Chuyên đề Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà và cafe Tâm Châu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm chiến lược của công ty 4

1.2 Vai trò và ý nghĩa 7

CHƯƠNG 2: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 9

2.1 Giới thiệu công ty 9

2.1.1 Lịch sử hình thành 9

2.1.3. Khách hàng mục tiêu 14

2.1.4. Thị trường của công ty 15

2.1.5. Đối thủ cạnh tranh 16

2.2. Chiến lược phát triển của công ty 17

2.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung 17

2.2.1.1 Sản phẩm mới – trà Oolong 17

2.2.1.2 Kéo giãn dòng sản phẩm trà Oolong 18

2.2.1.3 Lấp kín dòng sản phẩm trà Oolong 18

2.2.1.4 Sản xuất trà túi lọc xem thêm 48 19

2.2.1.6 Xuất khẩu 20

2.2.2 Chiến lược Marketing sản phẩm Trà Oolong 23

2.2.1.1. Sán phẩm 23

2.2.1.2. Price 27

2.2.1.3. Place 31

2.2.1.4. Promotion 32

2.2.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa 34

2.2.3.1. Từ cửa hàng nội thất thành lập công ty trà 34

2.2.3.2. Xây dựng nhà hàng Tâm Châu 34

2.2.3.3. Mở khu du lịch Đambri 34

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP 40

3.1 Sản Phẩm 40

3.2 Kênh phân phối 41

3.3 Promotion 41

3.3 Kéo giãn dòng sản phẩm cao cấp Oolong không phù hợp 44

3.4 Đa dạng mặt hàng 45

3.5 Nông trường và công nghệ 45

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà và cafe Tâm Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lọc (uống liền) và lá khô đóng bịch (để sắc lấy nước uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da). Hoạt chất chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa… Đây cũng là đặc sản của Đà Lạt và ít có du khách nào khi đến Đà Lạt mà không mua vài gói trà atisô về uống cũng như làm quà cho người thân. Công ty Tâm Châu đã đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất trà Atiso để phục vụ nhu cầu thị trường. Atiso không thuộc họ trà, nhưng cách sử dụng giống như trà nên nên người ta gọi là trà Atiso. Công ty không trồng Atiso trong nông trường mà mua Atiso từ nông trường về để chế biến. Trà Atiso chủ yếu ở dạng túi lọc cộng với công ty đã có dây chuyền sản xuất túi lọc cho nên công ty mạnh dạn đầu tư cho sản phẩm mới này. Vì sản phẩm chủ lực của công ty là sản phẩm thuộc về trà cho nên công ty cố gắng đa dạng sản phẩm của mình để phù hợp với da dạng nhu cầu khách hàng. 2.2.1.6 Xuất khẩu Thị trường nước ngoài là một thị trường lớn đối với ngành chè nói chung và công ty Tâm Châu nói riêng. Nhu cầu sử dụng chè ngày càng tăng ở các nước phát triển, cộng với tình hình sản xuất chè không thuận lợi ở các nước mạnh về xuất khẩu chè hàng năm, thì đây chính là cơ hội để các công ty sản xuất chè để xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chè của công ty Tâm Châu là Đức, Paskistan, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Đài Loan… Thị trường chè Đức: Trong những năm qua, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê và chè sau Brazil. Trong số các thị trường nhập khẩu, Đức là một đối tác nhập khẩu cà phê và chè lớn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới, trong các năm từ 2004 đến 2007, Đức là đối tác nhập khẩu cà phê và chè hàng đầu của Việt Nam. Theo Hiệp hội chè quốc tế (ITC), năm 2007, Đức là nước tiêu thụ chè lớn thứ ba EU, sau