Chuyên đề Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU mở rộng

 

CHƯƠNG 1 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT, HỘI NHẬP 4

KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG EU 4

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của liên kết kinh tế quốc tế 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc trưng của liên kết kinh tế quốc tế 4

1.1.2 Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan. 6

1.1.3 Các tác động của liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế 7

1.1.3.1 Những tác động tích cực 7

1.1.3.2 Những tác động tiêu cực 8

1.1.4 Các loại hình liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế 8

1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của EU 10

1.2.1 Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu 10

1.2.2 Sự hình thành liên minh tiền tệ châu Âu 10

1.2.3 Thể chế của liên minh Châu Âu 11

1.2.4 Mục đích mở rộng của EU 12

1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 15

1.3.1 Về phía EU 15

1.3.2 Về phía Việt Nam 15

1.4 THỊ TRƯỜNG EU 17

1.4.1 Đặc điểm của thị trường EU 17

1.4.1.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối 18

1.4.2 Chính sách ngoại thương của EU 21

1.4.2.1 Biểu thuế quan thống nhất (CCT – Common Custom Tariff) 22

1.4.2.2 Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU 22

1.4.2.3 Chính sách chống bán phá giá 26

1.4.2.4 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu 27

1.4.3 Các yêu cầu của thị trường EU đối với hàng xuất khẩu 28

1.4.3.1 Thứ nhất là tiêu chuẩn chất lượng 28

1.4.3.2 Thứ hai là tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm 29

1.4.3.3 Thứ ba là tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng 29

1.4.3.4 Thứ tư là tiêu chuẩn bảo vệ môi trường 30

1.4.3.5 Thứ năm là tiêu chuẩn về lao động 30

CHƯƠNG 2 32

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI 32

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM 32

SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 32

2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 – NAY 32

2.1.1 Về kim ngạch 33

2.1.2 Về cơ cấu thị trường 35

2.1.3 Về cơ cấu xuất khẩu 36

2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 37

2.2.1 Về kim ngạch 37

2.2.2 Về cơ cấu thị trường từng nước EU 40

2.2.3 Về cơ cấu mặt hàng giày dép 44

2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 48

2.3.1 Về kim ngạch 48

2.3.2 Về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước EU mở rộng giai đoạn 2000 – 2005 51

2.3.3 Về cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính sang thị trường EU mở rộng giai đoạn 2000 – 2005 53

2.4 THỜI CƠ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 56

2.4.1 Cơ hội chung 56

2.4.1.1. EU mở rộng là thị trường thống nhất, có sức mua rất lớn, ổn định và phát triển với những chính sách và quy định chung cho tất cả các nước thành viên 56

2.4.1.2. EU dành cho Việt Nam sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế 59

2.4.1.3. EU mở rộng đang quan tâm và hướng hoạt động sang Châu Á 60

Trên nền tảng như vậy, một bên là EU và các nước thành viên, bên kia là ASEAN và các nước Đông Nam Á có thể phát triển một quan hệ đối tác vững mạnh, vừa nâng cao quan hệ khu vực với khu vực, vừa tăng cường mạng lưới cácquan hệ song phương của mình. 62

2.4.1.4 Sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu đối với tiến trình ra nhập WTO của Việt Nam 62

2.4.1.5 Các nước thành viên mới của EU25 vốn là thị trường truyền thồng của Việt Nam 65

2.4.1.6 Sự ra đời của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – EU đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác 2 bên 68

2.4.2 Riêng đối với mặt hàng giày dép 70

2.4.3 Riêng đối với mặt hàng thủy sản 72

2.5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 76

2.5.1 Khó khăn, thách thức chung 76

2.5.2 Đối với hàng giày dép 80

2.5.2 Đối với hàng thủy sản 83

CHƯƠNG 3 88

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU 88

HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG EU TỪ NAY ĐẾM NĂM 2010 88

3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 88

3.1.1 Nhân tố tác động 88

3.1.2 Triển vọng 89

3.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU – KIM CHỈ NAM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 91

