Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình

PHỤ LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại

3

1.1. Vốn 3

1.1.1. Khái niệm về vốn 3

1.1.2. Phân loại vốn 7

1.1.2.1. Đứng trên giác độ pháp luật 7

a) Vốn pháp định 7

b) Vốn điều lệ 8

c) Vốn có quyền biểu quyết 8

1.1.2.2. Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh 8

a) Vốn lưu động 8

b) Vốn cố định 10

1.1.2.3 Đứng trên giác độ hình thành vốn 13

a) Vốn đầu tư ban đầu 13

b) Vốn bổ sung 14

c) Vốn liên doanh 14

d) Vốn đi vay 14

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp thương mại 14

1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp thương mại 14

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thương mại 16

1.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thương mại 16

1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp thương mại 22

1.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại 23

Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 26

2.1. Khái quát về công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 26

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 27

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 27

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 29

a) Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 29

b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 31

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 34

2.1.3.1. Tính chất hàng hoá kinh doanh 34

a) Cơ chế và chủ thể cung ứng hàng hoá thay đổi 34

b) Tính chất nguồn hàng hoá thay đổi 35

c) Tính chất mùa vụ của hàng hoá 35

d) Tác động của quy luật thị trường đến hàng hoá 36

2.1.3.2. Phương thức hoạt động 36

a) Về tổ chức thu mua lương thực 36

b) Về chỉ đạo giá cả 37

c) Về xuất khẩu lương thực 37

d) Về tiêu thụ nội địa 38

e) Về dự trữ lưu thông và sử dụng quỹ bình ổn giá 38

2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh 39

a) Thuận lợi 39

* Về mặt khách quan 39

* Về mặt chủ quan 40

b) Khó khăn 41

2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường 42

2.1.3.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 43

2.1.3.6. Đặc điểm về nguồn hàng cung ứng 44

2.1.3.7. Đặc điểm về khách hàng 44

2.1.3.8. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 45

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 46

2.2.1. Thực trạng về sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 46

2.2.2. Thực trạng về nhân lực - đội ngũ lao động 47

2.2.3. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm 49

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 51

2.3.1. Cơ chế quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 51

2.3.2. Phân tích tình hình tài chính 53

2.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty 57

2.3.4. Phân tích nguồn vốn kinh doanh và cơ cấu vốn 58

2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 61

2.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 61

2.3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 61

a) Tình hình sử dụng vốn cố định 62

b) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định 63

c) Hiệu quả sử dụng vốn cố định 63

2.3.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 66

a) Cơ cấu vốn lưu động 66

b) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động 71

c) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 72

2.4. Đánh giá chung về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 75

2.4.1. Những thành công 75

2.4.2. Những hạn chế 76

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình 77

3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 77

3.1.1. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định 77

3.1.2. Xử lý tài sản chờ thanh lý nhằm giảm tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định 78

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 79

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý trong kinh doanh 79

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý công nợ 80

3.2.3. Hoàn thiện công tác tồn kho dự trữ nhằm làm tăng vòng quay vốn lưu động 81

3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để có chi phí vốn thấp nhất 82

3.3. Một số giải pháp khác 82

3.3.1. Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo sự phát triển của quy mô kinh doanh 82

3.3.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động 83

3.3.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cải thiện tình hình thanh toán trong công ty 84

3.3.4. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài 85

Kết luận 87

Danh mục tài liệu tham khảo 88

 

