Chuyên đề Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Ngân hàng Thương mại do Công ty Vaco thực hiện

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 3

I. Hệ thống kiểm soát nội bộ. 3

1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ (KSNB): 3

1.2. Các nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ. 7

1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM ở Việt Nam. 11

1.3.1.Khái quát về NHTM. 11

1.3.2.Vai trò và chức năng cơ bản của ngân hàng. 12

1.3.3. Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 13

1.3.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại. 15

II. quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 20

1. Mục đích nghiên cứu và đánh giá HTKSNB. 20

2. Trình tự đánh giá HTKSNB. 21

2.1. Thu thập hiểu biết về HTKSNB và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên các giấy tờ làm việc. 23

2.1.1. Tìm hiểu về những bộ phận của HTKSNB. 23

2.1.2. Phương pháp để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. 24

2.1.3. Thủ tục để chứng minh cho sự hiểu biết. 25

2.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục: 27

2.3. Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát trong chương trình kiểm toán. 29

2.4. Lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: 33

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY VACO 34

I. Đặc điểm chung của công ty có ảnh hưởng đến việc đánh giá HTKSNB của ngân hàng thương mại. 34

1. Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy của công ty. 34

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: 36

2.1. Đặc điểm về các dịch vụ mà công ty cung cấp: bao gồm 12 dịch vụ tư vấn được khái quát thông qua sơ đồ sau: 36

2.2. Quy trình hoạt động của công ty kiểm toán Việt Nam: 37

2.2.1. Phương pháp kiểm toán 37

2.2.2. Hệ thống hồ sơ kiểm toán: 38

2.2.3. Phần mềm kiểm toán: 40

2.3. Kết quả hoạt động của công ty trong một số năm gần đây: 40

II. Thực tế quy trình đánh giá HTKSNB tại NHTM ở Việt Nam do công ty Vaco thực hiện. 42

1. Đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát của Ngân hàng thương mại. 42

2. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ngân hàng thương mại: 49

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ABC 49

2.2. Cơ cấu tổ chức của Trụ sở chính. 50

3. Tìm hiểu về chu trình kế toán áp dụng tại NHTM. 51

3.1. Cơ sở lập BCTC. 52

3.2. Áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam. 52

3.3.Các chuẩn mực kế toán mới: 53

3.4. Năm tài chính: của ngân hàng được bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. 53

3.5.Ngoại tệ: 53

3.6.Các khoản mục ngoài bảng: 54

3.7. Thu nhập lãi và chi phí lãi. 54

3.8.Thu nhập phí và hoa hồng: 54

3.9.Chứng khoán: 55

3.10.Các khoản đầu tư: 55

3.11.Cho vay khách hàng: 55

3.12.Tài sản cố định hữu hình: 55

3.13.Tài sản cố định vô hình: 56

3.14.Thuế: 56

4. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM: 56

4.1.Hoạt động kinh doanh: 57

4.1.1.Công tác khách hàng: 57

4.1.2.Nguồn vốn và sử dụng vốn: 58

4.1.3. Nghiệp vụ bảo lãnh và cam kết. 64

4.1.4.Kinh doanh ngoại tệ: 64

4.1.5. Dịch vụ: 65

4.1.6. Nghiệp vụ ngân quỹ: 66

4.1.7. Kết quả kinh doanh: 66

5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của máy vi tính. 68

6.Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ: 69

7. Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán. 76

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM( VACO) 84

I. Nhận xét về quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện bởi Công ty Kiểm toán Việt Nam. 84

II. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình đánh giá HTKSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính. 86

