MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 3
Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro 3
1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 3
1.2.Cơ cấu, hệ thống bộ máy dịch vụ kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 7
1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 10
1.3.1. Ban giám đốc 10
1.3.2. Các phòng ban tại Công ty 14
1.4.Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 17
1.4.1. Mô hình trực tuyến – tham mưu 17
1.4.2. Nhiệm vụ của bộ máy kiểm toán 18
1.4.3. Đặc điểm quy trình kiểm toán được áp dụng tại Công ty: 18
Chương 2 21
Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện 21
2.1. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro chung được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 21
2.2. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng ABC 28
2.2.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán 28
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán 41
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán 44
2.3. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng XYZ 45
2.3.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán 45
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán 56
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán 60
2.3. Nhận xét chung về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú. 60
Chương 3 63
Một vài kiến nghị hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 63
3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 63
3.2. Phương hướng hoàn thiện 64
3.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp 66
3.3.1. Đối với Nhà Nước 66
3.3.2. Đối với đơn vị 70
3.3.3. Đối với kiểm toán viên 72
LỜI KẾT 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoặc ước tính bất thường tại thời điểm kết thúc năm hay không?
Tài khoản này có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực bên trong hoặc ngoài đơn vị về kết quả kinh doanh hay không?
Tài khoản này có thể bị ảnh hưởng bởi những nghi vấn về tính chính trực của Ban Giám đốc hay không?
Bước 7: Tổng hợp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong toàn giai đoạn:
Sau khi xác định mức trọng yếu kế hoạch các KTV lập bảng tổng hợp mức trọng yếu kế hoạch chi tiết cho các tài khoản. Bảng tổng hợp này được soát xét bởi các KTV cấp cao khác nhóm thực hiện trong Công ty.
Thứ hai là, đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán gắn liền với kết quả của các thử nghiệm cơ bản. Các kết quả này chỉ ra rằng liệu có rủi ro phát hiện nào xuất hiện mà chưa được đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán hay không? Trong trường hợp các sai sót phát hiện từ các thử nghiệm cơ bản là trọng yếu, KTV phải xem xét sửa đổi và cập nhật kế hoạch kiểm toán ban đầu. Công việc này có thể dẫn tới việc KTV phải mở rộng phạm vi của cuộc kiểm toán để phát hiện thêm các sai phạm có thể có.
KTV tổng hợp các sai phạm đưa ra bút toán điều chỉnh và đề nghị khách hàng điều chỉnh. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của khách hàng sẽ tùy thuộc vào kết quả điều chỉnh của khách hàng và bảng tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh do KTV đề nghị.
Thứ ba là, đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán.
Soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ để đánh giá những ảnh hưởng của các sự kiện này tới kết quả kiểm toán.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động của hợp đồng;
Xem xét, đánh giá của khách hàng về nhân viên, chất lượng kiểm toán…
2.2. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng ABC
2.2.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán
Khi Công ty thu nhận hợp đồng của khách hàng ABC, theo đúng trình tự sẽ thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Đánh giá rủi ro kiểm toán tổng thể
Đầu tiên là hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng. Qua tìm hiểu cho thấy khách hàng ABC là một công ty cổ phần sản xuất. kinh doanh mặt hàng chính là sữa từ năm 1976; đến năm 2004 thì chuyển đổi sang hình thức cổ phần và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang kinh doanh bất động sản. Tính theo doanh số và sản lượng, ABC là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của ABC bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. ABC cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, ABC là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “ABC”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. ABC cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
Từ những thông tin tìm hiểu được ở trên, KTV của An Phú đã nhận diện những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC bao gồm:
- Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 60% – 70% giá thành sản phẩm nên tình hình giá nguyên vật liệu tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty. Trong khi đó, nguồn nguyên vật liệu chính của ABC được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước (chiếm 25%) và nguồn sữa bột ngoại nhập (chiếm 75%). Do đó, ABC có thể gặp rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu về giá và chất lượng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ABC.
- Kèm theo rủi ro nguồn nguyên liệu, ABC còn có thể gặp rủi ro về tỷ giá mặc dù ABC có doanh thu xuất khẩu nhưng tỷ lệ doanh thu xuất khẩu không tương ứng với tỷ lệ nguyên liệu ABC nhập khẩu.
- Lĩnh vực hoạt động của ABC là ngành thực phẩm chịu sự quản lý và kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng, nguồn nguyên liệu và vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, công ty có thể gặp rủi ro về mặt pháp luật.
