Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán chỉ chiếm 6,02% giá trị khoản phải thu nên tuy khoản mục này giảm gần một nửa trong năm 2008 nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến biến động khoản phải thu. Ngoài ra khoản phải thu không có khả năng thu hồi do công ty báo cáo tăng 1.452,76%, công ty đã lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi này nhưng con số này cũng tác động rất ít đến sự thay đổi của khoản phải thu vì dự phòng phải thu khó đòi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên khoản dự phòng tăng vọt cho thấy công ty kiểm soát chưa tốt những thông tin về khách hàng như khả năng quản lí nợ và khả năng thanh toán của khách hàng nên không có biện pháp can thiệp kịp thời, thắt chặt tín dụng đối với khách hàng thanh toán chậm do đó khoản nợ khó đòi tăng vọt lên. Tổng hợp những khoản mục con trên đặc biệt là sự gia tăng nhảy vọt phải thu khách hàng làm khoản phải thu của công ty tăng mạnh.
Sang năm 2009 khoản phải thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2008. Trong đó, phải thu khách hàng vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn (87,26%) và có ảnh hưởng cao đối với khoản phải thu. Tuy nhiên trong năm này phải thu khách hàng không có biến động đáng kể và chỉ giảm nhẹ do một số khách hàng năm 2008 đã thanh toán cho công ty. Cho nên sự biến động của khoản phải thu chủ yếu là do: sự gia tăng của khoản phải thu khác và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
Trong năm qua không phát sinh công nợ phải thu khó đòi. Có được những điều trên là do rút kinh nghiệm từ các năm trước, thay vì tập trung cung cấp hàng hóa cho một số khách hàng lớn thì trong năm qua đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, và chú trọng hơn công tác tìm hiểu thông tin bạn hàng trước khi ký hợp đồng. Kiểm soát chặt chẽ hơn khi thực hiện những hợp đồng bán chịu và duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với những khách hàng truyền thống có uy tín, trả nợ đúng hạn. Trong năm công ty vẫn nhận đơn đặt hàng nhưng do kiểm soát tốt hơn bán chịu nên dù có tăng đơn đặt hàng của những bạn hàng mới nhưng không tăng ồ ạt như năm 2008 do đó dư nợ bán chịu cũng giảm xuống. Bên cạnh đó Công ty thực hiện xóa hoàn toàn nợ phải thu khó đòi làm cho giá trị các khoản phải thu tăng lên một lượng đáng kể, kết hợp với đó là sự gia tăng khá lớn của các khoản phải thu khác mà cụ thể là sự gia tăng của Dư nợ TK phải trả phải nộp khác (ghi nợ TK 338 lãi vay vốn hỗ trợ khó khăn và lãi cổ phiếu đã trả ).
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc quản lý cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm trước, thay vì tập trung cung cấp hàng hóa cho một số khách hàng lớn thì trong năm qua đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, và chú trọng hơn công tác tìm hiểu thông tin bạn hàng trước khi ký hợp đồng. Kiểm soát chặt chẽ hơn khi thực hiện những hợp đồng bán chịu và duy trì tốt mối quan hệ làm ăn với những khách hàng truyền thống có uy tín, trả nợ đúng hạn. Trong năm công ty vẫn nhận đơn đặt hàng nhưng do kiểm soát tốt hơn bán chịu nên dù có tăng đơn đặt hàng của những bạn hàng mới nhưng không tăng ồ ạt như năm 2008 do đó dư nợ bán chịu cũng giảm xuống. Bên cạnh đó Công ty thực hiện xóa hoàn toàn nợ phải thu khó đòi làm cho giá trị các khoản phải thu tăng lên một lượng đáng kể, kết hợp với đó là sự gia tăng khá lớn của các khoản phải thu khác mà cụ thể là sự gia tăng của Dư nợ TK phải trả phải nộp khác (ghi nợ TK 338 lãi vay vốn hỗ trợ khó khăn và lãi cổ phiếu đã trả ).
