MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 4
1.1.Khái niệm và vai trò của việc làm 4
1.1.1.Khái niệm về việc làm 4
1.1.2Vai trò của việc làm 6
1.2.Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa 6
1.2.1. Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa 6
1.2.1.1. Đô thị hóa 6
1.2.1.2. Tính tất yếu của đô thị hóa 12
1.2.2. Những vấn đề có tính quy luật trong chuyển biến KT – XH của một quận mới thành lập từ các xã, thị trấn 14
1.2.3.Sự cần thiết phải thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 17
1.2.4. Những vấn đề đặt ra của đô thị hóa đối với việc làm của những người bị thu hồi đất 19
1.2.4.1. Tác động của CNH, HĐH, đô thị hóa đối với lao động, việc làm của người có đất bị thu hồi. 19
1.2.4.2. Một số vấn đề bức xúc trong việc giải quyết việc làm cho những người bị thu hồi đất 21
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT Ở QUẬN CẦU GIẤY 24
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc làm của quận Cầu Giấy 24
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 24
2.1.1.1. Vị trí địa lý 24
2.1.1.2. Đất đai và địa hình 25
2.1.2. Dân số lao động 26
2.1.3. Quá trình đô thị hóa của Quận trong những năm qua 29
2.2. Thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình CNH – HĐH và quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy 30
2.2.1.Thực trạng chung về thu hồi đất của cả nước 30
2.2.2.Thực trạng thu hồi đất ở quận Cầu Giấy 36
2.2.3.Chính sách đền bù của Nhà nước đối với những hộ bị thu hồi đất 42
2.2.3.1.Chính sách chung 42
2.2.3.2. Chính sách đền bù của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy 44
2.3. Tình hình lao động việc làm cho những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy 45
2.3.1.Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất 45
2.3.2. Thực trạng kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ có đất bị thu hồi ở quận Cầu Giấy 49
2.4. Những ưu điểm, tồn tại và những vấn đề đặt ra cần giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 55
2.4.1.Những ưu điểm nổi bật 55
2.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân 56
2.4.3. Những vấn đề đặt ra nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất chuyển đổi mục đích sử dụng 57
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 60
3.1.Quan điểm và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi ở quận Cầu Giấy trong thời gian tới 60
3.1.1. Các quan điểm chủ đạo phát triển kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy trong thời gian tới 62
3.1.2. Phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi ở quận Cầu Giấy trong thời gian tới 63
3.2. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất 67
3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức và quản lý 67
3.2.1.1. Công tác quy hoạch kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, tổ chức tái định cư 67
3.2.1.2. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm cho người dân bị mất đất 68
3.2.1.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp 69
3.2.1.4. Thông tin, tuyên truyền và giáo dục 69
3.2.1.5. Công tác giải phóng mặt bằng 70
3.2.1.6. Xuất khẩu lao động 70
3.2.1.7. Công tác tổ chức thực hiện 71
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 72
3.2.2.1. Chính sách về tạo việc làm cho người bị thu hồi đất 72
3.2.2.2. Chính sách về đền bù và bồi thường thiệt hại 76
3.2.2.3. Chính sách về công tác tái định cư 77
3.2.2.4. Chính sách xã hội trong công tác thu hồi đất và giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi 78
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 ha vào năm 1995 xuống còn 6.125 ha năm 2000 (giảm 7,85%) để sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, chăn nuôi gia súc, trồng màu…
Thực trạng thu hồi đất ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đất nông nghiệp bị thu hồi ở Thành phố Hồ Chí Minh khá lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước, tốc độ phát triển kinh tế cao. Cùng với đó là tình hình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Từ năm 2001 đến nay trong quá trình phát triển công nghiệp, đô thị, phát triển công trình kết cấu hạ tầng, thành phố Hố Chí Minh đã tiến hành thu hồi đất và giao đất cho 1975 dự án với tổng diện tích là 15.330 ha, trong đó có khoảng 80% là diện tích đất nông nghiệp. Riêng trong 2 năm 2004 – 2005, Thành phố đã triển khai và thực hiện 1.007 dự án trong đó 32.706 hộ giải toả một lần, 36.832 hộ giả toả trắng.
