Chuyên đề Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Việt Thụng

Công ty CP Việt Thụng vận dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, sử dụng hình thức này góp phần đảm bảo cho kế toán giúp việc phân công lao động, chuyên viên hoá nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán. Phòng kế toán của Công ty có các bộ phận như sau (xem sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán)

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Việt Thụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động hiện có và theo dõi sự biến động lao động trong từ đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách lao động”. Cơ sở để ghi vào sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc, hưu trí… Việc ghi chép vào “sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý cấp trên. + Hạch toán sử dụng thời gian lao động: Thời gian lao động của nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, phòng, ban… và do người phụ trách bộ phận hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. Cuối tháng người chấm công cùng các chứng từ có liên quan (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, phiều điều tra tai nạn lao động…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH… để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị, vì vậy Bảng chấm công phải được treo công khai tại nơi làm việc để công nhân viên có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày, tham gia ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động. Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên. + Hạch toán kết quả lao động: Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiêp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần thái độ, phương tiện sử dụng… Khi đánh giá, phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên. Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ánh vào các chứng từ: phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán. Tuỳ theo loại hình, đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh mà doanh nghiệp sẽ chọn sử dụng chứng từ thích hợp để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quả lao động. Căn cứ chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập Sổ tổng hợp kết quả lao động nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận và toàn đơn vị làm cơ sở cho việc tính toán năng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho công nhân viên. 3.2 Tính và thanh toán lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội: Hàng tháng, trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động cũng như chế độ, chính sách về lao động – tiền lương và bảo hiểm xã hội mà nhà nước ban hành, kế toán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. Sau khi có kết quả tính toán tiền lương phải trả cho từng người được tổng hợp theo từng bộ phận và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương” lập cho bộ phận đó. Trường hợp công nhân viên được hưởng trợ cấp BHXH, thì căn cứ vào số ngày thực tế nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH phản ánh trên các chứng từ hạch toán lao động liên quan như: “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bản điều tra tai nạn lao động”… để tính toán lập “Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội”. Bảng thanh toán BHXH được lập cho từng đơn vị sử dụng lao động hoặc lập chung cho toàn doanh nghiệp căn cứ vào kết quả tính trợ cấp BHXH của từng người. Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để chi trả, thanh toán lương cho người lao động, và là cơ sở để kế toán tổng hợp, phân bổ tiền lương và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn – Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Việc trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp thường được tiến hành 2 lần trong tháng, lần đầu doanh nghiệp tạm ứng lương cho công nhân viên theo tỷ lệ nhất định căn cứ vào lương cấp bậc. Sau khi tính lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viên trong tháng doanh nghiệp tiến hành thanh toán số tiền công nhân viên còn được lĩnh trong tháng đó sau khi trừ các khoản khấu trừ vào lương như BHXH, BHYT và các khoản khác. Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ, hàng tháng hoặc quý doanh nghiệp có thể lập uỷ nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan quản lý theo quy định. Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì công nhân trong quá trình nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đi làm việc. Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng số thực tế chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất. Trích trước lương nghỉ phép chỉ thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Số trích trước theo KH = Số tiền lương chính x Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép Phải trả cho CNSX Theo KH tiền lương của CNSX trong tháng Trong tháng nghỉ phép của CNSX Tỷ lệ trích trước theo KH Tiền lương nghỉ phép Của CNSX = Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả Cho CNSX theo KH trong năm Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm 4. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: 4.1 Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng các tài khoản 334 – “Phải trả công nhân viên” và tài khoản 338 – “ Phải trả, phải nộp khác” * Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. * Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dụng đã phản ánh ở các tài khoản khác. Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động (bộ phận sản xuất, loại sản phẩm…) và tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi Có TK 334, 335, TK 338 (3382, 3383, 3384) Số liệu của Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để ghi vào sổ tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành. 4.2 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 622 – lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 – lương công nhân quản lý sản xuất Nợ TK 641 – lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 – lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334 – Tổng số lương phải trả Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên ghi: Nợ TK 431 – qũy khen thưởng phúc lợi Có TK 334 – phải trả công nhân viên - Tính số BHXH (ốm đau thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV ghi: Nợ TK 338 – phải trả, phải nộp khác Có TK 334 – phải trả công nhân viên - BHXH, BHYT trừ vào lương của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên Có TK 338 – phải trả, phải nộp - Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp nhà nước Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên Có TK 333 – thuế và các khoản phải nộp nhà nước Khi thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản khác cho CNV: Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên Có TK 111 – tiền mặt Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng - Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 622 – 19% x lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 – 19% x lương công nhân quản lý sản xuất Nợ TK 641 – 19% x lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 – 19% x lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 334 – 6% x tổng lương phải trả Có TK 338 – 25% x tổng lương - Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi: Nợ TK 338 – phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112 - Chi BHXH, KPCĐ tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 – phải trả, phải nộp khác Có TK 111 – tiền mặt Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng - Số bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 – phải trả, phải nộp khác 4.3 Sơ đồ tài khoản: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THễNG TK 622, 627, 641, 642, 241 TK 141,138, 338 TK 334 Các khoản khấu trừ Tiền lương, tiền công phụ cấp ăn ca… vào lương Tính cho đối tượng CP SXKD TK 111 TK 338 (3383) BHXH phải trả thay Ứng trước & thanh toán Các khoản cho CNV Lương TK 333 (3338) TK 431 (4311) Tính thuế thu nhập CNV Tiền thưởng phải trả từ phải nộp nhà nước quỹ khen thưởng SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH TREO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÔNG TK 622, 627, 641, 642, 241 TK 334 TK 338 BHXH phải nộp trả thay trích BHXH, BHYT vào lương cho CNV KPCĐ tính vào chi phí SXKD TK 111, 112 TK 334 khấu trừ lương tiền nộp hộ nộp (chi) BHXH, BHYT BHXH, BHYT cho CNV KPCĐ theo quy định TK 111, 112 nhập khoản hoàn trả của Cơ quan BHXH về khoản DN đã chi 4.4. Ví dụ tổng hợp: Lấy tài liệu kế toán trong một doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp. Trong tháng 3/2000 có các chứng từ, tài liệu có liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau (đơn vị tính 1.000đ) 1. Phiếu chi số 200 ngày 8/3/2000, kèm theo giấy báo nợ ngân hàng số 128 ngày 8/3/2000, rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để tạm ứng lương kỳ 1 cho công nhân 100.000 2. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 3/2000 tổng hợp tiền lương phải trả cho CBCNV ở các bộ phận như sau: Lương công nhân sản xuất 120.000 trong đó có tiền lương nghỉ phép 1.000 Lương nhân viên phân xưởng 5.000 Lương nhân viên bán hàng 1.000 Lương nhân viên quản lý 14.000, trong đó tiền lương nghỉ phép 200. 