CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 1
A. CẤU TRÚC VỐN 1
I. Cấu trúc vốn tối ưu và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu 1
1. Cấu trúc vốn 1
2. Cấu trúc vốn tối ưu 1
3. Các nhân tố tác động đến việc cây dựng cấu trúc vốn 2
II. Tác động của cấu trúc vốn tối ưu đến doanh lợi và rủi ro 4
1. Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính 4
1.1. Khái niệm rủi ro tài chính 4
1.2. Khái niệm đòn bẩy tài chính 5
1.3. Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ đông thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS 5
1.4. Tấm chắn thuế từ lãi vay 8
1.5. Rủi ro tài chính và độ nghiêng đòn bẩy tài chính 8
2. Phân tích EBIT – EPS, một kỹ thuật quan trọng trong hoạch định cấu trúc vốn 10
3. Quy trình hoạch đinh cấu trúc vốn trong thực tế 14
4. Cấu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp 15
4.1. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (NOI approach) 16
B. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 17
I. Chi phí sử dụng các loại vốn 17
1. Chi phí sử dụng nợ 18
1.1. Chi phí sử dụng nợ trước thuế (rD) 18
1.2. Chi phí sử dụng nợ sau thuế 18
2. Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi (rP) 18
3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường 19
3.1 Mô hình tăng trưởng cổ tức (DCF) 19
3.2. Mô hình định giá tài sản vồn (CAPM) 20
II. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 21
1. Khái niệm: 21
2. Mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn 22
III. Chi phí sử dụng vốn biên tế và quyết định đầu tư 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU MINH HẢI 27
A. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU MINH HẢI 27
1 . Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 27
2. Đánh giá thực trạng Công ty CP Chế Biến TS Xuất Khẩu Minh Hải 35
B. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 40
1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty năm 2005 – 2006 42
2. Nợ phải trả: 43
3. Nợ dài hạn 44
4. Nợ ngắn hạn: 45
5. Vốn chủ sở hữu: 51
6. Phân tích cấu trúc vốn của Công ty qua 2 năm: 52
7. Phân tích chi phí sử dụng vốn tại Công ty năm 2005 – 2006: 54
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 68
73 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn tăng qua các năm. Năm 2006 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của công ty trong thởi gian hoạt động với doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
Với khẩu hiệu “ Minh Hải Jostoco luôn sẳn sàng đáp ứng mọi sự thoả mãn của khách hàng”, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải đang khẳng định từng bước đi của mình trong sự phát triển và trên bước đường hội nhập.
- Cơ cấu tổ chức và quản lý:
Tính đến thời điểm 31/12/2006 công ty có tất cả là 1100 nhân viên, trong đó có 69 cán bộ.
- Đối với bộ phận cán bộ và nhân viên quản lý trình độ cao nhất là Đại học và thấp nhất là Trung học chuyên nghiệp theo nghề.
- Đối với công nhân: cao nhất trong phân xưởng là Kỹ sư và thấp nhất là lao động hành nghề, trình độ tối thiểu là tốt nghiệp Trung học cơ sở. Số công nhân lao động được tổ chức làm việc theo ca đuợc phân công làm việc toàn thời gian, đứng đầu là trưởng phân xưởng tiếp đến là các phó phân xưởng . Các công nhân viên của công ty phải chịu toàn bộ trách nhiệm của mình, báo cáo công việc một cách liên tục thường xuyên cho những người quản lý và có thể trực tiếp đưa ra ý kiến ra trước công đoàn và ban Giám đốc. Thời gian làm việc được tính cho công nhân viên thông qua bảng chấm công.
Về tổ chức được thể hiện theo lược đồ sau:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BANKIỂM SOÁT
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG QL CHẤT LƯỢNG & CÔNG NGHỆ
CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
GĐ KINH DOANH
GĐ TÀI CHÍNH
GĐ NHÂN SỰ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Chế Biến
Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải.
(Nguồn : www.jostoco.com.vn)
Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, với quy mô của công ty, mục tiêu chung nhằm trên cở tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng xuất lao động cao, phân công công việc đúng ngành nghề, chuyên môn, được sắp xếp hợp lý, hiệu quả mang lại càng cao.
Bộ phận lãnh đạo
- Về Hội Đồng Quản Trị:
Đứng đầu công ty là Hội Đồng Quản Trị (9 thành viên).Hội đồng quản trị là người đại diện cho toàn bộ cổ đông của công ty quản lý chung, đưa ra các quyết định phù hợp chính sách của công ty, và đồng thời chịu trách nhiệm về những chủ trương của mình đối với việc điều hành , quyết định sản xuất kinh doanh và ngân sách năm, xác định các mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động; đề xuất các cổ phiếu phát hành; đề xuất mức cổ tức hàng năm.Hội Đồng Quản Trị bầu ra Tổng Giám Đốc và các phó Tổng Giám Đốc. Hiện nay công ty có 1 Tổng Giám Đốc và 2 phó Tổng giám đốc ( trong đó có một người nước ngoài)
Tổng giám đốc là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động, xây dựng kế hoạch, xây dựng các mối quan hệ kinh tế, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
Giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc, người đại diện uỷ thác ra các quyết định cho Tổng Giám Đốc
- Ban Kiểm soát
Do hội đồng cổ đông bầu ra nhằm giám sát và kiểm soát các hoạt động của Hội Đồng Quản Trị. Hiện nay Ban Kiểm Soát Công ty có 4 người. Ban kiểm soát có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý trong ghi chép sổ sách kế toán, điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo tính chính xá và trung thực trong các báo cáo quyết toán với Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tổ cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Các giám đốc
Người được đại diện ra các quyết thi hành từ cấp trên và đều hành các hoạt động công ty, do quy mô hoạt động nên phân chia các giám đốc riêng, như giám đốc kinh doanh phục vụ và quản lý các hoạt động về kinh doanh của công ty; giám đốc nhân sự quản lý các hoạt động về tuyển hoặc nhưng các hợp đồng của nhân viên.Tuy nhiên để hoạt động công ty càng năng động hơn thì ngoài hoạt động và chỉ đạo chính các bộ phận của mình thì các giám đốc này có quyền đựợc hợp tác với nhau chỉ đạo các phòng ban khác khi cần thiết.
Bộ máy quản lý và đều hành
- Phòng Kế toán - tài vụ: có nhiệm vụ theo dõi quản lý vốn , kế hoạch mua bán, tính toán thu chi, theo dõi các định mức chi phí, thực hiện các nghĩa vụ về vay nợ, nghĩa vụ đối với nhà nước, theo dõi công nợ mua bán lập các báo cáo, quyết toán trình lên cấp trên và phân tích tình hình kế toán tài chính công ty.
Đứng đầu phòng kế toàn- tài vụ là trưởng phòng tiếp theo là phó phòng, kế toán tổng hợp, và các nhân viên kế toán phụ trách theo từng bộ phận khác nhau.
- Phòng kinh doanh: thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, đàm phán và ký kết hợp đồng, theo dõi thông tin giá cả thị trường, những biến động thị trường, đồng thời quản lý các doanh mục đầu tư theo yêu cầu như cổ phiếu , nắm thông tin và đưa ra các kế hoạch trình lên ban lãnh đạo.
- Phòng nhân sự: tuyển dụng bố trí lao động theo đúng công việc, xây dựng cơ cấu bộ máy, giải quyết các vấn đề nội bộ về hành chính. Tổ chức quản lý, thực hiện an toàn lao động.
- Phòng quản lý chất lượng - công nghệ : có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn trước, trong và sau khi đã sản xuất xong. Kiểm tra giám sát chất lượng các lô hàng mua ngoài, gia côngđảm bảo yêu cầu của khách hàng
- Phân xưởng chế biến: nơi trực tiếp tiến hành chế biến, phân loại, đóng bao bì, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Với quy mô tương đối lớn hiện nay công ty có nhiều phân xưởng chế biến.
Ngoài ra công ty hiện đang xây dựng một phân xưởng bao bì riêng nhằm giảm được chi phí mua ngoài và theo quy trình khép kín hiện đại như những công ty khác.
- Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn và mục tiêu của Công ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải
- Chức năng, nhiệm vụ
Công ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải trên vai trò chính là chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, thì công ty còn có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Thu mua, chế biến thuỷ sản xuất khẩu và bán trong nội địa.
Mua hàng hoá, nguyên vật liệu phụ vụ sản xuất và tái tạo sản xuất kinh doanh.
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng mở rộng và sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước..
Thực hiện tốt các chính sách về lao động, làm tốt công tác an toàn lao động.
Đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông.
Với phương trâm: “Con người sạch- Nhà xưởng sạch- Sản phẩm sạch
Trung thực- Cộng đồng- Phát triển”.
Minh Hải Jostoco đang phấn đấu thực hiện tốt các chức năng cùng nhiệm vụ của mình nhằm xứng đáng hơn nữa những gì đã đạt được.
Quyền hạn:
- Chủ động mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh tuỳ theo khả năng và tình hình thực tế.
- Có quyền được huy động vốn bằng cách lựa chọn hình thức.
- Tổ chức quản lý nhân sự, kinh doanh, tuyển lao động, xây dựng các phương án sử dụng thời gian lao động, phương án trả lương.
- Quyết định sử dụng thu nhập sau thuế.
Mục tiêu
Mục tiêu công ty được đề ra trong hội nghị cổ đông 2006
Kinh doanh thuỷ sản là một trong những mặt hàng kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Jostoco vẫn sẽ chủ yếu tập trung trong việc phát triển kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản nhằm phát huy cao nhất lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, kinh nghiệm của công ty, sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan và hỗ trợ cho mãng hoạt động kinh doanh chính là thuỷ sản.
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO và chuẩn bị bước hội nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế, rất nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra đối với Jostoco. Do đó cần phải tái cấu trúc mạnh mẽ hơn về mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động, về tài chính, về thương hiệu..nhằm năng cao năng lực tài chính, nâng cao vị thế của Jostoco để có thể tận dụng dược những cơ hội to lớn và giảm thiểu tác động không có lợi khi Việt Nam gia nhập WTO.
Do đó mục tiêu chính cần hướng tới là: tái cấu trúc mô hình hoạt đông thành công ty mẹ và công ty con; cơ cấu lại cơ cấu cổ dông của công ty; tăng vốn kinh doanh; xây dựng đề án tham gia thị trường chứng khoán tập trung và phi tập trung.
Hiện nay Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Hải có các thị trường sau: Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Cannada, UK, các nước khác và hiện tại có thêm thị trường Trung Quốc.
Hình 3.4: Thị trường tiêu thụ của Minh Hải Jostoco
(Nguồn: www.jostoco.com)
Trong đó Nhật là thị trường chính của công ty, tiếp theo là Mỹ và các nước EU, Hàn Quốc.Để sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dủng thì phải qua nhiều giai đoạn, và các giai đoạn được mô tả tổng quát theo sơ đồ sau:
CÔNG TY
NHÀ NHẬP KHẨU
NHÀ BÁN BUÔN
NHÀ PHÂN PHỐI
HỆ THỐNG SIÊU THỊ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
NHÀ CHẾ BIẾN LẠI
Sơ đồ 3.4: Hệ thống phân phối sản phẩm xuất khẩu
(Nguồn: Minh Hải Jostoco)
Theo sơ đồ hệ thống này ta thấy sản phẩm công ty sẽ dễ dàng xuất khẩu, nhưng nhược điểm lớn nhất của hệ thống này là giá xuất khẩu thấp và thời gian đến người tiêu dùng là khá dài.
2. Đánh giá thực trạng Công ty CP Chế Biến TS Xuất Khẩu Minh Hải
- Đánh giá chung
Với mục tiêu đặt ra cho những giai đoạn là khác nhau, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình hăng hái trong những năm qua công ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Hải luôn khẳng định được tìm lực và khả năng của mình. Nhiều năm liền Minh Hải Jostoco được trao bằng khen về sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế, đây là đòn bẩy để việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển
- Vài nét về tình hình xuất khẩu
Nhận xét chung
Trải qua thời gian hoạt động gần 9 năm, với chủ trương kết quả năm sao phải cao hơn năm trước, và trên thực tế với những gì đạt được Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Bên cạnh những kết quả ấy, ta không phủ nhận được sự nổ lực của toàn bộ công nhân viên công ty và tầm nhìn chiến lựơc của Ban lãnh đạo- những nhà quản trị là luôn tìm ra hướng đi đúng và hiệu quả cho công ty, chính nhờ chính sách của công ty mà sản phẩm của Jostoco ngày càng biết đến trên thị trường các nuớc trên thế giới.
Trong 3 năm từ năm 2004 đến 2006 mặt dù tình hình xuất khẩu thuỷ sản có nhiều biến động khác nhau nhưng sản lượng và doanh thu xuất khẩu của công ty luôn tăng và có những tiến triển tốt.
- Tình hình xuất khẩu thuỷ sản cụ thể của công ty từ 2004 đến 2006
Dựa vào số liệu phân tích trên ta có thể nhận xét như sau:
Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty luôn tăng qua các năm cho thấy nhìn chung một cách tổng thể tình hình xuất khẩu là ổn định.
Trong năm 2004 Jostoco xuất khẩu được 2.66.573 kg thì đến năm 2006 con số này tăng lên thành 3.399.586 kg tăng 733.013 kg tương đương 27,48%. Nguyên nhân sự gia tăng này là nguồn nguyên liệu của công ty được ổn định, việc tham gia trực tiếp nuôi tôm và chính nguồn nguyên liệu này góp phần cho xuất khẩu, mặt dù năm 2004 hiện tượng tôm chết hàng loạt ở đồng bằng sông Cửu Long và nguồn nguyên liệu khan hiếm, thêm vào đó là việc chủ động đặt mua nguyên liệu từ những chủ tàu biển nên việc nguồn nguyên liệu công ty luôn được đảm bảo. Mặt khác việc mở rộng thị trường (Canada và các nước thuộc UK ) góp phần không nhỏ vào việc gia tăng sản lượng xuất khẩu của công ty.
Nếu như năm 2005 sàn lượng xuất khẩu là 3.399.586 kg thì đến năm 2006 con số này càng tăng lên cụ thể sản lượng xuất khẩu2006 là 4.580.290 kg tăng gần 34,73%. Đây là năm mà sản lượng xuất khẩu của Jostoco tăng cao nhất trong suốt thời gian hoạt động của công ty. Sự gia tăng này chủ yếu là do các hợp đồng lớn của các thị trường, đặc biệt là thị trường lớn như Nhật,Mỹ, EU Mặt dù vào cuối năm 2005 đầu 2006 công ty chịu ảnh hưởng rất lớn khi hiệp hội các công ty thuỷ sản xếp Việt Nam là một trong 6 nước bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, nhưng chính nổ lực trong tìm thị trường, việc phát triển tìm nguồn nguyên liệu ( các hợp đồng nguyên liệu từ các trang trại nuôi tôm trong tỉnh, và các hợp đồng từ chủ các tàu biển) và sự tăng trưởng trở lại của thị trường EU đã góp phần tăng sản lượng xuất khẩu của công ty.
2006
2004
2005
Hình 3.5: Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu từ 2004 đến 2006
(Nguồn: phân tích)
Doanh thu xuất khẩu năm 2004 là 34.665.454 USD thì đến năm 2005 là 44.874.539 USD tăng 29,45% tương đương 10.209.085 USD so với
Hình 3.6 : Doanh thu xuất khẩu từ 2004 đến 2006 của Jostoco
(Nguồn : Phân tích)
sản lượng thì con số tương đối này lớn hơn sự gia tăng của sản lượng đều này chứng tỏ được giá trung bình năm 2005 cao hơn giá trung bình năm 2004, đến năm 2006 thì doanh thu xuất khẩu đạt được là 57.253.631 USD tăng so với năm 2005 là 12.339.092 USD tương đương 27,58%, so với cùng kỳ thì sự gia tăng này tuy lớn hơn về giá trị nhưng vẫn thấp hơn về số tương đối.
Tình hình xuất khẩu tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải tăng tương đối ổn dịnh trong giai đoạn 2004 đến 2006. Đây là điều kiện để công ty phát triển hơn nữa những cơ hội của mình, khẳng định được vị thế và thương hiệu, cũng như uy tín trên thị trường
B. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
Trước khi đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn của công ty chúng ta cùng xem qua tóm tắt tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua hai năm: năm 2005 và 2006.
Về tình hình tài chính của công ty:
ĐVT: đồng
Chỉ Tiêu
2005
2006
Vốn chủ sở hữu
56,628,457,862
60,016,840,687
Nguồn vốn – Quỹ
56,366,073,356
59,782,480,063
Nguồn kinh phí và quỹ khác
262,384,506
234,360,624
Nợ phải trả
43,317,611,198
242,184,466,625
Nợ dài hạn
2,300,000,000
11,974,540,022
Nợ ngắn hạn
33,553,947,162
220,237,478,546
Nợ khác
7,463,664,036
9,972,448,057
Tổng nguồn vốn
99,946,069,060
302,201,307,312
Về tình hình hoạt động của công ty
Tình hình doanh thu
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa
41,134,490,225
59,815,971,975
Doanh thu hoạt động tài chính
1,522,393,533
Thu nhập khác
411,191,328
170,913,868
Tổng doanh thu
41,545,681,553
61,509,279,376
Tình hình chi phí (không bao gồm lãi vay)
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
Giá vốn bán hàng
31,964,396,677
48,462,340,341
Chi phí bán hàng
-
-
Chí phí quản lý doanh nghiệp
1,527,132,498
1,864,036,975
Chi phí khác
-
61,304,210
Tổng chi phí
33,491,529,175
50,387,681,526
Tình hình thu nhập:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
Tổng doanh thu
41,545,681,553
61,509,279,376
Tổng chi phí
33,491,529,175
50,387,681,526
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
8,054,152,378
11,121,597,850
Lãi vay (R)
-
2,606,391,128
Lợi nhuận trước thuế (EBT)
8,054,152,378
8,515,206,722
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX)
2,255,162,666
2,384,257,882
Lợi nhuận sau thuế
5,798,989,712
6,130,948,840
1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty năm 2005 – 2006
Khi phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp ta phải xem xét đến tất cả sự kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường. cụ thể đối với công ty đang phân tích, chúng ta cần phải xem xét đến nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn chủ sở hữu.
Cấu trúc tài chính của công ty năm 2005 và 2006 như sau:
Chỉ tiêu
2005
2006
chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Mức
%
Vốn chủ sở hữu
28,628,457,862
39.8
30,016,840,687
17.4
1,388,382,825
4,8
Nợ phải trả
43,317,611,198
60.2
142,184,466,625
82.6
98,866,855,427
228.2
Tổng NV
71,946,069,060
100
172,262,272,582
100
100,316,203,522
139.4
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Qua bảng phân tích trên ta thấy cả hai năm 2005 và 2006 nợ phải trả đều chiếm một tỉ trọng rất lớn trong cấu trúc tài chính: năm 2005 nợ phải trả chiếm đến 60.2%, năm 2006 nợ phải trả gia tăng với một tỷ lệ rất cao: 228.2%; từ đó làm cho nợ chiếm một tỉ trọng khá cao là 82.6% trong tổng nguồn vốn. về nhận định ban đầu, điều này cho chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của công ty là khá cao.
Ngoài ra dựa vào bảng phân tích ta thấy rằng tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính năm 2006 đã thay đổi so với năm 2005, cụ thể thay đổi như sau: tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu từ 39.8% năm 2005 giảm xuống còn 17.4% năm 2006; tỉ trong nợ phải trả tăng từ 60.2% năm 2005 lên 82.6% năm 2006. Bên cạnh đó ta còn thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2006 đã tăng 100,316,203,522 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 139.4%.
Vậy tỉ trọng của từng thành phần trong cấu trúc tài chính và tổng nguồn vốn thay đổi là do đâu? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng:
– Do vốn chủ sở hữu năm 2006 đã tăng lên 1,388,382,825 đồng hay tăng 4,8% so với năm 2005 (năm 2005 vốn chủ sở hữu là 28,628,457,862 đồng, năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng lên là 30,016,840,687 đồng). điều này đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2006 tăng lên 100,316,203,522 đồng.
– Nhưng do nợ phải trả năm 2006 đã tăng lên rất nhiều, tăng đến 98,866,855,427 đồng hay tăng đến 228.2% so với năm 2005 (năm 2005 nợ phải trả là 43,317,611,198 đồng, năm 2006 thị nợ phải trả là 142,184,466,625 đồng). Điều này làm cho tổng nguồn vốn năm 2006 tăng lên 100,316,203,522 đồng.
Như vậy tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính thay đổi (tỉ trọng vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống, tỉ trọng nợ phải trả lại tăng) là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng hay giảm không cùng tốc độ và cùng chiều. cụ thể là vốn chủ sở hữu giảm từ 39.8% xuống còn 17.7% trong khi đó nợ phải trả thì ngược lại, tăng từ 60.2% lên 82.6%.
Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về tinh hình tài chính của công ty chúng ta sẽ tiếp tục xem xét xem vốn chủ sở hữu và nợ phải thay đổi ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến công ty.
2. Nợ phải trả:
Trong khoản nợ phải trả của công ty bao gồm: nơi dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ phải trả khác. Tuy nhiên nợ phải trả khác của công ty chỉ chiêm một phần nhỏ trong tổng nợ phải trả và nó cũng không có ảnh hưởng đáng kể gì đối với công ty cho nên khi xem xét nợ phải trả chúng ta sẽ bỏ qua khoản nợ phải trả khác này. Tình hình nợ phải trả của công ty như sau:
ĐVT: đồng
2005
2006
chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Mức
%
Nợ dài hạn
2,300,000,000
5.3
11,947,540,022
8.4
9,674,540,002
420.6
Nợ ngắn hạn
33,553,947,162
77.5
120,237,478,546
84.6
86,683,531,384
258.3
Nợ khác
7,463,664,036
17.2
9,972,448,057
7.0
2,508,784,021
33.6
Tổng nợ
43,317,611,198
100
142,184,466,625
100
98,866,855,427
228.2
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, nợ phải trả năm 2006 đã tăng lên 98,866,855,427 đồng hay tăng 228.2% so với năm 2005 (năm 2005 nợ phải trả là 43,317,611,198 đồng, đến năm 2006 thì nợ phải trả là 142,184,466,625 đồng). Tuy nhiên cả hai năm nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả (năm 2005 nợ ngăn hạn chiếm 77.5%, năm 2006 nợ ngắn hạn chiếm 84.6%). Như vậy nợ phải trả của công ty tăng và nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải trả cho chúng ta thấy rằng áp lực trả nợ vay của công ty đã tăng lên. Nguyên nhân làm nợ phải trả của công ty tăng là do đâu? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy như sau:
– Nợ dài hạn năm 2006 tăng lên 9,674,540,022 đồng hay tăng 420.6% so với năm 2005 (năm 2005 nợ dài hạn là 2,300,000,000 đồng, đến năm 2006 là 9,674,540,022 đồng). Điều này làm cho nợ phải trả của công ty tăng lên 98,866,855,427 đồng.
– Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn 2006 cũng tăng lên 9,674,540,022 đồng ứng với tỷ lệ tăng 420.6% so với năm 2005 (năm 2005 nợ ngắn hạn của công ty là 33,553,947,162 đồng, năm 2006 tăng lên 20,237,478,546 đồng). Như vậy nợ ngắn hạn của công ty tăng đã làm cho nợ phải trả của công ty tăng thêm 98,866,855,427 đồng.
– Nợ khác cũng góp phần vào sự gia tăng của nợ với mức tăng 2,508,784,021 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 33.6%.
Như vậy ta có thể kết luận rằng nợ phải trả của công ty tăng là do cả nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ khác của công ty đều tăng. Tổng nợ phải trả năm 2006 tăng lên rất nhiều so với năm 2005 và tỉ trọng của nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ khác đều có sự thay đổi lớn so với năm 2005 là do tốc độ tăng của nợ dài hạn tăng lên rất nhiều ở năm 2006 (tốc độ tăng của nợ dài hạn là 258.3% còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 420.6%).
Tóm lại năm 2006 tổng nợ phải trả đã tăng lên rất nhiều so với năm 2005 và tỉ trọng của các thành phần trong nợ phải trả thì có sự thay đổi lớn.
Như đã phân tích ở trên, nợ phải trả của công ty gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đi vào xem xét từng thành phần của cấu trúc tài chính ở công ty.
3. Nợ dài hạn
Nợ dài hạn được xem là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc tài chính của công ty, đặc biệt sử dụng nợ dài hạn được xem là chiên lược tài chính trong hoạch định chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. bởi đây là khoản nợ làm phát sinh chi phí tài chính cố định ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đong bẩy của công ty và khi sử dụng nợ để tài trợ công ty luôn được hưởng một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Do đó chúng ta cần phải chú ý hơn trong việc xem xét tình hình biến động của nợ dài hạn. tình hình nợ dài hạn của công ty như sau:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Mức
%
Vay dài hạn
2,300,000,000
100
11,974,540,022
100
9,674,540,022
420.6
Tổng nợ dài hạn
2,300,000,000
100
11,947,540,022
100
9,647,540,022
420.6
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ dài hạn của công ty năm 2006 tăng 9,647,540,022 đồng hay tăng 420.6% so với 2005 (năm 2005 tổng nợ dài hạn là 2,300,000,000, đến năm 2006 tổng nợ dài hạn lên đạt mức 11,974,540,022 đồng). Điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2006 này Công ty đã gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn của mình.