doc93 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý, theo dõi, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, tài chính của công ty. Phòng Kinh doanh - Thị trường: Tổ chức, chỉ đạo, quản lý, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động sản xuất kd, dịch vụ tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh nội địa. Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh mang tính chiến lược theo sự chỉ đạo của cấp trên. Nghiên cứu chính sách, chế độ, pháp luật về kinh doanh, đề xuất phương hướng, biện pháp thực hiện. Nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng từng chủng loại hàng hoá do công ty kinh doanh, điều tra tổng quát thị trường từng khu vực, đối chiếu với tiềm năng của công ty. Nghiên cứu tổ chức, quản lý mạng lưới bán hàng toàn công ty. Nghiên cứu khả năng hợp tác, liên kết kinh doanh của công ty với các đối tác nước ngoài. Phòng Kế hoạch - Đầu tư: Xây dựng, tổng hợp, chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ công tác thống kê kế hoạch của công ty. Tổ chức quản lý nhà đất, cơ sở vật chất của công ty. Nghiên cứu chính sách, chế độ về phát triển kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án, phương án xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà, xưởng của công ty. Tổ chức quản lý kỹ thuật, bảo quản hàng hoá, bảo vệ kho hàng. Các đơn vị trực thuộc: là đơn vị thể nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng địa phương để giao dịch, thanh toán, hạch toán nội bộ. Tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và các hoạt động khác trước pháp luật Nhà nước và Giám đốc công ty. Các đơn vị trực thuộc công ty là những tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình, có nghĩa vụ tuân theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Trong sản xuất kinh doanh, các đơn vị phải thực hiện theo đúng quy chế về tổ chức, quy chế tài chính, quy chế kinh doanh và các quy định khác của công ty. Các đơn vị trực thuộc có những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, sản xuất kinh doanh dịch vụ và các mặt công tác khác, báo cáo Giám đốc công ty, đồng thời tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch theo chỉ đạo của công ty. Tổ chức, bố trí, sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý nhất; thực hiện đúng đắn các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người lao động, phù hợp với nhu cầu công tác của đơn vị. Tổ chức thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính theo quy định của pháp luật Nhà nước, quy chế tài chính của công ty và các quy định khác theo hướng dẫn của công ty. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy định phân cấp kinh doanh của công ty. Quản lý và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất tài sản được giao như: nhà kho, nơi bán hàng, phương tiện, thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh và nơi làm việc và tuân thủ các quy định của công ty đối với công tác này. Trên cơ sở Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, các quy chế trong các mặt tổ chức, tài chính, kinh doanh do công ty ban hành, các đơn vị phải xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị và các quy định cụ thể khác trong từng mặt hoạt động, lĩnh vực công tác của đơn vị, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. 2.1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH. 2.1.3.1. Tính chất hàng hoá kinh doanh. Cơ chế và chủ thể cung ứng hàng hoá thay đổi. Ở nước ta, trước đây khi còn cơ chế kinh tế tập trung bao cấp thì người nông dân thông qua các hợp tác xã nông nghiệp, các nông trường quốc doanh để cung cấp lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, dự trữ quốc gia ... Những năm gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, trong sản xuất nông nghiệp đã thực hiện cơ chế khoán đến từng hộ nông dân. Các hộ nông dân được nhận ruộng (thuê đất của Nhà nước), rồi tự đầu tư sản xuất, đến khi thu hoạch phải nộp một tỷ lệ nhất định theo quy định của Nhà nước, còn lại người nông dân được quyền sử dụng hoặc đem bán trên thị trường. Cơ chế này đã làm cho người nông dân có quyền tự chủ trong sản xuất và trở thành người cung cấp lương thực cho thị trường. Tính chất nguồn hàng hoá thay đổi. Việc chuyển đổi cơ chế sản xuất đã dẫn đến việc chuyển đổi chủ thể cung ứng lương thực là một