Khoản phải thu khách hàng trong năm không tăng đột biến như năm 2008, tuy vẫn mở rộng thị trường giao dịch với các bạn hàng mới và vẫn tiếp tục duy trì đơn đặt hàng với các mối quan hệ cũ. Nhưng công ty đã có thay đổi trong chính sách tín dụng bán hàng, thay vì tập trung cung cấp hàng cho một số khách hàng lớn như đã thực hiện trong những năm trước thì trong năm qua, đơn vị đã đa dạng hóa khách hàng tiêu thụ để phân tán rủi ro, đơn vị cũng đã áp dụng định mức tiêu thụ của từng khách hàng, tỷ trọng doanh thu mỗi khách hàng trên tổng doanh thu đạt được không vượt quá 10%. Cụ thể, một số khách hàng tiêu thụ chính của đơn vị.
Tên KH
Doanh thu 2009
Tỷ trọng
Cty CP Dệt may 29-3
11.895.821.666
9,19
CTy TNHH Khánh Lên
9.344.918.903
7,22
Cửa hàng kinh doanh vải Thuận Phát
11.041.677.944
8,53
Cty CP Dệt may 10/10
7.672.592.949
5,93
Nhìn chung, khoản mục nợ phải thu của công ty vẫn không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng TS . Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ phải thu của công ty là việc khách hàng trì hoãn công tác thanh toán nợ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nợ của các công ty may mặc, kinh doanh vải … với những đơn đặt hàng có giá trị lớn. Xảy ra tình trạng trì trệ trong thanh toán một phần còn do công tác nghiên cứu, đánh giá khách hàng của công ty. Trước mỗi đơn đặt hàng, công ty đều phải tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng đặc biệt là các khách hàng mới tạo dưng mối quan hệ. Tuy nhiên, công tác này tại công ty chưa được chú ý nhiều dẫn đến tình trạng công ty gặp phải một số khách hàng do khó khăn về tài chính mà trì trệ thanh toán. Tuy nhiên thời hạn nợ của các khoản nợ này thường không vượt quá năm tài chính nên chiếm phần lớn trong nợ phải thu là nợ ngắn hạn; nợ dài hạn, nợ khó đòi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải thu. Bên cạnh đó hoạt động tiêu thụ chính của công ty là bán buôn nên tỷ trọng khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn là điều tất yếu
Sự tăng lên của khoản phải thu thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác tạm thời sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đây là điều không tốt nhưng vì trong năm công ty muốn đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, giảm thiểu tồn kho thành phẩm nên để đánh giá thật chính xác tình trạng tăng mạnh phải thu có hợp lý không thì phải quan tâm mức độ tăng của khoản phải thu so với mức độ tăng của doanh thu. Ta tiến hành phân tích mối tương quan giữa nợ phải thu với doanh thu của công ty qua 3 năm thông qua chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu (bảng 3)
Bảng 3: Phân tích chỉ tiêu số vòng quay phải thu khách hàng
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Doanh thu thuần + thuế GTGT
77.546.148.679
99.638.634.031
133.510.934.613
2. Phải thu khách hàng bình quân
10.564.051.594
15.290.615.164
19.436.611.529
3. Số vòng quay phải thu khách hàng (vòng) ((3)=(1)/(2))
7,34
6,52
6,87
4. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)((4)=360 ngày/(3))
49,04
55,25
52,41
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Qua bảng phân tích số vòng quay khoản phải thu khách hàng của công ty ta nhận thấy theo tình hình kinh doanh thực tế thì một chu kỳ sản xuất – kinh doanh của Công ty kéo dài bình quân là 6 tháng, trong khi đó kỳ thu tiền bình quân thực tế của công ty lại nhỏ (khoảng 56 ngày) chứng tỏ việc quản lý các khoản phải thu của Công ty được thực hiện tương đối tốt, đó là một dấu hiệu khả quan cho thấy những nỗ lực trong công tác quản lý của đơn vị. Trong thời gian tới, bên cạnh việc thúc đẩy tốt hơn nữa quá trình thu hồi nợ,giảm thiểu tình hình bị chiếm dụng vốn thì đơn vị cũng cần xem xét đến vấn đề tài chính của các đối tác để khỏi bị động trong quá trình hoạch định các chính sách cũng như kế hoạch kinh doanh của mình.
