Chuyên đề Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư du lịch

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 5

Chương 1- Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 7

1.1. Khái quát về viện Chiến lược phát triển 7

1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Viện chiến lược phát triển 7

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển 8

1.1.2.1. Chức năng 8

1.1.2.2. Nhiệm vụ 9

1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Viện chiến lược phát triển 10

1.1.3.1. Hội đồng khoa học 13

1.1.3.2. Ban tổng hợp 13

1.1.3.3. Ban dự báo 13

1.1.3.4. Ban nghiên cứu các ngành sản xuất 13

1.1.3.5. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ 13

1.1.3.6. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực 15

1.1.3.7. Ban nghiên cứu phát triển vùng 15

1.1.3.8. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 15

1.1.3.9. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam 15

1.1.3.10. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển 16

1.1.3.11. Văn phòng 16

1.1.4. Các mối quan hệ của Viện chiến lược phát triển 17

1.1.4.1. Trong nước 17

1.1.4.2. Ngoài nước 17

1.1.5. Hướng hoạt động chính 19

1.2. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 20

1.2.1. Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch 20

1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch 22

1.2.3. Nội dung đầu tư phát triển du lịch 27

1.2.3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch 27

1.2.3.2 Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch 33

1.2.3.3 Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35

1.2.3.4 Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các di tích lịch sử 38

1.2.3.5 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khách

du lịch 39

1.2.3.6 Thực trạng đầu tư quảng bá xúc tiến du lịch 42

1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển du lịch và những lợi ích

mang lại từ hoạt động này 43

1.3.1. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch 44

1.3.1.1. Nhưng kết quả đạt được 44

1.3.1.2. Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch 49

1.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 54

1.3.2. Đánh giá tổng quan từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch

mang lai 56

1.3.2.1. Lượng khách du lich: trong nước, ngoài nước 56

1.3.2.2. Doanh thu du lịch 58

1.3.2.3.Những lợi ích khác 59

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

du lịch 62

2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển

du lịch 62

2.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch từ năm 2001-2010 62

2.1.1.1 Mục tiêu tổng quát 62

2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể 62

2.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch 53

2.2.3. Định hướng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch và

nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 64

2.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của du lịch trong

hội nhập 64

2.2.1. Những cơ hội đối với du lịch Việt Nam 65

2.2.2.Những thách thức đối với du lịch Việt Nam 66

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

du lịch 68

2.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện

quy hoạch 69

2.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch 70

2.3.3. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch 71

2.3.4. Giải pháp đối với việc đầu tư khai thác các nguồn lực 72

2.3.5. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực

du lịch 73

2.3.6. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch 74

Kết luận 76

Tài liệu tham khảo 77

 

