việc duy trì thị phần khách hàng truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc là một ưu tiên chiến lược của công ty. Bên cạnh đó,công ty tiếp tục mở rộng thêm nhiều khách hàng mới để đảm bảo việc làm cũng như đẩy mạnh sản xuất, đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới.Sau khi cổ phần hóa, Công ty tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy tổ chức SX kinh doanh,và từng bước đã khắc phục tốt những vấn đề tồn tại để ổn định tình hình sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng vệ tinh sản xuất xuống các tuyến huyện xã nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, tận dụng máy móc thiết bị dư thừa, tận dụng các tiềm năng kỹ thuật, quản lý của Công ty và thực hiện đáp ứng thời hạn giao hàng cho khách, tăng thêm doanh thu, tiết kiệm chi phí.Các khoản nợ bảo hiểm xã hội của những năm trước cũng đều được công ty trả hết,công ăn việc làm luôn được ổn định, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao, cán bộ công nhân viên an tâm làm việc.Thứ đến là nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và triển vọng phát triển của ngành:Cùng với sự phát triển của đời sống, nhu cầu về các mặt hàng may mặc thời trang tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,…ngày càng tăng. Với vị thế, uy tín ngày càng tăng, sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Đó là một động lực thúc đẩy đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may trong nước.Bên cạnh đó, Việt Nam vốn là một nước có dân số trẻ với hơn 80 triệu dân. Cùng với việc đời sống người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về sản phẩm may mặc ngày càng cao.Thị trường hàng may mặc trong nước giờ đây đã trở thành một thị trường hấp dẫn không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà còn đối với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, khai thác và chiếm lĩnh được thị trường trong nước sẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp.Nhận biết được tiềm năng của thị trường, ban lãnh đạo công ty đã định hướng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm riêng để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Trong thời gian gần đây, công ty cũng đã bỏ nhiều vốn nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, truyền thanh…), thực hiện các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng và đầu tư cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường.Để nhận thức rõ hơn về tình hình đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ của cụng ty ta xem xét bảng sau:
Bảng 13: Bảng tổng hợp chi phí Marketing từ 2006- 2008
Đơn vị:Triệu đồng
STT
Danh mục
Chi phí
Tỷ trọng (%)
1
Nghiên cứu thị trường
420,3
24,3
2
Quảng cáo
313,02
21,3
3
Xúc tiến yểm trợ bán hàng
697,64
37,06
4
Chi phí khác
230,24
17,9
Tổng cộng
1661,2
100
(Nguồn: Phòng kế toỏn)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng hoạt động đầu tư cho việc xúc tiến yểm trợ bán hàng là lớn nhất với tổng mức đầu tư là 897,65 triệu đồng tương đương với 37,06% tổng chi phí cho công tác Marketing. Và qua đây ta cũng nhận thấy trong 3 năm 2006- 2008 tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 1661,2 triệu đồng là vẫn còn quá ít. Chi phí cho quảng cáo chiếm 21,3%chi phí dành cho công tác Marketing, tỷ lệ này cũng rất thấp. Nhưng đặc biệt trong giai đoạn này công ty cũng đang xúc tiến các hoạt động đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường với tổng mức vốn là 420,3 triệu đồng chiếm 24,3 % tổng chi phí Marketing,chi phí cho công tác này cao hơn cả chi phí cho việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
Nhưng nhìn hoạt động đầu tư trong vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đã bước đầu có hiệu quả, uy tín nhãn hiệu sản phẩm của công ty đó được nâng lên. Sản phẩm đã tạo ra được một bước đột phá mới trong cạnh tranh trên thị trường giúp công ty có sự phát triển vững chắc hơn trong tương lai.
3.5.Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ:
Hàng dự trữ là hàng hóa công ty giữ lại trong kho bao gồm cả vật tư nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm.Tình hình nguyên vật liệu : công ty có sản phẩm được tiêu thụ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, gia công hàng xuất khẩu là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty nên phần lớn nguồn nguyên phụ liệu chính phục vụ sản xuất được nhập khẩu từ nước ngoài thông qua sự chỉ định của các đối tác nhằm đảm bảo chỉ tiêu chất lượng của đơn hàng và giá cả cạnh tranh.
