Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2

I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. 2

1 – Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội. 2

2.2 - Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Quân Đội: 3

2.2.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức: 3

2.2.2. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 5

II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA 9

2.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây: 9

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua 11

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 19

I - THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 19

1 - Quy trình thẩm định: 19

2 - Phương pháp thẩm định: 20

3 - Nội dung thẩm định: 23

3.1 Thẩm định về hồ sơ vay vốn và năng lực pháp lý của khách hàng 24

3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng: 25

3.3 Thẩm định dự án đầu tư: 29

3.3.1 – Thẩm định kinh tế dự án đầu tư 29

3.3.2 - Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư. 32

3.3.3 - Thẩm định khả năng thực hiện dự án:: 33

3.3.4 – Phân tích tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn vốn của dự án 35

3.3.5 – Phân tích rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro 37

3.4 – Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: 40

II – MINH HOẠ CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. 42

PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG VAY VỐN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 42

PHẦN II : ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VAY VỐN 42

PHẦN III : THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 50

PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 64

III – ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. 66

3.1 - Những kết quả đạt được: 66

3.2 - Những mặt tồn tại và nguyên nhân: 67

3.2.1 - Những mặt tồn tại: 67

3.2.2 - Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân đội. 70

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 74

I – QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN TỚI. 74

1.1. Công tác huy động vốn. 74

1.2. Hoạt động tín dụng và thẩm định: 75

1.3 - Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. 76

1.4 - Đổi mới mô hình tổ chức. 76

1.5 - Quản trị hệ thống công nghệ thông tin. 77

1.6 - Phát triển nguồn nhân lực. 77

1.7 – Công tác truyền thông và quan hệ công chúng: 77

II - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI. 77

2.1 - Giải pháp về thông tin. 78

2.2 - Giải pháp về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định. 80

2.3 - Giải pháp về tổ chức quản lý, nhân sự. 81

2.4 - Giải pháp về hỗ trợ thẩm định: 83

III - NHỮNG KIẾN NGHỊ 84

3.1 - Kiến nghị với Nhà nước, với các Bộ ngành quản lý, cơ quan có liên quan. 84

3.2 - Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 86

3.3 - Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân Đội. 87

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

docx90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, để đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án. + Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. + Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên vật liệu mua vào. + Những hợp đồng, thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. + Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn với nhà cung cấp có uy tín. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Để giảm thiểu loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách: + Sử dựng công nghệ đã được kiểm chứng + Bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. + Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng. + Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành. Rủi ro về môi trường, xã hội: là những rủi ro gây tác động tiêu cực của dự án tới môi trường và người dân xung quanh. Để giảm thiểu loại rủi ro này, chủ đầu tư cần phải: + Báo cáo nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường phía khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận bằng văn bản. + Tuân thủ các