3.3 ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010, TẦM NHÌN 2020 92

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 94

3.5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 96

3.5.1 Giải pháp tổng thể 96

3.5.1.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 96

3.5.1.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 100

3.5.1.3. Giải pháp khác 101

3.5.2 Giải pháp cho hàng giày dép 103

3.5.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 103

3.5.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 105

Hộp 12: Những lời khuyên cho các nhà xuất khẩu giày dép sang EU 108

Xu hướng thời trang 108

Mỗi thị trường, mỗi cơ hội 108

3.5.3 Giải pháp cho hàng thủy sản 109

3.5.3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 109

3.5.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 111

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU mở rộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu 10.000 tấn so với chưa đầy 1.000 tấn trong cùng kỳ năm 2005. Triển vọng về khả năng phát triển hơn nữa của các sản phẩm cá tra, basa vẫn có vẻ sáng sủa. Về mặt sản lượng, sự thích nghi với tình hình của thị trường tầm cỡ lớn sẽ vẫn là thách thức chủ yếu đối với ngành cá tra, basa của Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, có thể đánh giá triển vọng xuất khẩu của ngành thuỷ sản là hết sức khả quan vì dây là ngành mà Việt Nam chủ động được cả khâu nguyên liệu và chế biến. Để xuất khẩu thuỷ sản phát triển bền vững, ổn định, và tăng cường được vị thế trên các thị trường xuất khẩu quan trọng như EU thì Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của thuỷ sản nước nhà. 2.4 THỜI CƠ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU MỞ RỘNG 2.4.1 Cơ hội chung 2.4.1.1. EU mở rộng là thị trường thống nhất, có sức mua rất lớn, ổn định và phát triển với những chính sách và quy định chung cho tất cả các nước thành viên Qua 5 lần mở rộng từ các năm 1973, 1983, 1986, 1995 và đặc biệt mở rộng sang phía đông tháng 5 năm 2004 lên 25 thành viên, EU đã bao quát gần hết lãnh thổ châu Âu, trở thành một trong các trung tâm hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học và công nghệ. Thị trường EU rộng lớn với gần 490 triệu người tiêu dùng có thu nhập cao với tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11.000 tỉ USD, đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, chiếm 27,8% tổng GDP của cả thế giới, 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới và gần 1/2 luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu. Với ưu thế của một thị trường thống nhất, áp dụng chính sách kinh tế thương mại chung và đồng tiền chung và với sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ hàng đầu, EU trở thành mục tiêu trong chiến lược đối ngoại của nhiều nước. Chính sách thương mại của EU luôn hướng tới xoá bỏ các hạn chế thương mại, giảm thuế và tạo thuận lợi cho buôn bán toàn cầu phát triển bằng cách kết hợp chính sách đa phương, song phương và khu vực. Trong nhiều thập niên qua, quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Việt Nam với EU 15 đang trong thời kỳ phát triển. Phần lớn các nước thành viên EU mới quan hệ gần gũi, chặt chẽ với Việt Nam trong Hội đồng Tương trợ kinh tế trước đây. Sau khi EU mở rộng lần thứ năm, các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tiếp tục được hưởng thuế ưu đãi GSP không phải ở 15 nước mà ở 25 nước. Những thành viên mới thực hiện biểu thuế nhập khẩu chung của EU, nhìn chung thấp hơn mức thuế cũ. Trước đây, thuế nhập khẩu hàng công nghiệp vào các nước Trung và Đông Âu (CEEC) là từ 0 đến 42%, mức trung bình là khoảng 10 - 12% trong khi thuế nhập khẩu của EU15 là từ 0 đến 36,6%, với mức trung bình đối với hàng công nghiệp là 4,1%. Tuy nhiên, một số sản phẩm nông nghiệp vào EU lại có mức thuế quan cao hơn vào CEEC. Song, những mặt hàng có