docx75 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 triệu USD (Nguồn: cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư) Khách du lịch tới Việt Nam có thể sử dụng đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Các hoạt động bằng đường sắt và xe buýt có thể coi là dịch vụ công, mang tính độc quyền nhà nước. Dịch vụ hàng không trước đây cũng là độc quyền nhưng gần đây do mở của nên có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ ra đời, làm tăng tính cạnh tranh và nó dần chuyển thành hoạt động thương mại.Còn các dịch vụ vận chuyển khách khác do các nhà cung ứng từ mọi thành phần kinh tế tham gia. Nếu xét cơ cấu khách về phương tiện đi lại thì khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 bằng đường hàng không chiếm 75,41% (2702432 khách), bằng đường bộ và đường bộ và thuỷ chiếm 25,59%(881056 khách)- Theo nguồn của tổng cục du lịch. Như vây, theo thực trạng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch nói còn ít và thấp. Do đó để có thể phát triển trong lĩnh vực vận tải du lịch, chúng ta cần chú trọng vào nhu cầu của khách, đầu tư vào các phương tiện vận chuyển một cách đa dạng và tiện nghi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 1.2.3.3. Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam chúng ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá là một trong 8 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2006. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách du lịch, thời gian qua cac cơ sở kinh doanh du lịch đã chủ động đào tạo, tuyển chọn lực lượng lao động chuyên ngành cho cơ sở mình. Thực trạng cho thấy dù ngành du lịch đã xác đinh phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch, và việc nâng cao chất lượng phục vụ là chiến lược cơ bản để đạt được các mục tiêu phát của ngành nhưng nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn rất hạn chế, gần như không đáng kể. Nhu cầu đầu tư cho ngành vượt xa khả năng hiện có. Hiện nay có 740000 người làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 230000 lao động làm việc trực tiếp và 510000 lao động gián tiếp, thế nhưng đến năm 2010 nhu cầu lao động cho ngành du lịch là 1400000 người, trong đó số người trực tiếp làm việc trong ngành du lịch là 380000 người.Như vậy đội ngũ công nhân có nhu cầu được đầu tư là rất lớn trong khi đó hệ thống tổ chức đầu tư quốc gia hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Hiện nay có một số dự án phát triển nguồn nhân lực được triển khai như: 1. Dự án đào tạo phiên dịch: 0,9 triệu Euro 2. Dự án hợp tác trong lĩnh vực nghe nhìn: 1,09 triệu Euro 3. Dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch: 10,8 triệu Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hiện nay thường là sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc là sự hợp tác với một tổ chức viện trợ của nước ngoài, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân cho việc đào tạo nguồn nhân lực là quá hạn hẹp, không thể trang trải hết cho nhu cầu phát triển nhân lực. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch gần đây phải kể đến là dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” do liên minh Châu Âu tài trợ không hoàn lại với 10,8 triệu Euro trong tổng số giá trị dự án là 12 triệu Euro, bên Việt Nam 1,2 triệu Euro. Dự án này bắt đầu tư năm 2004 và dự kiến kết thúc năm 2008. Theo kế hoạch, dự án sẽ đào tạo 4000 lượt học viên thuốc 13 kỹ năng nghề trọng tâm: lễ tân, phục vụ buồng, chế biến món ăn, an ninhdu lịch, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch …Dự án gồm 6 phần được thiết kê nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ đào tạo viên có trình độ chuyên môn cao, đồng thời nâng cấp các chuẩn nghề và chất lượng các ngành dịch vụ liên quan, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thế giới. Ngoài dự án đầu tư trên, chính phủ Luxembourg và Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện dự án VIE/002 trong đó chính phủ Luxembourg nhận tài trợ không hoàn lại 150 triệu LuF cho dự án về đào tạo nghiệp vụ khách sạn du lịch, nhằm ba nhiệm vụ: - Soạn thảo chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ khách sạn. - Đào tạo đội ngũ giáo viên nòng cốt - Nâng cấp trang thiết bị cho ba trường du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài, bắt đầu từ tháng 10- 1996 và chia làm 3 đợt. Tổng số tiền tài trợ nói trên được phân bổ như sau: 1. Thiết lập chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ Khách sạn:39 triệu LuF 2. Đào tạo giáo viên nòng côt cho 3 trường du lịch Hà Nội, Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh: 10 triệu LuF 3. Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị cho ba trường :120 triệu LuF. 4. Chi phí chung: 10 triệu LuF. Ngoài các dự án nói trên tổng cục du lịch kết hợp với một tổ chức phi chính phủ ở châu Âu thành lập 10 trường đào tạo đội ngũ nhân lực ngành du lịch ở Đà Lạt, Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu...v..v. Hiện nay cả nước có khoảng 50 trường đào tạo các nghiệp vụ du lịch và khoảng 30 trường đại học có đào tạo du lịch. Ngoài hình thức đầu tư dài hạn, chuyên sâu về từng nghiệp vụ thì đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn có hình thức đầu tư ngắn hạn trong các doanh nghiệp du lịch như là đầu tư mở các khoá huấn luyện, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng cho nhân viên du lịch của doanh nghiệp mình. Về chất lượng nguồn nhân lực, hằng năm lực lượng sinh viên ra trường từ các khoa du lịch của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp rất đông góp phần bổ sung một phần nhân lực cho ngành. Tuy nhiên giáo trình dạy học còn mang tính lý thuyết vì vậy mà khả năng nhập cuộc của sinh viên mới ra trường chưa cao,nhiều sinh viên trình độ ngoại ngữ còn yếu nên các doanh nghiệp du lịch phải mất thời gian đào tạo lại. Chất lượng lao động du lịch phục vụ trong khách sạn phần lớn có trình độ học vấn cao(42% khách sạn có lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ trên 30% trong tổng số lao động hoạt động tại khách sạn đó). Thế nhưng một điều đáng nói là phần lớn những lao động tốt nghiệp đại học đều không phải tốt nghiệp chuyên ngành du lịch và khách sạn, thực tế cho thấy hầu như các sinh viên tốt nghiệp từ các trường ngoại ngữ làm việc trong lĩnh vực du lịch rất nhiều. Trình độ ngoại ngữ hạn chế công với tư tưởng nhân thức của nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, bảo thủ khiến cho sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút. Qua phân tích trên cho thấy nhu cầu vốn đào tạo nguồn nhân lực du lịch ngày càng tăng trong khi đo lượng vốn đầu tư dành cho vấn đề này còn quá ít manh mún, rải rác ở các tổ chức du lịch, các sở chuyên ngành, các dự án lớn từ trước đến nay chỉ phân bổ cho cả nước gây ra những khó khăn rất lớn về số lượng, chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch nước nhà, cản trở sự phát triển của ngành du lịch. 1.2.3.4. Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các khu di tích Các di tích lịch sử từ xưa đến nay luôn có một sức hấp dẫn lớn đới với khách du lich, và nó được coi là một trong nhưng thế mạnh của du lịch Việt Nam sau du lịch biển. Với mục tiêu tăng trưởng khách du lịch nhằm phát triển du lịch thì vấn đề đầu tư vào các di tích lịch sử đối với ngành du lịch cũng rất quan trọng Năm 2000 là năm đánh đấu cho việc trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Đã có hàng loạt dự án trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử của các địa phương được trình duyệt và đang tiến hành tu sửa Bảng 8: Một số dự án đầu tư cải tạo, trùng tu các khu di tích Tên dự án Chủ đầu tư Tổng vốn đầu tư Bảo tồn, tôn tao, phát huy tác dụng khu chứng tích Mỹ Sơn Sở văn hóa thông tin Quảng Ngãi 11784 tỷ đồng Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích cô đô Huế Sở văn hoá thông tin Huế 720 tỷ đồng Bảo tồn tôn tạo khu phố cổ Hà Nội Sở văn hoá thông tin thành phố Hà Nội 10 triệu USD Bảo tồn làng nghề Hà Tây Sở văn hoá thông tin Hà Tây 700000 USD (Nguồn: Cục lưu trữ Quốc Gia) Việc cải tạo, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và là một cơ hội để quảng bá hình ảnh của địa phương mình với du khách thập phương. 1.2.3.5. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch là một vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành du lịch, lượng vốn đầu tư đổ vào đây còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, phụ thuộc vào nhu cầu chung của nền kinh tế, vào các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ…Tuy nhiên bởi vì du lịch là hoạt động liên ngành chất lượng cơ sỏ hạ tầng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút khách du lịch, do đó nghiên cứu thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một vấn đề hết sức được quan tâm của ngành nhằm đưa ra các chính sách, đề ra các loại hình du lịch và các kiến nghị nâng cao chất lượng về du lịch, giải pháp thu hút khách du lịch một cách kịp thời, phù hợp với tình hình chung của đất nước. Kể từ trước năm 2000, việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch còn rất hạn chế. Ngân sách Nhà nước chưa được bố trí cho việc này. Năm 2001 trở đi ngân sách nhà nước mới được bố trí cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho các địa phương. Đây là nguồn vốn rất quan trong song chỉ là nguồn vốn “mồi” để thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như đầu tư cào các cơ sở kinh doanh du lịch. Nguồn hỗ trợ này được tập trung đầu tư vào xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm đường du lịch, cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ mội trường cho các khu, điểm du lịch nhằm tăng khả năng đón khách du lịch. Trong thời kỳ 2001-2005 ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng là 2146 tỷ đồng, năm 2006 là 620 tỷ đồng. Tính cho hết năm 2006 đã có 62 tỉnh thành phố được hỗ trợ đầu tư. - Về địa bàn đầu tư: Theo chiến lược phát triển du lịch thì cả nước có 21 khu du lịch quốc gia bao gồm 4 khu du lịch tổng hợp và 17 khu du lịch chuyên đề. Tổng vốn đầu tư cho các địa phương có khu du lịch quốc gia là 1404 tỷ đồng với 20 tỉnh có khu du lịch quốc gia được hỗ trợ chiếm 65,4% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của cả nước. Mức trung bình hỗ trợ hàng năm cho mỗi tỉnh thành phố có khu du lịch quốc gia là 18 tỷ đồng. Nhằm khai thác các điểm du lịch có khả năng thu hút nhiều khách du lịch của vùng phụ cận các trung tâm du lịch (Huế, Hà Nội, Đà Năng, thành phố Hồ Chí Minh…) để giải quyết nhu cầu du lịch cuối tuần của nhân dân và khách quốc tế nên nhà nước đã hỗ trợ 580 tỷ đồng cho 22 tỉnh chiếm 24,2% tổng vốn ngày của cả nước. Đối với các địa bàn du lịch gắn với các điểm, tuyến du lịch thuốc tỉnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa có khả năng liên kết với các tuyến du lịch tạo thế du lịch liên hoàn thu hút khách du lịch, góp phần xoá đói giảm nghèo, ngân sách nhà nước đã chi đầu tư cơ sở hạ tầng 22 tỉnh thuộc diện này với số vốn là 222 tỷ đồng chiếm 10,4% tổng vốn này trong cả nước. Đối với địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Trung- Tây Nguyên, với 19 tỉnh bao gồm các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá tới Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên. Là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như du lịch biểnm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú có khả năng phát triển mạnh du lịch.Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyế định phê duyệt đề án phát triển mạnh du lịch miền Trung – Tây Nguyên, theo đó địa bàn này (gồm 19 tỉnh) được hỗ trợ 948,5 tỷ đồng chiếm 44% tổng vốn này của cả nước. Ngoài ra vốn ngân sách nhà nước còn tập trung vàp các khu du lịch, điểm du lịch theo tuyến du lịch như: Tuyến du lịch đường sắt Bắc-Nam trong tuyến du lịch đường sắt xuyên Á, tuyến du lịch bằng biển qua các Cảng Hạ Long, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành phố HồChí Minh, tuyến du lịch hành lang Đông- Tây qua của khẩu quốc tế Lao Bảo, tuyến du lịch “ con đường di sản” qua các di sản thế giới…Tuy nhiên hiện nay chưa thể thống kê được lượng vốn ngân sách đầu tư cho cac tuyến này là bao nhiêu. - Về cơ cấu được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào đối tượng bao gồm đường du lịch, cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ mội trường cho các khu, điểm du lịch. Trong đó tập trung cho nhu cầu bức xúc hiện nay là đường để đưa khách tới các khu, điểm du lịch. Tổng vốn đầu tư 2766 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lich thời kỳ 2001-2006 có cơ cấu như sau: - Đường vào các khu du lịch và đường trong khu du lịch 2489,4 tỷ đồng, chiếm 90% tổng số vốn - Cấp nước cho khu du lịch 60,65 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng số vốn đầu tư - Thoát nước, bảo vệ môi trường 154,9 tỷ đồng chiếm 5,6% tổng số vốn đầu tư - Cấp điện cho khu du lịch 60,65 tỷ đồng chiếm 2,2% tổng số vốn đầu tư. Như vậy với sự đầu tư kịp thời cho cơ sở hạ tầng- cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai của du lịch thì đã phát huy được tác dụng đáng kể, lượng khách du lịch tăng lên hàng năm và vì thế doanh thu từ du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, vì