*Mục đích sử dụng đất thu hồi
Đất thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và các mục đích khác. Tuy nhiên, trong số các mục đích xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và các cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt, đối với Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỷ lệ đất bị thu hồi sử dụng vào các đô thị và nhà ở là rất lớn (48,7% đối với Hà Nội; 59,7% đối với Đà Nẵng; 47,5 đối với Cần Thơ). Đây cũng là điều hợp lý bởi vì đây là các thành phố đang có tốc độ mở rộng đô thị cao, nhiều đơn vị nội đô mới được thành lập. Ngược lại, một số tỉnh khác như Bắc Ninh, Hà Tây và Bình Dương là những tỉnh có tỷ lệ đất thu hồi sử dụng vào xây dựng các khu công nghiệp rất cao (50,8% với Bắc Ninh; 52,5% với Hà Tây và 49,8% đối với Bình Dương). Đây cũng là những tỉnh trong diện điều tra có tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh, tốc độ phát triển công nghiệp cao. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ đất thu hồi sử dụng vào xây dựng các cơ sở hạ tầng rất cao, chiếm tới 92,5%.
Sự khác nhau về tỷ lệ đất thu hồi khác nhau giữa các tỉnh và thành phố sẽ đặt ra những vấn đề và khả năng giải quyết các vấn đề một cách khác nhau. Những địa phương có diện tích thu hồi sử dụng vào mục đích xây dựng công nghiệp sẽ tạo ra khả năng thu hút việc làm ở các khu công nghiệp mới hình thành. Những địa phương có tỷ lệ thu hồi đất cao cho mục đích xây dựng các khu đô thị sẽ có khó khăn hơn trong việc tạo việc làm từ nguồn đất đai bị thu hồi. Đây là vấn đề cần lưu ý đối với mỗi loại đất sử dụng để có thể chủ động khai thác ngay từ khi lập các dự án đầu tư xây dựng trên đất đai bị thu hồi ở địa phương.
Một số nhận xét chung về việc thu hồi đất trong những năm qua
Một là, thu hồi đất nông nghiệp là một trong những xu hướng chủ yếu trong sự biến động đất đai, trong xu thế đô thị hóa hiện nay. Thu hồi đất đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp một cách đáng kể. Điều này tác động tới thu nhập, đời sống của lao động theo những chiều hướng và mức độ khác nhau. Trong đó, giải quyết việc làm cho các hộ có đất bị thu hẹp là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.
Hai là, diện tích đất nông nghiệp nói riêng và các loại đất nói chung bị thu hồi là khác nhau giữa các địa phương. Mức độ thu hồi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí đất, vào mục đích quy hoạch chung của tỉnh, thành phố…
Bà là, đất đai bị thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng được sử dụng vào 3 mục đích chính: Xây dựng các cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp và khu đô thị. Tỷ lệ đất thu hồi cho các mục đích này cũng có sự khác nhau giữa các địa phương. Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất một mặt tạo khả năng khai thác đất, mặt khác cũng tạo những khả năng khác nhau về giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của các hộ bị thu hồi đất. Đây cũng là điểm cần lưu ý giải quyết trên thực tế.
Thực trạng thu hồi đất ở quận Cầu Giấy
Biến động đất đai của quận Cầu Giấy giai đoạn 1997 – 2006
Theo báo cáo chỉ tiêu kinh tế Quận thực hiện 2000 – 2006, quận Cầu Giấy có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 1.204,5 ha.