quy định về môi trường. Rủi ro kinh tế vĩ mô: là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô như: tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Để giảm thiểu rủi ro này, cần phải: + Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản. + Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi, tự bảo hiểm… + Bảo vệ trong các hợp đồng. + Đảm bảo, cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu có) Các loại rủi ro khác… 3.4 – Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: - Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: + Đối với tài sản bảo đảm bằng các giấy tờ có giá như: trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu… thì các cán bộ thẩm định phải phân tích quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, ngày phát hành, ngày đáo hạn, thời hạn thanh toán, lãi suất, tính thanh khoản của loại giấy tờ đó. + Đối với tài sản đảm bảo bằng các kim khí quý, đá quý… thì cần phân tích nguồn gốc xuất xứ, khối lượng, hàm lượng, giá trị thị trường. + Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn lion với quyền sử dụng đất) thì cần phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, hình thức chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng. Định giá theo khung giá Nhà nước, định giá theo thị trường, bảo hiểm rủi ro ho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp. + Đối với các tài sản đảm bảo là động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải…) thì cần thẩm định các nội dung sau: Nguồn gốc xuất xứ, tính xác thực về các giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng. Xác định số lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật, giá tri còn lại theo sổ sách kế toán. Xác định theo giá thị trường, bảo hiểm rủi ro tài sản. Khả năng bảo quản cất giữ, khả năng bán, thanh lý. Công chứng cầm cố đối với các khoản vay có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên. - Bảo đảm tiền vay bằng các quyền: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng các quyền gồm có: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền khai thác tài nguyên… Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay này chỉ được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Tổng giám đốc NHQĐ trong trường hợp cụ thể. - Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ ba: Cán bộ thẩm định cần phải phân tích năng lực của bên thứ ba như sau: phân tích năng lực pháp luật, uy tín, tài chính của bên thứ ba. Điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba, các khả năng có thể xảy ra. - Bảo đảm bằng các tài sản hình thành từ vốn vay: Cán bộ thẩm định cần giữ các giấy tờ gốc về quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đầu tư hình thành từ vốn vay Ngân hàng. Giá trị đánh giá tài sản là giá trị hoàn thành. Sau khi hoàn thành các giấy tờ gốc về sở hữu thực hiện ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dịch đảm bảo. - Các hình thức bảo đảm khác: Đối với hình thức bảo đảm khác thì được thực hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng. Sau khi thẩm định xong hình thức bảo đảm tiền vay, cán bộ thẩm định báo cáo trưởng phòng nghiệp vụ để phối hợp với các bộ phận chức năng xem xét, là cơ sở để đề xuất các điều kiện tín dụng đối với các khoản vay. II – MINH HOẠ CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. DỰ ÁN ĐÓNG MỚI TÀU HÀNG KHÔ 22.500DWT PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG VAY VỐN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Giới thiệu khách hàng vay vốn. - Chủ đầu tư: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines - Địa chỉ : số 1, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - Loại hình doanh nghiệp: Tổng công ty Nhà nước thành lập theo QĐ 91/TTg - Ngành nghề kinh doanh: + Kinh doanh vận tải đường biển + Khai thác cảng, sữa chữa tàu biển + Cung ứng dịch vụ hàng hải, XNK phương tiện vật tư thiết bị hàng hải + Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước. Chủ tịch HĐQT : Ông Phạm Duy Anh Tổng giám đốc : Ông Dương Chí Dũng 2. Giới thiệu dự án đầu tư: - Tên dự án đầu tư : Dự án đầu tư đóng mới tàu hàng khô 22.500DWT - Tổng số vốn đầu tư : 318.290.127.000 VNĐ - Sản phẩm của dự án : Vận tải hàng khô, hàng rời. - Thị trường tiêu thụ : Vận tải các tuyến viễn dương. 