3. Trích BHXH (15%), BHYT (2%), kinh phí công đoàn (2%) vào chi phí sản xuất và khấu trừ lương tiền nộp hộ BHXH (5%), BHYT (1%). Căn cứ vào các chứng từ và tài liệu trên, kế toán lập định khoản kế toán để ghi sổ kế toán trong tháng 3/2000 như sau: 1. Nợ TK 111 : 100.000 Có TK 112 : 100.000 2. Nợ TK 622 : 119.000 Nợ TK 627 : 5.000 Nợ TK 641 : 1.000 Nợ TK 642 : 14.000 Nợ TK 335 : 1.000 Có TK 334 : 140.000 3. Nợ TK 622 : 2.380 Có TK 335 : 2.380 4. Nợ TK 622 : 22.800 (120.000 x 19%) Nợ TK 627 : 950 (5.000 x 19%) Nợ TK 641 : 190 (1.000 x 19%) Nợ TK 642 : 2.660 (14.000 x 19%) Nợ TK 334 : 8.400 (140.000 x 6%) Có TK 338 : 35.000 * Tóm lại: Tiền lương là số tiền dùng để bù đắp sức lao động của người lao động, nó là một động lực vô cùng quan trọng trong việc thành- bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một khi doanh nghiệp giải quyết tốt vấn đề tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động, doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin cho người lao động. Khi đó họ sẽ đóng góp hết mình phục vụ vào sự phát triển của công ty và vấn đề này đòi hỏi bộ phận kế toán tiền lương phải nắm rõ các quy định của nhà nước cũng như thực hiện tốt công tác kế toán tiền lương. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hướng tới bốn mục tiêu cơ bản của tiền lương: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích, động viên nhân viên và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật 5. Chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh 5.1 Chi phí lương trong sản xuất gồm: + Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất + Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất 5.1.1 Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm. Sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra. 5.1.2 Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của lao động trực tiếp. Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không thể thiếu được trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng…) Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng sản phẩm cụ thể mà sẽ được tính là một phần của chi phí sản xuất chung. 5.2 Chi phí lương ngoài sản xuất gồm: + Chi phí lương nhân viên bán hàng + Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 5.2.1 Chi phí lương nhân viên bán hàng: là bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. 5.2.2 Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho Ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT. PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THễNG I - Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Việt Thụng CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THễNG Trụ sở giao dịch:1222A /Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngô Quyền - Hải Phòng Điện thoại : 0313.744544 Mã số thuế : 0200637935 Giám đốc : Ông Phạm Quang Thuấn 1 . Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Việt Thụng Công ty được thành lập từ năm 2006, khi nền kinh tế của nước ta còn gặp phải nhiều vấn đề hết sức khó khăn. Nhưng Công ty đã từng bước khắc phục mọi gian khó để đi lên, trong những năm đầu hoạt động, cán bộ công nhân viên chỉ có 9 người, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu. Hoạt động trong thời kỳ đất nước đổi mới, Công ty CP Việt Thụng đã phải vượt qua một chặng đường đầy thử thách. Công ty đã phát triển lớn mạnh trở thành một doanh nghiệp có vị trí trong kinh doanh, có uy tín với khách hàng, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá có sự cạnh tranh giữa các đơn vị Công ty, Công ty đã không ngừng nghiên cứu, bổ sung hoàn thành chiến lược kinh doanh , đó là chiến lược bạn hàng - mặt hàng - thị trường và chiến lược tạo ra vốn. Công ty CP Việt Thụng đã và đang từng bước từng bước chuyển đổi mình theo cơ chế thị trường, luôn tiếp thu học hỏi trau dồi những kiến thức để áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến nâng cao được sản phẩm của mình. Mặt khác để có đủ nguồn vốn kinh doanh Công ty đã có nhiều mối quan hệ tốt với những đơn vị ngân hàng trên cơ sở đảm bảo chữ tín nên đã được vay tín dụng với số lượng tương đối lớn. Công ty cổ phần Việt Thụng là một đơn vị chuyên kinh doanh dầu nhờn Mobil,cung cấp, phục vụ cho công tác hàng hải. Đi vào hoạt động từ 14/09/2006 với mức vốn điều lệ ban đầu là 1.200.000.000 đồng, sau thời gian hoạt động với phương hướng kinh doanh đúng đắn, sản phẩm phù hợp thị trường, phương thức kinh doanh hợp lý. Công ty dần từng bước phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường, đến nay mức vốn này đã được nâng lên là 6.500.000.000 đồng. Không chỉ hoạt động kinh doanh trên địa bàn nội thành Hải Phòng,công ty còn mở rộng hoạt động kinh doanh ở địa bàn ngoại thành và hải đảo.Hiện công ty đã có 2 văn phòng đại diện đặt tại:Thuỷ Nguyên và huyện đảo Cát Bà 2. Bộ máy quản lý của công ty. 2. 