- Ngoài ra, ABC có thể gặp các rủi ro khác như rủi ro kinh tế, rủi ro cạnh tranh, và các rủi ro khác.
Bước 2: : Đánh giá rủi ro trên cơ sở đã hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Tiếp đó, các KTV của Công ty tìm hiểu về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng ABC thông qua kĩ thuật quan sát và phỏng vấn. Cụ thể, phụ trách nhóm kiểm toán tới trụ sở làm việc của khách hàng ABC và tìm hiểu những thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ.
Về môi trường kiểm soát, trưởng nhóm kiểm toán phỏng vấn Ban giám đốc công ty ABC về những đặc thù quản lý; yêu cầu được xem những văn bản liên quan đến chính sách, chế độ và các quy định, cách thức quản lý tổ chức kiểm tra trong doanh nghiệp. Tiếp đó, KTV này tìm hiểu tới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và thấy rằng tại công ty ABC có các vấn đề cần chú ý sau:
- Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung kiểm soát được hầu hết các hoạt động
- Thực hiện sự phân chia ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản.
- Có sự độc lập tương đối giữa các bộ phận
- Chính sách nhân sự của công ty có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt công việc.
- Kế hoạch sản xuất được lập đầy đủ.
Về hệ thống kế toán, qua quan sát và phỏng vấn phòng kế toán của công ty cho thấy, hoạt động của phòng kế toán đảm bảo sự phân tách chức năng, không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
Về các thủ tục kiểm soát, công ty đã thiết lập một hệ thống thủ tục kiểm soát nhằm hạn chế các gian lận và sai phạm. Trong quá trình phỏng vấn, trưởng nhóm kiểm toán ABC thấy rằng việc kiểm soát hàng nhập xuất kho chưa được thực hiện một cách liên tục, giấy tờ ghi chép không rõ ràng.
Về kiểm toán nội bộ, khách hàng ABC chưa có kiểm toán nội bộ.
Từ những tìm hiểu về khách hàng như trên, trưởng nhóm kiểm toán đã đưa ra nhận định về những rủi ro có thể có của khách hàng như sau:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ABC hoạt động chưa hiệu quả; ghi chép trên sổ sách cần được theo dõi thường xuyên, liên tục.
- Hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC điểm bất thường do chịu tác động liên đới của thông tin sữa nhiễm Melamin.
Bước 3: Đánh giá rủi ro trong quá trình tìm hiểu các chu kì kinh doanh của khách hàng:
Đầu tiên là, thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ.
Về môi trường kiểm soát: đặc thù quản lý; cơ cấu tổ chức; chính sách nhân sự, các thủ tục kiểm toán được áp dụng… như đã trình bày ở phần đánh giá sơ bộ. Việc mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ này không được Công ty trình bày trên giấy tờ làm việc, không lưu lại trong hồ sơ kiểm toán khách hàng. Những đánh giá về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và năng lực của trưởng nhóm kiểm toán.
Về hệ thống kế toán: Kì kế toán của ABC bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND) theo nguyên tắc giá gốc.
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy.
Các chính sách kế toán bao gồm: Cơ sở lập báo cáo tài chính, ước tính kế toán, tiền và các khoản tương đương tiền, các Tài khoản này, hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, các khoản đầu tư dài hạn, chi phí trả trước dài hạn, các khoản phải trả, ghi nhận doanh thu, chi phí đi vay, thuế, các bên liên quan… Qua kiểm tra KTV nhận thấy kết quả kiểm toán năm trước chỉ ra rằng không phát hiện ra bất cứ sai phạm trọng yếu nào trong chu trình bán hàng và thu tiền; nhưng KTV nhận thấy tiềm ẩn sai phạm trọng yếu trong các nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền ngay, xuất hiện các Tài khoản này không rõ ràng; các nghiệp vụ bán hàng cuối kì chưa được phản ánh vào sổ sách. Thêm vào đó, các chính sách và phương pháp kế toán chưa được áp dụng một cách nhất quán. Với chu trình hàng tồn kho, chứng từ chưa được cập nhập kịp thời, việc quản lý hàng hóa ra vào kho chưa hiệu quả, biên bản kiểm kê kho do thủ kho cung cấp chưa đảm bảo yêu cầu pháp lý (do chỉ có chữ kí của thủ kho và nhân viên kho).