Trong đó diện tích của từng phường trong Quận như sau:
+ Phường Trung Hòa: 245,795 ha + Phường Nghĩa Tân: 57,335 ha
+ Phường Quan Hoa: 99,91 ha + Phường Dịch Vọng: 262,67 ha
+ Phường Nghĩa Đô: 129,38 ha + Phường Mai Dịch: 193,07 ha
+ Yên Hòa: 207,18 ha
Trong thời kỳ 1998 – 2006, do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, cơ cấu đất đai Quận có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1998 diện tích đất tự nhiên là 1.195,4 ha, thì đến năm 2000 tổng diện tích đất tự nhiên đã tăng lên 1.204,5 ha, tăng 9,1 ha (0,76%) và giữ nguyên cho đến thời điểm hiện nay. Sở dĩ diện tích đất tự nhiên tăng là do khi tiến hành bàn giao đất từ huyện Từ Liêm cho quận Cầu Giấy mới thành lập đã báo cáo chưa đúng với thực tế. Đến khi quận Cầu Giấy tiến hành điều tra lại thì thực tế tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Quận là 1.204,5 ha chứ không phải là 1.195,4 ha như khi huyện Từ Liêm bàn giao trên sổ sách.
Biểu 6. Biến động diện tích đất nông nghiệp quận Cầu Giấy thời kỳ 1998 – 2007
Đơn vị: ha, %
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Diện tích đất tự nhiên (ha)
1.204,5
1.204,5
1.204,5
1.204,5
1.204,5
1.204,5
1.204,5
1.204,5
Tổng diện tích đất nông nghiệp
362,00
339,00
234,00
163,00
155,00
87,54
86,34
81,67
Đất sản xuất nông nghiệp
213,62
134,92
104,50
84,05
76,32
68,03
66,83
62,82
1. Đất trồng cây hàng năm
210,43
131,73
102,74
82,29
74,56
66,76
65,56
61,55
1.1. Đất trồng lúa
136,40
77,40
52,42
40,31
37,44
33,95
32,75
30,64
1.1.1. Đất chuyên trồng lúa nước
115,86
62,05
43,21
31,10
28,90
26,84
25,64
24,43
1.1.2. Đất trồng lúa nước còn lại
20,54
15,35
9,21
9,21
8,54
7,11
7,11
6,21
1.1.3. Đất trồng lúa nương
0
0
0
0
0
0
0
0
1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
0
0
0
0
0
0
0
0
1.2.1. Đất trồng cỏ
0
0
0
0
0
0
0
0
1.2.2. Đất cỏ tự nhiên có cải tạo
0
0
0
0
0
0
0
0
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác
74.03
54,33
50,32
41,98
37,12
32,81
32.81
30.91
1.3.1. Đất bằng trồng cây hàng năm khác
74,03
54,33
50,32
41,98
37,12
32,81
32.81
27.66
1.3.2. Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
0
0
0
0
0
0
0
3.25
2. Đất trồng cây lâu năm
3.19
3,19
1,76
1,76
1,76
1,27
1.27
1.27
2.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
0
0
0
0
0
0
0
0
2.2. Đất trồng cây ăn quả lâu năm
3,19
3,19
1,76
1,76
1,76
1,27
1.27
1.27
2.3. Đất trồng cây lâu năm khác
0
0
0
0
0
0
0
0
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Cầu Giấy
Số liệu năm 2007 được tính vào thời điểm 31/01/2007
Từ các số liệu ở biểu 6, ta có thể thấy rõ diện tích đất nông nghiệp của Quận giảm mạnh trong thời gian qua. Năm 2000, diện tích đất nông nghiệp của Quận là 362 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 213,62 ha. Năm 2001, tương ứng 339 ha và 134,92 ha. Như vậy, năm 2002 diện tích đất nông nghiệp giảm 23 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 78,7 ha. Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Tuy vậy, trong 3 năm 2005, 2006, 2007 diện tích đất nông nghiệp không biến động nhiều. Năm 2005, toàn Quận còn lại 87,54 ha đất nông nghiệp (7,27%). Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng lúa chiếm đa số (lúa nước). Tuy vậym, cho đến nay (31/01/2007) diện tích đất trồng lúa nước chỉ còn 30,64 ha, giảm 105,76 ha so với năm 2000. Cho đến ngày 31/01/2007, diện tích đất nông nghiệp toàn Quận là 81,67 ha (6,78%), giảm không đáng kể so với năm 2005. Tuy vậy, con số này sẽ giảm mạnh từ bây giờ cho đến cuối năm 2007 vì Quận đang tiến hành quy hoạch đô thị, tiếp tục thu hồi đất nông nghiệp.
