Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc được dồn quỹ lương vào cuối năm. Lựa chọn cơ cấu chia quỹ tiền lương hàng năm như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho CBCNV hàng tháng, hàng quý bằng 80% tổng quỹ lương được hưởng theo tháng đó, quý đó.
- Tiền ăn trưa cho CBCNV thực hiện theo thông tư số 15/1999/TT-LĐTBXH ngày 22/06/1999 (Không tính theo đơn giá tiền lương).
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng % tổng quỹ lương có thể chi vào các dịp lễ tết, hoặc sơ kết, tổng kết hàng quý, hàng năm (sau khi quyết toán lương).
- Quỹ dự phòng cho năm sau bằng 5% tổng quỹ lương hàng năm.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt (Quyết định số 933/1997/QĐ-TTg ngày 4/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, theo quyết định số 3308/NN-TCCB/QĐ ngày 18/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép Tổng công ty lâm sản Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam…. từ đó nhiệm vụ kinh doanh và sản phẩm chủ yếu đã được thay đổi.
Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:
Vietnam forest product corporation
Tên viết tắt: vinafor
Trụ sở chính của công ty đặt tại:
127 lò đúc - quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội
Tổng số lao động: 11.163 người
Chi nhánh văn phòng đại diện đặt taị 3 thành phố:
Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng công ty có tài khoản ở 4 Ngân hàng thương mại chính của Việt Nam
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tài khoản chính: số 001.100.0018506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Địa chỉ Webside: www.vinafor.com.vn
Địa chỉ Email: vinafor_kt@fpt.vn
Chủ tịch hội đồng quản trị
Chairman
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Hội đồng quản trị
Management Board
Tổng giám đốc
President
Phó tổng giám đốc
Vice President
Phòng kế toán, tài chính
Phòng kiểm toán và thanh tra
Phòng kinh doanh, XNK
Phòng kỹ thuật, hợp tác quốc tế
Phòng lâm nghiệp
Phòng kế hoạch
Phòng tổ chức lao động
Văn phòng tổng công ty
Các VP đại diện
Các công ty liên doanh
Các đơn vị hạch toán độc lập
Phòng đầu tư và xây dựng cơ bản
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của tổng công ty
Mô hình tổ chức của Tổng công ty là Tổng công ty Nhà Nước hạng đặc biệt có các hình thức tổ chức quản lý đa sở hữu, đa lợi ích và nhiều ngành nghề chú trọng tới việc sắp sếp để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Tổng công ty hình thành khu công nghiệp.
■ Hội đồng quản trị: cơ cấu 05 người
- 01 Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- 01 Uỷ viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc.
- 01 Trưởng ban Kiểm soát.
- 01 Uỷ viên HĐQT phụ trách Đầu tư và Lâm nghiệp.
- 01 Uỷ viên HĐQT phụ trách các tỉnh Tây nguyên.
■ Ban điều hành:05 người.
- 01 Uỷ viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
- 01 Phó Tổng Giám đốc phụ trách KDXNK.
- 01 Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kế hoạch- Thị trường- Liên doanh.
- 01 Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác Lâm nghiệp.
- 01 Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác Chế biến- Khoa học kỹ thuật.
■ Các phòng ban chuyên môn: 09 phòng.
- Phòng kế hoạch- Thị trường : 04 người, 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 02 nhân viên.
- Phòng ĐTXDCB : 05 người, 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 03 nhân viên.
- Phòng Kỹ thuật- Công nghệ- Hợp tác quốc tế, 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 03 nhân viên.
- Phòng Lâm nghiệp: 06 người, 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 04 nhân viên.
- Phòng XNK: 08 người, 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 06 nhân viên.
- Phòng Kế toán Tài chính: 08 người,01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 06 nhân viên.
- Phòng Tổ chức Lao động: 05 người, 01 Trưởng phòng, 02 phó phòng, 02 nhân viên.
- Phòng Thanh tra- Pháp chế: 03 người, 01 Trưởng phòng, 02 nhân viên.
- Văn phòng: 21 người, 01 chánh văn phòng, 01 phó văn phòng, 19 nhân viên.
■ Các đơn vị thành viên:
- Khối các đơn vị hoạch toán phụ thuộc và sự nghiệp: 07 đơn vị.
- Các đơn vị hoạch toán độc lập: 47 đơn vị
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 100% vốn Nhà Nước hoạt động theo luật doanh nghiệp: 02 đơn vị.