Anh và Ba Lan với thị phần là 9,9%. Từ năm 2003 đến năm 2007, tổng lượng tiêu thụ chè của Đức giảm 2,6%, còn 24 nghìn tấn (Theo ITC, 2008). Tiêu thụ chè bình quân đầu người ở Đức khá ổn định, ở mức khoảng 0,26kg/người (Theo ITC, 2007). Người Đức có xu hướng chuyển từ dùng các loại trà truyền thống sang trà hoa quả và thảo dược. Trà thảo dược có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các nguồn tin của ngành, tiêu dùng sản phẩm này tăng rất nhanh trên thị trường Đức. Sản phẩm trà này có nhiều hương vị khác nhau và có chứa các chất chiết xuất từ thảo dược như cúc La Mã (chamomile). Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến các cửa hàng bán trà do họ có nhiều sự lựa chọn hơn về hương vị. Người tiêu dùng Đức ngày càng có xu hướng coi trà như một thứ đồ uống thư giãn. Thị trường chè Nhật Bản: Nhật Bản là nước có truyền thống uống chè hàng ngàn năm, chè trong tâm thức của người Nhật Bản không chỉ là một loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ mà hơn nữa uống trà đã trở th ành nghệ thuật, là thú chơi của những người già có thu nhập cao. Chè, đặc biệt là chè xanh, là thức uống quan trọng nhất của người Nhật. Hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn chè, chủ yếu là chè xanh, trong đó khoảng 85% là chè xanh sản xuất nội địa. Các loại chè xanh phổ biến nhất tại Nhật Bản là Sencha (75%), Bancha (10%), Tamarykucha (5%) và Matchu 1%. Loại Gykuro chỉ chiếm không tới 1%. Tại Nhật Bản, chè thường trồng theo qui mô trang trại tư nhân nhỏ, thường là của hộ gia đình. Nhật Bản đứng thứ năm thế giới về nhập khẩu chè với số lượng 47.341 tấn, đạt kim ngạch nhập khẩu 180,465 triệu USD trong năm 2007, chiếm 4,7% kim ngạch nhập khẩu chè trên toàn thế giới. Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2006. Khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này năm 2003 là cao nhất, đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu chè Tình hình xuất khẩu ngành chè Việt Nam có ảnh hưởng đến xuất khẩu của các công ty trong nước. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam tăng khoảng 40 triệu USD so với năm trước đó, đạt 117 ngàn tấn, nhờ khối lượng xuất khẩu tăng. Đây là một trong số ít những ngành giữ được phong độ xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sa sút. Việt Nam hiện có 270 doanh nghiệp làm chè, 75% lượng chè khô làm ra hàng năm được xuất khẩu sang 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Giá nguyên liệu chè ngày càng tăng do vụ mùa không thành công ở các nước xuất khẩu: Những năm gần đây do trái đất ấm dần lên nên các vụ thiên tai xảy ra thường xuyên hơn. Các nước xuất khẩu chè nổi tiếng thế giới gặp thời tiết khó khăn nên chất và lượng chè không như mong muốn. Dẫn đến khan hiếm nguồn cung chè trên thế giới, đây là cơ hội tốt cho các công ty xuất khẩu chè. Như tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh. Sản lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2008. Tình trạng tương tự cũng xảy ra Sri Lanka, khiến sản lượng chè của nước này năm 2009 được dự báo sẽ giảm so với năm 2008. Chỉ  riêng Ấn Độ sẽ cần thêm 35 triệu kg chè  để đáp ứng nhu cầu tăng thêm 3,5% trong năm nay. Tiêu thụ chè hàng năm ở Ấn Độ hiện khoảng 800 triệu kg, với mức tăng