MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Chương I: Giới thiệu Khái quát về ngành hải quan việt nam 3
I .Khái quát chung về hải quan 3
1. Khái niệm 3
2. Lịch sử hải quan Việt nam . 3
3. Nhiệm vụ của hải quan Việt nam 5
4. Cơ cấu tổ chức của hải quan Việt nam 7
II. Vai trò của ngành hải quan đối với nền kinh tế đất nước: 9
Chương II : Thực trạng quy trình thủ tục hải quan việt nam hiện nay 11
I . Cơ sở pháp lý cho thủ tục hải quan việt nam 11
1. Luật hải quan: 11
2. Các văn bản pháp lý dưới luật khác: 12
2.1. Về đối tượng hàng hoá xuất nhập khẩu 13
2.2. Về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu 16
2.3.Về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩ .16
II. Thực trạng quy trình thủ tục Hải quan hiện nay: 17
1. Quy trình làm thủ tục hải quan đối với một số loại hình XNK phổ biến hiện nay: 17
2. Đánh giá quy trình thủ tục Hải quan hiện nay: 30
Chương III: Một số giải pháp góp phần hiện đại hoá quy trình thủ tục H.quan.34
I. Xu hướng đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục Hải quan. 34
II. Một số giải pháp góp phần hiện đại hoá quy trình thủ tục hải quan 37
1. Giải pháp vĩ mô 37
2. Giải pháp vi mô 38
Kết luận 39
42 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về qui trình thủ tục hải quan Việt Nam trong hoạt động XNK hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giới quốc gia) có thể là hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Và chủ hàng của những hàng hoá đó cũng rất khác nhau
A. Chủ của những hàng hoá mậu dịch:
Đó là những doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc người đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó
Theo nghị định 33/CP ngày 19/4/1994, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải hội đủ những điều kiện nhất định, cụ thể là:
a. Đối với doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu:
Phải thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Phải có mức vốn huy động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD ( riêng đối với các doanh nghiệp miền núi: 100.000 USD) tại thời điểm đăng ký kinh doanh XNK.
Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp
Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
b.Đối với doanh nghiệp sản xuất.
Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp
Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định
Có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài
Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ngoại thương đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh hàng ngoài danh mục quy định và kinh doanh hàng đổi hàng thì phải có giấy phép bổ sung.
B. Chủ hàng những hàng hoá phi mậu dịch
Chủ của những hàng hoá phi mậu dịch có thể là:
a- Pháp nhân, hoặc tổ chức hợp tác, hộ gia đình có những bằng chứng là chủ của hàng hoá di chuyển qua biên giới quốc gia
b- Thể nhân có năng lực hành vi đầy đủ và có bằng chứng là chủ sở hữu hàng hoá xuất nhập cảnh. Những thể nhân không có năng lực hành vi đầy đủ như người dưới tuổi thành niên, người mất trí, người say rượu, can phạm đang thụ án không có đủ tư cách làm thủ tục hải quan. Hải quan không làm thủ tục thông quan cho hàng hoá của họ.
2. 2 Về đối tượng hàng hoá xuất nhập khẩu
A . Đối tượng là hàng mậu dịch
Hàng xuất nhập khẩu phải là hàng hợp pháp xét về tính hợp pháp xuất nhập khẩu; hàng hoá có thể là: hàng bị cấm xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu hợp pháp có điều kiện và hàng xuất nhập khẩu vô điều kiện
a. Hàng cấm xuất nhập khẩu: loại hàng này tuyệt đối không được thông quan.
Mỗi nước quy định khác nhau về hàng cấm xuất nhập khẩu .Ở nước ta, hàng cấm xuất nhập khẩu thường là:
Vũ khí, đạn dược
Chất độc hoá học, ma tuý
Đồ cổ
Gỗ nguyên liệu( gỗ tròn, gỗ xẻ).