Kết thúc bước 3, KTV đưa ra bảng sau:
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ XỬ LÝ RỦI RO CỦA CUỘC KIỂM TOÁN
Rủi ro hợp đồng được xác định
Trung bình
Đây có phải là hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên không?
Có
Phê duyệt thực hiện hợp đồng
Ý kiến và các kết luận về việc chấp nhận rủi ro và thực hiện hợp đồng
Đồng ý
Phê duyệt bởi (cần ký duyệt trên bản in)
Nguyễn Thương
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
Kết luận xem liệu môi trường kiểm soát có dẫn đến quá trình xử lý tin cậy các thông tin tài chính hệ thông kiểm soát nội hiệu quả:
Kết luận:
Môi trường kiểm soát dường như sẽ dẫn đến quá trình xử lý thông tin tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
KẾT LUẬN VỀ TÍNH ĐỘC LẬP VÀ CÁC XUNG ĐỘT VỀ LỢI ÍCH
Kết luận:
Thành viên ban giám đốc phụ trách hợp đồng và nhân viên nhóm kiểm toán hoàn toàn độc lập với khách hàng theo các quy định về tính độc lập
Bảng 2.2. Đáng giá tổng quát rủi ro khách hàng ABC
Bước 4: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của ABC:
KTV so sánh dựa trên chênh lệch về số tương đối và số tuyệt đối các khoản mục trên báo cáo tài chính được cung cấp để đánh giá xu hướng, tình hình kinh doanh của khách hàng. Thông qua phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, KTV có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, tình hình công nợ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra được tính hoạt động liên tục của khách hàng và bước đầu tiếp cận rủi ro chi tiết với mỗi tài khoản.
Dưới đây là bảng phân tích sơ bộ báo cáo tài chính do KTV thực hiện:
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ABC
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT
NĂM 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
I.A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
STT
NỘI DUNG
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
I
TÀI SẢN NGẮN HẠN
3,163,757
3,160,210
-3,547
99.89%
1
Tiền và các khoản tương đương tiền
113,527
329,545
216,018
290.28%
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
654,485
374,002
-280,483
57.14%
3
Các Tài khoản này ngắn hạn
661,208
648,727
-12,481
98.11%
4
Hàng tồn kho
1,659,390
1,755,360
95,970
105.78%
5
Tài sản ngắn hạn khác
75,147
52,576
-22,571
69.96%
II
TÀI SẢN DÀI HẠN
2,197,287
2,724,886
527,599
124.01%
1
Các Tài khoản này dài hạn
28,893
28,606
-287
99.01%
2
Tài sản cố định
1,518,899
1,804,745
285,846
118.82%
3
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
445,554
647,899
202,345
145.41%
4
Tài sản dài hạn khác
203,494
243,636
40,142
119.73%
III
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
5,361,044
5,885,096
524,052
109.78%
IV
NỢ PHẢI TRẢ
1,045,107
1,121,759
76,652
107.33%
1
Nợ ngắn hạn
905,234
939,888
34,654
103.83%
2
Nợ dài hạn
139,873
181,871
41,998
130.03%
V
VỐN CHỦ SỞ HỮU
4,315,937
4,763,337
447,400
110.37%
1
Vốn chủ sở hữu
4,224,315
4,667,139
442,824
110.48%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1,752,757
1,752,757
0
100.00%
Thặng dư vốn cổ phần
1,064,948
1,064,948
0
100.00%
Quỹ đầu tư phát triển
744,540
869,697
125,157
116.81%
Quỹ dự phòng tài chính
136,313
175,276
38,963
128.58%
Lợi nhuận chưa phân phối
525,757
804,461
278,704
153.01%
2
Nguồn kinh phí và quỹ khác
91,622
96,198
4,576
104.99%
VI
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5,361,044
5,885,096
524,052
109.78%
IB. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH:
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
6,676,264
8,407,174
+1,730,910
125.93%
2
Các khoản giảm trừ
137,280
171,581
-34,301
124.99%
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6,538,984
8,235,593
+1,696,609
125.95%
4
Giá vốn hàng bán
4,837,262
-5,640,664
+803,402
116.61%
5
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1,701,722
2,594,929
+893,207
152.49%
6
Doanh thu hoạt động tài chính
257,669
263,801
+6,132
102.38%
7
Chi phí tài chính
60,606
273,205
+212,599
450.79%
8
Chi phí bán hàng
863,788
-1,052,304
+188,516
121.82%
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
201,339
290,905
-89,566
144.49%
10