mỗi năm khoảng 30 triệu kg. Lượng thiếu cung 65 triệu tấn hiện nay ở Ấn Độ chưa thể nhanh chóng được lấp đầy. Với sản lượng 960 triệu kg hiện nay, Ấn Độ vẫn đang là nước xuất khẩu ròng chè. Tuy nhiên trong 7 đến 10 năm tới, Ấn Độ có thể sẽ trở thành nước nhập ròng mặt hàng này. Các bang trồng chè lớn nhất của Ấn Độ là Assam và West Bengal sẽ không sản xuất chè cho tới đầu tháng 4 năm nay vì đó là giai đoạn thời tiết lạnh. Sản lượng chè của Ấn Độ trong 10 tháng tính tới 31/10/2009 đã giảm xuống mức 830,4 triệu kg, so với 832,5 triệu kg cùng kỳ năm trước đó. Xuất khẩu đã giảm 12% trong cùng kỳ, xuống 150 triệu kg. Nhu cầu sử dụng do ý thức: Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt...mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.  Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt. Như tại Nga, (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 ki lô gam chè/người/năm. Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng.  Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống. 2.2.2 Chiến lược Marketing sản phẩm Trà Oolong Trà Oolong thuộc họ chè hương (Theaceae) có nguồn gốc Trung Quốc, gồm nhiều loại nhưng chỉ có 10 loại là được xếp vào hàng thượng phẩm “Thập đại danh trà”. Trong thời kì phong kiến có tên là “ Diệp long ngự trà” có nghĩa là “lá rồng để vua dùng”. Người Trung Quốc đã biết uống trà Oolong từ 2500 năm trước công nguyên, sau đó du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan rồi trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Giống trà cao cấp này chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới, đồng thời đòi hỏi một quy trình công nghệ sạch từ khâu chăm sóc đến chế biến. Các giống trà thuộc dòng thập đại như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Thuý Ngọc, Tứ Quý, Bạch Oolong…. Đã được công ty Tâm Châu trồng làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm Oolong Tâm Châu mang tính ưu việt phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt là 03 dòng sản phẩm cao cấp 3tea, 5tea, 10tea rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 2.2.1.1. Sán phẩm Kiểu dáng bao bì đa dạng Khi một sản phẩm tung ra thị trường ngoài thương hiệu, chất lượng sản phẩm thì yếu tố tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng là bao bì. Vào năm 1999 khi công ty vừa mới thành lập thì dạng bao bì chính cho toàn sản phẩm của công ty là dạng bịch nhựa và bịch giấy. Nhưng ngày nay do công nghệ khoa học tiên tiến, và cuộc sống của người dân nâng cao, kiểu dáng bao bì đóng một vai trò không nhỏ góp phần tạo nên giá trị sản phẩm. Dòng sản phẩm Oolong của công ty tâm châu được chia thành loại cao cấp và loại bình thường. Mặc dù được chia thành như vậy, nhưng kiểu dáng bao bì được được công ty ưa dùng là dạng hộp khối hình chữ nhật, dạng bịch PE, dạng lon. Đối với dạng hộp khối hình chữ nhật thì đối với sản phẩm trà Oolong cao cấp thì nó màu mè hơn, bên trong thì được bọc vài nhung màu vàng, đỏ, xanh tùy từng cấp. Cách làm này cho người ta cảm giác như mình sở hữu được vật gì đó có giá trị, bởi vậy giá tiền của loại sản phẩm này là không rẻ. Còn với trà Oolong bình thường thì kiểu dáng dơn giản hơn chỉ hộp bên ngoài, bên trong là bao nhựa để bọc trà. Dù sao đi nữa