MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY 3
CHỨNG KHOÁN VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 3
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1 . Một số vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 3
1.1.1. Khái niệm về công ty chứng khoán 3
1.1.2. Mô hình công ty chứng khoán 5
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán trên TTCK 6
1.1.4 Các hoạt động thực hiện của công ty chứng khoán 7
1.1.4.1 Các hoạt động thực hiện chính 8
1.1.4.2 Các hoạt động tài chính phụ trợ 14
1.2 Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán 14
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh 14
1.2.2 Các biện pháp trong cạnh tranh 15
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của các doanh nghiệp 18
1.2.4 Đặc thù cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 24
1.2.4.1 Mức độ cạnh tranh 24
1.2.4.2 Đặc thù cạnh tranh trong kinh doanh chứng khoán 25
Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt 28
2.1:Khái quát về Công ty chứng khoán Biển Việt 28
2.1.1:Giới thiệu chung 28
2.1.2:Các dịch vụ cung cấp 30
2.1.3:Chỉ số CBV 35
2.1.4:Mô hình tổ chức của công ty 39
2.1.5:Cơ cấu nhân sự 39
2.2 Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt 41
2.2.1 Các hoạt động của công ty chứng khoán Biển Việt 41
2.2.1.1 Môi giới chứng khoán 41
2.2.1.2 Tư vấn tài chính 42
2.2.1.3 Tự doanh chứng khoán 42
2.2.1.4 Các nghiệp vụ khác 43
2.2.2 Một vài đánh giá qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK Biển Việt 43
2.2.2.1 Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động 43
2.2.2.2 Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời 44
2.2.2.3 Kết luận chung 47
2.2.3 Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt 48
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt (CBV) 52
3.1. Một số định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 52
3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Biển Việt (CBV) 52
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 52
3.2.2. Ngoài ra còn có các giải pháp khác nhằm quảng bá hình ảnh của công ty như: tăng cường hoạt động tìm kiếm thu hút khách hàng, xây dựng chiến lược maketing, 57
KẾT LUẬN 59
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ cho khách hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nhân tố này cũng đòi hỏi các công ty chứng khoán phải chủ động nắm bắt xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động tiếp nhận công nghệ mới vào mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa , có kế hoạch phát triển các dịch vụ chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới…
+Môi trường văn hóa xã hội
Các yếu tố trong môi trường văn hóa xã hội đó là các yếu tố phong tục tập quán, thị hiếu , thói quen , độ tuổi, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống…Các yếu tố này có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán nói riêng. Các yếu tố văn hóa chính trị thường biến đổi chậm nên khó nhận biết. Văn hóa xã hội còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, của nhân viên khi tiếp xúc với các đối tác, với khách hàng.
Chẳng hạn như yếu tố về độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến cách thức tham gia thị trường và chiến lược đầu tư của khách hàng. Nếu các nhà đầu tư ở độ tuổi con trẻ sẽ ưa thích các chiến lược đầu tư mạo hiểm hơn các nhà đầu tư có tuổi. Và cách thức tham gia thị trường của nhà đầu tư trẻ cũng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Hay như yếu tố về trình độ dân trí cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh của công ty. Trình độ dân trí cao, các nhà đầu tư có thể tham gia thị trường bằng nhiều hình thức đặt lệnh như đặt lệnh qua điện thoại , qua fax, qua internet,…trong khi nếu dân trí thấp thì nhà đầu tư chỉ ưa thích hình thức đặt lệnh trực tiếp tại công ty.Và khi đó công ty sẽ khó triển khai các dịch vụ như đặt lệnh trực tuyến.
*Môi trường ngành(đặc thù)
+Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trong giai đoạn thị trường hiện nay, khi mà tốc độ ra đời các công ty chứng khoán mới là quá nhanh(khoảng 20 ngày lại xuất hiện cong ty mới), thì áp lực cạnh tranh hết sức căng thẳng. Đối thủ cạnh tranh là các công ty đang kinh doanh cùng ngành nghề hoặc các công ty sắp gia nhập ngành cũng có thể là các công ty cung cấp các dịch vụ thay thế.
Số lượng, qui mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh trong ngành đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.Trong cạnh tranh công ty giành thắng lợi là công ty có lợi thế so sánh hơn các công ty khác về phí ,về chất lượng sản phẩm dịch vụ, về phân phối,về khuyến mại …Vì vậy, các công ty chứng khoán cần quan tâm phân tích các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp hay các biện pháp phản ứng linh hoạt góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
+Khách hàng
Khách hàng là danh từ để chỉ người hay tổ chức mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với công ty chứng khoán khách hàng chính là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp,không có khách hàng doanh nghiệp không thể tồn tại.Có câu nói: “khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp”. Do đó, các công ty chứng khoán phải lấy các nhà đầu tư và lấy sự thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư là mục tiêu quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay,khi mà số lượng các công ty chứng khoán tăng lên nhanh chóng,các nhà đầu tư đã có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình thì việc quan tâm chú trọng đến thu hút nhà đầu tư là việc làm cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cần không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư, để làm được điều này thì còn rất nhiều việc để làm như:đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên,nâng cao tiềm lực tài chính để tận dụng thời cơ tốt cũng như trang bị cơ sở vật chất hiện đại khang trang…
*Môi trường nội bộ doanh nghiệp
+Chất lượng nguồn nhân lực
Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức thì hàm lượng chất xám và tính sáng tạo trong sản phẩm dịch vụ tạo nên giá trị khác biệt của sản phẩm, do đó nhân tố quyết định đến tăng chất lượng dịch vụ là chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm trình độ của ban lãnh đạo công ty và tinh thần thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty.
Khả năng quản lý điều hành của ban lãnh đạo công ty quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực của công ty, quyết định đến năng suất chất lượng dịch vụ, từ đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty.Trình độ quản lý giỏi của doanh nhân được coi là một tài sản lớn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.
Đội ngũ nhân viên của công ty có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra được các dịch vụ có chất lượng cao,hàm lượng chất xám cao gia tăng giá trị lợi nhuận cho công ty cũng như thu nhập của nhân viên.Mặt khác, trình dộ chuyên môn nghiệp vụ và sự lành nghề của nhân viên không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn có thể giảm chi phí kinh doanh, chi phí đào tạo, bồi dưỡng từ đó tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
+Tiềm lực tài chính
Mọi yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đều cần vốn. Để tiến hành kinh doanh công ty chứng khoán phảI có vốn, vốn phảI tích tụ và đạt quy mô nhất định để thuê nhân viên có chất lượng cao,đầu tư vào máy móc thiết bị thông tin hiện đại, để thực hiện các biện pháp hỗ trợ như quảng cáo…do đó vốn là tiền đề để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán.
Tiềm lực tài chính của công ty không chỉ ở số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty để phục vụ cho chiến lược phát triển của công ty. Tiềm lực tài chính đủ mạnh cho phép công ty mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa hoạt động, tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
+Năng lực quản trị kinh doanh
Trong điều kiện hiẹn nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của môi trường kinh doanh những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ ngày càng khắt khe.Được sự trợ giúp của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ , khoa học về quản lý kinh doanh nói chung và quản trị công ty nói riêng đã phát triển những bước nhảy vọt. Trong điều kiện đó , một công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản trị kinh doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, biết tận dụng mọi tiềm năng và các cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và của thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, năng lực quản trị kinh doanh luôn được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới hiệu quả của công ty chứng khoán.
+Uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường
Uy tín thương hiệu của công ty chứng khoán trên thị trường được thể hiện ở sự ổn định khách hàng, ở sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ các hoạt động.
Uy tín hoạt động là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty, nhưng nó lại được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong công ty như: năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, kinh nghiệm hoạt động , khả năng tài chính , chát lượng dịch vụ , trình độ chuyên môn của công nhân viên …Uy tín của một công ty chứng khoán là một tài sản vô hình mang lại lợi thế hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Cùng một sản phẩm dịch vụ trên thị trường, công ty chứng khoán nào có uy tín hơn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ chiếm lĩnh thị trường hơn các công ty khác.
Đặc thù cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
1.2.4.1 Mức độ cạnh tranh
Trước hết, thị trường chứng khoán Việt Nam còn mới tuy rằng đã có gần 8 năm ra đời. Do vậy, các định chế tài chính trung gian như các công ty chứng khoán mới ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng. Theo thống kê hiện nay,thành viên chính thức của sở giao dịch chứng khoán có khoảng 87 công ty chứng khoán,ngoài ra con rất nhiều công ty đang nộp hồ sơ đăng ký làm thành viên. Trong khi có khoảng hơn 0.4% dân số tham gia thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy số lượng các công ty chứng khóan như hiện nay là quá nhiều. Do vậy, cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán về thị phần và về nhân sự ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Hơn thế nữa, thị trường chứng khoán là một thị trường kinh tế hiện đại, nơi có những đòi hỏi rất cao về công nghệ và nhân lực.Do đó, sau thời gian vàng son những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 ,những công ty chứng khoán mới ra đời không thể mong đợi ở doanh thu tự doanh sẽ tiếp tục là nguồn thu chính, hỗ trợ sự tồn tại của công ty , mà phải đi lên từ chính năng lực thực sự của mình . Đó là sự hoàn thiện của công nghệ và qui trình giao dịch; trình độ nghiệp vụ cua nhân viên trong công ty. Qui luật cạnh tranh là qui luật kinh tế tất yếu. Những công ty chứng khóan nào không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải. Nhận thức rất rõ điều này nên cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Các công ty chứng khoán bước và cuộc cạnh tranh mới với rất nhiều các chiêu thức cạnh tranh. Nhưng trong tương lai gần ,công ty chứng khoán nào giành được ưu thế về công nghệ và nhân lực thì công ty đó sẽ chiến thắng.
1.2.4.2 Đặc thù cạnh tranh trong kinh doanh chứng khoán
Qua một và nhận định ở phần mức độ cạnh tranh ta đã nhận thấy được phần nào những đòi hỏi cấp thiết trong cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Mặt khác, các công ty chứng khoán cần nắm rõ đặc thù cạnh tranh trong lĩnh vực chứng khoán để có những chiến lược , sách lược cần thiết cho mình.
Trước hết, thị trường chứng khoán là thị trường kinh tế bậc cao. Sản phẩm kinh doanh trong lĩnh vực này không phải là những hàng hóa dịch vụ thông thường, mà đó là những giấy tờ có giá-các chứng khoán, hay nói cách khác đó là kinh doanh giá trị và thị trường là thị trường của niềm tin. Do đó, việc giao dịch các hàng hóa này cũng không hề đơn giản, nó đòi hỏi một qui trình giao dịch chặt chẽ và an toàn, giúp các nhà đầu tư an tâm khi giao dịch đảm bảo những chứng khoán họ nhận được là thực tế, hợp pháp và không có sự gian lận lừa đảo. Như vậy, những đòi hỏi về công nghệ và nhân lực là tất yếu.
+ Công nghệ
Trong kinh doanh chứng khoán, thì ngoài yêu cầu công nghệ trong qui trình giao dịch như hạ tầng mạng kết nối với Sở giao dịch và trung tâm giao dịch, hệ thống kết nối giữa các ngân hàng thanh toán với công ty chứng khoán…thì vấn đề công nghệ trong cung cấp thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ cũng rất quan trọng. Các nhà đầu tư không những đòi hỏi lệnh giao dịch của họ phải được thực hiện nhanh, chính xác, trung thực , thành công mà hơn hết họ cần có những thông tin chính xác, kịp thời để làm căn cứ đưa ra các quyết định giao dịch thích hợp, để hiện thực hóa lợi nhuận.
Vai trò của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội- kinh tế nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng là không thể phủ nhận dược. Có lợi thế về công nghệ thông tin , các công ty chứng khoán mới có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất và đa dạng hóa dịch vụ dễ dàng hơn nhiều, mọi khoảng cách về địa lý bị rút ngắn, khách hàng có thể đặt lệnh ở bất cứ nơi đâu có mạng…
Nhất là hiện nay,việc hai sàn giao dịch gấp rút chuyển sang giao dịch tự động không sàn, thì xu hướng hiện đại hóa công nghệ là khá rõ ràng. Năng suất nhập lệnh của công ty chứng khoán lúc này sẽ phụ thuộc vào việc hệ thống kết công nghệ có kết nối tốt với ngân hàng thanh toán và hai sàn hay không . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trình độ và khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán trong giai đoạn tới đây.
Như vậy, những đòi hỏi về công nghệ đối với công ty chứng khóan là rất quan trọng. Tuy nhiên, nâng cao công nghệ cũng cần đi đôi xem xét nâng cao tiềm lực tài chính của từng công ty cụ thể.
+Nhân lực
Ngoài những đòi hỏi về công nghệ thì nhân lực trong kinh doanh chứng khoán cũng không kém phần quan trọng. Nói đến nhân lực tức nói đến trình độ chuyên môn của nhân viên. Bởi sản phẩm dịch vụ chứng khoán là dịch vụ tài chính, hàm lượng chất xám càng cao thì giá trị của dịch vụ càng cao.
Nếu nói đơn thuần về công nghệ, chỉ cần đầu tư một khoản tiền lớn là công ty chứng khóan có thể sở hữu phần mềm công nghệ hiện đại,mang tính mở , có khả năng tích hợp với nhiều ngân hàng và hai sàn Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tuy nhiên, đằng sau sự kết nối là sự chuyên nghiệp hóa về qui trình nghiệp vụ một cách chi tiết và nhân lực là yếu tố quyết định .
Thực tế cho thấy,sự phát triển nhân sự không theo kịp sự bùng nổ các công ty chứng khoán, nạn chảy máu chất xám tại các công ty vẫn là vấn đề đau đầu các cấp quản trị trong công ty. Cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán về nhân lực cũng không kém phần quyết liệt. Thậm chí, nhiều công ty coi yếu tố nhân lực là vũ khí cạnh tranh đắc lực.
Tuy nhiên, đầu tư vào nhân lực cũng cần xem xét trong hiệu quả mang lại từ nó đối với công ty. Bởi thực tế có những công ty nhận thức chưa sâu về vấn đề này,kết quả là chỉ chạy theo đánh bóng và tô vẽ cho công ty bằng việc chiêu ngộ rất nhiều thạc sĩ tiến sĩ có bằng đại học nước ngoài lương thưởng hậu hĩnh trong khi hiệu quả đem lại không tương xứng.
Nhân lực là vấn đề quan trọng nhưng cần hiểu được tầm quan trọng này một cách sâu sắc tránh việc chỉ chạy theo hình thức.
Ch¬ng 2: Thùc tr¹ng vÒ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña c«ng ty chøng kho¸n BIỂN VIỆT
2.1:Khái quát về Công ty chứng khoán Biển Việt
2.1.1:Giới thiệu chung
Công ty chứng khoán Biển Việt được thành lập ngày 28/12/2006 theo giấy phép hoạt động số 43/UBCK – GPHĐKD do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với mô hình công ty cổ phần. Đăng ký kinh doanh số 0103015053 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 18/12/2006. Công ty chứng khoán Biển Việt đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ nhưng do sự phát triển của thị trường cũng như tiềm lực của Công ty, vốn điều lệ hiện nay của Công ty là 100 tỷ. CBV chính thức trở thành thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2007. Được thành lập trong cơn sốt của thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty chứng khoán Biển Việt coi đó như một lợi thế ban đầu, tạo đà cho một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tên công ty : Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt
Tên giao dịch quốc tế : Bien Viet Securities Joint Stock Company
Tên giao dịch và viết tắt : CBV
Địa chỉ : 14 Trần Bình trọng – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Call-centre : (+84 4)9306336
Tel : (+84 4)9289492
Fax : (+84 4)9289493
Website :
Email : supports@cbv.vn
Biểu tượng :
Công ty chứng khoán Biển Việt chính thức đi vào hoạt động ngày 25/5/2007 và đồng thời công bố chỉ số CBV-Index hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc theo dõi, đánh giá mức độ tiến triển của thị trường chứng khoán. Đó là công ty đầu tiên trong ngành đưa ra chỉ số chứng khoán CBV Index và giới thiệu rộng rãi tới nhà đầu tư của cả nước phương pháp đầu tư chứng khoán theo chỉ số.
CBV còn tự hào là công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (chứng nhận bởi0 tổ chức quốc tế Bureau Veritas-UKAS của Vương Quốc Anh) vào ngày 12/6/2007. CBV còn là thành viên Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội chứng khoán quốc tế ISITC-IOA.
CBV còn hợp tác với nhiều tổ chức như Info TV, báo Việt Nam New, VTV, Bloomberg, báo Đảng cộng sản Việt Nam.v.v.…. Ngày 1/10/2007, công ty chứng khoán Biển Việt đa cung cấp thêm chỉ số CBV-Index của sàn OTC cho các nhà đầu tư.
Với khẩu hiệu “Thành công của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi”, CBV luôn hướng tới khách hàng, gắn chặt sự thành công và lợi nhuận của khách hàng với sự phát triển của công ty. Trong một thị trường nóng bỏng với vô vàn cơ hội và rủi ro đối với khách hàng, công ty xem đây như là dịp để khẳng định khả năng cung cấp các dịch vụ có giá trị nhất cho khách hàng của mình. Khách hàng đến với CBV để nhận được sự phục vụ tận tâm, chính xác, được tư vấn để hạn chế rủi ro và gặt hái lợi nhuận tối đa. CBV muốn trở thành người bạn đồng hành của mội khách hàng không chỉ trong những thời điểm thuận lợi mà trong cả những lúc khó khăn nhất của thị trường chứng khoán.
2.1.2:Các dịch vụ cung cấp
Tự hào là công ty chứng khoán đầu tiên được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (chứng nhận bởi tổ chức quốc tế Bureau Veritas – UKAS của Vương Quốc Anh), CBV tập trung vào những dịch vụ sau :
Các dịch vụ cho nhà đầu tư cá nhân :
- Môi giới chứng khoán:
Bao gồm các nghiệp vụ : + Mở tài khoản
+ Nhận lệnh mua bán
+ Theo dõi tài khoản
+ Theo dõi giao dịch
+ Chăm sóc khách hàng
Hiện nay, Công ty chứng khoán Biển Việt đang triển khai hai hình thức môi giới :
Môi giới giao dịch chứng khoán niêm yết
Công ty thực hiện nhận lệnh giao dịch của khách hàng và thực hiện giao dịch cho khách hàng tại sàn giao dịch của công ty, đại lý, chi nhánh nhận lệnh.
Các nhà đầu tư giao dịch tại công ty có thể đặt lệnh giao dịch dưới các hình thức sau :
+ Đặt lệnh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng, các đại lý nhận lệnh của công ty
+ Liên lạc với điện thoại viên để đặt lệnh
+ Đặt lệnh tự động qua Call-centrer
+ Đặt lệnh qua SMS 0906001133
Kết quả khớp lệnh sẽ được thông báo qua tờ kết quả khớp lệnh (tại trụ sở hay đại lý nơi nhà đầu tư đặt lệnh từ 16h30 cùng ngày) hoặc SMS kết quả cho nhà đầu tư.
Môi giới giao dịch chứng khoán chưa niêm yết
Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này tại CBV, họ điền vào form yêu cầu giao dịch chứng khoán OTC cùng các thông tin liên quan để CBV lưu trữ, công bố thông tin qua bảng gaio dịch điện tử, website, bản tin OTC và các phương tiện thông tin khác của công ty. Ngay khi tìm kiếm được khách hàng phù hợp, CBV sẽ giúp các bên mua và bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng theo mẫu chuẩn của CBV.CBV sẽ là bên thứ ba có trách nhiệm làm chứng và trung gian thanh toán, giúp hai bên tiến hành các thủ tục chuyển nhượng tại Tổ chức phát hành.
-Lưu ký chứng khoán
Bao gồm có các ngiệp vụ : + Thanh toán bù trừ
+ Lưu ký chứng khoán
+ Quản lý ủy thác đấu giá và đại lý đấu giá
Thanh toán bù trừ chứng khoán : có 3 hình thức
+ Bù trừ đa phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp lệnh trong cùng ngày giữa tất cả các bên tham gia giao dịch theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
+ Bù trừ song phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp lệnh trong cùng ngày theo từng cặp đối tác giao dịch và theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
+ Thanh toán trực tiếp là việc trung tâm lưu ký căn cứ vào kết quả giao dịch tính toán nghĩa vụ thanh toán tiền, chứng khoán ròng của các bên tham gia thanh toán.
Lưu ký chứng khoán : là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán và các chứng từ có giá của khách hàng, đồng thời thực hiện các quyền của khách hàng đối với chứng khoán.
CBV cung cấp dịch vụ lưu lý cho nhà đầu tư nhằm mục đích :
+ Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí của nhà đầu tư
+ Tránh được các rủi ro, hư hỏng, mất mát, giả mạo…khi nhà đầu tư tự cất giữ chứng khoán tại nhà
+ Được đảm bảo các quyền lợi của người sở hữu chứng khoán (quyền bỏ phiếu, mua cổ phiếu, quyền cổ phiếu thưởng và cổ tức, chuyển đổi trái phiếu, tách gộp cổ phiếu…).
Công ty chứng khoán Biển Việt nhận lưu ký miễn phí sổ cổ đông cho mọi nhà đầu tư có nhu cầu ký gửi như một dịch vụ bảo quản cổ phiếu đối với khách hàng ngay cả khi nhà đầu tư chưa có ý định giao dịch trong thời điểm hiện tại.
-Dịch vụ tư vấn tài chính
CBV cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính bao trùm các lĩnh vực tiếp thị tài chính, quan hệ công chúng, tài chính doanh nghiệp, tư vấn pháp lý và quan hệ cổ đông.
Tư vấn cổ phần hóa
+ Xây dựng lộ trình cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp
+ Lập phương án cổ phần hóa
+ Phát hành ra công chúng
+ Tư vấn niêm yết và sau niêm yết
Tư vấn tăng vốn
Định giá doanh nghiệp
Nghiên cứu, đánh giá doanh nghiệp
Quản lý đầu tư
Tư vấn mua bán/sáp nhập doanh nghiệp
+ Lập kế hoạch mua bán/sáp nhập
+ Định giá doanh nghiệp
+ Tư vấn cơ cấu doanh nghiệp
+ Đàn phán, lập hợp đồng
Dịch vụ quan hệ cổ đông
Biển Việt cung cấp nhiều loại dịch vụ tư vấn khác nhau nhằm nâng cao hình ảnh, gia tăng giá trị cho cổ đông cũng như sự hiện diện của công ty khách hàng trên thị tường tài chính.
Tư vấn pháp lý
+ Tư vấn về thủ tục pháp lý và các điều lệ quy định
+ Hỗ trợ việc cung cấp thông tin đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Tư vấn tài chính doanh nghiệp
+ Báo cáo tài chính : bao gồm thiết kế và lên bản thảo báo cáo thường niên
+ Thuyết trình và truyền thông tài chính
+ Công tác tổ chức các hoạt động chào bán doanh nghiệp cho bên bán
+ Khảo sát doanh nghiệp/nhà máy cho bên mua
+ Quản lý tình huống/xử lý khủng hoảng
+ Tư vấn IPO, tăng vốn, mua bán/sáp nhập doanh nghiệp
+ Cung cấp các nghiên cứu độc lập về ngành và doanh nghiệp
Tiếp thị và quan hệ công chúng
+ Chuẩn bị các thông báo doanh nghiệp và quan hệ báo chí
+ Dịch và chuẩn bị các tài liệu thuyết trình
+ Đào tạo kỹ năng quản lý
+ Tổ chức các cuộc họp với giới phân tích và đầu tư
+ Lên kế hoạch và tổ chức buổi giới thiệu doanh nghiệp và tọa đàm với nhà đầu tư
+ Phát triển và duy trì website
+ Quản lý truyền thông về IOP và tăng vốn
+ Cung cấp dịch vụ lưu trữ và quản lý tài liệu văn bản
-Dịch vụ tín dụng
+Cầm cố chứng khoán : là việc CBV phối hợp cùng các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho người đầu tư vay tiền để đầu tư chứng khoán, với tài sản thế chấp là chứng khoán do người đầu tư sở hữu.Hiện nay, CBV đã ký kết hợp đồng hợp tác về việc cung cấp dịch vụ cầm cố chứng khoán cho khách hàng với các ngân hàng VPBank và Habubank.
