LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CHUNG VÀ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ PHÚ SƠN 3
1. Vị trí địa lý: 3
2. Điều kiện kinh tế - xã hội: 4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 7
NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 7
1. Vị trí vai trò của nông nghịêp - nông thôn đối với nền kinh tế quốc dân: 7
2. Mục tiêu, chiến lợc phát triển nông nghiệp của Đảng và nhà nước ta: 8
A/ Đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi: 9
B/ Đổi mới ngành trồng trọt: 9
C/ Đổi mới cơ cấu ngành chăn nuôi: 9
Mục tiêu: 10
PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở XÃ. 20
I. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở PHÚ SƠN 20
1. Hoạt động của HTX dịch vụ: 20
2. Thực trạng chuyển dịch ( 2002 - 2004): 21
II. NHỮNG TỒN TẠI YẾU KÉM CẦN KHẮC PHỤC. 26
1. Tồn tại: 26
2. Nguyên nhân: 26
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI. 27
IV. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG. 28
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 31
I. GIẢI PHÁP 31
II.MỘT SỐ TÌNH HUỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG CẦN ĐƯỢC SỬ LÝ 38
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 38
1. Đối với HTX dịch vụ nông nghiệp: 39
2. Với các cơ quan chức năng cấp trên: 39
3. Đối với hộ xã viên: 40
Liên hệ của bản thân: 42
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 44
46 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá..." nông nghiệp được coi là mặt trật hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 chỉ rõ: "Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phù hợp với nền kinh tế thị trường, quy vùng sản xuất lúa chất lượng cao để có sản lượng tập trung phục vụ xuất khẩu, nghiên cứu chọn lọc, tiếp thu bộ giống cây, bộ giống con có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích...".
Trong cơ cấu nền kinh tế, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 40% trong nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và thuỷ hải sản chiếm 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược chung đó, từ nghị quyết Đảng bộ huyện Hưng Hà lần thứ 12 và nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ X đã xác định: "Trong năm năm tới và những năm tiếp theo phải lấy công nghiệp hoá nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế toàn diện". Và đưa ra mục tiêu phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp có giá trị sản lượng bình quân năm đạt 40% triệu đồng trên một ha canh tác, thu nhập bình quân đầu người đạt 400 USD trở lên/năm (tăng 2,5 lần so với năm 1990).
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện Hưng Hà nói chung và của xã Phú Sơn (nay là thị trấn Hưng Nhân) nói riêng là một địa phương nghề chính là sản xuất nông nghiệp, song với đặc thù của xã là đất chật, người đông, bình quân diện tích cho một đầu người là 360 m2 đất canh tác, thực hiện mục tiêu 400 USD/1 người là một vấn đề khó khăn. Đòi hỏi phải có những điều kiện để phát triển kinh tế một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực kể cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Đặc biệt đối với nông nghiệp thì việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá để hoà nhập với nền kinh tế thị trường hiện nay là một vấn đề cấp bách.
Với phạm vi nghiên cứu ở một khía cạnh của phát triển kinh tế, tôi thấy rằng phải có một hệ thống đồng bộ những giải pháp kinh tế kỹ thuật, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu hiện nay, nhằm tăng thu nhập của các hộ gia đình nông dân nói riêng và của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Phú Sơn (nay là thị trấn Hưg Nhân) nói chung. Vì trong những năm qua các hộ nông dân ở thị trấn Hưng Nhân đã chú trọng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp thu các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, lấy mục tiêu tăng năng suất cao, hiệu quả kinh tế là trên hết, từ đó năng suất cây trồng các loại đều tăng.
Cây lúa từ 11,5 tấm/ha (2000) lên 13,8 tấn 1 ha (2004).
Ngô, đậu tương, lạc năng suất đều tăng 0,3 - 0,5 tấn/ha.
Bình quân lương thực đầu người từ 520 kg (năm 2000) nay lên 540 kg (tăng 20 kg so với nhiệm kỳ trước).