mức thuế vào EU cao hơn vào CEEC thì Việt Nam lại chưa có điều kiện xuất khẩu như sữa và sản phẩm sữa, trứng và thịt gia cầm. Hoặc một số sản phẩm EU áp dụng hạn ngạch như đường, chuối,... thì những mặt hàng này Việt Nam chưa có đủ khả năng xuất khẩu. Ngoài ra, khi luật lệ EU mở rộng ổn định hơn, thống nhất hơn, các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư, hợp tác kinh tế thuận lợi hơn, nhất là việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương với khu vực Đông Âu sẽ bảo đảm hơn theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, sẽ có thể dùng một đồng tiền được tính toán và thanh toán trong toàn khu vực là đồng EURO. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, giảm chi phí, giấy tờ hải quan do khi hàng hóa đã thông quan ở bất kỳ cảng nào thuộc khu vực sẽ được di chuyển khắp lãnh thổ cộng đồng theo hình thức vận tải nội địa. Quan hệ bạn hàng trước đây của Việt Nam với các nước thành viên EU mới sẽ có điều kiện được khôi phục và phát triển trở lại khi tình hình kinh tế của các nước này được cải thiện. Ngoài ra, đồng EURO ra đời đã mở ra cơ hội tuận lợi cho việc mở rộng chủng loại và khối lượng hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào EU, mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại EU. Các nhà xuất khẩu Việt Nam nay chỉ cần sử dụng một đơn vị tiền tệ là đồng EURO nên việc tính toán trong khi ký kết hợp đồng cũng như trong thương mại hay triển khai các chiến lược thâm nhập thị trường EU sẽ dễ dàng hơn. Hộp 3: EU mở rộng không phải là khó khăn, trái lại có nhiều thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam Ông MARKUS CORNARO, Đại sứ EU tại Việt Nam cho rằng: Trước hết tôi xin khẳng định, sau khi EU kết nạp thêm các thành viên mới đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác lớn hơn, tạo ra một bước đột phá lớn trong quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam. Sau sự kiện này, cả EU và Việt Nam sẽ có thêm nhiều yếu tố thuận lợi để làm mạnh thêm quan hệ hợp tác. Ví như, 10 nước thành viên mới sẽ làm phong phú hơn nhiều trong quan hệ với Việt Nam cả về ngôn ngữ, kinh nghiệm và các quan hệ truyền thống vốn mật thiết, cũng như có thêm hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam. Đó là cơ sở để tôi tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn giữa các bên. Có nhiều ý kiến cho rằng, nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn do EU đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất sang các nước thành viên mớ, nhưng ông MARKUS CORNARO lại cho rằng: Việc EU mở rộng không phải là khó khăn mà trái lại có nhiều thuận lợi hơn. Cụ thể là: một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn EU sẽ đơn giản hóa và đồng nhất các thủ tục cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường này; mức thuế trung bình cho hàng hóa Việt Nam vào EU cũng sẽ thấp hơn, bởi mức thuế chung của các thành viên EU áp dụng cho hàng hóa vào đây thấp hơn mức thuế mà 10 nước thành viên mới đã áp dụng trước đây. Cuối cùng, EU cũng có một hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam – hệ thống này sẽ được mở rộng áp dụng trong các nước thành viên mới. Ông MARKUS CORNARO cũng cho rằng sau khi mở rộng, 10 nước thành viên mới cũng sẽ áp dụng các quy định ngặt nghèo của EU về: vệ sinh an toàn thực phẩm; các thủ tục thương mại chặt chẽ từ đăng ký, hải quan, thuế quan... Nhưng một khi hàng hóa của Việt Nam đã tới 1 nước trong EU, có nghĩa là chuyến hàng đó đã tới EU và đem lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn, cũng như khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, không có cách nào tốt hơn là Việt Nam phải tăng chất lượng hàng hóa có sức cạnh tranh lên cao hơn. Trên thực tế, nhiều công ty của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, do đó cùng với việc mở rộng các mặt hàng, hàng hóa Việt Nam