dạng hộp khối hình chữ nhật tạo được vẻ sang trọng, nó như là một món quà hay là hộp đựng đồ quý, người ta sẽ thấy hài lòng với sản phẩm mình mua được. Với loại hộp này, người tiêu dùng có thể dễ gói làm quà tặng cho người khác, hoặc có thể chưng trong nhà vì trên mỗi bao đều có chữ Hoa mang ý nghĩa tốt lành. Dạng hộp chữ nhật doanh nghiệp có nhiều diện tích hơn để quảng cáo thương hiệu, cẩm hoa văn tạo nét quý phái cho sản phẩm. Mà khi nhắc đến trà thì người tiêu dùng hay liên tưởng đến văn hóa phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc nên doanh nghiệp thường hay có in những chữ tiếng hoa kiểu thư pháp rất là đẹp. Dạng bịch PE chỉ xuất hiện ở dòng sản phẩm Oolong bình thường. Đây là dạng bao bì truyền thống của các doanh nghiệp trà Việt Nam. Bao bì này mang ý nghĩa đây là loại trà bình dân giá không cao hoặc có thể nói là rẻ. Đúng như vậy sản phẩm trà Oolong bịch PE chỉ ở mức 100g – 40.000 đồng. Dạng bịch này người tiêu dùng không quan tâm đến kiểu dáng bên ngoài lắm, người ta mua về chủ yếu để sử dụng cá nhân, khách hàng không muốn bỏ thêm tiền cho cái hộp sang trọng. Dạng hình trụ tức là dạng lon ( bằng Carton, gỗ, nhôm)có nắp để mở. dạng này xuất hiện ở loại trà Oolong bình thường. Loại cao cấp chỉ sử dụng hộp hình chữ nhật bên. Dạng lon này rất tiện lợi, vì thói quen của người uống trà là hay bỏ trà vô lon, khi mua sản phẩm dạng này thì khách hàng không cần phải kiếm lon để Đựng. Công ty Tâm châu thấy được sự tiện dụng này nên đã sản xuất kiểu bao bì dạng này, thật sự rất là tiện lợi vì người tiêu dùng không chỉ sử dụng xong trà rồi vứt cái hộp mà còn lưu cái hộp lại để đựng trà lần sau. Đây là cách để quảng cáo tốt nhất, khi người ta uống trà thì họ cầm cái hộp trà ra, điều đầu tiên đập vào mắt họ chính là bao bì của công ty. Bao bì của công ty chắc chắn sẽ in trong tâm trí của họ, cho nên khi quyết định mua trà thì thương hiệu sẽ nghĩ tới đầu tiên chính là công ty Tâm Châu. Chất liệu bao bì Chất liệu bao bì là một thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm mà nó chứa đựng. Ví như sản phẩm giấy bình thường đem đựng trà thì chắc chắn chất lượng trà sẽ giảm rõ rệt vì bên ngoài không khí có chứa các vi sinh vật làm hỏng trà, độ ẩm bên ngoài cũng tác động không nhỏ. Do đó khi chất liệu bao bì là không thể xem thường. Những năm trước lúc các công ty chè chưa ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất bao bì thì họ chủ yếu đựng trà trong những bao bì dạng giấy, hoặc bịch nhựa nhưng chất lượng bảo quản trà không cao. Trong những năm gần đây do công ty đầu tư vào công nghệ kỹ thuật khá nhiều để cạnh tranh thì bao bì ngày càng đa dạng. Chất liệu bao bì là nhựa PE cao cấp, nhôm, carton, gỗ. Nhựa PE cao cấp được sử dụng thay thế cho nhựa PP vì nhựa PP dùng đựng trà hay có hiện tượng đổ mồ hôi gây mốc trà bên trong. Hiện nay công ty sử dụng nhựa PE cao cấp có khả năng hút ẩm chống mốc. Bao bì nhựa PE hình thức đơn giản không tạo cảm giác mới cho người tiêu dùng, nhưng giúp được công ty rất nhiều. Bao bì PE giảm thiểu khả năng sản phẩm trà mốc, hư từ bên trong từ đó giảm sản phẩm hỏng khi tung ra thị trường, trên hết đó là uy tín của công ty được đảm bảo. Bao nhôm là bước đột phá tiên tiến đối với bao bì trà. Hiện nay