- Các công ty cổ phần chi phối; 10 đơn vị.
- Ngoài ra Tổng công ty góp vốn vào các doanh nghiệp như: công ty liên doanh, công ty cổ phần không chi phối.v..v..
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
1387,27
1192,37
1720,89
2211,68
2349,39
2478,98
2659,74
Lợi nhuận
13,774
16,286
18,678
20,48
48,74
38,69
39,52
Nộp N.Sách
193,38
156,77
88,273
77,22
91,79
93,99
95,08
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của VINAFOR có một số điểm đáng chú ý sau
Về doanh thu: Doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 14,1% song đến năm 2003 doanh thu tăng lên cao hơn cả 2 năm trước cụ thể tăng 44,32% so với năm 2002. Năm 2004, tăng 28,53% so với năm 2003. Và ta thấy doanh thu liên tục tăng ở các năm kế tiếp. Cụ thể: 2005 tăng 6,2% so với năm 2006 tăng 5,5% so với năm liền trước. Năm 2007 tăng 8,74% so với năm 2006. Trong giai đoạn từ năm 2002-2006 hằng năm các đơn vị thành viên và Tổng công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra với mức năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 có tỷ lệ % doanh thu tăng cao nhất 44,32% trong hai năm gần đây thì tỷ lệ % tăng thấp hơn và trở nên đồng đều hơn. Điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua có sự phát triển thuận lợi và ổn ở hai năm gần đây.
Về lợi nhuận: Ta thấy tình hình tăng trưởng của lợi nhuận cũng không đồng đều. Cụ thể, năm 2002 lợi nhuận tăng 18,2% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận đạt 18,678 tỷ đồng tăng 14,7% so với năm 2002, năm 2004 lợi nhuận tăng 9,65% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận tăng với tỷ lệ rất cao 137,99% so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuân giảm 20,62% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận tăng 2,14% so với năm 2006.Vậy trong giai đoạn từ 2001-2006 thì lợi nhuân của các năm đều tăng trưởng với tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là năm 2005 có tỷ lệ tăng vượt bậc (đạt 48,74 tỷ đồng) tăng 28,21 tỷ đồng. Ngay năm sau thì mức lợi nhuận này không giữ được, năm 2006 giảm 10,05 tỷ đồng.
Vậy có thể nói tình hình doanh thu và lợi nhuận không ổn định. Điều này có thể nguyên nhân do một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các đơn vị chuyên trồng rừng ở Miền Bắc. Nhưng nhìn chung nhiều đơn vị đã vươn lên, không những duy trì ổn định mà có bước phát triển mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh. Hầu hết kết quả sản xuất kinh doanh làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước ở mức cao và đời sống người lao động đuợc nâng lên.
Về nộp ngân sách: Tổng số nộp ngân sách giảm qua các năm trong giai đoạn 2001-2004. Nộp ngân sách cao nhất là năm 2001 (193,38 tỷ đồng), thấp nhất là năm 2004 (77,22 tỷ đồng). Năm 2004, nộp ngân sách chỉ bằng 40% so với năm 2001 và bằng 87% so với năm 2003. Năm 2005, nộp ngân sách giảm 18,87% so với năm 2004. Năm 2006, nộp ngân sách tăng 2,4% so với năm 2005. Năm 2007, nộp ngân sách tăng 1,16% so với năm 2006. Vậy tỷ lệ nộp ngân sách cũng không ổn định qua các năm.
Nhận xét: Nhìn chung biến động về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách NN không ổn định, tăng giảm cũng không theo chu kỳ. Đặc biệt năm 2004 tỷ suất lợi nhuận bình quân toàn Tổng công ty là 1,3%, cao hơn mức đề ra ban đầu là 1% doanh thu. Nhưng hai năm gần đây thì các con số của các chỉ tiêu tài chính tăng ổn định. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh sự phấn đấu của các đơn vị, thể hiện sự “làm ăn” ngày càng có hiệu quả, đặc biệt các công ty cổ phần luôn là các đơn vị có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
2.1.4. Đặc điểm người lao động tại Văn phòng Tổng
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong Văn phòng Tổng công ty
Chỉ tiêu
Số lượng
Phần trăm (%)
Tổng lao động
70
100 %
1. Theo giới tính
a. Nam
44
62,86 %
b. Nữ
26
37,14 %
2. Theo độ tuổi
a. < 30
9
12,86 %
b. 30 – 45
41
58,57 %
c. > 45
20
28,57 %
3. Theo trình độ đào tạo
a. Trên đại học
5
7,14 %
b. Đại học
62
88,57 %
c. Cao đẳng, trung cấp
3
4,29 %
4. Theo ngành nghề đào tạo
a. Lâm nghiệp
19
27,14 %
b. Kinh tế
29
41,43 %
c. Ngoại ngữ
08
11,43 %
d. Khác
14
20 %
(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
● Về cơ cấu tuổi.