Bên cạnh việc tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế đồng các cấp cấp Uỷ Đảng tập trung sự lãnh đạo xây dựng đề án, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản. Một số hộ nông dân đã mạnh dạn thí điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất canh tác ngoài đồng do HTX chỉ đạo chuyển sang trồng cây ăn quả. Song hiệu quả của việc chuyển dịch chưa thật sự rõ nét, thu nhập còn thấp, một số hộ nông dân vẫn ở trạng thái thuần nông, chưa phá được thế độc canh để vươn ra sản xuất sản phẩm mang tính chất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bởi vậy Đại hội Đảng bộ xã Phú Sơn nhiệm kỳ (2000 - 2005) đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức kinh tế - xã hội. Trong đó tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ then chốt là giải phát tích cực để thực hiện mục tiêu trên. Nhận thức này là một bước đi thích hợp trước mắt để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của xã Phú Sơn giai đoạn 2005 - 2010.
Mặc dù năng suất cây trồng tăng, năng suất có trình độ thâm canh cao, hệ số sử dụng ruộng đất đã đạt 2,65 lần, song giá trị sản lượng sản phẩm làm ra còn thấp mới đạt 30 - 35 triệu đồng/ha.
Tỷ trọng chăm nuôi trong nông nghiệp mới chiếm 20%. Tuy nhiên hiện nay xã đã xây dựng và thực hiện được 6 cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm, với con số đó còn là con số ít cho nên để mở rộng thêm cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm, đồng thời để phá thế độc canh, từng bước xoá bỏ việc sản xuất tự cấp, tự túc, chuyển dần sang nền sản xuất hàng hoá, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tích luỹ vốn, tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn xã Phú Sơn. Đảng, chính quyền, HTX dịch vụ nông nghiệp của xã phải tiếp tục suy nghĩ tìm ra và thực hiện hàng loạt các giải pháp về nhận thức, về kinh tế kỹ thuật, về lãnh đạo, chỉ đạo mới thực hiện thắng lợi đường nối trên.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu...".
Quán triệt tinh thần đó, thực hiện nghị quyết Đảg bộ tỉnh lần thứ 16 - nghị quyết 04 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp để tạo bước đột phá về kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững. Với việc đó trong những năm qua địa phương đã giành được kết quả tương đối toàn diện kể cả kinh tế đồng ruộng đến kinh tế VAC và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được đưa vào sử dụng, các giống cây trồng mới có năng suất cao như ngô lai, lạc, giống lúa Khang Dân, Khâm Dục, Q5, NĐ1, nếp thơm 87... cac quy trình kỹ thuật chăm sóc cũng được áp dụng rộng rãi như quy trình công nghệ làm mạ non trên nền đất cứng...
Các tác dự tính, dự báo bảo vệ thực vật đã làm tương đối tốt.
Sức lao động trong nông nghiệp đã từng bước được cơ giới hoá như khâu làm đất qua máy móc công cụ, chăn nuôi gia súc gia cầm đã có những tiến chuyển đáng kể như kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi dùng thức ăn công nghiệp.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song thực tế ở địa phương việc chuyển dịch chưa thật vững chắc, hiệu quả chưa cao, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm phần lớn, chăn nuôi chiếm tỉ lệ thấp, việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn và còn bộc lộ nhiệu tồn tại cần khắc phục.
Do vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là: Nếu không tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì không thể nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp sẽ không cao, nó ảnh hưởng đến việc nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sự tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của địa phương. Cho nên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp theo hàng năm là cần thiết để tạo việc làm, làm tăng thu nhập cải thiện đời sống của người nông dân, góp phần đưa nền kinh tế khu vực nông thôn nói riêng và tỉnh .
chương II: thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã.
I. thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở phú sơn
1. Hoạt động của HTX dịch vụ:
Tổng số vốn hiện có đến 30/6/2005 là: 1.924.799.746 đ.
Trong đó:
- Vốn cố định: 1.005.786.036 đ.
- Vốn lưu động: 919.013.710 đ.
- Vốn cố định trực tiếp phục vụ cho sản xuất là: 34.201.357 đ, bao gồm: 4 trạm bơm, hệ thống cống đập phục vụ điều tiết nước.