Các loại động vật quý hiếm
Sản phẩm văn hoá đồi truỵ
Thuốc lá điếu
Pháo các loại
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
b. Hàng được phép xuất nhập khẩu có điều kiện là những mặt hàng mà chủ của nó chỉ được phép xuất nhập khẩu ; hoặc đã có hạn nghạch( quota); hoặc đã được bộ quản lý chuyên ngành chấp thuận; hoặc đã được chỉ định làm đầu mối xuất nhập khẩu. Cụ thể có ba nhóm mặt hàng sau:
b.1. Hàng chỉ được xuất nhập khẩu khi có hạn ngạch còn gọi là “ hàng xuất nhập khẩu được quản lý bằng hạn nghạch”. Hạn ngạch là định mức (tính bằng tiền hoặc bằng hiện vật) được phép xuất hoặc nhập khẩu. Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch ở mỗi nước mỗi khác và trong mỗi thời gian mỗi khác. ví dụ ở Việt nam , “năm 1995 chỉ còn áp dụng quản lý bằng hạn ngạch đối với một mặt hàng là dệt may xuất khẩu theo hiệp định ký với EU, Canada, Nauy” (Thông tư 07/TM-xuất nhập khẩu ngày 15/3/1995) nhưng đến năm 1997 danh mục hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch lại gồm hai mặt hàng là gạo và hàng dệt may xuất khẩu đi EU, Canada, Nauy(quyết định 28/TTG ngày 13/1/1997)
b.2. Hàng xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý chuyên ngành. Đó là những mặt hàng mà nhà nước giao cho các bộ ngành hướng dẫn và điều tiết việc xuất nhập khẩu. Ví dụ:
- Bộ thuỷ sản điều tiết việc xuất nhập khẩu thuỷ sản hiếm, thuỷ sản giống..
- Bộ Văn hóa thông tin quản lý việc xuất nhập khẩu các ấn phẩm văn hóa, tác phẩm mỹ thuật, điện ảnh, băng hình
- Bộ Bưu chính viễn thông quản lý việc xuất nhập khẩu máy phát sóng, thiết bị thu phát và truyền dẫn vô tuyến, các loại tổng đài.
- Bộ Y tế quản lý về việc xuất nhập khẩu các loại thuốc tân dược,các loại dụng cụ y tế.
b.3. Hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Đó là những mặt hàng có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước hoặc đối với đời sống nhân dân. vì vậy, nhà nước chỉ định những doanh nghiệp có khả năng tin cậy làm đầu mối xuất nhập khẩu. Ví dụ, ở nước ta, đó là xăng dầu và phân bón. đối với những mặt hàng này, chủ hàng làm thủ tục hải quan phải là những người đại diện cho các đầu mối xuất nhập khẩu đó.
c. Hàng được phép xuất nhập khẩu vô điều kiện là những mặt hàng còn lại, nghĩa là hàng không thuộc diện cấm xuất nhập khẩu ( tiểu mục 2.1.1) và hàng không thuộc diện chỉ được xuất nhập khẩu khi chủ hàng có đủ các điều kiện quy định(tiểu mục 2.1.2).
B. Đối tượng là hàng phi mậu dịch
Hàng phi mậu dịch di chuyển ngang qua biên giới quốc gia có thể là hàng cấm xuất nhập cảnh, hàng hạn chế nhập cảnh và hàng được phép xuất nhập cảnh vô điều kiện.
a. Hàng cấm xuất nhập cảnh là những hàng hoá có ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia( ví dụ chất nổ, vũ khí, đạn dược), đến thuần phong mỹ tục( ví dụ sản phẩm văn hóa đồi truỵ, ma tuý) hoặc đến sức khỏe của dân (chất độc hoá học, chất gây nghiện).
b. Hàng cho xuất nhập cảnh một cách hạn chế là những hàng mà chỉ được mang qua biên giới theo một định mức tính về số lượng hoặc về giá trị. Ví dụ ỏ Malaysia một công dân chỉ được mang theo 1 lít rượu, 225 gam thuốc lá sợi (tương đương 200 điếu), diêm không quá 100 que.
c. Hàng được xuất nhập cảnh vô điều kiện là những hàng hoá thiết yếu đối với đời sống của nhân dân vùng biên giới. Tuy nhiên, hàng được xuất nhập cảnh vô điều kiện có thể bị đánh thuế nếu nó vượt quá phạm vi một số lượng đã định, vì vượt qúa số lượng này, hàng đó không còn có mục đích thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người mang hàng nữa, mà đã trở thành đối tượng buôn bán.
