Để chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh một năm mỗi doanh nghiệp phải lập cho mình rất nhiều kế hoạch như kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. tất cả tập hợp thành kế hoạch sản xuất , tài chính kỹ thuật của doanh nghiệp. Trong bài viết về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì vấn đề được đưa ra xem xét và nghiên cứu là công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số liệu sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách linh hoạt, đem lại hiệu quả cao.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xưởng da keo.
- Phân xưởng chế biến II: Từ nguyên liệu là da mềm, da cứng do phân xưởng da keo cung cấp.Phân xưởng chế biến ra các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng dân dụng và quốc phòng: đóng giầy, máy găng.
-Phân xưởng cơ khí: Đây là phân xưởng sản xuất phụ có nhiệm vụ cung cấp lao vụ cho các phân xưởng chính đồng thời tận dụng các loại phế liệu phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Có 3 bộ phận: Bộ phận cơ khí, bộ phận mộc nề, tổ nồi hơi.
- Xưởng giầy: Bao gồm các bộ phận cắt may, gò ráp và hoàn thiện. Nguyên vật liệu chủ yếu của xưởng giầy là vải và cao su.
mối quan hệ giữa các phân xưởng theo sơ đồ sau:
Bộ phận cơ khí
Cơ khí
Mộc nề
Nồi hơi
Phân xưởng da keo
Xưởng gò ráp, hoàn thiện
Xưởng cắt may
PX chế biến II
PX chế biến I
c/ Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty Da giầy Việt Nam, Công ty Da giầy Hà Nội tổ chức theo quy mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc trực tiếp điều hành quản lý, bên cạnh đó công ty còn thực hiện cơ chế khoán đến từng phân xưởng để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, các quản đốc phân xưởng phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất.
Với 523 lao động ngoài ban giám đốc hiện nay, công ty có 7 phòng ban và 5 phân xưởng. Mỗi phòng ban có những chức năng nhiệm vụ sau:
- Ban giám đốc: gồm 1 đồng chí giám đốc và 2 đồng chí phó giám đốc. Giám đốc điều hành chung cả công ty đặc biệt là về mặt kinh tế. Một phó giám đốc thường trực quản lý về mặt đời sống, đầu tư XDCB. Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
-Văn phòng: gồm 4 bộ phận: Phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng bảo vệ, phòng y tế. Mỗi phòng có nhiệm vụ và chức năng riêng của mình như tổ chức bộ máy, quản lý lao động, ban hành một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty, công tác bảo vệ an ninh, chăm lo sức khoẻ đời sống công nhân viên...
- Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
- Phòng tài chính kế toán: Giúp lãnh đạo trong công ty hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và xác định nhu câù về vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong công ty.
- Phòng kinh doanh -XNK: Giúp giám đốc trong việc tìm thị trường trong nước, nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm, thực thi kế hoạch bán hàng.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các quy phạm trong quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch trung đại tu và sửa chữa máy móc thiết bị đồng thời xây dựng quy trình sử dụng và quản lý máy móc thiết bị.
- Phòng XDCB: Có nhiệm vụ quản lý, đề nghị và tham mưu do lãnh đạo xây dựng đề ra kế hoạch và các hạng mục đầu tư, gọi vốn đầu tư. Giám sát quá trình xây dựng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng công trình.
Giám đốc công ty đứng đầu bộ máy quản lý trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh hoặc gián tiếp thông qua các phó giám đốc. Các phòng ban có một sự độc lập tương đối nhưng cũng có mối quan hệ gần gũi tương tác, phối hợp nhịp nhàng để bộ máy của công ty vận hành trôi chảy.
sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
PGĐ phụ trách đời sống,XDCB
PGĐ phụ trách kỹ thuật
Phòng tổ
chức
Văn phòng
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng TCKT
Phòng kinh doanh XNK
Phòng kỹ thuật
Phòng XDCB
Quản đốc PX chế biến I
Quản đốc PX da keo
Quản đốc PX chế biến II
Quản đốc PX giầy
Quản đốc PX cơ khí
1.3/ Đặc điểm sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội:
Sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội là giầy vải các loại. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Đức, ý...và sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước nên đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao, chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã đẹp, sản xuất phải theo đúng yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm của loại sản phẩm tiêu dùng này là có thể để lâu, không bị hao hụt nên cũng dễ dàng trong việc quản lý. Đơn vị tính thường là đôi. Do yêu cầu của quản lý và theo đơn đặt hàng của khàch hàng nên khi sản xuất xong sản phẩm thường được đóng thành kiện. Số đôi giầy trong một kiện và kích cỡ giầy, mầu sắc giầy đóng vào kiện hoàn toàn theo yêu cầu của khách hàng.
Về số lượng: Hàng tháng số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hay ít căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, từ đó bộ phận kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất giầy trong tháng. Quá trình vận động của thành phẩm rất ngắn và nhanh kết thúc để có thể kịp thời gian giao hàng cho khách như hợp đồng đã ký kết.
Về chất lượng: Do Công ty có dây chuyền sản xuất giầy tiên tiến, tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế nên sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng khá cao. Ngoài ra, nhiều loại nguyên vật liệu nhập về từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất sản phẩm cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã sản xuất được rất nhiều loại giầy vải khác nhau. Mỗi loại giầy chia thành nhiều loại giầy khác nhau. Giầy của Công ty có mẫu mã, hình thức khá đẹp và rất đa dạng. Chính vì vậy, nhiều loại giầy đã chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty được bạn hàng tín nhiệm nên số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều.
Với đặc điểm sản phẩm của Công ty như vậy nên để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì nhất thiết cần phải tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hợp lý, phải có các biện pháp thích hợp, kịp thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và thu được nhiều lợi nhuận.
2/ Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội có đặc điểm rất riêng biệt, khác với nhiều Công ty trong nước. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu sang các nước khác theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Và trong một vài năm gần đây, sản phẩm của Công ty cũng đã được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước.
- Đối với xuất khẩu: Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách. Công ty sẽ xuất giao hàng dựa trên các hợp đồng ký kết với nước ngoài. Công ty có quan hệ hợp đồng với một số Công ty khác ở các nước như: Đài loan, hồng kông, trung quốc. Những Công ty này đóng vai trò trung gian và Da giầy Hà nội nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài chủ yếu thông qua các Công ty này. Theo như hợp đồng, Công ty sẽ xuất hàng cho bên trung gian và bên trung gian sẽ thanh toán tiền hàng cho Công ty sau khi đã nhận được hàng. Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm do Công ty mua trong nước nhưng cũng có trường hợp không mua được trong nước vì không có nên Công ty phải nhập nguyên liệu từ phía các Công ty trung gian. Có khi nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải nhập 70% từ phía nước ngoài. Như vậy khi thanh toán tiền hàng, khách hàng sẽ bù trừ tiền nguyên vật liệu vào tiền hàng của Công ty theo định mức đã tính. Trong trường hợp Công ty không phải xuất hàng sang các Công ty trung gian mà xuất thẳng sang nước có đơn đặt hàng thì sau khi đã nhận được tiền hàng từ phía nước có đơn đặt hàng, Công ty sẽ thanh toán hoa hồng cho bên trung gian theo phần trăm đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, Công ty cũng có đơn đặt hàng trực tiếp từ phía các nước có nhu cầu mà không phải qua trung gian nhưng trường hợp này không nhiều.
- Đối với thị trường trong nước: Việc sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường và các hợp đồng với khách hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm trong nước do phòng tiêu thụ phụ trách. Công ty có các chi nhánh bán hàng, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Hà nội và nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Đặc biệt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, trung du, miền núi đặc biệt là ở những nơi dân cư đông đúc và lực lượng công nhân lao động nhiều. Việc thanh toán tiền hàng giữa các đại lý, chi nhánh, khách hàng với Công ty được thực hiện theo từng tháng. Riêng đối với các đại lý, khi thanh toán sẽ được tính trừ luôn phần trăm tiền hoa hồng.