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
833,658
1,242,317
+408,659
149.02%
11
Thu nhập khác
196,567
134,770
-61,797
68.56%
12
Chi phí khác
74,794
2,918
-71,876
3.90%
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
121,773
131,852
+10,079
108.28%
14
Thuế thu nhập doanh nghiệp
34,096
36,919
+2,822
108.28%
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
87,677
94,933
+7,257
108.28%
16
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng)
963,448
1,251,554
+288,106
129.90%
17
Cổ tức trên mỗi cổ phần
5,607
7,140
+1,533
127.34%
II. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
1
Cơ cấu tài sản
%
a
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
40.99%
46.30%
5.32%
b
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
59.01%
53.70%
-5.32%
2
Cơ cấu nguồn vốn
%
a
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
19.49%
19.06%
-0.43%
a
Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
80.51%
80.94%
0.43%
3
Khả năng thanh toán
Lần
a
Khả năng thanh toán nhanh
1.66
1.49
-0.17
b
Khả năng thanh toán hiện hành
3.49
3.36
-0.13
4
Tỷ suất lợi nhuận
%
a
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
1.64%
1.61%
-0.02%
b
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
1.31%
0.44%
-0.87%
c
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn chủ
2.03%
1.99%
-0.04%
Trên cơ sở những báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, KTV đã nhận thấy được sự biến động tình hình kinh doanh của khách hàng ABC trong hai năm 2007 và 2008. Nhìn chung tình hình kinh doanh của khách hàng ổn định. Các chỉ tiêu về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Đặt trong thời kì các doanh nghiệp phải đối mặt với lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ tiềm lực kinh tế và khả năng kinh doanh của khách hàng. Tuy vậy, khi so sánh báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, KTV phát hiện ra khoản mục Chi phí tài chính của ABC năm 2008 tăng rất lớn (450% so với năm 2007) trong khi các khoản mục tài sản trên Bảng cân đối kế toán không cho thấy sự biến động nào có thể để sinh được chi phí tài chính cao như vậy. Điều này cho thấy có khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trong việc tính toán các chi phí liên quan trong quá trình tính toán của ABC
Bước 5: Xác định mức trọng yếu:
Căn cứ vào những chỉ dẫn nêu ở phần phương pháp chung, các KTV xây dựng được bảng xác định mức trọng yếu như sau: (đơn vị: triệu đồng)
Mô tả
Tính toán
Chỉ dẫn
Chỉ tiêu lựa chọn
Lợi nhuận trước thuế
Số tiền
131.852
Nhập số tiền VND
Tỷ lệ
5, %
Nếu chỉ tiêu lựa chọn là doanh thu thì tham khảo tỷ lệ ở sheet kế tiếp
Mức trọng yếu kế hoạch
6.593
Mức trọng yếu kế hoạch được lựa chọn
6.800
Thông thường lựa chọn cao hơn mức đã tính để đảm bảo nguyên tắc thận trọng
Tỷ lệ sai sót dự tính
20%
Tỷ lệ thông thường từ 10%-20% mức trọng yếu kế hoạch
Mức trọng yếu kiểm toán
5.440
Số tiền này được sử dụng để tính toán số mẫu kiểm tra chi tiết hoặc ước tính
Chỉ tiêu
Năm nay
Năm trước
Mức trọng yếu kế hoạch
6.800
Mức trọng yếu kiểm toán
5.440
Do doanh nghiệp ABC là công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán nên chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá trọng yếu của Công ty An Phú là Lợi nhuận trước thuế. Bảng tính này được KTV lập trên sheet của Excel, số liệu được lấy từ các báo cáo do khách hàng cung cấp.
Bước 6: Đánh giá rủi ro chi tiết cho từng tài khoản trên báo cáo tài chính:
Ở bước này, KTV tiến hành dánh giá trọng yếu cho từng khoản mục riêng rẽ. Những đánh giá này phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Với khách hàng ABC, KTV lập ra bảng ước tính dựa trên doanh thu, tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu và các tài khoản khác. Mức trọng yếu được đưa ra dao động từ 3% - 10%. Dưới đây là bảng đánh giá rủi ro chi tiết cho khoản mục doanh thu:
Tài khoản này không bao gồm các nghiệp vụ xử lý phi hệ thống.
Tài khoản này không bao gồm các nghiệp vụ bất thường.
Tài khoản này chưa từng xảy ra sai sót trong các năm trước.
Tài khoản này không có các bút toán điều chỉnh hoặc ước tính bất thường tại thời điểm kết thúc năm.