3. Đề nghị vay vốn: - Số tiền đề nghị vay: 3.700.000 USD - Mục đích vay vốn: Thanh toán tiền đóng mới tầu hàng khô, trọng tải 22.500DWT, chiếc số 2/KH2004 - Thời gian vay vốn : 5 năm PHẦN II : ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG VAY VỐN 1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn Nhận xét: Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam gửi cho Ngân hàng Quân Đội, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có đầy đủ tư cách pháp nhân trong các giao dịch. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của toàn công ty - Các hoạt động của Tổng công ty : Tổng công ty hoạt động trên ba lĩnh vực : hoạt động khai thác cảng; hoạt động vận tải biển; hoạt động cung cấp các dịch vụ hàng hải. Các hoạt động cung cấp dịch vụ mà Tổng công ty thực hiện gồm: dịch vụ đại lý và mô giới hàng hải cho các hãng tàu nước ngoài, dịch vụ xuất khẩu thuyền viên, lai dắt tàu vào cảng, dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển… - Kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty: Năm 2005, bên cạnh các dự án đầu tư về cảng biển, góp vốn đầu tư vào các liên doanh, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam dự kiến đầu tư mạnh vào đôi tàu. Cụ thể như sau: + Kế hoạch đóng mới các tàu trong nước: 4 tàu 6.500DWT; 3 tàu 12.500DWT; 2 tàu container 1.500Teu Tổng số vốn vay để thực hiện việc đóng mới là 3.121 tỷ đồng. + Kế hoạch mua tàu đã qua sử dụng từ nước ngoài: Tổng công ty sẽ mua 16 tàu đang kinh doanh từ nước ngoài; mua 2 xà lan Tổng số vốn đầu tư khoảng 3.450 tỷ đồng. - Kết quả kinh doanh của toàn Tổng công ty: Bảng 4 : Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam ( giai đoạn 2002 – 2004) (Đơn vị tính : Triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tăng trưởng Năm 2003 Tăng trưởng Tổng doanh thu 5.290.878 4.736.995 -10% 5.622.605 18% Các khoản giảm trừ 17.511 19.892 14% 36.928 86% Doanh thu thuần 5.273.368 4.734.103 -10% 5.585.677 18% Giá vốn hàng bán 4.709.278 4.171.151 -11% 4.806.546 15% Lợi tức gộp 564.090 562.952 0% 779.131 38% Chi phí bán hàng 75.215 77.877 4% 91.297 17% Chi phí quản lý DN 234.469 274.457 6% 281.699 14% Lợi tức thuần từ HĐKD 254.406 237.617 -7% 406.135 71% Lợi tức từ HĐTC -133.731 -51.758 - -63.806 Lợi tức bất thường 16.368 26.805 64% 11.039 -59% Lợi nhuận trước thuế 137.042 212.664 55% 353.369 66% Thuế thu nhập DN 37.574 37.591 0% 70.714 88% Lợi tức sau thuế 99.468 175.073 76% 282.65 61% (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Thu nhập từ hoạt động của khối vận tải biển có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu nhập sau thuế của Tổng công ty. Kết quả kinh doanh này phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty là đẩy nhanh tốc độ phát triển đội tàu, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong thị trường vận tải biển. 2.2 – Tình hình kinh doanh của khối văn phòng công ty: Bảng 5 :Báo cáo kết quả kinh doanh của khối văn phòng - Tổng công ty ( Giai đoạn 2002-2004) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 399.083.143.113 330.176.479.019 384.564.850.309 Các khoản giảm trừ 37.058.499 24.166.670 40.153.848 Doanh thu thuần 399.046.084.614 330.644.614.294 384.524.696.461 Giá vốn hàng bán 347.923.803.001 302.644.614.294 324.652.904.982 Lợi tức gộp 51.122.281.613 27.507.698.055 59.871.791.479 Chi phí bán hàng 1.280.848.639 2.983.952.352 9.374.644.311 Chi phí quản lý DN 6.106.314.600 11.373.900.044 20.698.223.167 Lợi tức thuần từ HĐKD 43.735.118.374 13.149.755.659 29.798.924.001 Lợi tức từ HĐTC -37.781.575.722 32.886.058.401 18.656.706.764 Lợi tức bất thường -5.808.777.490 473.555.779 35.930.215 Lợi nhuận trước thuế 144.765.162 46..509.369.839 48.491.560.980 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Giai đoạn 2002 -2004, mặc dù có nhiều biến động về tình hình sản xuất kinh doanh, một số khoản mục chi phí có xu hướng tăng lên, song về cơ bản, tổng lợi