công ty sử dụng bao nhôm là bì bao bì lạ, về mặt hình thức nó cũng giống như bao bì nhựa PE nhưng đặc tính của nó là có thể cản nhiệt từ ánh sáng. Do đặc tính phản quang nên nguồn nhiệt từ ánh sáng ít tác động đến sản phẩm bên trong. Ngoài tra bao bì nhôm sử dụng ép chân không để lấy hết không khí từ bên trong. Sản phẩm trà được giữ ở mức chân không, tức là không có vi sinh vật làm hỏng độ ngon của trà.Loại bao bì này tạo niềm tin cho người tiêu dùng, vì sản phẩm của họ được giữ trong môi trường không khí tức là không có ẩm mốc, có thể để được lâu mà không sợ hư, chất lượng trà chắc chắn như lúc xuất xưởng. Loại bao bì nhôm này kích thích sự tò mò của khách hàng khiến họ sẽ mua về dùng thử. Lon gỗ là nét mới trong chất liệu bao bì của Tâm Châu. Dù công ty cũng có lưu hành trong thị trường sản phẩm lon giấy, nhôm nhưng công ty vẫn quyết định tạo thêm lon gỗ. Như chúng ta thấy đồ gỗ là đồ khiến cho ta cảm giác sang trọng và gần với thiên nhiên. Công ty Tâm Châu cũng hướng đến mục đích như vậy, hộp gỗ được mang màu sắc đặc trưng của gỗ, trà là loại sản vật của thiên nhiên đựng trong hộp gỗ, làm tăng thêm nét tinh khiết cho sản phẩm trà. Màu sắc chủ đạo và hình ảnh trên bao bì Màu sắc chủ đạo của bao bì mà công ty Tâm Châu quyết định đó là màu đỏ, màu xanh và vàng. Ba màu này là màu mang một ý nghĩa riêng mà công ty muốn gửi gắm cho khách hàng. Màu đỏ là màu của vận may, đem lại phước lộc cho gia đình. Khách hàng người ta chọn màu đỏ vì màu này là màu may mắn. Màu xanh là màu của thiên nhiên, màu của cây trà. Màu xanh làm cho khách hàng cảm thấy tươi mát, như đang hòa mình vào thiên nhiên. Bao bì màu xanh làm cho họ tin vào sản phẩm trà mà họ đang mua hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao các sản phẩm về cây trà các công ty đều chọn màu xanh là màu cơ bản. Màu vàng là màu của tài lộc, màu vàng là màu của vàng nguyên chất. Tượng trưng cho sự quý giá sang trọng. Hình ảnh thường xuất hiện trên bao bì sản phẩm trà Oolong lẫn các sản phẩm trà khác là hình ảnh nông trường trà và nhân viên đang thu hái. Hình ảnh nông trường trà màu xanh tạo cảm giác mát dịu và sự tin tưởng và tính nguyên chất của sản phẩm trà. Nhãn hiệu Logo và tên của công ty luôn được đặt ở mặt trước của sản phẩm. Chữ Tâm Châu của công ty là chữ in bình thường, chủ yếu nói lên tên công ty, không màu mè, cách điệu nhưng chữ nổi và to, mục đích là người tiêu dùng có thể thấy từ xa và nhớ đến nhãn hiệu công ty một cách rõ ràng. Logo của công ty được ghép bởi 2 chữ “ T ” và “ C ” có ý nghĩa là Tea & Coffee – lãnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty - nhưng mà khách hàng nhìn vào thường hiểu lầm đây là chữ viết tắt của “ Tâm Châu”. Nhưng nhìn vào Logo ta thấy chữ T lớn hơn rất nhiều so với chữ C, công ty muốn khẳng định mình là chuyên gia về trà, chuyên kinh doanh trà. Logo luôn đặt ở hàng trên, xuất hiện chủ yếu trên tên của sản phẩm. Chữ T đơn giản dễ khiến khách hàng nhập tâm, nhớ đến logo công ty. Cho dù mua sản phẩm nào nhưng khi nhìn thấy logo thì niềm tin vào sản phẩm đó sẽ tăng lên vì họ tin đây là sản phẩm của Tâm Châu Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược Marketing. Như đã nói ở trên trà Oolong là loại trà đặc biệt, phức tạp không chỉ trong cách nuôi trồng chăm sóc, mà còn phức tạp ở khâu chế biến. Ngoài ra các biện pháp kiểm soát về chất lượng đã được thực hiện ngay từ công đoạn canh tác chè, bao gồm từ công việc bón phân đủ liều lượng và cân đối; áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tiên tiến IPM; tưới nước bằng dàn phun, chỉnh trang kho tàng, thiết lập mạng lưới nông vụ, xây dựng hệ thống KCS và vệ sinh công nghiệp; tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình công nghệ trong chế biến, trong các công đoạn héo, vòm sàng, sấy; trong các khâu bao bì đóng gói, kho tàng bảo quản và vận chuyển. Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 và HACCP trong dây chuyền chế biến sản phẩm, tăng cường giám sát kỹ thuật công nghệ trên dây chuyền chế biến chè, đàm bào các thông số kỹ thuật cơ bản, để tạo ra những sản phẩm tốt ngay trên dây chuyền thiết bị của mình. Các giống trà Oolong Tâm Châu đang trồng đều được nhân giống tại vườn ươm của công ty bằng phương pháp cấy mô từ giống nguyên gốc nhằm duy trì sự tinh khiết chất lượng của trà, đồng thời được chăm sóc theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management – ICM) đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học như Neem Oil, Citrus Oil hoặc vi sinh Bacillus Thuringiensis – BT, hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất nông dược và phân bón vô cơ, cùng với quy trình sản xuất sạch theo công nghệ của Nhật Bản đã cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng. Trà Oolong được trồng theo phương pháp nhân giống vô tính, do đó đời sống chỉ kéo dài 14 – 15 năm, thời gian phát triển sung mãn nhất từ năm thứ 3 trở đi đến năm thứ 10. Tuổi trà càng cao chất lượng càng tốt, đặc biệt nhờ chăm sóc theo hướng Hữu Cơ – An Toàn, không những chất lượng càng ngon mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phục vụ cho sức khoẻ con người đặc biệt là lượng Polyphenol phong phú trong trà là nguồn lợi vô hạn cho sức khoẻ và sắc đẹp con người. Công ty tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất sản phẩm trà Oolong, từ khâu chọn giống - nuôi trồng đến khâu bao bì, đóng gói. Nên sản phẩm trà Oolong sản xuất ra đạt chất lượng cao, được nhiều người tín nhiệm mua sử dụng hay làm quà cho người thân. 2.2.1.2. Price Định giá trà Oolong cao cấp Yếu tố giá góp phần quan trọng trong chiến lược Marketing của công ty, nó ảnh hưởng quyết định mua của người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty kinh doanh trà, họ kinh doanh đủ loại trà tất nhiên là cũng có trà Oolong trong đó. Theo nghiên cứu thì mặc dù hình thức sản phẩm của các doanh nghiệp đều khác nhau nhưng mức giá thì tương đương nhau giữa các công ty. Sau đây là bảng giá tham khảo của một vài công ty nổi bật, các công ty nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Công ty Phú Nguyên Bảng giá trà Oolong công ty Phú Nguyên Oolong 7 tea 100gr - 100,000 đ 1gr = 1,000 đ Oolong 9 tea 100gr - 125,000 đ 1gr = 1,250 đ Oong Phú Nguyên bao nhôm 100gr - 42,000 đ 1gr = 420 đ Công ty Phương Nam Bảng giá trà Oolong công ty Phương Nam Trà Oolong tứ quý Lâm Đồng 100g - 45,000 đ 1g = 450 đ Trà Nhân sâm Oolong Phúc Kiến - Trung Quốc 100g - 100,000 đ 1g = 1,000 đ Công ty Đất Việt Bảng giá trà Oolong công ty Đất Việt Hộp gỗ trắng 200g - 200,000 đ 1g = 1,000 đ Hộp gỗ đỏ 200g - 250,000 đ 1g = 1,250 đ loại bịch nhôm 100g - 100,000 đ 1g = 1,000 đ Công ty Ngọc Bảo Bảng giá trà Oolong công ty Ngọc Bảo Oolong Ngọc Bảo trà 100g - 100,000 đ 1g = 1,000 đ Trên đây là những sản phẩm trà Oolong cao cấp tiêu biểu của các công ty. Theo bảng giá trên thì ta thấy mức giá trung bình của các sản phẩm ở mức 1gr từ 1,000 – 1,250 đ. Nhưng giá này chỉ bằng với sản phẩm trà Oolong thượng hạng của Tâm Châu ( loại này không phải loại cao cấp) – Trà Oolong thượng hạng Tâm Châu 100gr – 120,000 đ, 300gr – 360,000 đ. Sản phẩm trà Oolong cao cấp của Tâm Châu còn có mức giá cao hơn như vầy. Tại sao trà Oolong cao cấp Tâm Châu lại được định giá cao như vậy? Nếu giá thị trường là ngang nhau mà Tâm Châu lại định giá sản phẩm cao cấp của mình cao hơn thì công ty sẽ bị thiệt sao? Nhưng thật ra sản phẩm trà cao cấp của Tâm Châu vẫn bán chạy và được ưa chuộng. Hiện nay trên mạng dễ dàng tìm được sản phẩm cao cấp trà Tea 3 ,5 ,10 của Tâm châu đang được rao bán trong những ngày tết. Sau đây là bảng giá trà Oolong cao cấp của Tâm Châu Trà Oolong cao cấp Tâm Châu Trà Oolong cao cấp 3 tea SET 160gr 275,000 đ 320g 550,000 đ 1gr = 1,700 đ Trà Oolong cao cấp 3 tea 1 80gr 138,000 đ Trà Oolong cao cấp 3 tea 2 160gr 270,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea SET 160g 325,000 đ 320g 650,000 đ 1gr = 2,100 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea 1 80gr 170,000 đ Trà Oolong cao cấp 5 tea 2 160gr 325,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea SET 160g 600,000 đ 320g 1,200,000 đ 1gr = 3,750 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea 1 80gr 350,000 đ Trà Oolong cao cấp 10 tea 2 160gr 600,000 đ Các giống trà thuộc dòng thập đại như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Thuý Ngọc, Tứ Quý, Bạch Oolong…. Đã được công ty Tâm Châu trồng làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm Oolong Tâm Châu mang tính ưu việt phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt là 03 dòng sản phẩm cao cấp 3tea, 5tea, 10tea rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 3TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: KIM XUYÊN, THANH TÂM + TỨ QUÝ. 5TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: THANH TÂM, TỨ QUÝ + BẠCH OOLONG. 10TEA: được chế biến từ giống trà Oolong: BẠCH OOLONG (giống này rất khó trồng nhưng chất lượng ngon nhất so với tất cả các giống khác được trồng ở Bảo Lộc – Lâm Đồng). + Định giá theo chất lượng Công ty Tâm Châu đã bỏ tiền ra đầu tư một nông trường lớn 400ha, nhà máy xử lý chè Oolong nội bộ chỉ nhằm mục đích là tạo ra sản phẩm trà Oolong tốt nhất để phục vụ khách hàng. Quá trình sản xuất trà Oolong được tuân thủ theo quy trình công nghệ sạch IPM, sản phẩm trà sau khi thu hái được đưa trực tiếp vào nhà máy để xử lý nên đảm bảo được độ tươi. Hơn nữa dây chuyền sản xuất trong nhà máy được nâng cấp, có thể nói là tiên tiến hơn máy móc hiện tại của các doanh nghiệp khác cùng ngành ở Lâm Đồng. Cho nên giá sản phẩm trà Oolong cao cấp của công ty Tâm Châu cao hơn sản phẩm cao cấp của công ty khác cũng không có gì đáng ngạc nhiên. + Định giá theo thương hiệu Tâm Châu không được quảng cáo nhiều nhưng