2.3. Về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu
A. Đối với tất cả các mặt hàng
Theo nguyên tắc chung, tất cả các hàng xuất nhập khẩu đều phải qua kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, thực hiện nguyên tắc chung như vậy là rất khó. Vì vậy, nhà nước chia hàng hoá ra làm 2 loại: hàng thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước và hàng chỉ phải kiểm tra theo yêu cầu của chủ hàng. Từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước (ở nước ta là Bộ khoa học công nghệ và môi trường) phải công bố danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước.
Theo quyết định của Bộ khoa học công nghệ và môi trường số 2578/QĐ-TĐC ngày 28/10/1996 hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước sẽ có đủ điều kiện về mặt chất lượng để được hải quan làm thủ tục thông quan, sau khi cơ quan nhà nước cấp một trong các văn bản sau:
- Giấy xác nhận đạt chất lượng xuất, nhập khẩu, nếu hàng hoá đạt yêu cầu về xuất nhập khẩu sau khi đã được kiểm tra
- Giấy thông báo miễn kiểm tra chất lượng nếu:
+ Hàng xuất khẩu đó đã đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) về chất lượng/ hoặc an toàn
+ Hàng xuất khẩu đó đã mang dấu phù hợp với tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thừa nhận hoặc nó đã được kiểm tra ở cảng đi theo hiệp ước mà nước ta đã ký với nước ngoài về việc miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.
B. Đối với hàng là động vật/ thực vật
Đối với hàng là động vật/ thực vật hoặc có nguồn gốc động vật/ thực vật thì, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bên cạnh việc kiểm tra chất lượng như đã trình bày trên đây, hàng đó phải qua kiểm dịch:
- Việc kiểm dịch động vật do các cơ quan thú y tiến hành
- Việc kiểm dịch thực vật do các cơ quan bảo vệ thực vật tiến hành
Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan sau khi chủ hàng đã xuất trình được giấy chứng nhận hợp lệ của các cơ quan kiểm dịch kể trên.
II. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HIỆN NAY:
1. Quy trình làm thủ tục hải quan đối với một số loại hình XNK
phổ biến hiện nay:
1.1. Quy trình làm thủ tục hàng mậu dịch (hàng hoá xuất ,nhập khẩu thương mại)
Hiện nay quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng mậu dịch (Hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại) của hải quan Việt Nam từ 01/01/2006 được thực hiện theo (chương trình hệ thống quản lý rủi ro) gồm 5 bước như sau:
A.Trình tự thực hiện các bước
Bước I: Người khai hải quan (khai báo và chuẩn bị hồ sơ)
Đây là bước rất quan trọng vì nó là cơ sở để,tiền đề đẻ người khai hải quan tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan. Bước này có hai khâu sau đây:
*Khâu1: Khai báo
Chủ hàng có trách nhiệm khai báo một cách trung thực và chính xác theo mẫu tờ khai do Tổng cục hải quan quy định. Các cột mục của tờ khai cũng phải được điền đầy đủ, theo đúng quy định về tên hàng, mã số, số lượng, đơn giá,xuất sứ.v.v...và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.(Thực hiện theo khoản 1.2, Điều 8, nghị định 154 của chính phủ ngày 15/12/2005 tức (154/2005/ND-CP) Nếu khai thiếu, không chính xác, hải quan không cho đăng ký tờ khai.
