Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa

MỤC LỤC

 

Mở đầu: 1

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI: 3

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của BHXH: 3

1.1.2. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH: 5

1.1.2.1.Khái niệm BHXH: . .5

1.1.2.2.Bản chất BHXH: . .7

1.1.2.3.Vai trò của BHXH: . .9

1.1.3. Những nguyên tắc hoạt động và quan điểm cơ bản về BHXH: 10

1.1.3.1.Những nguyên tắc hoạt động của BHXH: . 10

1.1.3.2.Những quan điểm cơ bản về BHXH: .14

1.1.4. Quỹ Bảo hiểm xã hội: 15

1.1.4.1.Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH: . .15

1.1.4.2.Nguồn hình thành quỹ BHXH: . .16

1.1.4.3.Mục đích sử dụng quỹ BHXH: .17

1.1.5. Hệ thống các chế độ BHXH: 18

1.2. CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI: 19

1.2.1. Vai trò của công tác thu Bảo hiểm xã hội: 19

1.2.2. Cơ sở và nguyên tắc thu BHXH: 20

1.2.2.1.Cơ sở thu BHXH: . .20

1.2.2.2. Nguyên tắc thu BHXH: . . .21

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH: 22

1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác thu BHXH: 23

 

1.2.4.1.Nguồn thu BHXH: .23

1.2.4.2.Phân cấp thu BHXH: . 24

1.2.4.3.Quy trình thu BHXH: .26

1.2.4.4.Các phương pháp thu BHXH: .27

1.2.4.5.Quản lý thu BHXH: .29

CHƯƠNG II:THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ 31

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 31

2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 36

2.2.1. Cơ sở thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: 36

2.2.2. Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: 37

2.2.3. Kết quả thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá: 39

2.2.4. Đánh giá kết quả thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh hoá: 46

2.2.4.1.Thành tựu đạt được: . 46

2.2.4.2.Tồn tại và nguyên nhân: .49

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ 52

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 52

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 55

Kết luận: 61

 