- Vốn lưu động đều nằm ở phần xã viên khê đọng, bởi vậy nó không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
HTX dịch vụ nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng được phần lớn các nhu cầu đối với hộ kinh tế gia đình, chất lượng phục vụ kịp thời, quản lý sử dụng vốn quỹ chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc và hỗ trợ xã viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu đã có hiệu quả. Các định mức kinh tế kỹ thuật, các nội qui quy chế hoạt động đã được nghiên cứu, tính toán, được đại hội xã viên phê chuẩn các mức thu.
HTX dịch vụ nông nghiệp đã đứng ra làm dịch vụ cung cấp giống vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ cho yêu cầu của việc chuyển dịch kinh tế. Nắm bắt và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất, tìm thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm của xã viên làm ra. Đồng thời phối hợp với các đoàn thể: Phụ nữ, Hội nông dân, để tín chấp vay vốn cho xã viên, giúp họ có vốn để sản xuất, áp dụng và tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật, các lớp học IBM.
- HTX đã chỉ đạo việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Tiếp thu và đưa các giống cây trồng mới, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc gieo trồng từng loại giống cây, kết hợp các biện pháp kỹ thuật thâm canh để cải tạo đất, làm tốt khâu dự tính, dự báo, bảo về thực vật, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật tổ chức phun thuốc phòng trừ bệnh, đầu tư cải tạo đồng ruộng và hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất.
Hướng dẫn các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, dùng thức ăn công nghiệp: Chú trọng phát triển kinh tế VAC lấy hộ gia đình xã viên làm khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế với việc trồng các loại cây, nuôi các loại con có giá trị hiệu quả kinh tế cao.
2. Thực trạng chuyển dịch ( 2002 - 2004):
Trong 3 năm qua Đảng, chính quyền, HTX dịch vụ nông nghiệp đã tập trung lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một bộ phận diện tích sang sản xuất hàng hoá, vận động nhândân đầu tư thâm canh. Vì vậy thu nhập từ sản xuất nông nghiệp có những chuyển biến khám, đảm bảo mức thu nhập ổn định cho nông dân, nông nghiệp. Dần từng bước có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích tăng lên đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Chính vì vậy chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cùng với chủ trương khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được cấp uỷ, chính quyền xác định là nhiệm vụ trọng tâm thời kỳ đổi mới, tập trung chủ yếu vào 3 nội dung: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển vùng sản xuất, và chuyển đổi cơ cấu con vật nuôi.
Bảng 01: Diện tích - Năng suất - Sản lượng.
Năm
Diện tích gieo trồng
Năng suất lúa
(tạ)
Sản lượng
Bình quân
2 lúa
(ha)
Màu
Thóc (tấn)
Màu qui (tấn)
Tổng
Giá trị (ha) triệu
Lương thực người (kg)
2002
491
155
109,8
4802
833
5635
494
2003
800
295
110
4819
954
5864
545
2004
760
342
115
6419
103
6589
567
Bảng 02: Cơ cấu giống lúa đưa vào sản xuất 2004.
Giống
Diện tích 9ha)
Cơ cấu %
Năng suất tạ/ha
Khang dân
138,6
39,1
62,7 NSBQ 60,5
Khâm dục
50,6
14,7
60,6
Tạp giao
36,4
10,2
70,8
Thuần Trung Quốc
17,3
4,8
72,1
Q5
50,6
26,1
60,6
Xi23
17,3
3,5
70,8
Các giống khác
6,8
1,47
72,9
Đối với diện tích 2 lúa xã đã tập trửng dụng mở rộng để quy hoạch khu dân cư, khu trung tâm, nhà văn hoá, các xóm quy hoạch mở rộng đường giao thông cho nên diện tích cấy lúa năm 2004 đã giảm xuống vài ha.
Bên cạnh đó khuyến khích nông dân tập trung chuyển đổi mạnh về cơ cấu giống lúa thời vụ theo hướng tăng diện tích trà muộn, giảm diện tích trà sớm, tăng cường sử dụng các giống lua lai, lúa thuần Trung Quốc để tăng năng suất chất lượng.