bước chuyển đáng kể, nó đã làm thay đổi tính chất của nguồn lương thực cung ứng. Trước hết, trình độ sản xuất hàng hoá lương thực tăng lên, năng suất và chất lượng lương thực cũng tăng một cách rõ rệt. Thứ hai, lương thực được tự do buôn bán trên thị trường đã làm cho mỗi gia đình không còn là một kho dự trữ nhỏ lẻ, do đó chúng ta thấy được thực tế nhu cầu lương thực tối thiểu của người dân và phần lương thực trở thành hàng hoá. Thứ ba, việc tổ chức thu mua lương thực hàng hoá trong điều kiện mới cũng gặp một số khó khăn như: nguồn hàng phân tán, người mua phải trực tiếp trao đổi, lập giá với người bán để xác định mức giá thị trường hợp lý. Tính chất mùa vụ của hàng hoá. Lương thực là loại hàng hoá mang tính chất thời vụ rõ rệt, quy mô hàng hoá đạt tối đa sau vụ thu hoạch và giảm dần đến trước vụ thu hoạch tiếp theo. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa quy mô tối đa và tối thiểu về khối lượng hàng hoá còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của từng nông hộ và khả năng kho chứa dự trữ. Do vậy, để có thể thu mua được tối đa số lương thực dư thừa trong dân, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực phải có kế hoạch và chủ động về vốn, kho chứa sao cho phù hợp với diễn biến mùa vụ và quy mô lương thực hàng hoá trên thị trường. Tác động của quy luật thị trường đến hàng hoá. Tất cả mọi người dân đều có một nhu cầu nhất định về lương thực, tổng thể nhu cầu lương thực đó tạo thành nhu cầu thực tế. Nhu cầu này khi có khả năng thanh toán sẽ trở thành nhu cầu thị trường về lương thực, còn khi không có khả năng thanh toán thì nó trở thành nhu cầu tiềm tàng. Nhu cầu thực tế và nhu cầu thị trường là những đại lượng không bao giờ ăn khớp với nhau, có thể nhu cầu thị trường nhỏ hơn nhu cầu thực tế do một bộ phận nhu cầu thực tế không có khả năng thanh toán, cũng có thể nhu cầu thị trường lớn hơn nhu cầu thực tế, đó là do thị trường bị lũng đoạn bởi yếu tố đầu cơ. Trường hợp nhu cầu thị trường bằng với nhu cầu thực tế là trường hợp lý tưởng, hiếm khi xảy ra. Do tính chất thời vụ nên khi vụ thu hoạch tới, mức cung về lương thực tăng lên, giá cả giảm xuống, khi xa vụ thu hoạch, mức cung về lương thực giảm xuống, giá cả lại tăng lên. Đứng trên góc độ người kinh doanh lương thực thì việc bỏ vốn kinh doanh để thu mua lương thực trong thời gian vụ thu hoạch có lợi hơn so với các thời gian khác. 2.1.3.2 Phương thức hoạt động. Về tổ chức thu mua lương thực. Do sự khác nhau về thời tiết, vùng khí hậu, về thị trường hàng hoá, về chất lượng hàng hoá nên việc thu mua lương thực được chia thành hai khu vực: - Thu mua tại các tỉnh phía Bắc: Thông qua hệ thống các cửa hàng, quầy hàng, các điểm thu mua đặt tại các xã, huyện, công ty đã tổ chức, chỉ đạo thu mua theo kế hoạch được giao trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Do chất lượng gạo ở các tỉnh phía Bắc chưa cao, chưa đảm bảo chất lượng xuất khẩu nên lượng lương thực thu mua được chủ yếu là để kinh doanh nội địa và thực hiện công tác dự trữ lưu thông. - Thu mua tại các tỉnh phía Nam: Công ty thu mua lương thực thông qua các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lượng lương thực mua được chủ yếu để xuất khẩu, một phần để dự trữ tại miền Nam và một phần chuyển ra Bắc để kinh doanh nội địa. Việc thu mua được thực hiện theo 2 phương thức: Ký hợp đồng với các doanh nghiệp bán gạo theo tiêu chuẩn, quy cách, giá cả, thời gian quy định và giao tới mạn tàu mới tiến hành thanh toán, hoặc cử cán bộ vào miền Nam thuê kho và tổ chức ký hợp đồng với các doanh nghiệp để thu mua gạo, dự trữ tạm thời để xuất khẩu hoặc đưa ra Bắc, gạo nhập kho mới thanh toán. Do tổ chức thu mua lương thực như vậy nên ở miền Bắc đã có điều kiện thu mua trực tiếp tới người nông dân nhưng lượng lương thực thu mua còn nhỏ, ở miền Nam chưa có điều kiện thu mua trực tiếp tới người nông dân, nhưng lượng lương thực thu mua lại là chủ yếu. Về chỉ đạo giá cả. - Đối với giá thu mua lương thực để xuất khẩu, công ty đã có sự chỉ đạo cụ thể theo từng thời điểm, quy định khung giá trần, đảm bảo cho các đơn vị thành viên tổ chức thu mua được thuận lợi. - Đối với giá thu mua lương thực để dự trữ lưu thông và kinh doanh nội địa thì bản thân các đơn vị thành viên tự xây dựng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh theo cơ chế thị trường. Về xuất