* Khâu 2: Chuẩn bị bộ chứng từ
Tổ chức, cá nhân khi đến hải quan tỉnh, thành phố hoặc hải quan cửa khẩu làm thủ tục khai báo để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá phải nộp và xuất trình cho hải quan các giấy tờ sau:
a.) Giấy tờ phải nộp:
1- Tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 2 bản.
2- Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc giấy phép chuyên ngành hoặc bản sao văn bản duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của Bộ thương mại (đối với loại hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu quy định phải có các giấy tờ đó): 1 bản.
3- Bản kê chi tiết về hàng hoá: 2 bản.
4- Lệnh giao hàng của người vận tải: 1 bản.
5- Hợp đồng mua bán ngoại thương (bản copy có chữ ký xác nhận và đóng dấu của người đứng đầu tổ chức xuất nhập khẩu):1 bản.
6- Bản sao vận tải đơn (nếu là hàng nhập): 1 tờ.
7- Đối với hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam phải nộp thêm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 1 bản.
8- Trường hợp có thay đổi về chính sách, để được hưởng quy định tại chính sách cũ chủ hàng phải nộp các chứng từ liên quan theo quy định của chính sách và hướng dẫn của Tổng cục hải quan, Bộ Tài chính, Bộ thương mại 1 bản.
b) Giấy tờ phải xuất trình:
1- Văn bản cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu (bản chính) để đối chiếu với bản sao.
2- Vận tải đơn (Bản Original) để đối chiếu với bản sao.
3- Giấy chứng nhận quy cách phẩm chất (Nếu trong hợp đồng có quy định).
4- Giấy chứng nhận kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu, xuất khẩu yêu cầu phải có kiểm dịch theo quy định.
Trên cơ sở những chứng từ quy định tại điểm a,b trên .Quy định cụ thể tại Điều 7 nghị đinh 154 của chính phủ ngày15/12/2005 (154/2005/ND- CP) lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh (8 chứng từ) và một bộ hồ sơ không hoàn chỉnh (gồm 4 chứng từ 1, 2, 3, 4) chuyển toàn bộ hồ sơ cho công chức hải quan tiếp nhận để tiên hành làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Bước II: Tiếp nhận hồ sơ hải quan
Đây là bước mà công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ ,Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai như:
- Nhập mã số xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh ghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) kiểm tra doanh ghiệp có được ân hạn thuế hay không, bảo lãnh thuế.
- Sau khi nhập thông tin vào máy tính, thông tin được xác định và tự đông xử lý theo quy trình quản lý rủi ro rồi đưa ra lệnh hình thức ,mức độ kiểm tra được đánh số trùng với số tơ khai hải quan với các mức độ khác nhau (mức1,2,3 tương ứng với xanh .vàng ,đỏ).
- Tiếp đó công chức tiếp nhận hồ sơ cùng với máy tính xác định thông tin và đưa ra luồng cụ thể (luồng xanh,luồng vàng, luồng đỏ) nếu máy tính chưa xác định được thì công chức hải quan phải đề xuất dựa trên thực tế hồ sơ và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cho lãnh đạo chi cục quyết định.
- Cuối cùng công chức hải quan ký tên, đóng dấu số hiệu vào lệnh hình thức .mức độ kiểm tra rồi chuyển cho bộ phận tiếp theo sử lý (nếu mức 1 chuyển lãnh đạo ký quyết định thông quan. mức2,3 chuyển hồ sơ cho đội nghiêp vụ phân công công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ,giá ,thuế.
Bước III : Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế,giá
- Bước này do công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ tính thuế thực hiện cụ thể.
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ, sự đồng nhất của chứng từ,khai báo(thực hiện theo quy định tại điểm III.1.2, mục 1, phần B, Thông tư 112/2005/TT – BTC):
- Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số,chế độ, chính sách thuế ( Thực hiện theo quy định tại điểm III.3.5, mục 1, phần B, thông tư 112/2005/TT-BTC ).