Nhưng do đồng rộng của xã còn nhiều vùng trũng ở các xóm, còn thường xuyên ngập úng nên việc đưa trà muộn vào gặp rất nhiều khó khăn do đó Ban quản trị HTX đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục như đắp bờ vùng, bờ thửa, khoanh vùng nước ruộng cao nhằm hạn chế nước tràn xuống vùng trũng, xây đắp cống đập để có biện pháp tiêu úng kịp thời, chỉ đạo các hộ nông dân gieo đủ mạ dự phòng bằng các giống ngắn ngày: Quảng Tế, Khâm Dục... để phòng lúa bị chết khi úng lụt. Chỉ đạo sử dụng mạ cứng cây, đanh rảnh ở vùng trũng để tăng khả năng chống chịu, hạn chế sử dụng phân đạm khuyến khích bón tăng lượng đạm, lân, kali, nhờ vậy mà các năm quan các giống ngắn ngày đã được tăng lên 90%, đến nay diện tích giống lúa dài ngày chỉ còn 10%.
Bên cạnh cây lúa thì việc trồng màu cũng được xã khuyến khích phát triển đặc biệt là cây vụ đông, xã đã đưa cây vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm để nâng cao hệ số sử dụng đất, năm 2002 là 2,2 lần. Năm 2003 là 2,5 lần. Năm 2004 hệ số sử dụng đất là 2,65 lần, phấn đấu năm 2006 - 2010 là 2,7 lần.
Diện tích chuyển để trồng màu kết hợp với vùng đất 2 lúa ở chân cao thì diện tích cây vụ đông hàng năm đều được mở rộng, các diện tích chủ yếu: Ngô, khoai tây, đỗ, rau màu các loại.
Ban quản trị HTX mạnh dạn đưa về giống ngô rau. Đây là loại cây mới chế biến thành đặc sản tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; giá trị vụ ngô gấp đôi giá trị 1 vụ lúa mà thời gian thâm canh cũng tương đương.
Bảng 03: So sánh lúa - ngô.
Loại cây
Diện tích
Năng suất (kg)
Giá bán
Tổng thu (đ)
CPSX
Thu nhập
1. Lúa vụ chiêm
360m2
250
2500
625.000
380.000
245.000
2. Ngô vụ chiêm
36m2
830
1500
1.245.000
450
795.000
Song song với cây rau, một cây có thế mạnh nữa là cây khoai tây. HTX đã đầu tư kinh phí cùng với sự hỗ trợ của các cấp, đặc biệt là Sở Nông Nghiệp đưa nhiều loại giống mới góp phần đưa diện tích khoai tây của xã ngày một tăng, sản lượng làm ra HTX vẫn tiếp tục hợp đồng và thu mua hết với giá từ 1400 - 1500 đ/kg. Như vậy trong những năm tiếp theo giống khoai tây sẽ được trồng nhiều hơn, do đó xã vẫn tập trung chuyển đổi mạnh trồng cây vụ đông, nên cơ bản vẫn giữ vững sản lượng cây trồng, lương thực đầu người vẫn tăng 540 kg/người, tăng so với năm 2003 là 20 kg/người, giá trị kinh tế trên 1 ha canh tác vẫn ổn định và cao hơn năm trước.
Mục tiêu phấn đấu năm (2005 - 2010) là 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Về chuyển vùng sản xuất: Đến nay xã đã thực hiện chuyển đổi 52 ha, diện tích cấy lúa năng suất thấp sang trồng cây màu có năm suất cao và 17,5 ha sang chăn nuôi thuỷ sản. Tuy còn đang trong quá trình cải tạo thử nghiệm những bước đầu đã cho kết quả khá.
Đối với diện tích vườn tạp xã khuyến khích vận động đầu tư hỗ trợ vốn giống cây trồng cây lâu năm và cây hàng năm như: Cam, quýt, xoài, nhãn, vải, hoè và loại rau màu cho thu nhập cao.