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản ánh có nhiều NLĐ có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện để NLĐ tham gia BHXH. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH. -Mức độ chi trả các chế độ: Mức độ chi trả các chế độ phụ thuộc vào: số lượng chế độ được áp dụng, số lượng người hưởng chế độ BHXH, tỷ lệ hưởng BHXH. ILO khuyến nghị các quốc gia tham gia phê chẩn Công ước 102 về BHXH phải áp dụng 3 trong 9 chế độ BHXH, trong đó phải áp dụng ít nhất 1 trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp người nuôi dưỡng. Nếu một quốc gia triển khai và áp dụng nhiều chế độ thì số thu BHXH ngày càng lớn. Tỷ lệ hưởng càng cao có nghĩa là số tiền chi trả các chế độ càng lớn, đòi hỏi thu BHXH ngày càng cao hơn để tránh tình trạng mất cân đối quỹ BHXH. 1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác thu BHXH: 1.2.4.1. Nguồn thu BHXH: Thông thường quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn thu sau đây: -Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH. Đây là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất trong Quỹ BHXH của bất kỳ một quốc gia nào, nó là cơ sở chủ yếu để hình thành nên Quỹ BHXH, tạo ta nguồn tài chính để thực hiện các chế độ BHXH, nhưng quá trình quản lý đóng góp của những người tham gia BHXH cũng phức tạp nhất. Nguồn thu này được hình thành từ: + Người lao động: NLĐ tham gia đóng góp vào Quỹ BHXH trên cơ sở tiền lương; tuỳ theo từng điều kiện của mỗi quốc gia mà quy định phần đóng góp này nhưng đều dựa trên cơ sở tiền lương để tính toán số tiền NLĐ phải đóng góp vào Quỹ BHXH. + Người sử dụng lao động: NSDLĐ tham gia đóng góp BHXH cho NLĐ trong đơn vị của mình; phần đóng góp này dựa trên tổng quỹ lương. -Thu từ Ngân sách Nhà nước chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH được diễn ra đều đặn, bình thường, tránh những xáo trộn lớn trong việc thực hiện BHXH. Việc hỗ trợ của Nhà nước là một hoạt động thường xuyên và liên tục. -Thu từ lãi đầu tư của hoạt động đầu tư Quỹ BHXH nhàn rỗi vào các chương trình kinh tế - xã hội, các chương trình đầu tư khác đem lại hiệu quả. Phần lãi đầu tư này sẽ được bổ sung vào Quỹ BHXH. -Ngoài các nguồn thu trên, còn có những khoản thu khác nhưng không lớn và không ổn định, như: hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, từ những hoạt động từ thiện, từ việc thanh lý các tài sản cố định,…Nguồn thu này thường chiếm một tỷ trong rất nhỏ trong nguồn thu BHXH. 1.2.4.2. Phân cấp thu BHXH: Mục đích của việc phân cấp thu đóng BHXH là để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên làm công tác thu phân theo địa bàn hành chính, đồng thời phân bổ khối lượng công việc đồng đều giữa các đơn vị các cấp (tránh tình trạng nơi thi ùn tắc, nơi không có việc để làm) và tạo điều kiện cho đơn vị, đối tượng tham gia đăng ký đóng BHXH phù hợp với điều kiện quản lý thủ công như hiện nay. Phân cấp quản lý thu BHXH là một khâu nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. Cần phải tiến hành phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân để quản lý, theo dõi và đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH. Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH được dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua không thu,… Ở Việt Nam,theo quy định tại Quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam việc thực hiện phân cấp thu BHXH được thực hiện như sau: -Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện): Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, cấp thể BHYT đối với NSDLĐ, NLĐ theo phân cấp quản lý. Nhiệm vụ thu BHXH ở BHXH cấp huyện do Giám đốc trực tiếp giao cho từng cán bộ, công chức sao cho thuận lợi trong việc thu đóng BHXH. BHXH huyện phải thực hiện việc báo cáo tình hình thu BHXH: báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau. -Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh): + Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để thực hiện việc phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ. + Xây dựng, quản lý dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. + Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu 12-TBH). BHXH tỉnh phải thực hiện thực hiện việc báo cáo thông tin: báo cáo tháng trước 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau. -Cơ quan BHXH Việt Nam: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trong toàn ngành BHXH bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân năm của hoạt động đầu tư quỹ và thông báo cho BHXH tỉnh. -Cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH cho NLĐ đối với NLĐ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu BHXH và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm đối với cơ quan BHXH Việt Nam. BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và Ban Cơ yếu chính phủ thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau. 1.2.4.3. Quy trình thu BHXH: Thu BHXH được thực hiện qua các bước sau: -Đăng ký tham gia BHXH: NSDLĐ, các cơ quan, các doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý, nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thông báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình thu và quản lý thu Quỹ BHXH; tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác nhau về việc nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ, nhưng nhìn chung các hồ sơ đăng ký tham gia BHXH thường bao gồm: + Các quy định, công ước đăng ký tham gia BHXH; + Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH; + Hồ sơ hợp lệ đơn vị và NLĐ trong danh sách. Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, số tiền lương phải đóng BHXH hàng tháng. Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành cấp sổ BHXH. -Sau qúa trình đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ: cơ quan BHXH định kỳ (theo quy định của mỗi nước) sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia BHXH hoặc các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua việc mở tài khoản ngân hàng hoặc tại Kho bạc Nhà nước hoặc cũng có thể đến trực tiếp từng đơn vị, từng người tham gia BHXH để thu đóng góp BHXH. Quy trình thu được tiến hành qua 2 cách như sau: + Trường hợp 1: Cán bộ BHXH phải trực tiếp thu BHXH từ những người tham gia. Trường hợp này cán bộ BHXH hoặc bộ phận chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng từ những người tham gia BHXH. Họ sẽ xuống tận cơ sở, nơi NLĐ làm việc để trực tiếp thu. + Trường hợp 2: Cơ quan BHXH thông qua NSDLĐ hoặc thông qua đại lý thu của mình là các ngân hàng, bưu điện, thông qua cơ quan thuế. Cơ quan BHXH thường mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để công việc chuyển tiền từ NSDLĐ, các đại lý thu đến cơ quan BHXH được thuận tiện . Khi đó, NSDLĐ được giao kết là các đại lý cho cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu BHXH từ NLĐ, sau đó chuyển toàn bộ đóng góp BHXH của cả NSDLSĐ và NLĐ cho cơ quan BHXH có kèm theo báo cáo số thu nộp BHXH và danh sách nộp BHXH thông qua việc chuyển khoản vào tài khoản của Cơ quan BHXH tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. -Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đăng ký tham gia BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định (tuỳ theo từng nước) gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời điều chỉnh, xử lý. 1.2.4.4. Các phương pháp thu BHXH: Công tác thu đóng góp của BHXH Việt Nam cũng giống như một số chính sách BHXH của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm hai phương pháp thu nộp BHXH như sau: -Phương pháp thu trực tiếp: Theo phương pháp này cán bộ và bộ phận chuyên trách của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng góp BHXH từ những người tham gia. Phương pháp này thường được áp dụng với những NLĐ làm việc tự do tự nguyện tham gia BHXH và những NLĐ không có chủ sử dụng lao động. NLĐ tham gia đóng góp BHXH cam kết đóng BHXH bằng tiền mặt, bằng séc hay bằng chuyển khoản Ngân hàng. Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH cần phải đảm bảo sao cho thủ tục thanh toán tránh được hiện tượng gian lận nội bộ và lạm dụng quỹ, đồng loã giữa nhân viên thu nộp BHXH và người đóng BHXH. -Phương pháp thu gián tiếp: Đây là phương pháp phổ biến ở Việt Nam, được thực hiện thông qua các đại lý thu BHXH. Đại lý của cơ quan BHXH hầu hết là chủ sử dụng lao động. Ngoài ra, còn có các ngân hàng, bưu điện, các tổ chức đoàn thể, quần chúng ở quận, huyện,…(gọi chung là đơn vị thu ). Theo quy định tại Quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam, NSDLĐ hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng) có trách nhiệm đóng góp BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ, đồng thời trích tiền lương, tiền công hàng tháng của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tiền lương tháng căn cứ đóng BHXH bao gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ hợp đồng và các khoản phụ cấp. Đơn vị thu BHXH thường áp dụng mô hình quy trình thu BHXH như sau: + Đăng ký tham gia BHXH lần đầu: Đây là khâu đầu tiên trong quá trình thu và quản lý thu BHXH, được thực hiện định kỳ hàng năm tại tất cả các cơ quan BHXH các cấp. NSDLĐ, cơ quan, doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo khu vực hành chính cấp tỉnh nơi cơ quan đơn vị đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký, bao gồm: - Công văn đăng ký BHXH - Danh sách NLĐ và quỹ tiền lương trích nộp BHXH - Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và NLĐ trong danh sách (quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, bảng thanh toán tiền lương hang tháng) Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, số tiền phải đóng hàng tháng, hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHXH với cơ quan quản lý đối tượng . Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng ký kết với cơ quan BHXH để thực hiện BHXH. + Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo quy định gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh, xử lý. + Hàng quý hoặc theo định kỳ đã ký kết, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số lượng nộp BHXH và lập biên bản theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHXH bắt buộc, để xác định số tiền BHXH còn phải nộp trong quý. Ngoài ra, còn tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH, ghi chép kết qủa đóng BHXH. Bởi đây là một nhiệm vụ quan trọng được tiến hành thường xuyên đối với tất cả các đơn vị. Hàng tháng, sau khi xác định số tiền phải nộp BHXH của các đơn vị, cơ quan BHXH tiến hành đôn đốc và thu BHXH theo quy định, thông báo kịp thời những đơn vị còn nợ BHXH từ hai tháng trở lên. + Trước ngày 30/11 hàng năm, các cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm lập “danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH” để đăng lý tham gia BHXH của năm tiếp theo cho đối tượng với cơ quan BHXH được phân công quản lý. Cơ quan BHXH chức năng có nhiệm vụ chuyển tiền thu nộp BHXH cho cơ quan BHXH cấp trên. Toàn bộ tiền thu BHXH do BHXH huyện và BHXH tỉnh thu được phải chuyển hết về tài khoản của BHXH Việt Nam. Tiền thu được phải tập trung về một mối là quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý. 1.2.4.5. Quản lý thu BHXH: Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ. Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia là điều tất yếu, vì theo nguyên tắc có đóng có hưởng. Vậy thu từ những người tham gia BHXH là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia. Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là thu đúng, thu đủ và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch giữa các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó cần phải tổ chức ghi chép, theo dõi kết quả đóng BHXH của từng người, từng đơn vị để làm cơ sở tính mức hưởng BHXH theo quy định. Hơn nữa, công tác thu BHXH có những đặc điểm sau: - Số đối tượng tham gia BHXH rất lớn và biến động theo thời gian nên công tác quản lý thu BHXH rất khó khăn và phức tạp. - Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại nên khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu cũng phải tương ứng. - Đối tượng thu BHXH là tiền, nên rất dễ xảy ra sai phạm, vi phạm đạo dức và lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH. Do vậy, công tác thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi quy trình quản lý thu phải hết sức chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như ngày nay. Vì vậy công tác quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả và đặc biệt là quản lý tiền thu BHXH. Trong quá trình tiến hành công tác thu BHXH được tiến hành với phương châm: thu đúng đối tượng, đúng phạm vi thu và đặc biệt nữa là thu đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia, thì việc tăng cường công tác quản lý thu BHXH là vấn đề cấp bách được các cơ quan và mọi người rất quan tâm. Để hình thành nên một chính sách thu, một kế hoạch thu BHXH thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết hàng loạt vấn đề cả lý luận và thực tiễn. CHƯƠNG II: THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: Cùng với việc thực hiện đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986, hệ thống BHXH cũng đã có những cải cách đáng kể tạo nên những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển. Một trong những điểm mốc đó là việc thành lập BHXH Việt Nam theo Nghị định 19/CP được chính phủ ban hành ngày 16/02/1995, trên cơ sở tách bộ phận làm công tác BHXH của hai ngành LĐTB&XH và Liên đoàn lao động thành một tổ chức mới. Theo quy định, BHXH Việt Nam có ba cấp là: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Như vậy, một hệ thống BHXH từ Trung ương đên địa phương cũng đã ra đời. Ngay sau đó, BHXH tỉnh Thanh Hoá đã được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995. Trên cơ sở đó, BHXH Thị xã Sầm Sơn cũng được thành lập theo Quyết định số 138/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Như vậy, sau gần 14 năm đi vào hoạt động BHXH Thị xã Sầm Sơn đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo lợi ích cho cán bộ, công nhân, viên chức nói riêng và cho sự phát triển toàn diện của Thị xã nói chung. Chính vì vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn là lá cờ đầu trong toàn tỉnh về việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ. BHXH Thị xã Sầm Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thanh Hoá đặt tại Thị xã Sầm Sơn, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức, thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH Thị xã Sầm Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND Thị xã Sầm Sơn. BHXH Thị xã Sầm Sơn có nhiệm vu, quyền hạn chủ yếu sau đây: -Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế họạch phát triển BHXH Thị xã dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt -Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH,BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. -Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp. -Tổ chức thu các khỏan đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp. -Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp. -Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định. -Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp. -Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT. -Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH,BHYT ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. -Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật. -Tổ chức thực hiện chương trình, kế họach cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHXH theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH Thị xã. -Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân tham gia BHXH. -Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội ở thị xã, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. -Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT. -Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đòan yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. BHXH Thị xã Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá: BHXH Tỉnh Giám đốc BHXH Thị xã PGĐ BHXH Thị xã Bộ phận phụ trách kế toán Bộ phân thu - chi Bộ phận giám định y tế BHXH Thị xã Sầm Sơn gồm 8 cán bộ, có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: -Giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn: (Do Ông Trương Tiến Thuận phụ trách ) phụ trách chung và chỉ đạo các lĩnh vực công tác BHXH gồm: tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, công tác công nghệ thông tin, công tác chế độ BHXH , công tác giám định BHYT, công tác kiểm tra, quản lý hồ sơ. -Phó giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn: (Do Ông Lương Sỹ Trấn phụ trách) giúp Giám đốc chỉ đạo các lĩnh vực công tác gồm: công tác thu BHXH, BHYT, công tác cấp sổ, thẻ, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, lập báo cáo tháng, quý, năm. -Bộ phận phụ trách kế toán: (Do Bà Lê Thị Năm làm kế toán trưởng ) giúp giám đốc công tác quản lý kế hoạch tài chính, tổng hợp kết quả thực hiện thu – chi tại BHXH Thị xã Sầm sơn, lập báo cáo tháng, quý, năm. -Bộ phận thu – chi: + Bà Nguyễn Thị Hường: Cán bộ giúp Giám đốc tổng hợp chi phí ốm đau, thai sản, công tác thấm định, xét duyệt chế độ BHXH, quản lý hồ sơ, lập báo cáo tháng, quý, năm. + Ông Đỗ Xuân Toản: Kế toán thu giúp Giám đốc quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, công tác thu BHYT người nghèo, BHYT khác, tổng hợp báo cáo thu hàng tháng, quý, năm. + Bà Nguyễn Thị Liễu: Kế toán thu giúp Giám đốc quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, công tác thu BHYT học sinh, sinh viên, thủ quỹ, hành chính, tổng hợp cấp phát thẻ BHYT cho học sinh, sinh viên, tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý, năm. -Bộ phận giám định y tế: + Bà Lê Thị Cúc: Bác sỹ giám định, thường trực tại 4 cơ sở KCB, giúp Giám đốc kiểm tra, giám sát. + Bà Nguyễn Thị Hạnh: Kế toán giúp Giám đốc tổng hợp công tác chi phí KCB tại 4 cơ sở, công tác khai thác thu BHYT tự nguyện nhân dân và cấp thẻ BHYT, lập báo cáo tháng, quý, năm. Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển của ngành để từ đó đề ra chính sách hợp lý, do vậy, trong thời gian qua, hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn nói chung và đối với công tác thu BHXH nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công không nhỏ. Công tác thu BHXH được BHXH Thị xã Sầm Sơn xác định là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ quan trọng nhất có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn ngành ngay từ ngày đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn như: Lực lượng thực hiện công tác quản lý thu còn khá mỏng, trình độ chuyên môn còn chưa cao; thu nhập của NLĐ còn thấp nên hạn chế khả năng tham gia các loại hình BHXH... Khắc phục những khó khăn nói trên, BHXH Thị xã Sầm Sơn vẫn cố gắng hoàn thành tốt những chỉ tiêu mà BHXH tỉnh Thanh Hoá đã giao. Vì vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn đã đạt được nhiều chỉ tiêu về thu BHXH: mức thu tăng nhanh qua các năm với năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 số thu BHXH của Thị xã là 4.687.579.861 đồng thì đến hết năm 2008 con số này đã tăng lên 13.636.661.079 đồng (tăng gấp gần 3 lần). Tổng số thu BHXH của BHXH Thị xã Sầm Sơn đến hết năm 2008 đạt 43.748.692.555 đồng. Ngoài ra, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch thu mà BHXH tỉnh giao, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trong những năm gần đây luôn đạt ở mức 100%, có những năm còn vượt kế hoạch, như năm 2004 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 107,24%, năm 2006 tỷ lệ hoàn thành là 110,90%, năm 2008 là 100,09%. Bên cạnh những thành tích đạt được trong công thu, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn thực hiện tốt công tác chi trả cho các đối tượng theo như quy định: đúng đủ, nhanh chóng và kịp thời; chính vì vậy, BHXH Thị xã Sầm sơn ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với NLĐ và với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã trong những năm qua và trong cả thời gian sắp tới. 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ: 2.2.1. Cơ sở thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: - Ngay từ khi Luật BHXH có hiệu lực (ngày 01/01/2007), BHXH Việt Nam đã chủ động nghiên cứu Luật và các văn bản hướng dẫn Luật để đề xuất, tham mưu các văn bản hướng dẫn về công tác thu BHXH, cấp sổ BHXH, thu BHYT và những nội dung tại Quyết định số 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 thay thế Quyết định 722/QĐ – BHXH quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc cơ bản đã thực hiện cải cách hành chính theo chỉ đạo của ngành và Chính phủ, đảm bảo phù hợp với những quy định của Luật BHXH. - Căn cứ vào các Thông tư hướng dẫn các quy định, quyết định của các cơ quan chức năng có liên quan hoặc cơ quan BHXH cấp trên ban hành: +BHXH tỉnh Thanh Hoá đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Chỉ thị 11 CT/TU ngày 12/03/2007 và Chủ tịch UBND tỉnh có Chỉ thị 15/CT – UBND ngày 08/06/2007 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tạo ra bước phát triển vững chắc cho sự nghiệp BHXH ở địa phương. +Thông tư số 30/2007/TT – BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động Thương binh & xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. +Quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. +Quyết định số 1333/QĐ – BHXH ngày 21/12/2008 của BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Quyết định 902/QĐ – BHXH. +Thông tư 23/2008/TTLT – BLĐTBXH –BTC – NHNN ngày 18/02/2008 của Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước - Bộ Lao động Thương binh & xã hội về việc hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Trên đây là một số trong rất nhiều các văn bản pháp quy của các bộ ngành liên quan nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện BHXH, là cơ sở cho hoạt động của các đơn vị BHXH trong đó có BHXH Thị xã Sầm Sơn 2.2.2. Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn: Bước 1: Nắm đối tượng: Bước này BHXH Thị xã Sầm Sơn cần xác định đối tượng phải nộp BHXH. - Có hai đối tượng phải nộp BHXH là: NSDLĐ và NLĐ - Phương pháp nắm đối tượng: Có hai phương pháp nắm đối tượng là phương pháp chủ động và phương pháp thụ động: + Phương pháp chủ động: là dựa vào luật lệ, tiêu chuẩn của các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ tham gia bắt buộc. Tổ chức điều tra nắm tình hình, biết trước về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, chủ động mời họ đến đăng ký nộp BHXH. Nếu họ không tới thì tìm cách tác động để họ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ. + Phương thức thụ động: là chờ NLĐ đến đăng ký nộp BHXH. Nắm số đối tượng và số người tham gia BHXH chỉ khi họ tự đến đăng ký nộp BHXH. - Muốn chủ động nắm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể thu thập thông tin qua các cơ quan sau: + Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở chủ quản nơi cấp giấy phép thành lập các đơn vị, doanh nghiệp; + Chi cục thuế tỉnh, nơi cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế; + Cấp Uỷ, UBND tỉnh, thành phố, huyện nơi quản lý hành chính tại địa phương; + Liên đoàn lao động tỉnh,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá.DOC
Tài liệu liên quan