Đây là một dấu hiệu tốt khi Quận đang tiến hành quá trình đô thị hóa với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ là chủ yếu. Nguyên nhân của tình trạng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp là do quá trình đô thị hóa. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa, thì nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các công trình công cộng…xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng đòi hỏi phải mở rộng quy mô, đặc biệt là các khu công nghiệp. Hầu hết các khu này đều lấy đất từ các khu nông nghiệp và lâm nghiệp. Bởi vậy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại cho đến lúc mất dần đi. Điều này cũng là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố Hà Nội. Hiện tại, ở Cầu Giấy, có 2 khu công nghiệp xuyên qua Quận và được bố trí theo hai hướng là theo các trục chính và theo các vành đai; Bên cạnh đó, Quận còn nằm trên trục đường chính nối Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh, với chùm đô thị đối trọng là Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây.
Diện tích đất đai bị thu hồi
Cầu Giấy là một Quận hình thành từ các xã, thị trấn ven nội, có diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn các Quận nội thành cũ và các Quận mới thành lập như Tây Hồ, Thanh Xuân nhưng những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm rất mạnh.
Biểu 7. Diện tích đất nông nghiệp quận Cầu Giấy giai đoạn từ
năm 2005 – 2007
Đơn vị: ha
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng diện tích đất nông nghiệp Trong đó:
87,54
86,34
81,67
1. Đất sản xuất nông nghiệp
68,03
66,83
62,82
2. Đất lâm nghiệp
0
0
0
3. Đất nuôi trồng thủy sản
17,26
17,26
14,89
4. Đất làm muối
0
0
0
5. Đất nông nghiệp khác
2,25
2,25
3,96
ơ
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Cầu Giấy
Ghi chú: Số liệu năm 2007 được thống kê vào ngày 31/01/2007
Như vậy, có thể thấy diện tích đất nông nghiệp của Quận trong 3 năm 2005, 2006, 2007 biến động không nhiều. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh từ năm 1997 đến 2005 rồi chững lại. Từ năm 2005 đến năm 31/01/2007, chỉ giảm 5,87 ha. Tuy vậy, kế hoạch của Quận là tiếp tục cắt giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, thu hồi đất phục vụ cho các công trình công cộng, các cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu kinh tế…
Biểu 8. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thời kỳ 1998 – 2006
Đơn vị: ha
Năm
Phường
1998
2000
2002
2004
2006
Tổng
Trung Hòa
3,83
27,71
49,7
71,6
80,35
233,19
Yên Hòa
1,82
2,61
7,04
11,6
15,12
38,19
Nghĩa Đô
0,59
0,80
0,98
1,16
1,37
4,9
Dịch Vọng
1,31
8,78
32,68
56,7
63,23
162,7
Mai Dịch
0,98
10,59
12,4
14,2
15,21
53,38
Quan Hoa
-
-
-
-
-
-
Nghĩa Tân
-
-
-
-
-
-
Tính chung
8,53
50,49
102,80
155,26
175,28
492,36
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Theo bảng số liệu trên thì tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy của dân từ 1998 – 2006 ở 5 phường để đáp ứng cho quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa là 492,36 ha (trừ 2 phường Quan Hoa và Nghĩa Tân không sản xuất nông nghiệp).
Theo số liệu trên, ta thấy 2 phường bị mất đất nhiều nhất là phường Trung Hòa (233,19 ha) và phường Dịch Vọng (162,7 ha). Tiếp theo đó, là phường Mai Dịch (53,38 ha). 2 phường còn lại là Yên Hòa và Nghĩa Đô, diện tích mất đất nhỏ. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp còn lại trong Quận không lớn, đa số lại bị kẹt giữa các dự án chung cư hay khu công nghiệp, đô thị…Do đó, số đất này hầu như không thể tiếp tục sản xuất vì không có hệ thống thủy lợi.