III. Kiến nghị hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Công ty kiểm toán Việt Nam( Vaco). 87

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Ngân hàng Thương mại do Công ty Vaco thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200%. Tốc độ này phát triển tương đối lớn và tương ứng với việc phát triển này thì số lượng và doanh thu của công ty. II. Thực tế quy trình đánh giá HTKSNB tại NHTM ở Việt Nam do công ty Vaco thực hiện. Hàng năm Công ty Vaco đều có “ Thư chào hàng” gửi tới khách hàng dù là khách hàng mới hay khách hàng thường xuyên. Khách hàng sau khi xem xét thư nếu đồng ý mời Công ty Vaco cung cấp các dịch vụ kiểm toán sẽ gửi “Thư hẹn kiểm toán” sau khi đã đăng ký hoặc gửi Fax hay liên hệ trực tiếp qua điện thoại. Đại diện Ban Giám đốc Công ty Vaco sau đó sẽ cùng với công ty khách hàng ký kết “Hợp đồng kiểm toán” (Hợp đồng kiểm toán được lập theo VSA 210 Hợp đồng kiểm toán). Sau khi ký kết “Hợp đồng kiểm toán”, kiểm toán viên của công ty Vaco bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán chú trọng vào công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để đưa ra quyết định trước khi kiểm toán. Các bước công việc được thể hiện rõ nét trong việc kiểm toán của Công ty Vaco đối với Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty Vaco. Là một ngân hàng nên HTKSNB và các thủ tục kiểm soát tương đối chặt chẽ hơn các doanh nghiệp khác đòi hỏi kiểm toán viên phải tiến hành Đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát của khách hàng. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy của khách hàng. Tìm hiểu về chu trình kế toán áp dụng tại công ty. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của máy vi tính. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. Đánh giá rủi ro và kế hoặch kiểm toán. 1. Đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát của Ngân hàng thương mại. Kiểm toán viên tiến hành tìm hiều môi trường kiểm soát thông qua việc xem xét cách thức tổ chức quản lý và điều hành cuả Ban Giám đốc cùng với các quy trình kiểm soát ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Mục đích của việc tìm hiểu này là đánh giá hoạt động, cách thức quản lý của Ban lãnh đạo và khẳng định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Đối với khách hàng mới, để có được sự hiểu biết về môi trường kiểm soát, kiểm toán viên sẽ tiến hành những buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban giám đốc công ty khách hàng, qua đó Ban Giám đốc khách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những tài liệu như: Các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong công ty, các nội quy, quy định được áp dụng trong công ty, các kế hoặch dự toán được lập các văn bản quy định tổ chức công tác kế toán. Ngoài ra, kiểm toán viên còn tiến hành phỏng vấn Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng và quan sát các mặt hoạt động trong công ty. Qua đó, kiểm toán viên có thể đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức, hoạt động của các nhà lãnh đạo công ty khách hàng nhằm khẳng định độ tin cậy của môi trường kiểm soát. Đối với khách hàng thường niên, các thông tin về môi trường kiểm soát thường ít thay đổi qua các năm, vì vậy kiểm toán viên Vaco sẽ cập nhật các thông tin này trong Hồ sơ kiểm toán năm trước. Do ngân hàng thương mại ABC là khách hàng thường niên của Vaco, nên kiểm toán viên sẽ có được những thông tin này trong những cuộc kiểm toán lần trước. Kiểm toán viên tìm hiểu những thay đổi trong Ngân hàng diễn ra trong năm 2002 mà có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát. Vaco thực hiện bảng câu hỏi gồm 20 câu chung với những tình huống liên quan đến rủi ro kiểm toán và môi trường KSNB. Những câu trả lời chính xác trong phần này sẽ chỉ ra sự tồn tại của rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát từ đó yêu cầu xem xét và trả lời những câu hỏi bổ xung. Sau những câu hỏi chung là những câu hỏi chi tiết để bổ xung thêm thông tin. Khách hàng không cần thiết phải trả lời những câu hỏi nhỏ trong mối liên hệ với câu hỏi chung. Tuy nhiên mỗi câu trả lời đó đều phải nhằm mục đích chung là xây dựng được câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi chung. đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát. Khách hàng: Ngân hàng thương mại ABC Người lập :LXT Người soát xét: TAH Quan điểm về tính chính trực của Ban quản trị ảnh hưởng tới: Rủi ro kiểm toán Môi trường kiểm soát Có vấn đề nào đáng lưu ý hay không? Tham chiếu Quan điểm và tính chính trực 1. Có lý do nào khiến KTV nghi ngờ về quan điểm và tính chính trực của Ban Giám Đốc cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không? Không Không Không Cam kết về sự chính xác và hợp lý của Báo cáo tài chính 2. Có lý do nào nghi ngờ về những cam kết của BGĐ về sự tin cậy của BCTC Không Không Không Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy 3. Có lý do nào nghi ngờ tới những cam kết của BGĐ để thiết lập và duy trì hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy hay một HTKSNB đáng tin cậy? Không Không Không Cơ cấu tổ chức và quản trị Cơ cấu tổ chức 4. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và loại hình kinh doanh không? Không Không Không Cơ cấu tổ chức, quá trình kiểm soát, giám sát và điều hành 5. Quá trình kiểm soát của BGĐ là không phù hợp với quy mô và loại hình kinh doanh không, có lý do nào để nghi ngờ về khả năng của Ban quản trị trong việc giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như việc phân công trách nhiệm. Không Không Không Phương thức phân công quyền hạn và trách nhiệm 6. Phương thức phân công quyền hạn và trách nhiệm có bất hợp pháp với quy mô và hình thức kinh doanh hay không? Không Không Không Phương pháp quản lý lãnh đạo 7. Có lý do nào để băn khoăn về phương pháp quản lý của Ban lãnh đạo hay không ? Không Không Không ảnh hưởng của hệ thống máy vi tính 8. Hình thức và phạm vi sử dụng máy vi tính có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không? Không Không Không Hoạt động của Ban giám đốc và nhóm kiểm toán nội bộ 9. Ban giám đốc và nhóm kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không? Không Không Không Hình thức và môi trường kinh doanh Hình thức kinh doanh 10, Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Không Không Không Câu hỏi- rủi ro kiểm toán a. Doanh nghiệp có chu kì kinh doanh dài hay không? Không b. Doanh nghiệp có sử dụng kỹ thuật tài chính phức tạp và cũ hay không? Có c. Doanh nghiệp có hoạt động trong ngành nghề và môi trường dễ thay đổi hay không? Không d. Những số liệu dự báo kế toán quan trọng có đáng chú ý, phực tạp, bất thường hơn mức trung bình không? Có e. Kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp hay không? Không f. Trong năm vừa qua, doanh nghiệp có mua lại những công trình kinh doanh trong những ngành nghề mà doanh nghiệp có ít hoặc không có kinh nghiệm hay không? Không Môi trường kinh doanh 11. Có những ảnh hưởng bên ngoài nào trong môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của DN hay không? Không Không Không Kết quả tài chính 12. Ban quản trị có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể hay không? Không Không Không 13. Có nhân tố nào chứng tỏ rằng DN không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian được dự báo hay không? Không Không Không Bản chất của cuộc kiểm toán. 14. Có lý do nào để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán không? Có Có Có 15. Có lý do nào để nói rằng sự tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán nói chung được thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc không? Không Không Không Câu hỏi Rủi ro kiểm toán a. Có vấn đề gì nói rằng việc kiểm toán của chúng ta sẽ bị thắc mắc bởi bên thứ 3 về tính độc lập không? Không b. Có vấn đề tranh chấp giữa doanh nghiệp với một khách hàng nào đó của hãng dẫn tới việc tranh chấp lợi ích hay không? Không c. Liệu doanh nghiệp hay bộ phận chính của nó bị bán không? Không d. Kết quả của cuộc kiểm toán liệu có được các kiểm toán viên khác tin tưởng hay không? Có e. Chúng ta có nên tin tưởng vào các kiểm toán khác về các vấn đề trọng yếu mà được thực hiện tại các công ty thành viên hay không? f. Có những doanh nghiệp liên kết lớn hoặc có những bên có liên quan mà chúng ta không kiểm toán song lại có những giao dịch quan trọng có thể xảy ra hay không? g. Có ý kiến nào khiến chúng ta cho rằng không thể phát hành báo cáo chấp nhận toàn bộ vì lý do hạn chế phạm vi kiểm toán, vấn đề về kế toán, diễn giải số liệu và “hoạt động liên tục” không? 