Từ bảng trên ta thấy quá nửa số lao động ở văn phòng Tổng công ty là ở độ tuổi từ 30 đến 45, số người ở độ tuổi trên 45 nhiều hơn số người ở độ tuổi dưới 30. Như vậy, Văn phòng Tổng công ty có lực lượng cán bộ đầy chuyên môn và kinh nghiệm, được bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tín nhiệm, tin tưởng. Với vai trò to lớn của Văn phòng Tổng công ty, những con người này có một nhiệm vụ lớn lao trong công tác phát triển ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Nguồn nhân lực này rất phù hợp với đặc điểm, vai trò, chức năng của Văn phòng Tổng công ty.
● Cơ cấu giới tính:
Cơ cấu lao động theo giới tính cho phép đánh giá nguồn nhân lực trên các góc độ: Phân công, bố trí, hợp tác lao động và điều kiện phát triển nhân lực cho phù hợp với sức khoẻ, năng lực, sở trường của từng người.
Số CBCNV nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn số CBCNV nữ. Cụ thể là số cán bộ nam gấp 1,69 lần số cán bộ nữ. Như vậy, đặc điểm này cũng rất phù hợp với đặc điểm, vai trò của Văn phòng Tổng công ty, bởi lẽ, các cán bộ trong ngành lâm nghiệp thường xuyên phải đi công tác xa, cũng có thể là đi sang các nước châu Âu để mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng có thể là đi sang Lào, Campuchia để quản lý nguồn nguyên liệu… rất cần những cán bộ nam năng động, nhiệt tình và có sức khoẻ. Số CBCNV nữ chủ yếu là làm các công việc tại văn phòng.
● Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Tất cả các CBCNV của Văn phòng Tổng công ty đều có trình độ đại học, hoặc trên đại học. Riêng có 3 người gồm lái xe, nhân viên phục vụ phòng là dưới trình độ đại học. Như vậy, CBCNV đều có trình độ học vấn đạt yêu cầu để có thể hoàn thành những nhiệm vụ của mình. Số cán bộ được đào tạo trong ngành kinh tế lớn nhất, số cán bộ học lĩnh vực lâm nghiệp còn ít. Tuy nhiên có những cán bộ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, được nghiên cứu chuyên sâu, học hỏi các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Các cán bộ khác học các lĩnh vực khác như kinh tế, ngoại ngữ cũng góp một phần quan trọng để Văn phòng Tổng công ty hoạt động một cách suôn sẻ và họ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mà Tổng công ty sản xuất ra.
Nhận xét:
Lao động của Văn phòng Tổng công ty chủ yếu là cán bộ quản lý, kỹ thuật và nghiệp vụ, được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau có năng lực đã trải qua quá trình công tác lâu năm, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và trải qua nhiều năm trong cơ chế thị trường, nhiệt tình trong công tác và tâm huyết của Tổng công ty. Song bộc lộ các tồn tại sau:
Khối lượng công việc hoàn thành chưa cao.
Sắp xếp, bố trí cán bộ ở một số phòng và vị trí cho phù hợp
Cơ cấu cán bộ kỹ thuật Lâm sinh và chế biến gỗ quá ít, một số cán bộ được sử dụng chưa đúng ngành nghề.
Tư duy và phong cách làm việc của một số cán bộ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của cơ chế thị trường và sản xuất công nghiệp.
Tinh thần trách nhiệm và ý thức vươn lên của một số cán bộ chưa cao
2.2. Thực trạng công tác tạo động lực tại văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
2.2.1. Chế độ tiền công, tiền lương:
Trước hết cần tìm hiểu Quy chế trả lương của văn phòng Tổng công ty: Quy chế trả lương của Văn phòng Tổng công ty được căn cứ theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý, lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước; Thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban bí thư TW Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ , công chức, viên chức cơ quan Đảng, mặt trận và các đoàn thể; Công văn số 4320/LĐTBXH ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.