Bảng 04:
Biểu thống kê tình hình chăn nuôi của xã trong 2 năm (2003 - 2004).
Năm
Tổng đàn gia súc (con)
Trong đó
Tổng sản lượng xuất chuồng
Gia cầm
Trâu bò
Lợn nái
Lợn thịt
Tổng số tấn
Lợn thịt
Lợn nái
Tổng số con
Số lượng cá giống tấn
2003
4770
570
1080
3120
400
310
90
35000
68.85
2004
4198
329
540
3329
450
330
100
28000
65.5
Qua biểu mẫu trên ta thấy năm 2003 chăn nuôi đang đà phát triển mạnh, song cuối năm 2003 đầu năm 2004 do dịch cúm gia cầm bùng phát nên chăn nuôi gia súc gia cầm bị cầm chứng lại, phát triển chậm lại, không ổn định, giống vốn trong chăn nuôi còn hạn chế, chưa có mô hình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, công tác tiêm phòng trong chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại ở một bộ phận nông dân nhận thức còn chưa tốt, cho nên công tác tiêm phòng chưa cao mà ta phải luôn xác định cùng với trồng trọt thì chăn nuôi luôn giữ vai trò quan trọng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho nông dân. Sang năm 2005 chăn nuôi ở xã lại có bước phát trển khá theo hướng phát triển hàng hoá, chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu, lấy nhu cầu thị trường làm định hướng. Tập trung chủ yếu vào 2 loại con vật nuôi chính là: Đàn lợn và đàn gia cầm.
Thuận lợi của xã là trong chăn nuôi xã đã phát triển mạnh ngành nghề chế biến lương thực và thực phẩm như: Làm men, làm bún, làm bánh đa sợi, làm đậu... hơn nữa là nấu rượu, đây là thế mạnh trong chăn nuôi các hộ có thể tận dụng bã rượu, các loại phế phẩm gia phụ tận dụng trong chế biến để chăn nuôi giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế.
Trên 1 diện tích chuồng trại các hộ đã tăng số dầu con lên và đang dần nuôi theo hướng công nghiệp, thực tế hiện nay cho thấy nuôi ở mức trung bình và đang sử dụng thức ăn của nhà thì hiệu quả vẫn chưa cao đôi khi còn không bù đắp được chi phí, nhưng nếu nuôi nhiều với qui mô lớn và sử dụng cám công nghiệp thì sẽ cho lãi suất cao và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi lợn chủ yếu thực hiện ở những hộ có kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt phải có vốn lớn. Song hiện nay ở xã đã có rất nhiều hộ gia đình nuôi theo hướng công nghiệp, các hộ đã đầu tư xây dựng chuồng trại với số lượng lớn khoảng từ 30 - 40 con/lứa cho thu nhập từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/hộ/năm.
Tổng đàn lợn tính đến 30/6/2005 là 5837 con; đàn trâu bò 520 con, đàn gia cầm 39.000 con, chủ yếu là gà vịt, ngan Pháp.
Song song với việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp thì việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng được chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao như nghề dệt khăn, vê đay, dệt chiếu, mở mang nghề phụ mang từ tỉnh ngoài về xã nhà đã thu hút số lao động nhàn rỗi dư thừa trong nông nghiệp hoặc truyền lại cho họ để có việc làm góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình, thực hiện phân công lao động tại chỗ, tạo thêm sản phẩm cho xã hội. Thương mại dịch vụ được tự do phát triển song phải có sự quản lý của các cấp (theo luật).
+ Tổng số hộ làm nghề 3083 hộ = 83% số hộ trong xã.
+ Số lao động tham gia sản xuất ngành nghề là 6300 lao động chiếm 89% tổng số lao động.
+ Tổng giá trị thu nhập từ nghề truyền thống bình quân 5 năm qua (2001 - 2005) là 30,2 tỷ đồng, chiếm 42,8% trong cơ cấu kinh tế, tăng 8,3 so với những năm trước. Việc thu nhập từ sản xuất nghề truyền thống đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong nông thôn.