- Việc thanh toán, biên bản thanh toán, hoá đơn bán hàng...giữa Công ty với khách hàng, nếu là khách hàng hàng nước ngoài sẽ do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tính trên từng lô hàng xuất đi, nếu là khách hàng trong nước hay chi nhánh bán hàng, đại lý sẽ do phòng tiêu thụ đảm nhiệm theo từng tháng. Cuối cùng tất cả các chứng từ biên bản sẽ được chuyển sang phòng Kế toán. Kế toán tiêu thụ và Kế toán thanh toán sẽ tập hợp các chứng từ, biên bản đó và theo dõi việc thanh toán giữa khách hàng với Công ty hoặc việc thanh toán của Công ty với khách hàng theo từng biên bản.
- Thông thường việc thanh toán tiền hàng giữa Công ty với khách thường theo phương thức giao hàng trước và thanh toán tiền hàng sau. Tất cả các chi phí bán hàng quy định trong hợp đồng do Công ty chịu trách nhiệm. Khi bán hàng ra nước ngoài thì tiền hàng của Công ty thường được thanh toán bằng ngoại tệ. Do vậy, khi khách hàng thanh toán Công ty phải quy đổi ra đồng Việt nam.
- Ta thấy rằng, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty phần lớn là ở thị trường nước ngoài. Thị trường sản phẩm của Công ty ở trong nước tuy vài năm trở lại đây đã phát triển khá mạnh nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường trong nước ngày càng phát triển thì việc mở rộng thị trường trong nước để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với Công ty.
3/ Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà nội:
3.1/ Thuận lợi:
Những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã không ngừng được mở rộng, sản phẩm của Công ty xuất hiện nhiều trên thị trường. Thông qua chất lượng sản phẩm Công ty đã duy trì được thị trường truyền thống của mình, sản lượng sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Về lực lượng lao động: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo nhiệt tình, giầu kinh nghiệm đã được tôi luyện, thử thách qua nhiều năm đầy khó khăn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng Công ty, tìm ra hướng giải quyết, khắc phục mọi khó khăn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là một thuận lợi lớn cho Công ty.
- Về vị trí địa lý: Do vị trí của Công ty nằm ở gần các tuyến đường giao thông nên giúp cho vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá dễ dàng thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, việc ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng và thanh toán qua ngân hàng cũng thuận lợi hơn.
Công ty có một mạng lưới các cửa hàng bán buôn và bán lẻ hàng hoá nằm ở những vị trí trung tâm, hết sức thuận lợi cho công tác tiêu thụ nhờ đó khách hàng có rất nhiều điều kiện để tham quan hàng của Công ty khi tiến hành mua bán các sản phẩm từ đó kích thích khách hàng nảy sinh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3.2/ Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên Công ty còn gặp phải một số khó khăn sau.
Bởi địa lí nước ta nằm trong vùng nhiệt đới vì vậy thời tiết được phân theo mùa, do vậy đã tạo nên tính đặc thù của ngành sản xuất da giầy. Điều này đã tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng theo mùa của khách hàng, gây nên sự khó khăn đối với Công ty trong việc đảm bảo kế hoạch sản xuất liên tục trong năm.
Tình hình trang thiết bị công nghệ lạc hậu không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm mà Công ty đang gặp phải đó là số vốn dành cho hoạt động sản xuất quá ít. Vì vậy việc đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bị hạn chế.
Cũng như đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước khác, Công ty Da giầy Hà nội cũng chịu sự cạnh tranh của thị trường. Sản phẩm của Công ty khi sản xuất ra phải chịu sự cạnh tranh của nhiều loại giầy trong và ngoài nước cả về chất lượng lẫn giá cả. Vì vậy đòi hỏi ở Công ty có sự nỗ lực cố gắng cao để giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngoài những khó khăn nêu trên Công ty còn gặp một số trở ngại từ đội ngũ công nhân sản xuất tay nghề không đồng bộ, chưa theo kịp với sự chuyển đổi thay thế của dây chuyền công nghệ mới gây ra nhiều ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
II/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà nội:
1/ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm :
1.1/ Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Để chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh một năm mỗi doanh nghiệp phải lập cho mình rất nhiều kế hoạch như kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm... tất cả tập hợp thành kế hoạch sản xuất , tài chính kỹ thuật của doanh nghiệp. Trong bài viết về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì vấn đề được đưa ra xem xét và nghiên cứu là công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số liệu sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách linh hoạt, đem lại hiệu quả cao.
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng thuận lợi thì điều nhất thiết là doanh nghiệp đó phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác và cụ thể. Thông qua kế hoạch đã lập, doanh nghiệp mới có thể tổ chức kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đi đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ bị động, tiêu thụ sẽ không phù hợp với sản xuất, cung không phù hợp với cầu do đó hiệu quả do sản xuất kinh doanh đem lại sẽ thấp. Không những thế, nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chính xác cũng sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các kế hoạch khác và điều này sẽ làm cho sản xuất mất cân đối gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Như vậy công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất trước khi bước vào sản xuất kinh doanh, khẳng định vai trò của Công ty đối với nền kinh tế, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp.
* Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm :
Dựa vào đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của mình Công ty Da giầy Hà nội đã lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tương đối thích hợp. Hàng năm kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty được lập cho cả năm và theo từng quý. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm có phân chia số lượng sản phẩm theo từng quý, trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý lại phân chia số lượng sản phẩm theo từng tháng.
* Căn cứ lập kế hoạch :
Việc lập kế hoạch tiêu thụ năm của Công ty được căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã được ký kết giữa Công ty và khách hàng suốt thời điểm lập kế hoạch, căn cứ vào khả năng sản xuất sản phẩm trong năm của Công ty. Còn đối với mặt hàng tiêu thụ nội địa, việc lập kế hoạch thường căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế của năm trước và kết quả dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch.
*Thời điểm lập kế hoạch :
Thời điểm Công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm sau là vào tháng 11 năm trước - năm báo cáo. Đây cũng là thời điểm để Công ty tiến hành lập các kế hoạch khác nhằm mục đích chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất ở năm sau.
Đối với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quý, Công ty dựa vào kế hoạch đã lập cho cả năm và chia ra các quý. Kế hoạch tiêu thụ quý thường được lập vào cuối tháng thứ 3 của quý trước. Đây cũng là thời gian tổng hợp kết quả kinh doanh trong quý. Hàng tháng Công ty lại dựa vào kế hoạch tiêu thụ quý để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của tháng. Tuy nhiên để cho việc lập kế hoạch được sát với tình hình tiêu thụ thực tế, khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo tháng, Công ty cũng có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với thực tế hơn so với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo quý.
1.2/ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của Công ty :
Trong năm 2002, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giầy các loại được lập như sau : (Biểu số 1)
- Tại cột “Tên sản phẩm “ cho thấy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm 2002 được lập chi tiết cho mặt hàng giầy tiêu thụ nội địa và mặt hàng giầy xuất khẩu bao gồm nhiều loại :
Giầy nội địa : Giầy bata
Giầy xuất khẩu : CVO, JTS, VEMA.
- Hai cột số lượng “Tiêu thụ 2001 “ và “Doanh thu tiêu thụ 2001 “ được tổng hợp từ các sổ sách, chứng từ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty trong năm 2001.
- Cột số lượng “Kế hoạch 2002 “ dự kiến số sản phẩm tiêu thụ trong năm 2002 được lập trên cơ sở căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết, kết hợp với việc dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch và kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm năm 2001.
- Cột “ Đơn giá bình quân kế hoạch “ là giá bình quân của từng loại sản phẩm được Công ty căn cứ vào giá năm trước và kết quả của việc nghiên cứu thị trường như tình hình biến động của nguyên vật liệu, tình hình cung cầu...để tính cho năm sau.
- Cột “ Doanh thu dự kiến 2002 “ được xác định bằng cách nhân số lượng sản phẩm kế hoạch năm 2002 với đơn giá bình quân kế hoạch của từng loại.
- Số “ Doanh thu tiêu thụ 2001 “ và “ Doanh thu dự kiến 2002 “ không phản ánh toàn bộ số doanh thu của Công ty đã đạt trong năm 2001 cũng như dự kiến sẽ đạt trong năm 2002, mà chỉ phản ánh một phần của doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Ngoài kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập chung cho cả năm, Công ty còn tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng quý để cụ thể hoá hơn nữa hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Công ty nhằm đêm lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập khá chi tiết. Ta lấy đơn cử kế hoạch tiêu thụ quý IV năm 2002-đây là quý dự kiến có tốc độ tiêu thụ sản phẩm khá mạnh trong năm.
Ta thấy rằng, từ số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong quý IV của năm 2002, Công ty sẽ chia ra số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng tháng. Nhưng không phải tháng nào Công ty cũng dự kiến tiêu thụ được tất cả các mặt hàng mà có tháng sẽ không có một hoặc một vài sản phẩm nào đó dược tiêu thụ đặc biệt đối với giầy xuất khẩu. Bởi vì khi Công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là dựa trên các đơn đặt hàng của nước ngoài, do vậy sẽ có những mặt hàng phía nước ngoài sẽ không đặt trong một vài tháng. Công ty phải lập kế hoạch sát như vậy nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất thật chính xác, phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế, tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Và cũng chính dựa trên các đơn đặt hàng và dự kiến tiêu thụ từng loại giầy tại các thời điểm khác nhau trong quý thông qua tình hình thực tế năm trước, nghiên cứu và dự đoán tình hình tiêu thụ cho năm tới. Công ty đã lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho các tháng trong quý là không đều nhau.
Qua công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Nét đặc biệt trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty là không tính đến số sản phẩm kết dư đầu kỳ và cuối kỳ. Nghiên cứu bở do đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách, số lượng khách mua lẻ sản phẩm không lớn lắm cho nên số sản phẩm tồn kho hầu như chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đáng kể so với khối lượng sản xuất.
Phương pháp lập kế hoạch của Công ty rất cụ thể, chi tiết cho từng tháng, từng quý phù hợp với đặc điểm của Công ty, thuận lợi cho công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã lập kế hoạch tiêu thụ dựa trên tình hình tiêu thụ thực tế năm trước và dự đoán nhu cầu năm nay và nhu cầu tại thời điểm trong năm nhằm đạt tới sự trùng khớp giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa kế hoạch tiêu thụ với tình hình thực tế.
Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 2002 của Công ty, doanh thu dự kiến sẽ đạt 14.312.000.000đ tăng 7.127.099.000đ so với năm 2001. Tỷ lệ tăng là 199,19%.
Ta thấy doanh thu dự kiến năm 2002 tăng lên so với năm 2001 chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
* Đơn đặt hàng tăng lên làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên dẫn đến tăng doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm. Hơn nữa, số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ trong năm 2002 tại thị trường nội địa tăng lên fn so với năm 2001 cũng làm cho doanh thu tiêu thụ tăng lên.
Cụ thể:
Loại giầy bata tăng từ 25.800 đôi (năm 2001) lên 35.000 đôi(năm 2002), tức là tăng tiêu thụ 9.200 đôi.
Loại giầy CVO tăng từ 143.200 đôi (năm 2001) lên 200.000 đôi(năm 2002), tức là tăng tiêu thụ 56.800 đôi.
Loại giầy VEMA tăng từ 137.673 đôi (năm 2001) lên 190.000 đôi (năm 2002), tức là tăng tiêu thụ 52.327 đôi.
Và ta thấy lượng tiêu thụ năm 2002 của Công ty tăng cũng bắt nguồn từ một loại sản phẩm mới được đưa vào sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài, đó là loại giầy JTS dự kiến năm 2002, Công ty sẽ tiêu thụ được hơn 100.000 đôi.
* Về giá cả tính cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ: Nhìn chung, giá cả của sản phẩm giầy các loại có biến động so với thực tế năm 2001 nhưng sự biến động là không đáng kể. Công ty đã dự kiến giá bán sản phẩm các loại có tăng hơn năm 2001 một chút. Công ty đã dự trên giá bán của năm trước và dự đoán tình hình biến động của thị trường năm nay để đặt giá sản phẩm kỳ kế hoạch. Việc dự kiến giá bán sản phẩm tăng cũng góp phần làm cho doanh thu tiêu thụ kỳ kế hoạch tăng lên.
