Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tồn kho tại công ty Cổ phần Anh Huy

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: 2

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 2

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2

1. Đối tượng nghiên cứu: 2

2. Phạm vi nghiện cứu: 3

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN: 3

1. Phương pháp nghiên cứu: 3

2. Quy trình thực hiện: 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QTTK: 5

1. Hàng tồn kho là gì: 5

2. Các khái niệm về dự trữ: 5

2.1. Dự trữ trung bình: 5

2.2. Dự trữ gắn với thời hạn cung ứng: 5

2.3. Dự trữ an toàn và dự trữ bảo hiểm: 5

3. Tồn kho trung bình: 5

4. Điểm đặt lại hàng: 6

5. Chức năng của QTTK: 6

5.1. Chức năng đầu tiên của kho: 6

5.2. Chức năng liên kết: 6

5.3. Chức năng kinh tế: 6

5.4. Chức năng liên kết: 6

6. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho: 7

6.1. Hệ thống tồn kho liên tục: 7

6.2. Hệ thống tồn kho định kì: 7

6.3. Hệ thống tồn kho phân loại ABC: 7

7. Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho: 9

7.1. Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu đặt hàng: 9

7.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho: 9

8. Các loại chi phí trong QTTK: 10

8.1. Chi phí mua(giá) món hàng: 10

8.2. Chi phí đặt hàng (Ordering costs): 11

8.3. Chi phí tồn trữ (Carrying costs): 11

8.4. Chi phí thiếu hàng (Stockout costs): 12

II. CÁC MÔ HÌNH CỦA TỒN KHO: 12

1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ_Economic Order Quantity):12

2. Mô hình số lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ _ Production Order Quantity): 14

CHƯƠNG III: VÀI NÉT SƠ LƯỢT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP ANH HUY

I. ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CP ANH HUY: 17

1. Tổng quan: 17

2. Vị trí: 18

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY CP ANH HUY: 19

III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN: 21

IV. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY: 22

1. Chức năng: 22

2. Nhiệm vụ: 23

2.1. Đối với nhà nước: 23

2.2. Đối với CB – CNV: 23

2.3. Đối với đối tác: 23

3. Quyền hạn: 23

V. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI: 24

1. Phạm vi hoạt động: 24

2. Điều kiện kinh tế xã hội: 24

2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật: 24

2.2. Hình thức sở hữu vốn: 24

2.3. Tình hình lao động: 24

VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC: 25

1. Sơ đồ bộ máy tổ chức: 26

2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức: 27

2.1. Chủ tịch HĐQT: 27

2.2. Tổng giám đốc: 27

2.3. Phó tổng giám đốc: 27

2.4. Phòng hành chính: 28

2.5. Phòng kinh doanh: 28

2.6. Phòng kỹ thuật: 29

2.7. Phòng nhân sự: 29

2.8. Phòng kế toán: 30

2.9. Phòng xuất nhập khẩu: 30

2.10. Phòng kho vận: 31

3. Sơ đồ tổ chức cụ thể tại phòng kho vận: 31

3.1. Trưởng phòng kho vận: 32

3.2. Đội trưởng đội xe: 32

3.3. Đội trưởng đội kho: 32

3.4. Đội trưởng đội bão dưỡng: 32

3.5. Các thủ kho ( vật tư, hàng hóa) : 33

3.6. Tổ trưởng các tổ xe( đầu kéo, xe tải) : 33

3.7. Nhân viên: 33

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP ANH HUY

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG: 34

1. Thực trạng: 34

3.6. Thống kê tài chính từ năm 2008 -2009: 34

1.2 Tình hình nhập_xuất_tồn tại công ty các năm 2008-2010: 36

2. Tác động của hoạt động quản trị tồn kho: 38

2.1. Ưu điểm: 38

2.2. Nhược điểm: 39

3. Vận dụng xây dựng quy trình quản trị tồn kho: 39

3.1. Nắm bắt nhu cầu: 39

3.2. Hoạch định cung ứng: 39

3.3. Dự báo lượng đặt hàng: 39

3.4. Xác định điểm đặt lại hàng: 40

II. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN THỰC TRẠNG: 40

1. Nhận xét: 40

2. Kết luận: 41

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỒN KHO

TẠI CÔNG TY CP ANH HUY

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 42

1. Chỉ tiêu đặt ra: 42

2. Phương hướng thực hiện: 42

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỒN KHO:

1. Xác định nhu cầu hàng hóa hàng năm: 45

2. Tính lượng đặt hàng tối ưu: 49

2.2. Lượng đặt hàng tối ưu loại cao cấp Daiseikai: 49

2.2. Lượng đặt hàng tối ưu loại tiêu chuẩn Cooling: 49

2.3. Lượng đặt hàng tối ưu loại chức năng Heatump: 49

2.4. Lượng đặt hàng tối ưu loại tiết kiệm điện Inverter: 49

3. Tính thời điểm đặt lại hàng: 49

3.1. Nhu cầu sử dụng hàng ngày: 49

3.2. Điểm đặt lại hàng(R): 50

3.2.1. Loại cao cấp Daiseikai: 50

3.2.2. Loại tiêu chuẩn Cooling: 50

3.2.3. Loại chức năng Heatump: 50

3.2.4. Loại tiết kiệm điện Inverter: 51

4. Một số biện pháp giảm lượng hàng tồn kho: 51

3.2. Áp dụng các mô hình tồn kho: 51

4.2. Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế: 51

4.3. Áp dụng các biện pháp pháp lý chặt chẽ khi kí kết hợp đồng: 51

III. KIẾN NGHỊ: 51

IV. KẾT LUẬN: 52

V. MỞ RỘNG ĐỀ TÀI: 54

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 54

1. Sách giáo khoa tham khảo: 54

2. Các website tham khảo: 55

3. Các luận văn và khóa luận tham khảo: 55

 

 