+Ứng trước tiền bán : là dịch vụ CBV phối hợp cùng các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho khách hàng ứng trước tiền bán chứng khoán trong thời gian khách hàng chờ nhận tiền bán chứng khoán tại CBV. Dịch vụ này giúp khách hàng tăng vòng quay của vốn, nhanh chóng đưa tiền vào kinh doanh chứng khoán, khắc phục nhược điểm T+3 của các Trưng tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay, CBV đã ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán cho khách hàng với Ngân hàng Habubank. Khách hàng có thể nhận tiền ứng trước ngay khi làm thủ tục.
+Repo chứng khoán : là hợp đồng kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn, theo đó khách hàng ký kết Hợp đồng bán chứng khoán cho CBV đồng thời CBV cam kết sẽ bán lại số chứng khoán đó cho khách hàng tại một thời điểm xác định trong tương lai. Lợi thế của dịch vụ này là số tiền thu được của khách hàng cao hơn so với vay theo dịch vụ cầm cố mà khách hàng vẫn đảm bảo sẽ được sở hữu lại chứng khoán đã bán. Đồng thời, thủ tục cũng nhanh gọn, thuận tiện và linh hoạt. Khách hàng có thể nhận được tiền ngay khi ký kết hợp đồng.
2.1.3:Chỉ số CBV
Bộ chỉ số CBV được tạo ra dựa trên phương pháp tổng giá trị vốn hóa thị trường theo % cổ phiếu dành cho nhà đầu tư bên ngoài, nhằm mục đích theo dõi và dự đoán biến động của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Danh mục tổng hợp CBV Index
Chỉ số tổng hợp CBV-Total-Index là chỉ số của tất cả các công ty đang được niêm yết trên toàn bộ hai sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, mang tới cho nhà đầu tư một cách đánh giá tổng thể diễn biến tài chính của thị trường chứng khoán Việt Nam. Công ty quản lý quỹ niêm yết sẽ không được tính trong CBV-Total-Index để tránh tình trạng giá các cổ phiếu bị tính hai lần.
Dựa trên tổng giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản, CBV-Total-Index được chia nhỏ thành các nhóm chỉ số : CBV-Index (Largecap), CBV-Midcap và CBV-Smallcap (như hình vẽ dưới đây)
Hình 2.1 : Sơ đồ danh mục chỉ số của các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam
CBV Total
CBV Index
(Largecap)
CBV 10
CBV 20
CBV Growth
CBV Value
CBV Blend
CBV Midcap
CBV Midcap
Growth
CBV Midcap
Value
CBV Midcap
Blend
CBV Smallcap
CBV Smallcap
Growth
CBV Smallcap
Value
CBV Smallcap
Blend
CBV Sectors
CBV Index là chỉ số đại diện cho giá giao dịch của 50 công ty hàng đầu đang niêm yết có tổng giá trị thị trường và tính thanh toán cao nhất tại hai sàn. Tổng giá trị giao dịch của CBV-Index cũng chiếm tới hơn 70% giá trị giao dịch của toàn thị trường.
CBV-20 là một danh mục của 20 công ty trong 50 công ty liệt kê trong CBV-Index.Tương tự như CBV-Index, tổng giá trị vốn hóa thị trường của CBV-20 chiếm tới hơn 70% giá trị vốn hóa thị trường và tổng giá trị giao dịch của CBV-20 chiếm tới hơn 60% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
CBV-10 bao gồm 10 công ty hàng đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường từ đầu năm 2007 đến nay chiếm trên 50% tổng giá trị vốn hóa thị trường và tổng giá trị giao dịch trên 40%.
CBV-Midcap bao gồm 30 công ty trên tổng số 60 công ty cỡ vừa có tính thanh khoản cao nhất trong nhóm các công ty cỡ vừa (tổng giá trị vốn hóa thị trường từ 150 tỷ đến 500 tỷ VND).
CBV-Smallcap bao gồm 30 công ty trên tổng số 73 công ty nhỏ (tổng giá trị vốn hóa thị trường ít hơn 150 tỷ VND) được thị trường ưa chuộng và có tính thanh khoản cao nhất trong nhóm các công ty có số vốn nhỏ.
CBV tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33213.doc