khẩu lương thực. Việc xuất khẩu lương thực của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình được tập trung về một đầu mối đó là Văn phòng Tổng Công ty lương thực miền Bắc. Văn phòng Tổng công ty thực hiện xuất khẩu gạo theo 2 phương thức: - Xuất trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào tình hình, điều kiện, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên, trên cơ sở nguyên tắc "lấy lãi xuất khẩu để bù đắp cho lỗ kinh doanh nội địa" và thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá trên địa bàn, công ty phân chia chỉ tiêu xuất khẩu cho các đơn vị. - Xuất uỷ thác: Văn phòng Tổng công ty đứng ra nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị thành viên và thu phí ủy thác xuất khẩu, phương thức này chỉ áp dụng cho các lô hàng xuất trả nợ. Vì thời gian giao hàng và thời gian thanh toán cho các lô hàng xuất khẩu trả nợ cách nhau ngắn, thanh lý hợp đồng nhanh, nên phương thức xuất khẩu này sẽ giúp cho việc thanh lý hợp đồng được kịp thời. Về tiêu thụ nội địa. Những năm gần đây thị trường lương thực nội địa tương đối ổn định, để tăng doanh thu tiêu thụ, các đơn vị thành viên đã cải tiến và xác lập phương thức kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng địa phương, mở rộng đại lý tới từng điểm dân cư, tổ chức các quầy lưu động, hình thức bán qua điện thoại ... những cải tiến này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời làm giảm chi phí, tăng doanh số bán ra cho doanh nghiệp. Về dự trữ lưu thông và sử dụng quỹ bình ổn giá. Công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên mua lương thực dự trữ lập đầy đủ các hồ sơ quyết toán với ban vật giá Chính phủ, Bộ tài chính và đã được cấp số tiền từ quỹ bình ổn giá. Tuy thủ tục thanh quyết toán để xin cấp từ quỹ bình ổn giá còn chậm và phức tạp nhưng đối với doanh nghiệp kinh doanh lương thực phía Bắc vẫn là cần thiết để có thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng lương thực kịp thời cho những vùng thiên tai bão lụt, góp phần vào việc ổn định giá cả khi có thiên tai hoặc thời kỳ giáp hạt. 2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thuận lợi. * Về mặt khách quan - Sản xuất lương thực liên tục được mùa: Những năm qua, mặc dù bị thiên tai, bão lụt xảy ra khắp cả nước, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn liên tục được mùa. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng lên, giá cả ít biến động, không có những cơn sốt về giá cả lương thực trong nước. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2003 là 37,6 triệu tấn, năm 2004 là 39,3 triệu tấn, năm 2005 là 40,9 triệu tấn. - Xuất khẩu lương thực tăng mạnh: Những năm qua, xuất khẩu lương thực cũng được thúc đẩy và liên tục tăng cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Theo tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 11/2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 4,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị gần 1,3 tỷ USD, tăng 430 triệu USD so với năm 2004, vượt mức kỷ lục xuất khẩu 4,4 triệu tấn gạo và 1,037 tỷ USD năm 1999. - Chính phủ đã chú trọng đến thay đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn: Để có mức sản lượng lương thực kỷ lục như trên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp như biện pháp né tránh thiên tai bằng cách chuyển đổi mùa vụ, thay đổi cơ cấu giống, chuyển đổi loại cây trồng phù hợp ... Đặc biệt là Chính phủ đã giành ưu tiên về nguồn lực cho Nông nghiệp, huy động các nguồn đầu tư để đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó, Chính phủ chú trọng hơn đến chính sách mở rộng đầu tư vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chế biến nông sản ... - Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo kịp thời tới các doanh nghiệp kinh doanh lương thực: Chính phủ đã có những chủ trương biện pháp vĩ mô như mở rộng và khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn không chịu lãi trong việc mua lương thực của nông dân để tạm trữ, đồng thời có những biện pháp giải quyết những khó khăn, xử lý những tồn tại lớn của các doanh nghiệp như thua lỗ, công nợ tồn đọng của những năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công ty ổn định hoạt động. Công ty cũng nhận được sự phối hợp chỉ đạo cảu UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đối với các đơn