Mục đích sử dụng đất thu hồi
Việc thu hồi đất ở quận Cầu Giấy nằm trong xu thế chung của cả nước. Do vậy, mục đích sử dụng đất thu hồi cũng nằm trong xu thế đó của cả nước, đó là: xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng…Trong đó, đặc biệt là phục vụ cho quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu đô thị. Hiện tại, ở Quận đã có 2 khu công nghiệp, hàng trăm hộ chung cư. Một số khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Trung Yên (37,5 ha), Làng Quốc tế Thăng Long (10,2 ha), Khu đô thị mới Yên Hòa (39,07 ha), Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (67,27 ha)…
Chính sách đền bù của Nhà nước đối với những hộ bị thu hồi đất
Chính sách chung
Thu hồi đất khiến cho nông dân mất đất để tiến hành sản xuất. Nhiều hộ phải chuyển sang lĩnh vực khác. Tuy vậy, không dễ chút nào để có thể thực hiện ngay được việc đó. Do vậy, để đảm bảo đời sống của người dân bị mất đất, chính sách đền bù là một trong những chính sách hết sức đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lợi ích của nhân dân, nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân. Trước khi có nghị định đất đai, Nghị định 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất… Thông tư 1792/TTg ngày 11/1/1970 của Thủ tướng chính phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu năm, hoa màu khác, những vùng kinh tế mở của thành phố.
Theo như Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh xã hội Nguyễn Thị Hằng,ở nước ta hiện nay để giải quyết việc làm cho nông dân mất đất sản xuất thì tháng 10 năm 2004, chính phủ thực hiện phê duyệt chương trình đào tạo cho các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội để giải quyết vấn đề chuyển đổi ngành nghề cho người lao động ở nông thôn. Lĩnh vực dạy nghề ở nước ta hiện nay là một hệ mở, đào tạo nghề cho mọi người dân đến tuổi lao động có nhu cầu học nghề. Theo chỉ tiêu đào tạo nghề mà Quốc Hội giao cho Chính Phủ là trên 1 triệu người/năm, nhưng ngân sách hiện nay chỉ hỗ trợ cho đào tạo nghề khoảng 150.000 – 180.000 người/năm. Phần còn lại một số nơi phải hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Vì vậy khó có thể đào tạo nghề cho tất cả nông dân được.
Sau luật đất đai năm 1993 cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, một số nghị định của chính phủ về việc bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản bị thu hồi đất được ban hành như Nghị định 90/ CP ngày 17/8/1994 quy định về việc thực hiện đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định 87/CP ngày 17/8 năm 1994 quy định khung giá các loại đất và nghị định 22/CP ngày 14/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (thay Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994) là những cơ sở pháp lý mà các địa phương vận dụng thi hành có tính đến điều kiện của địa phương mình.
Bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản khi thu hồi đất không chỉ vì lợi ích của người bị thu hồi mà còn vì lợi ích của Nhà nước. Nó liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công của dự án đầu tư .
Các địa phương vận dụng nghị định 22/CP để tính việc đền bù thiệt hại về đất, tài sản, ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, xây dựng các khu vực tái định cư…Như luật đất đai sửa đổi ngày 1/7/2004 thể hiện tư tưởng nhất quán rằng “bảo đảm chính sách lớn của Nhà nước về đất đai, người trực tiếp làm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất để sản xuất”. Bộ tài chính đã hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để trình Chính Phủ trước ngày 1/7/2004 thay thế cho nghị định số 22 đang áp dụng. Theo bản dự thảo này thì giá đất để tính bồi thường là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo nguyên tắc và phương pháp xác định của Chính Phủ quy định và công bố hàng năm. Như vậy hệ số K theo Nghị định 22 sẽ bị bãi bỏ. Bảng giá đất mà UBND các tỉnh ban hành sau ngày 1/7/2004 sát với giá đất đang giao dịch trên thị trường bảo đảm cho người bị thu hồi đất có điều kiện tái tạo lại quỹ đất mà Nhà nước đã thu hồi.