Kết luận chung là hầu hết nợ của công ty đều phát sinh từ các hoạt động mang lại nguồn thu chính của công ty. Nợ phát sinh từ những bạn hàng có uy tín, đã có quan hệ làm ăn lâu dài. Tình trạng nợ khó đòi hầu như không xảy ra. Công ty luôn thu hồi được nợ. Do đó việc tồn tại dư nợ phải thu đối với doanh nghiệp là điều tất yếu, bảo đảm tính cạnh tranh, thu hút bạn hàng cũng như đạt được mục tiêu doanh thu, hạn chế tối thiểu tồn kho thành phẩm. Với đặc điểm là doanh nghiệp bán buôn nên tỷ trọng phải thu trong cơ cấu tài sản như trên là hợp lý không quá lớn. Qua các năm tỷ trọng không vượt quá 20% trong cơ cấu tài sản. Do vậy, công ty cũng không nên gia tăng hơn nữa để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi tình hình kinh doanh của đơn vị vẫn còn thiếu vốn, phải sử dụng vốn vay với chi phí lãi vay cao.
Tỷ trọng Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH.Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho trong ba năm biến động không đáng kể. Tăng nhẹ trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009. Trong khi năm 2007 và năm 2008 giá trị này hàng tồn kho dường như không thay đổi thì năm 2009 giá trị HTK giảm đi so với năm 2008 hơn 600 triệu. Nguyên nhân chính là do lượng hàng gửi bán giảm đi đáng kể, giảm đi một lượng là 4.107.711.430 đồng, vì trong năm các khách hàng ở phía bắc và phía nam đã nhận được hàng và đơn vị hạch toán doanh thu, phản ánh giá vốn hàng gửi bán; cùng với đó lượng hàng hóa tồn kho cũng đã giảm bớt một lượng là 686.269.269 đồng do trong năm doanh nghiệp đã xuất bán cho các doanh nghiệp may mặc các loại vải (RO-HK-QH k1,36 ; Kaky 30 k1,73; Chéo CT30*CT30), thêm vào đó hàng tồn kho chậm luân chuyển đã được đơn vị lập dự phòng hơn 300 triệu đồng, đây là lượng vải kate mộc sản xuất trong tháng 01 và 02/2009, theo đơn vị cho biết trong năm 2010 sẽ xuất bán toàn bộ lượng hàng trên cho khách hàng tại TPHCM. Dù vậy giá trị HTK giảm đi không nhiều bởi vì trong năm nguyên vật liệu tồn kho tăng lên hơn 3 tỷ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng, năm 2009 tình hình kinh tế đã dần đi vào ổn định sau tình trạng suy thoái năm 2008, ban lãnh đạo dự đoán giá cả đầu vào của các loại nguyện liệu vật liệu sẽ tăng lên ,đặc biệt nguyên liệu sợi…nên công ty cũng có kế hoạch tích trữ lượng lớn nguyên vật liệu ở thời điểm giá thấp:
Doanh nghiệp dệt may đang đối mặt với khó khăn do giá nguyên liệu tăng.
Theo Bộ Công Thương, giá nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu đầu vào đang tăng mạnh như giá bông tăng 25%, sợi tăng 34%, gỗ nguyên liệu tăng 25%-30%, chất dẻo tăng 43,7%... Nguyên nhân tăng giá là do thị trường thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu cho sản xuất tăng trở lại.
Tiến thoái lưỡng nan
Giá nguyên liệu tăng đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp (DN), trong đó khó khăn nhất hiện nay là các DN dệt may vì đây là ngành phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu lên đến 80% - 90%.
Bông xơ là nguyên liệu tăng giá mạnh nhất. Hiện giá bông thế giới lên đến 1,9 USD/kg, tăng 1,4 USD/kg so với đầu năm và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và chưa có dấu hiệu chững lại khi mới đây, Ấn Độ cấm xuất khẩu bông xơ để bảo vệ ngành dệt may trong nước. Vải nhập cũng tăng giá từ 10% - 20%.