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tồn kho tại công ty Cổ phần Anh Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn vay nên khả năng sinh lời giảm, tăng tổn thất tài chính và ngược lại. Thời gian hàng tồn kho bình quân tăng làm tăng chi phí bảo quản, tài chính. Trong trường hợp hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm nhưng thời gian hàng tồn kho bình quân tăng cần kiểm tra các nguyên nhân như: doanh nghiệp biết trước giá nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm trong tương lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu, từ đó doanh nghiệp quyết định tăng dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm, giảm bán ra. Trị giá hàng tồn kho Doanh thu Trong những trường hợp đó doanh nghiệp mong đợi chênh lệch giá cao hơn để bù đắp những rủi ro do tăng thời hạn dự trữ. *Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu = Các loại chi phí trong QTTK: Chi phí mua(giá) món hàng: Là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra một món hàng. Chi phí này thường được biểu hiện bằng công thức sau: Cmh = P * Q Cmh: chi phí mua hàng P: giá mua hàng Q: số lượng hàng mua Chi phí đặt hàng (Ordering costs): Chi phí đặt hàng gắn liền với đợt hoặc lô hàng định đặt nhưng chi phí này không phụ thuộc trên số lượng hàng định đặt mà phân bổ trên toàn lô hàng. Chi phí này gồm có các chi phí sau: Chi phí vận chuyển. Chi phí nhận hàng. Chi phí gửi hàng. Chi phí hoa hồng cho người giới thiệu. Các chi phí khác….. Cdh = * S Cdh: chi phí đặt hàng trong năm D: nhu cầu hàng hóa(vật tư) trong năm Q: số lượng hàng của một đơn hàng S: chi phí cho một lần đặt hàng Chi phí tồn trữ ( Carrying costs): Chi phí này liên quan đến việc giữ tồn kho món hàng trong 1 khoảng thời gian. Bao gồm 3 thành phần: Chi phí vốn: tổng số tiền bỏ ra giữ hàng tồn kho và không sử dụng vào mục đích khác. Nó biểu hiện chi phí cơ hội bỏ ra cho việc đầu tư. Chi phí cất giữ: gồm chi phí kho, bảo hiểm, thuế, khấu hao thiết bị, tiền lương nhân viên… Chi phí do lỗi thời, hư hỏng và mất mát. Ctt = Qtk* H Ctt: chi phí tồn kho trong 1 năm Qtk : số lượng hàng tồn kho H: chi phí tồn kho của 1 đơn vị sản phẩm H= I*P P: đơn giá hàng tồn kho I= tổng cp tồn kho trong một năm / tổng giá trị tồn kho trong 1 năm Tổng chi phí của hàng tồn kho: TC = Cmh + Cdh + Ctt Chi phí thiếu hàng (Stockout costs): Chi phí này phản ánh kết quả về kinh tế khi hết hàng trong kho. Dẫn đến một số kết quả không mong muốn như: làm mất khách hàng, mất lòng tin…làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất. CÁC MÔ HÌNH CỦA TỒN KHO: Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế( EOQ_ Economic Order Quantity): Giả thiết: Mức sử dụng xác định và đều. Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô đặt hàng. Toàn bộ khối lượng hàng hóa giao cùng thời điểm. Thời gian tính vừa đủ do đó khi hàng đến mức tồn kho = 0 không gây thiếu hụt. Chi phí đặt hàng và 1 đơn hàng không phụ thuộc vào quy mô đặt hàng. Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho. Mức tồn kho Q 0 T T T Thời gian Hình 2.2: Tình hình tồn kho theo thời gian TC TCmin Ctt 0 Cdh Q* Q Hình 2.3: Tổng chi phí tồn kho Q*: là lượng đặt hàng tối ưu được tính theo công thức: Ctt = Cdh ó = ó Q*= Q*= Mô hình số lượng đặt hàng theo sản xuất(POQ_Production Order Quantity): Mô hình POQ sẽ được áp dụng khi: Lượng hàng được đưa đến một cách liên tục. Hàng được tích lũy dần trong một thời kỳ sau khi đơn đặt hàng được ký kết. Những sản phẩm vừa được sản xuất vừa bán ra một cách đồng thời, như thế chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất và cung ứng. Vì mô hình POQ đặc biệt thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên được gọi là: Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất. Mô hình tồn kho được xây dựng dựa trên các giả thiết: - Nhu cầu phải biết trước và không thay đổi. - Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng và thời gian đó không thay đổi. - Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong nhiều chuyến hàng và hoàn tất sau khoảng thời gian t. - Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng. - Chỉ có duy nhất hai loại chi phí biến đổi là chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ (holding