Tài khoản này có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực bên trong hoặc ngoài đơn vị về kết quả kinh doanh.
Tài khoản này không thể bị ảnh hưởng bởi những nghi vấn về tính chính trực của Ban Giám đốc.
Trên cơ sở của những kết quả tìm hiểu này, KTV đưa ra kết luận đánh giá rủi ro chi tiết cho khoản mục doanh thu như sau:
Chi tiết rủi ro
Sai sót tiềm tàng
Thủ tục kiểm toán chi tiết
Không có
Trình bày
1. Chúng ta sử dụng thủ tục chi tiết, ước tính hay kết hợp để kiểm tra doanh thu?
Ước tính
2. Trong trường hợp thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, có phải giá vốn sẽ được ghi nhận đồng thời với doanh thu hay không?
Không
3. Có lý do nào cho thấy doanh thu với các bên liên quan là trọng yếu không?
Không
4. Có lý do gì để cho rằng doanh thu bằng ngoại tệ là trọng yếu không?
Không
5. Có khoản doanh thu nhận trước nào đã ghi nhận vào doanh thu phát sinh không?
Không
6. Chúng ta có thiết kế thêm các thủ tục kiểm tra nhằm đưa ra các ý kiến tư vấn cho khách hàng liên quan đến quản lý doanh thu không?
Có
Bước 7: Tổng hợp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong toàn giai đoạn:
Rủi ro xác định
Tài khoản
Sai sót tiềm tàng
Thủ tục kiểm toán
Phân tích tuổi nợ không chính xác dẫn đến trích lập dự phòng không phù hợp theo quy định
Phải thu khách hàng
Hiện hữu phát sinh
Phỏng vấn nhân viên tin học và yêu cầu cung cấp dữ liệu về tuổi nợ theo tháng phát sinh cước. Đối chiếu phân tích tuổi nợ với dữ liệu của phòng tính cước.
Hàng mua đã nhận hóa đơn chưa về kho nhưng không được ghi chép
Hàng tồn kho
Hiện hữu phát sinh
Kiểm kê kho. Phỏng vấn thủ kho kế toán hàng tồn kho. Đối chiếu giá trị hàng tồn kho với giá trị ghi sổ.
TSCĐ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng không được tăng nguyên giá kịp thời.
Tài sản cố định
Tính đúng kì
Phỏng vấn nhân viên phụ trách phòng đầu tư XDCB để xác định tiến độ hoàn thành công trình.
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán
Thực hiện theo kế hoạch, kết quả đánh giá trọng yếu và rủi ro được phản ánh trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Trong bước công việc này các KTV thực hiện các thủ tục theo đúng những thiết kế, thủ tục được nêu trong kế hoạch.
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, KTV phát hiện được những sai phạm trọng yếu sau:
- Kết quả kiểm kê hàng tồn kho cho thấy hàng tồn kho được phản ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/2008 là có thật và được đánh giá đúng. Tuy nhiên, KTV phát hiện một hàng hóa của công ty ABC áp dụng sai phương pháp tính giá làm giá trị hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương pháp đúng là 400.000.000 VNĐ, làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng là 400.000.000 VNĐ.
- Kết quả kiểm tra cho thấy kế toán bán hàng bỏ sót một khoản doanh thu (chưa thu tiền) trị giá 810.200.000 VNĐ (chưa bao gồm VAT 10%). Giá vốn của lô hàng này là 490.000.000 VNĐ.
Đối chiếu với kế hoạch được đưa ra, KTV nhận thấy cần phải điều chỉnh lại việc đánh giá khoản mục doanh thu. Thủ tục bổ sung như sau:
Mô tả vấn đề
Thủ tục bổ sung
Kế toán bỏ sót nghiệp vụ ghi nhận doanh thu
Kiểm tra chi tiết sổ cái sổ chi tiết các TGNH. Đối chiếu với phiếu thu. Soát xét chứng từ thu tiền.
Tiếp đó, KTV tổng hợp các bút toán điều chỉnh lớn hơn 2% mức trọng yếu kế hoạch:
Với nghiệp vụ áp dụng sai phương pháp tính giá làm giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán giảm 400.000.000 VNĐ. Bút toán điều chỉnh được đưa ra:
Nợ TK 156 : 400.000.000
Có TK 632 : 400.000.000
Nghiệp vụ này làm ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính như sau:
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán tăng 400.000.000 VNĐ làm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm tương ứng 400.000.000 VNĐ; Lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 400.000.000 VNĐ; Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 100.000.000 VNĐ; Lợi nhuận sau thuế giảm 300.000.000 VNĐ.