đã chiếm lĩnh và có thế mạnh ở châu Âu, Việt Nam có thể phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, cao su và một số hàng nông sản khác... Bên cạnh đó, những người Việt Nam đang sinh sống hợp pháp tại các nước vừa mới gia nhập có thể sẽ được tự do đi lại, buôn bán và tìm kiếm cơ hội làm ăn ở 25 quốc gia trong đại gia đình EU. Như vậy, Việt Nam thâm nhập thị trường này chỉ cần quán triệt một bộ luật chơi duy nhất mà không gặp sự chao đảo. Thâm nhập được vào EU sẽ tạo cho Việt Nam thế ổn định trong xuất khẩu. 2.4.1.2. EU dành cho Việt Nam sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế Trong mối quan hệ song phương, EU đã, đang và sẽ là một đối tác trụ cột của Việt Nam. Riêng 11 nước thành viên EU, đến năm 2004 đã có 372 dự án đầu tư trực tiếp (FDI), với tổng số vốn đăng ký trên 6 tỷ USD, trong đó đã thực hiện  được hơn 4,2 tỷ, tổng doanh thu đạt khoảng 1,13 tỷ USD mỗi năm, tạo việc làm cho 39.350 lao động trực tiếp. Các nước EU là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 1/3 tổng số vốn ODA, đa phần không hoàn lại. (Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư) Các nhà đầu tư của EU đã vào Việt Nam rất sớm. Ngày 30/11/ 2005, với 740 dự án, tổng vốn đăng ký lên đến 9,94 tỉ USD, EU đang là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Rất nhiều tập đoàn lớn hàng đầu của EU như: Shell (Hà Lan), BP (Anh), Total Elf Fian (Phấp), Siemen (Đức), Nokia (Thụy Điển), Alcatel (Pháp), Electrolux (Thụy Điển), Metro (Đức)... đã có mặt và kinh doanh khá thành công tại Việt Nam. Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác mới với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững, giúp Việt Nam xây dựng đất nước và nhanh chóng hội nhập với thế giới. Trong chiến lược hợp tác mới này, EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào hai lĩnh vực ưu tiên: (1) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục; (2) Trợ giúp cải cách kinh tế của Việt Nam theo cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Năm 2004, EU đã trợ giúp cho Việt Nam 600.000 euro để phòng chống dịch cúm gia cầm. Năm 2005, Việt Nam chủ động đưa ra “Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam- EU đến năm 2010 và định hướng 2015” với mục đích nâng cao mối quan hệ hai bên lên một tầm cao mới, trên cơ sở của mối quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác lâu dài, vì hoà bình và phát triển. Hộp 4 : Hỗ trợ kinh tế phát triển bền vững và cải thiện điều kiện đời sống cho những đối tượng nghèo ở Việt Nam Tăng cường hợp tác kinh tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, bao gồm cả việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Hỗ trợ bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn lực tự nhiên theo hướng sử dụng lâu dài, phát triển bền vững. Chiến lược quốc gia Việt Nam - EC 2002 -2006: Chiến lược này được xây dựng dựa trên mục tiêu của chính sách hợp tác của cộng đồng châu âu, mục tiêu chính sách kinh tế xã hội của Việt Nam và dựa trên thực tiễn hợp tác của hai bên từ trước đến nay. Nội dung của chiến lược này nêu rõ mục tiêu hợp tác của EC là nhằm : Hỗ trợ những cố gắng giảm nghèo của Việt Nam bằng các biện pháp kinh tế, xã hội và đảm bảo môi trường lâu dài. Hai mục tiêu chính của hoạt động hợp tác là giúp đỡ cải thiện phát triển con người và hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Nguồn: Báo cáo Vụ Âu Mỹ, Bộ Thương mại 2.4.1.3. EU mở rộng đang quan tâm và hướng hoạt động sang Châu Á Khối ASEAN sẽ là một đối tác rất quan trọng của EU, có thể nói EU là thị trường truyền thống của ASEAN. Việc EU mở rộng thành viên sẽ giúp cho các nước trong khối ASEAN mở rộng thị trường, gia tăng hạn ngạch xuất khẩu, thuận lợi lớn nhất đó là về thuế quan và hạn ngạch của EU bởi khối ASEAN đã từng quen thuộc với những quy định này. Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 được tổ chức vào tháng 10 năm 2005 tại Hà Nội. Đây là một hội nghị gây rất nhiều sự chú ý của thế giới. Chắc chắn đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới cũng như mở rộng hợp tác, kinh doanh với EU. Thêm vào đó, EU và ASEAN sẽ đàm phán FTA vào năm 2007. Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Peter Mandelson cho biết, EU hy vọng năm 2007 sẽ bắt đầu một vòng đàm phán sơ bộ về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của ASEAN với tổng kim ngạch song phương đạt khoảng 110 tỷ USD mỗi năm. Ông Mandelson mong muốn thúc đẩy FTA với ASEAN để giúp các doanh nghiệp EU tận dụng được tiềm năng ở khu vực đang phát triển nhanh này. Hiện nhiều doanh nghiệp EU vẫn chưa biết tới thị trường châu Á ngoài Trung Quốc. Theo các chuyên gia, FTA giữa ASEAN và EU cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ASEAN khi được tiếp cận với thị trường lớn nhất thế giới là EU, đồng thời mang lại nhiều cơ hội đầu tư và tạo công ăn việc làm trong khu vực. Đây là cơ hội lớn đối với các nước thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng để thúc đẩy quan hệ thương mại với EU. Hộp 5: EU mong muốn một mối quan hệ mới với ASEAN Ủy ban Châu Âu (EC) đã thông qua sáng kiến "Quan hệ đối tác mới với Đông Nam Á", đề ra một chiến lược toàn diện cho mối quan hệ của Liên minh châu Âu (EU) với khu vực Đông Nam Á. Trong buổi họp báo tại Hà Nội, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của EC, Pierre Amilhat cho hay, việc EC đưa ra khung quan hệ đối tác mới là sáng kiến "táo bạo" với mục đích "để người châu Âu cũng như các đối tác Đông Nam Á thấy khu vực này thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với EU và EU muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ nhiều tham vọng và toàn diện với các nước Đông Nam Á ". Đây là "một thông điệp, một lời đề nghị cụ thể và quan trọng cho đối thoại và hợp tác". Theo ông Amilhat, một trong những lý do chủ yếu dẫn tới việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên là cả EU và ASEAN đều rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư. Kinh tế Đông Nam Á đã hồi phục từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. ASEAN ngày càng là thị trường năng động với tiềm năng lớn chưa được khai thác bao nhiêu. Đồng thời thị trường EU thống nhất có sức hấp dẫn lớn đối với các nền kinh tế ASEAN. Một nghiên cứu mới đây về những diễn biến dài hạn trong thương mại quốc tế đã dự báo rằng đến năm 2050, trọng tâm của nền kinh tế thế giới sẽ chuyển sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á nổi lên thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Bất chấp sự không chắc chắn của những dự báo đó, dưới cái nhìn của EU, Đông Nam Á ngày càng trở thành một trong những động cơ tăng trưởng năng động nhất thế giới. Với các nền kinh tế hướng về xuất khẩu và một thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng gồm khoảng 530 triệu người, ASEAN là một khu vực có tầm quan trọng kinh tế to lớn. Về phần mình, EU mở rộng sẽ là thị trường kinh tế thống nhất lớn nhất, chiếm 27% GDP của thế giới. Một điều rất có ý nghĩa, đó là 16% kim ngạch xuất khẩu của ASEAN là sang EU, khiến cho EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ASEAN sau Mỹ. Khi EU mở rộng, kết nạp thêm thành viên mới, ASEAN sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, đứng trước Trung Quốc. Viện trợ hợp tác của EU cho Đông Nam Á đang tăng lên. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh và đối tác kinh tế chủ yếu của EU hiện đang xây dựng quan hệ đối tác và liên minh kinh tế với khu vực này hoặc với các nước thành viên riêng lẻ, điều này thách thức các lợi ích của EU tại khu vực. Vì thế EU sẽ phải khẳng định vai trò của mình trong "tập hợp đan xen chằng chịt" các quan hệ kinh tế với Đông Nam Á . Về đầu tư, sức mạnh kinh tế hiện tại và tiềm năng dài hạn của khu vực này tiếp tục gây sự chú ý của các chủ thể kinh tế EU. Trên nền tảng như vậy, một bên là EU và các nước thành viên, bên kia là ASEAN và các nước Đông Nam Á có thể phát triển một quan hệ đối tác vững mạnh, vừa nâng cao quan hệ khu vực với khu vực, vừa tăng cường mạng lưới cácquan hệ song phương của mình. Nguồn: Báo cáo Vụ Âu Mỹ, Bộ Thương mại 2.4.1.4 Sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu đối với tiến trình ra nhập WTO của Việt Nam Một là hỗ trợ về xây dựng nền kinh tế thị trường Đó chính là chương trình trợ giúp Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường Euro Tap Viet được ký năm 1994 (European Techical Asitance Programme). Chương trình này bao gồm 6 dự án nhỏ: - Dự án kế toán kiểm toán trị giá 7,5 triệu Euro cho Việt Nam cải tạo hệ thống kế toán, kiểm toán theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. - Dự án bảo hiểm, giúp Việt Nam các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực bảo hiểm - Dự án bảo đảm tiêu chuẩn và chất lượng nhằm giúp đỡ các đơn vị chế tạo của Việt Nam tiến kịp với trình độ Quốc tế và giúp các công ty Việt Nam thực hiện các hệ thống chất lượng, đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000. - Dự án về sở hữu trí tuệ hỗ trợ trong việc thực hiện các quy định do luật dân sự đầu tư của Việt Nam đưa ra nhằm bảo vệ quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá. - Dự án hỗ trợ khả năng hoạch định nền kinh tế trị giá 3,8 triệu euro giúp đỡ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đào tạo nhân sự trong việc sử dụng, thu thập, phân phối thông tin thông qua các hệ thống thông tin và công nghệ tiên tiến, đồng thời xây dựng một hệ thống thông tin quốc gia đáng tin cậy cho phép thực hiện việc phân tích dữ liệu kinh tế cơ bản. Hai là hỗ trợ cải cách thể chế và năng lực quản lý của các cơ quan chính phủ trong hội nhập kinh tế Quốc tế. Trước nhu cầu hội nhập Quốc tế của Việt Nam, EU đã thông qua Chiến lược 5 năm hợp tác hai lĩnh vực được tập trung là trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng kinh doanh thị trường để nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới mà cụ thể là giúp đỡ Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. Chiến lược này đã được thực hiện thông qua một loạt các chương trình, dự án cụ thể: - Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các trung gian tài chính cung cấp các khoản vay đối với các công ty vừa và nhỏ (Hiệp ước tài chính ký năm 2003, EC đóng góp 995 ngàn Euro). - Các chương trình phát triển khu vực tư nhân nhằm cải thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cấp tỉnh, và hỗ trợ cho việc hình thành các doanh nghiệp cũng như hiệp hội doanh nghiệp mới (được các quốc gia thành viên EU thông qua cuối năm2003, EC đóng góp 9,05 triệu Euro). - Chương trình quy hoạch môi trường đô thị, các nước thành viên EU thông qua năm 2003, EC đóng 10 triệu Euro - Chương trình huấn luyện đào tạo phiên dịch hội thảo, EC đóng góp 850 ngàn Euro - Chương trình phát triển thể chế với mục tiêu chính là đổi mới Quốc hội và bộ máy tư pháp. EC đóng góp 8 triệu Euro, thực hiện bắt đầu năm 2005. - Các chương trình hỗ trợ triển khai cải cách hành chính công tại cơ quan chính phủ như Bộ tài chính (1,5 triệu Euro) đặc biệt là trong khu vực thuế và hải quan; ngân hàng Nhà nước (2,3 triệu 31) và Kiểm toán Nhà nước (0,7 triệu Euro). - Dự án quốc gia về sở hữu trí tuệ giữa EC và các nước ASEAN (Chương trình ECAP II) và Việt Nam được nhận tài trợ 1,5 triệu Euro để triển khai hơn 50 hoạt động về sở hữu trí tuệ (bắt đầu từ tháng 3/2004). - Chương trình hỗ trợ đàm phán thương mại đa phương chuẩn bị gia nhập WTO MUTRAP II. Uỷ ban châu Âu đã cùng chính phủ Việt Nam đưa ra một sáng kiến chung đó là dự án hỗ trợ thương mại đa phương Mutrap (Multilateral Trade Assistance Project). Dự án này nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực, cải