Tính từ đầu năm đến nay, mỗi tháng, sợi đều tăng giá khoảng 10%, trong đó tăng mạnh nhất là sợi visco hiện hơn 2,7 USD/kg, sợi cotton lên 1,6 USD/kg.
Bên cạnh việc tăng giá, các DN dệt may đang rất lo lắng khi các đối tác sản xuất và kinh doanh sợi giao hàng chậm trễ nên càng khan hiếm nguyên liệu hơn khiến DN rất khó chủ động sản xuất... (Nguồn www.giaoduc.edu.vn)
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị; công ty không ngừng tăng sản lượng sản xuất qua các năm dẫn đến chi phí SXKD DD tăng đều qua các năm.
Đặc trưng của nguyên vật liệu sản xuất vải hay sản phẩm vải không thể dự trữ thời gian quá dài làm ảnh hương chất lượng, độ bền cũng như màu sắc vải. Ngoài ra lượng hàng tồn hay tích trữ nguyên vật liệu quá nhiều sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho và ứ đọng vốn. Vậy công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho liệu có hiệu quả. Để đánh giá điều này, ta xem xét giá trị hàng tồn kho trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán thông qua chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho (bảng 4)
Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Giá vốn hàng bán
60,341,983,558
90,681,538,062
109,041,269,680
2. Giá trị HTK bình quân
32,125,075,298
37,054,173,730
36,806,945,941
3. Số vòng quay HTK (vòng) ((3)=(1)/(2))
1.88
2.45
2.96
4. Hệ số quay vòng HTK ((4)=360 ngày/(3))
191.66
147.10
121.52
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Số vòng quay HTK liên tục tăng qua các năm làm cho số ngày 1 vòng quay HTK giảm rõ rệt. Số ngày 1 vòng quay HTK cuối năm 2008 là 147 ngày giảm 57 ngày so với cùng kì năm trước, do giá vốn hàng bán và HTK bình quân đều tăng song mức tăng của giá vốn hàng bán (50,28%) cao hơn nhiều so với mức tăng của HTK bình quân. Tương tự trong năm 2009 số ngày 1 vòng quay HTK là 121 ngày giảm 26 ngày so với cùng kì năm trước, điều này là do HTK giảm trong khi giá vốn hàng bán tăng lên chứng tỏ khả năng hoán đổi tài sản này thành tiền cao hơn các năm trước. Đây là tín hiệu tốt trong việc quản lý hàng tồn kho của công ty, cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty ngày càng tăng.
Nhìn chung cơ cấu hàng tồn kho trong giá trị tài sản qua ba năm luôn dao động ở ngưỡng 33% trong tổng tài sản. Đặc biệt CPSXKD DD và thành phẩm tồn kho chiếm giá trị lớn. Cơ cấu hàng tồn kho trong tổng TS là lớn, không hợp lý nên để tránh tình trạng chôn vốn trong hàng tồn kho , thì công ty nên nghiên cứu lượng tồn nguyên vật liệu đúng mức vừa đảm bảo nguyên liệu để sản xuất liên tục, vừa sử dụng đúng số vốn cần thiết chi phí cho vật liệu đầu vào tránh mua quá nhiều tồn đọng vốn không cần thiết tăng chi phí sử dụng vốn. Trong những năm tới công ty nên giảm lượng tồn kho nguyên liệu và tăng tốc độ tiêu thụ thành phẩm tồn kho để có thể thu hồi vốn nhanh chóng đảm bảo vốn cho chu trình sản xuất tiếp theo, giảm bớt vốn vay trong hoạt động sản xuất.
2.2.2. Phân tích tình hình biến động và tỷ trọng các loại Tài sản dài hạn
Qua bảng 1 ta thấy rõ TSDH của công ty cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tài sản, tương đương với tỷ trọng TSNH. Tuy nhiên giá trị TSDH có xu hướng biến động trái chiều với TSNH. Tương ứng với sự tăng dần về tỷ trọng của TSNH qua các năm là sự giảm dần về tỷ trọng TSDH qua các năm. .