Nêu kiểm tra chi tiết thấy hồ sơ đồng nhất, phù hợp thì nhập thông tin vào máy tính để xác định mức kiểm tra hay thông quan hàng hoá còn khi kiểm tra phát hiện thấy nghi vấn thì đề xuất với lãnh đạo.
Sau khi kiểm tra công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra lên tờ khai hải quan ,lệnh hình thức, ký tên và đóng dấu số hiệu vào mục 6 lệnh hình thức kiểm tra.
Bước IV: Kiểm tra thực tế hàng hoá:
Đây là bước do công trức hải quan được phân công kiểm hoá hàng bằng mắy soi hay thủ công thực hiện gồm:
- Kiểm tra thực tế hàng hoá theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức,mức độ kiểm tra.
- Ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan(nếu đúng khai báo thì xác nhận để hàng hoá được thôngquan .nếu sai thì lập biên bản vi phạm tuỳ theo mức độ )
Nhập kết quả kiểm tra vào máy tính
Ký tên và đóng dấu số hiệu trên tờ khai và lệnh hình thức mức độ kiểm tra.
Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo xem xét quyết định(lãnh đạo chi duyệt thông quan hay tạm thông quan hoạc ra quyết định sử phạt cấp chi cục nếu hàng sai phạm)
BướcV: Thông quan hàng hoá:
Bước này do lãnh đạo chi cục quyết định (chi cục trưởng hoặc chi cục phó thực hiện):
- Xem xét quyết định thay đổi hình thức mức độ kiểm tra gì trên lệnh do máy tính xác định hoạc do công chức trong dây chuyền đề xuất( Nếu có căn cứ xác định cần phải thay đổi hình thức mức độ kiểm tra).
- Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức cấp dưới.
- Quyết định thông quan lô hàng theo lệnh hình thức ,mức độ kiểm tra.
- Ký tên lên tơ khai và lệnh hình thức ,mức độ kiểm tra,quyết định thông quan lô hàng hoạc tạm giải phóng lô hàng.
Bước VI: Kiểm tra sau thông quan:
Kiểm tra sau thông quan là bước kiểm tra do cấp cục hải quan chực thuộc thành phố họac tinh thực hiện theo sự chỉ đạo của cục kiểm tra sau thông quan tổng cục hải quan nhàm giám sát qua trình thục hiên của doanh nghiệp và công chức trên địa bàn thuộc cục mình quản lý.kiểm tra sau thông quan được thưc hiên trình tự như mục II1.2, phần B, thông tư 114/2005 của bộ tài chính về kiểm tra sau thông quan ngày 15/12/2005 (114/2005/TT-BTC ở hai điểm như :
a. Kiểm tra tại trụ sở hải quan theo phương pháp so sánh đối chiếu so sánh giữa nội dung khai tại hồ sơ hải quan với các thông tin nghiệp vụ hải quan và các quy định của pháp luật có liên quan.
b. Kiểm tra tai chụ sở doanh ngiệp theo phương pháp đối chiếu so sánh giữa sổ kế toán báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai hải quan. Tuỳ trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá đã thông quan.
B. Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan thương mại(hàng mậu dịch)
1.2. Quy trình làm thủ tục hàng phi mậu dịch
A- Quy định chung:
Thủ tục hải quan đối với hàng phi mậu dịch phải được tiến hành nhanh chóng và đúng quy trình.
Thời gian tiến hành: không quá 90 phút nếu hàng không nhiều và không phức tạp; không quá 120 phút nếu hàng tương đối nhiều và phức tạp; không quá 240 phút nếu là hàng container và mặt hàng phức tạp.
1. Căn cứ những quy định trong quy trình này và điều kiện cụ thể ở từng địa phương, lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm sắp xếp bộ máy làm việc phù hợp nhằm bảo đảm các khâu nghiệp vụ được thực hiện đúng luật định, đạt yêu cầu quản lý cao, thể hiện được tinh thần phục vụ nhân dân nhanh chóng, chu đáo, tận tình, công bằng.