2.2.1.1. Những nguyên tắc chung:
■ Thực hiện phân phối theo lao động:
● Lao động tại bộ máy cơ quan Văn phòng Tổng công ty có hai chức năng: Chức năng quản lý cấp trên đối với đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty và chức năng trực tiếp sản xuất – kinh doanh để tạo ra doanh thu nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm của Tổng công ty. Tiền lương là chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý cần phải được hạch toán để tổ chức thực hiện theo nguyên tắc:
● Tiền lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của từng người lao động, từng bộ phận của cơ quan Văn phòng Tổng công ty.
● Công việc đòi hỏi trình độ quản lý, chỉ đạo kỹ thuật, chuyên môn cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả quản lý và kinh doanh của Tổng công ty thì được trả mức lương tương xứng.
● Việc phân phối tiền lương không theo hình thức phân phối bình quân, hệ số cấp bậc công việc của người có tiền lương cao nhất và người có tiền lương thấp nhất do Văn phòng Tổng công ty lựa chọn và quyết định theo quy định tại Nghị định 26/NĐ-CP ngày 20/06/1993, cụ thể là Lựa chọn hệ số giãn cách giữa nhóm công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất từ 7,66 đến 15,32 (Bội số tiền lương cao nhất là 15,32, bội số tiền lương thấp nhất là 7,66).
● Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho từng người lao động làm việc tại bộ máy Văn phòng Tổng công ty. Đối với các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty sẽ giao đơn giá tiền lương hàng năm và có quy chế trả lương và sổ lương riêng.
● Tiền lương và thu nhập hàng tháng của CBCNV Văn phòng Tổng công ty được ghi vào sổ lương của cơ quan Văn phòng Tổng công ty theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH –TT ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
■ Quy chế trả lương được thông qua hội nghị cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty và trưởng các phòng ban Tổng công ty và được phổ biến công khai đến từng người.
2.2.1.2. Nguồn hình thành quỹ tiền lương:
- Quỹ tiền lương thực tế được xác định theo đơn giá tiền lương được Tổng công ty duyệt hàng năm.
- Quỹ tiền lương trích từ các nguồn thu của Tổng công ty và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm.
- Quỹ tiền lương dự phòng năm trước chuyển sang.
2.2.1.3. Sử dụng quỹ tiền lương:
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng hoặc được dồn quỹ lương vào cuối năm. Lựa chọn cơ cấu chia quỹ tiền lương hàng năm như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho CBCNV hàng tháng, hàng quý bằng 80% tổng quỹ lương được hưởng theo tháng đó, quý đó.
- Tiền ăn trưa cho CBCNV thực hiện theo thông tư số 15/1999/TT-LĐTBXH ngày 22/06/1999 (Không tính theo đơn giá tiền lương).
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng % tổng quỹ lương có thể chi vào các dịp lễ tết, hoặc sơ kết, tổng kết hàng quý, hàng năm (sau khi quyết toán lương).
- Quỹ dự phòng cho năm sau bằng 5% tổng quỹ lương hàng năm.
2.2.1.4. Quy định trả lương gắn với kết quả lao động:
Tổng công ty lựa chọn phương pháp trả lương theo hướng dẫn tại văn bản số 4320/LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội (cách 2) cho cán bộ cơ quan Văn phòng vừa theo hệ số mức lương cơ bản của từng người (gọi là lương phần cứng). Vừa theo hiệu quả cuối cùng của bậc công việc từng người, từng bộ phận (lương phần mềm).
Công thức tính lương cho từng người như sau:
Ti = Tci + Tmi
Trong đó: - Ti là tổng quỹ lương được hưởng.
- Tci là tiền lương thời gian tính theo hệ số lương cơ bản (phần cứng)
- Tmi là tiền lương được chia theo cấp bậc công việc (phần mềm)
■ Tiền lương phần cứng (Tci):
Tiền lương phần cứng được tính trên cơ sở lương cơ bản (Dựa vào hệ số lương của từng người và mức lương tối thiểu quy định cho từng thời kỳ của Nhà nước) và hệ số điều chỉnh của Tổng công ty (theo từng thời kỳ). Tci được tính như sau:
Tci = ni x Ti x h
Trong đó: - ni là số ngày công trong tháng (theo bảng chấm công)
- Ti là tiền lương 1 ngày công theo mức lương và phụ cấp (nếu có của từng người)
- h là hệ số điều chỉnh áp dụng cho phần cứng (có tính đến chỉ số sinh hoạt cho từng thời kỳ). Năm 2007: h = 1,8 ( hệ số này thay đổi theo từng thời kỳ. Và năm 2008 thì hệ số h = 2.
