Chuyên đề Tiền tệ, tín dụng
+ Kiểm tra, giám sát khoản cho vay Việc kiểm tra khoản cho vay thường được tiến hành định kỳ hàng tháng, quý đối với vay ngắn hạn. Nội dung kiểm tra của ngân hàng là: tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất, kinh doanh; tình trạng bảo đảm tiền vay; tình hình thực hiện các cam kết; nguồn thu và khả năng trả nợ. Ngoài ra, ngân hàng có thể kiểm tra đột xuất khi thấy doanh nghiệp có các dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình sử dụng vốn vay. Trong kiểm tra, nếu phát hiện các khoản vay của khách hàng có các dấu hiệu đáng ngờ hoặc có bằng chứng về khó khăn trong kinh doanh, vi phạm các cam kết, ngân hàng có thể xử lý: Tạm ngừng hoặc chấm dứt cho vay; thu hồi nợ trước hạn một phần hoặc toàn bộ; gia hạn nợ; điều chỉnh kỳ hạn nợ; chuyển nợ quá hạn; thay đổi tài sản bảo đảm tiền vay. + Xử lý nợ có vấn đề Nếu khách hàng không thực hiện những cam kết theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và theo cam kết trên các giấy nhận nợ, có thể xử lý như sau: • Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ gốc và lãi: Trước khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ (trong giấy trình bày rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chậm trả và thuyết trình về kế hoạch trả nợ mới), ngân hàng sẽ xem xét và ký phụ lục bổ sung vào hợp đồng tín dụng nếu đồng ý. 690 • Chuyển nợ quá hạn: Nếu đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ và không được chấp thuận cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số nợ chưa trả của doanh nghiệp sang nợ quá hạn. Tuy nhiên lãi suất nợ quá hạn chỉ áp dụng cho các khoản nợ đến hạn trong thời gian chậm trả. • Trả nợ bằng xử lý tài sản bảo đảm (nếu có bảo đảm bằng tài sản): Ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ khi khách hàng vay (hoặc bên bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Tài sản đảm bảo trước hết được xử lý theo các phương th ức đã thoả thuận. Trường hợp các bên không xử lý được tài sản đảm bảo theo các phương thức đã thoả thuận, thì ngân hàng có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo một trong các cách: Trực tiếp bán tài sản đảm bảo một cách công khai. Uỷ quyền bán tài sản đảm bảo cho tổ chức bán đấu giá tài sản. Uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm cho tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (trừ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất). Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm. Ngân hàng cho vay có thể khởi kiện khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay đã bị nhắc nhở nhưng không khắc phục; nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng; có khả năng tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ; có hành vi lừa đảo, gian lận b) Chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG) Chiết khấu giấy tờ có giá là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Đối tượng chiết khấu là các giấy tờ có giá, bao gồm: Tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, bộ chứng từ hàng xuất, các trái phiếu, các giấy tờ khác trị giá bằng tiền. Điều kiện của các giấy tờ có giá được nhận chiết khấu: - Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; - Còn thời hạn lưu hành phù hợp với thời gian chiết khấu được quy định; - Được phép chuyển nhượng khi cần thiết; - Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ôn thi CPA 2010 môn Tiền tệ, tín dụng.pdf