nhuận trước thuế của khối vẫn dương và có xu hướng tăng khá trong năm 2003, 2004. Tình hình kinh doanh của khối văn phòng của Tổng công ty tốt. 2.3 Tình hình tài chính của khối văn phòng - Tổng công ty - Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: Bảng 6: Bảng cân đối kế toán tóm tắt của khối văn phòng Đơn vị tính : VNĐ Khoản mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 A - Tài sản 1. TSLĐ & ĐTNH 136.536.446.039 158.775.252.488 286.113.916.465 Tiền 65.043.918.766 50.884.311.430 169.209.421.330 Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 14.922.855.540 28.500.000.000 Các khoản phải thu 59.905.198.900 73.517.644.014 47.328.519.768 Hàng tồn kho 6.667.300.571 11.613.365.056 16.466.333.071 Tài sản lưu động khách 4.920.027.802 7.837.076.448 24.619.642.296 2. TSCĐ & ĐTDH 679.481.164.687 734.202.121.325 1.219.701.110.011 Tài sản cố định 506.213.080.203 409.735.273.779 298.186.840.360 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 125.771.680.485 130.971.680.485 214.933.180.485 Xây dựng cơ bản dở dang 47.400.393.506 193.495.167.061 706.581.089.166 Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 96.010.493 0 0 Tổng cộng tài sản 816.017.610.726 892.977.373.813 1.505.815.026.476 B - Nguồn vốn 1. Nợ phải trả 414.799.920.404 437.931.632.687 888.281.835.391 Nợ ngắn hạn 53.529.339.161 43.703.073.287 106.172.198.660 Nợ dài hạn 361.270.581.243 393.879.750.434 775.280.563.795 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 401.217.690.322 455.045.741.126 617.533.191.085 Nguồn vốn - quỹ 400.786.737.587 450.798.949.701 614.175.731.472 Nguồn kinh phí 430.952.735 4.246.791.425 3.357.459.613 Tổng cộng nguồn vốn 816.017.610.726 892.977.373.813 1.505.815.026.476 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Bảng 7:Các hạng mục xây dựng cơ bản dở dang STT Tên khoản mục Số tiền (VNĐ) Ghi chú 1 Toà nhà OCEAN PARK 136.000.000.000 2 Tầu Tây Sơn 01 (HL- 08) 143.000.000.000 Đến nay đã cam kết chuyển sang TSCĐ 3 Tầu Tây Sơn 02 (HL- 09) 135.000.000.000 4 Tầu Hoa Lư 93.000.000.000 Đến nay đã cam kết chuyển sang TSCĐ 5 Tầu H209 47000.000.000 6 Tầu H210 43000.000.000 7 Tầu HL10 40000.000.000 8 Tầu HL11 35000.000.000 9 Tầu HL12 25000.000.000 Tổng cộng 697000.000.000 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Thay đổi lớn nhất trong tình hình nguồn vốn của khối văn phòng là số dư nợ dài hạn tại các ngân hàng tăng lên và cùng với nó là số tiền trong khoản mục xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Tổng số tiền vay dài hạn tăng thêm là 439.007.426.869 đồng, trong khi đó tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 không tăng thêm và giá trị xây dựng cơ bản dở dang tăng năm 2004 so với năm 2003 là 513.085.92.105 đồng. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu là 74.078.495.236 động. Tính đến thời điểm 31/12/2005, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia để tài trợ cho các khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang là khá thấp (đạt 14,44%). - Phân tích hệ số tài chính: Bảng 8:Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của khối văn phòng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Khả năng thanh toán - TSCĐ và ĐTNH/Nợ ngắn hạn 2,55 3,63 2,69 - Tiền + ĐTNH/Nợ ngắn hạn 1,22 1,51 1,86 Kết cấu vốn - Vốn CSH/Tổng nguồn vốn 0,49 0,51 0,41 - Vốn CSH/Tổng tscđ và XDCBDD 0,59 0,62 0,51 Khả năng hoạt động - Doanh thu thuần/các khoản phải thu BQ (vòng/năm) 6,66 4,49 8,13 - Gia vốn hàng bán/hàng tồn kho BQ (vòng/năm) 52,18 26,06 19,72 - Doanh thu thuần/TSLĐ BQ (vòng/năm) 2,92 2,30 1,49 - Doanh thu thuần/TSCĐ BQ (vòng/năm) 0,79 0,81 1,29 - TSLĐ & ĐTNH-Nợ ngấn hạn (Triệu đồng) 83,007 115,072 179,942 Khả năng sinh lời - Lợi nhuận từ SXKD/Doanh thu thuần 10.96% 3.98% 7.75% - Tổng lợi nhuận/Vốn CSH (ROE) 0.04% 10.22% 7.85% - Lợi nhuận từ SXKD/Tổng tài sản (ROA) 5.36% 1.47% 1.98% - Lợi nhuận từ SXKD/TSCĐ 8.64% 3.21% 9.99% (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Như vậy, các nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của khối văn phòng Tổng công ty là tốt, chỉ riêng nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đạt khá thấp. Hiệu quả khai thác tài sản của khối còn thấp. Nhận xét chung: Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam là khá tốt. 3. Chấm điểm phân loại khách hàng vay vốn: Bảng 9: Đánh giá phân loại khách hàng đối với Tổng công ty Hàng Hải Các chỉ tiêu định tính 50 Tầm quan trọng ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân 7 Viễn cảnh ngành kinh tế 7 Thị phần 2 Quan hệ khách hàng và bạn hàng 7 Năng lực trình độ của ban lãnh đạo, chất lượng quản lý 10 Chất lượng của các thông tin cung cấp 5 hỗ trợ nguồn từ bên ngoài 7 Vị trí của NHQĐ so với các NH khác 5 Các chỉ tiêu định lượng 131 Số năm hoạt động của DN 5 Giá trị công ty (quy mô doanh thu, tài sản) 10 Xu hướng lợi nhuận của DN 7 Số điểm tài chính 65 Thời gian quan hệ với NHQĐ 7 Trả nợ gốc, lãi đúng hạn 10 Gia hạn nợ, điều chỉnh ký hạn nợ 10 Nợ quá hạn trong quá khứ (tại NHQĐ &TCTD khác) 10 Số lần cam kết mất khả năng thanh toán 7 Số dư tiền gửi các loại trung bình tháng tại NHQĐ 0 Tổng điểm 181 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Nhận xét: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam là khách hàng loại 2, các khoản vay có tài sản đảm bảo. Khách hàng này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển, có nhu cầu lớn về vốn để phát triển kinh doanh. Đây là khách hàng có nhiều tiềm năng. 4. Công nợ và quan hệ tín dụng với các tổ chức khác: - Tình hình dư nợ của Tổng công ty Hàng Hải tại các tổ chức tín dụng (19/8/2005) Bảng 10a: Tình hình dư nợ của TCT Hàng Hải Việt Nam STT Tên tổ chức tín dụng Số tiền (USD) Số tiền (VNĐ) 1 NH Công Thương Đống Đa 2.270.772 2 SGD NH Ngoại Thương VN 2.749.110 3 Ngân hàng Quân Đội 378.000 4 Techcombank Đông Đô 1.509.750,7 5 SGD NHNN&PTNN VN 1.562.577,2 92.391.000.000 6 NH Hàng Hải Hà Nội 111.778,2 7 Quỹ HTPT Hải Phòng 599.900.000.000 8 SGD Quỹ HTPT 61.732.000.000 Tổng cộng 8.581.988,1 754.023.000.000 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) - Dư nợ và quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Quân Đội (19/8/2005) Bảng 10b: Dư nợ của TCT Hàng Hải tại NHQĐ Khoản vay Tên NH đầu mối Tài sản đảm bảo Dư nợ của các NH Dư nợ của NHQĐ Ngày đáo hạn kế ước Mua tàu Văn Phong MB Tàu Văn Phong 378.000 109.111 7/12/2005 Mua tàu Orient VCB Tàu Orient 2.749.110 181.817 20/4/2007 Nhận xét : Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thực hiện vay trả đầy đủ, đúng hạn các khoản vay tại các tốt chức tín dụng. PHẦN III : THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Nội dung và kết quả thẩm định dự án đầu tư 1.1 Mục đích và sự cần thiết phải đầu tư dự án: - Đội tàu của Tổng công ty Hàng Hải phần lớn là các tàu già, trọng tải nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Do vậy cần đóng mới để tăng năng lực và sức cạnh tranh của đội tàu - Nhu cầu vận tải hàng khô, hàng rời bằng đường biển trong thời gian tới sẽ là rất lớn. Trong khi thị phần vận tải biển của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 15% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có nhu cầu vận chuyển. Hơn nũa chính phủ đang có chủ trương phát triển đội tàu biển. Vậy nên việc đóng mới tàu 22.500DWT là rất cần thiết. 1.2 Tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: Bảng 11: Bảng cơ cấu nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn đầu tư Khoản mục Số tiền (1000 VNĐ) Tỷ lệ Ghi chú Phân bổ nguồn vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư 318.290.127 100% - Giá dự toán của tầu 304.091.589 95.5% - Lãi vay vốn trong thời giam thi công 9.005.649 3.6% - Thuế trước bạ 500.000 0.16% - Chi phí dự phòng 2.280.687 0.74% Cơ cấu vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư 318.290.127 100% Trong đó: + Vốn tự có 60.638.127 19.00% + Vốn vay quỹ HTPT 202.147.000 63.53% Đã có HĐTD + Vốn vay NHQĐ 55.405.000 17.47% (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Cơ cấu nguồn vốn tham gia vào dự án là hợp lý. 1.3- Thị trường sản phẩm của dự án: 1.3.1 Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến nay và dự báo đến năm 2010 - Hoạt động xuất khẩu đã có sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu. Ngoài một số các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, cà phê, gạo, dệt may, thuỷ sản thì một số sản phẩm mới nổi trong năm 2003 và 2004 như phụ tùng xe đạp, linh kiện điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ… Nhưng nói chung, các sản phẩm truyền thống vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn. - Hoạt động nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng cao với những mặt hàng mà Việt Nam không có khả năng sản xuất để phục vụ cho phân tích kinh tế : xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép… đây là những mặt hàng luôn chiếm tỷ nhập khẩu cao trong nhiều năm. - Kim ngạch xuất nhập khẩu: diễn biến của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của tình hình thương mại toàn cầu những vẫn phản ánh chính xác xu hướng thương mại toàn cầu trên các chỉ tiêu kinh tế và tăng trưởng trong quá khứ và tương lai. Việt Nam đang ngày càng nhập siêu đối với các loại hàng hoá tiêu dung, thiết bị và các sản phẩm công nghiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mạnh trong các năm từ 2001 đến 2004. - Xu hướng kim ngạch xuất nhập khẩu đến 2010: theo định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu theo hai phương án: + Phương án 1: có tính chất đột biến được xây dựng trên cơ sở có thêm các mặt hàng xuất khẩu lớn, mở rộng thị trường, trong đó các thị trường Mỹ, gia nhập WTO, thu hút vốn ĐTNN… Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ bình quân là 15%/năm vào năm 2005 và 62,7 tỷ USD vào năm 2010, tức gấp hơn 4 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hoá tăng 14%/năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 11%/năm, với tổng kim ngạch từ 15,7 tỷ USD (năm2000) lên 31,2 tỷ USD (năm2005) và 57,14% tỷ USD (năm2010). + Phương án 2: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bình quân 13%/năm từ 15 tỷ USD lên 29,7 tỷ USD (năm 2005) và 52,6 tỷ USD (năm 2010), tức tăng 3,4 lần năm 2000. Nhập khẩu hàng hoá tăng 12%/năm, nhập khẩu dịch vụ tăng 9%/năm, với tổng kim ngạch từ 15,7 tỷ USD lên 28,6 tỷ USD (năm2005) và 45 tỷ USD (năm 2010). Theo phương án này, đến năm 2002 sẽ cần bằng xuất nhập khẩu và xuất siêu tăng dần đến năm 2010 đạt 4,7 tỷ USD. 1.3.2 - Tổng quan về thị trường biển - Các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển : + Các mặt hàng về năng lượng: dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ tinh luyện, gas, than + Các mặt hàng nông sản : lúa mì, gạo, thức ăn gia súc, đường, thực phẩm đông lạnh, dầu ăn, phân bón + Các mặt hàng kim khí : phôi thép, than đá, quặng sắt, các sản phẩm thép… + Các mặt hàng lâm sản: gỗ, giấy và các sản phẩm liên quan tới gỗ khác + Các nguyên liệu công nghiệp khác: xi măng, muối, thạch cao, cát công nghiệp, hoá chất… + Các sản phẩm công nghiệp khác: hàng dệt may, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá tiêu dùng. 1.3.3 - Thị trường cho thuê tàu biển và giá cước vận tải quốc tế: Theo purchasing.com và Baltic Exchange Index ( chỉ số đánh giá giá thuê và giá cước vận chuyển hàng hoá của các loại tàu trên thế giới) thì giá cước vận tải và cho thuê tàu đã đạt tới điểm thấp nhất trong năm vào giữa tháng 5. Giá cước vận chuyển của thị trường Hàng Hải thường giảm sút mạnh vào mùa hè và tăng mạnh vào cuối năm do nó biến động theo mùa. Cũng theo đánh giá trên thì thời điểm hiện nay mang tính chất tạm thời tổng lượng cung khả năng vận tải vượt quá nhu cầu vận tải nhưng xét về tổng thể nhu cầu vận tải biển vẫn không có nhiều biến động mạnh. Giá cước vận tải, giá cho thuê tầu biển đang làm cho các chủ đầu tư mạnh hơn vào việc đóng tàu và cung cấp năng lực vận tải nhiều hơn. Việc đưa thêm các tàu vào thị trường sẽ gây ra áp lực làm cho giá cho thuê và giá cước vận tải sẽ giảm trong thời gian tới. Việc giá dầu tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm giá cũng sẽ làm cho chi phí quản lý và các chi phí vận hành kinh doanh vận tải tầu biển, điều này cũng sẽ làm tăng giá cước và giá cho thuê tàu biển trên thị trường. - Thị trường vận tải đường biển Việt