16. Có vấn đề kế toán trọng yếu nào dẫn đến mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán lớn hơn mức trung bình hay không? Những mối liên hệ kinh doanh và các bên có liên quan 17. Có lý do nào khẳng định rằng chúng ta có những hiểu biết đầy đủ về những nghiệp vụ quan trọng và những quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp khác được coi là bên thứ ba trong khi đó trên thực tế lại là những bên có liên quan. Điều đó có thể ảnh hưởng đến những nhận xét khái quát về tính chính trực của Ban quản trị Những kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng 18. Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích luỹ đủ kinh nghiệm và kiến thức vê khách hàng không? Có Có Có 19. Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không có đủ nhân viên có khả năng ( bao gồm các chuyên gia về ngành chuyên môn, hoặc những chuyên gia về quy định hay những chuyên gia về quy định hay luật nước ngoài Sai sót cố ý 20. Có những vấn đề nào nói rằng sự tồn tại khả năng gian lận của Ban quản trị hay không? Không Không Không đánh giá khái quát rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán được đánh giá là : Trung bình ệ Cao hơn trung bình Ÿ Rủi ro rất cao Ÿ Xử lý đối với rủi ro kiểm toán được xác định Đây có phải là cuộc kiểm toán lần đầu hay không? Không đánh giá môi trường kiếm soát Kết luận Môi trường kiểm soát có hệ thống kế toán đáng tin cậy và kiểm soát nội bộ hiệu quả * Nhận xét: Công ty đã thành lập một hệ thống kiểm soát tương đối có hiệu quả, bao gồm Ban kiểm soát trực thuộc BOM, phòng kiểm soát trực thuộc BOD. Các bộ phận kiểm soát này được quyền và có trách nhiệm kiểm tra các yếu tố trong chu trình hoạt động của khách hàng, bao gồm kiểm soát dư nợ tín dụng quá hạn, dư nợ lớn theo quy định…( đối chiếu với báo cáo của phòng tín dụng)- đối chiếu, kiểm tra các báo cáo và thông tin kế toán với các nguồn thông tin khác. Các kết quả thu thập được từ công việc kiểm tra này được báo cáo trực tiếp với BOM hoặc BOD. Ngân hàng đã có các nhân viên chuyên trách, đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng để thực hiện các công việc này. Ban Giám đốc và HĐQT trực tiếp soát xét các thông tin và báo cáo của bộ phận kiểm soát như một phần kèm theo của các báo cáo tài chính và hoạt động thông thường. Dựa trên các văn bản pháp luật quy định, công ty đã xây dựng được các chu trình quản lý, chu trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, phân cấp theo thẩm quyền… Các văn bản này được thành lập và thông báo rộng rãi cho tất cả các nhân viên có liên quan để thực hiện theo các quy trình này. Các chính sách này được áp dụng và thực hiện kiểm soát từ các Manager của từng bộ phận. Các Manager là những người tham gia vào việc xây dựng các chính sách này và họ có trách nhiệm hướng dẫn các nhân viên cấp dưới thực hiện theo các chính sách này cũng như kiểm tra việc thực hiện của họ. Trong hoạt động của Ngân hàng, không có các loại nghiệp vụ có thể gây ra tính không tuân thủ một cách trọng yếu đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với một số loại nghiệp vụ có thể phát sinh các sai sót không tuân thủ theo quy định pháp luật, hệ thống kiểm soát và báo cáo của Ngân hàng có thể thường xuyên kiểm tra phát hiện và xử lý. Ban Điều hành của Ngân hàng không có xu hướng xử lý các sai sót này theo hướng không tuân thủ pháp luật. Trong qúa khứ, không có các sai sót nghiêm trọng thuộc loại không tuân thủ các văn bản pháp luật. Tất cả các vấn đề không tuân thủ đối với quy phạm pháp luật hiện hành đều phải được trình lên BOD( Board of Director) và BOM( Board of Manager) để quyết định có thực hiện hay không. Nếu quyết định thực hiện, ngân hàng sẽ tổ chức xin phép các cơ quan quản lý trứơc khi thực hiện. Thông qua hệ thống kiểm soát độc lập và báo cáo thường xuyên của bộ phận kiểm soát cũng như bộ phận nghiệp vụ, các nghiệp vụ không tuân thủ với quy định pháp luật được phát hiện và xử lý thường xuyên. Do hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam nói chung, và thực tế tại ABC nói riêng còn rất đơn giản. Hoạt động ngân hàng chủ yếu là các hoạt động ngân hàng thuần tuý và chưa có liên quan đến thị trường chứng khoán nên không có các gian lận trọng yếu