tại sao nhiều người khác biết đến. Đó là do công ty đã liên kết với các công ty du lịch để trạm dừng chân Tâm Châu trở thành một điểm đến cho du khách. Những điều tốt đẹp về công ty được các hướng dẫn viên du lịch nói trong lúc hướng dẫn đoàn tham quan, nhiều đoàn du lịch được tham quan nông trường trà của Tâm Châu. Nhưng chất lượng sản phẩm công ty có chất lượng mới là điểm quan trọng. Công ty đã thành công ở các sản phẩm trà khác như trà Atiso, trà xanh, trà lài, trà sen. Chính thương hiệu của công ty đã được giữ vững nên công ty mạnh dạn đưa ra mức giá cao để nâng tầm thương hiệu của mình lên. Người tiêu dùng đã biết danh tiếng về chất lượng trà của tâm châu qua các sản phẩm trà khác, nay biết được sản phẩm trà Oolong cao cấp của công ty có giá cao hơn thị trường thì niềm tin của họ về Công ty Tâm Châu càng được củng cố. + Định giá theo tâm lý người mua Đây là điểm mấu chốt của chiến lược định giá của công ty Tâm Châu. Sản phẩm trà Oolong cao cấp thì mức giá nó cũng phải cao, theo tâm lý của người Việt Nam “ tiền nào của đó”. Vì trà Oolong được mệnh danh là trà dành cho vua chúa, nên chất lượng trà nó phải khác, giá tiền nó cũng khác theo. Chính giá cao sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, vì giá cao kết hợp với tiếng tăm tốt về nguồn nguyên liệu của Tâm Châu. Ngoài ra sản phẩm định giá cao sẽ làm tăng giá trị của người sử dụng nó, một người sử dụng trà cao cấp giá cao sẽ thấy mình hãnh diện hơn so với những người khác. Trà không những mua để uống mà còn mua để tặng. Tâm lý của người đi tặng là sợ người được tặng đánh giá mình qua sản phẩm quà tặng, do đó họ phải mua sản phẩm tên tuổi có mức giá cao hơn một chút để người ta đánh giá tốt về mình, là người có lòng thành và rộng rãi. Nắm được các yếu tố này công ty đã quyết định định giá sản phẩm dòng cao cấp của mình cao hơn những sản phẩm cùng loại của công ty khác. Định giá trà Oolong bình thường Trà Oolong bình thường tất nhiên không phải là trà Oolong thuần, nhưng ít nhiều nó cũng mang chút hương vị của trà Oolong – khác hẳn với trà xanh. Theo nghiên cứu giá trên thị trường thì giá sản phẩm trà Oolong rẻ nhất của Tâm Châu là 1gr khoảng trên 500 đ. Sau đây là mức giá tiêu biểu của trà Oolong loại thường: Trà Oolong Tâm Châu Trà Oolong hộp gỗ 200gr 100,000 đ 1gr = 500 đ Trà Oolong 3 trong 1 hộp xanh 300gr 240,000 đ 1gr = 800 đ Trà Oolong bao nhôm 100g 40,000 đ 250g 110,000 đ 1gr = 400 đ Trà Oolong đặc biệt 100g 80,000 đ 300g 240,000 đ 1gr = 800 đ Trà Oolong hộp gỗ bát giát 100g 54,000 đ 250g 92,000 đ 1gr = 540 đ Trà Oolong Hoàng Tâm 100g 50,000 đ 500g 250,000 đ 1gr = 500 đ Mức giá trà xanh tiêu biểu Trà xanh Tâm Châu Trà xanh Việt Nam hộp giấy 100gr 14,000 đ 250gr 32,000 đ 1gr = 140 đ Trà xanh túi lọc 100gr 8,000 đ 1gr = 80 đ Trà xanh sạch 500g bao PE 500gr 35,000 đ 1gr = 70 đ Nhìn vào 2 bảng so sánh mức giá trà xanh và mức giá trà Oolong ta thấy mức giá trà xanh cao nhất là 140 đ/g và mức giá thấp nhất của trà Oolong loại thường là 400 đ/g. Ta thấy chênh lệch giữa 2 loại này là không nhiều. Đối với mức giá 400 đ/g của trà Oolong là có thể chấp nhận được, người tiêu dùng có thế chấp nhận giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà & café Tâm Châu.doc
Tài liệu liên quan