costs). - Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng thời gian. Mô hình này các giả thiết khác đều giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến làm nhiều chuyến. Ta gọi: Q – Là sản lượng của đơn hàng H – Chi phí tồn trữ cho một đơn vị tồn kho mỗi năm S – Chi phí đặt hàng của một lần đặt hàng D – Nhu cầu hàng năm của hàng tồn kho P – Mức độ cung ứng hàng ngày d – Nhu cầu sử dụng hàng ngày t – Thời gian cung cấp t t T Q* T ngày Hình 2.4: Mô hình tồn kho POQ Ta biết rằng: Chi phí tồn trữ hàng năm Mức tồn kho bình quân Chi phí tồn trữ mỗi đơn vị tồn kho trong năm = x Mức tồn kho tối đa 2 Mức tồn kho bình quân = Chi phí tồn trữ hàng năm Chi phí tồn trữ mỗi đơn vị tồn kho trong năm Mức tồn kho tối đa 2 => = × Mức tồn kho tối đa = P.t − d.t Mặt khác sản lượng một đơn hàng bằng tích số của số ngày cung ứng với lượng cung ứng trong mỗi ngày. Q = P.t t = Khi thế vào công thức ta có: Mức tồn kho tối đa = P x – d x ó Q x Chi phí tồn trữ hàng năm = Để tìm được sản lượng tối ưu ta sẽ cho: Chi phí tồn trữ hàng năm = Chi phí đặt hàng hàng năm Ctt = Cdh ó = Q* = Qua chương này em đã phát thảo được những đường nét cơ bản chung về hàng tồn kho: các khái niệm có liên quan, các loại hàng tồn kho, mục đích chức năng của quản trị tồn kho, các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho cũng như các chỉ tiêu tồn kho có liên quan. Đặc biệt là các chi phí về tồn kho và mô hình tồn kho EOQ và POQ làm cơ sở nền tảng cho việc thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho sau này. CHƯƠNG III: VÀI NÉT SƠ LƯỢT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP ANH HUY ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CP ANH HUY: Tổng quan Tên Công Ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ANH HUY Tên Giao Dịch: ANH HUY CORPORATION Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Vốn điều lệ: 100 tỷ đồng Mã Số Thuế: 3700423567 Địa chỉ VP chính: 271/7B _ Đường An Dương Vương _ P.3 _ Q.5 _TP.HCM Điện thoại: (08)38306868 Fax: (08)38306969 Email: saigon@duckhai.com.vn Website: www.duckhai.com.vn Địa chỉ công ty: Ấp Bình Thắng _ Xã Bình Thắng _ Huyện Dĩ An _ Tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0650.3749224 Fax: 0650.3749697 Email: Info@anhhuy.vn _Website: www.anhhuy.vn Vị trí: Hình 3.1: Vị trí địa lý của hệ thống các công ty trong tập đoàn QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY CP ANH HUY: Hình 3.2: Tổng quan công ty Đứng vững trên thương trường với thương hiệu Đức Khải thành công trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh khác nhau Tập Đoàn Đức Khải đã dần khẳng định thương hiệu của mình với đối tác trong và ngoài nước bởi uy tín cũng như những cố gắng mà họ đã xây dựng qua nhiều năm. Những ngày đầu mới thành lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải thuộc sở hữu của tư nhân là ông Phạm Ngọc Lâm hiện là chủ tịch HĐQT của tập đoàn Đức Khải, với nguồn vốn khá ít trải qua những năm tháng khó khăn vất vả trong giai đoạn đầu bằng ý chí kiên cường và cố gắng vượt khó cho đến ngày nay đã là một tập đoàn Đức Khải vững mạnh. Bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế của thế giới với tầm nhìn xa và rộng mạnh dạng trong kinh doanh Tập Đoàn Đức Khải đã cho ra đời nhiều công ty con với các tên gọi: Công ty CP Ô tô Đức Khải, Công ty CP Khải Huy Quân, Công ty CP địa ốc Kỷ Nguyên…và Công ty CP Anh Huy được thành lập vào năm 2004 đặt tại Ấp Bình Thắng _ Xã Bình Thắng _ Huyện Dĩ An _ Tỉnh Bình Dương với tên gọi ban đầu Công ty CP Đức Khải sau 1 thời gian hoạt động kinh doanh nắm bắt xu hướng quản lý kinh doanh hiện đại BGĐ công ty quyết định thay đổi cấu trúc hệ thống ty thành viên với tên gọi tách biệt với Tập Đoàn vì thế năm 2009 tên gọi công ty CP Anh Huy ra đời. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ vận tải. Công ty được xây dựng với tổng diện tích khoản 27.000m2 với các phương tiện kĩ thuật hiện đại, hệ thống kho bãi rộng rãi. Hình 3.3: Phương tiện di chuyển container Hình 3.4: Tổng quan kho chứa hàng Hình 3.5: Các phương tiện vận chuyển hàng hóa QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN: Từ những ngày mới thành lập đến nay công ty đã có một quá trình phát triển bền vững và lâu dài, ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường cũng như đối với các đối tác. Những ngày đầu với những khó khăn về kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật công ty đã dần vượt qua trở ngại vươn mình phát triển để có một công ty Anh Huy như hiện tại với sự phát triển vượt bật từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến kinh nghiệm kinh doanh ngày càng được nâng cao. Phát triển đầu tư khởi đầu công ty thương mại đến nay Anh Huy đã trở thành công ty đa ngành nghề đa lĩnh vực với hai mũi nhọn là thương mại và dịch vụ. Phương hướng kinh doanh của công ty: Ngành kinh doanh chủ lực: kinh doanh thương mại và dịch vụ Ngành hàng khác: khai thác phát triển dịch vụ vận tải, cho thuê kho ngoại quan, thủ tục hải quan. Mở rộng đầu tư khai thác thị trường. Tiếp tục khai thác các ngành hàng chủ lực. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phương tiện kỹ thuật kho bãi. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA C ÔNG TY: Chức năng: Công ty cổ phần Anh Huy là một công ty Thương Mại – Dịch Vụ Ngành nghề kinh doanh: quản lý, khai thác kinh doanh, dịch vụ vận tải, cho thuê kho ngoại quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư các ngành nghề khác theo định hướng chiến lược của công ty và tập đoàn. Nhà phân phối sản phẩm máy lạnh TOSHIBA, các mặt hàng điện lạnh thương hiệu Indiset, điện gia dụng Kenwood. Công ty có: Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Tài khoản được mở tại ngân hàng Agribank, Đại Á, Eximbank Việt Nam. Vốn điều lệ đúng quy định. Tài sản cố định gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà kho, các phương tiện vận chuyển (xe tải thùng, xe đầu kéo, container…), các máy móc thiết bị…. Điều lệ tổ chức và hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật Bộ máy quản lý và điều hành công ty. Nhiệm vụ: Đối với nhà nước: Chấp hành đúng luật pháp và các chính sách quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo quy định như: nộp các khoản thuế đúng và đủ (thu nhập doanh nghiệp, thuế XNK, thuế môn bài…) Thực hiện đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Xây dựng các tổ chức Công Đoàn… Đối với CBCNV: Thực hiện đúng các thủ tục pháp lý như: hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động… Tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm cho CB - CNV như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Thanh toán các khoản lương thưởng đúng theo hợp đồng Có trách nhiệm trong công tác bảo hộ lao động. Đối với đối tác: Thực hiện đúng quy định những hợp đồng kinh doanh đã kí kết. Có trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng. Tạo dựng lòng tin tuyệt đối với đối tác. Quyền hạn: Công ty được hoàn toàn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế theo quy định nhà nước. Tự do phân bổ cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định nội bộ công ty. Có quyền bổ nhiệm CB-CNV theo từng chức vụ hợp lý của công ty. Công ty hạch toán độc lập, đảm bảo đầy đủ nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế, tự cân đối, tự trang trãi, lấy thu bù chi để hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Được quyền phân chia lợi nhuận theo quy định công ty sau khi đã hoàn thành các khoản có nghĩa vụ nộp nhà nước. Thu nhập và các khoản phải trả hoặc trích thưởng cho CB-CNV trong công ty được trả phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh nhưng phải phù hợp theo mức lương quy định. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI: Phạm vi hoạt động: Công ty hoạt động trên toàn quốc. Phát triển dần sang thị trường thế giới trong thời gian tới. Điều kiện kinh tế xã hội: Cơ sở vật chất kĩ thuật: Trụ sở chính đặt tại số: 271/7B_An Dương Vương_P.3_Q.5_TP.HCM. Trụ sở công ty Anh Huy: Ấp Bình Thắng _ Xã Bình Thắng _ Huyện Dĩ An _ Tỉnh Bình Dương. Cơ sở vật chất công ty bao gồm: kho chứa hàng, các phương tiện vận chuyển, hàng hóa, các thiết bị kĩ thuật. Diện tích công ty: khoảng 27.000m2 với hệ thống khoảng 12 kho chứa hàng. Hiện tại cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị máy móc, hệ thống thông tin của công ty đã được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc, toàn bộ hệ thống thông tin của công ty đã được kết nối internet. Bên cạnh đó, công