■ Tiền lương phần mềm (Tmi): Tiền lương phần mềm được tính theo nhóm cấp bậc công việc
Căn cứ để xác định tiền lương phần mềm:
- Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc, trình độ, kinh nghiệm đối với từng vị trí được phân công.
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao.
- Mức độ hoàn thành doanh thu theo đơn giá tiền lương được phê duyệt.
Việc tính lương phần mềm theo cấp bậc công việc không phụ thuộc vào hệ số lương (cơ bản) cao hay thấp của từng người. Làm việc gì được hưởng lương theo cấp bậc công việc đó.
Tiền lương phần mềm được tính như sau:
Tmi =
Trong đó: - i thuộc j
- m là số CBCNV Văn phòng
- Tc là tổng quỹ lương phần cứng, lương thời gian khác.
- T là tổng quỹ lương được hưởng theo mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu trong tháng (theo đơn giá tiền lương được HĐQT phê duyệt và kết quả kinh doanh của Tổng công ty).
● Tiền lương phần mềm tính cho từng người phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Mức độ phức tạp của công việc, trình độ, kinh nghiệm đối với từng vị trí phân công: Đánh giá bằng hệ số điểm (d1i), tính theo mức độ từ 10 đến 80 điểm.
- Tầm quan trọng và tính trách nhiệm đối với công việc: Đánh giá bằng hệ số điểm (d2i), tính theo mức độ từ 5 đến 55 điểm.
- Mức độ hoàn thành công việc được giao: Hệ số k.
+ Hoàn thành xuất sắc công việc: k = 1,2
+ Hoàn thành: k = 1
+ Chưa hoàn thành: k = 0,7
Ba yếu tố trên kết hợp làm cơ sở xác định hệ số tiền lương (Di) để tính lương phần mềm của từng người.
Công thức tính như sau:
Di = x k
Trong đó: - Di là hệ số tiền lương tổng của từng người.
- (d1i + d2i) là tổng số điểm mức độ phực tạp và tính trách nhiệm của từng người.
- (d1 + d2) là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm tối thiểu nhất của công việc được giao
Bảng 2.4: Xác định bảng hệ số điểm theo cấp bậc công việc áp dụng (trang bên)
TT
Chức danh
Phương án chia lương mới
1i
2i
k
i
1
Chủ tịch HĐQT, TGĐ (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên)
80
55
9
2
Chủ tịc Phó HĐQT, TGĐ (bổ nhiệm dưới 3 năm)
71
55
8.4
3
Phó TGĐ, uỷ viên HĐQT (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên)
55
44
6
4
Phó TGĐ, uỷ viên HĐQT (bổ nhiệm dưới 3 năm)
46
44
6
5
Kế toán trưởng TCT (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên)
41
44
5,7
6
Kế toán trưởng TCT (Bổ nhiệm dưới 3 năm)
35
44
5,3
7
Trưởng phòng; Chuyên viên cao cấp; Chủ tịch CĐ( Bổ nhiệm từ 3 năm trở lên)
41
25
4,4
8
Trưởng phòng; Chuyên viên cao cấp; Chủ tịch CĐ( Bổ nhiệm dưới 3)
35
25
4
9
Kế toán trưởng Văn phòng TCT (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên)
32
25
3,8
10
Kế toán trưởng Văn phòng TCT (bổ nhiệm dưới 3 năm)
26
25
3,4
11
Phó phòng, chuyên viên chính (bổ nhiệm từ 3 năm trở lên)
32
19
3,4
12
Phó phòng, chuyên viên chính ( bổ nhiệm dưới 3 năm)
26
19
3
13
Chuyên viên (có thời gian công tác từ 3 năm trở lên)
20
16
2,4
14
Chuyên viên (có thời gian công tác dưới 3 năm
17
16
2,4
15
Trung cấp, lái xe (có thời gian công tác từ 3 năm trở lên)
16
14
2
16
Trung cấp, lái xe (có thời gian công tác dưới 3 năm)
13
14
1,8
17
Bảo vệ, nhân viên phục vụ
10
5
1
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đảng Uỷ, Bí thư đoàn thanh niên cơ quan Văn phòng Tổng công ty hoạt động kiêm nhiệm và các phụ cấp trách nhiệm khác được áp dụng theo các văn bản của Nhà nước và chỉ được tính trong lương phần cứng.