Tóm lại: Sự hỗ trợ của 3 ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra một bước đột phá mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ của xã trên con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
Tổng giá trị sản xuất bình quân trong 5 năm qua (2001 - 2005) là 70,5 tỷ đồng tăng 4,5 tỷ so với những năm trước, trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp là 22 tỷ đồng, chiếm 31,2% trong cơ cấu kinh tế.
- Ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp đạt 30,2 tỷ đồng, chiếm 42,8% cơ cấu kinh tế.
- Kinh doanh dịch vụ 18,3 tỷ, chiếm 26% trong cơ cấu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm qua là 6,5%.
Giá trị sản xuất kinh doanh bình quân đầu người là 5.432.000đ/người/năm. theo số liệu thống kê cho thấy:
+ Số hộ giàu: 975 hộ = 26,4%.
+ Số hộ khá: 251 hộ = 67,70%
+ Số hộ trung bình: 622 hộ.
+ Hộ nghèo còn: 19 hộ.
Như vậy trong những năm qua Đảng bộ xã, chính quyền, HTX dịch vụ nông nghiệp đã xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết 04 trong côgn tác phát triển kinh tế HTX. Đặc biệt là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi nhất là trong chăn nuôi ngày một phát triển và dần trở thành ngành sản xuất mũi nhọn trong nông nghiệp nông thôn, nền sản xuất hàng hoá ngày một phát triển, các nông sản hàng hoá ngày một gia tăng mang lại hiệu quả cao. Đây chính là dấu hiệu rất tốt, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế của địa phương trước mắt và lâu dài.
ii. những tồn tại yếu kém cần khắc phục.
Kinh tế nông nghiệp của xã trong những năm qua tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể song vẫn còn một số điểm yếu kém cần khắc phục đó là:
1. Tồn tại:
- Sản phẩm của nông nghiệp sản xuất ra chưa đáp ứng được thị trường, mới chỉ sản xuất cái mình có, chứ chưa sản xuất, cung cấp cái thị trường cần. Do đó chưa phát huy hết nội lực trong nhân dân.
- Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng ở địa phương. Việc tiếp thu công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vẫn ở qui mô nhỏ, chưa hình thành được các vùng kinh tế sản xuất sản phẩm hàng hoá.
- Việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại tốc độ còn chậm, thu nhập từ đây còn chiếm tỷ lệ thấp trong kinh tế nông nghiệp.
- Sản phẩm chăm nuôi ngày càng tăng, hàng năm có tới trên 360 tấn thực phẩm các loại, song việc tiêu thụ còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu phục vụ cho việc giết mổ tiêu thụ trong địa phương hoặc bán cho nơi khác không qua chế biến.
- Công tác quản lý đất đai (việc chuyển đổi) có lúc có nơi còn chưa chặt chẽ, một số diện tích chuyển đổi chưa thực hiện đúng theo quyết định 579 của UBND tỉnh.
- Việc phát triển nghề, làng nghề vẫn dừng ở một số nghề truyền thống cũ, chưa có nhiều nghề mới được đưa vào địa phương, do đó việc khai thác tiềm năng về nhân lực, về vốn trong nhân dân chưa đạt kết quả cao.
- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chưa mạnh dạn, chưa rút kinh nghiệm kịp thời đối với các loại giống cây trồng mới để nhân ra diện rộng khi đã khảo nghiệm thành công.
- Trồng trọt còn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, mức thu nhập từ nông nghiệp bình quân đầu người còn ở mức thấp so với ngành khác.
2. Nguyên nhân:
- Do điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Đất nông nghiệp của Phú Sơn thấp hơn so với bình quân chung của huyện nên ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng trang trại, gia trại và quy hoạch khu công nghiệp tập trung.
- Bộ giống cây, con đặc biệt là giống lúa chưa thực sự là những giống lúa đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả (giống do nhân dân tự chọn để qua nhiều vụ).
- Yếu tố đầu ra của sản phẩm cũng là một nguyên nhân hết sức quan trọng, do đầu ra không đảm bảo, giá cả không ổn định cũng sẽ làm giảm năng suất giá trị của sản xuất nông nghiệp.