Nam: + Các đội tàu biển Việt Nam: bao gồm: Công ty vận tải Biển Việt Nam (Vosco) Công ty vận tải và cho thuê tàu biển Việt Nam (Vitrancharts) Công ty vận tải biển đông (Bisco) thuộc Vinashin Công ty hợp tác lao động với người nước ngoài Liên doanh vận tải tàu biển Việt Pháp (Germatrans) + Tuyến vận tải và sản phẩm vận tải Hàng hoá chủ yếu được vận tải trên các tuyến: Việt Nam- Đông bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) với các sản phẩm như than đá, gạo, phôi thép, sắt vụn, máy móc thiết bị. Hoặc tuyến Việt Nam- Trung Đông- châu Phi, đây là tuyến chở gạo từ Việt Nam cho các thị trường này và nhập khẩu phân bón, sắt thép về Việt Nam. Ngoài ra còn có tuyến cố định chở hàng container như Sài Gòn – Singapore; Hải Phòng- Sài Gòn, Sài Gòn- Băng cốc… Như vậy, thị trường vận tải biển hàng khô, hàng rời tính đa dạng không cao, các sản phẩm vận tải đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng truyền thống của Việt Nam. Giá và hiệu quả tài chính của phương án cho thuê phụ thuộc rất lớn vào thị trường vận tải biển và thị trường cho thuê tàu biển quốc tế. + Sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm lớn giai đoạn từ 1998- 2004 như sau: Bảng 12a: Sản lượng nhập khẩu một số sản phẩm lớn Đơn vị tính: 1.000 tấn Loại hàng hoá Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Sắt, thép 2.845,0 3.870 4.946 4.574 5.055 Phân bón 3.971.3 3.288 3.820 4.119 4.041 Clinke 214,5 1.498 3.500 4.079 - (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này của sắt thép là 120%/năm; phân bón là 103%; clinke là 234%/năm. Tốc độ trên đã chỉ rõ xu hướng nhập khẩu các loại hàng khô trong giai đoạn: nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất và phục vụ hoạt động xây dựng cơ bản rất lớn của Việt Nam trong khi khả năng của các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. + Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng khô, hàng rời lớn giai đoạn tử 2001-2005: Bảng 12b: Sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng khô, rời (Đơn vị : 1000 tấn) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Gạo 3.476 3.241 3.813 4.055 4.000 Cà phê 733 718,6 749 905 850 Cao su 273 448,8 443 494 420 Than đá 3.251 4.290 7.246 10.637 12.000 (Trích từ: Tờ trình thẩm định dự án đóng tàu 22.500DWT) Trong thời gian tời, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng khô rời vẫn tiếp tục tập trung vào những mặt hàng có khối lượng xuất nhập khẩu lớn như : gạo, sắt thép, than đá, phân bón, clinke… hầu hết các sản phẩm này được vận chuyển bằng đường biển và đang được bảo hộ của Nhà nước trong việc ưu tiên vận chuyển hàng rời hàng khô phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, có thể nhận thấy, thị trường vận tải hàng khô, hàng rời là có triển vọng. 1.4 - Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án: Có hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình khai thác tàu là: - Nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt : các yếu tố này đều có thể mua khá dễ dàng trên thị trường. - Sỹ quan, thuyền viên : Tổng công ty có thể tuyển khá dễ dàng từ trường đại học Hàng Hải và các trung tâm huấn luyện thuyền viên. Các yếu tố đầu vào của dự án để dự án hoạt động khá thuận lợi, tuy nhiên nhiên liệu thường xuyên biến động về giá cả và ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hoạt động của dự án này. Tổng công ty phải thường xuyên dự báo tình hình giá nhiên liệu để lựa chọn phương án khai thác tàu hợp lý. 1.5 – Các nội dung về phương diện kỹ thuật của dự án: 1.5.1- Các thông số cơ bản của tàu: - Trọng tải: 22.500DWT - Dung tích đăng ký + GR : 12.560 tấn + NT : 6.058 tấn - Nắp hầm hàng : kiểu kín nước, loại Mac Greegore - Tốc độ khai thác: + Chạy đầy hàng: 13,5 Knots (85% MRC) + Chạy Balast : 14,5 Knots (85% MCR) LOA : 153,2 M LBP : 152 M B max : 26M H : 13,75 M Mớn nước : 9,5 M Máy chính : 2kỳ, động cơ Diesel MCR : 8.400 HP*158 vong/phút Tiêu thụ nhiên liệu: + Dầu FO: 25,2 tấn FO/ngày ở mức công suất 85% công suất + Dầu DO chạy máy đèn ( tàu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.docx
Tài liệu liên quan