Như vậy, khi thu hồi đất có những phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho người dân. Có thể đền bù bằng tiến, nhưng cũng có thể bồi thường bằng đất. Hai phương thức xử lý trên được thực hiện ở hầu hết các địa phương. Nhưng, bồi thường bằng tiền được áp dụng rộng rãi hơn cả. Cũng có một số địa phương bồi thường cho hộ dân bị thu hồi đất ở bằng nhà ở. Nhà ở bồi thường chủ yếu cho các hộ trong nội đô, bị thu hồi hoàn toàn đất và nhà ở. Việc bồi thường bằng nhà ở có ưu điểm là giải quyết chỗ ở ngay cho những người bị thu hồi đất. Nó thuận lợi cho các hộ vốn ở nhà tầng, các hộ ở trong ngõ phố và các hộ đã có công việc ổn định không phụ thuộc vào nhà ở. Việc xây dựng các khu tái định cư, đặc biệt việc đưa các hộ nhà mặt phố lên ở nhà cao tầng đã tác động tiêu cực đến đời sống của họ.
2.2.3.2. Chính sách đền bù của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy
Thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của toàn Thành phố, quận Cầu Giấy tiến hành bồi thường, đền bù cho các hộ bị mất đất theo giá thị trường, đồng thời, dựa vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng loại đất để đề ra bảng giá đền bù hợp lý. Giá tiền bình quân bồi thường 1 m2 cho đất nông nghiệp bị thu hồi là 100.000đ, với đất ở là 2.000.000đ.
Biểu 9. Tiền bồi thường bình quân một hộ phân theo loại đất ở quận Cầu Giấy
Đơn vị: Triệu đồng
Loại đất
Số tiền
Đất ở
398,2
Đất nông nghiệp
53,1
Đất phi nông nghiệp
146,7
Đất khác
-
Nguồn: Phòng Tài chính quận Cầu Giấy
Từ đó, ta có thể thấy được sự chênh lệch về tiền bồi thường đối với từng loại đất. Đất nông nghiệp được bồi thường ít nhất (53,1 triệu đồng/1 hộ), trong khi đất ở là 398,2 triệu đồng/1 hộ. Tại Quận Cầu Giấy thì diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng sang các lĩnh vực khác. Tuy đã có khung giá quy định đối với diện tích đất thu hồi, nhưng khi tiến hành thu hồi đất, Quận cũng đã áp dụng khá linh hoạt về việc đền bù cho người dân có đất bị thu hồi. Nếu bị thu hồi 30 – 50% diện tích đất thì hỗ trọ chuyển đổi nghề nghiệp cho 1 lao động; nếu bị thu hồi 50 – 70% diện tích đất thì hỗ trợ 2 lao động; nếu bị thu hồi trên 70% diện tích đất thì hỗ trợ toàn bộ lao động mà trong hộ có, mỗi lao động được hỗ trợ 3.800.000đ. Đặc biệt Quận đã chú trọng tới sự thỏa thuận giữa chính quyền với người dân, đảm bảo sự tin cậy của dân.