thiện điều kiện cho sự phát triển kinh tế ổn định và lâu dài thông qua hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế khu vực (ASEAN - NAFTA) và kinh tế toàn cầu (WTO). Chương trình MUTRAP 1988-2004 được EC tài trợ tổng trị giá 3,1 triệu Euro và MUTRAP II: 1/2005-6/2008 Ec tài trợ 5,1 triệu Euro. Ba là hỗ trợ trực tiếp trong tiến trình gia nhập WTO thông qua Hiệp ước song phương EU - Việt Nam - EU là đối tác lớn đầu tiên ký kết thoả thuận ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 10/2004. Đây là một sự hỗ trợ rất quan trọng việc thúc đẩy các bên đàm phán khác nhanh chóng đi đến những đàm phán thực chất. - Theo Thống kê của 12 nước mới trở thành viên của WTO, mức thuế trung bình trong các sản phẩm công nghiệp là 10,8%, sản phẩm nông nghiệp là 21,4% trong khi đó Hiệp định ký kết giữa EU và Việt Nam thoả thuận với các tỉ lệ tương ứng cho sản phẩm công nghiệp là 16%, nông nghiệp 24%, thủy sản 22%. Như vậy, đây là những mức thuế khá thuận lợi cho Việt Nam - Những nội dung thoả thuận trong Hiệp định giữa EU và Việt Nam sẽ là một tiêu chí quan trọng để Việt Nam thoả thuận thương lượng với các đối tác khác. Mặc dù về nguyên tắc, kết quả thương lượng của đối tác này không có giá trị ràng buộc với các đối tác khác nhưng nội dung thoả thuận với EU - đối tác thương mại lớn hàng đầu thế giới - sẽ có ý nghĩa tham khảo và định hướng hết sức quan trọng cho các đối tác còn lại. Bốn là hỗ trợ công nhận nền kinh tế thị trường Cùng với việc đi đầu trong việc ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, EU cũng đang đi đầu trong việc công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ - một yếu tố quan trọng gắn liền với các vấn đề tranh chấp trong WTO. Giống như tiến trình hội nhập WTO, Việt Nam cũng mong muốn EU sẽ là đối tác lớn đầu tiên thừa nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam để sau đó sự thừa nhận có thể được diễn ra cho đến khi nó được cộng đồng Quốc tế rộng rãi thừa nhận. 2.4.1.5 Các nước thành viên mới của EU25 vốn là thị trường truyền thồng của Việt Nam Việt Nam có thể sử dụng những thị trường của các thành viên mới như là thị trường kết nối để tiếp cận và mở rộng sang thị trường EU15, nhất là vào các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ trong cộng đồng. Ngoài ra, EU mở rộng cũng tạo ra tiềm năng phát triển đầu tư, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ như du lịch, lao động của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, trước mắt là sang các nước Trung và Đông Âu, tạo thành thị trường trung chuyển và là bàn đạp để kết nối với thị trường nội địa rộng lớn của EU nhờ quan hệ bạn hàng khá tốt của nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác ở khu vực này. Hơn nữa, các doanh nghiệp người Việt Nam tại Đông Âu cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hợp tác, quảng bá và tiếp thị những hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trên lãnh thổ cộng đồng. Hộp 6: Những thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Đông Âu Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đông Âu thời gian vừa qua chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là các loại giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ thông qua 3 con đường là: trực tiếp, qua nước trung gian và qua cộng đồng người Việt sinh sống tại đây. Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của các nước Đông Âu còn rất lớn. Vấn đề chính là Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này. Ví như Bulgaria, nhu cầu nhập khẩu cà phê mỗi năm là 50.000 tấn, nhưng tỷ lệ cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ chiếm khoảng 5%; mặt hàng cao su chiếm trên dưới 2%; than đá khoảng 10%. Với Ba Lan mặc dù lượng hàng xuất khẩu của nước ta năm vừa qua đã tăng được 26% nhưng tổng kim ngạch chỉ đạt 230 triệu USD, chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Theo các chuyên gia, Đông Âu từng là thị trường truyền thống của Việt Nam, nhưng cho đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa xuất vào đây được nhiều vì các nhóm hàng Việt Nam xuất vào Đông Âu chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch, chưa vào được các hệ thống cửa hàng cũng như siêu thị là những nơi có lượng hàng tiêu thụ rất lớn của các nước này. Một nguyên nhân nữa là hàng nông sản Việt Nam khi bán vào đây chủ yếu là dạng nguyên liệu nên không có thương hiệu, mà khách hàng ở các nước này khi mua bán trong cửa hàng, siêu thị đã chú trọng đến thương hiệu. Hơn nữa, nhiều nước ở Đông Âu đã là thành viên của EU nên hàng hoá vào đây phải đáp ứng tiêu chuẩn như vào EU. Riêng để tăng lượng hàng xuất khẩu vào Ba Lan - Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước này cho rằng, phải mở rộng mặt hàng và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn mẫu mã, nhất là kể từ tháng 5/2004, Ba Lan đã trở thành thành viên chính thức của EU Các chuyên gia cho rằng Việt Nam có 3 thuận lợi: Một là, cộng đồng người Việt đông đảo cùng các doanh nghiệp Việt Nam tại Đông Âu sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hoá, phát triển đầu tư sang Đông Âu. Hai là, hầu hết các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Đông Âu và EU đều được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ hàng dệt may. Ba là, các nước Đông Âu tham gia vào EU phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo biểu thuế chung của EU, việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương thực hiện theo thông lệ quốc tế. Cộng đồng người Việt đang sinh sống làm việc và kinh doanh tại châu Âu, gồm cả những nước thành viên cũ và mới, cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại, thắt chặt quan hệ hợp tác, tăng cường quảng bá và tiếp thị những hàng hoá là dịch vụ của Việt Nam trên lãnh thổ Cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài gốc Việt Nam đang sinh sống và kinh doanh tại khu vực này như Đức, Ba Lan, Hungari, Séc, Slôvakia,... sẽ là cầu nối vững chắc để các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài thương mại hàng hoá, có thể phát triển đầu tư, du lịch, lao động, trước mắt là sang khu vực trung và Đông Âu, sau đó sẽ là bước đệm để phát triến sang thị trường rộng lớn của Cộng đồng châu Âu. Hộp 7: Cơ hội cho sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Âu Nhiều người tin rằng việc mở rộng EU là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Âu vì tiêu chuẩn và cách thức kinh doanh của EU sẽ  tạo nên một môi trường cạnh tranh thật sự. Một sô nhà kinh tế cho rằng sự hội nhập này sẽ xóa dần đi sự khác biệt lớn về cung cách làm ăn, về cuộc sống của cộng đồng người Việt ở Đông Âu và Tây Âu mà từ trước đến nay là hai môi trường rất khác nhau. Đối với các doanh nghiệp trong nước, thị trường EU mở rộng sẽ thu hút nhiều hơn các mặt hàng từ Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực may mặc, nông sản, thủy hải sản. Nhất là đối với mặt hàng thủy hải sản, sau vụ kiện tôm và cá basa tại Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên lĩnh vực này cảm thấy hướng về thị trường EU sẽ  thuận lợi và  “đỡ phiền phức” hơn. Ông Diệp Hoài Minh, Giám đốc Công ty tư vấn – tiếp thị và thương mại điện tử Cẩm Vinh tại TP. Cần Thơ nhận định: việc các nước Đông Âu gia nhập EU chỉ tăng thêm thuận lợi cho nền ngoại thương Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa nên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường khác trong khối EU, tránh được hàng rào thuế quan hay thủ tục xuất nhập Hiện nay, theo số liệu của ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, có khoảng: 100.000 người Việt Nam sinh sống ở Liên bang Nga, 100.000 ở Đức, 25.000 ở Cộng hòa Czech, 20.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32826.doc
Tài liệu liên quan