1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Việt Thụng. Bộ máy quản lý hiện nay của Công ty là quản lý hai cấp theo cơ cấu trực tuyến (theo mô hình). Đứng đầu là Giám đốc Công ty, người có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước nhà nước, trước tập thể công nhân viên. Dưới giám đốc là phó giám đốc, hệ thống các phòng ban phân giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc 2.2 Sơ đồ tổ chức: Giám đốc Phòng kế Toán Phòng thương Vụ Kế toán tài chính, tổng hợp Quỹ Tổ áp tải Giao nhận Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, mọi tổ chức đều do Giám đốc quyết định, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc. Bộ máy quản lý công ty gồm: 1 Giám đốc - Giám đốc là người lãnh đạo, điều hành tất cả mọi hoạt động sản kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. - Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ 2.3 Chức năng của các phòng, ban * Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho hội đồng thành viên và giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nguồn tài chính của công ty trong từng thời kỳ; xây dựng phương án phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ; về những chính sách và quy định về tài chính của nhà nước. Tổng hợp, phân tích và lưu trữ thông tin kinh tế chuyên ngành. Tổng hợp, phân tích và báo cáo quyết toán tài chính Cung cấp đầy đủ và kịp thời tiền vốn theo kế hoạch cũng như các yêu cầu đột xuất được Giám đốc quyết định. * Phòng thương vụ : Tham mưu cho ban giám đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh trong và ngoài nước. Quản lý hàng hoá vật tư xuất nhập khẩu Dưới đây là một số chỉ tiêu của Công ty đã đạt được trong những năm qua BẢNG CHỈ TIÊU KINH TẾ TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Giá trị tổng sản lượng 1000đ 52620898 51521976 30160000 2 Số lượng CNV Người 20 30 50 3 Doanh thu tiêu thụ Trong đó: - Giá trị sp dầu Mobil delval - Giá trị sp dầu Mobil special 1000đ 1000đ 1000đ 54010534 7998200 44622600 52542461 7681646 43529329 30790733 10396559 19975558 4 Sản phẩm dầu Mobillux EP3 lít 11780 11266 5598 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty trong 2 năm qua: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2009 1. Bố trí cơ cấu vốn: - Tài sản cố định/tổng số tài sản (%) - Tài sản lưu động/ tổng số tài sản (%) 23,35 71,63 18,88 75,36 2. Tỷ suất lợi nhuận: - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu(%) - Tỷ suất lợi nhuận/vốn(%) 0,59 3,12 0,52 1,98 3. Tình hình tài chính: - Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản (%) - Khả năng thanh toán % + Tổng quát: tài sản lưu động /nợ ngắn hạn + Thanh toán nhanh: tiền hiện có/nợ ngắn hạn 72,37 121,70 1,33 69,5 128,6 0,76 Đây là các chỉ tiêu: Nhìn chung các chỉ tiêu - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu không có gì biến động lớn so với năm trước. - Bố trí cơ cấu vốn cố định trên tổng tài sản năm nay có giảm đi so với năm trước do đơn vị năm 2007 không đầu tư TSCĐ, chí phương hướng chuyển đổi địa điểm kinh doanh. - Doanh thu có sự biến động của hai mặt hàng, tổng doanh thu đã giảm so với năm trước. Do nguyên nhân sau: + Khối dầu nhờn: Hàng cơ khí tiêu thụ tăng hơn so với năm trước, do nhận được một số đơn đặt hàng lớn. Doanh thu tăng 15,8% so với năm 2002, đáp ứng đủ công ăn việc làm cho công nhân. + Khối xăng :do khủng hoảng nền kinh tế , khiến doanh nghiệp giảm mức cạnh tranh so với các Công ty liên khác , doanh thu giảm 29,81% so với năm 2007. Hàng nhập về còn tồn kho, ứ đọng nhiều, tiêu thụ chậm, nhân viên và nhân viên tổ áp tải không có việc làm đều trong các tháng. Bộ máy kế toán: Phòng kế toán tài vụ của công ty chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán trưởng. Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, các phòng ban, cung cấp thông tin kịp thời, cần thiết cho người ra quyết định 3- Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Việt Thụng 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Việt Thụng vận dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, sử dụng hình thức này góp phần đảm bảo cho kế toán giúp việc phân công lao động, chuyên viên hoá nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán. Phòng kế toán của Công ty có các bộ phận như sau (xem sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần Việt Thụng KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán viên Kế toán kho Thủ quỹ Kế toán trưởng Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: + Có nhiệm vụ hướng dẫn chế độ, thể lệ kinh tế tài chính cho mọi nhân viên trong phòng Kế toán – Tài vụ. Tiến hành tổ chức và điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh. + Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để giúp ban giám đốc ra quyết định và có biện pháp đúng đắn trong kinh doanh. Như vậy, kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về mọi số liệu trong bảng báo cáo kế toán. - Kế toán kho: Phụ trách khâu nhập xuất kho, theo dõi, báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá - Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày. Kế toán viên: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi tiết, cung cấp số liệu cho kế toán trưởng thực hiện báo cáo kế toán. 3.2 Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty. Hiện nay Công ty CP Việt Thụng áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ hình thức này phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty tiến hành toàn bộ công tác kế toán theo đúng quy định của nhà nước. Niên độ kế toán từ 01/1 đến 31/12, kỳ kế toán hàng tháng. Hệ thống tài khoản sử dụng theo hệ thống tài khoản của chế độ kế toán mới do Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trình tự luõn chuyển kế toán tiền lương theo sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký CT- GS Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số PS Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THễNG Mẫu số: 04 TT SỐ 1222A/NGUYỄN BỈNH KHIÊM-NGÔ QUYỀN -HP Ban hành theo QĐ số 114/ TC/ QĐ/ CĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG TIỀN LƯƠNG Ngày 15 Tháng 09 Năm 2008 Số :14/ TƯ Kính gửi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG KẾ TOÁN Tên tôi là : Nguyễn Hải Thoa Bộ phận công tác: Phòng kế toán công ty Đề nghị cho tạm ứng số tiền : 500.000 đ ( Bằng chữ ) : Năm trăm ngàn đồng chẵn Lý do : Tạm ứng lương tháng 09 năm 2008 Số thực lĩnh: 500.000 đ (Năm trăm ngàn đồng chẵn) ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………. Thủ trưởng đơn vị Kế toán thanh toán Phụ trách bộ phận Người đề nghị Phạm Quang Thuấn Đỗ Thị Tình Đỗ Thị Tình Nguyễn Hải Thoa Đơn vị: CÔNG TY CP VIỆT THễNG Địa chỉ: 1222A/Nguyễn Bỉnh khiêm - Ngô Quyền - Hải phòng PHIẾU CHI Số: 25 Ngày 15 tháng 09 năm 2008 Nợ TK: 141 Có TK: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Hải Thoa Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi : Tạm ứng lương tháng 4 năm 2009 Số tiền: 500.000 đ (Bằng chữ) : Năm trăm ngàn đồng chẵn Kèm theo: 01 chứng từ gốc (Giấy đề nghị tạm ứng lương đã được Giám Đốc duyệt) Đã nhận đủ tiền: 500.000 đ Ngày 15 tháng 09 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền P. Q. Thuấn Đ.T.Tình N.H.Thoa Đ.T.Tình N.H.Thoa Cuối tháng tính lương và thanh toán các khoản trích nộp khấu trừ vào lương: Nợ TK : 334 Có TK : 338.2 ( Kinh phí công đoàn) 338.3 ( Bảo hiểm xã hội) 338.4 (Bảo hiểm y tế ) Đến cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ tiền lương trong tháng để xác định kết quả kinh doanh trong tháng như sau: Đối với công nhân xếp dỡ Nợ TK: 622 Có TK: 334 Đối với công nhân ở bộ phận bán hàng: Nợ TK: 641 Có TK: 334 Đối với công nhân ở bộ phận quản lý công ty: Nợ TK: 642 Có TK: 334 A/ Tiền lương theo hình thức lương thời gian và lương khoán theo công việc Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công để thanh toán lương và phiếu chi lương kế toán lập chứng từ: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THễNG CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ:.05… Ngày 29 tháng 09 năm 2008 Số hiệu tài khoản Ghi chú Diễn giải Nợ Có Số tiền 4 5 6 7 8 Tiền lương phải trả nhân công vận chuyển 622 334 24.900.000 Tiền lương phải trả nhân viênV. phòng 642 334 15.000.000 Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng 641 334 6.800.000 Tổng cộng 46.700.000 Hải phòng, ngày 29 tháng 09 năm 2008 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tờn) (Ký, họ tờn) THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THễNG CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ:.06… Ngày 30 tháng 09 năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_ke_toan_luong_0245_4806.doc
Tài liệu liên quan