2.3. Tình hình lao động việc làm cho những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất ở quận Cầu Giấy
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất
Trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và xuất phát điểm về kinh tế của Quận nhỏ bé, có nhiều khó khăn, Quận ủy đã quan tâm đầu tư và tập trung chỉ đạo. Nhìn chung, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực kinh tế đều có sự tăng trưởng, phát triển. Trong tiến trình CNH, HĐH của Quận trong 10 năm tới sẽ bước sang một giai đoạn mới với sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, cả cơ cấu ngành lẫn trong nội bộ từng ngành theo xu hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, trong đó tỷ trọng nông nghiệp sẽ giảm mạnh và thay vào đó là sự phát triển, gia tăng các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tài chính, khoa học công nghệ. Các ngành này sẽ thu hút một lực lượng lao động khá lớn, sẵn có tại địa phương và các nơi khác vào làm việc. Điều này sẽ làm thay đổi về cơ bản quy mô và cơ cấu lao động hiện nay của Quận
Biểu 10. Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy giai đoạn 1998 – 2006
Đơn vị: %
Năm
Ngành
1998
2000
2002
2004
2006
Tổng số
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
71
20,3
14,6
10,8
3,75
Công nghiệp – xây dựng
4,5
46,8
42,5
38,3
35,52
Thương mại – dịch vụ
8
23,98
36,7
41,6
50,15
Công việc khác
16,6
8,92
6,2
9,3
10,58
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Số liệu từ biểu 8 cho thấy số lao động nông nghiệp giảm đi rõ rệt và có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác. Hiện nay, số lao động nông nghiệp đang duy trì sản xuất nông nghiệp hầu hết hoạt động trong loại hình HTX, tổ sản xuất (năm 2002 là 1.311 lao động, năm 2003 là 995 lao động và năm 2004 là 645 lao động). Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu và yếu về năng lực, hầu hết các cán bộ quản lý chưa trải qua công tác quản trị kinh doanh, chưa có kiến thức cơ bản về pháp luật và quản lý kinh tế nên chưa bắt kịp hoạt động kinh tế thị trường, chưa dám mạnh dạn đầu tư SXKD và chưa thực sự thu hút được nhiều lao động nông nghiệp.
Nhà nước thu hồi diện tích đất nông nghiệp cho các dự án đô thị nên việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện không ổn định. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do không có hệ thống thuỷ lợi nên bà con nông dân chuyển sang trồng rau, màu, hoa các loại (cây có giá trị kinh tế). Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 34 triệu đồng/ha (năm 2005).
Được sự hỗ trợ của Quận, một số HTX nông nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý chợ như: HTX nông nghiệp Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng (cùng UBND Phường Dịch Vọng) đã tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động khi nhà nước thu hồi đất.
Lực lượng lao động nông nghiệp quận Cầu Giấy được đánh giá là tương đối trẻ, phần lớn đã có trình độ văn hóa từ cấp II trở lên. Do vậy, trình độ nhận thức tương đối khá và đồng đều. Đây là yếu tố thuận lợi cho nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi ngày càng cao các tri thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Theo kết quả điều tra, trình độ lao động nông nghiệp đã từng bước được nâng lên, nhưng nhìn chung, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Khi phân tích cơ cấu lao động, ta thấy cơ cấu lao động của Quận tương đối trẻ (55% lao động độ tuổi thanh niên, 15 – 35 tuổi) và giàu kinh nghiệm (27,3% lao động độ tuổi 36 – 45 tuổi). Đây vừa là thế mạnh, vừa là khó khăn trong việc giải quyết việc làm, thu hút lao động vào các ngành sản xuất kinh doanh.