2. Việc luân chuyển bộ hồ sơ từ bước này qua bước khác là công việc thuộc trách nhiệm của Hải quan, tuyệt đối không được giao chủ hàng làm. Việc chuyển giao hồ sơ phải đảm bảo nhanh, thể hiện được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ.
3. Bước thủ tục sau không được sửa chữa kết quả làm thủ tục của bước trước. Nếu xét cần sửa chữa phải trực tiếp trao đổi và thống nhất với bộ phận làm thủ tục của bước trước.
4. Mọi đối tượng đến làm thủ tục XNK hàng hoá phi mậu dịch đều phải được thu thuế ngay trước khi giải phóng hàng.
Quá trình làm thủ tục có gì phát sinh phức tạp phải báo cáo cấp trên kịp thời để được giải quyết, xử lý đúng thẩm quyền.
Mọi sai sót, vi phạm thuộc cá nhân, bộ phận nào làm thì cá nhân, bộ phận đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5. Lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định trong quy trình này. Mọi vi phạm phát hiện được đều phải được xử lý nghiêm và chấn chỉnh kịp thời.
B- Trình tự các bước làm thủ tục:
Bước I: Đăng ký tờ khai:
Trong bước này, chủ hàng (hoặc người đại diện hợp pháp) phải xuất trình bộ hồ sơ gồm các loại chứng từ sau:
1. Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ:
- Bộ hồ sơ nộp và xuất trình hải quan:
+ Tờ khai hải quan: 2 bản (nộp).
+ Giấy báo nhận hàng: 1 tờ (xuất trình)
+ Danh sách người gửi, người nhận hàng và chi tiết hàng hoá từng người (nếu có): 01 bản (nộp).
+ Vận đơn: 1 tờ hoặc 1 liên (nộp)
+ Giấy tờ tuỳ thân: (xuất trình)
+ Giấy uỷ quyền làm thủ tục nhận hàng: 1 bản - nếu nhận thay (nộp).
+ Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của chuyên ngành quản lý - nếu có: 1 (nộp).
- Đối tượng nhận hàng phải có đủ điều kiện để xác định đúng là người được người gửi hàng từ nước ngoài chỉ định nhận hàng.
- Nếu người khác đến làm thủ tục thay phải có giấy uỷ nhiệm hợp pháp của chủ hàng. Trường hợp chủ hàng chưa biết nội dung hàng để kê khai, hướng dẫn chủ hàng về mục nội dung hàng sẽ kê khai khi cùng kiểm tra hàng với Hải quan.
2. Đăng ký tờ khai:
- Đăng ký tờ khai phải được tiến hành theo thứ tự và dứt điểm cho từng lô hàng trong từng ngày.
- Sau khi xác định được bộ hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ mới tiến hành đăng ký tờ khai.
- Số tờ khai, ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai ghi trong sổ sách, trên tờ khai, trên biên lai thu thuế phải khớp nhau và không được tẩy xoá, sửa chữa, không được viết nhiều thức mực nhiều kiểu chữ. Các dòng kẻ viết thừa trong sổ đăng ký tờ khai phải được gạch bỏ sau từng ngày. Trường hợp đặc biệt phải sửa chữa, viết trùng số, nhảy cóc số đăng ký tờ khai, xoá bỏ hoặc chuyển đổi, thay đổi số đăng ký tờ khai và ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai phải được trưởng Hải quan cửa khẩu xác nhận lý do và ghi ý kiến quyết định cụ thể. Sau khi trưởng Hải quan cửa khẩu ghi ý kiến quyết định phải báo cáo lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Các bộ hồ sơ sau khi đã hoàn chỉnh việc đăng ký tờ khai phải giao hết và giao ngay cho bộ phận kiểm hoá.