vậy còn phải có những giải pháp đồng bộ để thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng từ nhiều nguồn khác nhau. 1.2.3.6. Thực trạng đầu tư quảng bá và xúc tiến du lịch. Quảng bá du lịch là một vấn đề rất cần thiết hiện nay của ngành du lịch, rất nhiều đề án ra đời để đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Ngoài nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho việc xúc tiến thương mại, du lịch thì hầu như các tỉnh, thành phố đều trích một khoản ngân sách cụ thể nhằm xúc tiến du lịch và thương mại cho địa phương. Trước năm 2004 ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xúc tiến du lịch là rất ít, manh mún và không cụ thể. Từ năm 2005 trở đi vấn đề chi cho quảng bá du lịch được coi trong hơn. Năm 2005 ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xúc tiến du lịch là 15,6 tỷ đồng, năm 2006 là 18,9 tỷ đồng. Trong những năm qua ngành du lịch đã chú trọng xúc tiến và quảng bá du lịch ở thị trường trong và ngoài nước. Hằng năm ngành tham gia vào các hội chợ như Top Rease tại Pháp, ITB tại Đức, các hội chợ về du lịch tại Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Anh. Ngành cũng triển khai cac roadshow giới thiệu hình ảnh Việt Nam tại Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia, Bắc Âu… Tổng cục du lịch cũng thành lập cục xúc tiến du lịch để tiến hành công việc chuyên trách nghiên cứu thị trường, lập ra chiến lược, và thực hiện công tác quảng bá. Cục xúc tiến dự kiến sẽ thuê các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để đẩy mạnh và chuyên nghiệp hoá công tác quảng bá. Ngoài ra ngành du lịch cũng đang tiến hành xúc tiến đề án lập văn phòng du lịch quốc gia tại nước ngoài mà trước hết là thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.. Bên cạnh việc tăng cường xúc tiến du lịch của tổng cục du lịch thì các địa phương có ngành du lịch phát triển, các sở du lịch cũng có những hướng hoạt động để tăng cường việc quảng bá du lịch. Tại Hà Nội, ngân sách chi cho đầu tư xúc tiến du lịch giai đoạn 2001-2005 là 1250 đồng trên một khách du lịch, tại thành phố Hồ Chí Minh là 2050 đồng trên một khách tới thăm quan. Như vậy,việc tăng cường xúc tiến du lịch trong thời gian qua đã có sự quan tâm đúng mực, thế nhưng lượng vốn đầu tư còn manh mún, kế hoạch không được chuyên nghiệp. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các nhà quảng lý là phải tăng cường đầu tư hoạt động xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh của Việt Nam đối với du khách thập phương. 1.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐEM LẠI TỪ HOẠT ĐỘNG NÀY Giai đoạn 2001-2006 là giai đoạn xuất hiện nhiều sự mang tính toàn cầu. Có thể nói rằng đây là thời kỳ mà ngành du lịch nước ta có nhiều cơ hội và thách thức nhất trong 10 gần đây. Các tổ chức, đơn vị hoạt động du lịch có dịp thử sức, hội nhập để khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động du lịch giờ đây không còn bó hẹp trong một ngành, một địa phương mà thật sự đã được xã hội hoá với mọi thành phần kinh tế tham gia. Việc đoàn kết thống nhất phối hợp liên ngành, liên vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giữ vững chất lượng, uy tín nhằm vượt qua khó khăn, đạt được những hiệu quả là những yếu tố mang tính quyết định. 1.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển du lịch. 1.3.1.1 Những kết quả đạt được. Từ những số liệu và phân tích trên ta thấy đầu tư vào du lịch trong 5 năm trở lại đây đã có những bước khởi sắc rõ rệt, điều này được thể hiện ở quy mô vốn và số lượng các dự án được thực hiện tăng lên qua từng năm. Có thể nói rằng chưa khi nào ngành du lịch của Việt Nam lai tràn trề sức sống như hiện nay. Du lịch đang thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nếu như trước đây du lịch chỉ gắn với nghỉ ngơi, ăn uống nghĩa là du lịch thuần tuý thì bây giờ các sản phẩm của du lịch được đa dạng hoá nhiều hơn, du lịch hiện đại đã lên ngôi. Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí kết hợp với làm việc đang là xu hướng hiện nay đòi hỏi các quốc gia có tiềm năng du lịch phải có một sự nắm bắt kịp thời nhu cầu đó. Việt Nam chúng ta tuy không phải là đất nước có nền du lịch lâu đời những đã có những bước tiến đáng kể để từng bước theo kịp với du lịch thế giới. Ngoài số lượng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế tăng thì ngày càng có nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp được ra đời, nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Hiện nay cả nước hiện có khoảng 6.000 khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, tổng số gần 123 nghìn buồng, phòng, trong đó có 2.575 khách sạn được xếp hạng sao. 80% số khách sạn hiện tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu…., Xét về quy mô khách sạn. Nhìn chung khách sạn ở Việt Nam có quy mô nhỏ.Trong tổng số 450 khách sạn được điều tra thì chỉ có 30 khách sạn có trên 200 phòng, 35 khách sạn có từ 100-200 phòng, 105 khách sạn từ 50-100 phòng, 115 khách sạn có 20-50 phòng, còn lại là những khách sạn dưới 20 phòng. Các khách sạn dưới 20 phòng hầu hết thuộc về tư nhân sở hữu. Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta sẽ thấy rõ hơn về tỷ lệ các khách sạn có quy mô lớn và quy mô nhỏ Bảng 9: Tỷ lệ quy mô của các khách sạn: Xét về các cơ sở, loại hình ăn uống trong các khách sạn, nhà hàng đã được đa dạng hoá. Cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống ăn uống ở Việt Nam cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn đều có quầy ăn phục vụ du khách với các món ăn mang truyền thống địa phương - nơi du khách đến thăm quan, hay các món ăn Á, Âu với chất lượng phục vụ tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh, vừa ăn uống, vừa có thể thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong khách sạn thì các cơ sở ăn uống nằm ngoài cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên vấn đề an toàn về sinh ăn uống đối với các cơ sở này là mối lo cho các nhà quản lý. Ngoài ra có khoảng hơn 1500 khu vui chơi giải trí đáp ứng được một phần nhu cầu sinh hoạt của người dân và khách du lịch. Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Mấy năm qua cở sở hạ tầng cho du lịch cũng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Ngoài việc cải thiện làm mới hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cấp thoát nước và cấp điện chúng ta còn mở thêm rất nhiều tuyến đường mới nối liền các vùng trong cả nước và liên kết với các quốc gia trên thế giới. Qua 6 năm thực hiện nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tuy nguồn này còn thấp nhiều so với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thời kỳ 2001- 2006 nhưng đã có kết quả kích lệ. Một số hạng mục hay dự án đã haong thành và phát huy hiệu quả phục vụ du lịch như Quảng Ninh, việc hỗ trợ đầu tư đường ra đảo Tuần Châu, dự án đường bao núi Bài Thơ, đường du lịch Hồng Thắng- Hạ Long…đã tạo bộ mặt mới cho khu du lịch Hạ Long, tăng khả năng thu hút nhiều khách du lịch tới vùng du lịch này; Dự án đường du lịch Labiang(khu du lịch Đà Lạt) sau khi hoàn thành đã thu hút khách du lịch tới khu vực này tăng 30% so với trước đây; tại Ninh Bình, sau khi đầu tư xong một số hạng mục cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam cốc- Bích Động khả năng thu hút khách du lịch đã tăng hơn, một số nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư đã đăng ký đầu tư hơn 400 tỷ đồng vào khu vực này; Đường Liên Chiểu- Thuận Phươc- Sơn Trà- Điện Ngọc(Đà Nẵng); đưòng du lịch ven biển, đường vào khu du lịch di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn( Quảng Nam) đã đưa vào sử dụng và được khai thác hiệu quả; đường khu du lịch Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế), đường du lịch xuyên đảo Cát Bà( Hải Phòng) đã tạo nên những thay đổi cơ bản về khả năng thu hút khách du lịch ở các địa bàn này; Đường vào khu du lịch chùa Hương, đường du lịch Đồng Mô(Hà Tây) đã cải thiện điều kiện đón khách vào mùa lễ hôi, khách du lịch cuối tuần; đường vào và đường nội bộ khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nhà- Kẻ Bàng (Quảng Bình)… đã tạo điều kiện thuận thu hút đầu tư và đón khách du lịch trong nước, quốc tế.Tại Cà Mau hạng mục thuộc đường du lịch Khe Long- Đất Mũi hoàn thành không chỉ tạo thuận lợi cho khách du lịch tới đây mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực này cải thiện cơ bản cho người dân đi lại bằng đường bộ thuận lợi thay cho vân chuyển khó khăn bằng đường thuỷ trước đây; Một số khó khăn về ngân sách hoặc vùng sâu, vùng xa khi được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã sử dụng hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần nâng cao tỷ lệ thu hút khách du lịch như Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Can… Như vậy cho thấy, việc thực hiện nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã được sử dụng có hiệu quả góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch. Với mức vốn hỗ trợ từ ngân sách, năm sau cao hơn năm trước, nguồn vốn trên đã có tác động tích cực tới việc đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương, góp phần tăng cường khả năng đón khách du lich. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đóng vai trò như “vốn mồi” đã làm tăng đất du lịch, thu hút nhiều nguồn đầu tư khác trực tiếp vào công trình cơ sở hạ tầng du lịchvà cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn, đóng góp vào ngân sách từ hoạt động du lịch, nâng cao nhân thức về du lịch cộng đồng. Từ nguồn hỗ trợ trên nhiều địa phương đã tự cân đối bổ sung từ ngân sách địa phương cũng như huy động nguồn vốn từ việc đấu giá quyền sử dụng đấtv..v để thực hiện dự án. Về trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử . Ngoài việc khai thác khá hiệu quả các danh lam thắng cảnh, chúng ta cũng quan tâm khá nhiều đến vấn đề trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử. Có rất nhiều dự án liên quan đến vấn đề này. Từ việc tôn tạo các khu nhà cổ ở phố cổ Hà Nội đến trùng tu lại khu lăng tẩm thời nhà Nguyễn ở cố đô Huế hay tôn tạo lại khu phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn v…v đã chứng tỏ rằng chúng ta đầu tư phát triển du lịch theo phương châm phát triển bền vững. Đây là một hướng đi hợp lý cho những quốc gia có hướng phát triển du lịch mang đậm nét văn hoá như nước ta. Về nguồn nhân lực. Sự phát triển ngành du lịch như ngày hôm nay không thể không nói đến yếu tố con người. Việc đầu tư vào cán bộ chuyên ngành du lịch đã mang lại những hiệu quả nhất định. Ngành du lịch nước ta đã đi đúng hướng, ngày càng hoàn thiện, quy hoạch vùng miền có tiềm năng du lịch chính xác hơn, và việc đầu tư phát triển du lịch đã phù hợp hơn với quy hoạch. Việc đầu tư vào nhân viên phục vụ du lịch cũng đã được coi trọng, nhiều trường dạy nghề được mở ra. Tại các công ty lữ hành cũng tăng cường việc đào tạo nhân viên của mình bằng cách thuê các chuyên gia hoặc tự đào tạo nhằm tăng khả năng canh tranh giữa các công ty lữ hành với nhau. Hiện nay số lượng lao động làm việc trức tiếp trong ngành du lịch có bằng cấp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (30%), c ả nư ớc có 6000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ. Ngoài ra việc nâng cao ý thức của người dân đã được chú trọng hơn, nhà nước đã đầu tư khá nhiều tiền của vào các cuộc thi, các cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức của mọi thành viện trong xã hội đối với vấn đề giữ gìn bảo tồn các dịch tích lịch sử cũng như nét đẹp của văn hoá truyền. Bên cạnh đó giúp cho người dân có cách cư xử sao cho văn minh lịch sự, tạo một hình ảnh đẹp của Việt Nam trong lòng du khách. Về xúc tiến, quảng bá du lịch. Ngành du lịch có bước khởi sắc như hiện nay ngoài việc nhờ vào sự chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các di tích văn hoá, lịch sử, và nguồn nhân lực còn xuất phát từ hoạt động đầu tư xúc tiến du lịch. Đây là hoạt động rất quan trọng đối với du lịch hiện đại. Các cuộc hội chợ ở nước ngoài, những ngày Việt Nam ỏ nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường du lịch nước ta. Ngoài ra để tạo dựng hình ảnh địa phương mình các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã mỏ các cuộc hội thảo liên quan đến các thế mạnh du lịch với sự góp mặt của các chuyên gia trong ngành nhằm thu hút giới truyền thông, bên cạnh đó còn xuất bản những bài báo quảng bá du lịch nước nhà ra các quốc gia trên thế giới. Đây là một bước tiến mới rất có hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí vừa quảng bá hình ảnh đất nước một cách rộng rãi nhờ công nghệ thông tin toàn cầu. Như vậy, việc đầu tư phát triển du lịch đã có những hướng đi cụ thể, không còn khái quát một cách đại khái, đưa ngành du lịch nước ta trở thành một ngành có đóng góp vào GDP khá cao. 1.3.1.2 Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch. Bên cạnh những kết quả trên thì việc đầu tư vào ngành du lịch còn nhiều hạn chế nhất định. Yếu kém chung của ngành là còn thiếu sức cạnh tranh nhất là cạnh tranh quốc tế du hạn chế về trình độ khai thác tài nguyên, về môi trường du lịch, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ xúc tiến đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan