Chuyên đề Thực trạng về chính sách xúc tiến và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược xúc tiến các chương trình du lịch của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Quốc Tế Xanh cho thị trường Hà Nội

MỤC LỤC

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về marketing và chiến lược xúc tiến hỗn hợp 3

1.1.Những khái niệm cơ bản 3

1.1.1.Chương trình du lịch và các đặc trưng của chương trình du lịch 3

1.1.2.Marketing – mix và các thành phần của Marketing – mix (Marketing hỗn hợp) 5

1.2.Khái niệm cơ bản về xúc tiến hỗn hợp 9

1.2.1.Bản chất hoạt động xúc tiến hỗn hợp 9

1.2.2.Vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp 10

1.2.3.Những tác động của hoạt động xúc tiến tới doanh nghiệp và xã hội 12

1.2.3.1.Các khía cạnh kinh tế của hoạt động xúc tiến 12

1.2.3.2.Các khía cạnh xã hội của hoạt động xúc tiến 14

1.3.Các công cụ xúc tiến hỗn hợp chủ yếu 15

1.3.1.Quảng cáo 15

1.3.2.Xúc tiến bán 21

1.3.3.Quan hệ công chúng (pr) 22

1.3.4.Marketing trực tiếp 23

1.3.5.Bán hàng cá nhân 24

1.3.6.Mạng Internet 25

1.4.Khái quát về quá trình xúc tiến hỗn hợp (truyền thông Marketing) 25

1.5.Các bước xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp 27

1.5.1.Xác định khách hàng mục tiêu 27

1.5.2.Xác định mục tiêu truyền tin 27

1.5.3.Thiết kế thông điệp 28

1.5.4.Lựa chọn kênh truyền thông 31

1.5.5.Xây dựng ngân sách cho chương trình truyền thông 32

1.6.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động xúc tiến 32

1.6.1.Số lượng các chương trình du lịch bán được 33

1.6.2.Số lượng khách hàng trung thành 33

1.6.3.Tỷ số giữa doanh thu thu được do hoạt động xúc tiến và chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến (Pxt). 34

1.6.4.Bằng số liệu thống kê về công chúng mục tiêu 35

Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing và chính sách xúc tiến hỗn hợp của công ty. 36

2.1.Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế xanh 36

2.1.1.Hồ sơ năng lực của công ty 36

2.1.2.Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành của công ty 36

2.1.3.Các hoạt động chính 37

2.1.4.Phương châm hoạt động 37

2.1.5.Các kế hoạch của công ty đang thực hiện 39

2.1.6.Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Quốc tế xanh 39

2.1.7.Chức năng và các nhiệm vụ bộ phận marketing trong công ty 40

2.2.Môi trường kinh doanh của công ty 41

2.1.1.Môi trường bên trong 41

2.1.1.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp 41

2.1.1.2.Yếu tố con người 41

2.1.1.3.Việc phát triển và ứng dụng công nghệ 42

2.1.2.Môi trường bên ngoài 43

2.1.2.1.Môi trường vĩ mô 43

2.1.2.2.Môi trường vi mô 45

2.3.Hoạt động Marketing của công ty 48

2.3.1.Thị trường mục tiêu của công ty 48

2.3.1.1.Thị trường khách du lịch quốc tế 48

2.3.1.2.Thị trường khách du lịch nội địa 49

2.3.2.Chiến lược marketing của công ty 49

2.3.3.Các chính sách marketing hỗn hợp của công ty 49

2.3.3.1.Chính sách về sản phẩm 49

2.3.3.2.Chính sách về giá 50

2.3.3.3.Chính sách phân phối 50

2.3.3.4.Chính sách xúc tiến 50

2.4.Kết quả kinh doanh của công ty 55

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến của công ty cổ phần đầu tư thương mại 57

3.1.Định hướng cho chiến lược xúc tiến của công ty 57

3.1.1.Phù hợp cho từng thị trường mục tiêu 57

3.1.2.Phù hợp với xu hướng thay đổi về đặc điểm của thị trường mục tiêu 57

3.1.3.Phù hợp với ngân sách của công ty 58

3.1.4.Hướng tới các mục tiêu của công ty 58

3.2.Một số giải pháp cho hoạt động xúc tiến của công ty 58

3.2.1.Một số kiến nghị về hoạt động xúc tiến 58

3.2.1.1.Một số kiến nghị về quảng cáo 59

3.2.1.2.Một số kiến nghị xúc tiến bán 61

3.2.1.3.Một số kiến nghị về PR (quan hệ công chúng) 63

3.2.1.4.Một số kiến nghị về bán hàng cá nhân 68

3.2.1.5.Một số kiến nghị về marketing trực tiếp 69

3.2.1.6.Một số kiến nghị về mạng internet 70

3.2.2.Nguồn nhân lực cho hoạt động Marketing 71

3.2.3.Sự hỗ trợ của các chính sách marketing khác 72

KẾT LUẬN 73

Danh mục tài liệu tham khảo. 74

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về chính sách xúc tiến và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược xúc tiến các chương trình du lịch của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch Vụ Du Lịch Quốc Tế Xanh cho thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh, các hãng dược phẩm muốn các bác sỹ có uy tín lớn, các hàng mỹ phẩm muốn các hoa hậu chứng thực cho sản phẩm của mình. Uy tín của nguồn tin: Liên quan tới mức độ khách quan, trung thực thể hiện trình độ hiểu biết có uy tín trong xã hội và cộng đồng. Tính khả ái: Thể hiện sự mến mộ của công chúng đối với nguồn tin như các phẩm chất thật thà, hài hước, tự nhiên, khiến cho nguồn tin được yêu thích. 1.5.4.Lựa chọn kênh truyền thông Theo quan niệm của truyền thống Marketing, kênh truyền tin có thể được phân chia thành hai loại. Thứ nhất là các kênh truyền tin mang tính chất cá nhân hay trực tiếp: Kênh truyền thông trực tiếp bao gồm hai người, giữa một người với nhóm khách hàng, có thể qua điện thoại hay thư từ. Các kênh truyền thông tin giới thiệu sản phẩm và thu về phản ứng đáp lại. Các kênh truyền thông trực tiếp có thể bao gồm: Kênh nhân viên bán hàng: Họ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trên thị trường mục tiêu. Kênh chuyên gia: Chuyên gia có uy tín trong một số lĩnh vực trao đổi ý kiến cá nhân về sản phẩm với khách hàng mục tiêu. Kênh xã hội: Gia đình, hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp được khách hàng mục tiêu trao đổi thông tin kinh nghiệm về sản phẩm và doanh nghiệp theo lối "rỉ tai". Với đặc điểm vô hình của một sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch khi tiêu dùng khách cần một sự khẳng định đầy tin cậy trước khi quyết định mua sản phẩm. Kênh trực tiếp mang lại những hiệu quả đáng kể. Trước khi quyết định mua sản phẩm du lịch khách hàng thường có xu hướng hỏi ý kiến những người khác để được tư vấn về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp có thể phát hiện những cá nhân, tổ chức nổi trội, tạo ra những người hướng dẫn dư luận, kích thích họ tiêu dùng sản phẩm và sau đó họ tư vấn cho những người khác. Thứ hai là kênh truyền thông gián tiếp, đó là kênh truyền thông phi cá nhân: truyền thông điệp mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Cũng có người gọi đây là kênh truyền thông mang tính chất xã hội. Loại kênh này bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, bầu không khí và các sự kiện. Các phương tiện truyền thông bao gồm: báo, tạp chí, tờ rơi, tập gấp, sách mỏng hay catalog, radio, băng ghi âm, ti vi, băng ghi hình đĩa VCD hay DVD, mạng Internet và quảng cáo ngoài trời như bảng hiệu, bảng quảng cáo, áp phích. Bầu không khí là môi trường mà trong đó tạo ra hay củng cố thiện cảm của khách hàng đối với việc tiêu dùng sản phẩm. Các sự kiện: Các sự kiện văn hóa thể thao, sự kiện chính trị mang tính chất cộng đồng hoặc toàn quốc nhằm tạo ra những hiệu quả truyền thống đặc biệt với công chúng mục tiêu. 1.5.5.Xây dựng ngân sách cho trương trình truyền thông Căn cứ theo mục tiêu và đối tượng truyền thông để quyết định ngân sách, cho hoạt động này. Một trong những quyết định khó khăn nhất của các doanh nghiệp là cần chi bao nhiêu tiền cho hoạt động truyền thông. Các ngành kinh doanh khác nhau có mức ngân sách dành cho truyền thông rất khác nhau. Chi phí nàycó thể chỉ là 10 - 20% nhưng cũng có thể lên đến 30 – 50% như trong ngành mỹ phẩm. Các doanh nghiệp trong một ngành cũng có mức ngân sách khác nhau. Có bốn phương pháp xác định ngân sách truyền thông mà chúng ta đã đề cập trong phần chi phí quảng cáo đó là: Phân tích xác định theo tỷ lệ % trên doanh số bán. Phương pháp cân bằng cạnh tranh. Phương pháp "Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ" phải hoàn thành. Phương pháp theo khả năng. (Nguồn: TS. Nguyễn Văn Mạnh – Tập bài giảng về Marketing Du lịch) 1.6.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động xúc tiến Sau khi thực hiện kế hoạch xúc tiến doanh nghiệp phải đo lường tác dụng của nó đến công chúng mục tiêu. Trên thực tế, khi mà các doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhiều công cụ xúc tiến khác nhau để truyền tin thì việc xác định kết quả cho từng công cụ là rất khó khăn và tốn nhiều công sức, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Do vậy, người ta thường xác định kết quả chung của các công cụ xúc tiến sau khi thực hiện kế hoạch xúc tiến. Để đo lường kết quả của hoạt động xúc tiến có thể dựa vào một số các chỉ tiêu sau 1.6.1.Số lượng các chương trình du lịch bán được Kết quả hoạt động xúc tiến của một công ty thường được đánh giá dựa trên kết quả làm tăng số lượng các chương trình du lịch bán ra. Các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu như: doanh số tiêu thụ của thời gian trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch.Ví dụ, trước khi thực hiện hoạt động xúc tiến, doanh nghiệp chỉ bán được 90 chương trình du lịch, trong khi thực hiện doanh nghiệp bán được 120 chương trình và sau khi kết thúc doanh nghiệp chỉ bán được 110 chương trình. Như vậy, trong thời gian doanh nghiệp tiến hành hoạt động xúc tiến thì đã thu hút dduwwocj nhiều khách hàng mới và doanh số bán đã tăng thêm 30 chương trình. Sau khi kết thúc doanh số bán là 110 chương trình. Và như vậy, doanh nghiệp đã có một số khách hàng mới tin tưởng và mua chương trình du lịch của công ty. 1.6.2.Số lượng khách hàng trung thành Khách hàng trung thành là những người yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp và họ luôn có ấn tượng tốt về hình ảnh hay sản phẩm của doanh nghiệp. Khi họ có ý định đi du lịch, ngay lập tức, họ sẽ nghĩ đến doanh nghiệp của bạn và họ sẽ mua chương trình du lịch của bạn mà không hề ngần ngại. Để có được những khách hàng trung thành thì các doanh nghiệp phải chú trọng vào chất lượng sản phẩm, các hoạt động xúc tiến như PR, mạng internet, marketing trực tiếp và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thông qua các công cụ mạng internet, marketing trực tiếp ta có thể giữ liên lạc với các khách hàng, thực hiện sự quan tâm đến họ không chỉ trước chuyến đi, trong chuyến đi mà còn cả sau chuyến; cung cấp những thông tin về những chương trình du lịch mới của doanh nghiệp cho họ… Hiện nay với công cụ internet thì việc gửi những bức thư điện tử e-mail chăm sóc khách hàng không còn là điều khó khăn nữa. Thông thường nhóm khách hàng này thường tạo ra 90% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần thiết lập một kho dữ liệu về khách hàng đồng thời tiến hành phân loại khách hàng để có dịch vụ chăm sóc thích hợp với từng đối tượng khách hàng. Nếu hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì số lượng khách hàng trung thành của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Và như vậy có thể coi số lượng các khách hàng trung thành như là một tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến của một doanh nghiệp. 1.6.3.Tỷ số giữa doanh thu thu được do hoạt động xúc tiến và chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến (Pxt) Tỷ số giữa lợi nhuận thu được do hoạt động xúc tiến và chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến (Pxt) được tính theo công thức sau: Pxt = Txt / Cxt Trong đó: Pxt :Tỷ số giữa lợi nhuận thu được do hoạt động xúc tiến và chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến. (Txt 0) Txt : Doanh thu thu được do hoạt động xúc tiến. Cxt : Chi phí cho hoạt động xúc tiến. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc đầu tư cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp bỏ ra một đồng đầu tư cho hoạt động xúc tiến thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu từ hoạt động này. Nếu 0Pxt <1 thì Txt < Cxt, có nghĩa là doanh thu thu được từ hoạt động xúc tiến nhỏ hơn những chi phí cho hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp phải chi ra và hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp đã không thành công. Nếu Pxt = 1 thì Txt = Cxt, tức là doanh thu thu được từ hoạt động xúc tiến bằng những chi phí cho hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp phải chi ra và hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận. Nếu Pxt > 1 thì Txt > Cxt, nghĩa là doanh thu thu được từ hoạt động xúc tiến lớn hơn những chi phí cho hoạt động xúc tiến mà doanh nghiệp phải chi ra và hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận và đạt hiệu quả cao. 1.6.4.Bằng số liệu thống kê về công chúng mục tiêu Tin tức trên báo chí, đài phát thanh hay truyền hình… có thể được đánh giá không chỉ bằng kích thước mẩu tin hay thời gian phát sóng mà còn bằng số lượng và các đặc điểm của nhóm khán giả xem truyền hình, nhóm độc giả xem báo chí và nhóm thính giả nghe radio… Như vậy, doanh nghiệp có thể tính được bao nhiêu người và nhóm người nào có cơ hội đọc, nghe, thấy hay ưa thích thông điệp. Nhưng để có được kết quả trên thì đòi hỏi doanh nghiệp phải khảo sát công chúng mục tiêu xem có bao nhiêu người nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêu lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy thế nào về thông điệp đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing và chính sách xúc tiến hỗn hợp của công ty. 2.1.Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế xanh 2.1.1.Hồ sơ năng lực của công ty Tên công ty: Công ty cổ Phần đầu tư thưong mại và dịch vụ du lịch Quốc Tế Xanh Tổng Giám Đốc : Hoàng Mạnh Hùng Địa chỉ trụ sở chính : 11A Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : (84-4)8465999 – Fax: (84-4)7260530 Chi nhánh tại Hà Nội : 11A Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : (84-4)8465999 – Fax: (84-4)7260530 VPĐD tại TPHồ Chí Minh: Lầu 3 , 170 Bis Trần Hưng Đạo-Quân1-TP Hồ Chí Minh Điện thoại : (84-8) 8385338- (84-8) 8385339 Email :inbound@greentours.com.vn; outbound@greentours.com.vn Web site : www.greentours.com.vn Giấy phép đăng ký kinh doanh lữ hành Quốc Tế : 0374/2005 TCDL_GPLHQT Mã số thuế : 01011211392 Số tài khoản : TK VND: 103.20045867.061 TK USD : 10320045867.024 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam – Chi Nhánh Thăng Long (Techcombank) 2.1.2.Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành của công ty Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Du Lịch Quốc Tế Xanh ( Green International Commercial Investerment and Travel Service Joint Stock company) thành lập ngày 28 tháng 11 năm 2000, có văn phòng tại số 29 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội. Nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn của thị trưòng du lịch trong nước và quốc tế, Greentours bắt đầu định hình các dịch vụ cần thiết mà mình có thể cung cấp cho khách hàng. Ngay từ khi mới hình thành, một mô hình dịch vụ trọn gói đảm bảo chất lưọng và uy tín đã là mục tiêu mà Greentours hưóng tới. Từ đó Greentours dần vượt qua những khó khăn ban đầu và hình thành công ty vững mạnh như ngày hôm nay. Năm 2001, số lượng nhân viên là 15 người Năm 2003, số lượng nhân viên là 20 người và thành lập chi nhánh tại 55 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 2004- 2006, số lượng nhân viên là 30 ngưòi và Công ty đã thành lập thêm văn phòng Đại diện tại địa chỉ 170 Bis Trần Hưng Đạo, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007, Công ty đã chuyển chi nhánh 55 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và trụ sở chính 20 C3 Giảng Võ –Ba Đình –Hà Nội về 11A Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội Với sự năng động như thế, Greentours đã dần khẳng định được thưong hiệu của mình,, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trưòng du lịch hết sức sôi động hiện nay. 2.1.3.Các hoạt động chính a.Tổ chức các chương trình du lịch nội địa và quốc tế Các chương trình du lịch của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Du Lịch Quốc Tế Xanh rất phong phú và đa dạng. Bao gồm các chương trình du lịch nội địa và quốc tế. Ngoài ra, hiện nay công ty Greentours còn cung cấp dịch vụ đặt tours theo yêu cầu của khách đi theo đoàn. Điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt đối với các sản phẩm của Greentours. Từ đó đáp ứng tốt hơn được nhu cầu của khách hàng. b.Đại lý bán vé máy bay Hiện nay Greentours đang nhận làm đại lý vé máy bay cho các hãng hàng không nổi tiếng trên khu vực và thế giới như HongKong Airlines, Singapore Airlines, Korean Airlines, China Airlines, Malaysia Airlines, Cathay Pacific … Khi khách hàng đến với Greentours, họ sẽ được tư vấn các đường bay tốt nhất, được giảm giá 3% cho các hành trình quốc tế và nhận được dịch vụ giao vé tới tận nơi. Chỉ cần truy cập vào website của công ty tại địa chỉ www.greentours.com.vn, khách hàng sẽ biết được giá vé máy bay mới cập nhật và có thể đặt mua vé trên mạng mà không phải tốn nhiều thời gian. c.Dịch vụ tư vấn làm Visa, hộ chiếu Greentours nhận tư vấn, và hỗ trợ thủ tục cho Hộ chiếu và nhiều loại visa như visa du lịch, visa du học, visa công tác, visa định cư. Đến với công ty khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ về thủ tục làm visa. Họ hoàn toàn chủ động về thời gian đảm bảo cho chuyến đi của họ. Công ty còn nhận gia hạn – cấp mới – chuyển đổi cho khách nước ngoài đang ở Việt Nam. d.Dịch vụ cho thuê xe du lịch Greentour chuyên cho thuê xe từ 4 – 16 chỗ theo tháng, quý… phục vụ cho công tác, dự án, đưa đón công nhân. Ngoài ra Greentours còn có đội xe từ 4 – 45 chỗ chuyên phục vụ đám cưới, đám hỏi, tham quan, lễ hội, đưa đón sân bay… 2.1.4.Phương châm hoạt động Đối với khách hàng, Greentours luôn hoạt động với phương châm “ Chất lượng dịch vụ tạo cơ sở lòng tin của khách hàng”. Đối với đối tác, Greentours vẫn luôn giữ chữ Tín, đóng vai trò là một nhà trung gian hoạt động tích cực, làm cầu nối giữa khách hàng với các sản phẩm của nhà cung cấp. Đối với đội ngũ nhân viên trong công ty, Greentours duy trì một tinh thần đoàn kết, làm việc gắn bó và luôn chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên. 2.1.5.Các kế hoạch của công ty đang thực hiện Xây dựng một sản phẩm du lịch đặc thù của Greentours: Hiện nay sự ưư việt của Greentours là đã đem lại cho khách hàng một dịch vụ trọn gói hoàn hảo, các dịch vụ trong một chuyến đi xa của khách hàng đều được sắp xếp và quyết định nhanh chóng hơn nhờ sự hỗ trợ của Greentours. Greentours cũng đang thực hiện xây dựng chiến lược sản phẩm cho từng thị trường khách khác nhau. Đẩy mạnh hệ thống chi nhánh của Greentours tại các các trung tâm du lịch của Việt Nam, từ đó góp phần tạo cơ sở vững chắc, một mạng lưới kết nối dịch vụ một cách hiệu quả để phục vụ mọi đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi trên cả nước. Đẩy mạnh thị trường châu Âu, châu á. Hiện nay Greentours đang đẩy mạnh khai thác các thị trường khách Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Australia, Đức, Mỹ … 2.1.6.Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Quốc tế xanh Đây là mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến theo chức năng. Theo cơ cấu này, công ty được chia thành 8 phòng với các chức năng khác nhau. Mỗi phòng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng. Đồng thời các bộ phận cũng phải phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết các công việc được giao. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Kiêm TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CỔ ĐÔNG TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Kế Toán Phòng Nhân sự Phòng Marketing Phòng du lịch trong nước Phòng du lịch quốc tế Phòng Vé Máy Bay Phòng Dịch Vụ cho Thuê xe Phòng Tư Vấn Visa & Hộ Chiếu Sơ đồ bộ máy tổ chức của Greentours (Nguồn: phòng nhân lực công ty Greentour) 2.1.7.Chức năng và các nhiệm vụ bộ phận marketing trong công ty Là cầu nối giữa thị trường với công ty Greentours Tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế Tiến hành các hoạt động xúc tiến nhằm thu hút khách du lịch đến với Greentours, ví dụ như hoạt động giới thiệu sản phẩm du lịch của công ty và thuyết phục khách hàng mua hàng thông qua các công cụ xúc tiến (quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), mạng Internet, marketing trực tiếp, xúc tiến bán và bán hàng cá nhân). Thực hiện thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các bộ phận trong công ty về kế hoạch các đoàn khách. Phối hợp với phòng du lịch trong nước và quốc tế để xây dựng những chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách. 2.2.Môi trường kinh doanh của công ty Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các yếu tố hoạt động ở môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp) và môi trường bên ngoài có khả năng tác động đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. 2.1.1.Môi trường bên trong 2.1.1.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật là tất cả các phương tiện vật chất kỹ thuật được doanh nghiệp sử dụng vào việc thực hiện các dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu khách hàng. Nó là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch được tiến hành một cách trôi chảy. Ở Greentours hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hai tòa nhà ( đặt tại 11A Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội và Lầu 3 , 170 Bis Trần Hưng Đạo-Quân1-TP Hồ Chí Minh). Tại đây có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như máy vi tính, mạng Internet, bàn ghế tủ lưu trữ hồ sơ … phục vụ cho việc trao đổi thông tin, thiết kế các tour, điều hành, tư vấn các dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có đội xe từ 4 – 45 chỗ luôn sẵn sàng phục vụ các dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu. Những điều kiện trang thiết bị trên đã tạo điều kiện cho công ty có thể thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. 2.1.1.2.Yếu tố con người Con người là một yếu tố quan trọng trong một tổ chức. Đó là thành phần quyết định đưa tổ chức đến thành công. Và phương châm này cũng được thể hiện ở Greentours. Greentours luôn chú trọng tới công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm. Từ đó Greentours hướng tới tạo ra một văn hóa doanh nghiệp riêng của công ty. Hiện nay, Greentours có 30 nhân viên làm việc trong các phòng ban như Marketing, Nhân Lực, Tài Chính- Kế Toán … với trình độ chuyên môn khá tốt đã thực hiện được thành công rất nhiều chương trình du lich làm hài lòng nhiều khách hàng đến với Greentours. Tuy nhiên, để thành công hơn nữa, Greentours cần phải hoàn thiện các chiến lược cũng như chính sách về quản trị nhân lực. 2.1.1.3.Việc phát triển và ứng dụng công nghệ Việc phát triển và ứng dụng công nghệ là một yếu