Bước II: Kiểm hoá:
1. Mỗi lô hàng tuy thuộc vào công việc mà lãnh đạo đội phan công một hoạc hai cán bộ hải quan kiểm hoá với sự có mặt của chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng.
2. Lãnh đạo phân công kiểm hoá lô hàng thuộc tờ khai nào thì nhân viên Hải quan chỉ được kiểm hoá lô hàng thuộc tờ khai đó. Kiểm hoá viên tuyệt đối không được tự chọn tờ khai để kiểm hoá.
3. Kiểm hoá một lô hàng phải được tiến hành liên tục cho đến khi kết thúc nhiệm vụ kiểm hoá. Trong lúc kiểm hoá, một trong hai bên (Hải quan và chủ hàng) không được vắng mặt. Khi kiểm hoá, hàng hoá phải được để tách biệt giữa loại hàng đã kiểm hoá và loại hàng chưa kiểm hoá. Mọi trường hợp sửa chữa, tẩy xoá nội dung khai báo (số trọng lượng hàng hoá, tên và loại hàng) trong tờ khai, chủ hàng và Hải quan cùng ký xác nhận.
4. Quá trình cân, đo, đếm và xác định chất lượng hàng hoá, Hải quan và chủ hàng phải cùng làm. Mọi sai lệch về số trọng lượng hàng, tên và loạt hàng, phẩm chất hàng so với thực tế, các kiểm hoá viên của Hải quan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
5. Sau khi kiểm hoá xong phải chuyển giao ngay bộ hồ sơ cho bộ phận thuế tính thuế, viết biên lai thuế, thu thuế và đóng dấu "đã thu tiền".
Bước III: Thu thuế:
1. Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ do bộ phận hoá chuyển đến, bộ phận thuế tiến hành tính thuế ngay và tính dứt điểm từng lô hàng.
2. Trước khi tính thuế phải kiểm tra các điều kiện để tính thuế đã đầy đủ, chính xác chưa hoặc áp mã đã đúng, đã phù hợp chưa, có vấn đề gì cần trao đổi với bộ phận kiểm hoá nữa không.
3. Căn cứ kết quả kiểm hoá hoặc mã số để áp giá tính thuế, thuế suất cho phù hợp.
4. Kết quả tính thuế trước khi chuyển bộ phận duyệt thuế phải kiểm tra lại lần cuối.
5. Căn cứ kết quả tính thuế cuối cùng của bộ phận tính thuế để viết biên lai thuế, viết xong biên lai thuế lô hàng nào phải chuyển bộ phận thu thuế để thu thuế lô hàng đó kịp thời.
6. Trước khi thu tiền thuế phải kiểm tra kỹ tổng số thuế phải thu ghi trên biên lai thuế và tờ khai hàng.
7. Cán bộ thu thuế chỉ được phép thu đúng số tiền thuế ghi trên biên lai thuế.
8. Sau khi khẳng định được số tiền thuế đã thu đủ và tiền đã cho vào nơi quy định, mới đóng dấu "đã thu tiền" vào biên lai thu thuế để giao cho chủ hàng.
Bước IV: Kết thúc thủ tục:
1. Bộ phận phúc tập kiểm tra lại theo thứ tự từng việc qua các bước từ bước 1 đến bước 3. Nếu xác định được đảm bảo đã đúng nguyên tắc, chế độ, thể lệ thủ tục và phù hợp với số lượng hàng hoá thực tế thì trình lãnh đạo duyệt cho giải phóng hàng.
2. Khi đã có quyết định giải phóng hàng, Hải quan tự chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận vào sổ theo dõi tình hình, thống kê và đóng dấu đã hoàn thành thủ tục hải quan.
3. Sau khi bộ phận tái kiểm đã kiểm tra hoặc xem xét (đối với những lô hàng bộ phận tái kiểm phải xem xét hoặc phải tái kiểm), bộ phận kết thúc thủ tục đã vào sổ và đóng dấu đã hoàn thành thủ hải quan, giao trả ngay cho chủ hàng một bộ hồ sơ và chuyển giao cho bộ phận lưu trữ một bộ hồ sơ để lưu trữ theo quy định.