TSDH của công ty bao gồm 2 loại tài sản chính là TSCĐ và Tài sản dài hạn khác. Nhìn vào Bảng 1 và Bảng 2 ta thấy biến động của mỗi loại tài sản này là khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn sự biến động của từng loại và ảnh hưởng của sự biến động đó đến TSDH và tổng TS như thế nào.
Tỷ trọng Tài sản cố định
Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu chuyên sản xuất, gia công và kinh doanh sản phẩm dệt – may các loại và màn tuyn. Cho nên cũng tương tự như các doanh nghiệp sản xuất khác ta thấy được TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Thế nhưng tỷ trọng TSCĐ của công ty lại có xu hướng giảm dần qua các năm và kéo theo sự biến động cùng chiều của TSDH vì TSCĐ có tỷ trọng chiếm gần 99% trong TSDH .
Trong những năm qua tỷ trọng TSCĐ tụt giảm khá nhiều. Điều này là do một số nguyên nhân sau:
- Công ty chỉ đầu tư TSCĐ một lần và ít thay đổi qua các năm. Bởi vì chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ chủ yếu là nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất có thời gian sử dụng lâu dài. Trong những năm đầu hoạt động công ty đã mua sắm với phương châm chọn loại MMTB hiện đại nhằm kéo dài thời gian hao mòn vô hình của MMTB bởi vì mỗi lần thay mới sẽ phải chịu chi phí rất lớn.
- Công ty mới cổ phần hóa chưa được bao lâu tình hình tài chính còn gặp nhiều khó khăn, công ty hiện nay đang thiếu vốn nên chưa chú trọng đầu tư thêm tài sản cố định mới.
Năm 2008 giá trị TSCĐ giảm 6,76% so với năm 2007 bởi vì trong năm cả nguyên giá TSCĐHH và khấu hao đều tăng nhưng mức tăng của nguyên giá thấp hơn mức tăng của khấu hao; nguyên giá TSCĐHH tăng là do một số công trình (hệ thống điện, nhà ăn…) sau khi di dời xây dựng xong đã được quyết toán nên đơn vị hạch toán tăng TSCĐ cùng với đó thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm xuống 0, trong năm công ty cũng sữa chữa bảo trì MMTB nên làm tăng nguyên giá nhưng rất ít. Trong khi đó giá trị khấu hao lại lớn nên làm cho giá trị TSCĐ giảm xuống rõ rệt. Năm 2009 giá trị TSCĐ lại tiếp tục giảm 6,72% so với năm 2008, trong năm nay tuy công ty có tăng nguyên giá nhưng không đáng kể chỉ 0,75 tỷ đồng trong khi phải trích khấu hao TSCĐ 5,03 tỷ đồng. Trong năm 2009 công ty đưa nhà để xe và nhà thay đồ vào sử dụng, đồng thời mua sắm mới một số máy tính để bàn và lắp đặt hệ thống máy fax, điện thoại trang bị cho khối văn phòng phục vụ cho nhu cầu quản lý nên làm tăng nguyên giá TSCĐ. Bên cạnh đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng lên 0,68 tỷ đồng do trong năm đơn vị đầu tư máy đốt lông vải của Nhật nhưng chưa quyết toán dự án nên chưa ghi tăng TSCĐ.
Bên cạnh việc mua mới, năm 2009 công ty đã thanh lý, nhượng bán một số tài sản, thiết bị quản lý đã lạc hậu khi chuyển đổi trụ sở làm việc nên mức tăng TSCĐ của công ty vào năm này là khá thấp.
Nhìn chung giá trị TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, tỷ trọng này giảm qua các năm bởi vì mức đầu tư của công ty vào TSCĐ chưa tương xứng với mức tăng về quy mô doanh nghiệp. Do vậy cơ cấu TSCĐ như trên chưa thật sự hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư nhiều về MMTB hiện đại để đảm bảo tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm, nhằm tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng địa bàn và trên cả nước, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tỷ trọng Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn như: chi phí sửa chữa nâng cấp tài sản cố định (lắp đặt vách ngăn phân xưởng dệt, máy điều hòa, màn hình máy nén khí…)
Tỷ trọng tài sản dài hạn khác có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 tăng hơn 23 lần so với năm 2008, tuy nhiên tỷ trọng của TSDH khác qua các năm vẫn còn thấp.