tố quan trọng giúp cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách khoa học và dễ dàng hơn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực. Nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì điều đó ngày càng trở nên quan trọng. Thậm chí nó còn quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Nhưng chúng ta cũng cần phải cân nhắc những lợi ích mà công nghệ mới đem lại cho doanh nghiệp so với những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất. Nắm bắt được xu thế của thời đại, Greentours đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh lữ hành. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, công ty đã có trang web với địa chỉ là www.greentours.com.vn. Việc này bước đầu đã làm cho hoạt động kinh doanh của Greentours hiệu quả hơn. Công ty có thể trao đổi thông tin và giao dịch trực tiếp với khách hàng qua mạng Internet. Tuy nhiên, Greentours cũng cần bảo trì, hoàn thiện trang web, đẩy mạnh việc quảng bá website tới tất cả những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của công ty, thực hiện các chiến lược e-marketing nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với công ty hơn. Bởi vì chỉ khi khách hàng biết đến địa chỉ website của công ty thì các chiến lược e-marketing mới có thể đạt được kết quả cao. 2.1.2.Môi trường bên ngoài 2.1.2.1.Môi trường vĩ mô a.Môi trường nhân khẩu Đây là yếu tố quan trọng trong việc hình thành thị trường khách du lịch. Hiện nay, với hơn 83 triệu dân Việt Nam là một thị trường có tiềm năng du lịch lớn. Trong vài năm trở lại đây đời sống và trình độ học vấn của người dân ngày càng nâng cao làm cho nhu cầu đi du lịch tăng nhanh. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho Greentours nói riêng và các công ty lữ hành tại Việt Nam nói chung. b.Môi trường kinh tế Thu nhập của người tiêu dùng và giá cả là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cầu du lịch.Vì vậy, các chính sách tài chính tiền tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thuế… đều có ảnh hưởng đến không nhỏ đến các công ty. Thật vậy, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ lạm phát cao, thu nhập của người tiêu dùng giảm thì nhu cầu đi du lịch của người dân sẽ giảm mạnh. Điều này dẫn tới lượng khách đến với các công ty lữ hành sụt giảm và gây khó khăn cho các công ty. Hiện nay ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế là khá cao đạt 8.3% năm 2007. Với một môi trường kinh tế như vậy nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng gia tăng. c.Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên ở Việt Nam với thời tiết, khí hậu có sự đa dạng, phân hóa theo ví trí địa lý: miền bắc Việt Nam với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; miền Nam với hai mùa mưa và khô. Mặt khác, hệ động thực vật cũng rất phong phú. Đặc biệt, địa hình của Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3000km với nhiều bãi biển đẹp rất thích hợp phát triển du lịch biển. Với các đặc điểm như trên thì Việt Nam có đủ các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành Việt Nam để khai thác các tài nguyên du lịch tạo ra các chương trình du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên hiện nay Việt nam cũng phải đang đương đầu với tình trạng ô nhiễm môi trường và nếu điều này không được giải quyết kịp thời thì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế du lịch nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bên cạnh viêc khai thác các tài nguyên môi trường, các công ty lữ hành cũng cần quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. d.Môi trường chính trị, pháp luật Ngành du lịch rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, tình hình chính trị, thể chế chính trị, đường lối đối ngoại, chính sách xã hội, hệ thống luật pháp như luật đầu tư, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật bảo vệ môi trường, luật vệ sinh an toàn thực phẩm … Tại Việt Nam ,với thể chế chính trị một Đảng, tình hình chính trị, trật tự, an ninh xã hội rất ổn định. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại theo phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, thể chế chính trị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Điều này tạo ra một môi trường hoạt động ổn định cho doanh nghiệp, tạo ra niềm tin của khách du lịch khi đến Việt Nam – một điểm đến an toàn. Tuy nhiên, hệ thống thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà và đôi khi gây ra các khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. e.Môi trường công nghệ Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã và đang ưu tiên cho việc phát triển công nghệ thông tin với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính vì vậy, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển mạnh mẽ. Do đó, các công ty Việt nam đã có được môi trường công nghệ tốt để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tại Greentours, công ty đã ứng dụng công nghệ tin học trong các hoạt động kinh doanh (công ty đã đầu tư một hệ thống máy vi tính kết nối mạng Internet; đặc biệt cuối năm 2007 công ty đã xây dựng một website với địa chỉ là www.greentours.com.vn.). Nhờ đó công ty đã nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian gần đây. f.Môi trường văn hóa Môi trường văn hóa bao gồm tín ngưỡng, tôn giáo, các phong tục tập quán, những quan niệm về giá trị đạo đức… Môi trường văn hóa của mỗi dân tộc là khác nhau. Do vây, tín ngưỡng, tôn giáo, các phong tục tập quán, những quan niệm về giá trị đạo đức cũng khác nhau. Việc phân tích môi trường văn hóa đối với các doanh nghiệp du lịch nói chung và đối với công ty Greentours nói riêng là vô cùng quan trọng. Bỏi vì có phân tích về môi trường văn hóa của từng thị trường khách ta mới hiểu được tín ngưỡng, tôn giáo, các phong tục tập quán, những quan niệm về giá trị đạo đức… Từ đó mới xây dựng được sản phẩm du lịch phù hợp với văn hóa của từng thị trường khách. Lúc đó các công ty mới có thể làm hài lòng các khách hàng của mình. 2.1.2.2.Môi trường vi mô a.Các nhà cung cấp Đó là tất cả các tổ chức cung cấp những nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm du lịch mà không phạm pháp. Các nhà cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành rất là đa dạng nó bao gồm cả những nhà cung cấp trong lĩnh vực du lịch và ngoài lĩnh vực du lịch. Các nhà cung cấp ngoài lĩnh vực du lịch bao gồm các công ty quảng cáo, các cơ sở đào tạo về du lịch, các công ty máy tính… Còn các nhà cung cấp trong lĩnh vực du lịch lại là các hãng vận chuyển, các điểm du lịch, các khách sạn, nhà hàng… Đối với một doanh nghiệp thì việc phân tích tìm hiểu các nhà cung cấp rất quan trọng. Bởi vì điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể thiết kế các sản phẩm du lịch một cách hiệu quả, hợp lý nhất và có chất lượng. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp xác định được tính chất và tầm quan trọng của các nhà cung cấp để xây dựng mối quan hệ với từng loại nhà cung cấp một cách hợp lý nhất. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ chính của công ty Greentours thì phải kể đến các khách sạn như Melia, Hilton, Sofitel Plaza,Deawoo, Majectis Hotel, Rex Hotel… b.Bản thân doanh nghiệp Bao gồm tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp như bộ phận tài chính kế toán, bộ phận nhân lực, bộ phận marketing… Tất cả các bộ phận này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Các bộ phận này có hoạt động tốt và phối hợp ăn khớp với nhau thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể diễn ra trôi chảy. Tóm lại, các bộ phận trên tạo ra sức mạnh nội lực của mỗi một công ty. Doanh nghiệp Greentours bao g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20160.doc
Tài liệu liên quan