4. Thời gian tiến hành làm thủ tục từ bước 1 đến bước 4 cho một lô hàng xuất, nhập khẩu phi mậu dịch:
- Không quá 90 phút/một lô hàng nếu số trọng lượng hàng hoá không nhiều, loại hàng không phức tạp.
- Không quá 120 phút/một lô hàng nếu số trọng lượng hàng hoá tương đối nhiều và mặt hàng tương đối phức tạp.
Không quá 240 phút/một lô nếu kiện hàng là container, số trọng lượng hàng nhiều loại hàng phức tạp.
C.Sơ đồ tổng quát hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch
2. Đánh giá quy trình thủ tục Hải quan hiện nay:
2.1 Về ưu điểm
Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục Hải quan tương đối đầy đủ và toàn diện, thông tin về các văn bản mới được cập nhật thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu.
Việc đưa nội dung các quy định liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như các thông tin hoạt động của ngành Hải quan lên Website riêng của Tổng cục Hải quan Việt Nam là bước tiến đột phá, cung cấp thông tin, quy định mới nhất cho ngành Hải quan cũng như các doanh nghiệp.
Ngân sách đầu tư cho việc hiện đại hoá toàn ngành Hải quan ngày một lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với ngành Hải quan, các Chi cục Hải quan trao đổi thông tin trong toàn ngành thông qua mạng thông tin riêng của ngành.
Đầu vào của ngành Hải quan được chọn lựa kỹ càng, có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy tính giúp cho việc tiếp cận, học hỏi công nghệ mới nhanh chóng hơn.
Cơ sở vật chất trang bị cho toàn ngành tương đối hiện đại, tại các cửa khẩu đều được trang bị hệ thống máy tính, hệ thống giám sát khác hiện đại, làm giảm thời gian, sức người trong công việc mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
Hiểu biết về thủ tục Hải quan của các doanh nghiệp tương đối vững, Hải quan không phải mất nhiều thời gian hướng dẫn doanh nghiệp trong việc khai báo.
Tại các chi cục Hải quan đều thành lập Tổ giải quyết vướng mắc tại chỗ do đó đã phần nào giải quyết tại chỗ nhiều vướng mắc phát sinh, giải phóng nhanh tình trạng ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu.
Việc đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế: cơ quan Thuế và Hải quan đã bỏ cơ chế thông báo thuế, áp đặt thuế hoặc tính thuế thay cho doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế (đã được thực hiện toàn diện trong lĩnh vực hải quan). Quy định này thể hiện sự bình đẳng giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Vai trò của cơ quan Hải quan chuyển dần từ tính mang nặng quản lý sang chế độ phục vụ.
Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa và rút ngắn đáng kể. Đối với tờ khai hải quan, trước đây quy định hơn 50 tiêu chí, nay quy định tờ khai hải quan hàng xuất khẩu còn 27 tiêu chí, tờ khai hải quan hàng nhập khẩu còn 48 tiêu chí. Các loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan được giảm từ trên 10 loại xuống còn 4 loại đối với tờ khai nhập khẩu, còn 3 loại đối với tờ khai xuất khẩu. Đối với những nơi đã triển khai thí điểm khai hải quan điện tử, kê khai thuế qua mạng hoặc qua đĩa mềm thì thủ tục kê khai còn đơn giản, thuận tiện hơn.
Đổi mới quy trình quản lý theo nguyên tắc một cửa, quy trình quản lý rủi ro theo thông lệ quố tế chuyên môn hóa cao: ngành Hải quan tổ chức dây chuyền thủ tục hải quan hoàn chỉnh, bỏ nhiều khâu trung gian, giảm thời gian làm thủ tục hải quan. Đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng thương mại trước đây phải qua 4 khâu thủ tục hải quan, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7342.doc