Nguyên nhân chính dẫn đến khoản mục tài sản dài hạn tăng là do tình hình công ty đã đi dần đi vào ổn định sau khi di dời và sau khi cổ phần hóa, nhất là trong năm 2008 sau khi có thêm phần vốn góp của DATC, do vậy công ty chú trọng công tác sữa chữa, nâng cấp TSCĐ phục vụ nhu cầu quản lí và sản xuất để ngày càng đáp ứng quy mô mở rộng về sản lượng, thị trường tiêu thụ của công ty.
Thêm vào đó, tài sản cố định của công ty hầu hết đã cũ nên phải sửa chữa thường xuyên. Một số tài sản lại cần phải sửa chữa lớn nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khoản mục tài sản dài hạn khác tăng.
Như vậy, nhìn chung trong 3 năm qua quy mô tài sản của doanh nghiệp có những biến động trái chiều nhưng giá trị thay đổi chưa phải là con số lớn, điều đó cho thấy công ty vẫn đang trong quá trình phục hồi, đang ổn định tình hình sản xuất sau những thay đổi lớn ảnh hưởng trực tiếp tới công ty như việc di dời trụ sở hoạt động, việc tái cơ cấu lại công ty (phát hành cổ phần, tăng vốn điều lệ…), giai đoạn này công ty chưa có những bứt phá đáng kể, chưa có những gia tăng về quy mô, phát triển sản xuất vượt trội do vậy tài sản của công ty không tăng thậm chí năm 2009 tài sản bị giảm đi . Trong khi đó nhu cầu về sản phẩm của công ty trên thị trường là rất lớn và không ngừng gia tăng qua các năm, do đó công ty cần quan tâm đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng tài sản của công ty nhằm mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường . Đồng thời, công ty cần quan tâm cơ cấu tài sản như vậy đã hợp lý chưa vì việc tăng tài sản của công ty tập trung chủ yếu ở tài sản ngắn hạn trong đó phần phải thu khách hàng luôn tăng về mức và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Điều này có nghĩa là công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều nên cần phải có biện pháp quản lý công nợ tốt hơn nhằm khắc phục tình trạng này. Hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn gây ứ đọng vốn, và gia tăng những chi phí bảo quản , kho bãi…công ty cần phải nghiên cứu kĩ lượng hàng dự trữ phù hợp nhu cầu tránh lãng phí những khoản chi không cần thiết. Bên cạnh đó, mặc dù công ty có gia tăng về giá trị TSCĐ nhưng mức tăng của nó không cao, việc tăng TSCĐ chỉ dừng ở mức sữa chữa nâng cấp trên những cái đã cũ, chưa có đầu tư chiều sâu về việc thay đổi công nghệ MMTB khiến tỷ trọng của TSCĐ giảm dần trong 2 năm gần đây. Công ty cũng chưa chú trọng đến đầu tư ra bên ngoài để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, ta có thể kết luận rằng, cẩu trúc tài sản của công ty hiện nay là chưa hợp lý. Trong tưong lai, công ty nên gia tăng đầu tư vào tài sản dài hạn, giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn để tạo nên một sự phát triển bền vững. Việc đầu tư vào TSCĐ của công ty hiện nay chưa thực hiện được vì thiếu vốn, do đó công ty có thể suy nghĩ về hình thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động bởi với hình thức này công ty sẽ không gặp khó khăn về vốn mà còn cải thiện được cấu trúc tài sản của công ty.
3. Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại công ty
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Một cấu trúc nguồn vốn tối ưu luôn là bài học khó đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác còn liên quan đến hiệu quả và rộng hơn rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn của công ty, ta đi xem xét tính tự chủ và tính ổn định trong nguồn tài trợ của công ty.