Đối với hoạt động sản xuất hàng trong nước, công ty thực hiện phần lớn các đơn hàng gia công từ các thị trường lân cận nên được các đối tác cung cấp sẵn các nguyên phụ liệu. Hơn nữa, nguồn nguyên phụ liệu ngành may hiện nay rất dồi dào, hầu như không có khan hiếm đột biến. Bên cạnh đó, công ty luôn chủ động dự trữ nguồn nguyên vật liệu linh hoạt để đảm bảo tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất được liên tục. Do đó, công ty không phải đối mặt với rủi ro về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu.Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, do tình hình lạm phát, giá cả nguyên phụ liệu và các yếu tố
đầu vào tăng cao khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí dự trữ của công ty phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: dự đoán cầu trong tương lai,quy luật tiêu dùng của các khách hàng trên thị trường dệt may,vào yêu cầu riêng biệt của mỗi mặt hàng.Tuy nhiên hiện nay công tác này ở công ty chưa được coi trọng đúng mức nên việc đầu tư bổ sung hàng dự trữ của công ty không đạt hiệu quả cao.
Để thấy rõ hơn thực trạng đầu tư bổ sung hàng dự trữ ở công ty cổ phần May 1 chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 14: Giá trị hàng hoá dự trữ 2004- 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng cộng
Vốn lưu động
Tr đ
5.001
1.584
8.594
9.612
8.615
33.406
Giá trị hàng dự trữ
Tr đ
320,5
74,05
558,6
561,2
506,7
2.021,15
% dự trữ so vốn lưu động
%
6,4
4,7
6,5
5,8
5,9
6,05
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng 15 cho ta thấy công ty luôn quan tâm đến việc dự trữ hàng hoá trong thời gian qua.Nhìn chung, trong giai đoạn 2004- 2008 công ty đã luôn dành trên dưới 5% vốn đầu tư lưu động cho việc dữ trữ hàng. Hơn nữa, tỷ lệ dữ trữ này luôn ổn định phù hợp với năng lực phục vụ của các kho chứa trong cụng ty. Việc dự trữ này đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với công ty, tránh được những rủi ro không đáng có ngoài thị trường, chủ động việc sản xuất kinh doanh, bình ổn giá cả qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trường.
IV.Đánh giá chung:
1.Kết quả,hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần May 1 Nam Định:
1.1.Kết quả của hoạt động đầu tư:
Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty cổ phần May 1 Nam Định đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm của cụng ty hàng năm đều tăng. Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của công ty nên hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả một cách nhanh chóng.Thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự gia tăng này đặc biệt là các sản phẩm may,thêu các loại.Không chỉ có vậy, các loại sản phẩm khác của công ty cũng tăng lên khá nhanh.
Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá đồng bộ, năng lực sản xuất của công ty được tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được quan tâm đầu tư đúng mức, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm của công ty sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, nhãn hiệu công ty cổ phần May 1 Nam Định đã dần có uy tín trong lòng mọi người. Vơí khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua, trong tương lai khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần May 1 là tương đối có lợi, đặc biệt đối với cỏc sản phẩm mũi nhọn như may,thờu. Để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing,nghiên cứu thị trường.
Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ của cụng ty tăng lên rừ rệt cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo. Với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại, công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, nhập các nguyên vật liệu để sản xuất. Như vậy, tiềm năng cạnh tranh của công ty trên thị trường vẫn còn là rất lớn.
1.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư:
Trong những năm gần đây, từ năm 2004 đến nay, qua xem xét thực trạng đầu tư của công ty ta thấy công tác đầu tư của công ty ngày càng nổi bật,đặc biệt là kể từ năm 2005.Đây là năm đánh dấu sự chuyển biến lớn về đầu tư của công ty cả theo chiều rộng và theo chiều sâu. Để đi sâu vào vấn đề này,ta có thể điểm lại quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của cụng ty trong những năm gần đây.
