Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 2

1. Khái niệm và phân loại các báo cáo tài chính 2

2. vai trò vị trí của báo cáo tài chính đối với công tác quản lý doanh nghiệp 3

3. nguyên tắc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp 5

4. Quy định chung về nơi và thời hạn nộp báo cáo tài chính. 6

5. Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 7

5.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 7

5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) 9

5.3. Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT KINH DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13

1. Trình bày thông tin tài sản cố định trên báo cáo tài chính 13

2. Tiếp tục hoàn thiện bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 15

3. Thay đổi một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) 16

4. Hoàn thiện mục 5 trong thuyết minh báo cáo tài chính 18

5. Một số vấn đề về quản lý vĩ mô của nhà nước đối với báo cáo tài chính

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 20

 

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,tăng lợi nhận của doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò, vị trí của báo cáo tài chính,Nhà nước qui định chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chính về tính đúng đắn,trung thực của báo cáo tài chính. Do vậy, việc tuân thủ chế độ báo cáo tài chính là yêu cầu cơ bản trong công tác chỉ đạo tổ chức công tác kế toán ở doanh nghệp. Việc lập và nộp báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin,phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Hơn nữa, hệ thống báo cáo tài chính chỉ có ý nghĩa trong quản lý kinh doanh, khi nó đảm bảo đầy đủ ba yêu cầu ; trung thực, đầy đủ và kịp thời. 3. nguyên tắc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp Để đáp ứng những yêu cầu và mục đích của hệ thống báo cáo tài chính trong quản lý doanh nghiệp,khi lập các báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ và quán triệt những nguyên tắc sau đây : Nguyên tắc xác thực. Nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính phải chính xác,phản ánh đúng thực trạng của các quá trình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phản ánh một cách hợp lý và sát thực với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy, trước khi lập báo cáo tài chính kế toán cần phải phản ánh đầy đủ. Chính xác các dịch vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán,thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán tr ước khi khoá sổ kế toán. Thực hiện đối chiếu số liệu ở các sổ kế toán tổng hợp với số liệu của các sổ kế toán chi tiết;đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế kiển kê. Có như vậy, mới đảm bảo số liệu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là xác thực. Nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin phản ánh trên tất cả những báo cáo tài chính phải đảm bảo sự thống nhấ. Số liệu trên các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp không thể mâu thuãn nhau và cũng không thể chồng chéo nhau. Các số liệu được lập trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao giờ cũng mang tính logic, việclập báo cáo tài chính bao giờ cũng tuân theo một trình tự nhất định. Nguyên tắc thống nhất trong việc lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn được biểu hiện ở chỗ : -Các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế. - Các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính toán -Các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính. Nguyên tắc thống nhất trong việc lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở phương pháp kế toán mà doanh nghiệp sử dụng phải nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, giữa năm này sang năm khác. Nguyên tắc này phải được quán triệt sâu sắc mới có thể đảm bảo được những tài liệu trên cácbáo cáo tài chính so sánh được giữa kỳ này với kỳ khác. Qua đó, mới phân tích, đánh giá sự biến động (tăng, giảm) các chỉ tiêu giữa các kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định được hệ thống các biện pháp thích hợp cho các quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo dưọc tốt hơn. Các nguyên tắc trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, nhằm tạo ra những tài liệu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ ba yêu cầu cơ bản của thông tin : đầy đủ,chính xác và kịp thời. 4. Quy định chung về nơi và thời hạn nộp báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quí (cuối tháng thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài chính quí đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính niên độ kế toán đó. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định về thời gian nộp báo cáo tài chính Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý (đối với báo cáo quý) và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm (đối với báo cáo năm). Đối với tổng công ty thời hạn lập và nộp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý (đối với baó cáo quý) và 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm (đối với báo cáo năm). Số T T Loại hình doanh nghiệp Thời hạn lập báo cáo Nơi gửi báo cáo Cơ quan Tài Chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống Kê Cơ quan Cấp trên Cơ quan Đăng ký kinh doanh 1 Doanh nghiệp Nhà Nước Quý, năm X X X X X 2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm X X X X 3 Các loại hình doanh nghiệp khác Năm X X 5. Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính thống nhất bắt buộc bao gồm 3 báo cáo : Bảng cân đối kế toán ; kết quả hoạt động kinh doanh ; và thuyết minh báo cáo tài chính, còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không bắt buộc nhưng nó được khuyến khích lập. 5.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) * Khái niệm và ý nghĩa của BCĐKT Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành taì sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toán bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp * Kết cấu của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tài thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn * Phần nguồn vốn. Phản ảnh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lí và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ảnh theo 3 cột. Mã số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm). * Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán -Cơ sở số liệu: Khi lập bảng CĐKT cần căn cứ vào. Bảng cân đối kế toán ngày 31./12năm trước. Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán. - Phương pháp lập Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở số cuối kỳ trong bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước đề ghi theo các chỉ tiêu tương ứng. Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ của các TK trong các sổ kế toán để ghi theo nguyên tắc kế toán quy định. 5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) * Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động bất thường tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước vì các khoản thuế phải nộp, tình hình về thuế giá trị gia tăng. * Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần chính. Phần I: Lãi, lỗ phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu trong đó có số liệu các kỳ trước, kỳ này và luỹ kế từ đầu năm. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh các khoản thuế phải nộp ngân sách trong đó có số phải nộp đầu kỳ, số phải nộp phát sinh trong kỳ; số đã nộp trong kỳ; số còn phải nộp cuối kỳ; số luỹ kế từ đầu năm. Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; thuế giá trị gia tăng được hoàn lại; thuế giá trị gia tăng được giảm; thuế giá trị gia tăng được giảm thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa. * Cơ sở số liệu và phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Cơ sở số liệu: Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước Số phát sinh trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và TK133,333. - Phương pháp lập. Phần I :Lỗ/ Lãi Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 5 “luỹ kế từ đầu năm “ được căn cứ vào số liệu ở cột 5 ‘luỹ kế từ đầu năm ‘ của báo cáo kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 “kỳ này” của báo cáo kỳ này,kết quả tìm được ghi vào cột 5 ở từng chỉ tiêu tương ứng. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Kỳ này “.Căn cứ vào số liệu phát sinh trong kỳ ở tài khoản liên quan và tính toán từ chúng. Còn cột 3 “Kỳ trước” lấy ở báo cáo kỳ trước với số liệu tương ứng. Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cột “ chỉ tiêu” để ghi danh mục các khoản phải nộp nhà nước theo qui định Cột “ Số còn phải nộp kỳ trước” phản ánh tổng số tiền phải nộp cho kỳ trước, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang. Cột “Số phải nộp kỳ này “ phản ánh tổng số tiền phải nộp, theo từng khoản,phát sinh trong kỳ báo cáo ; số liệu để ghi vào cột này là luỹ kế số phát sinh có tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”. Cột “ Số đã nộp trong kỳ này” phản ánh tổng số tiền đã nộp, theo từng khoản phải nộp, trong kỳ báo cáo gồm cả số nộp cho kỳ trước chuyển sang. Cột “Số còn phải nộp đến cuối kỳ này” phản ánh số thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu cột này bằng số liệu cột “Số còn phải nộp kỳ trước” cộng (+) số liệu cột “số phải nộp kỳ này” trừ (-) số liệu cột “số đã nộp trong kỳ này “ Phần III Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại,thuế GTGT được miễn giảm Nội dung các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGTđược khấu trừ, đã khấu trừ ; số thuế GTGTđược hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại ; số thuế GTGTđược miễn giảm và còn được miễn giảm. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm “được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm “ của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 “kỳ này” của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp. 5.3. Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) * Khái niệm và ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ và chi tiết được. * Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nội dung một số chế dộ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn gốn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp * Cơ sở số liệu và phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính. - Cơ sở số liệu. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong các sổ kế toán kỳ báo cáo. Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo - mẫu B 01 - DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu B 02 - DN) Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước (mẫu B 09 - DN) - Phương pháp chung Phần trình bầy bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. Đối với các báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tài doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng, lí do thay đổi Trong các biến số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo. Cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. Phần II: thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở việt nam hiện nay Sau khi đã nghiên cứu lý luận báo cáo tài chính, đối chiếu với thực trạng báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở việt nam hiện nay. Từ đó vẽ lên bức tranh tổng quát về hiện thực ra sao ?. cũng như đưa ra quan điểm, ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện nó như thế nào ?. Đó chính là nhiệm vụ của phần này cần luận giải. 1. Trình bày thông tin tài sản cố định trên báo cáo tài chính Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình và vô hình là loại tài sản liên quan tới những khoản đầu tư mang tính chất dài hạn, nếu xem xét đến nguyên tắc “Thận trọng”, lợi ích kinh tế mà tài sản cố định mang lại trong tương lai cũng như thực tế quản lý tài chính,theo chúng tôi cần thiết cho phép các doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá TSCĐ. Việt nam đã cho phép trích lập dự phòng với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (dự phòng giảm giá hàng tồn kho,dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dự phòng nợ phải thu khó đòi) và dự phòng đối với đầu tư dài hạn (dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn). Nếu trong điều kiện chíng sách tài chính cho phép trích lập dự phòng giảm giá tài sản cố định,theo em sẽ tổ chức kế toán tương tự các khoản dự phòng khác,việc tính toán và phản ánh dự phòng giảm giá tài sản cố định có thể được tổ chức như sau: *. Tính toán khoản giảm giá TSCĐ có thể xảy ra :có thể vận dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 “Tổn thất tài sản” phù hợp với điều kiện việt nam: Giảm giá TSCĐ là khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản cố định cao hơn giá trị có thể thu hồi của TSCĐ. Khác với hàng tồn kho,TSCĐ được đầu tư mua sắm với mục đích chủ yếu là sử dụng lâu dài,cho nên giá trị có thể thu hồi được xác định là giá trị cao hơn giữa giá thuần có thể bán tài sản cố định và giá sử dụng của TSCĐ đó tại thời điểm tính toán. Giá trị sử dụng của TSCĐ là giá trị hiện tại của các dòng tiền thuần ước tính thu được trong tương lai phat sinh từ việc sử dụng tài sản và việc thanh lý tài sản khi hết thời gian sử dụng. Việc tính toán đó hoàn toàn có thể thực hiện được,bởi vì trước khi xem xét mua sắm một tài sản cố định mới,doanh nghiệp phải xem xét lựa chọn phương án mua sắm tài sản cố định (phương án đầu tư dài hạn) tối ưu nhất.Trong phương đó đã giải trình ước tính dòng tiền thu của từng năm trong tương lai,và như vậy ở cuối mỗi niên độ,kế toán có thể tính toán dòng tiền thu từ đó đến năm đầu tư cuối cùng của tài sản đó về giá trị hiện tại của niên độ đó. *. Về mặt kế toán,cần phải: _Tổ chức thêm tài khoản:TK “Dự phòng giảm giá TSCĐ “(TK219). _Trình tự ghi chép : vào cuối mỗi niên độ kế toán. + Hoàn nhập dự phòng giảm giá TSCĐ Nợ TK “Dự phòng giảm giá TSCĐ” Có TK thu nhập +Tính toán khoản giảm giá TSCĐ dự kiến của niên độ sau và ghi sổ theo định khoản: Nợ TK ‘chi phí” Có TK “Dự phòng giảm giá TSCĐ” Như vậy,việc trích lập dự phòng giảm giá TSCĐ được phục vụ cho mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Ví dụ : Chỉ tiêu “TSCĐ hữu hình”=Nguyên giá TSCĐ hữu hình – Hao mòn luỹ kế TSCĐ - Khoản dự phòng giảm giá TSCĐ hữu hình. Rõ ràng, thông tin này rất hữu ích đối với người sử dụng thông tin… Vì vậy, về cả lý luận và thực tiễn đều đòi hỏi sớm có chính sách tài chính cho phép các doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá TSCĐ. 2. Tiếp tục hoàn thiện bảng cân đối kế toán (BCĐKT) Trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp và những người quan tâm. Tuy nhiên, để các thông tin trên bảng cân đối kế toán phản ảnh được trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp, theo em thời gian tới nhà nước cần có một số sửa đổi sau để tiếp tục hoàn thiện bảng cân đối kế toán. 2.1. Về doanh thu nhân trước Theo thông tư 10/TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ tài chính số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước - mã số 314 “thuộc khoản mục Nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán bao gồm số dư có chi tiết TK131 “phải thu của khách hàng” theo từng khách hàng và số dư có TK 3387 “ Doanh thu nhận trước” trên sổ cái. Trong khi đó doanh thu nhận trước có thể là khoản phải trả dài hạn khi khách hàng trả trước cho nhiều niên độ, khi đó sử dụng khoản mục nợ ngắn hạn để tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ không chính xác. Vì thế nên ghi cụ thể trong chỉ tiêu “người mua trả tiền trước - mã số 314” thì phần doanh thu nhận trước là bao nhiêu và loại phần này ra khỏi nợ ngắn hạn khi phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2.2. Về chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp và chi sự nghiệp Việc trình bày chỉ tiêu chi sự nghiệp bên phần tài sản là chưa hợp lý vì chi sự nghiệp không thoả mãn tiêu chuẩn của một tài sản lưu động. Bên cạnh đó chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp nằm ở khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu lại phản ảnh nguyên vẹn số tiền do cấp trên cấp cho đến khi quyết toán được duyệt mới được phép xoá bỏ, mặc dù trên thực tế có thể đã sử dụng nguồn này để chi tiêu rồi. Vì thế, tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ bị ghi tăng lên làm cho các thông tin cung cấp bởi các tài chính sẽ không chính xác. Do đó, có thể coi chỉ tiêu chi sự nghiệp (chưa được quyết toán) như một chỉ tiêu điều chỉnh giảm chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp và ghi đủ ngay dưới chỉ tiêu này. 2.3. Về chỉ tiêu phải thu khách hàng. Chỉ tiêu này được dùng để tính toán hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, khi bán hàng trả chậm hay trả góp với thời hạn tín dụng trên một năm thì khoản phải thu này không được xem là tài sản dùng để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn được. Vì thế chỉ tiêu này nên loại ra khỏi khoản mục các khoản phải thu khi tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và ghi rõ ở phần 3.6 Trên thuyết minh báo cáo tài chính để người sử dụng các thông tin tài chính của doanh nghiệp có thể nắm được. 3. Thay đổi một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) Báo cáo “kết quả hoạt động kinh doanh” gồm 3 phần Phần I: Lỗ, lãi Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước phần III: Thuế GTGT khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và hàng bán nội địa. Trong chuyên đề này em xin nêu một số ý kiến trao đổi xoay quanh Phần I: Lỗ, lãi nhằm hoàn thiện hơn nữa báo cáo “kết quả hoạt động kinh doanh” Thứ nhất: Trong phần “Các khoản giảm trừ” (mã số 03) có các khoản “giảm giá hàng bán”. “hàng bán bị trả lại” và thế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu phải nộp” Theo em ở mã số 03 này không nên có khoản “thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu phải nộp”, bởi vì mục đích của việc phản ảnh Các khoản này (nếu có) ra khỏi tổng doanh thu, từ đó có được chỉ tiêu “Doanh thu thuần phải được hiểu là tổng doanh thu thực tế. Còn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu là khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện với nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá - khoản này cần được thể hiện minh bạch thành một chỉ tiêu riêng ở một mã số độc lập. Thứ hai: Chỉ tiêu “Giá vốn háng bán” (mã số 11) theo chúng tôi cần đổi tên thành “giá vốn hàng xuất để bán”. Bởi vì nội dung của chỉ tiêu này chính là giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ được đưa bán (nếu là doanh nghiệp sản xuất) hoặc trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất để bán (nếu là doanh nghiệp thương mại) chứ chưa phải là giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán phải bao gồm toàn bộ trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ bao gồm, trị giá vốn hàng xuất để bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào số hàng đã bán. Đây chính là nội dung của chỉ tiêu “ Giá thành toàn bộ” của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ theo điều 25, Nghị định 59/CP Thứ ba: Về chỉ tiêu “Lợi tức gộp” (mã số 20). Theo em chỉ tiêu này chưa thể gọi là “lợi tức” được dù đó là lợi tức “gộp” bởi vì nội dung chỉ tiêu này mới chỉ là hiệu số giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng xuất khẩu để bán. Em cho rằng chỉ tiêu này chưa thể hiện kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng vì trong đó còn gồm có cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bởi thế chưa thể gọi là “lợi tức” được. Thứ tư: Theo nội dung của điều 25 nghị định 59/CP và thông tư 76 T C/TCDN ngày 15/11/1996 thì chỉ tiêu giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ gồm: Zsx chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ. Cho nên Ztb là một chỉ tiêu cần thiết được thể hiện rõ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì nó là căn cứ để xác đinhhj kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh Theo nội dung của thông tư 70TC/TCDN ngày 5/11/1996 thì lợi tức hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá bán, dịch vụ trừ đi Ztb và thuế tiêu thụ ở đây một lần nữa khẳng định bằng chỉ tiêu “thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu phải nộp”. Cần được tách thành một chỉ tiêu độc lập mà không nằm trong “các khoản giảm trừ”. Thứ năm: Tên gọi của báo cáo là “kết quả hoạt động kinh doanh” trong khi đó nội dung của phần I: “lãi, lỗ lại tách ra các chỉ tiêu “lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh” (mã số 30). “Lợi tức hoạt động tài chính” (mã số 40); “Lợi tức bất thường” (mã số 50): Như vậy tên gọi của báo cáo này chưa bao chùm hết nội dung chứa đựng trong nó. Bởi vậy, tôi kiến nghị đổi tên báo cáo này thành báo cáo “kết quả hoạt động của doanh nghiệp” vì hoạt động của doanh nghiệp gồm có hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (hoạt động tài chính hoạt động bất thường). Mặt khác, để tránh việc sử dụng hai cách gọi của “lãi, lỗ” “Lợi tức” của cùng một đối tượng, chúng tôi cho rằng phần I của báo cáo này nên mang tên “kết quả” và đưa thêm mã số 33 “thuế về hoạt động tài chính” cũng có thể phải tính thuế và như vậy chỉ tiêu “Lợi tức hoạt động tài chính” (mã số 40) phải tính bằng mã số 31 trừ (-). mã số 32 và mã số 33. 4. Hoàn thiện mục 5 trong thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài tính cuả doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Do vậy, theo tôi Mục 5 “Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp” trong mẫu B 09 - DN cần sửa đổi và bổ sung một số chỉ tiêu sau nhằm giải thích thêm tình hình và thực trạng tài chính doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Â Hế số thanh toán tổng quát. Tổng tài sản/ tổng nợ phải trả (đơn vị tính: lần). Chỉ tiêu này nhằm phản ảnh một đồng vay nợ thì có mấy đồng tài sản đảm bảo. Â Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn (đơn vị tính: lần). Chỉ tiêu naỳ nhằm phản ảnh khả năng thanh toán tạm thời của các khoản nợ ngắn hạn. Â Hế số thanh toán nhanh. (Tiền + tương đương tiền)/ Nợ ngắn hạn (đơn vị tính: lần) chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Â Hệ số thanh toán nợ dài hạn Giá trị còn lại tài sản cố định (hình thành từ vốn vay)/ Nợ dài hạn (đơn vị tính: lần). Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán nợ dài hạn được thu hồi trừ khấu hao TSCĐ hình thành bằng vốn vay. Â Hệ số thanh toán lãi vay. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả (đơn vị tính: lần). Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán lãi vay và hiệu quả sử dụng vốn vay. Â Kỳ thu tiền trung bình. (số dư bình quân các khoản phải thu x 360)/Tổng số tiền khác phải thanh toán (đơn vị tính: ngày). Â Vòng quay hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán /hàng tồn kho bình quân (đơn vị tính: lần). Â Vòng quay tổng vốn: Tổng doanh thu (thuần)/ Tổng vốn kinh doanh bình quân (đơn vị tính: lần). Â Bố trí cơ cấu tài sản TSCĐ /Tổng tài sản (%) TSCĐ/ Tổng tài sản (%) Â Cơ cấu nguồn vốn Tổng nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn (%) Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn (%) Â Doanh lợi doanh thu: Lợi nhuận trước thuế /Tổng doanh thu (thuần) (đơn vị tính: %). Â Doanh lợi tổng vốn. Lợi nhuận trước thuế/ Tổng vốn kinh doanh bình quân (đơn vị tính: %) Â Doanh lợi vốn chủ sở hữu (đơn vị tính: %) Ta thấy 5 chỉ tiêu đầu phản ảnh khả năng thanh toán; 2 chỉ tiêu tiếp phản ánh. Sự bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn và 3 chỉ tiêu tiếp nữa phản ảnh tình hình hoạt động còn 3 chỉ tiêu cuối cùng nói lên hệ số sinh lời của doanh nghiệp. 5. Một số vấn đề về quản lý vĩ mô của nhà nước đối với báo cáo tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 5.1. Công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp. ở nước ta, đến nay việc công khai báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn rất mới. Chỉ có hai lĩnh vực là DNNN và doanh nghiệp ngân hàng đã có một số chế định pháp luật đề cập đến những lĩnh vực khác hầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74574.DOC