có thể phát sinh. Việc kiểm soát các gian lận thông thường (cho vay lớn không có tài sản thế chấp…) được loại trừ từ việc thực hiện và phê duyệt thực hiện các quy trình nghiệp vụ. Ban Quản lý chủ yếu phát hiện các sai sót dựa trên việc duy trì hệ thống kiểm soát, phân cấp và báo cáo thường xuyên. Ví dụ: Bên cạnh việc ban hành quy trình quản lý cho việc thực hiện quy trình tín dụng, ngân hàng ban hành kèm theo các quy chế về việc đánh giá tài sản thế chấp, quản lý tài sản thế chấp, quy định cho vay không có thế chấp và kiểm soát thường xuyên việc thực hiện này. Các rủi ro được phát hiện và nhằm đề phòng, hạn chế của Ngân hàng chủ yếu liên quan đến việc bảo quản nguồn vốn Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy trong Ngân hàng thương mại: 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ABC - Trụ sở chính, gồm có trung tâm điều hành và sở giao dịch - Các chi nhánh (Chi nhánh cấp 1), các Văn phòng đại diện, các Đơn vị sự nghiệp, các Công ty trực thuộc; - Các Chi nhánh thuộc Chi nhánh cấp 1 (Chi nhánh cấp 2); - Các chi nhánh thuộc chi nhánh cấp 2 ( Chi nhánh cấp 3); - Các phòng giao dịch, các điểm giao dịch. ABC được phép mở Sở Giao dịch, các Chi nhánh cấp 1, cấp 2 và cấp 3, các Văn phòng đại diện, các phòng giao dịch, các điểm giao dịch, Đơn vị sự nghiệp, các Công ty trực thuộc khi có nhu cầu theo quy định của NHNN. Cơ cấu tổ chức của các đơn vị trên sẽ do Hội đồng Quản trị quy định phù hợp với quy định của pháp luật. 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trụ sở chính. 1. Hội đồng Quản trị. 2. Ban kiểm soát. 3. Tổng Giám đốc. 4. Hệ thống kiểm toán và kiểm tra nội bộ. - Bộ máy giúp việc Tổng Giám đốc: + Các phó Tổng Giám đốc + Kế toán trưởng + Các phòng, ban + Ban kiểm toán hoặc kiểm soát nội bộ * Nhiệm vụ và quyền hạn chung: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ABC , có quyền nhân danh ABC để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ABC , trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ABC, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ABC Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ABC Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng Quản trị, trưởng ban và các thành viên khác trong Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc của ABC được bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. Nhận xét: Tổ chức hệ thống kiểm soát của ngân hàng thương mại được phân thành nhiều cấp: Ban kiểm soát thuộc Đại HĐCĐ, Phòng kiểm soát trực thuộc Tổng Giám đốc. Cán bộ KSNB được tổ chức theo ngành dọc( mỗi chi nhánh có từ 1 đến 2 người kiểm soát làm việc tại Chi nhánh nhưng là người đại diện của Trụ sở chính thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thường xuyên tại mỗi chi nhánh). Mỗi bộ phận đều có hoạt động kiểm soát của mình, nói chung hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng tương đối chặt chẽ đều có sự giám sát của hệ thống KSNB ở các cấp. 3. Tìm hiểu về chu trình kế toán áp dụng tại NHTM. Kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệ thống kế toán của ngân hàng thương mại để đưa ra kế hoạch kiểm toán phù hợp với mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán và kiểm soát cũng như đối với các nhóm nghiệp vụ quan trọng và số dư tài khoản chủ yếu. Nội dung tìm hiểu về chu trình kế toán áp dụng tại ngân hàng thương mại gồm: Các chính sách kế toán của doanh nghiệp có phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế và có phù hợp với luật định của Việt Nam hay không? Hệ thống kế toán áp dụng tại ngân hàng: kiểm toán viên kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ, phương pháp hạch toán kế toán chung hiện hành hoặc chế độ kế toán cụ thể đã được NHNN phê duyệt xem có phù hợp với dặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM. Kiểm tra chứng từ và sổ sách kế toán: xem chứng từ có đảm bảo đầy đủ để phục vụ cho việc ghi chép sổ sách kế toán hay không? Việc lập, ghi chép, sử dụng và bảo quản sổ sách kế toán có đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng mẫu biểu để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và các báo cáo quản lý hay không? Bộ máy kế toán và trình độ của nhân viên kế toán: kiểm toán viên kiểm tra xem tổ chức bộ máy kế toán có phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không? Xem trình độ nhân viên kế toán có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không? Để tìm hiểu hệ thống kế toán , kiểm toán viên áp dụng các kỹ thuật sau: Thu thập tài liệu: Kiểm toán viên yêu cầu Kế toán trưởng cung cấp các tài liệu như: các chính sách kế toán mà công ty áp dụng, các văn bản pháp quy về bảo quản chứng từ, tài sản sổ sách( nếu có). Cùng với nó kiểm toán viên tiến hành kiểm tra thực tế xem các chứng từ, sổ sách kế toán của ngân hàng có đầy đủ và đúng biểu mẫu hay không? Phỏng vấn trực tiếp Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán về quy trình kế toán áp dụng, việc lưu giữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, cách thức tổ chức. Quan sát trực tiếp quy trình làm việc của họ. Qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế KTV đã thu thập được những thông tin về hệ thống kế toán tại NHTM như sau: 3.1. Cơ sở lập BCTC. Các BCTC được trình bày bằng đồng Việt Nam(VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam áp dụng cho các tổ chức tín dụng được hướng dẫn tại Quyết định số 435/1998/QĐ-NHNN ngày 25/12/98 của NHNN VN và phù hợp với chế độ BCTC đối với các tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo QĐ số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18/10/02 của NHNN Việt Nam. Do đó, các BCTC này không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán đã được thừa nhận ở các nước khác ngoài Việt Nam. 3.2. áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong năm nay, ngân hàng đã lần đầu tiên đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam(“VAS”) sau: VAS 02: Hàng tồn kho VAS 03:TSCĐHH VAS 04:TSCĐVH VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác. VAS 04 đã đưa ra hướng dẫn tổng quát đối với kế toán TSCĐVH. Việc hạch toán chi tiết TSCĐVH của ngân hàng được trình bày ở phần sau đây. ảnh hưởng cơ bản của việc áp dụng VAS 04 là các chi phí trước hoạt động của ngân hàng được phân bổ toàn bộ vào ngày đầu năm. VAS 04 cũng quy định thời gian phân bổ tối đa đối với chi phí thành lập là 3 năm. Theo đó, giá trị còn lại của chi phí thành lập tại ngày 31/12/01 sẽ được phân bổ theo thời gian còn lại của khoảng thời gian 3 năm. Năm 2002, giá trị còn lại của chi phí thành lập ngân hàng đã được phân bổ hết vào chi phí trong năm đồng thời nguyên giá và khấu hao luỹ kế cũng được ghi giảm trong năm 2002. 3.3.Các chuẩn mực kế toán mới: Ngày 31/12/02, Bộ tài chính đă ban hành 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam(“VAS”) mới sau đây: VAS 01:Chuẩn mực chung VAS 06:Thuê tài sản VAS 10:ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. VAS 15:Hợp đồng xây dựng VAS 16:Chi phí đi vay VAS 24:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngân hàng đã phân tích những ảnh hưởng của các chuẩn mực kế toán mới này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/03 và tin tưởng rằng không có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC năm 2002 của ngân hàng. 3.4. Năm tài chính: của ngân hàng được bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. 3.5.Ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tài sản và công nợ bằng ngoại tệ tại ngày lập Bảng CĐKT . Toàn bộ chênh lệch tỷ gía được kết chuyển vào BCKQHĐKD, tuân thủ theo các quy định của QĐ số 522/2000/QĐ-NHNN 2 ngày 20/12/00. Các tỷ giá chính được dùng để quy đổi tài sản và công nợ tại ngày lập BCĐKT là: 31/12/02 31/12/01 USD 15.368 15.070 ECR 15.470 13.249 JPY 126 113 3.6.Các khoản mục ngoài bảng: Theo các nguyên tắc kế toán được áp dụng rộng rãi đối với các NHTM và Tổ chức Tín dụng tại Việt Nam, trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh vay nợ và các khoản boả lãnh khác thì ngân hàng chưa ghi nhận các khoản mục này vào cân đối nội bảng cho đến khi ngân hàng tiến hành thanh toán thay cho khách hàng. Trong trường hợp đó, khoản tiền ngân hàng thanh toán thay cho khách hàng được ghi nhận vào cân đối nội bảng dưới hình thức là khoản cho vay bắt buộc và được gộp vào dư nợ cho vay và ứng trước cho khách hàng. 3.7. Thu nhập lãi và chi phí lãi. Theo thông tư số 92/2000/TT- BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 14/9/00 yêu cầu thu nhập và chi phí lãi phải được hạch toán trên cơ sở