ty đã trang bị các phương tiện vận chuyển hiện đại để phục vụ tốt nhất trong công việc. Hình thức sở hữu vốn: Nguồn vốn của công ty được hình thành từ các thành viên công ty góp vốn. Với số vốn điều lệ khoảng 100 tỷ đồng. Tình hình lao động: Tổng số nhân sự của riêng phòng kho vận tại công ty có 53 nhân viên, và được phân bổ như sau: Trưởng phòng kho vận: 1 người Đội trưởng đội xe: 1 người Đội trưởng đội kho: 1 người Đội trưởng đội garage: 1người Thủ kho: 2 người Tài xế: 9 người Nhân viên thống kê: 2 người Nhân viên bảo duõng xe: 6 người Nhân viên bảo vệ: 5 người Nhân viên phụ xe: 9 người Nhân viên phụ kho: 16 người CƠ CẤU TỔ CHỨC: Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế, năng động, sáng tạo và tâm huyết, công ty Anh Huy luôn vững bước đi lên trong sự nghiệp phát triển của mình. Công ty luôn xem nhân lực là tài nguyên quý giá và giá trị nhất của mình. Do vậy đội ngũ nhân viên của công ty luôn được chắt lọc, được đào tạo nâng cao, bổ sung và thu hút người tài đến với công ty. Mỗi thành viên trong công ty luôn thân ái hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có: Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ, Phó tổng GĐ, hệ thống các phòng ban… Công ty luôn làm việc theo một phong cách hiện đại nên ở mỗi vị trí mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể rõ ràng nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng chịu sự quản lý chung của chủ tịch HĐQT và tổng GĐ công ty. Tổng GĐ là người trực tiếp chịu trách nhiệm chung trong công tác quản lý và phân công trách nhiệm cho từng phòng ban cụ thể. Chủ tịch hội đồng quản trị Sơ đồ bộ máy tổ chức: Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc P. Tổ chức-hành chánh P.Xuất nhập khẩu P. Kế toán P. Kỹ thuật P. Nhân sự P. Kho vận P.Kinhdoanh Tp. Kho vận Đội trưởng đội Garage Đội trưởng đội kho Đội trưởng đội xe Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Chức năng - nhiệm vụ của bộ máy tổ chức: Chủ tịch HĐQT: Là người có số cổ phần cao nhất tại tập đoàn được đại hội đồng cổ đông bầu chọn theo tổng số cổ phần để nắm quyền điều hành quản lý tập đoàn. Có quyền hành cao nhất để đưa ra các chiến lược cũng như kế hoạch hoạt động mang lại lợi nhuận cho công ty. Giám sát toàn diện các hoạt động của công ty. Đánh giá các dự án thông qua chiến lược, kế hoạch của tổng giám đốc công ty. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện các cuộc hợp định kì để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó khăn vướn mắt của công ty. Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty. Do HĐQT bổ nhiệm. Có quyền điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Là người vạch ra đường lối chiến lược kinh doanh cho công ty theo từng giai đoạn cụ thể. Có quyết định chọn lọc, tuyển dụng, tổ chức lao động cho các bộ phận phòng ban một cách hợp lý nhất. Xây dựng và ban hành các quy chế áp dụng trong toàn công ty phù hợp với quy định về quản lý kinh tế - tài chính - lao động xã hội do Nhà nước ban hành. Phó tổng giám đốc: Là người do tổng giám đốc bổ nhiệm để trợ giúp cho tổng giám đốc, và được tổng giám đốc ủy quyền trong một số trường hợp tổng giám đốc vắng mặt hoặc trong một số dự án kinh doanh của công ty. Được quyền điều hành công tác tổ chức, hành chính quản trị của công ty. Theo dõi tình hình lao động, tiền lương cho CB –CNV. Đề xuất, kiến nghị tuyển chọn lao động và các chế độ khen thưởng hoặc kỹ luật. Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của công ty. Ký thay các chứng từ hóa đơn, hợp đồng kinh tế, phiếu thu, phiếu chi trong phạm vi được ủy quyền khi tổng giám đốc đi vắng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao. Phòng hành chính: Là phòng chức năng nằm trong bộ máy tổ chức của công ty. Quản lý hồ sơ CB – CNV, toàn bộ văn thư, hồ sơ công ty. Tham mưu cho BGĐ về công tác tổ chức cán bộ, tư vấn cho các phòng, bộ phận về những vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức khi được yêu cầu. Đánh giá về tổ chức quản lý của công ty, nghiên cứu đề xuất về công tác tổ chức tuyển dụng, đào tạo, xây dựng kế hoạch sử dụng và các chế độ khen thưởng, kỷ luật của CB – CNV trong công ty. Phổ biến các quy định, chính sách của nhà nước, công ty cho các phòng ban, bộ phận… Tổ chức phục vụ các hoạt động của công ty như: hội hợp, tiếp khách, lễ tân… Nhận và lưu trữ công văn đi đến, ký sao công văn, phân phối công văn theo chỉ định của BGĐ. Thực hiện các công việc tổ chức hành chính khác… Phòng kinh doanh: Nắm bắt các thông tin về kinh tế thị trường để có những kế hoạch hợp lý. Phòng kinh doanh sẽ tự đề ra kế hoạch và phương thức thực hiện cụ thể, phân chia sản lượng tiêu thụ và doanh thu mục tiêu mà từng nhân viên phải hoàn thành. Tham mưu cho BGĐ về các kế hoạch mua ban hàng ngày, hàng tháng trong hoạt động kinh doanh theo đúng chỉ tiêu. Tổ chức mua bán trên phạm vi hoạt động của công ty phù hợp với tình hình thực tế của từng doanh nghiệp. Xây dựng và lập kế hoạch khai thác thi trường kinh doanh. Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, tiếp thị khách hàng, các kế hoạch phân phối sản phẩm. Thực hiện tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng về dịch vụ cũng như sản phẩm của công ty. Thực hiện báo giá, xây dựng các chương trình đào tạo và huấn luyện trong công tác marketing của công ty. Kết quả hoạt động của phòng kinh doanh được báo cáo lên ban giám đốc theo từng tháng, báo cáo kinh doanh của kỳ này sẽ là cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu cho kỳ sau. Phòng kỹ thuật: Thực hiện các công tác bảo hành sản phẩm của công ty. Bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin, hoặc các thiết bị máy móc tại công ty. Giám sát chất lượng cũng như mức độ an toàn của sản phẩm… Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm về mặt nhân lực của công ty. Quản lý lực lượng lao động về mặt số lượng cũng như chất lượng. Đề xuất tuyển dụng theo nhu cầu của từng bộ phận cụ thể. Thực hiện các công tác chấm công hàng nagỳ cho CB – CNV. Phòng kế toán: Thực hiện chức năng thu thập, xử lý, tổng hợp phản ánh toàn bộ tình hình tài chính kế toán của công ty theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của công ty. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty, trên cơ sở đó phản ánh đúng sự biến động về nguồn vốn và tài sản của công ty lên BGĐ để kịp thời xử lý. Tham mưu cho BGĐ trong việc quản lý, sử dụng nguồn thu, tài sản, hàng hóa, cơ sở vật chất thuộc công ty, quản lý theo pháp lệnh thống kê kế toán. Phân tích, đánh giá kiểm tra hiệu quả tài chính trong toàn công ty về hiệu quả hoạt động kinh doanh của tháng, quý, năm thực hiện công tác nộp thuế theo luật định. Kiểm tra tính chất hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán để thực hiện thu chi đúng đủ. Phân tích hoạt động kinh tế hàng năm từ đó lập kế hoạch tài chính cho năm sau. Thực hiện đúng và đủ các báo cáo đối với cấp trên để đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Phòng xuất nhập khẩu: Phần lớn chủng loại và số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp tiêu thụ là hàng nhập khẩu, do đó phòng xuất nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng tạo đầu vào về hàng hóa cho toàn doanh nghiệp. Phòng xuất nhập khẩu thực hiện chức năng tổ chức thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu (chủ yếu là hoạt động nhập khẩu) theo kế hoạch và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. Thỏa thuận hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng… Các nhân viên của phòng xuất nhập khẩu được phân công theo chức năng theo ba mảng chính là giao dịch - tìm kiếm đối tác nước ngoài - thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ hải quan. Chịu trách nhiệm về các thủ tục pháp lý hải quan. Kiểm nhận hàng hóa tại cảng. Nhận hàng từ các công ty phân phối. Phòng kho vận: Kho là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doannh diễn ra thuận lợi và đáp ứng nhu cầu tồn trữ hàng hóa và vật tư để cung cấp cho quá trình hoạt động của công ty. Tồn trữ hàng hóa. Quản lý các hoạt động nhập – xuất hàng hóa trong công ty. Thực hiện các công tác kiểm kê định kì về hàng hóa và nguyên vật liệu để báo cáo cho phòng kinh để có kế hoạch đề xuất đặt hàng hợp lý. Tồn trữ hàng hóa và nguyên vật liệu cung ứng cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện xuất, nhập kho theo nhu cầu của các phòng ban theo lệnh. Thực hiện công tác vận chuyển hàng hóa theo lệnh. Sơ đồ tổ chức cụ thể tại phòng kho vận: Trưởng phòng kho vận Đội trưởng đội