- Do nhận thức của nhân dân về tiến bộ kỹ thuật, về sâu bệnh chưa tốt nên đã để sâu bệnh phá hại trên diện rộng.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, việc ban hành các văn bản luôn thay đổi làm cho cơ sở gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện.
- Sản phẩm nông nghiệp là mặt hàng tuôi sống khó bảo quản gây khó khăn cho sản xuất do công nghiệp chế biến chưa được hình thành phát triển tại địa phương.
- Vốn đầu tư cho chuyển dịch không được đáp ứng đầy đủ nên việc chỉ đạo thực hiện gặp khó khăn.
Từ những kết quả đạt được và những tồn tại nói trên việc tiếp tục thực hiện và đầy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã đòi hỏi phải tìm những giải pháp tích cực về kinh tế kỹ thuật trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là rất cấp bách để nâng cáo thu nhập cho nông dân, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, nhằm thực hiện thành công mục tiêu phương hướng thực hiện kinh tế xã hội mà đại hội Đảng bộ xã (2005 - 2010).
iII. phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Qua kết quả đã đạt được từ những năm qua, xã Phú Sơn xây dựng mục tiêu phương hướng cụ thể cho những năm sau để đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển cần tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá... phấn đấu các mục tiêu kinh tế sau:
- Trồng trọt: Diện tích phấn đấu từ 1150 - 1165 ha, năng suất lúa đạt từ 115 - 120.
Vụ xuân: Diện tích 318 ha, năng suất 65 tạ/ha.
Vụ mùa: Diện tích 410 ha, năng suất 55 tạ/ha.
+ Cây vụ xuân:
Cây đay 36 ha.
Cây màu, ngô + đỗ: 36 ha.
+ Cây vụ đông: Đạt từ 70 - 85% diện tích canh tác.
Đậu tương đạt 233,6 ha, năng suất 15 tạ/ha.
Khoai tây 33,5 ha, năng suất 180 tạ/ha.
Cây ngô: 19,7 ha, năng suất 50 tạ/ha.
Cây khoai lang 28 ha, năng suất 110 tạ/ha.
Rau màu các loại 27 ha, bình quân mỗi ha đạt 19 triệu đồng.
- Chăn nuôi:
+ Tổng đàn trâu bò phấn đấu có từ 550 - 600 con.
+ Đàn gia cầm: 40.000 - 42.000 con.
+ Đàn lợn có mặt 01/10 hàng năm là 6.000 - 7.000 con, trong đó duy trì lợn nái từ 800 - 1.200 con.
Phấn đấu 50% số thôn xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm.
Bình quân lương thực đầu người 550 kg.
Tiểu thủ công nghiệp: 50 tỷ = 50% giá trị sản xuất kinh doanh.
Kinh doanh và dịch vụ 30 tỷ = 30% giá trị sản xuất kinh doanh.
Hộ thuần nông dưới 20%.
Iv. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.
Do ảnh hưởng của môi trường (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, cung ứng, đối thủ cạnh tranh, và các loại sản phẩm được sản xuất ra) trong khi đó thị trường tiêu thụ hàng hoá nông nghiệp ở các tỉnh, thành phố lân cận như Hải Phòng, Hà Nội... ngày càng được mở rộng và nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng đòi hỏi phong phú hơn về chất lượng như gạo đặc sản, thịt nạc, gà, vịt siêu trứng các loại gia cầm, đặt biệt là các hoa quả tươi như nhãn, vải thiều, chuối, cam quýt.... các loại rau thực phẩm sạch như đậu, đỗ... song Phú Sơn là xã lúa, màu, cây công nghiệp, đồng thời còn là một trong những trung tâm giao lưu buôn bán của huyện, các nông sản hàng hoá tiêu thụ với số lượng lớn, yêu cầu cần mở rộng thị trường để tiêu thụ snả phẩm cho nông nghiệp là một nhu cầu tất yếu trong tình hình hiện nay, do có mật độ dân số lớn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7715.doc