Biểu 11. Cơ cấu nghề nghiệp của người dân có đất bị thu hồi trước khi bị thu hồi đất
Đơn vị tính: %
Phường
Không
việc làm
Nông
Dân
Công
nhân
Hành
chính
Buôn
Bán
Việc khác
Già yếu
Trung Hòa
5,5
50,25
19,44
6,3
5,5
12,31
0,7
Yên Hòa
4,7
55,26
14,2
4,3
4,6
16,84
0,1
Nghĩa Đô
4,2
52,34
23,41
5,23
4,72
9,7
0,4
Dịch Vọng
3,92
56,23
10,51
10,24
13,2
5,7
0,2
Mai Dịch
2,1
46,02
15,32
8,11
8,0
20,35
0,1
Quan Hoa
1,54
69,45
8,7
5,6
5,8
8,5
0,41
Nghĩa Tân
5,1
59,75
9,7
3,0
4,5
17,85
0,1
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Cầu Giấy
Biểu 12. Cơ cấu nghề nghiệp của người dân có đất bị thu hồi sau khi bị thu hồi đất
Đơn vị tính: %
Phường
Không việc làm
Nông dân
Công nhân
Hành chính
Buôn bán
Việc khác
Già yếu
Trung Hòa
17,75
0
25,2
6,9
20,21
29,34
0,6
Yên Hòa
14,15
0
24,25
5,2
30,12
25,78
0,5
Nghĩa Đô
15,71
0
20,17
6,5
26,27
30,25
1,1
Dịch Vọng
10,75
0
30,63
12,31
25,16
20,35
0,8
Mai Dịch
8,6
0
26,28
8,9
20,8
34,92
0,5
Quan Hoa
9,1
0
15,21
6,2
30,51
38,68
0,3
Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội quận Cầu Giấy
Ghi chú: Số liệu điều tra được tính vào 31/01/2007
Từ số liệu 2 biểu trên, so sánh công việc trước và sau khi bị thu hồi đất, ta thấy:
Số người không có việc làm tăng 6,99% (từ 3,87% lên 10,86%)
Mặc dù còn đất nông nghiệp nhưng trên địa bàn Quận không còn nông dân
Số người làm việc công nghiệp tăng 5,78% (từ 14,41% lên 20,25%)
Số người làm hành chính tăng 0,46% (từ 6,11% lên 6,57%)
Số người buôn bán tăng 15,25% (từ 6,62% lên 21,87%)
Số người làm công việc khác (xe ôm, làm thuê…) tăng 12,59% (từ 13,03% lên 25,62%)
Số người già tăng 0,25% (từ 0,29% lên 0,54%)
Sự chuyển dịch như vậy là theo xu hướng tiến bộ. Tuy nhiên, số người không có việc làm tăng là điều rất đáng lo ngại. Trong số những người có việc làm, số người có việc làm gắn với quá trình Công nghiệp hóa cũng không nhiều, chỉ tăng 5,78%. Trong khi đó, số người buôn bán tăng 15,25%; số người làm thuê, xe ôm tăng đáng kể (12,59%). Đó cũng là lẽ tất nhiên. Bởi trình độ chuyên môn của người nông dân rất thấp, chất lượng đào tạo cho số lao động nông nghiệp cũng không cao. Bởi vậy, chỉ có số ít được tuyển vào các khu công nghiệp. Rất nhiều các khu chợ mọc lên trên khắp các phường. Do vậy, đã làm cho số người buôn bán nhỏ lẻ tăng nhanh. Xe ôm cũng thu hút nhiều người. Chính vì vậy, số người làm công việc khác tăng nhiều. Tuy vậy, cũng cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để giải quyết việc làm cho những người thất nghiệp.
Thực trạng kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ có đất bị thu hồi ở quận Cầu Giấy
Quá trình thu hồi đất ở quận Cầu Giấy đến nay vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Nếu như trước đây, 1 ha đất nông nghiệp chỉ cần 1 – 2 lao động để tiến hành sản xuất thì nay đối với 1 ha đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ thì cần nhiều lao động hơn. Do đó, thu hồi đất cũng là một thuận lợi trong việc tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, nhất là hiện nay, số lượng dân cư đang ngày càng tăng. Việc thành lập các Công ty tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa tạo việc làm, đồng thời giảm bớt căng thẳng về tình hình thất nghiệp trong xã hội hiện nay. Vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi là vấn đề rất cấp bách. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp như dịch vụ, thương mại, công nghiệp sẽ tạo khả năng mở và nhiều chỗ làm hơn cho người dân. Ngay trong ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến, chuyển đổi t nông nghiệp sử dụng ít lao động nông nghiệp sang sử dụng nhiều lao động hơn. Trước đây, trồng lúa chỉ cần 1 – 2 lao động/ha thì nay khi chuyển sang trồng hoa, cây công nghiệp thì lượng lao động cần nhiều hơn vì các khâu sản xuất đòi hỏi cao hơn. Hiện nay, đời sống người dân đã dần được nâng cao, do đó ngoài nhu cầu về vật chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32099.doc