Garage Tổ trưởng đội bảo vệ Đội trưởng đội xe Đội trưởng đội kho Thủ kho hàng hóa Thủ kho vật tư Nhân viên Tổ trưởng xe tải Tổ trưởng xe đầu kéo Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức tại phòng kho vận Nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân: Trưởng phòng kho vận: Quản lý, điều hành các hoạt động xuất nhập hàng hóa và công tác vận chuyển. Giám sát, đưa ra kiến nghị, đề xuất phân công công việc cho từng bộ phận. Nắm bắt thông tin nguyện vọng đề xuất của cấp dưới. Thực hiện kí, xét duyệt các chứng từ hay giấy tờ trong phạm vi quyền hạn. Quản lý xem xét các đơn từ: đơn xin nghỉ phép, nghỉ việc, một số giấy tờ khác. Đội trưởng đội xe: Điều hành công tác vận chuyển của đội xe. Xem xát và đề xuất các yêu cầu hợp lý từ cấp dưới. Nắm bắt chính xác về công tác vận chuyển giao nhận hàng hóa để phân công hợp lý. Kiểm tra thường xuyên công tác của nhân viên. Đội trưởng đội kho: Kiểm tra các khâu nhập xuất hàng hóa tại kho. Chỉ đạo nhân viên dưới quyền cách thức, nguyên tắc nhập xuất hàng hóa. Xem xét và đề xuất các phương tiện,máy móc thiết bị hổ trợ trong công tác kho. Nhận và lưu trữ các lệnh xuất nhập hàng hóa. Lưu trữ các hóa đơn chứng từ liên quan. Phân công công việc cho cấp dưới. Đội trưởng đội Garage: Kiểm tra các phương tiện vận chuyển và máy móc thiét bị hư hỏng. Đề xuất các giải pháp bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị… Lưu trữ các chứng từ liên quan. Xem xét kiểm tra các đề xuất yêu cầu hợp lý trong công tác bảo dưỡng. Các thủ kho ( vật tư, hàng hóa) : Trực tiếp kiểm tra công tác nhập kho theo yêu cầu cấp trên. Thống kê kiểm tồn để báo cáo. Phân công nhân viên dưới quyền sắp xếp hàng hóa tại kho. Kiểm tra chất lượng cũng như số lượng hàng hóa nhập xuất kho. Hướng dẫn công việc hợp lý cho nhan viên dưới quyền. Đề xuất các công cụ dụng cụ cần thiết. Tổ trưởng các tổ xe( đầu kéo, xe tải) : Nắm bắt các thông tin về điều hành trong công các vận chuyển. Kiểm tra thường xuyên các phương tiện vận chuyển. Đề xuất các giải pháp sửa chữa hay mua mới các phương tiện vận chuyển. Sắp xếp thời gian công tác hợp lý cho toàn tổ. Phân công công tác hợp lý công bằng. Hướng dẫn cấp dưới các nghiệp vụ cần thiết cho công tác. Kiểm tra quá trình vận chuyển giao nhận hạng hóa của từng thành viên. Nhân viên: Thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tham gia các chương trình huấn luyện đào tạo tại công ty. Chấp hành nghiêm túc các quy định của công ty. Tham gia đóng ý kiến hợp lý cho công viêc của công ty. Đề xuất các giải pháp, hay yêu cầu thích hợp để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP ANH HUY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG: Thực trạng: Thống kê tài chính từ năm 2008 – 2010: (đơn vị tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 Doanh thu 470,14 620,10 775,49 Tổng chi phí 376,75 477,96 634,54 Lợi nhuận TT 93,75 142,14 140,95 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2008 - 2010 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu diễn tình hình tài chính tại công ty Nhận xét: Qua báo cáo doanh thu từ năm 2008 đến 2010 ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả nên doanh thu luôn tăng qua từng năm điều đó khẳng định rằng công ty có hướng đi và chiến lược kinh đúng đắn trong nền kinh tế đang hội nhập như nước ta hiện nay, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Mặc dù doanh thu tăng nhưng bên cạnh đó chi phí cũng có mức tăng không kém điều đó đánh giá rằng việc tiết kiệm chi phí, cũng như công tác quản trị tồn kho chưa thật sự hiệu quả nên làm giảm đi lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thấy rõ hơn về số lượng tồn kho cũng như công tác quản lý tồn kho thông qua tình hình nhập xuất tồn dưới đây. Tình hình nhập_xuất_tồn tại công ty các năm 2008-2010(đơn vị: bộ). Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng nhập 70.000 80.000 90.000 Tổng xuất 57.340 68.110 78.250 Tổng tồn kho 12.660 11.890 11.750 Bảng 4.2: Tình hình nhập – xuất – tồn tại công ty từ năm 2008 - 2010 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu diễn tình hình nhập- xuất- tồn kho năm 2008 - 201

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tồn kho tại công ty CP Anh Huy.doc
Tài liệu liên quan