Trong nợ dài hạn của Công ty chỉ có nợ vay dài hạn. Trong năm 2006 Công ty đã vay thêm nợ dài hạn mới, làm cho tổng số nợ đến năm 2006 của Công ty tăng lên đến 11,974,540,022 đồng, một mức tăng rất cao; từ đó đã đẩy hệ số nợ trên tổng tài sản của Công ty tăng rất cao, từ 60,2% ở năm 2005 tăng lên 82,6% ở năm 2006.
Chính phần nợ phải trả lãi vay này là nguồn gốc của chi phí tài chính cố định, chi phí tài chính cố định này sẽ cho chúng ta biết được khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty cao hay thấp và mức độ khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu ra sao?
4. Nợ ngắn hạn:
Trở lại với phần nợ phải trả ta thấy tuy nợ dài hạn là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc tài chính của Công ty nhưng qua hai năm ta thấy tỷ trọng của thành phần này là rất thấp 5,3% cho năm 2005 và 8,4% cho năm 2006 trong tổng nợ phải trả
Chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả vẫn là nợ ngắn hạn. Do đó nợ ngắn hạn anh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất của Công ty. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cũng cần xem xét đến tình hình biến động của nợ ngắn hạn. Sau đây là tình hình nợ ngắn hạn qua hai năm của Công ty:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vay ngắn hạn
-
21,484,780,046
17.9%
21,484,780,046
100%
Phải trả người bán
4,116,,953,938
12.3%
4,601,935,568
3.8%
484,981,630
11.8%
Người mua trả trước
15,668,753,940
46.7%
60,823,676,067
50.6%
45,154,922,127
288.2%
Phải nộp nhà nước
926,835,468
2.8%
175,166,102
0.1%
-751,669,366
-81.1%
Phải trả nội bộ
1,324,003,910
3.9%
3,021,252,236
2.5%
1,697,248,326
128.2%
Phải trả khác
11,517,399,906
34.3%
30,130,668,527
25.1%
18,613,268,621
161.6%
Tổng nợ ngắn hạn
33,553,947,162
100%
120,237,478,546
100%
86,683,531,384
258.3%
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ ngắn hạn của Công ty năm 2006 đã tăng lên 86,683,531,384 đồng tương ứng với tốc độ tăng 258,3% hay so với năm 2005 (năm 2005 tổng nợ ngắn hạn của Công ty là 33,553,947,162 đồng, đến năm 2006 thì tổng nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên đạt mức 120,237.478.546 đồng). bên cạnh đó tỉ trọng của từng thành phần trong nợ ngắn hạn năm 2006 này cũng thay đổi so với năm 2005 cụ thể tỉ trọng nợ ngắn hạn tăng từ 0% năm 2005 lên 17.9% vào năm 2006, tỉ trọng nợ ngắn hạn không tính lãi giảm từ 100% năm 2005 xuống còn 82,1% ở năm 2006. Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng tổng nợ vay năm 2006 giảm và tỉ trọng các thành phần trong tổng nợ vay ngắn hạn thay đổi so với năm 2005 nguyên nhân là do:
- Nợ vay ngắn hạn năm 2006 tăng 21,484,780,046 đồng hay tăng 100% so với năm 2005 (năm 2005 nợ vay ngắn hạn không có, đến năm 2006 thì nợ vay ngắn hạn là 21,484,780,046 đồng) làm cho tổng nợ ngắn hạn năm 2006 tăng.
- Khoản phải trả người bán năm 2006 tăng 484,981,630 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,8% (năm 2005 phải trả người bán là 4,116,953,938; đến năm 2006 thì khoản phải trả người bán là 4,601,935,568 đồng) làm cho tổng nợ ngắn hạn năm 2006 tăng.
- Khoản người mua trả trước có một tốc độ tăng cao so với năm 2005: 288.2% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 45,154,922,127 đồng.
- Trong khi đó khoản phải nộp cho Nhà nước thì lại giảm, nếu năm 2005 khoản phải nộp cho Nhà nước là 926,835,468 đồng, sang năm 2006 chỉ còn ở mức 175,166,102 đồng, tương đương với mức giảm khá cao, thể hiện được việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của Công ty đối với Nhà nước.
- Hai khoản nợ còn lại là phải trả nội bộ và phải trả khác đều tăng rất nhiều, nếu khoản phải trả nội bộ tăng 128.2% thì khoản phải trả khác tăng đến mức 161.6%.
Như vậy tổng nợ ngắn hạn của Công ty t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4286.doc