dư thu dư chi trong thời kỳ phát sinh và có hiệu lực từ tháng 10/2000. Cụ thể như sau: Lãi phải thu đối với các khoản nợ trong hạn được hạch toán trên cơ sở phát sinh. Lãi phải thu đối với các khoản nợ quá hạn không phải hạch toán vào thu nhập mà theo dõi ngoại bảng. Đối với lãi phải thu mà sau 90 ngày khách hàng chưa thanh toán hoặc chưa đến 90 ngày nhưng khoản vay chuyển sang nợ quá hạn thì hạch toán giảm thu và theo dõi ngoại bảng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ áp dụng phương pháp này từ năm 2001 Đối với lãi tiết kiệm có kỳ hạn đã huy động từ những năm trước khi áp dụng phương pháp hạch toán dự thu, dự chi( trước năm 2001), ngân hàng chỉ hạch toán lãi dự chi cho năm 2002 mà không hạch toán dự chi lãi của năm trước cho dù các khoản tiết kiệm đó đã đáo hạn trong năm 2002 hay chưa. Thu nhập và chi phí lãi trong năm2002 không bao gồm các khoản thu nhập và lãi của năm 2002 nhưng đã được nhận trước hay trả trước từ các năm trước. 3.8.Thu nhập phí và hoa hồng: Các khoản phí và hoa hồng bao gồm phí nhận được từ các dịch vụ thanh toán, phí từ các hoạt động bảo lãnh, mở thư tín dụng và các dịch vụ khác. 3.9.Chứng khoán: Chứng khoán bao gồm trái phíếu kho bạc và kỳ phiếu của các ngân hàng trong nước, được giữ nhằm mục đích thu lãi và được hạch toán theo mệnh giá. Khoản lãi trả trước của trái phiếu kho bạc được ghi nhận từ khi mua và được phân bổ dần trong thời gian nắm giữ. Dự phòng được lập trong trường hợp chứng khoán bị giảm giá, phù hợp với quy định tại Thông tư số 92/200/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 14/9/00. 3.10.Các khoản đầu tư: Các khoản đầu tư góp vốn vào các tổ chức kinh tế được hạch toán theo nguyên giá. Cổ tức được hạch toán khi thực nhận. Ngân hàng không tiến hành xác định giá trị thị trường của các khoản đầu tư tại ngày lập bảng CĐKT. Do đó, không có một khoản dự phòng giảm giá nào được lập cho các khoản đầu tư này. 3.11.Cho vay khách hàng: Được hạch toán theo giá trị khoản nợ gốc trừ đi dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng được lập tuân thủ theo QĐ số 488/2000/QĐ-NHNN 5 ngày 27/11/2000 của NHNN VN. Tỷ lệ dự phòng được lập trên số nợ gốc như sau: Các khoản cho vay có bảo đảm quá hạn 20% chưa đến 181 ngày, hoặc các khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn chưa đến 91 ngày. Các khoản cho vay có bảo đảm quá hạn 50% từ 181đến 361 ngày, hoặc các khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn từ 91 đến 181 ngày. Các khoản cho vay có bảo đảm qúa hạn 100% trên 361 ngày hoặc các khoản cho vay không có bảo đảm quá hạn trên 181 ngày. 3.12.Tài sản cố định hữu hình: -TSCĐ HH được trình bày bằng nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá TSCĐ mua sắm bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. -TSCĐ HH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/99 của Bộ tài chính. Tỷ lệ khấu hao hàng năm cụ thể như sau: Tỷ lệ (%) Phương tiện vận tải 17 Thiết bị văn phòng 25 3.13.Tài sản cố định vô hình: TSCĐ VH được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ VH là chi phí trước thành lập của ngân hàng và giá trị phần mềm kế toán. Theo chuẩn mực Việt Nam số 04-“TSCĐ VH” thì chi phí thành lập của ngân hàng không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản do đó giá trị của chi phí thành lập ngân hàng đã được ghi giảm trong năm 2002. 3.14.Thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với ngân hàng là 32%.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được tạm tính trên thu nhập trước thuế trên BCKQKD năm 2002. Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam 4. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM: Đây là bước công việc rất quan trọng vì qua đó giúp KTV có được sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện về khách hàng để định hướng cho công việc kiểm toán phù hợp với đặc điểm riêng của khách hàng. Trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng, KTV của ABC chủ yếu áp dụng 3 kỹ thuật: thu thập và kiểm tra tài liệu, phỏng vấn, quan sát. Thu thập tài liệu:KTV Vaco tiến hành thu thập các tài liệu do đại diện Ban Giám đốc và Kế toán trưởng cung cấp, gồm: giấy phép thành lập, điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24905.DOC
Tài liệu liên quan