3.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty
Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh năng lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ về tài chính và số liệu của công ty ta có bảng tính các chỉ tiêu phân tích tính tự chủ của công ty.
Bảng 5: Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty giai đoạn 2007-2009
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
A. Nợ phải trả
Đồng
106,476,947,936
110,134,447,057
88,743,723,822
I. Nợ ngắn hạn
Đồng
63,859,158,168
66,026,607,549
50,077,806,567
II. Nợ dài hạn
Đồng
42,617,789,768
44,107,839,508
38,665,917,255
B. Vốn chủ sở hữu
Đồng
5,013,754,027
4,467,800,011
23,857,274,159
Tổng nguồn vốn
Đồng
111,490,701,963
114,602,247,068
112,600,997,981
1. Tỷ suất nợ (=A/Tổng nguồn vốn)
%
95.50
96.10
78.81
- Tỷ suất nợ ngắn hạn
%
57.28
57.61
44.47
- Tỷ suất nợ dài hạn
%
38.23
38.49
34.34
2. Tỷ suất tự tài trợ (=B/tổng nguồn vốn)
%
4.50
3.90
21.19
3. Tỷ suất Nợ/Vốn CSH (=A/B)
Lần
21.24
24.65
3.72
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Bảng phân tích số 5 cho thấy các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ năm 2007- 2008 ít thay đổi nhưng năm 2009 lại thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt. Nguyên nhân sự biến động mạnh các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ năm 2009 là do vốn chủ tăng mạnh và đồng thời nợ vay cũng giảm mạnh.
Năm 2007 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bởi 95,5% từ nguồn vốn vay nợ và 4,5 % là từ nguồn vốn chủ. Như vậy, nợ phải trả gấp hơn 21 lần vốn chủ, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty là rất thấp, vốn sử dụng cho kinh doanh của công ty hầu như là phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là doanh nghiệp mới nhận quyết định và bắt đầu tiến hành cổ phần hóa vào cuối năm 2005 kéo dài qua năm 2006, năm 2007 là năm đầu tiên hoạt động theo mô hình CTCP, phần vốn mà các cổ đông góp chỉ dừng lại ở mức trên 3 tỷ đồng. Do đó, hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn vay. Đến năm 2008, tình hình chẳng mấy thay đổi thậm chí còn theo chiều hướng tệ hơn do năm nay là năm đặc biệt khó khăn, đó là lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào tăng, chi phí tài chính tăng cao, giá cả đầu ra mà thị trường chấp nhận không tăng kịp với tỷ lệ tăng của chi phí đầu vào. Đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy giảm kinh tế, sức mua giảm mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước, và ngành dệt may không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó thậm chí là còn chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng (nhiều doanh nghiệp đình trệ sản xuất, thu hẹp sản xuất, ngừng sản xuất hoặc phá sản). Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay nên trong hoàn cảnh khó khăn chung trên, với chi phí lãi vay tăng chiếm chủ yếu trong giá thành sản phẩm nên doanh nghiệp chưa đủ bù đắp các khoản lãi tài chính cũng như chi phí sản xuất để duy trì hoạt động chứ chưa nói đến việc hoàn trả nợ vay nên tỷ suất nợ tăng cao là không thể tránh khỏi.
Cho nên ta kết luận tính tự chủ trong giai đoạn 2007- 2008 của công ty rất kém, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì hầu hết phụ thuộc từ vốn vay bên ngoài.
Năm 2009 lại là năm có thay đổi đột biến, tính tự chủ của công ty có chiều hướng tăng lên rõ rệt, trong cơ cấu vốn nợ vay giảm giảm đáng kể, vốn chủ đã tăng lên gần 5 lần so với năm 2007, nguyên nhân của vấn đề này được hiểu:
Công ty đã ổn định hoạt động sau thời gian dài chịu sự tác động cả nhân tố bên
trong cũng như môi trường bên ngoài (thay đổi hình thức sở hữu tiến hành cổ phần hóa, chịu tác động của thiên tai cơn bão Xangsen, di dời vào khu công nghiệp Hòa Khánh, chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như lạm phát tăng cao..), do đó công ty đã trả được một phần nợ vay (trả 6 tỷ đồng cho DATC ) làm giảm bớt nợ trong cơ cấu vốn.