2.2.1.5. Quy định thanh toán tiền lương:
● Hàng tháng thanh toán tiền lương cho CBCNV làm 2 kỳ:
- Kỳ I: Tạm ứng lương vào ngày 15 hàng tháng;
- Kỳ II: Thanh toán tiền lương cả tháng vào ngày 5 của tháng sau.
● Hàng tháng các trưởng phòng chịu trách nhiệm lập bảng giao việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của từng người và theo dõi chấm công đúng thực tế thời gian làm việc của người mình quản lý làm cơ sở cho việc thanh toán lương công bằng, hợp lý, và nộp cho phòng Tổ chức lao động vào ngày cuối tháng để phòng Tổ chức lao động tổng hợp, trình và phê duyệt.
● Những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng có lương … được trả theo chế độ nhà nước quy định.
● Những ngày nghỉ ốm, con ốm mẹ nghỉ, thai sản, nghỉ dưỡng …, phụ cấp làm đêm theo chế độ hiện hành.
2.2.1.6. Quy định thanh toán tiền lương làm thêm giờ:
Tổng công ty thực hiện trả lương làm thêm giờ theo hướng dẫn tại thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Việc thanh toán tiền lương làm thêm giờ đối với CBCNV là rất hạn chế, trừ các trường hợp đặc biệt do nhu cầu công tác quá cấp bách, quá cần thiết. Và phải được Tổng giám đốc duyệt kế hoạch làm thêm giờ từ đầu tháng (mẫu kèm theo)
Bảng 2.5: Bảng đăng ký kế hoạch thêm giờ Tháng……. năm …..
Tên đơn vị: Phòng, Ban………………………………
TT
Họ và tên
Ghi chi tiết nội dung công việc làm thêm giờ
Số giờ làm thêm
Tổng giám đốc duyệt Trưởng phòng ký
Cuối tháng phải được Tổng giám đốc duyệt số thời gian thực tế làm thêm giờ nằm trong kế hoạch làm thêm giờ đầu tháng.
Bảng 2.6: Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ Tháng…… năm…
Tên đơn vị: Phòng, Ban……………………………….
TT
Họ và tên
Ghi chi tiết nội dung công việc đã làm
Ngày giờ bắt đầu và kết thúc của mỗi công việc
Số giờ làm thêm
Tổng giám đốc duyệt Trưởng phòng ký
Hàng tháng, phòng Tổ chức lao động căn cứ vào phiếu làm thêm giờ của mỗi phòng để tính tiền lương làm thêm giờ và thanh toán vào bảng lương hàng tháng. Tiền lương làm thêm giờ không nằm trong quỹ tiền lương từ đơn giá được duyệt mà hạch toán vào giá thành theo quy định hiện hành.
■ Chi tiết quy định làm thêm giờ:
● Nhân viên phục vụ được tính thêm giờ như sau:
Hưởng 02h làm thêm cho mỗi ngày làm việc và việc trả lương cho 02h làm thêm được tính theo giờ làm việc bình thường.
Làm thêm thực tế vào ngày nghỉ và ngày lễ được hưởng lương theo đúng quy định của Nhà nước về làm thêm giờ.
● Lái xe được tính thêm giờ như sau:
Ngày nghỉ và ngày lễ, nếu lái xe chỉ trực mà không trực tiếp lái xe được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường.
Ngày nghỉ và ngày lễ, nếu thực tế có lái xe, được hưởng theo đúng quy định của Nhà nước về làm thêm giờ.
● Các chức danh khác được hưởng làm thêm giờ không quá 200h/1 năm. Và tính lương theo đúng quy định của Nhà nước về làm thêm giờ.
● Không áp dụng chế độ làm thêm giờ đối với chức vụ lãnh đạo (từ phó phòng trở lên)
● Việc làm thêm giờ nhất quyết phải được Tổng giám đốc duyệt.