- Bảng Cân đối kế toán: Bên Tài sản giá trị khoản mục Hàng tồn kho giảm 400.000.000 VNĐ; bên Nguồn vốn Lợi nhuận chưa phân phối giảm 300.000.000 VNĐ, Thuế và các khoản phải nộp giảm 100.000.000 VNĐ.
Với nghiệp vụ kế toán không ghi nhận doanh thu, bút toán điều chỉnh như sau:
(a) Nợ TK 632 : 490.000.000
Có TK 157 : 490.000.000
(b) Nợ TK 131 : 891.220.000
Có TK 511 : 810.200.000
Có TK 3331 : 81.200.000
Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến:
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 810.220.000, Giá vốn hàng bán giảm 490.000.000 VNĐ làm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm tương ứng 320.220.000 VNĐ; Lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 320.220.000 VNĐ; Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 80.055.000 VNĐ; Lợi nhuận sau thuế giảm 240.165.000 VNĐ.
- Bảng Cân đối kế toán: Bên Tài sản giá trị khoản mục Hàng tồn kho tăng 490.000.000 VNĐ, Phải thu khách hàng giảm 891.220.000 VNĐ; bên Nguồn vốn Lợi nhuận chưa phân phối giảm 240.165.000 VNĐ, Thuế và các khoản phải nộp giảm 161.255.000 VNĐ.
Tổng hợp sai phạm phát hiện của KTV cho hai nghiệp vụ trên: 1.291.220.000 VNĐ nhỏ hơn mức trọng yếu kiểm toán kế hoạch là 5.440.000.000 VNĐ. Do đó ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính là không trọng yếu.
Tiếp đó, KTV yêu cầu khách hàng ABC thực hiện điều chỉnh theo các bút toán trên. Khách hàng ABC chấp nhận điều chỉnh theo KTV.
Do phát hiện ra sai phạm nhưng ảnh hưởng không trọng yếu và khách hàng chấp nhận điều chỉnh, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán
Soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ: Những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ của ABC chỉ bao gồm quyết định bổ nhiệm các vị trí mới trong công ty; do đó, không có ảnh hưởng trọng yếu đến các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động của hợp đồng: tốt, đảm bảo được các yêu cầu của cuộc kiểm toán theo đúng Chuẩn mực và Luật định.
Xem xét, đánh giá của khách hàng về nhân viên, chất lượng kiểm toán: Khách hàng đánh giá cao về chất lượng nhân viên Công ty.
2.3. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng XYZ
2.3.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán
Bước 1: Đánh giá rủi ro kiểm toán tổng thể
Khách hàng XYZ là Công ty kinh doanh dịch vụ, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003481 do Sở Kế hoạch Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của công ty là 10 tỉ đồng. Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước;
- Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, thủy lợi, đường điện…
- Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình;
- Tư vấn thiết kế, thí nghiệm vật liệu, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát các công trình không do công ty thi công;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa;
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị; kinh doanh thương mại…
Hoạt động của công ty trong các giai đoạn không đồng đều ngay cả trong các năm thuộc cùng một giai đoạn. Năm đạt hiệu quả thấp nhất là năm 2003 với tỷ suất lợi nhuận đạt 0.0011; hai năm sau (năm 2005) con số này tăng lên 0.0414(gấp 37,6 lần năm 2003); đây có thể nói là dấu hiệu đáng mừng cho công ty sau nhiều năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, con số của năm 2005 đã không được duy trì trong năm 2006 khi con số này chỉ còn 0.0114 (gấp 10,36 lần năm 2003).Tuy nhiên nếu xét trên phương diện toàn ngành thì đây lại là chỉ số mang tính chất ổn định, do thị trường Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Từ đó, KTV có thể nhận diện ra những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng là những nghiêp vụ liên quan đến tài sản cố định, hàng tồn kho...
Bước 2: : Đánh giá rủi ro trên cơ sở đã hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Về hệ thống kế toán, kỳ kế toán được áp dụng là kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 10 năm dương lịch.
Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc, theo các Chuẩn mực Kế toán và các quy định hiện hành.
Qua quá trình quan sát và phỏng vấn khách hàng XYZ, phụ trách kiểm toán của Công ty An Phú nhận diện được các vấn đề sau:
Thứ nhất, XYZ không l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111269.doc