* Về kết cấu sản phẩm tiêu thụ: ( Biểu số 3)
Biểu 3 : So sánh kết cấu tiêu thụ giầy kế hoạch 2002
so với thực tế 2001
Tên
sản phẩm
Thực tế 2001
Kế hoạch 2002
Số lượng (đôi)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (đôi)
Tỷ lệ (%)
- Giầy nội địa
Giầy bata
25.800
8,4
35.000
6,67
- Giầy xuất khẩu
CVO
143.200
46,7
200.000
38,09
JTS
100.000
19,04
VEMA
137.673
44,9
190.000
36,2
Tổng cộng
306.673
100,0
525.000
100,0
Công ty vẫn tập trung vào việc sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm giầy đang được ưa chuộng trong và ngoài nước. Thêm vào đó, Công ty có đưa ra thị trường ngoài nước một loại sản phẩm mới theo đơn đặt hàng và loại sản phẩm này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số sản phẩm tiêu thụ năm 2002.
Chính vì vậy, kết cấu sản phẩm tiêu thụ năm 2002 không giống năm 2001. Điều này cũng tác động làm cho doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty thay đổi so với năm 2001.
Dưới sự tác động tổng hợp ba nhân tố: số lượng, kết cấu, giá cả sản phẩm kỳ kế hoạch 2002 so với kỳ thực tế 2001 đẫ dẫn đến kết quả doanh thu tiêu thụ dự kiến trong năm 2002 tăng lên. Công tác lập kế hoạch của Công ty nhìn chung mang tính khả thi cao tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm sau: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới chỉ dựa vào các hợp đồng được ký kết, chưa quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ nên mặc dù kế hoạch sản xuất và tiêu thụ là rất sát nhau, nhưng chưa phát huy được vai trò của mình, kém sáng tạo nhiều khi không nghiên cứu các yếu tố cạnh tranh dẫn đến tình trạng nắm bắt thông tin về “cung “ của thị trường không được chính xác. Đó là một vài yếu điểm trong công tác lập kế hoạch ở Công ty. Muốn đi tìm hiểu rõ hơn về công tác thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như thế nào cần nghiên cứu tình hình tt của Công ty trong năm 2002.
2/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm và nhiều biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Da giầy Hà nội trong năm 2002:
2.1/ Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, Công ty Da giầy Hà nội đã từng bước đi lên để khẳng định vị trí và uy tín của mình. Xuất phát từ tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất giầy trên thị trường, Công ty Da giầy Hà nội đã nhận thức được rằng, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Do đó, Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nhập nguyên vật liệu chất lượng cao để ddưa vào sản xuất cho đến khâu sản xuất luôn cố gắng đảm bảo đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng một số biện pháp khác để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Do nhân thức được hiệu quả của những biện pháp tài chính và một số biện pháp khác, Công ty đã nghiên cứu và phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ của mình để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhất đối với tình hình tiêu thụ hiện tại. Cụ thể là các biện pháp:
Thứ nhất: Các biện pháp tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, uy tín và chất lượng sản phẩm luôn là những yếu tố quan trọng chinh phục khách hàng. Công ty Da giầy Hà nội với bề dầy năng lực kinh nghiệm sản xuất đã sử dụng một số biện pháp tài chính kinh tế khá linh hoạt và hiệu quả nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong năm 2002.
Giá cả hàng hoá: Như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác, Công ty áp dụng hình thức giảm giá đối với những khách hàng tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn, do đó từ trước đến nay số lượng khách hàng mua buôn của Công ty chiếm tỷ lề rất cao, là nguồn tiêu thụ quan trọng giúp Công ty đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể tăng giá bán khi thấy “ cầu “ về tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên. Qua đó có thể thấy việc tăng giảm giá bán sản phẩm của Công ty là rất hợp lý biểu hiện sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác sản xuất kinh doanh của Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10442.DOC