● Tiền lương làm thêm giờ không nằm trong quỹ lương từ đơn giá được duyệt mà hạch toán vào giá thành theo quy định hiện hành.
2.2.1.7. Một số quy định kèm theo chế độ trả lương:
● Về quỹ lương hàng tháng: Xác định bằng 80% kế hoạch quỹ lương theo đơn giá tiền lương được duyệt.
● Lương của Hội đồng quản trị được tính trên cơ sở nguồn chi từ quỹ lương Hội đồng quản trị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trong đơn giá tiền lương (được hạch toán riêng).
● Lương của CBCNV văn phòng Tổng công ty được tính trên cơ sở nguồn chi từ quỹ lương văn phòng được Tổng công ty phê duyệt trong đơn giá tiền lương.
Để chia lương đơn giản, đảm bảo tính chính xác thì đã có quy đinh: Hệ số đánh giá mức độ phức tạp của công việc được giao và mức độ trách nhiệm với công việc được giao của từng người giữ ổn định trong một thời gian nhất định (Trường hợp đặc biệt có thể thay đổi đối với từng người, từng phòng khi nhiệm vụ thay đổi).
2.2.1.8. Đơn giá tiền lương:
Đơn giá tiền lương được tính bằng số tiền lương trên 1000đ đơn vị doanh thu. Tại Văn phòng Tổng công ty, đơn giá tiền lương trong những năm qua như sau:
- Căn cứ vào các Quyết định, Nghị định liên quan và kết quả doanh thu thực hiện năm 2005 của Văn phòng Tổng công ty (Phòng Kế toán Tài chính cung cấp).
- Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện quyết toán quỹ tiền lương năm 2005 như sau:
Bảng 2.7: Bảng quyết toán quỹ tiền lương năm 2005
Chỉ tiêu
DT thực hiện
Đơn giá
% được hưởng ĐG
Tổng TL thựchiện
1.DT kế hoạch
2. DT thực hiện
150 tỷ đồng
202.466.073.46đ
40đ/1000đ
40đ/1000đ
100%
100%
6.000.000.000đ
8.098.642.900đ
Cộng
8.098.642.900
Tổng quỹ lương thực hiện số tiền: 8.098.642.900đồng
(Tám tỷ, chín mươi tám triệu sáu trăm bốn hai ngàn chín trăm đồng)
(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
Tức là, năm 2005 Văn phòng Tổng công ty đó tính đơn giá là 40đ/1000đ doanh thu. Ứng với doanh thu thực hiện như thế nào thì quỹ tiền lương sẽ được tính tương đương như thế ấy.
Số tiền lương thực hiện trên là lương phải trả của Văn phòng Tổng công ty trên cơ sở đảm bảo yếu tố :
- Lợi nhuận 2005 cao hơn so với năm 2004.
- Nộp ngân sách theo đúng quy định.
- Tốc độ tăng năng suất năm 2005 cao hơn tốc độ tăng tiền lương năm 2005.
- Tổng tiền lương trên là cơ sở để hạch toán và phân bổ chi phí tiền lương trong chi phí của Văn phòng năm 2005.
Năm 2006, Văn phòng Tổng công ty được quyết toán tiền lương như sau
Bảng 2.8: Bảng quyết toán quỹ lương năm 2006
Chỉ tiêu
DT thực hiện
Đơn giá
% được hưởng ĐG
Tổng TL thực hiện
1. DT kế hoạch
2. DT thực hiện
180 tỷ đồng 193.253.150.327 đ
50đ/1000đ
50đ/1000đ
100%
100%
9.00.000.000đ
9.626.575.150đ
Cộng
9.626.575.150
Như vậy tổng quỹ lương thực hiện số tiền là: 9.626.575.150đ.
(Chín tỷ, sáu trăm hai sáu triệu, năm trăm bảy lăm nghìn, một trăm năm mươi đồng)
(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
Năm 2007, Văn phòng Tổng công ty được quyết toán tiền lương như sau:
Bảng 2.9: Bảng quyết toán quỹ lương năm 2007
Chỉ tiêu
DT thực hiện
Đơn giá
% được hưởng ĐG
Tổng TL thực hiện
1. DT kế hoạch
2. DT thực hiện
250 tỷ đồng
293,45 tỷ đồng
55đ/1000đ
55đ/1000đ
100%
100%
13.750.000.000đ
16.139.750.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam.DOC