Nguyên nhân chính làm tăng vốn chủ là ngày 22/7/2009 đơn vị tiến hành Đại Hội cổ đông bất thường , thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ: số lượng cổ phiếu phát hành thêm 1.648.243 cổ phần, tổng giá trị phát hành 16.482.430.000 đồng. Trong đó, phát hành cho cổ đông hiện hữu : số lượng 351.757 cổ phần, tỷ lệ thực hiện quyền đối với cổ đông hiện hữu là 1:1. Góp vốn bằng tiền mặt. Phát hành cho DATC số lượng 1.248.243 cổ phần. Hình thức góp vốn : chuyển nợ phải trả thành vốn góp. Chính quyết định này đã làm cho vốn chủ tăng hơn 15 tỷ và nợ giảm hơn 12 tỷ. Phát hành cho nhà đầu tư khác 48.243 cổ phần, nhận vốn góp bằng tiền mặt.
Trước khi phát hành cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị / Cá nhân có sở hữu tại DN
Số tiền ( VNĐ)
Tỷ lệ % trong tổng VCSH
Cp bán ưu đãi cho người LĐ trongDN
2.810.406.000
79,9%
Cổ phần bán đấu giá công khai
707.164.000
20,1%
Cộng
3.517.570.000
100%
Như vậy, sau khi phát hành cổ phiếu hoàn thành, vốn điều lệ tăng lên 20 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông như sau
Đơn vị/ Cá nhân có sỡ hữu tại DN
Số tiền (VNĐ)
Tỷ lệ % trong tổng VCSH
Cty mua bán nợ và TS tồn đọng của DN
12.482.430.000
62,41%
Cổ đông hiện hữu
3.517.570.000
17,59%
Các cổ đông khác mua CP theo hình thức thỏa thuận
4.000.000.000
20,00%
Cộng
20.000.000.000
100%
Tóm lại, trong năm 2009 công ty đã tăng vốn chủ nhiều lần, giảm rất lớn giá trị các khoản nợ, cải thiện tính tự chủ rõ rệt. Mặc dù vậy nhưng tỷ suất nợ của công ty qua các năm vẫn ở mức khá cao (thường trên 50%) trong khi đó thì tỷ suất nợ mà ngân hàng đưa ra cho doanh nghiệp đều ở mức từ 50 – 55%, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tối đa là 2 lần (Nguồn: phòng tín dụng ngân hàng VIETCOMBANK). Chính vì lẽ đó mà công ty khó có thể vay thêm được nợ. Thậm chí năm 2007 ngân hàng Đầu tư Hải Vân và ngân hàng Công thương Liên Chiểu đã dừng cho vay, bán nợ của doanh nghiệp cho công ty mua bán nợ DATC, ngân hàng Quân đội hạn chế tín dụng với doanh nghiệp. Qua năm 2008 tình hình khó khăn hơn nên Ngân hàng Ngoại thương cũng có biện pháp thu hẹp giảm dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp.
Từ bảng 5 ta thấy nợ phải trả có sự biến động rất lớn làm thay đổi hoàn toàn bức tranh tài chính của công ty trong năm 2009, vậy để hiểu sâu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn nợ phải trả, ta tiến hành phân tích cơ cấu nợ phải trả của công ty.
Bảng 6: Cơ cấu nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 2007-2009
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch 08/07
Chênh lệch 09/08
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
I. Nợ ngắn hạn
63,859,158,168
66,026,607,549
50,077,806,567
2,167,449,381
3.39
(15,948,800,982)
(24.16)
1. Vay ngắn hạn
40,952,257,883
38,659,749,929
34,583,796,215
(2,292,507,954)
(5.60)
(4,075,953,714)
(10.54)
2. Phải trả người bán
7,088,7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích cấu trúc tài chính.doc