vị thành viên đóng trên dịa bàn trong việc tổ chức mua bán dự trữ lương thực và gắn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương. * Về mặt chủ quan. Công ty khuyến khích các doanh nghiệp thành viên trong sản xuất kinh doanh: Hàng năm, Hội đồng quản trị xác định mục tiêu và chủ trưowng chính áp dụng trong sản xuất kinh doanh, chủ động và tập trung vào việc tiêu thụ và cung ứng lương thực cho các tỉnh trên địa bàn phụ trách, đồng thời tích cực tham gia xuất khẩu gạo mạng lại hiệu quả cho doanh nghiệp, bù đắp những khoản lỗ do tiêu thụ nội địa, thường xuyên xem xét kiểm điểm để điều chỉnh cho đúng hướng. Thông qua sự chỉ đạo tập trung đó, các doanh nghiệp trong công ty đã có sự chuyển biến, bước đầu liên kết, hỗ trợ nhau có hiệu quả trong các hoạt động mua bán để dự trữ, điều động lực lượng, ổn định thị trường và phối hợp xuất khẩu. Khó khăn. - Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị lạc hậu: Cơ sở vật chất của công ty bao gồm kho tàng, vật kiến trúc chiếm 70 - 80% tổng số vốn cố định, số còn lại là máy móc thiết bị của các nhà máy xay và phương tiện ôtô vận tải. Phần lớn kho tàng, nhà cửa được xây dựng từ thời bao cấp, thời kỳ chiến tranh nên chất lượng các công trình đã cũ, xuống cấp, không được tu sửa bảo dưỡng, nhiều kho tàng nhà cửa không cần dùng hoặc chờ thanh lý đã bỏ hoang từ lâu. Trang thiết bị chủ yếu là thiết bị của các nhà máy xay được mua sắm, lắp đặt từ những năm 1960 nay đã lạc hậu, sử dụng không có hiệu quả hoặc không dùng được nữa. Vì vậy, hiện nay tài sản cố định của công ty vừa thừa lại vừa thiếu, và nhìn chung công tác quản lý, sử dụng tài sản của công ty còn yếu và chậm được đổi mới. - Kinh doanh lương thực nội địa có nhiều khó khăn: Các đơn vị thành viên của công ty hầu hết là các cửa hàng và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong hoàn cảnh rất khó khăn, nghèo nàn về cơ sở vật chất, vốn ít, công nợ tồn đọng, kinh doanh trên một địa bàn rộng lớn. Mặt khác, trình độ sản xuất nông nghiệp phân tán, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão lụt thường xuyên xảy ra, thị trường hàng hoá lương thực tập trung chưa hình thành, cơ cấu giống lúa chưa phù hợp với chất lượng gạo xuất khẩu, giao thông khó khăn. Vì vậy, việc tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp càng khó khăn, hiệu quả thấp và mang nét đặc thù của một đơn vị hoạt động công ích song lại thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. - Công nghiệp chế biến chưa phát triển: Hệ thống công nghiệp chế biến chưa tương xứng với quy mô hoạt động và trọng trách kinh doanh của công ty, chưa phát huy được năng lưc. Một mặt là do máy móc, trang thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả, mặt khác, do máy móc thiết bị công nghệ mới chậm được đầu tư thay thế hoặc đầu tư thay thế chắp vá. Do đó, chất lượng chế biến lương thực chưa cao, sản phẩm chế biến ngoài lương thực chưa đa dạng. - Chất lượng gạo chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu: Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng như của công ty là chất lượng gạo xuất khẩu chưa cao lại phải thông qua bạn hàng trung gian nên mức giá xuất khẩu gạo thường thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Đây là thách thức lớn, trong tương lai, néu các doanh nghiệp Việt Nam không có biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng gạo, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu thì khó mà cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. 2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường. Đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao, xu hướng tiêu dùng những mặt hàng nội địa chất lượng cao ngày càng thể hiện rõ nét. Song lương thực là ngành sản xuất còn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu hút gần 80% dân số và gần 70% lao động xã hội cả nước, phần nào thu hẹp thị trường tiêu thụ trong nước của các công ty sản xuất kinh doanh lương thực. Vì vậy, để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, tạo nguồn doanh thu lớn, ổn định việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên, công ty đã chú trọng triển khai chủ trương phát triển thị trường tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm gạo thương hiệu, trước hết là mở rộng thị trường bán lẻ tại Hà Tây. Hàng loạt các công việc đã được tiến hành để thực hiện như: chọn quầy, chọn lao động, bồi dưỡng kiến thức marketing, tiếp thị, đầu tư sửa chữa, tổ chức tiếp thị, trang phục quần áo, in bao bì, quảng cáo, liên hệ địa phương, tiếp xúc khách hàng, ... Bước đầu tạo nên tiền đề để triển khai phương thức mới rộng khắp toàn công ty, nhằm dành lại thị trường tiêu thụ tại Hà Tây, Sơn Tây và Hoà Bình. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty vẫn chủ yếu là thị trường nội địa mà chủ yếu tập trung vào ba thị trường chính Hà Tây, Sơn Tây và Hoà Bình, còn các tỉnh, thành phố khác là tiền đề để công ty phát triển. Thị trường xuất khẩu của công ty còn nhỏ hẹp, chủ yếu là do sự chỉ đạo của Tổng công ty Lương thực miền Bắc, hoạt động xuất khẩu trực tiếp còn ít. 2.1.3.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường nội địa, ngoài Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình, còn có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân khác kinh doanh trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm, nhất là đối với mặt hàng gạo. Sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh với các hoạt động kinh doanh của họ làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt, các đối thủ thường cướp giật thị phần, gây khó khăn cho hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của công ty. Song trên thực tế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào hoạt động xuất khẩu, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lương thực ngay trên thị trường nội địa còn chưa nhiều, đây là một điểm thuận lợi lớn cho công ty. Hiện nay, trên phạm vi cả nước có những hãng liên doanh lớn mà sản phẩm của họ cũng có thương hiệu trên thị trường như: công ty Eveton, Thế giới xanh; Các doanh nghiệp trong nước như: công ty lương thực cấp I Lương Yên, công ty lương thực Vĩnh Hà, công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Lương, ... là những đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng với công ty. Các sản phẩm chủ lực của công ty đểu phải cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm tương tự của những đối thủ này: Gạo Thai's King cạnh tranh với gạo mang thương hiệu VietNam Golden rice; Hương Sữa và các loại gạo truyền thống cạnh tranh với gạo Yamada; ... Một lực lượng lớn phải kể đến đó là những cá nhân buôn bán gạo lẻ, những người bán xe thồ, họ có thể hoạt động rất linh hoạt trên bất cứ địa bàn nào. 2.1.3.6. Đặc điểm về nguồn hàng cung ứng. Công ty ký kết, liên doanh liên kết với nhiều thành phần kinh tế, ký hợp đồng với các công ty cung cấp lương thực khác như công ty sông Hậu và công ty Trung An tại Cần Thơ để bao tiêu lúa chất lượng cao phục vụ kinh doanh nội địa và một phần xuất khẩu. Mặt khác, duy trì tốt nguồn cung cấp các gạo đặc sản như gạo tám Mường Thanh - Điện Biên, gạo tám Xoan ở Hải Anh - Trực Cát thuộc Hải Hậu - Xuân Thuỷ, Bắc Hương ở Hưng Yên. Nhờ vậy mà thời gian qua, công ty đã tạo dựng được các nhà cung ứng đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, giá cả, giao hàng nên quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, nhịp nhàng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. 2.1.3.7. Đặc điểm về khách hàng. Có thể phân chia khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty thành các nhóm sau: Các gia đình: nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống ngày càng cao dẫn đến tiêu dùng sản phẩm lương thực chất lượng cao ngày càng nhiều, đặc biệt đối với thị trường thành phố Hà Đông và thị xã Sơn Tây - thị trường trọng điểm của công ty. Đối tượng khách hàng của công ty trải rộng trên khắp tỉnh Hà Tây và Hoà Bình với nhiều mức thu nhập khác nhau. Nhóm khách hàng này tiêu dùng với khối lượng ít nhưng số lượng khách hàng đông, họ so sánh kỹ lưỡng về giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ... rồi mới quyết định mua. Những người bán lẻ: các cửa hàng, siêu thị, ... Số lượng lương thực tiêu thụ trong các siêu thị chưa nhiều vì thói quen của người dân chưa quen mua hàng trong siêu thị. Lượng lương thực tiêu thụ ở các cửa hàng bán lẻ ở trong các chợ, các khu dân cư là chủ yếu đối với công ty. Đây là đối tượng tiêu thụ cả gạo thương hiệu và gạo rời với khối lượng và giá trị mua lớn, am hiểu về đặc điểm từng loại gạo, nắm chắc giá cả, tổng lượng gạo tiêu thụ qua hệ thống này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức gạo tiêu thụ trên thị trường của công ty (không kể đến các cửa hàng, quầy hàng của công ty). Ngoài hai đối tượng trên, các bếp ăn, các công ty bánh kẹo, doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, doanh nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, doanh trại quân đội, các khu chế xuất, cửa hàng ăn ... cũng là một trong những khách hàng tiêu thụ lương thực rời quan trọng mà công ty hướng tới 2.1.3.8. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn. Quy mô vốn đạt tối đa khi vụ thu hoạch tới: thực tế hoạt động kinh doanh cho thấy, quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp kinh doanh lương thực thường phải đạt mức tối đa cùng với quy mô lương thực hàng hoá trong vụ thu hoạch để có thể thu mua lương thực một cách nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, vốn tồn tại dưới hình thức hàng hoá chờ tiêu thụ cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn kinh doanh, bởi thời gian thu hoạch lương thực thươờng ngắn, lượng lương thực hàng hoá tập trung lớn và lúc này giá lương thực hàng hoá thường thấp hơn so với các thời gian cách xa vụ thu hoạch, nên công ty phải dự trữ hàng hoá để đảm bảo cung cấp lương thực cho nhu cầu trong nước. Vốn của doanh nghiệp kinh doanh lương thực có thể tồn tại dưới hình thức vốn đầu tư cho sản xuất của người nông dân: các doanh nghiệp kinh doanh lương thực có thể nghiên cứu những yếu tố đầu vào sản xuất của người nông dân ở những vùng lúa trọng điểm để ngày từ khi gieo cấy, các doanh nghiệp có thể cam kết với người nông dân, đầu tư một phần vốn của mình mua vật tư hàng hoá hoặc các dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất để đến vụ thu hoạch sẽ mua lại lương thực của họ theo cam kết ban đầu. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH. 2.2.1. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ SƠN BÌNH. Biểu 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Doanh thu 58.100 81.502 122.714 40,28% 50,56% 2 Lợi nhuận sau thuế 1.446 1.938 2.552 34,02% 31,68% 3 Thu nộp ngân sách 1.658 1.644 1.630 - 0,84% - 0,85% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình năm 2005 - 2007 Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây đã có những bước tiến khá vững chắc và ổn định. Doanh thu của công ty tăng khá nhanh qua các năm, năm 2005 doanh thu toàn công ty chỉ có 58.100 triệu đồng; năm 2006 tăng lên là 81.502 triệu đồng và năm 2007 là 122.714 triệu đồng. Mức tăng doanh thu tương đối qua các năm như sau: năm 2006 tăng 40,28% so với năm 2005; năm 2007 tăng 50,56% so với năm 2006. Như vậy, mức tăng doanh thu hàng năm của công ty là tương đối cao. Các khoản trích nộp ngân sách cũng được công ty thực hiện đầy đủ trong các năm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn chưa được cao và chưa tương xứng với mức tăng của doanh thu: năm 2006, lợi nhuận sau thuế tăng 34,02% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận sau thuế chỉ tăng có 31,68%. Như vậy, lợi nhuận sau thuế có chiều hướng giảm đi về tương đối trong khi doanh thu lại tăng tương đối. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do chi phí mà công ty bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh còn tương đối nhiều. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần có biện pháp để giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty. 2.2.2. THỰC TRẠNG VỀ NHÂN LỰC - ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG. Biểu 2: Cơ cấu lao động toàn công ty (2005 - 2007) Đơn vị: người Hình thức phân loại lao động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) 1. Theo giới tính: 1.1. Lao động nam 1.2. Lao động nữ 168 126 42 100 75 25 175 128 47 100 73 27 180 128 52 100 71 29 2. Theo trình độ lao động: 2.1. Trình độ sau đại học 2.2. Trình độ đại học 2.3. Trình độ trung cấp 168 14 105 49 100 8,33 62,5 29,17 175 20 102 53 100 11,43 58,28 30,29 180 28 97 55 100 15,56 53,89 30,55 Nguồn: Báo cáo thành tích 3 năm của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007) Qua biểu 2 ta thấy cơ cấu phân bố lao động theo giới trong công ty là khá hợp lý. Tỷ lệ lao động nữ trong công ty chỉ chiếm 25% trong năm 2005, 27% trong năm 2006 và 29% trong năm 2007 trong tổng số lao động của toàn công ty. Đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.doc
Tài liệu liên quan