Từ Phòng kế toán của Công ty,bắt đầu từ năm 2004 trở lại đây, các số liệu về trị giá hiện có của TSCĐ, đầu tư tài chính, chi phí XDCB của công ty như sau:
Bảng 15: TSCĐ, đầu tư tài chính và chi phí XDCB
Đơn vị: Đồng
Năm
TSCĐ(nguyên giá)
Đầu tư tài chính
Chi phí XDCB
Tổng tài sản
2004
1.418.886
0
10.621.283
2005
2.464.539
0
12.226.826
2006
3.870.937
0
18.805.983
2007
4.816.366
0
8.343,5
22.446.098
2008
4.917.634
0
8.343,5
28.804.546
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần May 1 Nam Định)
Qua đó ta có:
Bảng 16: Tỷ suất đầu tư tài sản
Năm
Tỷ suất đầu tư chung
Tỷ suất đầu tư TSCĐ
2002
0.133588945
0.133588945
2003
0.201568174
0.201568174
2004
0.205835398
0.205835398
2005
0.21494668
0.214574755
2006
0.171013891
0.170724232
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần May 1 Nam Định)
Từ số liệu tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư TSCĐ của bảng tính trên ta cú thể thấy : Tỷ suất đầu tư chung đã phản ánh tình hình chung về đầu tư cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và xây dựng TSCĐ, đầu tư tài chính như mua cổ phiếu, cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết và kinh doanh bất động sản…
Tỷ suất đầu tư TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và đầu tư xây dựng TSCĐ nói riêng của công ty.Các con số trên phản ánh hiệu quả đầu tư rõ nét nhất tại công ty qua các năm, bằng cách so sánh tỷ suất giữa các năm (năm trước so với năm sau), so sánh nguyên giá TSCĐ, tổng tài sản của cụng ty giữa các năm tăng hay giảm. Thực tế đã chứng minh trong giai đoạn 2003 - 2004 và 2005 - 2006 công ty đã có những dự án đầu tư lớn trong sản xuất cũng như kinh doanh. Tiêu biểu cho hai thời kỳ này là dự án lớn về đầu tư xây dựng nhà máy may mới.Những tín hiệu khả quan trong hoạt động đầu tư chắc chắn sẽ cổ vũ công ty tích cực hơn nữa tham gia vào các hoạt động đầu tư phát triển.
Trong những năm gần đây, tổng doanh thu của Công ty liên tiếp tăng trưởng ở mức khá, bình quân 1 năm tăng 46%. Trong năm 2006 tổng doanh thu lên tới 59,6 tỷ đồng, kết quả cao nhất từ trước tới nay, cùng với mức doanh thu này thì lợi nhuận rũng mà cụng ty thu được cũng đạt mức kỷ lục hơn 1 tỷ đồng. Để có được kết quả này là một nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty trong thời gian qua,cũng như thông qua quá trình tích cực đầu tư phát triển, cạnh tranh trong cơ chế thị trờng.
Quá trình đầu tư đã dần dần phát huy được kết quả, bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng, mức độ cơ khí hoá trong sản xuất đã được nâng lên đáng kể, điều này là một sự khích lệ to lớn. Nếu xét theo hình thức chỉ định thầu thì có nghĩa là nhà thầu nhận bán công trình theo đơn đặt hàng (theo thiết kế và hợp đồng) cho chủ đầu tư.Cách bán hàng theo hình thức giao - nhận thầu nêu trên sẽ giúp cho người bán gặp ít rủi do hơn so với sản xuất kinh doanh các hàng hoá khác mà hầu như cầm chắc có lãi. Cũng do sự hấp dẫn này mà các nhà thầu (các doanh nghiệp) phải cạnh tranh gay gắt ,đó là sự cạnh tranh khốc liệt này giữa những người bán làm cho giá cả kéo xuống. Cho nên ngoài việc tiết kiệm các chi phí, mức lãi trước thuế cũng không thể đặt quá cao (thường từ 3 đến 4% giá thành). Mức lãi tối thiểu ít ra cũng phải bù đắp cho tỷ lệ lạm phát và trượt giá của thị trường các yếu tố đầu vào … Do vậy chúng ta không hề ngạc nhiên khi trong tổng doanh thu 59,6 tỷ trong năm 2006 mà mức lợi nhuận để đạt chỉ có > 1 tỷ đồng (trong điều kiện Công ty đang phải thực hiện trả nợ các khoản đầu tư).
Với những dấu hiệu đáng mừng như vậy, mặc dù chưa phải là hiệu quả cao song những gì mà Công ty đạt được cho đến ngày này là quá trình kiên định và đầy bản lĩnh trong suốt những năm tồn tại và trởng thành của cụng ty.
2.Một số tồn tại và nguyờn nhân:
2.1.Hạn chế trong việc định hướng đầu tư:
Ngành Dệt May nói chung và cụng ty cổ phần May 1 núi riờng đều đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và nguyên nhân chủ yếu là do không cú được định hướng đầu tư đúng mức. Cụng ty tuy được trang bị máy móc khá hiện đại lại chủ yếu may xuất khẩu là chính. Doanh thu tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 7,5 – 9,4%. Sản phẩm may của cụng ty không chiếm lĩnh được thị trường nội địa vì giá cao và phải mượn nhãn mác nước ngoài để xuất khẩu. Công ty cũng như các doanh nghiệp khác phải nhập nguyên liệu dệt thành vải để dùng, lại phải nhập vải may thành sản phẩm rồi đem đi xuất khẩu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5526.DOC